1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG sản ở VIỆT NAM

20 3,6K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Bài tiểu luận :VẤN ĐỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAMNhững năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cu

Trang 1

Bài tiểu luận :VẤN ĐỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

Những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang chiếm vị trí quang trọng trong nền kinh tế Việt Nam Trong những năm qua hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực đó thì chúng ta cũng đang phải đới mặt với những vấn đề về môi trường mà chính họat động khai thác khoáng sản đã gây ra Quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai trường của các mỏ, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường nhất là đối với môi trường đất và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng

I.1 Ô nhiễm đất

Có rất nhiều khái niệm về ô nhiễm đất:

Khi nồng độ các chất trong đất vượt quá giới hạn cân bằng tự nhiên-sự tự điều chỉnh hệ sinh thái đất giữ được sự ổn định khi co tác đông ngoại cảnh,thì đất

sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm,giảm đọ phì,giảm tính năng sản xuất

Ô nhiễm đất là hậu quả của hoạt động sản xuất của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái quá ngưỡng sinh thái sinh thái của quần xã sống trong đất ( Giáo trình Đất và bảo vệ đất - sở Giáo dục và đào tạo NXB Hà Nội)

I.2 Khái niệm khai thác khóang sản:

Khoáng sản là các dạng vật chất được tạo thành trong suất quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người, các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của con người ( Giáo trình tài nguyên khoáng sản và vấn đề năng lượng - Phạm Văn Sang)

Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự

Trang 2

nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản ( Luật Khoáng sản số 47- L/CTN của Quốc hội/09)

- Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản (Luật Khoáng sản số 47- L/CTN của Quốc hội/09)

II HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít…chủng loại khoáng sản đa dạng

II.1 Quặng sắt

Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc

Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó

là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai (119 triệu tấn) và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh (544 triệu tấn) Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một

số thiết bị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê duyệt Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không theo thiết kế Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0-8mm) và môi trường bị ảnh hưởng Năng lực khai thác

Trang 3

quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu

II.2 Bô-xit

Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…

Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi Mặt khác, thị trường cung – cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta Bên cạnh nước ta là Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về alumin, hàng năm khoảng 5-6 triệu tấn alumin Do vậy, cần phải khai thác và chế biến sâu bôxít, điện phân nhôm để phát triển ngành công nghiệp nhôm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

II.3 Quặng titan

Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện để phát triển ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công nghiệp không lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn nhiều so với xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên và zircon mịn ngay trước mắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp

Ngành Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm,

có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận

II.4 Quặng thiếc

Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao Bằng khoảng cuối thế kỷ XVIII Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn tinh quặng SnO2 Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954 Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu tiên khai thác, chế biến có quy

Trang 4

mô công nghiệp Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim và Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện phân thiếc với công suất: 500-600t/n xưởng Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1.500t/năm - 1.800t/năm

II.5 Quặng đồng

Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh Quyền – Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc Dự án đầu tư xây dựng liên hợp

mỏ tuyển luyện đồng Sinh Quyền quy mô lớn đang thực hiện, chủ đầu tư là Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – với công nghệ và thiết bị nhập của Trung Quốc Khu luyện kim và axit được xây dựng tại khu Công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai

II.6 Quặng kẽm chì

Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng trăm năm nay Hiện nay, công ty kim loại mầu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là: 10.000t/năm

Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên, và kết quả thăm dò trong các năm 2008-2010, Tổng công ty KSVN sẽ tiến hành đầu tư khai thác và tuyển các mỏ kẽm – chì Nông Tiến – Tràng Đà, Thượng ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,… với quy mô công suất tuyển từ 40.000-60.000 tấn quặng nguyên khai/năm Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000-100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Cạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm Các nhà máy điện phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2008-2015 Như vậy, nếu tài nguyên cho phép sau khi đã thăm dò nâng cấp trữ lượng, thì dự kiến đến năm 2010, sản lượng kẽm thỏi sẽ đạt 20.000-30.000 tấn/năm và khoảng 10.000 tấn chì thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD/năm II.7 Dầu khí

Trang 5

Dầu khí đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau năm

1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc, ngày càng góp nhiều vào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước Dầu khí được tập trung ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường Sa Đến nay, đã có 37 Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa Petro Vietnam và các đối tác nước ngoài nhằm thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam Tổng diện tích các lô đã được ký hợp đồng thăm dò vào khoảng 250.000 km2, chiếm 50% tổng diện tích thềm lục địa Việt Nam Qua kết quả thăm dò cho thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu Hai bể còn lại là Nam Côn Sơn và Malay- Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí Bể Phú Khánh và Tư Chính- Vũng Mây mới chỉ dự báo triển vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với cường độ cao Trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1,7 tỷ tấn và khí đốt vào khoảng 835 tỷ m3 Trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí vào khoảng 4.000 tỷ m3 Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu và khí đều tăng cao, năm 1999 đã khai thác 15,2 triệu tấn dầu và 1.439 triệu m3 khí Tính đến cuối năm 1999 đã khai thác được 82 triệu tấn dầu và 3.900 triệu m3 khí 100% số dầu khai thác được dùng để xuất khẩu

