Kỹ thuật nhả có kiểm soát tạo ra các loại phân bón có khả năng tăng cường sự phát triển của cây khi các chất dinh dưỡng được đưa vào nền polyme hoặc bọc trong vỏ polyme.. Trong số các lo
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa công nghệ môi trường
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THANH TÙNG
HÀ NỘI – 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành tại phòng vật liệu polyme - Viện Hóa học – Viện KH&CN Việt Nam Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành
cảm ơn: TS Nguyễn Thanh Tùng và ThS Lê Cao Khải đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin trân trọng cảm ơn tập thể khoa học phòng Công nghệ vật liệu polyme – Viện Hóa học - Viện KH&CN Việt Nam và các thầy cô trong khoa Hóa học trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Mai Thị Loan
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAm : acrylamit ASC : axit ascobic APS : amoni pesunfat CDU : Ure-crotonaldehit CRFs : Phân bón nhả có kiểm soát IBDU : Ure-isobutyraldehit
MBA : N,N’ - metylenbisacrylamit PAM : Polyacrylamit
PSCU : Phân ure bọc bằng lưu huỳnh và polyme PVAc : Polyvinylaxetat
SCU : Lưu huỳnh bọc ure
UF : Ure formandehit
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Giới thiệu chung về vai trò của phân bón, tình hình sản xuất và sử dụng phân bón 3
1.1.1.Vai trò của phân bón 3
1.1.1.1.Vai trò của phân chứa nitơ 3
1.1.1.2.Vai trò của phân chứa photpho 4
1.1.1.3.Vai trò của phân kali 4
1.1.2.Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên thế giới 5
1.1.3 Thực trạng về việc sử dụng phân bón ở nước ta 6
1.1.4 Những vấn đề thách thức khi sử dụng phân bón truyền thống 7
1.2 Tổng quan về phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát 9
1.2.1 Định nghĩa về phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát 9
1.2.2 Tình hình nghiên cứu phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát 11 1.2.2.1 Trên thế giới 11
1.2.2.2 Trong nước 13
1.2.3.Ưu, nhược điểm của phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát 14
1.2.3.1 Ưu điểm 14
1.2.3.2 Nhược điểm 15
1.2.4 Các loại phân nhả chậm 16
1.2.4.1 Phân ngưng tụ ure và andehit (metylen ure) 16
1.2.4.2 Phân bọc nhả chậm 18
1.2.5 Các phương pháp sản xuất phân bón nhả chậm và nhả có kiểm soát 20
1.3 Phân bón nhả chậm siêu hấp thụ nước và giữ ẩm 21
CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM 26
Trang 52.1 Hoá chất, dụng cụ, thiết bị nghiên cứu 26
2.1.1 Hoá chất, dụng cụ 26
2.1.2 Thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 26
2.2 Phương pháp thực nghiệm và nội dung nghiên cứu 27
2.2.1 Phương pháp thực nghiệm 27
2.2.1.1 Tổng hợp phân ure nhả chậm trên cơ sở polyacrylamit tạo lưới bằng MBA 27
2.2.1.2 Đo tỷ lệ trương của các polyme 27
2.2.1.3 Nghiên cứu quá trình nhả ure của sản phẩm trong môi trường nước 27
2.2.1.4 Nghiên cứu quá trình nhả ure của sản phẩm trong đất 28
2.2.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.2.2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng chất tạo lưới MBA 28
2.2.2.2 Ảnh hưởng của hàm lượng chất khơi mào APS 28
2.2.2.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ ure/AAm 28
2.2.2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng nhả ure của sản phẩm trong đất 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Tổng hợp phân ure nhả chậm - hấp thụ nước 29
3.1.1 Ảnh hưởng của hàm lượng chất tạo lưới MBA 29
3.1.2 Ảnh hưởng của hàm lượng chất khơi mào APS 30
3.1.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ ure/AAm đến tỷ lệ trương của sản phẩm 32
3.1.4 Phổ hồng ngoại 33
3.1.5 Hình thái học bề mặt 34
3.2 Nghiên cứu khả năng nhả ure trong các môi trường 35
3.2.1 Khả năng nhả ure trong nước 35
3.2.2 Khả năng nhả ure trong đất 36
3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình nhả ure trong đất 38
Trang 6KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
MỞ ĐẦU
Ông cha ta có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Điều này
đã khẳng định vai trò to lớn của nước và phân bón trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là với một nước mà hơn 80% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón quá nhiều như hiện nay không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng không tốt tới môi trường và sức khỏe con người Vì thế, việc nghiên cứu để tạo ra các loại phân bón vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng trong một thời gian dài, vừa không ảnh hưởng tới môi trường đang là mối quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các công nghệ mới vào lĩnh vực sản xuất phân bón là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón và cải thiện năng suất cây trồng Kỹ thuật nhả có kiểm soát tạo ra các loại phân bón có khả năng tăng cường sự phát triển của cây khi các chất dinh dưỡng được đưa vào nền polyme hoặc bọc trong vỏ polyme Sau đó, chất dinh dưỡng được nhả dần cho cây hấp thụ, do đó tránh được hiện tượng rửa trôi phân bón, tiết kiệm sức lao động và chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường
