1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục

81 3,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Sản phẩm gốm sứ ngày nay có mặt trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ đồ gia dụng như nồi bằng gốm; chén, bát, đĩa bằng sành sứ; gốm sứ mỹ nghệ; gốm xây dựng như gạch xây, ngói

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Hóa công nghệ - môi trường

Người hướng dẫn khoa học

Thạc sĩ: LÊ CAO KHẢI

Hà Nội, 2011

Trang 2

Quý thầy cô trong khoa Hóa học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho

em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài

Các bạn sinh viên khoa Hóa học đã giúp tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành khóa luận

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Hường

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu, mọi hình ảnh trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả của tác giả khác

Tác giả Nguyễn Thị Hường

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Hình 2.1 Các đường cong sấy

Hình 2.2 Quá trình kết khối các hạt tròn Al2O3 khi nung ở nhiệt độ 1750-

18400C (phóng đại 1500 lần)

Hình 3.1 Khuyết tật nứt ở giai đoạn nâng nhiệt

Hình 3.2 Khuyết tật nứt ở giai đoạn hạ nhiệt

Hình 3.3 Hình ảnh sau khi vứt nứt đã được gắn hồ

Hình 3.4 Khuyết tật biến dạng hình dạng sản phẩm

Hình 3.5 Khuyết tật lõi đen trong lòng viên gạch gốm

Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn cân bằng CO2 + C CO

Hình 3.7 Khuyết tật màu sắc kém

Hình 3.8 Khuyết tật bọt khí trên bề mặt của một bình hoa (sần dạng vỏ trứng) Hình 3.9 Khuyết tật bọt khí (dạng lỗ chân kim)

Hình 3.10 Khuyết tật bọt khí (dạng lỗ chân lông)

Hình 3.11 Khuyết tật cuốn men trên sản phẩm gốm

Hình 3.12 Minh họa cách xác định hiện tượng thấm ướt của men

Hình 3.13 Khuyết tật nứt men với những kích cỡ khác nhau trên bề mặt sản

phẩm

Hình 3.14 Men nứt do con người tạo ra để trang trí

Hình 3.15 Khuyết tật men không bám trên sản phẩm gốm

Hình 3.16 Khuyết tật rạn mặt men (dạnh chân chim)

Hình 3.17 Men rạn do con người tạo ra để trang trí

Hình 3.18 Khuyết tật phồng men

Hình 3.19 Men kết tinh được dùng với mục đích trang trí

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 6

1.1 Gốm và một số vấn đề liên quan 6

1.2 Phân loại gốm 7

1.2.1 Phân loại theo tính chất và độ nung của xương gốm 8

1.2.2 Phân loại theo cấu trúc của xương 10

1.2.3 Phân loại theo tính chất của xương 10

1.2.4 Phân loại theo lĩnh vực sử dụng sản phẩm 10

1.3 Lịch sử phát triển và xu hướng phát triển vật liệu gốm sứ 11

1.3.1 Lịch sử đồ gốm trên thế giới 11

1.3.2 Lịch sử đồ gốm tại Việt Nam 14

1.3.3 Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ hiện nay 16

1.4 Các làng gốm cổ ở Việt Nam 18

1.4.1 Gốm Chu Đậu (Hải Dương) 19

1.4.2 Gốm Bát Tràng (Hà Nội) 20

1.4.3 Gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) 23

1.4.4 Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 27

2.1 Sơ đồ công nghệ chung 27

2.2 Quy trình sản xuất đồ gốm 27

2.2.1 Gia công và chuẩn bị phối liệu 28

Trang 6

2.2.2 Tạo hình 29

2.2.3 Phơi sấy và sửa hàng mộc 31

a/ Phơi sấy 31

b/ Sửa hàng mộc 34

2.2.4 Trang trí hoa văn và tráng men 35

2.2.5 Nung sản phẩm 36

2.2.5.1 Cơ sở lý thuyết 37

2.2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nung và chất lượng sản phẩm 42

2.2.6 Hoàn thiện và phân loại sản phẩm 44

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

3.1 Nứt sản phẩm 45

3.1.1 Nứt tế vi 45

3.1.2 Nứt thô dại 46

3.1.2.1 Nứt ở giai đoạn nâng nhiệt 46

3.1.2.2 Nứt ở giai đoạn hạ nhiệt 50

3.2 Biến dạng sản phẩm 52

3.3 Khuyết tật lõi đen 56

3.4 Khuyết tật men 59

3.4.1 Màu sắc kém 59

3.4.2 Hiện tượng bọt khí 61

3.4.3 Cuốn men 64

3.4.4 Nứt men 67

3.4.5 Men không bám 69

3.4.6 Rạn mặt men 70

Trang 7

3.4.7 Phồng men 71

3.3.8 Men bị kết tinh 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Tôi chưa bao giờ quy những di vật này ra giá trị vật chất Đối với tôi, chúng chỉ có giá trị tinh thần Đó là những tinh túy về nghề mà ông cha chúng tôi để lại cho con cháu muôn đời sau Chúng tôi phải có trách nhiệm gìn giữ nó Nếu tôi bán những cổ vật này đi thì tôi sẽ có tội rất lớn với tổ tiên và con cháu,

và tôi đã bán đi những gì có thể giúp cho thế hệ trẻ Kim Lan hôm nay nhận ra nguồn gốc của mình” Đó là những lời tâm sự chân tình của ông Hồng – một

người sưu tập những mảnh gốm Đúng vậy là mảnh gốm chứ không phải đồ gốm Đọc bài báo này trên báo Văn Hóa ra thứ 2/14/05/2007 tôi đã tự hỏi những mảnh gốm được nhặt từ đáy sông lên thì có gì đáng giá trị để ông Hồng phải coi trọng đến vậy Chính thắc mắc đó đã đưa một người, có thể nói là không biết nhiều về gốm sứ như tôi phải tìm hiểu, để rồi phải gắn bó và say mê đến kỳ lạ Vâng! Những đồ vật tưởng chừng như phế thải kia lại chứa đựng cả một kho tàng, không những có giá trị lớn về vật chất mà cả về tinh thần Những làng gốm

cổ chính là nơi nuôi dưỡng mạch ngầm văn hóa, nơi sáng tạo và chuyển giao di sản văn hóa của dân tộc Gốm sứ - một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc

Sản phẩm gốm sứ ngày nay có mặt trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ đồ gia dụng như nồi bằng gốm; chén, bát, đĩa bằng sành sứ; gốm sứ mỹ nghệ; gốm xây dựng như gạch xây, ngói lợp, gạch ốp tường, sứ vệ sinh… đến các loại gốm kỹ thuật như gốm cách điện dùng trong kỹ thuật điện và điện tử, chế tạo máy, công nghiệp dệt, gốm cách nhiệt, gốm làm bột mài, gốm chịu nhiệt

độ cao như lớp vỏ chịu nhiệt, chịu ma sát ở bên ngoài con tàu vũ trụ Như vậy gốm sứ được coi là loại vật liệu nhân tạo đầu tiên do con người chế tạo ra, đến nay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đời sống con người

Trang 9

Thủa xa xưa gốm được làm bằng tay với kỹ thuật thô sơ, theo thời gian cách thức sản xuất gốm ngày càng được cải tiến trở nên đa dạng và phong phú Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật, công nghiệp sản xuất gốm sứ có nhiều thay đổi, những công nghệ tiên tiến nhất trên những dây chuyền, hệ thống tự động đã được áp dụng vào sản xuất Nhưng dù làm bằng tay hay bằng máy, dùng công nghệ thô sơ hay hiện đại, với bất cứ cách thức nào thì yêu cầu cuối cùng và quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm tạo ra Để tạo ra được một sản phẩm gốm hoàn thiện, không có một khuyết tật nào, đảm bảo những tính chất, yêu cầu của vật liệu, bảo toàn hình dạng và sự nguyên vẹn của sản phẩm trong quá trình chế tác và nung luyện, người ta phải nghiên cứu rất kỹ về ảnh hưởng của nguyên liệu và các công đoạn công nghệ lên

vi cấu trúc và tính chất của sản phẩm gốm sứ

Tuy nhiên, các sản phẩm gốm sứ của nước ta hiện nay chủ yếu chỉ phục

vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và sản xuất cũng chỉ mới dừng lại ở sản xuất vừa và nhỏ Trong khi đó, để đưa sản phẩm gốm sứ của Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế thì ngoài các yếu tố về ngoại cảnh, mẫu mã thì chất lượng sản phẩm là điều đáng quan tâm nhất Tất cả các khâu trong quá trình sản xuất gốm đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là công đoạn tráng men, nung gốm Công đoạn này không những có thể gây ra những khuyết tật không thể sửa chữa được mà còn có khả năng bộc lộ những khuyết tật của các khâu trước đó

