Tham gia phong trào lao độngPháp, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những Người cách mạng từ cácnước thuộc địa của Pháp, Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng du
Trang 1Đáp án câu hỏi thi tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 1: Trình bày điều kiện lịch sử - xã hội tác động đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:
Xã hội VN
- Xã hội VN thế kỷ XIX cho đến khi trước khi Pháp xâm lược vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn triều đình nhà Nguyễn đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động Điều đó đã làm cho nước
ta vốn đã lạc hậu càng lạc hậu hơn
- Năm 1858, Pháp chính thức xâm lược VN, triều đình nhà Nguyễn thối nát bạc nhược dưới sức ép của nhân dân đã kháng cự một cách yếu ớt dần dần từng bước thỏa hiệp, nhượng bộ và cuối cùng là cam chịu đầu hàng, đẩy nhân dân ta vào cảnh cực kỳ khó khăn, một cổ hai tròng (phong kiến và thực dân)
- Trước tình cảnh đó, có hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp mọi nơi theo nhiều
xu hướng khác nhau nhưng cuối cùng đều bị thất bại (Hoàng Hoa Thám,Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,…) Con đường cách mạng Việt Nam lâm vào cảnh bế tắc về đường lối, chưa có lối thoát
- Chính lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện Vượt lên trên những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời Người đã đến được với CN Mác-Lênin và con đường cứu nước đúng đắn
Quê hương và gia đình.
- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách về chính trị, xã hội của mình Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách sâu sắc tư tưởng thương dân của người cha Sau này gặp trào lưu tư tưởng mới của thời đại đã được nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của Người “lấy dân làm gốc”
- Nghệ Tĩnh, nơi Người sinh ra cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếngtrong lịch sử chống giặc ngoại xâm Hơn nữa ngay từ nhỏ Người đã đau xót chứngkiến cuộc sống nghèo khổ, bị bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình ngay trênmảnh đất quê hương
Tất cả những điều đó đã thôi thúc Người phải sớm ra đi tìm một con đườngmới để cứu dân, cứu nước
Thời đại.
- CN Tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn Tư bản độc quyền (tức
là chủ nghĩa Đế Quốc) đã xác lập được địa vị thống trị của mình trên phạm vi thế giới Vìvậy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX không còn là hành động riêng rẽ của nước này chống lại sự xâm lược và thống trị của nước khác như trước kia nữa mà đã
Trang 2trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa Đế quốc, chủ nghĩa Thực dân gắn liền với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp
tư sản
- Trong điều kiện lịch sử mới, mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống đế quốc,do đó cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước nếu chỉ tiến hành riêng rẽ thì không thể nào giành thắng lợi
- Khi còn ở trong nước, Nguyễn Ái Quốc tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại,nhưng từ thực tế lịch sử, Người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh là cũ và không đem lại kết quả Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước
- Cuối 1917, NguyễnÁi Quốc từ Anh trở về Pháp, đến sống và hoạt động ở Pari Đây là một sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời Người Tham gia phong trào lao độngPháp, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những Người cách mạng từ cácnước thuộc địa của Pháp, Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng duy nhất của nước Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa
- 1917 cách mạng tháng 10 Nga thành công đã mở ra cho nhân loại một con đường mớiđểgiải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc nhằm giải phóng triệt để loài ngườikhỏi mọi ách
áp bức bất công Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng đưa con đường cáchmạng Việt Nam
đi theo con đường cách mạng vô sản mà cách mạng tháng 10 Nga đãvạch ra Chính vì vậy mà Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dântộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.”
- Điều đó được khẳng định rõ hơn khi Người đọc bản luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa năm 1920 Chính luận cương Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc
- Năm 1920, tại Đại hội Tua người đã tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp Sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người từ chủnghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, từ người yêu nước trở thành người cộng sản
- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Người thấy tư tưởng của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng của cách mạng vô sản phù hợp với con đường để có thể cứudân tộc mình.Chính vì vậy Người đã tham gia cách mạng, đến với chủ nghĩa Mác -Lênin, đánh dấu sự chuyển biến từ người yêu nước thành người cộng sản Và Ngườitừ người đi tìm đường cứu nước đã thành người dẫn đường cho cả dân tộc đi theo
Câu 2: Trình bày những phẩm chất cá nhân ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM:
- Thứ nhất: Đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường,
sáng suốt trong việc nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản hiện đại không bị đánh lừa bởi hào nhoáng bên ngoài Người thấy rằng cách mạng tư sản về cơ bản vẫn chưa thể
Trang 3giảiphóng loài người, vẫn còn người bóc lột người.