Nitơ, chất dinh dưỡng thực vật được áp dụng rộng rãi nhất, thường được coi là yếu tố quyết định năng suất cây trồng [1] Gần đây, nitơ được phát hiện là có tác dụng không tốt với môi trường cũng như sức khỏe của con người và động vật [2] Trong số các loại phân chứa nitơ, ure được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả vì hàm lượng nitơ cao nhất (46% nitơ) dễ sử dụng
và có giá thành thấp hơn so với các sản phẩm khác [3] Tuy nhiên, lượng ure
Trang 7bị mất vào môi trường lên tới 40 - 70% kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng như: phá hủy tầng ozon, ô nhiễm nguồn nước, hiện tượng phú dưỡng của sông
hồ Với những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tổng hợp và nghiên
cứu tính chất của phân bón ure nhả chậm”
Nhiệm vụ cụ thể của khóa luận là:
- Tổng hợp phân ure nhả chậm siêu hấp thụ nước trên cơ sở polyacrylamit với chất tạo lưới MBA, hệ khơi mào oxi hóa khử APS/ASC
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như hàm lượng chất khơi mào, chất tạo lưới, tỷ lệ ure/AAm tới tỷ lệ trương của polyme
- Nghiên cứu quá trình nhả ure của sản phẩm trong môi trường nước, đất
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng nhả ure của sản phẩm trong môi trường đất
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung về vai trò của phân bón, tình hình sản xuất và sử dụng phân bón [4]
1.1.1 Vai trò của phân bón
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, được bón vào đất hay hòa vào nước phun, xử lí hạt giống, rễ và cây con
Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển Nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ chất dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón Phân bón chính là thức ăn nuôi sống cây trồng Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong các kĩ thuật trồng trọt, bón phân luôn có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất cây trồng Theo tổ chức FAO, trong những thập niên 70-80 của thế kỷ 20, trên phạm vi toàn thế giới, phân bón quyết định 50% sản lượng tăng thêm Ở nước ta, cho đến năm 1990, phân bón làm tăng trung bình 35% tổng sản lượng
Đối với đất và môi trường, bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, đất tốt hơn, cân đối hơn, là biện pháp cải tạo đất hữu hiệu Ở những vùng đất có
độ phì nhiêu ban đầu thấp, tức là đất xấu thì việc bón phân càng có tác dụng
rõ Việc sử dụng các phế thải trong các hoạt động đời sống của con người, chất thải của công nghiệp để làm phân bón góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường
1.1.1.1 Vai trò của phân chứa nitơ
Cây hút N chủ yếu dưới dạng +
Trang 9chất diệp lục, protit, peptit, các axit amin, các enzim, nhiều loại vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng…
N là yếu tố chính quyết định sự phát triển của các mô tế bào sống của cây Bón đủ N cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều chồi, lá và cành, hoa quả nhiều, tích lũy được nhiều chất nên cho năng suất cao và chất lượng tốt Do
đó, N là yếu tố dinh dưỡng được cây hút và tích lũy nhiều nhất, là yếu tố quyết định năng suất của cây Thiếu N, cây sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, vàng
lá, ít hoa quả và năng suất thấp
1.1.1.2 Vai trò của phân chứa photpho
Cây hút P chủ yếu dưới dạng khoáng của photphat hóa trị 1 và hóa trị
2 P có vai trò rất quan trọng với cây P có vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp protein P là thành phần chủ yếu của các chất ADP và ATP là những chất dự trữ năng lượng cho quá trình sinh hóa của cây, đặc biệt là quá trình quang hợp, sự tạo thành chất béo và protein P thúc đẩy
sự phát triển của bộ rễ cây, kích thích sự hình thành nốt sần ở cây họ đậu, thúc đẩy sự ra hoa và hình thành quả ở cây, là yếu tố quyết định chất lượng hạt giống P giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như rét, hạn, sâu bệnh P còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa N, P giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao và chất lượng nông sản cao
1.1.1.3 Vai trò của phân kali
Cây hút K dưới dạng K+, các tế bào của cây rất dễ để dung dịch K thấm qua nên K được cây hút dễ dàng hơn các nguyên tố khác Phân kali bao gồm một số phân như: KCl, KNO3, K2SO4… K tham gia tích cực vào quá trình quang tổng hợp nên các chất gluxit của cây K làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào, điều chỉnh sự khuếch tán CO2 của quá trình quang hợp, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trong điều kiện ít nắng K thúc đẩy quá trình tổng hợp N trong cây, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều
Trang 10N, thúc đẩy sự ra hoa, tăng cường khả năng chống chịu điều kiện bất lợi, làm tăng hàm lượng chất bột nền, do đó làm tăng chất lượng hạt và quả Thiếu K, các lá già chuyển màu nâu, chóp và rìa lá khô dần, cây phát triển chậm, mềm yếu, dễ đổ ngã
