Nứt ở giai đoạn hạ nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục (Trang 55)

b/ Sửa hàng mộc

3.1.2.2.Nứt ở giai đoạn hạ nhiệt

Đặc điểm

Nứt ở giai đoạn hạ nhiệt còn gọi là nứt gió hoặc nứt nguội, xảy ra khi sản phẩm qua nung đã sứ hoá ở nhiệt độ cao, vết nứt trơn bóng bề mặt, miệng sắc nhọn.

(Gốm Bát Tràng) (Gốm Chu Đậu) Hình 3.2: Khuyết tật nứt ở giai đoạn hạ nhiệt

Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Khi giai đoạn cung cấp năng lượng (giai đoạn nung) kết thúc và giai đoạn làm nguội sản phẩm bắt đầu, trong xương diễn ra các quá trình biến đổi thù hình, kết tinh thứ cấp từ pha lỏng nóng chảy quá bão hòa và pha lỏng nóng chảy đóng rắn lại thành pha thủy tinh. Khi nhiệt độ hạ xuống, trong xương xuất hiện

ứng suất không đồng đều có thể gây nứt. Khi vật liệu có khả năng biến dạng dẻo, có thể tăng tốc độ làm nguội nhưng khi sản phẩm chuyển sang trạng thái dòn thì tốc độ làm nguội phải giảm xuống.

2. Do hiện tượng biến đổi thù hình của một số khoảng có mặt trong nhiều sản phẩm gốm sứ (thạch anh, cristobalit…). Biến đổi thù hình các khoáng ở vùng nhiệt độ thấp kèm theo hiệu ứng thay đổi thể tích dẫn đến nứt vỡ sản phẩm. Do vậy tốc độ làm nguội trong khoảng nhiệt độ biến đổi thù hình cần phải chậm dãi [4, 107].

3. Ngoài ra, cũng có thể do thao tác vào lò không ổn định, sản phẩm vào lò nung không liên tục, bị trống một đoạn lớn trong lò dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ và dòng khí trong lò. Vì vậy lò cần được tự động hóa, môi trường khí trong lò phải đảm bảo vệ sinh.

Trong các lò nung hiện đại thường dùng nhiên liệu là khí hóa lỏng (còn gọi là khí gas hay PLG), khí thiên nhiên hay khí than. Khí thiên nhiên và khí gas vận chuyển dễ dàng, nhiệt trị khá, quá trình cháy được điều chỉnh dễ dàng, kiểm soát được nhiệt độ trong là thông qua dây dẫn và nhiệt kế và không sinh ra tro bụi đảm bảo vệ sinh môi trường trong lò cũng như môi trường chung. Tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn thận bởi hỗn hợp không khí và khí thiên nhiên hay khí gas rất dễ nổ.

Đối với các sản phẩm tiêu tốn nhiều nguyên liệu và lao động, nếu sản phẩm có những vết nứt nhỏ thì người ta thường sửa chữa lại vết nứt đó bằng cách làm sạch vết nứt, dùng giấy giáp đánh sạch rồi dùng hồ để gắn lại.

Hình 3.3. Hình ảnh sau khi vứt nứt đã được gắn hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục (Trang 55)