- Thứ hai: Đó là sự khổc ông học tập chiếm lĩnh vốn tri thức vốn có của thời đại, vốn
kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế
để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin, khoa học về cách mạng của giai cấp vô sản quốc tế
- Thứ ba: Đó là tâm hồncủa một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách
mạng, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do và hạnh phúc của đồng bào
- Thứ tư: Hồ Chí Minh là người có khả năng xử lý và chuyển hóa những tri thức của dân
tộc, nhân loại thành tri thức của bản thân mình
Nhân cách, phẩm chất, tài năng của HCM đã tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người Đó là mot con người sống có hoài bão, có lý tưởng yêu nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định, có lòng tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén cái mới, thông minh, có hiểu biết rộng, có phương pháp biện chứng, có đầu
óc thực tiễn… Chính nhờ vậy, Người đã khám phá sáng tạo về lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng được 1 hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng VN, đã vượt qua mọi thử thách, sóng gió trong hoạt động thực tiễn, kiên trì chân lý, định ra các quyết sách đúng đắn và sáng tạo ,biến tư tưởng thành hiện thực các mạng
Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển qua mấy giai đoạn? Hoạt động và nội dung tư tưởng chủ yếu trong mỗi giai đoạn?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của người nhằm đi tới giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Tư tưởng đó không thể hình thành ngaymột lúc mà trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài Quá trình đó được gắn liền với sự phát triển, lớn mạnh của Đảng và cáchmạng ViệtNam
Từ 1890 – 1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
+ Tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc
+ Hấp thụ văn hóa Quốc học, Hán học, phương Tây
+ Chứng kiến cuộc sống cực khổ của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, hình thành hoài bão cứu dân cứu nước
→ tìm được hướng đi đúng để sớm tới thành công
Từ 1911 – 1920: Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm
+ Bôn ba khắp châu lục tìm hiểu cuộc sống nhân dân các dân tộc bị áp bức và tìm hiểu
Trang 4các cuộc cách mạng lớn trên thế giới.
+ Năm 1920, tiếp xúc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân
tộc.Người đã tán thành đứng về Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp
→Đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ ngườiyêu nước thành người cộng sản
Từ 1921 – 1930: Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng ViệtNam
Là thời kỳ hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi phong phú để tiến tới thành lập chính đảng cách mạng ở Việt Nam
+ Người hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, tham giasáng lập Hội liên hiệp thuộc đại, xuất bản báo tuyên truyền chủ nghĩa Mac–Lênin vào nước thuộc địa
+ Giữa 1923: Người được bầu vào đoàn chủ tịch Hội Quốc tế Nông dân ở Mátxcơva, tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V vàĐại hội các đoàn thể quần chúng khác.+ Cuối 1924: Nguyễn Ái Quốc tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại
QuảngChâu TQ, mở lớp huẩn luyện đào tạo cán bộ chính trị
+ Tháng 2- 1930: Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo cácvăn kiện Các văn kiện này cùng 2 tác phẩm “Người hoàn thành” và “Đường Kách mệnh”đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạngcủa Việt Nam
Từ 1930 – 1941: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác địnhcho cách mạng Việt Nam
+ Do không nắm được tình hình thực tế, lại bị chi phối bởi quan điểm “tả”khuynh đang ngự tri bấy giờ, Quốc tế Cộng sản đã chỉ trích đường lối củaNguyễnÁi Quốc và đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương đồng thời ra nghị quyết thủ tiêu Chánh cương và Sách lược vắntắt
+ Tuy nhiên, khi nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới mới đến gần, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã có sự chuyển hướng về sách lược, thành lậpMặt trận dân chủ chống phát xít đồng thời tự phê phán các biểu hiện biệt phái, côđộc trước đây
+ Tháng 11 – 1939 Nghị quyết Trung ương khẳng định tất cả mọi vấn đề phải nhằm vàomục đích giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao mà giải quyết
→ Phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng HồChí Minh
Từ 1941 – 1969: Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Đầu 1941: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo Hội nghị lần thứ 8 BanChấphànhTrung ương khóa I, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, lậpra Mặttrận Việt Minh, đưa tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, cũng là thắng lợi đầu tiên của Tư tưởngHồ Chí Minh
Trang 5+ Sau khi giành chính quyền, ta phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp vàMỹ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam Đâylà thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện: về đườnglối chiến tranh nhân dân là dựa vào sức mình là chính; về xây dựng chủ nghĩa xãhội là quá độ lên chủ nghĩa xã hội không trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa; vềxây dựng Đảng với tư cách làmột Đảng cầm quyền, về xây dựng Nhà nước kiểu mớicủa dân,do dân, vì dân…
+ Trước khi qua đời, Hồ Chí Minh đã để lại Di chúc thiêng liêng tổng kết sâu sắcnhững bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời vạch ranhững định hướng cho sự phát triển của đất nước và dân tộc sau khi kháng chiếnthắng lợi
+ Thấm thía cái giá phải trả cho những sai lầm, Đảng và nhân dân ta càng nhân thứcsâu sắc hơn với di sản tinh thần vô giá Người đã để lại Tư tưởng Hồ Chí Minhđã thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổimới chúng ta
Câu 4: Trình bày hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực, là đối tượngnghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau Dưới đây là một số nội dung cơbản trong tư tưởng chính trị, tư tưởng văn hóa – đạo đức của Hồ Chí Minh:
+ Tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
+ Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
+ Tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc
+ Tư tưởng về quân sự
+ Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
+ Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
+ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
+ Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
+ Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
Câu 5: Phân tích khái niệm và ý nghĩa của việc học tập,nghiên cứu tư tưởng HCM?