II.8 Than

Than Việt Nam được hình thành ở 8 thời kỳ khác nhau: Devon giữa và muộn; Carbon sớm và giữa; Permi muộn; Trias giữa; Trias muộn; Jura sớm; Neogen và Đệ tứ Chỉ có than được hình thành ở Trias muộn và Neogen là có giá trị kinh tế cao nhất Than

có giá trị kinh tế được tập trung ở Triasic muộn và được tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh thành các vùng như: Cẩm Phả, Dương Huy, Hòn Gai, Uông Bí, Bảo Đài chiếm 90% trữ lượng, bể than Sông Đà ở miền Bắc và bể than Nông Sơn ở miền Trung Việt Nam Tổng trữ lượng ước tính của than Triasic muộn là 6,6 tỷ tấn Nguồn tài nguyên than nâu ở vùng châu thổ Bắc Bộ với trữ lượng dự báo gần 200 tỷ tấn, nhưng rất khó khăn cho thăm dò và khai thác vì ở dưới độ sâu từ 200 đến hơn 4.000m dưới đồng bằng Hiện nay, sản lượng than khai thác đạt khoảng 15 triệu tấn Than đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới

Trang 6

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam Trong những năm qua, hoạt động khai khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường Quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai trường của các mỏ, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng

III TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT

III.1 Khai thác làm phá vỡ cấu trúc trạng thái ban đầu của đất, xáo trộn mặt đất

và làm biến dạng cảnh quan (Hình 1)

Tài nguyên khoáng sản đa số là nằm trong đất, cho nên khi khai thác khoáng sản trước mắt bắt buộc phải phá huỷ toàn bộ thảm thực vật để bốc đi lớp đất phủ trên bề mặt tới độ sâu 1-5m Sau đó, sẽ khai thác (cũng bốc đi) lớp khoáng vật chứa khoáng sản với độ sâu hết chiều dày của thân quặng làm mất lớp phủ thực vật trên diện rộng do vậy

sẽ làm tăng hoạt động chảy tràn, rửa trôi bề mặt vào mùa mưa, làm tăng lượng trầm tích

đi vào các dòng nước mặt, làm cạn kiệt nguồn nước

Trong quá trình khai thác người ta sử dụng các thiết bị máy móc, các kỹ thuật như

nổ mìn phá đá thì đưa đến các kết quả không mong đợi làm hư hổng, đổ vỡ các công trình cấu trúc trên bề mặt cũng như cấu trúc bên trong của đất, làm phát triển độ lỗ hổng, nứt nẻ các khối nền, tăng cường nguy cơ sạt lỡ, sụt lún

Do đặc thù của khai thác mỏ là một hoạt động công nghiệp không giống các hoạt động công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối

Trang 7

lượng quặng được khai thác, dẫn đến khối lượng đất đá thải vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất Chất thải rắn, không sử dụng được cho các mục đích khác, đã tạo nên trên

bề mặt đất địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất, đá Đặc biệt ở những khu vực khai thác "thổ phỉ", tình hình còn khó khăn hơn nhiều

Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10

m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nước thải mỏ Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây

ô nhiễm nặng cho vùng mỏ Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả

II.2 Khai thác khoáng sản làm suy giảm diện tích, ô nhiễm và mất đất canh tác (Hình 2)

Việc dọn mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc mở mỏ, làm các bãi thải, bãi khai trường, cũng làm cho quỹ đất nông lâm nghiệp bị mất, hoặc thay đổi địa hình, việc khai thác khoáng sản trên các thửa ruộng đã làm cho các ruộng đất biến dạng và ảnh hưởng đến sản xuất

Bảng 1 Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ

Nguồn: Nguyễn Đức Quý, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, 1996

Trang 8

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích dành cho các hoạt động khai thác khoáng sản là 41.000ha Diện tích đó ngày càng mở rộng và lấn sang phần đất khác, nhiều diện tích rừng nhiệt đới, rừng phòng hộ bị tàn phá, xâm hại

Tại Yên Bái, toàn tỉnh có trên 168 điểm mỏ với 15 loại khoáng sản Ngoài ra, còn nhiều đơn vị thăm dò khoáng sản theo giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chỉ trong 2 năm 2007 và 2008, tỉnh Yên Bái đã cấp phép thăm dò và khai thác hàng trăm điểm quặng vừa và nhỏ Điều này đã khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đã và đang giảm dần, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái

Dù đã có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Đồng Nai để quy hoạch khu dân

cư, nhưng hàng chục hécta đất ở xã Giang Điền (huyện Trảng Bom) vẫn bị đào xới hằng ngày để, để lấy phần “khoáng sản” có màu trắng kết dính như vữa xi măng, Người dân trong khu vực gọi đây là cao lanh dùng để làm gạch men,

đồ gốm xứ…Khu vực khai thác trái phép có diện tích rộng 3 hécta cạnh suối Son, ấp Hòa Bình, xã Giang Điền Kế bên, một khu vực rộng hàng chục hécta cũng đã thành… ao hồ trước vấn nạn đào bới đất.