1.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên thế giới
Nhu cầu phân bón trên thế giới phụ thuộc vào các yếu tố chính đó là sự phát triển dân số và kinh tế thế giới, tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp, chính sách quản lý của nhà nước ở mỗi quốc gia Sự gia tăng dân số thế giới
đã đẩy nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh Sự phát triển của dân số
và nền kinh tế thế giới rõ ràng là hai nguyên nhân trực tiếp làm tăng nhu cầu
về lương thực, các sản phẩm nông nghiệp và nhu cầu phân bón
Cụ thể nhu cầu về phân đạm hàng năm trên thế giới tăng khoảng 1,4% tính tới năm 2011/2012 tương ứng với khoảng 7,3 triệu tấn Trong đó, khu vực tiêu thụ chủ yếu loại phân này là Đông Á, Nam Á, Bắc Mỹ và Tây Âu Đối với phân lân thì nhu cầu sử dụng tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó phần lớn nhu cầu sử dụng thuộc về châu Á với 71% và châu Mỹ với 21% Phần đóng góp chính của sự gia tăng nhu cầu dùng phân lân đối với các khu vực cụ thể là Nam Á chiếm 35,8%, Đông Á 33,8%, Mỹ La tinh chiếm 18,3% Ngoài hai loại phân bón chính trên thì phân kali cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng và sản lượng loại phân này hàng năm tăng khoảng 2,4% tương đương với 3,6 triệu tấn Trên thế giới, khu vực tiêu thụ loại phân này nhiều nhất vẫn là châu Á với 68% và thứ hai là châu Mỹ với 26%
Do nhu cầu phân bón ngày một tăng, lượng phân được cung cấp hàng năm cũng tăng khoảng 30 triệu tấn tương đương với khoảng 3% Theo ước tính, lượng phân đạm tăng khoảng 23,1 triệu tấn trong năm 2011/2012 so với năm 2007/2008 Sản lượng phân lân trong năm 2011/2012 tăng khoảng 3,2% tương ứng với khoảng 6,3 triệu tấn Khu vực sản xuất phần lớn lượng phân
Trang 11bón vẫn sẽ là khu vực Đông Á, Bắc Mỹ và châu Phi, trong đó châu Phi và Bắc
Mỹ là hai khu vực xuất khẩu lớn nhất Đối với phân kali thì sự gia tăng sản lượng vào khoảng 2,4% mỗi năm Khu vực sản xuất chính là Bắc Mỹ, Đông
Âu, Trung Á (EECA) và Tây Âu, trong đó khu vực EECA, Bắc Mỹ, Tây Á và Tây Âu là những khu vực xuất khẩu chủ yếu Ước tính cho tới năm 2020 thì nhu cầu phân bón của thế giới sẽ vào khoảng 208 triệu tấn, trong đó nhu cầu
sử dụng phân bón của các nước phát triển là khoảng 86 triệu tấn, trong khi ở các nước đang phát triển là khoảng 122 triệu tấn [4]
1.1.3 Thực trạng về việc sử dụng phân bón ở nước ta
Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517% Theo tính toán, lượng phân vô cơ sử dụng tăng mạnh trong vòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N + P2O5 + K2O năm 2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn
5 lần so với lượng sử dụng của năm 1985 Ngoài phân bón vô cơ, hàng năm, nước ta còn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ
vi sinh các loại Cho đến năm 2010, tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha, trong đó, cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng 2.431.000 ha Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến hết năm 2010, ta có 2.100.000 tấn phân ure, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng supe nung chảy và 400.000 tấn phân kali Ở nước ta, nguồn phân đạm hiện nay do hai nhà máy Đạm Hà Bắc có công suất 180.000 tấn ure/năm và nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất 740.000 tấn ure/năm cung cấp Hiện cả hai nhà máy này có khả năng đáp ứng được một nửa nhu cầu đạm trong nước
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học
ở Việt Nam, hiện nay, hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân
Trang 12từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón…Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn ure, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn kali clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí
Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được, đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng
tính theo giá phân bón hiện nay
Xét về mặt môi trường, trừ một phần các chất dinh dưỡng có trong phân bón được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, hàng năm một lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, không khí Trong số đó, phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng được quan tâm nhất, vì
hàng năm một lượng lớn phân bón được dành cho sản xuất lúa
1.1.4 Những vấn đề thách thức khi sử dụng phân bón truyền thống
Năm 1998, Smil [5] đã dự đoán những vấn đề tiềm ẩn về môi trường do
sự dư thừa đạm trong quá trình cung cấp phân bón cho cây trồng Tổng lượng phân đạm bón vào là khoảng 80 triệu tấn/năm Sự thất thoát nitơ ra ngoài không khí chiếm một lượng khá lớn và được xem như một nguyên nhân chính làm giàu lượng nitơ trong bầu khí quyển Tầng nước ngầm và nước bề mặt
Trang 13nhận được khoảng từ 32 đến 45 triệu tấn nitơ thấm vào mỗi năm Tại nhiều khu vực trên thế giới, nitơ và cả photpho xảy ra tình trạng tích tụ thành một lượng quá lớn cho phép gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, sức khỏe và hệ sinh thái