Khái niệm tư tưởng HCM:
Tưtưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bảncủa CM VN, từ CM dân tộc dân chủ nhân dân đến CM XHCN; là kết quả của sự vậndụng sáng tạo và phát triển CNMác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trú tuệ thời đại nhằm giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Tưtưởng HCM là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước truyền thống văn
hóa ,nhân nghĩa và thực tiễnCMVN với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên
tầmcao mới dưới ánh sángcủa CN Mác – Lênin
Tư tưởng HCM đã trở thành ngọn cờ thắng lợi của CM VN trong suốt hơn 70 năm quavà tiếp tục soisáng con đường chúng ta tiến lên XD một nước VN hòa bình, thốngnhất độc lập,dân chủ và XHCN, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN
Trang 6 Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu tư tưởng HCM:
- Tư tưởng HCM là chủ nghĩa Mac – Lênin ở VN:
+ Tư tưởng HCM được hình thành trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luậncủaCNML.HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển CNML vào điều kiện cụ thể củanước ta, phù hợp với LS, VH VN, xuất phát từ ĐN và con người VN Có nắm được tưtưởng HCM mớihiểu được đường lối của CMVN
+ Tư tưởng HCM đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta
giànhthắnglợi, trở thành giá trị bền vững chắc của dân tộc VN và lan tỏa ra TG
+ Khi các thế lực thù địch đang ra sức tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng nhằmđẩy chúng ta đi chệch hướng thì đấu tranh bảo vệ, phát triển và vận dụngsángtạo CNML, tư tưởng HCM là vấn đề quan trọng, nhiệm vụ hàng đầu trong côngtác chính trị tư tưởng và
lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta
Học tập và nghiên cứu tư tưởng HCM là để kiên định mục tiêu, nângcao nhận thức- tư tưởng, cải tiến phương pháp vàphong cách công tác của chúngta, góp phần đem công cuộc đổi mới đi tới thắng lại ngày càng to lớn hơn nữa
- Cốt lõi tư tưởng HCM là ĐL DT gắn liền với CNXH:
+ Đổi mới, mở cửa, hội nhập, hợp tác liên quốc gia, liên khu vực là một xu thếtất yếu, trong đó các đối tác vừa hợptác vừa cạnh tranh nhau một cách gay gắt.Các thế lực phản động, thù địch không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình ” nhằmxóa bỏ CNXH đối với nuớc ta thong qua kinh tế thị trường và trao đổi, giao lưuvăn hóa Trong điều kiện đó, để
mở cửa, hợp tác, lien doanh, phát triển kinh tếmà vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc,không đi chệch mục tiêu, bản chấtCNXH, chúng ta phải tạo ra được những năng lực nội dinh làm nền tảng bền vữngcho sự phát triển của đất nước Một trong những năng lựchồi dinh đó về mặtđịnh hướng giá trị là tư tưởng HCM Vì vậyhọc tập, nghiên cứu tư tưởng HCMtrước hết là nhằm quán triệt quan điểm cơ bảnnày
- Tư tưởng HCM là mẫu mực của tinh thần độc lập , tự chủ, đổi mới và sáng tạo:
Khi chúng ta đứng vững trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, biết học tậpcó chọn lọc và cải biến kinh nghiệm của các nước, chúng ta sẽ thành công Nếu ngượclại chúng takhông tránh khỏi những sai lầm thất bại
- Ngày nay, TG đang diễn biến theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa quanniệm về CNXH và con đường đi lên CNXHcũng có nhiều điểm khác Vì vậy chúng tacần phải học tập CM và khoa học, tinh thần biện chứng của CNML để giải quyếttốt những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đổi mới hiện nay, phải luôn gắn lý luậnvới thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ nổ xung, làm phong phú theem lýluận…
Tóm lại,học tập và nghiên cứu tư tưởng HCM là để thấm nhuần sâu sắc hệthống quan điểm và phương pháp CM HCM, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinhthầnphục vụ nhân dân, đạo đức CM của mỗi người, để làm cho CNML, tư tưởng HCMthực sự trở thành nềntảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của chúngta
Câu 6: Phântích nguồn gốc lý luận hình thành tư tưởng HCM:
Trang 7Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước Chủnghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam Đó là chuẩnmực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa và tinh thần Việt Nam
- Thứ hai: Là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái,“lálành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn Truyền thống này cũng được hìnhthành cùng mộtlúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranhquyết liệt với thiên nhiên
và với giặc ngoại xâm Vì vậy Hồ Chí Minh đã chú ýkế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, nhấn mạnh bốn chữ“đồng”(đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh)