Do đào vàng, đất nông nghiệp ở các huyện Ngân Sơn, Na Rì (Bắc Kạn) bị tàn phá không

thương tiếc, chưa biết khi nào mới có thể sản xuất trở lại Nhiều diện tích ruộng tốt đã bị

“vàng tặc” đào phá thành các ao sâu Đất mặt đã bị hủy hoại hoàn toàn, biến thành bãi hoang lổn nhổn đá cuội Tại cánh đồng thôn Nà Chúa, xã Thuần Mang có nhiều nhóm người đưa cả máy xúc vào ruộng Nhiều thửa ruộng đã bị đào rộng từ 2- 4 mét, khoét sâu

từ 8- 10 mét, xúc đất cho vào bao tải, kéo lên mặt đất rồi rồi vận chuyển ra suối để đãi Thậm chí máy bơm nước không phải để chống hạn mà phục vụ cho việc đào vàng

Theo kết quả kiểm tra của Sở TN&MT Yên Bái, phần lớn các mỏ đang khai thác đều chưa xây dựng bãi thải theo đúng phương án đã duyệt, nên đã gây bồi lấp dòng chảy, đồng ruộng của nhân dân, làm ô nhiễm nguồn nước

Trang 9

Bãi thải mỏ sắt Sài Lương - Nậm Chậu (Yên Bái) nằm trên độ cao từ 500 - 800m, với độ dốc rất lớn, nên khả năng hàng chục nghìn khối đất đá thải từ các khai trường sẽ

đổ ập xuống ruộng của người dân khi mùa mưa đến, là điều dễ xảy ra Cánh đồng Sài Lương - Nậm Chậu hiện nay có khoảng 35ha, mà theo tính toán, các bãi thải quặng của các đơn vị này không được xử lý và có quy hoạch hợp lý, sẽ làm 10ha diện tích đất nông nghiệp bị vùi lấp

Trong quá trình khai thác than, Công ty TNHH Tam Cường đã để nước thải gây ô nhiễm hơn 17.000 m2 đất canh tác của các hộ dân thôn Lái, xã An Bá (Sơn Động-Bắc Giang) Cả cánh đồng rộng đất chai cứng, nứt vỡ, nhiều diện tích thâm đen màu đang bị

"sa mạc" hoá không thể canh tác được, đời sống của người dân nơi đây đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn Thống kê của UBND xã An Bá cho thấy: vụ lúa chiêm năm 2009, diện tích lúa của thôn Lái bị mất trắng gần 1,6 ha thì vụ lúa mùa năm 2010, diện tích bị mất trắng tăng lên hơn 1,7ha

Trước đây, các chuyên gia đã xác định mức độ thiệt hại đối với canh tác nông nghiệp ở các tỉnh ven biển miền Nam Trung bộ khoảng 3 triệu tấn lúa/năm (cái giá phải trả tương đương 1 tấn lúa bị thất thu/1 tấn bauxite được khai thác)

III.3 Giảm diện tích đất rừng, gia tăng suy thoái đất (Hình 3) Tài nguyên khoáng sản không những nằm ngoài rừng mà còn nằm trong lòng rừng núi cho nên khi khai thác khoáng sản thì phải chặt phá cây rừng làm cho lớp phủ thực vật

bị suy giảm nó tác động gián tiếp làm cho núi đất trọc, dễ phong hóa, không giữ được ẩm

dễ bị xói mòn rửa trôi, sạt lở Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng

cỏ và sông nước xấu đi Một số loài thực vật bị giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi khác

Hiện nay, ở khu vực Hòn Gai_Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2000ha, có một mỏ với tổng diện tích là 175km2, chiếm 28,7 % diện tích đất tự nhiên của thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả Ở Hòn Gai, Nam đường 18A(Cẩm Phả) trong giai đoạn 1970-1997, các hoạt động khai thác than làm mất khoảng 2900ha(trung bình mỗi năm mất 100-110ha) đất các loại, trong đó khoảng 2000ha bị mất

Trang 10

do mở vỉa, đổ đất đá thải Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970 giảm xuống 6,7% (1985) và 4,7% (1997) Tại khu vực Cẩm Phả, trước năm 1975 việc khai trường được mở rộng về phía tây nam (khoảng 100ha) và phía tây (25 ha) Sau 1975 khai trường

và bãi thải phát triển về phía bắc khoảng 435ha, phía tây bắc 265ha và phía đông 75ha Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng trăm km2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường Do đó, môi trường

đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không khí v.v

Hơn 200ha rừng phòng hộ tại khu vực Tài Soỏng, xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ hoàn toàn bởi những quyết định khó hiểu của

Ngày đăng: 28/11/2015, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w