Ở hầu hết các vùng canh tác, nitơ bị oxy hóa tạo thành nitrat dưới tác dụng của vi khuẩn hoạt động Kết quả là một phần tương đối lớn nitơ có thể
bị thấm hoặc bị tách khỏi rễ đi vào nước ngầm, nước mặt Một lượng lớn nitrat tích tụ lại trong hệ khí quyển cũng rất đáng lo ngại, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh giảm nồng độ khí oxy trong máu do nguồn nước uống chứa quá nhiều nitrat, gây bệnh cho loài động vật nhai lại,
là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày Đây cũng là thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh khác nữa như: bướu cổ, dị tật bẩm sinh, bệnh tim mạch Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, hàm lượng nitrat chuẩn được quy định tại Mỹ là dưới 10mg N/lit hay tại liên minh châu Âu là dưới 50mg NO3 /lit [6]
Trong quá trình sử dụng phân bón nitơ, sự bay hơi của amoniac cũng rất đáng kể, đặc biệt là khi sử dụng chúng trong môi trường đất có tính kiềm [7] Quá trình bay hơi của amoniac được quyết định bởi yếu tố đất, môi trường và tỷ lệ thuận với hàm lượng amoni trong đất Sự giải phóng amoni từ lĩnh vực sử dụng phân bón có thể dẫn tới quá trình tích tụ chúng trong hệ sinh thái và là nguyên nhân gây ra sự phá hủy hệ thực vật [8] Một lượng NH3 có thể bị oxy hóa và được chuyển hóa thành axit, kết hợp với axit sunfuric (từ nguồn khí thải công nghiệp) tạo thành mưa axit Mưa axit là nguyên nhân phá hủy mùa màng hoặc axit hóa các hồ chứa nước, gây ra tình trạng ngộ độc nhôm trong cá và thực vật [9]
Vấn đề ô nhiễm môi trường do phân photpho gây ra cũng rất đáng lo ngại, đó là sự dư thừa nồng độ của N, P hay C và một số các vi nguyên tố
Trang 14khác trong nước [10] Trong hệ thủy sinh, sự tích tụ của photpho là rất đáng quan tâm [11] Tác động sơ cấp của hiện tượng phú dưỡng làm tăng sinh khối của tảo, điều này dẫn tới hàm lượng oxy bị thiếu hụt, làm chết cá, xuất hiện và gia tăng mùi thối, gây ô nhiễm và mất mĩ quan môi trường Lượng lớn photpho thải vào môi trường cũng bắt nguồn từ chất thải công nghiệp, phân bón trong nông nghiệp, nước, bùn thải và chất tẩy uế Mặc dù không trực tiếp tác động đến hệ sinh thái nhưng các nguyên tố như Cd, Cr, Pb, Ur hay Ra có chứa trong phân lân có thể tích tụ trong đất trong thời gian dài [12] và gây hậu quả nghiêm trọng
1.2 Tổng quan về phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát
1.2.1 Định nghĩa về phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát
Ngành công nghiệp phân bón luôn phải đối mặt với những tồn tại khó tháo gỡ, đó là vấn đề cải thiện hiệu quả sử dụng phân bón Bởi vậy, việc rất cần thiết là phát triển một loại phân bón mới Nhưng nhiệm vụ này là không
hề dễ dàng do cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của thực vật là phức tạp Bằng sự nỗ lực không ngừng, các nhà khoa học đã chế tạo thành công loại phân bón mới, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó chính là phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát [13]
Tổng số lượng phân bón nhả chậm tiêu thụ trên toàn thế giới năm 1996
- 1997 là khoảng 560.000 tấn [14] Lượng tiêu thụ lớn nhất là ở Mỹ và Canada, chiếm khoảng 70% tổng số lượng được sử dụng Các nước châu Âu
và Nhật Bản tiêu thụ phần còn lại khá ngang nhau Tại Nhật Bản, hầu hết các CRFs được sử dụng trong nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, rau và cây ăn quả, và chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho đồng cỏ và làm vườn cảnh Tại
Mỹ, Canada và châu Âu, khoảng 90% tổng tiêu thụ được sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp (sân gôn, vườn, thảm cỏ chuyên nghiệp, cảnh quan), chỉ
có khoảng 10% được sử dụng cho nông nghiệp, chủ yếu là rau, dưa hấu, dâu
Trang 15tây, quả có múi và các loại cây ăn quả khác Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của việc sử dụng của phân bón nhả chậm trong nông nghiệp hơn gấp đôi tốc
độ tăng trưởng trong thị trường phi nông nghiệp [14]
Phân bón nhả chậm và nhả có kiểm soát là các loại phân bón có chứa một chất dinh dưỡng cho cây ở một dạng hoặc là a) làm chậm tính có sẵn cho cây hấp thu và sử dụng sau khi đưa vào, hoặc là b) dạng có sẵn cho cây trong thời gian dài hơn rất nhiều so với “phân bón dinh dưỡng có sẵn” như amoni nitrat hay ure, amoni photphat, kali clorua Không có sự khác biệt chính thức nào giữa phân bón nhả chậm và nhả có kiểm soát nên thường được gọi chung
là phân nhả chậm Tuy nhiên, các sản phẩm N bị phân hủy bởi vi khuẩn như
UF (Ure-Formaldehit), trong thương mại thường được gọi là phân nhả chậm
và các sản phẩm dạng viên hoặc bọc được gọi là phân bón nhả có kiểm soát
Ủy ban Chuẩn hóa Châu Âu đã đưa ra một số đề xuất về phân bón nhả chậm trong đất như sau:
- Nhả: Quá trình chuyển hóa của một chất hóa học thành một dạng dinh dưỡng có sẵn cho cây (ví dụ quá trình hòa tan, thủy phân, phân hủy v.v.)