- Thứ ba: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan yêu đời.Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, dântộc mình, tin vào
sự tất thắng của chính nghĩa
- Thứ tư: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sángtạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời cũng là một dân tộc ham học hỏi, cầutiến bộ, không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại Trên cơsở giữ vững bản sắccủa dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biếnnhững cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị của riêngmình
Tinh hoa văn hóa nhân lọai.
HồChí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ một nềnQuốc học và Hán học khá vững vàng Khi ra nước ngoài, Người không ngừng làm giàutrí tuệ mình bằng tinh hoa văn hóa của nhân loại Chính điều đó làm nên nét đặcsắc của Hồ Chí Minh, một con người tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóaĐông - Tây
Tư tưởng văn hóa phương đông.
-Trước hết nói về Nho giáo Nho giáo còn có rất nhiều yếu tố tích cực nên mới cósức sống mãnh liệt ngàn năm như vậy Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế,hành đạo, giúp đời; đó là lý tưởng về một xã hội bình trị; là triết lý nhân sinh:tu thân dưỡng tính Nó
đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo,lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp đểphục vụ cho nhiệm vụ cách mạng
- Tiếp theo là về Phật giáo Bên cạnh những mặt tiêu cực vốn có của mộttôngiáo, Phật giáo cũng có rất nhiều ưu điểm như: Tư tưởng vị tha, từ bi, bácái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức,trong sạch,giản dị,chăm lo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ chấtphác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn kế thừa nhiều tư tưởng của các nhà tư tưởng phương
Đôngnhư: Lão tử, Mặctử, Quản tử,… đặc biệt là tư tưởng Tam dân của Tôn Trung
Sơnsau này
Tư tưởng văn hóa phương Tây.
- Trong 30 năm hoạt động cáchmạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu
Âu nên Người đã tiếp cận vàchịu ảnh hưởng sâu rộng nền văn hóa dân chủ và cách mạng
Trang 8của phương Tây Ngaytừ khi còn học ởTrường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Người đãtìm hiểu nghiên cứu về cuộc Đại cách mạng Pháp 1789 Khi ra nước ngoài Người đãtừng sang Mỹ và nghiên cứu Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.
- Đầu năm 1913, Người sang Anh và tham gia vào công đoàn thủy thủ và cùng với giaicấp công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công,… Đó là những bước điđầu tiên rất quan trọng trong cuộc đời hoạt động chính trị của Người
- Cuối năm 1917,Người từ Anh sang Pháp, sống và hoạt động tại Pari Đây làmộtquyết định có nghĩa lịch sử, mở ra một thời kỳ mới trongcuộc đời của mình Người được tiếp xúc trực tiếp tác phẩm của các nhà tư tưởngkhai sáng: Vonte, Rútxô,Môngtétxkiơ,… những lý luận gia của Đại cách mạng Pháp1789 như “Tinh thần pháp luật” của
Môngtétxkiơ, “khế ước xã hội” của Rútxô,… Tưtưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã
có ảnh hưởng tới tư tưởng củaNgười
- Người đã hấp thụ tư tưởng dân chủ cả hình thành phong cách dân chủ trongcuộcsống thực tiễn và cách sinh hoạt khoa học của Câu lạc bộ Phôbua, đặc biệtlà không khí tranh luận ở Đại hội Tua (12-1920)
Hồ Chí Minh đến với văn hóa phươngTây khi đã có những kiến thức nhất định vềtruyền thống tốt đẹp của dân tộc: Nho giáo, Phật giáo… Người tiếp thu văn hóaphương Tây từ trước khi sang Pháp.Trước hết đó là tư tưởng tự do, bình đẳng,bác ái của cách mạng Tư sản Pháp(1789) Tiếp đó là những giáo lý của thiên chúagiáo, người đánh giá rất cao thiên chúa giáo, đặc biệt là lòng nhân ái củaJesu
Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận tinh túy nhất của văn hóa nhân loại Nó mangtính khoa học sâu sắc và cách mạng triệt để Chính thế giới quan và phương phápluận Mác-Lênin đã giúp Người tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mìnhmà tìm ra con đường cứu nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin, những phạm trù cơ bản củatư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận Mác-Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh không những là sự vận dụng sáng tạo mà còn là sự phát triểnchủnghĩ Mác –Lênin, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
- Lý luận Mác – Lênin là một học thuyết cách mạng và khoa học, Đảng ta lấy chủ
nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
mọihoạt động của Đảng
Câu7: Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về dân tộcvà độc lập dân tộc.