Là một sinh viên của ngành Hóa học, em rất mong được đóng góp những nghiên cứu, nhận định của mình và đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng gốm sứ, nhằm tạo ra những sản phẩm không có một khuyết tật nào, đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm kể cả để

Trang 10

sử dụng hay trang trí Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục ”

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan về gốm sứ ở Việt Nam và trên Thế giới

- Tìm hiểu công nghệ sản xuất gốm sứ

- Nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm, nguyên nhân cũng như cách khắc phục các khuyết tật đó

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập và xử lý những tài liệu liên quan đến gốm sứ và công nghệ sản xuất gốm sứ

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: tìm hiểu những vấn đề liên quan đến gốm sứ trong lý thuyết và trên thực tế, tìm hiểu về các làng gốm cổ của Việt Nam… Từ đó sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp đưa đến kết luận

- Phương pháp điều tra: Tiến hành đến một số địa phương sản xuất gốm thu thập thông tin, tài liệu và hình ảnh các mẫu gốm được sản xuất tại các làng nghề

ở miền Bắc nước ta

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Gốm và một số vấn đề liên quan

Cho đến thời điểm hiện nay việc định nghĩa gốm dường như vẫn chưa

được thống nhất Có nhiều quan điểm khác nhau về gốm sứ, điều đó có phần trở ngại trong việc tìm hiểu, phân loại, giới thiệu các loại gốm

Từ trước tới nay, thuật ngữ “đồ gốm” được đa số chúng ta hiểu một cách đơn giản nhất là “tên gọi chung các sản phẩm làm từ đất sét, sau được nung qua lửa” Còn theo từ điển tiếng việt của Hoàng Phê: “Gốm là tên gọi chung cho tất

cả các sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung như đồ đất nung, sành, sứ…”

Trước đây, danh từ gốm dùng để chỉ tất cả những sản phẩm mà trong thành phần của chúng đều chứa silic oxit Hiện nay, theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật gốm sứ (ceramic) là các vật liệu rắn vô cơ với cấu trúc dị thể, thành phần khoáng và hóa khác nhau Thành phần pha của vật liệu gốm sứ gồm pha đa tinh thể, pha thủy tinh và có thể có pha khí Các sản phẩm gốm sứ được sản xuất

từ những nguyên liệu dạng bột mịn, tạo hình rồi đem nung đến kết khối ở nhiệt

độ cao

Khái niệm gốm sứ có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là những sản phẩm

được tạo hình từ các nguyên liệu dạng hạt phân tán khi nung ở nhiệt độ cao chúng có trạng thái rắn với nhiều tính chất kỹ thuật mong muốn như có một độ bền cơ, bền nhiệt, bền hóa và những tính chất kỹ thuật quý khác

Gốm truyền thống: là loại vật liệu vô cơ không kim loại có cấu trúc đa tinh

thể với một lượng pha thủy tinh nhất định Sản phẩm được tạo hình từ nguyên liệu dạng bột mịn, chủ yếu là đất sét, cao lanh, sau đó được thiêu kết ở nhiệt độ

Trang 12

cao (đa phần trên 9000C) để kết khối, có được vi cấu trúc mới và các tính chất hóa lý đạt yêu cầu sử dụng

Nếu như gốm truyền thống được hiểu là loại gốm mà nguyên liệu sản xuất

gồm một phần hay tất cả là đất sét, cao lanh thì gốm đặc biệt không hề dùng đất

sét hay cao lanh trong phối liệu mà nguyên liệu là cacbua, nitrua, các oxit không phải silic…

Thông thường sản phẩm gốm gồm xương gốm và men gốm

Xương gốm là thành phần chính của sản phẩm phía ngoài có thể được

tráng một lớp men Ngoài ra có thể có một lớp màu trang trí dưới men, trên men hay trong men

Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày 0.15 – 0.4 mm phủ lên bề mặt

xương Lớp thủy tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn bóng, làm tăng tính thẩm mỹ và cải thiện các tính chất kỹ thuật cho sản phẩm

Nguyên liệu chủ yếu để làm đồ gốm là đất sét và cao lanh

Đất sét là sản phẩm phân hủy của các silicat thiên nhiên dưới tác dụng của

những tác nhân khi quyển, chủ yếu là nước và khí cacbonic (CO2) Nó gồm chủ yếu các khoáng sét như Caolinit (Al2O3.2SiO2.2H2O), Montmorilonit (AlSi2O5(OH).xH2O) và Galoazit (Al2O3.2SiO2.4H2O) và các tạp chất khí, cát, oxit sắt…

Cao lanh gồm chủ yếu caolinit và được tạo nên do quá trình phong hóa

của fenpat orthoclazơ:

2K[AlSi3O8] + 2 H2O + CO2  Al2O3.2SiO2.2H2O + 4SiO2 + K2CO3

1.2 Phân loại gốm

Trang 13

So với nhiều loại hình nghệ thuật và nhiều loại hình sản phẩm đã từng tồn tại, gốm/ đồ gốm có một niên đại sớm (thậm chí rất sớm) với một chặng đường phát triển khá dài và hầu như không đứt đoạn Mỗi một giai đoạn phát triển trong lịch sử, chúng đều có một dấu ấn riêng và có thể định vị một tên gọi riêng Sự phong phú, đa dạng các loại hình trong lịch sử phát triển chính là nguyên nhân (và là điều không thể tránh khỏi) dẫn đến sự “chưa thể thống nhất ” những thuật ngữ xung quanh “họ nhà gốm” Cho đến thời điểm hiện nay, việc phân loại và sắp xếp toàn bộ lịch trình phát triển của nghệ thuật gốm Việt Nam còn nhiều tranh luận Tuy nhiên, có thể dựa trên các tiêu chí nhất định để phân loại gốm như sau:

1.2.1 Phân loại theo chất liệu và độ nung của xương gốm

Đây là cách phân loại thông dụng nhất Theo tiêu chí này người ta đã chia

“họ nhà gốm” thành 3 loại chính: gốm đất nung, sành và sứ

Gốm đất nung (pottery): được làm từ đất sét thường (đất thó), nhiệt độ

trung bình khoảng 600 – 7000C, cao nhất là 9000C Nó có niên đại khoảng gần một vạn năm

Sành (stone ware): Niên đại khoảng gần hai ngàn năm Là loại vật liệu

cứng, thép không vạch được nó, thường có màu xám, vàng hoặc nâu Sành gõ kêu và rất bền với hóa chất Sành có thể được làm từ loại đất sét thường (sành nâu), hoặc từ đất sét trắng (cho loại sành trắng hoặc sành xốp), nhiệt độ trung bình đạt từ 1000 – 11000C, thậm chí 12500C tùy theo cấu tạo của lò nung và thành phần của xương đất chịu được lửa cao hay thấp Mặt ngoài của sành là lớp men muối mỏng tạo nên do muối ăn được ném vào lò trong khi nung đồ sành Sành được chia thành hai dạng: sành cứng (còn gọi là sành mịn) và sành mềm (còn gọi là sành xốp hay là “đồ đàn” theo cách gọi dân gian) Gọi là sành cứng

