Phồng men

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục (Trang 76)

b/ Sửa hàng mộc

3.4.7.Phồng men

Phồng men có nguyên nhân tương tự như lỗ kim hay lỗ men. Khi nung, khí bay hơi khỏi men và xương. Trong trường hợp quá trình thoát khí hoàn thiện,

men sẽ chảy đều và tạo nên một bề mặt bóng khi lò đạt nhiệt độ cần thiết. Trường hợp lượng khí thoát ra quá nhiều hoặc men có độ nhớt quá cao sẽ gây ra hiện tượng phồng men.

Hình 3.18: Khuyết tật phồng men

Nguyên nhân cụ thể có thể do tráng men quá dày, nhiệt độ nung quá cao hay tốc độ nung quá nhanh vào cuối chu kỳ nâng nhiệt độ. Ngoài ra một số nguyên liệu dễ gây phồng men: oxit chì rất nhạy cảm với môi trường khí, nếu thiếu oxi men sẽ bị xám hay đen, dễ bị phồng. Borax, K2CO3, Na2CO3, (và các nguyên liệu cacbonat nói chung), MgSO4, nguyên liệu chứa flor thường tạo nên một lượng lớn các khí thoát ra.

3.4.8. Men bị kết tinh

Men có màu trắng sữa nhẹ, đó là do các tinh thể cực nhỏ nằm bên trong men. Các tinh thể thường có hình kim đơn giản đến hình vòng tròn mềm mại có thể va chạm, chồng đè lên nhau. Kích thước của các tinh thể phụ thuộc vào thành phần của men, nhiệt độ nung cũng như thời gian nung.

Để tránh hiện tượng này phải làm nguội lò nhanh hơn một chút (nhưng đừng làm nguội quá nhanh sẽ gây ứng suất lớn làm vỡ sản phẩm), hay giảm hàm

lượng các oxit gây kết tinh như oxit kẽm, titan hay giảm hàm lượng SiO2 và Al2O3.

Tương tự như men nứt, đối với một số sản phẩm sứ mỹ nghệ thì men tinh thể được thực hiện với mục đích trang trí.

KẾT LUẬN

Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, với chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh đó, việc đưa sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế là rất cần thiết và cấp bách. Gốm sứ không những là một mặt hàng mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho người dân cũng như các công ty, doanh nghiệp mà nó còn là phương tiện để giới thiệu nền văn hóa của nước ta với bạn bè trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại sản phẩm bị cạnh tranh rất lớn đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Việc tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng gốm sứ đang trở thành một yêu cầu cấp thiết.

Với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu nâng cao giá trị của sản phẩm gốm sứ Việt Nam, với mục đích và phạm vi nghiên cứu của khóa luận, khóa luận đã đạt được những kết quả sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những làng nghề gốm sứ ở Việt Nam, những lý luận cơ bản về quy trình sản xuất gốm sứ. Ngành công nghiệp gốm sứ ở Việt Nam tuy hiện nay chưa phát triển nhưng có nhiều tiềm năng với các làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Chu Đậu....

- Tìm hiểu được đặc điểm các khuyết tật thường gặp phải khi tráng men, nung gốm. Gốm sứ Việt Nam còn nhiều hạn chế, sản phẩm còn có nhiều khuyết tật, ví dụ như: nứt, khuyết tật men (màu sắc kém, có hiện tượng bọt khí, cuốn men, nứt men, men không bám, rạn mặt men...) hay khuyết tật biến dạng sản phẩm....

- Phân tích nguyên nhân gây nên những khuyết tật đó. Qua đó để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá đặc điểm và nguyên nhân gây nên các khuyết tật, em đã đưa ra các đề xuất để giải quyết cụ thể đối với từng loại khuyết tật. Có rất nhiều khuyết tật sinh ra trong giai đoạn tráng men, nung gốm do đó việc cải tạo phương pháp nung cũng như lò nung là rất cần thiết.

Việc nâng cao chất lượng gốm sứ có vai trò quan trọng không chỉ đối với ngành công nghiệp gốm sứ nói chung mà với cả sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương Việt Nam ngày càng phát triển đưa đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thạc Cát, Từ điển hóa học Phổ thông, NXB Giáo dục, năm 2004. 2. Nguyễn Văn Dũng, Công nghệ sản xuất gốm sứ, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2005.

3. Nguyễn Văn Dũng, Giáo trình công nghệ sản xuất gốm sứ, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2005.

4. Huỳnh Đức Minh – Nguyễn Thành Đông, Công nghệ gốm sứ, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2005.

5. Hoàng Nhâm, Hóa vô cơ, tập II, NXB Giáo dục, năm 2005.

6. Phan Văn Tường, Các phương pháp tổng hợp vật liệu gốm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007.

7. Http://www.khcnbinhduong.gov.vn

8. Http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php

9. Http://www.mythuatvietnam.info/forum/showthread.php. 10. Http://www.scribd.com.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục (Trang 76)