- Nhả chậm: Tỉ lệ nhả của một chất hóa học thành một dạng dinh dưỡng
có sẵn cho cây, nói chung được xác định là thấp hơn so với tỉ lệ nhả từ việc áp dụng một chất dinh dưỡng có sẵn cho cây (ví dụ đối với nitơ nhả chậm, tỉ lệ nhả/ứng đáp của thực vật với việc áp dụng ure, amoni hay dung dịch nitrat);
- Quy định: Một loại phân được mô tả là phân nhả chậm nếu chất dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng được xem là nhả chậm, dưới những điều kiện nhất định như ở nhiệt độ 250C, phải đáp ứng một trong ba tiêu chuẩn sau:
+ Nhả không quá 15% trong 24h
+ Nhả không quá 70% trong 28 ngày
Trang 16+ Nhả ít nhất 70% trong khoảng thời gian đã định
1.2.2 Tình hình nghiên cứu phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát
1.2.2.1 Trên thế giới
Phân nhả chậm được sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi của các nhà khoa học trên thế giới trong nhiều thập niên qua Nhiều công trình nghiên cứu về các loại phân nhả chậm bằng cách bao bọc các hạt phân ban đầu bởi các chất nền khác nhau hay tạo liên kết giữa các hạt phân với một số chất khác nhau đã được công bố
Ray S.K và cộng sự [15] đã nghiên cứu ra phân chứa B nhả chậm với thành phần chính là polyborophotphat Sản phẩm này có nhiều lợi ích hơn phân chứa B bình thường là tan chậm trong nước, giảm sự thất thoát, giảm độc hại, tăng hiệu quả khi sử dụng
Geortz Harvey M và cộng sự [16] đã nghiên cứu được một loại phân nhả chậm từ nền dầu hữu cơ như dầu lanh và các loại phân: NPK, ure hay các loại phân Ca, Mg, S Phân này có khả năng nhả chậm từ 10% (14 ngày), 11% (20 ngày)…
Mangrich A S và cộng sự [17] đã tổng hợp được phân K nhả chậm từ cặn dầu phiến nham ở 9000C thu được phân có độ tan 30,3% K2O (trong HCl 0,5M), 23,2% (trong axit citric) và 6,9% (trong nước)
Fujita T và cộng sự [18] cũng đã tổng hợp phân nhả chậm được bao bọc bằng polyme đường (glucozo, fructozo) hay dẫn xuất của nó Phân được bọc là ure, NH4Cl, KCl, KNO3, NaNO3, K3PO4…
Goertz Harvey M [16] đã nghiên cứu và sản xuất thành công hỗn hợp NPK nhả chậm từ hỗn hợp dung dịch ure và formaldehit với chất nền khô từ nguồn P (supephotphat, apatit…) và K (KHCO3, K2CO3, K3PO4…) để tạo nên hỗn hợp đồng nhất NPK
Trang 17Nakonieczny J [19] đã tổng hợp được phân bón đa thành phần nhả chậm Phân này bao gồm N ở dạng hợp chất hữu cơ và vô cơ, P ở dạng supephophat, trisupephotphat, K ở dạng clorua và sunphat Phân chứa 30 – 50
% N, P2O5, K2O và 10% tinh bột 17 – 25% N tồn tại ở dạng ure – andehit
Liu F và cộng sự [20] đã nghiên cứu được phân N nhả chậm từ dicyandiamit; 1,4 – benzendiol; axit humic, zeolit, bột kích thích rễ và nguyên
tố vi lượng Sản phẩm thu được đã cải thiện chất lượng mùa màng
Markusch P H và cộng sự [21] đã thực hiện phản ứng giữa isocyanat với các hạt phân tạo thành phân bọc ure nhả chậm
Hamada E và cộng sự [22] đã nghiên cứu thành công phân K nhả chậm Thành phần chính của phân là: K2O, SiO2, và CaO Tỉ lệ nhả K2O được kiểm tra bởi tỉ lệ khối lượng của K2O tổng số và K2O trong nước
Zhu Zhenliu và cộng sự [23] đã tổng hợp được phân ure nhả chậm từ cyanamit Ca và dung dịch ure đậm đặc hay ure nóng chảy Sản phẩm thu được có hiệu quả cao và giá thành thấp
Setani M [24] đã tổng hợp ure formaldehit với sự hiện diện của kiềm, axit mạnh và dung dịch amoni hay amin Sản phẩm thu được có độ tan trong nước nóng là 15% về khối lượng và sản phẩm phân rã là đều đặn
Haeberle K và cộng sự [25] đã nghiên cứu phân N nhả chậm từ việc bao bọc các hạt phân bằng huyền phù của polyure Việc bao bọc này ngăn chặn vón cục, tan chậm trong nước và bị vi khuẩn phân hủy
Bagdasarov V R và cộng sự [26] sử dụng zeolit (6-24%) và amoni nitrat hay ure (79-94%) để tổng hợp phân nhả chậm
Du C và cộng sự [27] đã nghiên cứu thành công phân N, P, K nhả chậm trên các chất mang như metacrylic axit, PAM, PVA, polyetylenglycol hay từ chitosan từ thiên nhiên và dẫn xuất hay hỗn hợp của hơn một chất
Trang 18mang cùng những chất tạo liên kết ngang như formandehit, etylendiamin, glutaraldehit, borat hay ZnO
Zhan F và cộng sự [28] đã tổng hợp thành công polyme siêu hấp thụ đồng thời mang phân P nhả chậm Sản phẩm được điều chế từ phản ứng este hóa của PVA với H3PO4 Sản phẩm thu được chứa 31,2% P2O5
1.2.2.2 Trong nước
Ở Việt Nam, phân nhả chậm chưa được các nhà chuyên môn quan tâm, nghiên cứu nhiều Tuy nhiên, cũng có một số loại phân nhả chậm đã được nghiên cứu:
Trần Khắc Trung và Mai Hữu Khiêm – Khoa Công nghệ Hoá học và dầu khí – Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh [29] đã nghiên cứu và sản xuất thành công phân nhả chậm ure – zeolit từ ure và zeolit NaX Phân đã được thử nghiệm qua hai vụ lúa tại trại thực nghiệm lúa Long Phú (Sóc Trăng) cho thấy loại phân này có tác dụng đến 50 ngày và tiết kiệm đến 30% do không bị rửa trôi Một ưu thế khác, khi giảm lượng phân bón đi 30%
so với phân ure thông thường thì năng suất thu được tương đương và phẩm chất gạo có chiều hướng cao hơn so với ô ruộng đối chứng Thời gian hấp thụ kéo dài đã giảm số lần bón phân từ ba xuống hai, giảm chi phí đầu tư cho người nông dân Không chỉ thành công trên lúa, phân ure nhả chậm còn được
áp dụng với các loại cây trồng khác như dưa hấu, đậu phộng cho kết quả khả quan
Phạm Hữu Lý và cộng sự [30] đã nghiên cứu được phân ure nhả chậm với polyme nền gelatin, ure và amoni bicromat theo tỉ lệ xác định bằng hai phương pháp: phương pháp cán trộn cơ học và phương pháp dung dịch Sản phẩm thu được có polyme nền là một polyme động vật dễ bị phân hủy sinh học và không ô nhiễm môi trường
Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự [31] đã nghiên cứu khả năng lưu giữ phân bón của polyme siêu hấp thụ nước trong đất Polyme được tổng hợp từ
Trang 19axit acrylic, etylenglicol dimetaacrylat, (NH4)2S2O8, NaOH và các loại dung môi Polyme này ngoài khả năng giữ nước lớn còn lưu giữ rất hiệu quả các loại phân bón, đặc biệt là phân vi lượng
Tuy nhiên, các loại sản phẩm được nghiên cứu ở Việt Nam trên đều có những hạn chế như: thời gian nhả chậm của phân còn ngắn chưa đáp ứng được với những cây trồng dài ngày và chưa kiểm soát được thời gian nhả chậm
1.2.3 Ưu, nhược điểm của phân bón nhả chậm và phân bón nhả có kiểm soát
1.2.3.1 Ưu điểm
- Phân bón nhả chậm làm giảm độc tính trong cây (đặc biệt là cây trồng
từ hạt), bắt nguồn từ nồng độ ion cao trong đất, đó cũng chính là kết quả của quá trình hòa tan với tốc độ nhanh của phân bón truyền thống và vì thế góp phần cải thiện tính an toàn trong nông nghiệp [32]
- Do quá trình giảm độc tính và hàm lượng muối của chất nền đã giúp chúng có nhiều ứng dụng hữu ích hơn so với phân bón truyền thống, giúp giảm đáng kể công lao động, thời gian và năng lượng cũng như thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng phân bón, đó chính là những ưu điểm lớn nhất của phân nhả chậm
- Góp phần cải thiện chương trình quản lý phân bón và hệ thống canh tác tiên tiến [18]
- Cho phép tập trung đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết của cây trồng dưới màng phủ nilon
- Chúng làm giảm đáng kể lượng hao hụt dinh dưỡng, đặc biệt là mất nitơ, nitrat trong quá trình sử dụng và hấp thụ của thực vật thông qua cách thức nhả dinh dưỡng từ từ Chúng cũng làm giảm sự bay hơi của amoniac, đồng thời giảm tác động gây ô nhiễm môi trường [33]
- Góp phần làm giảm thiểu các loại khí khác gây hiệu ứng nhà kính như
N2O [34]
Trang 201.2.3.2 Nhược điểm
- Không có một phương pháp chuẩn đủ tin cậy để định lượng lượng dinh dưỡng được giải phóng Vẫn có một sự thiếu tương quan giữa những số liệu thu được từ phòng thí nghiệm và thực tế Hơn thế nữa, các điểm ưu việt của phân nhả chậm so với phân truyền thống thì không phải lúc nào loại phân này cũng được so sánh với những loại phân tốt nhất [35]
- Đối với phân nhả chậm được bọc lưu huỳnh, lượng dinh dưỡng ban đầu có thể được giải phóng quá nhanh gây thiệt hại cho cây trồng cộng với giá thành của nó cũng cao hơn so với cùng một lượng phân thông thường Ngoài
ra, một số phân dạng viên bọc lưu huỳnh thường được phủ một lớp vỏ quá dày có thể dẫn tới hiện tượng dinh dưỡng trong phân bón không thể giải phóng ra trong thời gian cần thiết cho cây trồng
- Sử dụng phân bọc nhả chậm có thể làm tăng độ axit của đất Có thể nói đến phân ure nhả chậm bọc lưu huỳnh khi sử dụng với lượng lớn, cả lưu huỳnh và ure đều góp phần làm tăng độ axit của đất