Trang 14

hay sành mịn là do xương đất khi nung ở nhiệt độ cao đã bắt đầu nóng chảy (thiêu kết), tạo kết dính hạt mịn và rắn chắc như đá, không còn bị ngấm nước Còn sành xốp, do xương đất mới kết dính nhưng chưa thật chín nên “bở”, “xốp”

và vẫn bị ngấm nước Loại sành cứng còn có thể chia thành sành nâu (do xương gốm làm tự loại đất sét thường) và sành trắng (do xương gốm làm từ loại đất sét trắng)

Sứ (porcelain, china): cũng là vật liệu cứng, xốp, có màu trắng, gõ kêu và

bền với hóa chất Nguyên liệu để làm sứ ngoài đất sét trắng phải cố thêm cao lanh, thạch anh, phenpat Nhiệt độ lò sứ thường đạt từ 1280 – 13500C, thậm chí

14000C Những đồ bằng sứ sau khi đã được tạo hình và sấy khô thường được nung hai lần, lần 1 ở nhiệt độ 10000C rồi tráng men và trang trí (khi cần), lần thứ

2 nung kĩ trong lò ở nhiệt độ 1400 – 14500C

Thực tế cho thấy, giữa sành trắng và sứ không chênh lệnh nhau nhiều về

độ lửa (trong lò nung) mà khác nhau chủ yếu về độ trong Mặc dù cùng được làm

từ nguyên liệu là đất sét trắng (là chủ yếu) nhưng sành trắng và sứ khác nhau ở chỗ xương đất sứ đã hoàn toàn kết tinh, soi lên ánh sáng thấy dấu tay cầm (thấu quang) Tuy nhiên, phải có cao lanh, tràng thạch và nung ở nhiệt độ trên 13000C mới thành sứ thấu quang được, nung chưa đến độ lửa vẫn còn là sành; hoặc sành nung ngang độ lửa của sứ vẫn chỉ là sành do thành phần xương không có cao lanh, thạch anh, phenpat

Như vậy, gốm là tên gọi chung của mấy loại trên Nhưng trên thị trường, người ta thường muốn tách sứ ra khỏi gốm, bởi cái dạng bóng bẩy của nó khác các loại trên không ít Một phần còn do nguyên nhân lịch sử, sứ ra đời rất muộn

so với họ nhà gốm đã ổn định từ lâu Nếu ở Việt Nam thường gọi gốm và sứ, ở

Trang 15

châu Âu thường gọi ceramique and Pocelaine là đều do thói quen hoặc có dụng

ý, hoặc vô tình Nhưng về mặt khoa học, sứ trước sau chỉ là một loại của gốm

1.2.2 Phân loại theo cấu trúc xương

Gốm thô (heavy): Xương sản phẩm có cấu trúc hạt thô, bề mặt vết vỡ gồ

ghề như gạch, ngói, ống sành thoát nước…

Gốm tinh (gốm mịn) (fine): Xương sản phẩm có cấu trúc mịn, bề mặt vết

vỡ tương đối phẳng như sứ dân dụng, sứ vệ sinh, các loại gốm kỹ thuật…

1.2.3 Phân loại theo tính chất của xương

Gốm xương xốp: Sản phẩm xốp, gõ vào sản phẩm có tiếng kêu đục, bề

mặt vết vỡ gồ ghề và không ánh thủy tinh Độ hút nước của sản phẩm cao Nhóm sản phẩm xốp có hai loại, loại tráng men như sứ gia dụng, gạch ốp ceramic và loại không tráng men như gạch đỏ, ngói, gốm lọc nước…

Gốm xương sít đặc: Sản phẩm dạng đá có độ kết khối cao, gõ vào sản

phẩm có tiếng kêu thanh, bề mặt vết nứt tương đối phẳng và có ánh thủy tinh Sản phẩm có độ hút nước nhỏ và nước không thể thấm qua Nhóm sản phẩm này

có hai loại, loại kết khối tráng men như sứ gia dụng, sứ vệ sinh và loại không tráng men như gạch clinke lát vỉa hè, chum vại sành…

1.2.4 Phân loại theo lĩnh vực sử dụng sản phẩm

Tiêu chí này cho ta biết vị trí và vai trò của ngành kỹ thuật gốm trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong đời sống hàng ngày Theo tiêu chí này gốm được phân loại như sau:

Gốm xây dựng: gạch đỏ, ngói, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, ống sành thoát nước…

Gốm gia dụng: bát, tách đĩa, bộ đồ trà…

Gốm mỹ nghệ: đôn, độc bình, tượng…

Trang 16

Gốm kỹ thuật: các loại gốm dùng trong kỹ thuật điện, điện tử, gốm sử dụng ở nhiệt độ cao, gốm bền cơ, bền nhiệt cao…

Xét về lịch sử phát triển đồ gốm thì gốm đất nung có trước tiên, phổ biến

từ thời đại đồ đá mới, muộn hơn là sứ

Có thể nói lịch sử đồ gốm gắn liền với lịch sử xã hội loài người Dựa theo chất liệu, hình dáng và kỹ thuật trang trí đồ gốm có thể xác định trình độ phát triển của một cộng đồng dân cư vào một thời kỳ nào đó trong lịch sử Lần theo dấu vết đất nung cổ đại, người ta đã phát hiện bàn tay người phụ nữ in hằn trên hiện vật xưa nhất Chứng tỏ, trong bước đầu xây dựng xã hội cộng đồng vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, kể cả đối với nghề gốm

Người ta tin rằng những đồ gốm đầu tiên được tạo ra bằng cách đắp đất mỏng bên trong cái giỏ đan rồi đem nung Giỏ đan bằng nan cây bị cháy, còn lại hình đất bên trong đã được nung chín Đất sét luyện với cát, đá mạt, vỏ nghiền nát được nung trong đám cháy trong khu vực nhiệt độ 9000C Như vậy, nghệ thuật gốm sứ đi từ đơn giản tiến dần đến phức tạp

Có thuyết cho rằng nghệ thuật gốm đi từ phức tạp đến đơn giản Vì thật khó mà biết được loài người sử dụng đất sét từ bao giờ Nhưng khi con người ở

Trang 17

thời đại thơ ấu vốn hay bắt trước tự nhiên với sự vụng về của mình Qua những cuộc khai quật ở Hissarlik (thuộc vùng tiểu Á Châu), ở Mehico, Yucatan (Châu

Mỹ - nền văn minh May-a), người ta thấy những hình thù gốm xưa nhất nặn bằng tay phức tạp, bắt chước hình dáng loài vật, con người Chỉ khi người ta phát chế ra bàn xoay thì chính đồ gốm mới đi từ phức tạp đến đơn giản

Bàn xoay cách đây 5000 năm đã thấy ở Ai Cập; cách đây 4500 năm đã thấy ở Tiểu Á Châu Ở Trung Quốc, đời Ân Thương cách đây 4000 năm đã biết

sử dụng bàn xoay rất thành thạo Ở Việt Nam, đồ gốm di chỉ Phùng Nguyên cách đây 4000 năm đến 5000 năm, cũng đã chứng minh việc sử dụng bàn xoay quen thuộc Nhưng có điều lạ là không phải bàn xoay trở nên phổ biến khắp nơi Gốm châu Mỹ chưa hề làm bằng bàn xoay trước cuối thế kỷ 15 Ở Việt Nam, đồng bào Chăm thuộc vùng Phan Rang, đến nay vẫn chưa sử dụng bàn xoay để sản xuất gốm Phát minh ra bàn xoay là một tiến bộ kỹ thuật cách mạng trong tạo hình đồ gốm, tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú về hình dáng sản phẩm cũng như các kỹ thuật trang trí khác nhau

Một bước tiến lớn về phía trước là việc phát minh ra thủy tinh khoảng

2000 – 1000 năm TCN, tạo điều kiện để phát minh ra men gốm mà nổi tiếng nhất là hỗn hợp Ai Cập, đó là hỗn hợp của đất sét, cát và tro gỗ làm vai trò chất trợ dung và các oxit đồng hay mangan để tạo màu Sau khi nung, nó làm cho bề mặt gốm có một lớp nhẵn bóng và có màu Gạch ốp lát tráng men màu xuất hiện