Tronggiai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ
phậncủa cách mạng vô sản thế giới, Lênin có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dântộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận Tuy cả Mac, Angghen và Lênin đã nêulên những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấnđề giai cấp, tạo
cơ sở lý luận và phương pháp cho việc xác định chiến lược,sáchlược của đẩng công sản
về vấn đề dân tộc và thuộc địa Nhưng yêu cầu vận dụngvà phát triển lý luận Mac_Lênin cho phú hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa,chính HCM là người đã đáp ứng những
Trang 9yêu cầu đó.
HCM quan niệm về dân tộc và độc lập dân tộc là một nền độc lập hoàn toàn, độc lậpmột cách triệt để, không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng nào Điều đóđượcthể hịên trong một số bài viết như: lá thư gửi tổng thống Mỹ Qua đó Ngườimộtlần nữa khẳng định nhândân Việt Nam rất yêu chuộng hoà bình và chống lại mọikẻ thù xâm lược để đảm bảo nền hoà bình của mình Nền độc lập của chúng ta lànền độc lập về mọi mặt: chính trị, kinh tế,quốc phòng an ninh, văn hoá xã hội
_ Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc:
Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Trong quá trìnhtìm đường cứu nước, HCM đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về con người trongtuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791của cách mạng Pháp Từ đó Người khái quát và nâng lên thành quyền của các dântộc” tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộcnào cũng cóquyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
Chính vì thế mà năm 1919 Người gửi tới hội nghị Vecxay bản yêu sách gồm 8 điểm đòiquyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam Bản yêu gồm 2 nội dung cơ bản:
+ Một: Là đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho Người bản xứ Đông Dươngnhưđối với người Châu Âu
+ Hai: Là đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là quyền tự dongônluận, tự
do báo trí, tự do lập hội, tư do hội họp, tự do cư trú…
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng HCM xác định mục tiêu:” Đánh đổ đếquốcchủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”,” làm cho nước Nam được hoàn toàn độclập”
Tháng 5_ 1941 HCM chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng nêu caovấn đề giải phóng dân tộc Người chỉ rõ :” trong lúc này quyền lợi dân tộc giảiphóng cao hơn hết thảy”
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc tuyênngôn độclập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới:” Nước Việt Nam có quyềnđược hưởng
tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thểdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cảiđể giữ quyền độc lập tự do ấy.”
+ Đó là nền độc lập hoàn toàn, thực sự triệt để thể hiện trên tất cả cáclĩnhvực
+Độc lập phải gắn liền với tự do, ấm no hạnh phúc của nhân dân
+Độc lập tự do phải gắn liền với thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
+Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH
+Độc lập trong hoà bình chân chính, độc lập cho dân tộc mình nhưng đông thời phảiđấu tranh giành độc lập cho dân tộc khác
Câu8 : Phân tích luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cần cần được tiến hành chủ động, Sáng tạo và có khả năng dành thắng lợi trước cách mạng
vô sản ở chính quốc?
- Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc Đề cương về
Trang 10phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nừa thuộc địa được thông qua tại đại hội
VI Quốc tế cộng sản( ngày 1_9_1928) cho rằng:Chỉ có thể thưc hiện hoàn toàn công cuộcgiải phóng dân tộc thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến Quan niêm này vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
- Theo HCM giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ phụ thuộc, hoặc quan hệ chính_phụ.Năm 1925 HCM viết” chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị đứt sẽ lại mọcra”
- Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mang to lớn Theo HCM khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản Phát biểu tại đại hội V Quốc tế cộng sản(tháng 6_1924) Người khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa:” vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vân mệnh của giai cấp
bị áp bức ở các nước thuộc địa…nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước thuộc địa hơn là ở chính quốc”.Nếu xem thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốn đánh chết rắn đằng đuôi” Vận dụng công thức của C.Mac: sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân, Người đưa ra luận điểm:”công cuộc giải phóng anh em( tức nhân dân thuộc địa_TG) chỉ
có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản than anh em”
- Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng sứcmạnh dân tộc, năm 1921 Nguyễn Aí Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có thể dành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.Người viết: ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng
lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người an hem ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn
- Trong tác phẩm Đườn cách mệnh, HCM có sự phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng tuy có khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.Người nêu VD” An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mạng
Trang 11cũng dễ Và nếu công nông Pháp làm cách mạng thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được
tự do”
> Đây là một luận điểm sáng tao, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, một cống hiến quan trọng của HCM vào kho tang lý luận chủ nghĩa Mac_ Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đung đắn
Câu 9: PT quan điểm của HCM về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa XH? Ý nghĩa thực tiễn?
Đặc trưng bản chất của CNXH:
Tiếp thu lý luận về đặc trưng bản chất cua CNXH do các nhà kinh điển Maclenin vạch ra
và kinh nghiệm thực tiễn VN, HCM đã nêu lên quan niệm của mình về đặc trưng bản chất của CNXH.
CNXH là chế độ xh có lực lượng sản xuất phát triển cao,gắn liền với sự phát triển tiến bộcủa khoa học-kỹ thuật và văn hóa, dân giàu nước mạnh.
Thực hện chế độ sở hữu xh về tư liệu sx và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động CNXH có chế độ chính trị dân chủ, nd lao động làm chủ, nhà nước là của dân do dân vì dân,dựa trên khối đại đoàn kết taòn dân mà nòng cốt là công nông trí thức do Đảng CS lãnh đạo.
CNXH có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng không còn áp bức bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có
sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
CNXH là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng
Vận dụng của đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay
Công cuộc đổi mới do đang lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng tạo thế và lực cho con đường phát triẻn cnxh ở nước ta Nhưng bên cạnh đó gặp không ít những khokhăn, thách thức, trên cả bình diện quốc tế cũng như từ các điều kiện thực tế trong nước tạo nên Trong bối cảnh đó, vận dụng tự tưởng HCM và cnxh và con đường quá độ lên cnxh Đảng ta tập trung giải quyết những vấn đề quan trong nhất.
Giữ vững mục tiêu CNXH.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết
là nội lực để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Kết hợp sức mạnh dân tộc sức mạnh thời đại
Chăm lo xdựng đảng vững mạnh làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu bao cấp, tham nhũng lãng phí, thực hiện cần kiệm liêm chính xây dựng CNXH.
Trang 12Câu 10: PT quan điểm của HCM về động lực xây dựng CNXH ở VN? Ý nghĩa thực tiễn?
* Động lực xây dựng CNXH là tất cả các yếu tố, nhân tố góp phần cho sự thúc đẩy phát triển của CNXH
* HCM đề cập đến nhân tố con người trên 2 bình diện :
Cộng đồng: để XDCNXH phải phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đây là 1 động lực chính.
Cá nhân: HCM cho rằng phải xây dựng 1 hệ thống nội dung và biện pháp để kích thích tính sáng tạo , tính tích cực của người lao động trong sự nghiệp XDCNXH Người cho rằng cần tác động vào các yếu tố chính trị, tinh thần của người lao động(VD như tuyên truyền giáo dục để nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần lao động của người lao động) Cần bồi dưỡng và phát huy ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ, năng lực làm chủ của người lao động, phát huy tinh thần dân chủ coi là chìa khóa vạn năng; Phát huy lợi ích của người lao động, trước tiên là lợi ích về kinh tế; HCM cho tằng cần phải có sự điều chỉnh tác động của những yếu tố khác như văn hóa Đạo đức, pháp luật.
Yếu tố ngoại lực : là sự giúp đỡ của các nước anh em
Phát huy vai trò, yếu tố của hệ thống chính trị và của đội ngũ cán bộ Đảng viên
Cần phải nhận diện, khắc phục, kìm hãm những trở lực của CNXH: trước hết là sự chốngphá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ; truyền thống và thói quen lạc hậu; kinh tế nghèo nàn, nông nghiệp lạc hậu, manh mún lại không qua thời kỳ TBCN; Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch hung ác của CNXH, là căn bệnh mẹ đẻ ra trăm bệnh khác như tham ô, lãng phí, quan liêu là bạn đồng minh của thực dân PK dẫn đến chia rẽ bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật , CN cá nhân gây ra tư tưởng thực dụng , tính giáo điều, bảo thủ.