- Vỏ bọc phân nhả chậm từ polyme có thể là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm do sự tích tụ của loại vật liệu tổng hợp này sau quá trình sử dụng trên đồng ruộng Một số loại polyme trong lớp vỏ bọc của phân thông thường có tốc độ phân hủy cực kỳ chậm hoặc không hoàn toàn trong đất Việc sử dụng chúng dẫn tới hiện tượng tích tụ đáng kể của nhựa (vượt quá 50kg/ha/năm) [36] Tuy nhiên vẫn có quá trình phân hủy lượng chất thải không mong muốn này Nếu tính trong vòng 10 năm cho lượng 500kg/ha thì hàm lượng của nó trong đất khô cũng chỉ còn 200ppm Hơn thế nữa, nếu các mảnh polyme không phân hủy thì kích thước của chúng vẫn nhỏ hơn so với hạt đất, và do
đó là một phần của đất
Trang 21- Giá thành của phân nhả chậm luôn được xem là cao hơn phân truyền thống Đây là một trong những nguyên nhân chính hạn chế mức độ sử dụng loại phân này trong nông nghiệp Sản phẩm phân nhả chậm có giá thành cao
là do:
+ Cần những quá trình sản xuất phức tạp hơn
+ Trong nỗ lực để đạt được lớp vỏ ngoài như ý muốn, nhà sản xuất thường phải tiến hành tách nguyên liệu hạt theo kích thước phù hợp, chính điều này đẩy giá thành lên cao
+ Vật liệu bọc thường có giá thành cao hơn nhiều lần so với giá phân bón + Dung tích hạt tương đối nhỏ
1.2.4 Các loại phân nhả chậm
1.2.4.1 Phân ngưng tụ ure và andehit (metylen ure)
Trong số các sản phẩm phản ứng nitơ thì ba loại có tầm quan trọng trong thực tế nhất đó là:
- Ure formaldehit (UF)
- Ure-isobutyraldehit (IBDU)
- Ure-crotonaldehit (CDU)
Trong khi sản phẩm ure-formandehit có đóng góp lớn nhất trong lượng phân nhả chậm thương mại thì phân IBDU và CDU có mức độ sử dụng thấp hơn do giá thành của chúng cao hơn so với phân UF
* Phân Ure-formaldehit (UF) - 38% N
Trong số các phân nhả chậm được sản xuất thì phân nhả chậm trên cơ
sở UF đóng góp thị phần lớn nhất trên thế giới Nó cũng là nhóm đầu tiên được nghiên cứu về quá trình nhả chậm nitơ Ngay từ năm 1924, Badiche Anilin và Soda-Fabric AG [37] (ngày nay là hãng BASF) của Cộng hòa liên bang Đức đã được công nhận phát minh (DRP 431 585) về phân ngưng tụ ure-formaldehit Tại Mỹ họ được công nhận phát minh này vào năm 1947
Trang 22Sản phẩm này được thương mại hóa vào năm 1955 và xuất hiện 5 loại sản phẩm ure-formaldehit và hai dạng chính là rắn và lỏng
Ure-formaldehit được tạo thành nhờ phản ứng của formaldehit với ure dưới các điều kiện được kiểm soát (pH, nhiệt độ, phần mol, thời gian phản ứng…), kết quả là thu được hỗn hợp metylen ure với chiều dài mạch khác nhau
Nói chung phân ure-formaldehit có tốc độ giải phóng nitơ chậm và phù hợp với hầu hết các loại cây trồng Do độ tan thấp nên chúng sẽ không làm cháy thảm thực vật cũng như không gây cản trở quá trình nảy mầm Do có hiệu quả hơn ở nhiệt độ cao nên chúng được sử dụng phổ biến hơn tại các vùng có khí hậu ấm áp
* Phân Ure-isobutyraldehit (IBDU) – 32% N
Ure-isobutyraldehit là một sản phẩm ngưng tụ từ phản ứng của isobutyraldehit (dạng lỏng) với ure Kết quả của phản ứng này trái ngược với phản ứng ngưng tụ ure với formandehit ở số lượng mạch polyme có chiều dài khác nhau Sản phẩm của phản ứng ngưng tụ của ure với isobutyraldehit là các oligome đơn Tuy nhiên, để thu được tỷ lệ IBDU tối ưu thì điều quan trọng là phải dừng phản ứng bằng cách trung hòa tại điểm mà hầu hết sản phẩm là IBDU
Hàm lượng nitơ theo lý thuyết của loại phân này là 32,18% [38], trong khi lượng nitơ cần thiết tối thiểu được xác định là 30% Cơ chế nhả chậm của loại phân này dựa trên sự thủy phân từ từ của IBDU tan chậm trong nước và tạo thành ure, nó được chuyển thành ion amoni và hơn nữa là nitrat nhờ vi khuẩn trong đất Tốc độ giải phóng nitơ là một hàm của kích thước hạt, độ
ẩm, nhiệt độ và pH
* Phân Ure-crotonaldehit (CDU) - 32,5% N
Ure-crotonaldehit là sản phẩm ngưng tụ của phản ứng giữa ure với andehit axetic có xúc tác axit Khi hòa tan vào nước, nó sẽ phân rã từ từ thành
Trang 23ure và crotonaldehit Như trường hợp IBUD, với CDU thì kích thước hạt cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ nhả nitơ (thường nhả rất chậm với hạt có kích thước lớn)
CDU bị phân rã bởi cả con đường thủy phân và vi khuẩn trong đất Nhiệt độ, độ ẩm, những hoạt động sinh học có ảnh hưởng lớn đến tốc độ nhả nitơ Mặc dù vậy, trong đất có môi trường axit, CDU phân hủy chậm hơn so với IBDU Các quá trình nông hóa của CDU trong đất là tương tự như IBDU
1.2.4.2 Phân bọc nhả chậm
Loại phân này được tổng hợp từ nguyên liệu là phân tan truyền thống với tốc độ nhả dinh dưỡng nhanh Sự tích tụ hay kết tinh của lớp vỏ (không tan trong nước) đóng vai trò là lớp bảo vệ và điều khiển quá trình thấm nước