ở Trung Đông vào khoảng 2000 năm TCN Khoảng 5000 năm TCN, các nhà thờ

và cung điện vùng Trung Đông đã được lát bằng loại gạch đến nay vẫn còn làm người ta khâm phục Theo bước chân những người Ả Rập, kỹ thuật sản xuất gạch ốp lát tráng men đã phát triển sang tận Tây Ban Nha

Trang 18

Ở Trung Hoa, đồ gốm xuất hiện vào khoảng 6000 năm TCN, muộn hơn so với ở vùng Trung Đông Về sứ, theo công trình nghiên cứu, khảo sát của Trung Quốc gần đây, thì sứ Trung Quốc có từ thời Tam Quốc, với những hiện vật bằng

sứ xanh Nhưng một số nhà nghiên cứu khác của Trung Quốc cho rằng sứ đã có

từ thời Ân Thương Tuy bấy giờ do trình độ nung lửa còn thấp, nên hiện vật sứ chưa hề “thấu quang”, theo thời gian chất lượng của nó đã được nâng lên trong quá trình sản xuất Đến đời nhà Đường (960 - 1127) có sứ Ding-Jao (Bạch Định), nhất là sứ xương trắng ngần được trang trí hoa văn bằng cách đóng dấu và tráng men trong Đến triều Minh (1368 - 1644) đã sản xuất ra sứ chất lượng tương đương sứ Châu Âu ngày nay, đồng thời kỹ thuật tạo hình và trang trí đồ gốm tiếp tục được hoàn thiện Nhưng đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ phải kể đến sứ của đời nhà Thanh Sứ sản xuất ra có chất lượng tốt, trình độ kỹ thuật và

mỹ thuật cao, xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới

Ở Châu Âu, biết đến sứ, trước tiên là do đồ sứ Trung Quốc mang sang, do vậy nó rất quý và hiếm Bộ đồ ăn sang trọng bằng sứ trong cung đình Châu Âu thế kỷ 17, 18 nhập từ Trung Hoa có giá đắt ngang vàng, vì vậy người Châu Âu

đã cố gắng bắt trước sản xuất sứ Châu Á Nhà luyện kim Ý Maxtơrô Antôniô học được phương pháp làm sứ năm 1470 Nhưng mãi đến năm 1704, Bốt-gie, người Đức mới thí nghiệm thành công sứ, và đến năm 1710, mới lập xưởng sứ Đre-xđen, đầu tiên ở Châu Âu Trong khi đó, ở Ai Cập và Irắc đã làm được đồ

sứ từ các vương triều Fatimites 640 - 1171

Trong quá trình tìm tòi, trước khi tìm ra cách sản xuất đồ sứ, người Châu

Âu đã sáng tạo ra các loại sành majolica và faience

Theo thời gian, bằng việc đưa vào sản xuất công nghiệp, áp dụng những sáng kiến, phát minh mới, thiết bị mới ngành công nghiệp gốm sứ ngày càng

Trang 19

phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp trong suốt thế kỷ 19

đã đưa ngành công nghiệp này lên một tầm cao mới, cơ khí hóa từng bước các công đoạn sản xuất Các máy đập nghiền, nghiền bánh xe, nghiền bi cỡ lớn, ép lọc khung bản và các thiết bị sàng được đưa vào sử dụng trong công đoạn gia công và chuẩn bị phối liệu Lò nung được thiết kế tốt hơn than đá, khí ga, thiết bị điện được đưa vào sử dụng làm nhiên liệu, vận hành máy móc… Các công nghệ mới được đưa vào áp dụng như dùng khuôn thạch cao thay cho khuôn gốm trong tạo hình đổ rót, dùng kỹ thuật in litô thay cho vẽ bằng tay…

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp gốm sứ lại có một bước phát triển mới nhờ quá trình chuyển đổi từ cơ khí hóa sang tự động hóa Gốm sứ được sản xuất theo dây truyền hàng loạt Tuy nhiên, bên cạnh đó, sản xuất thủ công bằng tay với những dòng sản phẩm truyền thống độc đáo của mỗi nước vẫn phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của con người trong cuộc sống hiện đại

1.3.2 Lịch sử đồ gốm sứ tại Việt Nam

Xuất hiện ở Việt Nam đã hàng ngàn năm nay, gốm được người ta tìm thấy trong nhiều di chỉ văn hóa như Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long cho đến hậu thời kỳ

đồ đá mới Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun Nhiều năm qua, Việt Nam được thế giới biết đến như một đất nước có một nền văn hóa độc đáo, đa dạng và không thể không nhắc tới gốm với những đóng góp về phương diện loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc Ông cha ta đã sản xuất được đồ gốm từ thời thượng

cổ cách đây khoảng 6000 năm Đến thời vua Hùng, chúng ta đã có gốm Phùng Nguyên, gốm Gò Mun (Vĩnh Phú – nay thuộc Tỉnh Phú Thọ) nung ở nhiệt độ

800 – 9000C, xương gốm bắt đầu được tinh luyện

Trang 20

Từ thế kỉ 11, chúng ta đã sản xuất được gốm men Đại Việt nổi tiếng với các trung tâm Hà Bắc, Thanh Hóa, Thăng Long, Quảng Nam Gốm men Đại Việt thời kỳ này khá nổi tiếng, bằng chứng là các sản phẩm gốm và gạch ngói xây dựng chùa Phật Tích (Bắc Ninh), Quốc Tử Giám (Hà Nội), Tháp Chàm (Quảng Nam)

Thời nhà Trần có gốm Thiên Trường (Nam Định) với sản phẩm bát đĩa, bình lọ phủ men ngọc, men nâu Trung tâm gốm Chu Đậu là nơi sản xuất gốm lớn trong suốt 3 thế kỷ 14 - 17, nổi tiếng làm gốm hoa lam cực kỳ tinh xảo Đặc biệt, vào cuối thời trần, thế kỷ 15, ở nước ta đã bắt đầu hình thành làng gốm nổi tiếng Bát Tràng (Hà Nội) Bát Tràng nổi tiếng với các sản phẩm gốm men ngọc, men rạn (thời Lê – Trịnh), gốm hoa lam (cuối thời Lê đầu thời Nguyễn) Qua nhiều thăng trầm, làng gốm Bát Tràng vẫn tồn tại đến ngày nay, thích ứng với cơ chế thị trường, phát triển mạnh mẽ, phồn thịnh và trở thành trung tâm gốm cổ truyền lớn nhất nước ta Sản phẩm gốm Bát Tràng không chỉ tiêu thụ trong nước

mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới

Ở miền Nam có gốm Cây Mai ở Sài Gòn – Chợ Lớn, nổi tiếng với gốm sành tráng men màu với các sản phẩm trang trí rất mỹ thuật như lọ hoa, chậu, đôn… Hiện nay, tại miền Nam có hai trung tâm gốm lớn là Biên Hòa (Đồng Nai) và Bình Dương, nối tiếp truyền thống của gốm mỹ nghệ Cây Mai trước đây

Lò nung gốm cũng được những người thợ Việt Nam cải tiến không ngừng

Từ lò ếch, lò đàn ngày xưa đến lò bầu (lò rồng có nhiều bầu), lò hộp (lò đứng)

Và ngày nay, đã tiếp thu kỹ thuật của lò buồng gián đoạn hiện đại lò con thoi (hay lò gas), lò tuynen (lò hầm, lò liên tục), đốt bằng nhiên liệu khí, tường và vòm lò lát bông gốm chịu nhiệt