Ý nghĩa thực tiễn:…………
Câu 11: Phân tích quan điểm của HCM về con đường đi lên CNXH ở VN? Ý nghĩa thực tiễn
Tư tưởng HCM về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân
ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành lâu đời trong lịch sử dựng nước và gữ nước của dân tộc
Về thời kì quá độ lên CNXH ở VN
HCM xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của VN từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH HCM khẳng định con đường cách mạng VN là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân
Trang 13chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
HCM chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kì quá độ lên CNXH ở VN: “Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kì quá độlà từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước đi phù hợp với VN
Nội dung xây dựng CNXH trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN:
- Chính trị: Cuộc đấu tranh gay go giữa cái cũ đang suy tàn và cái mới đang nảy nở cho nên sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khó kăn và phức tạp
- Kinh tế: Tạo lập những yếu tố, những lực lượng đạt được ở thời kì tư bản nhưng sao chokhông đi lệch sang chủ nghĩa tư bản; sử dụng hình thức và phương tiện của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội Kẻ thù muốn đè bẹp ta về kinh tế thay bằng quân sự,
vì vậy ta phải phát triển kinh tế
- Tư tưởng, văn hóa, xã hội: Bác nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kinh tế, lạc hậu về văn hoá HCM nhấn mạnh “muốn cải tạo XHCN thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được” “Khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước quan trọng để tiến lên CNXH”
Về bước đi và các biện pháp xây dựng CNXH ở VN
HCM nêu ra hai nguyên tắc có tính phương pháp luận:
- Một là: Xây dựngk CNXH mang tính quốc tế, cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng chế độ mới Phải học tập các nước an hem nhưng không
áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta
- Hai là: Xác định bước đi, biện pháp phaỉi xuất phát từ thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thưc tế của nhân dân
Phương pháp xây dựng CNXH là “ làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, như vậy CNXH không đồng nhẩt với đói nghèo , mà từng bước tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào
Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân CNXH là do dân vì dân Người đề
ra 4 chính sách: Công – tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công – nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài
Ý nghĩa thực tiễn:
Giữ vững mục tiêu của CNXH
Phát huy quyề làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nhất là nguồn lựcnội sinh để công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống quan lieu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.
Trang 14Câu 12: Trình bày những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Liên
hệ vận dụng trong giai đoạn cách mạng hiện nay?
Quan điểm 1:
- Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc chống kẻ thù dân tộc Do đó đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, nhân tố bảo đảm cho cách mạng thắng lợi
Tự thân HCM rất coi trọng đại đoàn kết được thể hiện: Người dành 406/1056 bài viết xoay quanh vấn đề về đoàn kết, có nhiều cụm từ viết về “đoàn kết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần (tác phẩm : “Sửa đổi lối làm việc” nhắc tới 16 lần từ đoàn kết, bài phát biểu tại Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh liên việt – 1951 nhắc tới 17 lần cụm từ đoàn kết, diễn văn kỉ niệm 12 năm Quốc Khánh Bác nhắc tới 12 lần)
- Trong từng thời kì của cách mạng, có thể phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lưc lượng cho phù hợp với từng đối tượng, nhưng đại đoàn kết dân tộc phải là vấn đề sống còn của cách mạng Hồ Chí Minh đã nêu: “Đại đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi, đoàn kết là then chốt của thành công”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”, “Đoàn kết là điểm mẹ điểm này mà thực hiện tốt đẻ ra con cháu đều tốt” HCM đi đén kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị
áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đáu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản
Quan điểm 2: Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng:
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng VN Trong buổi ra mắt của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951, HCM nêu ra mục đích của Đảng Lao Động VN gồm 8 chữ: đoàn kết dân tộc, phụng sự tổ quốc” Trước cách mạng Tháng 8 và trong kháng chiến nhiệm vụ của tuyên huấn là làm sao cho đồng bào hiêủ được mấy điều: một là, đoàn kết, hai là, là cách mạng đòi độc lập Sau kháng chiến Bác chống lại nêu nhiệm vụ của tuyên huấn là để dân hiểu: một là, đoàn kết, hai là, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ba là, đấu tranh thống nhất nước nhà
- Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng,
mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hang đầu của cách mạng Vì vấn đề cơ bản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành Đại đoàn kết dân tộc là một chính sách chứ không thể là một thủ đoạn chính trị Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân HCM cho rằng yêu nước
Trang 15phải thể hiện ở thương dân, không thương dân thì không có tinh thần yêu nước.