vì thế kiểm soát tốc độ nhả dinh dưỡng Sản phẩm có chứa dinh dưỡng tan trong nước, sự giải phóng lượng dinh dưỡng này được điểu khiển bởi lớp vỏ bọc phân
Có ba nhóm phân bọc nhả chậm gồm có:
- Phân bọc lưu huỳnh
- Phân bọc polyme/polyolefin
- Phân bọc bằng polyme và lưu huỳnh, bao gồm cả vật liệu sáp polyme
Các loại vật liệu chính hiện đang được sử dụng để làm vỏ bọc của phân nhả chậm là:
- Lưu huỳnh
- Polyme (ví dụ PVDC trên cơ sở đồng trùng hợp, polyolefin, polyuretan, nhựa ureformandehit, polyetylen, polyeste, nhựa ankit…)
- Muối của axit béo (ví dụ Canxistearat)
- Latex, cao su, gồm guar, các chất chống kết dính có nguồn gốc từ dầu mỏ, sáp
- Ca + Mg-photphat, Mg oxit, Mg-amoni photphat + Mg – Kali photphat
- Thạch cao photpho, đá photphat,khoáng sét attapulgite
- Than bùn (viên ép được bọc trong than bùn: phân khoáng hữu cơ, OMF)
Trang 24Khi so sánh với các sản phẩm phản ứng từ ure thì phân bọc, cụ thể là bọc đa lớp lưu huỳnh và vật liệu polyme là có hiệu quả kinh tế cao hơn do giá thành thấp hơn Phương pháp sử dụng phân bọc trộn với phân thông thường theo những tỷ lệ khác nhau đang ngày càng gia tăng Bên cạnh đó, nó cho phép điều khiển nhả chậm các loại dinh dưỡng khác ngoài nitơ
* Phân ure bọc lưu huỳnh
Trong nhóm phân nhả chậm bọc lưu huỳnh thì phân ure là loại phân quan trọng nhất Lớp phủ lưu huỳnh có thể được xem là màng không thấm, nó phân hủy chậm dưới các tác nhân như: vi khuẩn, hóa chất và các tác nhân vật
lý Hàm lượng nitơ (và các chất dinh dưỡng khác) có tốc độ giải phóng dinh dưỡng khác nhau theo độ dày của lớp vỏ bọc Tốc độ giải phóng dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng bởi độ sạch của ure sử dụng
Quá trình sản xuất cơ bản đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
và quy mô pilot năm 1961 bởi Scheib, R.M [39]
Có 4 lợi ích chính của phân ure-lưu huỳnh:
+ Ure với hàm lượng 46% N được cho là cao, vì thế khi có lớp vỏ lưu huỳnh thì hàm lượng N chỉ còn từ 30 - 40%
+ Phân ure không bọc có khả năng thấm và thoát amoni nhanh do quá trình bay hơi Nhưng khi có vỏ bọc lưu huỳnh thì hiện tượng trên giảm đáng kể + Lưu huỳnh là loại vật liệu rẻ, dễ kiếm
+ Lưu huỳnh còn là nguồn dinh dưỡng thứ cấp cho cây trồng
Ure được tiến hành phun lớp lưu huỳnh nóng chảy trong thiết bị trống quay Sau đó những vị trí bị hở hoặc gãy được bịt kín lại bằng polyme dạng sáp (chiếm khoảng 2-3% tổng khối lượng) Sản phẩm cuối cùng thu được có chứa 31- 42% N, 10 - 27% lưu huỳnh và khoảng 5% chất bịt lỗ hổng Các sản phẩm phân bọc lưu huỳnh được sản xuất hiện nay có chứa từ 30 - 42% N và 6
- 30% lưu huỳnh còn lại là chất kết dính và chất điều hòa
Trang 25Quá trình nhả dinh dưỡng của mẫu là trực tiếp bị ảnh hưởng của chiều dày và chất lượng của lớp vỏ bọc Đó là nguyên nhân của sự phân rã ure từ SCU vào đất bởi vi khuẩn và quá trình thủy phân phá hủy lớp vỏ lưu huỳnh
* Phân bọc bằng polyme và lưu huỳnh
Do hiệu suất tương đối nghèo của SCU, một số nhà sản xuất trên thế giới đã giới thiệu một sản phẩm mới trong đó phân bọc lưu huỳnh được bao phủ thêm bởi một lớp mỏng polyme hữu cơ Từ đó, một SCU bao polyme được gọi là PSCU Theo Goetz [16] PSCU nhả phân bón cũng tương tự như CRFS phủ polyme Lớp polyme bổ sung với tác dụng nâng cao khả năng chống tiêu hao của các hạt phân và cho thấy khả năng nhả tốt hơn phân bón bọc lưu huỳnh Sản phẩm được sử dụng rộng rãi cho thị trường phi nông nghiệp như sân gôn, cây cảnh…
1.2.5 Các phương pháp sản xuất phân bón nhả chậm và nhả có kiểm soát
* Phương pháp
Trong quá trình sản xuất các loại phân bón nhả chậm hay nhả có kiểm soát, hiệu quả nhả chậm của chúng có thể đạt được bằng các quy trình sản xuất khác nhau, ví dụ thông qua việc biến tính các loại phân bón thông thường Khi đó, độ tan của phân bón, tức là quá trình nhả các chất dinh dưỡng
có sẵn cho thực vật:
- Giảm về mặt hóa học hay vật lý (nhả chậm hay có kiểm soát)
- Quá trình chuyển hóa của các dạng dinh dưỡng không có sẵn hay ít linh động thành các dạng linh động, sẵn có cho thực vật được làm chậm bằng
sự kết hợp với các chất ức chế nitro hóa và ure hóa
Quá trình nhả chậm hay nhả có kiểm soát chất dinh dưỡng có thể đạt được thông qua các đặc tính hóa – lý đặc biệt Với các loại phân bón nhả có kiểm soát, quy trình chính là bằng một cách nào đó, các nguyên liệu phân bón hòa tan thông thường trở thành dạng bọc hay viên bảo vệ (không tan trong