Trang 21

54 dân tộc anh em quần tụ với nhau tạo thành dân tộc Việt Nam vững chắc, đó là nơi tập trung của nhiều vùng miền văn hóa khác nhau vô cùng sống động Gốm Việt Nam nói chung cũng vậy, tuy nhiên với mỗi trung tâm làm gốm thì những sản phẩm gốm lại mang những giá trị khác nhau đặc trưng cho văn hóa của mỗi vùng đất sản sinh ra gốm Nghề gốm ở Việt Nam trải khắp trên mọi miền đất nước, với những cái tên như: Bát Tràng (Hà Nội); Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh); Hương Canh (Vĩnh Phúc); Chum Thanh (Thanh Hóa)… từ đó hình thành nên những trung tâm gốm sứ phát triển hưng thịnh Điều đáng nói là cùng với thời gian nghề gốm ở những trung tâm này không hề bị mai một mà ngày càng phát triển hưng thịnh hơn ngoại trừ gốm Hương Canh Một đặc điểm rõ nét của nghề gốm là đều phát triển dọc triền sông, bởi lẽ ngoài việc tiện đường chuyên chở thì đất sét dọc các triền sông là loại nguyên liệu quý để sản xuất gốm

1.3.3 Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ hiện nay

Lịch sử loài người gắn liền với lịch sử phát minh và sử dụng của từng loại vật liệu chính Nói về các thời đại trước, người ta thường phân chia ra thành: thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng và thời đại sắt thép Từ thế kỷ thứ 20 đến nay, sự xuất hiện của nhiều loại vật liệu khác nhau có các đặc tính vượt cả sắt, thép và đang thay thế dần sắt, thép trong nhiều lĩnh vực

Gốm là loại vật liệu có vị trí đặc biệt đối với lịch sử loài người cổ đại, cận đại, đương đại và chắc chắn là trong thế kỷ thứ 21, vật liệu gốm còn đưa lại nhiều điều kỳ diệu nữa đối với khoa học kỹ thuật

Khi nhắc đến đồ gốm sứ, chúng ta có thể nghĩ ngay đến hình ảnh một khối đất sét được đặt trên chiếc bàn xoay và người nghệ nhân sẽ dùng đôi bàn tay tạo hình, trang trí rồi đưa vào lò nung thành phẩm Nhưng trên thực tế, đồ gốm sứ

Trang 22

còn có thể sản xuất từ rất nhiều vật liệu khác nhau và hình dạng của chúng cũng rất phức tạp

Sản xuất gốm sứ truyền thống đòi hỏi phải tốn rất nhiều nhiệt và gây rất nhiều khói bụi cho môi trường Ngày nay, trên thế giới có xu hướng nghiên cứu những công nghệ sản xuất gốm sứ tiết kiệm hơn và đặc biệt hạn chế độc hại cho môi trường Tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu trong sản xuất theo hướng:

cố gắng cải tiến tối ưu công nghệ hiện có, phát triển các bài phối liệu mới tiêu tốn ít năng lượng hơn, số lần nung ít hơn, nhiệt độ nung thấp, thời gian nung ngắn hơn… Năm 2010, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Bắc Carolina, Hoa Kì

đã phát hiện một phương pháp tạo hình đồ gốm sứ vừa tiết kiệm được năng lượng sử dụng sản xuất, vừa giảm được giá thành và cũng rất thân thiện với môi trường Có rất nhiều phương pháp tạo hình cho gốm sứ nhưng nhìn chung đều theo xu hướng sử dụng rất nhiều nhiệt Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách chế tác không dùng đến nhiệt mà thay vào đó là một dòng điện Họ đã lợi dụng một khiếm khuyết về cấu trúc gọi là biên hạt – nơi những tinh thể với các nguyên tử được sắp xếp thành hàng theo nhiều hướng khác nhau bên trong vật liệu Các biên hạt này đều có điện tích, nếu đưa một điện trường vào vật liệu, nó

sẽ tương tác với điện tích tại biên hạt và khiến các tinh thể trượt đối chiều nhau dọc theo biên Từ đây, việc thay đổi hình dạng của gốm sứ sẽ trở nên dễ dàng hơn cũng như các ứng lực cần thiết để tạo hình cho sản phẩm sẽ xấp xỉ bằng không

Công nghệ hiện đại đòi hỏi những loại vật liệu có các tính chất đặc biệt như: độ rắn cao, chịu mài mòn va đập, nhẹ, bền nhiệt, bền đối với mọi môi

trường ăn mòn khắc nhiệt… Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng và nâng cao tính

chất vật liệu gốm sứ truyền thống, các loại vật liệu gốm sứ mới có tính năng kỹ

Trang 23

thuật mới là một trong những xu hướng phát triển của ngành công nghiệp gốm

sứ Từ đó, mở ra xu hướng mới cho ngành công nghiệp gốm sứ là thâm nhập vào

nhiều ngành công nghiệp khác: Công nghiệp quốc phòng, Giao thông vận tải, Công nghệ xây dựng, Y học, Công nghệ sản xuất các dụng cụ sinh hoạt…

Bên cạnh các làng nghề truyền thống, còn có các công ty sứ gốm được đầu tư với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, luôn tác động qua lại lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh Chính xu hướng

phát triển đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công ty, xí nghiệp, các làng nghề,

có thể huy động được mọi nguồn lực nội tại cũng như tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài

Bất kỳ ngành sản xuất nào cũng liên tục có những công nghệ mới và hiệu quả hơn trước Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng có sự cạnh tranh và hợp tác

Để có được vị trí vững chắc trên thị trường, ngành công nghiệp gốm sứ không có cách nào khác là đầu tư mạnh mẽ cho khoa học công nghệ chuyên ngành vật liệu gốm sứ, phát triển sản phẩm; tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành gốm sứ

1.4 Các làng gốm cổ ở Việt Nam

Làng quê Việt Nam còn lưu lại nhiều làng nghề đặc sắc, góp phần điểm tô cho sự đa dạng phong phú của nền văn hóa nước ta Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam), đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội Các làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hay làng nghề cổ truyền có mặt

Trang 24

khắp nơi trên đất nước Việt Nam Cùng với thời gian, nhiều làng nghề đã biến mất nhưng cũng có nhiều làng nghề lại phát triển mạnh mẽ Thống kê cho thấy ở Việt Nam hiện nay có gần 2000 làng nghề thuộc một số nhóm nghề chính trong

đó phải kể đến gốm sứ với các làng nghề nổi tiếng như: Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Thổ Hà…

1.4.1 Gốm Chu Đậu (Hải Dương)

Gốm Chu Đậu - Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, được xác định là một dòng gốm quý và thuộc dòng gốm cổ xưa nhất của Việt Nam và thế giới

Vị trí địa lý

Gốm Chu Đậu được sản xuất tại làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các

Xã Minh Tân và Thái Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương

ấm, chén, bình vôi Nhưng cái tên gốm Chu Đậu vẫn chỉ là tên gọi của giới khảo cổ, nghiên cứu, chưa phổ biến rộng rãi trong giới sưu tầm Thông qua nhiều cuộc nghiên cứu, thống kê hiện vật, rất nhiều các bảo tàng trên thế giới như ở Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Điển, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada đều có sưu tập gốm Chu Đậu Chứng tỏ, thời kỳ hoàng kim của gốm Chu Đậu phải có con đường giao thương buôn bán không chỉ trong khu vực mà còn vươn ra với thế giới

Trang 25

Đặc điểm

Gốm Chu Đậu được coi là gốm Đạo, gốm bác học, gốm thấm đẫm chất văn hoá tâm linh thuần Việt, in đậm dấu ấn lịch sử những giá trị nhân văn của quốc đạo phật giáo, đạo giáo, đạo nho Gốm Chu Đậu được giới chuyên môn đánh giá cao, đó là một loại gốm "mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông" Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí tất cả đều đẹp hoàn hảo Gốm Chu Đậu được thể hiện dưới nhiều hình thức như vẽ,

khắc, họa, đắp nổi đều phóng khoáng, trữ tình, hài hòa, tinh xảo

Gốm Chu Đậu mang một phong cách gốm thuần chất Việt, với những nét bút tài hoa đã phản ánh trung thực nền văn minh của Châu thổ sông Hồng Với kiểu dáng tự nhiên gam màu sáng nhẹ, không quá nổi bật như gốm sứ khác, lại mang nét tạo hình chắc chắn, lối vẽ khi thì phóng khoáng, khi tỉ mỉ với những bố cục về nội dung, hoa văn cùng các hoạ tiết, đề tài trên gốm rất hài hoà, chặt chẽ, cộng với sự phối hợp những màu sắc của dòng men tam thái tạo cho từng hiện vật gốm Chu Đậu có một vẻ đẹp tinh tế, riêng biệt, độc đáo, không pha lẫn với những dòng gốm khác Chính nét trầm mà phóng khoáng, trong vẻ cổ xưa lại

phảng phất nét hiện đại nên rất dễ trưng bày, dù kết hợp với không gian xưa hay không gian hiện đại, gốm cổ Chu Đậu vẫn uy nghi trong vị trí của mình