Quan điểm 3: Đại đoàn kết là nền tảng liên minh Công nhân-Nông dân-Trí thức
- Đoàn kết phải được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê – Nin, trên cơ sở lập trường, quan điểm thuộc giai cấp công nhân
- Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết Quốc tế, đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân nhưng phải lấy liên minh Công nhân-Nông dân-Trí thức làm nền tảng, trong đó phải lấy giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo
- Vì xuất phát từ sứ mệnh lịch sử thuộc giai cấp công nhân là giai cấp đào huyệt chôn CNTB và xây dựng XH mới
- Xuất phát từ từ vị trí kinh tế, chính trị, Xã hội thuộc giai cấp công nhân là giai cấp có kinh nghiệm tiếp thu tư tưởng mới, nắm giữ nền kinh tế tiên tiến…
- Trong mỗi một dân tộc, một đất nước có nhiều mối quan hệ, lợi ích song song cới từng
cá nhân và tập thể, gia đình và xã hội, quốc gia và quốc tế, việc giải phóng đất nước là một yếu tố quan trọng
Bản than giai cấp công nhân VN còn non trẻ nhưng có những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế: hiện đại, có tính kỉ luật cao, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ…
Quan điểm 4: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Dân và nhân dân là khái niệm có nội hàm rộng, chỉ toàn bộ con dân nước Việt, “con Rồng, cháu Tiên” Tư tưỏng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt: dân tộc thiểu số hay đa số, tín ngưỡng, già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo,… Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với đông đảo quần chúng và cả hai đối tượng trên đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Trong khi tập hợp thì “lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công – nông – trí thức, cho liên minh công- nông – trí thức là nềntảng của mặt trận dân tộc thống nhất”
- Điều kiện để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân là: phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa, đoàn kết, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng Người ta mà có lầm lạc, mà biết lỗi thì đoàn kết với họ, tránh khoét sâu cách biệt “Bất kì ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc thì dù người đó trước đây chống lại chúng ta bây giờ chúng ta thật thà đoàn kết với họ” “Cần xá bỏ hết mọi thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nha, giúp nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân”
- Người nhấn mạnh phương châm đoàn kết: “Cầu đồng,tồn dị” tìm kiếm, phát huy những yếu tố chung, tương đòng đó là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ
Quan diểm 5: Xây dựng mặt trận thống nhất vững mạnh
- Khối đại đoàn kết dân tộc phải được giác ngộ về mục tiêu, tổ chức thành khối vững
Trang 16chắc và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn Và đưa quần chúng vào tổ chức phùhợp với từng giai cấp, từng lứa tuổi, giới tính, nghành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng Ví dụ có hội hữu ái, hội công, hội nông, hội phụ nữ,…
- Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước Trong từng thời kì mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng đó là phải là mặt trận chính trị rộng rãi tập hợp đông đaỏ các lực lượng phấn đấu vì hoà bình, vì mục tiêu của dân tộc
Nguyên tắc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất:
Một là: Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương
dân, chống áp bức bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu
Hai là: Tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng liên minh công nông,
trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng thành một khối vững chắc
Ba là: Mặt trận dân tộc hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ Lấy việc thống
nhất lợi ích tối cao của dân tộc, của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở củng cố và không ngừng mở rộng mặt trận
Bốn là: Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, than ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Đoàn
kết phải gắn liền với đấu tranh để tăng cường đoàn kết
Câu 13: PT quan điểm HCM về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất vững mạnh? ĐCSVN vận dụng những quan điểm đó vào dựng mặt trận tổ quốc hiện nay như thế nào?
Quan điểm HCM về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất vững mạnh
1 Dựng nước và giữ nước là sự nghiệp của toàn dân
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quán triệt quan điểm cách mạng là sự nghiệp củaquần chúng, trong thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc ngày nay Trong tác phẩm "Đường kách mệnh", đồng chí Nguyễn ái Quốc đã nói: Kách mệnh là việc chung của dân chúng, chứ không phải là việc của một hai người
- Quan điểm cơ bản trên đã được thể hiện trong thực tiễn đấu tranh giành và giữ chính quyền trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Mặt trận dân tộc thống nhất là sự thực hiện bằng tổ chức việc tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp chung: giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Từ ngày thànhlập, Đảng ta đã coi Mặt trận dân tộc thống nhất là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, và đã phêphán mọi biểu hiện coi nhẹ công tác mặt trận, hạ thấp vai trò của quần chúng, coi thường nhân tố dân tộc trong cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: công tác mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng
- Để hình thành được mặt trận, tập hợp được hết thảy các lực lượng cách mạng và tiến bộ