Trang 26

giáp xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm), phía tây giáp sông Hồng, phía nam giáp xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) và xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)

Sơ lược

Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352 Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010 - 1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng - một nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao Hơn nữa, vùng đất này nằm cạnh sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa

Từ khi những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng ra đời đã được các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt ra biên giới đất Việt Từ thế kỷ 15, đồ gốm Bát Tràng

có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa - nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách

Theo các nghệ nhân của làng, đề tài phổ biến của các sản phẩm gốm Bát Tràng là hình rồng, phượng, câu thơ đối, hoa văn, cảnh người, cảnh hoa, cảnh thiên nhiên Tất cả đều phản ánh đời sống tâm linh và triết lý của con người Việt Nam

Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ Về sau, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén Và

Trang 27

ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm chén, bát đĩa,

lọ hoa… và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài bao gồm

cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu… với kỹ thuật và công nghệ cao Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux

- Bỉ, Viện bảo tàng Guimet - Pháp

Đặc điểm

Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên

đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng

thường ngả mầu ngà, đục

Qua mỗi thời kỳ khác nhau gốm Bát Tràng có những đặc điểm về trang trí

và dòng men khác nhau tạo nên các sản phẩm đặc trưng khác nhau Gốm Bát

Tràng có 5 dòng men đặc trưng như sau: men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm; men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kĩ thuật men lam; men trắng ngà sử

dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, men này mỏng, màu

Trang 28

vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một dòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng

ở thế kỉ 16–17 và men rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỉ

16 và phát triển liên tục qua các thế kỉ 17–19

1.4.3 Gốm Phù Lãng (Bắc Ninh)

Nằm ở hữu ngạn sông Cầu, nơi phong cảnh hữu tình của đất Kinh Bắc, Phù Lãng hội tụ đủ các điều kiện cho nghề gốm phát triển Trong kho tàng văn hóa cổ truyền Việt Nam, gốm Phù Lãng đã đóng góp một sắc thái riêng, một diệnmạo độc đáo

Vị trí

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh, cách Thành phố Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục Đầu khoảng 4km Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại

ở Thổ Hà sau đi đến Phù Lãng rồi cứ thế qua bao năm tháng Phù Lãng trở thành một trong ba trung tâm gốm dân gian có tiếng chuyên sản xuất các loại gốm men vàng Sản phẩm chính của Phù Lãng là những vật dụng dùng trong gia đình từ chiếc bát, chiếc vại, chiếc ấm, chiếc nồi, chiếc chum đến những chậu hoa, đôn

Trang 29

cảnh và cả những chiếc tiểu quách dùng trong mai táng, tất cả đều được làm từ đất

Như nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam, gốm Phù Lãng cũng trải qua thăng trầm Thời trước có thể nói nhiều địa phương của vùng Kinh Bắc đều biết tới và sử dụng những sản phẩm của Phù Lãng Đặc biệt trong những năm

1987 - 1992, khi nhà nước xoá bao cấp, gốm sành Phù Lãng bội thu hầu như nhà nào cũng sản xuất và hàng làm ra thường không đủ bán Khi có hàng nhựa, hàng

sứ Trung Quốc, đồ sành Phù Lãng thất thế, chỉ còn lại vài mặt hàng không thể thay được là chum vại, tiểu quách Tuy vậy người dân Phù Lãng vẫn cố duy trì nghề và cố tìm đường ra cho nó

Đặc điểm

Đặc trưng của gốm Phù Lãng là màu sành nâu tráng men da lươn cùng các họa tiết, hoa văn thường là rồng, phượng, hổ phù, hoa sen, lá đề Do được làm hoàn toàn thủ công nên sản phẩm của mỗi nhà một khác từ hình dáng cho đến màu men vàng da lươn (vàng nhạt, vàng thẫm, vàng lục, vàng nâu, vàng đỏ ) -

và đó là kỹ thuật, là bí quyết của từng hộ, có khi chỉ nhìn vào sản phẩm, những khách quen có thể nhận biết được đó là hàng của nhà nào

Trong trang trí gốm Phù Lãng sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, mà người Phù Lãng quen gọi là chạm kép các đề tài: Tứ linh, nghê, hạc, mặt hổ phù, chữ "Thọ", hồi văn, băng cánh sen, sóng nước Đối với những sản phẩm được sản xuất đại trà như gốm dân dụng, người Phù Lãng rất ít trang trí Tuy nhiên, gốm Phù Lãng có ưu thế ở chất men màu tự nhiên, bền và

lạ, dáng gốm mộc mạc, thô phác, nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên

sơ của đất và đậm nét điêu khắc

1.4.4 Gốm Thổ Hà (Bắc Giang)

Trang 30

Với địa thế trên bến, dưới thuyền và nằm bên con sông Cầu thơ mộng, làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) từ lâu đã nổi tiếng là một làng cổ, có nghề gốm từng khá phát đạt trong lịch sử

Vị trí

Thổ Hà là một làng bán đảo thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội gần 50km, với ba mặt được bao bọc bởi sông Cầu Một vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển bất cứ một ngành nghề nào, đặc biệt là nghề gốm

sứ vì vừa có nguồn đất sét dồi dào vừa có vị trí thuận lợi cho giao thông, trao đổi, buôn bán

Sơ lược

Ông tổ nghề gốm Thổ Hà là Đào Trí Tiến Vào thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ Trung Quốc Ở đây, ông học được nghề làm gốm, khi trở về đã truyền dạy cho nhân dân Ban đầu nghề được truyền cho nhân dân trong vùng núi Gốm ven sông Cầu, gần Phù Lãng Sau đó, vì đất thấp lại hẹp nên đã chuyển

về Thổ Hà, vùng này có nguồn đất làm gốm phong phú, và đất rất đẹp lại thuận

tiện cho giao thông đi lại

Vào những năm 40 của thế kỷ trước nghề làm gốm Thổ Hà rất phát triển Giữa những năm 60 của thế kỷ trước dân cư trong làng phát triển, các lò gốm tốn nhiều diện tích đất và gây ô nhiễm nên nhà nước thành lập Xí nghiệp gốm Đá Vang trên vùng đồi núi của làng Lát cách Thổ Hà 3 km về hướng Bắc, toàn bộ dân làm gốm của Thổ Hà thành công nhân của xí nghiệp, ăn lương nhà nước Đầu những năm 80 kinh tế của thời bao cấp vô cùng khó khăn, dân làng chuyển sang nghề mới là làm mỳ gạo và nấu rượu từ sắn Thời gian này nấu rượu từ gạo

và buôn bán rượu vẫn bị cấm Nhiều công nhân đã bỏ Xí nghiệp gốm để về làm hàng Đến năm 1988 đồ nhựa đã trở nên thông dụng, các sản phẩm như chum,

Trang 31

vại bằng sành vừa to vừa nặng khó mà bán được nên Xí nghiệp gốm Đá Vang giải thể, đặt dấu chấm hết cho nghề gốm gần 900 năm của làng Thổ Hà Năm

2005, anh Trịnh Đắc Tân, một người sinh ra trong một gia đình 10 đời làm nghề gốm đã mở một lò gốm nhằm khôi phục nghề gốm cổ truyền, sản xuất các loại chum vại sành, chậu sành, tiểu sành, lọ hoa, tích chén

Đặc điểm

Ðồ gốm Thổ Hà không tráng men được nung ở nhiệt độ cao nên đã thành sành, gốm màu nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, gõ trên gốm tiếng kêu coong coong như thép, mảnh gốm có cạnh sắc như dao, đựng chất lỏng không bao giờ thấm qua, đựng chất rắn đầy chặt không bao giờ ẩm mốc Với đặc điểm này khiến ta

có thể nhận biết gốm Thổ Hà một cách dễ dàng

Trang 32

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Sơ đồ công nghệ chung

Mặt hàng gốm sứ rất đa dạng, mỗi loại sản phẩm khác nhau lại có những quy trình sản xuất khác nhau, tuy nhiên có thể tách các quá trình sản xuất thành các công đoạn cơ bản sau:

Chuẩn bị các nguyên liệu đầu 

Nghiền nguyên liệu 

Trộn các nguyên liệu 

Chuẩn bị phối liệu 

Tạo hình 

Sấy 

Tráng men (tùy loại sản phẩm) 

Nung sản phẩm 

Hoàn thiện sản phẩm nếu cần

2.2 Quy trình sản xuất đồ gốm

Người thợ gốm quan niệm sản phẩm gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ, có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và trong đó còn mang cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của con người Tất cả hòa vào nhau để tạo nên sản phẩm gốm hài hòa về bố cục, thanh nhã về màu sắc, cùng với sự tinh tế của hồn người Để làm ra đồ gốm phải qua các

Trang 33

khâu: gia công và chuẩn bị phối liệu; tạo hình; phơi sấy và sửa hàng mộc; trang trí hoa văn và tráng men; nung sản phẩm; hoàn thiện và phân loại sản phẩm

2.2.1 Gia công và chuẩn bị phối liệu

Điều quan trọng đầu tiên để hình thành một sản phẩm gốm là gia công và chuẩn bị phối liệu, gồm các khâu:

- Chuẩn bị các nguyên liệu đầu

- Nghiền nguyên liệu

- Trộn và chuẩn bị phối liệu

a/ Chuẩn bị các nguyên liệu đầu

Nhằm đảm bảo cho mỗi một nguyên liệu trong phối liệu có một thành phần khoáng hóa nhất định, có độ sạch cần thiết, có độ ẩm và trạng thái vật lý thích hợp cho các công đoạn kỹ thuật tiếp theo

Tùy theo từng loại sản phẩm, nội dung khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu bao gồm:

- Làm giàu nguyên liệu

- Đập nhỏ sơ bộ

- Sấy nguyên liệu đến độ ẩm thích hợp

- Gia công nhiệt sơ bộ

b/ Nghiền nguyên liệu

Độ mịn và thành phần cỡ hạt nguyên liệu của phối liệu gốm sứ có tầm quan trọng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, nhằm đảm bảo cho các hạt liệu một khả năng hydrat hóa tốt, giúp tăng độ dẻo phối liệu để tạo hình dẻo, tăng độ lưu động và tính ổn định của hồ đổ rót, làm tốt hơn mật độ xếp hạt của bột liệu khi tạo hình bán khô, xúc tiến khả năng phản ứng và tạo khoáng giữa các cấu tử nguyên kiệu để hoàn thiện quá trình kết khối sản phẩm

Trang 34

Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm, tính chất cơ lý của các nguyên liệu và khả năng nghiền của các thiết bị mà công đoạn nghiền được thực hiện theo các bước nghiền thô, nghiền trung bình, nghiền mịn

c/ Trộn và chuẩn bị phối liệu

Khâu trộn cần đảm bảo một độ đồng nhất cho phối liệu về mặt thành phần khoáng hóa, về thành phần hạt và độ ẩm Trong nhiều trường hợp người ta kết hợp khâu nghiền và trộn các nguyên liệu trong cùng một thiết bị như sản xuất gốm mịn

Khâu chuẩn bị phối liệu nhằm đạt được một số tính chất vật lý nhất định

và cần thiết cho phối liệu để làm tốt hơn khâu tạo hình Các tính chất đó là độ dẻo, độ ẩm tạo hình, mật độ phối liệu, độ nhớt hồ…

Tính chất tạo hình của phối liệu gốm còn phụ thuộc vào sự phân bố và lượng không khí chứa trong nó Do vậy trong sản xuất cần có những biện pháp

kỹ thuật để tách không khí nhằm làm tốt hơn tính chất của phối liệu đem tạo hình

và của sản phẩm

2.2.2 Tạo hình

Tạo hình là tạo cho phối liệu ở dạng đa phân tán có hình dạng, kích thước hình học và độ đồng nhất nhất định, tức là tạo nên bán thành phẩm cụ thể (mộc)

từ phối liệu đã được đồng nhất hóa

Khả năng tạo hình là khả năng của phối liệu có thể thay đổi hình dạng dưới tác dụng của ngoại lực mà không bị nứt hay phá vỡ Khi tạo hình, tác dụng của ngoại lực làm thay đổi vị trí giữa các hạt Khuyết tật của công đoạn gia công và chuẩn bị phối liệu sẽ thể hiện ra trong quá trình tạo hình Còn khuyết tật của quá trình tạo hình lại thể hiện ra trong quá trình sấy, nung và làm giảm chất lượng sản phẩm

Trang 35

Sản phẩm tạo hình cần thỏa mãn một số yêu cầu kỹ thuật sau:

Yêu cầu trước tiên là sản phẩm tạo hình cần có một mật độ thỏa đáng (g/cm3) với độ ổn định cao Mật độ tương đối của sản phẩm tạo hình trong công nghệ gốm dao động từ 0,5 – 0,85

Để đánh giá chất lượng sản phẩm tạo hình không những dựa vào tiêu chuẩn mật độ mà còn theo mức độ đồng nhất của mật độ Mức độ đồng nhất của sản phẩm được đánh giá theo độ chênh lệch mật độ giữa các vùng khác nhau bên trong sản phẩm tạo hình Mật độ tạo hình không đồng đều dẫn đến độ co khác nhau khi sấy, nung, kèm theo là biến dạng hoặc nứt sản phẩm… Ngoài ra, mật

độ không đều khi tạo hình có thể gây nên độ không đồng đều các tính chất kỹ thuật của sản phẩm đã nung

Một yêu cầu quan trọng nữa đối với sản phẩm tạo hình là không có các sai hỏng cấu trúc như vết nứt, vết rỗ, tơi… cũng như không có ứng suất nội lớn

Lựa chọn phương pháp tạo hình

Cơ sở để lựa chọn phương pháp tạo hình bao gồm nhiều yếu tố song tổng quát là các điều chủ yếu sau:

- Hình dạng, kích thước và các tính chất đặc trưng của các loại sản phẩm

- Tính chất kỹ thuật của phối liệu

- Năng suất và giá thành (phụ)

Căn cứ vào các cơ sở đó ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Phối liệu có độ dẻo cao: có thể xây trên máy, ép dẻo hay tiện dẻo

- Phối liệu có độ dẻo vừa: ép dẻo, đổ rót

- Phối liệu kém dẻo nhưng độ đồng nhất cao: ép bán khô, nện đập thủ công các sản phẩm hình dạng đơn giản

Trang 36

Khi phối liệu có thể thỏa mãn nhiều phương pháp tạo hình thì chọn phương pháp nào có năng suất cao nhất nếu hình dạng sản phẩm cho phép

Các phương pháp tạo hình thường gặp

Tạo hình dẻo

Tạo hình đổ rót

Tạo hình bán khô

2.2.3 Phơi sấy và sửa hàng mộc

a Phơi hoặc sấy

Sản phẩm sau khi tạo hình thường chứa một lượng ẩm đáng kể, đặc biệt là sản phẩm tạo hình đổ rót và tạo hình dẻo (lượng nước có thể tới 25% về khối lượng) Để việc sửa mộc, vận chuyển, tráng men và nung dễ dàng bắt buộc phải tách nước tạo hình

Trước đây, sản phẩm mộc được làm khô bằng cách hong trên giá và để nơi thoáng mát Ngày nay, phần nhiều các gia đình và các cơ sở sản xuất gốm sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để nó bốc hơi dần dần Độ ẩm giảm đi làm thay đổi vi cấu trúc và tính chất của mộc Mộc sấy xong không còn khả năng tạo hình nữa mà chuyển sang trạng thái rắn có cường độ cao hơn hẳn Lượng nước giảm đi làm màng nước giữa các hạt giảm dần và kéo các hạt sít lại gần nhau

Mục đích của quá trình sấy

- Tạo cho sản phẩm có một độ bền cơ học cần thiết để xếp vào lò nung mà không bị biến dạng

- Kết thúc thay đổi thể tích của sản phẩm do tách nước tạo hình

- Ngăn chặn các hiện tượng nứt, nổ sản phẩm do việc bốc hơi ồ ạt khi nung sản phẩm

Trang 37

Động học của quá trình sấy

Khi sấy diễn ra quá trình truyền nhiệt từ tác nhân sấy vào vật liệu sấy và quá trình truyền chất (dịch chuyển ẩm) theo hướng ngược lại, quá trình dịch chuyển ẩm bao gồm các quá trình nhỏ sau:

- Chuyển nước lỏng thành hơi

- Hơi nước bay khỏi bề mặt vật liệu sấy

- Di chuyển nước lỏng từ bên trong vật liệu sấy ra bề mặt

Khi vận tốc bay hơi nước trên bề mặt vượt quá khả năng di chuyển nước lên bề mặt thì bề mặt bay hơi di chuyển vào bên trong bản thân vật liệu sấy

Chất ẩm tách khỏi sản phẩm sấy gồm hai quá trình đồng thời: khuếch tán

ẩm bên ngoài và khuếch tán ẩm bên trong

Khuếch tán ẩm bên ngoài: Đây là quá trình chuyển dịch chất ẩm từ bề mặt sản phẩm vào môi trường bên ngoài Khi nhiệt độ, vận tốc chất tải nhiệt lớn và

độ ẩm tương đối của nó nhỏ thì quá trình khuếch tán ẩm bên ngoài tiến hành nhanh Vận tốc bốc hơi ở bề mặt sản phẩm sấy vào môi trường bên ngoài quá nhanh làm cho chất ẩm các lớp bên trong chuyển ra ngoài không kịp và có thể gây nứt, vỡ, cong vênh sản phẩm sấy

Khuếch tán ẩm bên trong: đây là quá trình chuyển dịch chất ẩm từ các lớp bên trong đến bề mặt vật liệu sấy theo các kênh, các mao quản với hình dạng phức tạp

Quá trình thoát ẩm kèm theo co sản phẩm sấy Ban đầu lớp bề mặt sản phẩm sấy khô hơn, co nhiều hơn các lớp bên trong Trên lớp bề mặt xuất hiện ứng suất kéo, còn các lớp bên trong xuất hiện ứng suất nén Chừng nào vật liệu còn dẻo thì ứng suất chưa có thể gây nên các khuyết tật

Trang 38

Đến một thời điểm khi mà nước trong các ống mao quản không thể di chuyển đến bề mặt được nữa, lúc đó diện bốc hơi nước chuyển sâu vào bên trong sản phẩm sấy và ứng suất trong các lớp vật liệu thay đổi Các lớp bên trong bốc hơi, co nhiều hơn và xuất hiện ứng suất kéo

Sau khi nước bốc hơi gần hết, ứng suất trong vật liệu yếu dần và có thể tiến hành sấy nhanh

Chế độ sấy

Đó là tổng hợp các biện pháp nhằm đảm bảo thời gian nhỏ nhất cần thiết để sấy sản phẩm có tính đến những tính chất, hình dạng kích thước của chúng và những đặc điểm của các thiết bị sấy, cũng như cách đưa nhiệt đến sản phẩm một cách hợp lý với tổn thất nhiệt nhỏ nhất và hư hỏng sản phẩm ít nhất

Quá trình sấy được đặc trưng bằng ba giai đoạn: giai đoạn đốt nóng, giai đoạn hằng số tốc độ sấy và giai đoạn giảm tốc độ sấy

Giai đoạn đầu của quá trình sấy: sản phẩm được đốt nóng đến một nhiệt độ nhất định (nhiệt độ của chất tải nhiệt đã bão hòa) và nước bắt đầu bốc hơi Trong sản phẩm tồn tại nhiều kênh dẫn lớn và nước co ngót di chuyển ra ngoài, bốc hơi mạnh từ bề mặt sản phẩm

Giai đoạn thứ hai của quá trình sấy được đặc trưng bởi tốc độ sấy không đổi (đoạn nằm ngang trên đường cong tốc độ sấy), điều đó chỉ ra rằng tốc độ sấy về trị số bằng tốc độ bốc hơi ẩm trên bề mặt của bán thành phẩm Trong giai đoạn này sản phẩm co chậm do hệ thống mao quản, lỗ xốp tạo bởi các hạt nguyên liệu tiếp xúc nhau dần dần được ổn định và nước chứa trong đó – nước lỗ xốp và mao quản tiếp tục bốc hơi

Giai đoạn ba của quá trình sấy được đặc trưng bởi sự giảm tốc độ sấy và sự tăng nhiệt độ của bán thành phẩm Cường độ tách ẩm của giai đoạn này tỉ lệ với

Trang 39

độ ẩm trung bình của vật liệu trong khoảng từ độ ẩm tới hạn đến độ ẩm cuối cùng Trong giai đoạn này chỉ còn nước lỗ xốp, mao quản và nước hấp phụ được tiếp tục tách ra mà không làm thay đổi thể tích của sản phẩm sấy

Hình 2.1 Các đường cong sấy

Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm

Trang 40

Sau khi sửa chữa và gắn ráp, sản phẩm được đem đi tráng men Khâu trang trí dưới men, nếu cần, được thực hiện trước lúc tráng men

2.2.4 Trang trí hoa văn và tráng men

Trang trí hoa văn

Trước đây thợ gốm dùng bút lông vẽ trực tiếp nên nền mộc các hoa văn, họa tiết Ngày nay, ngoài phương pháp trên còn xuất hiện kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal

Tráng men

Trước khi tráng men sản phẩm cần được thổi sạch bụi, lau sạch các vết dầu mỡ trên bề mặt và kiểm tra vết nứt của sản phẩm bằng dầu hỏa Phần sản phẩm không cần tráng men được phủ bằng hỗn hợp parafin với dầu hỏa hoặc có thể lau sạch men ở chỗ không cần tráng bằng vật liệu mút mềm và ẩm Ngoài ra,

bề mặt sản phẩm cần được làm ẩm một ít (phun mù) trước khi tráng men

Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men (trường hợp sử dụng công nghệ nung hai lần) hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung (trường hợp sử dụng công nghệ nung một lần) Trường hợp xương sứ và sành mịn đã nung sơ bộ rồi mới tráng men, thì độ hút nước của chúng cần phải hơn 12%, nếu độ hút nước của xương nhỏ thì men cần đặc hơn và có thêm một ít keo hữu cơ vào để tăng độ bám dính

Đối với những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải

có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm

Ngày đăng: 28/11/2015, 17:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thạc Cát, Từ điển hóa học Phổ thông, NXB Giáo dục, năm 2004 Khác
2. Nguyễn Văn Dũng, Công nghệ sản xuất gốm sứ, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2005 Khác
3. Nguyễn Văn Dũng, Giáo trình công nghệ sản xuất gốm sứ, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2005 Khác
4. Huỳnh Đức Minh – Nguyễn Thành Đông, Công nghệ gốm sứ, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2005 Khác
5. Hoàng Nhâm, Hóa vô cơ, tập II, NXB Giáo dục, năm 2005 Khác
6. Phan Văn Tường, Các phương pháp tổng hợp vật liệu gốm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007 Khác
7. Http://www.khcnbinhduong.gov.vn Khác
8. Http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php Khác
9. Http://www.mythuatvietnam.info/forum/showthread.php Khác
11. Http://www.vi.wikipedia.org Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w