b/ Sửa hàng mộc
2.2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nung và chất lượng sản
1. Thành phần hóa học
Lý thuyết và thực nghiệm đều chỉ ra rằng thành phần hóa học của phối liệu là yếu tố chủ yếu quyết định độ chịu lửu của nó tức là quyết định nhiệt độ và khoảng kết khối.
2. Kích thước và thành phần hạt
Ảnh hưởng đến quá trình tạo hình và quá trình kết khối. Nói chung kích thước hạt càng bé, phối liệu càng kết khối tốt.
Khi kết khối có pha lỏng kích thước hạt vật liệu ban đầu ảnh hưởng đáng kể đến độ hòa tan của hạt rắn trong pha lỏng dẫn đến làm thay đổi mạnh các tính chất của pha đó. Kết quả là làm thay đổi mọi tính chất của sản phẩm.
Độ sít đặc của các hạt nói riêng và sản phẩm nói chung có ảnh hưởng đến quá trình kết khối. Mật độ càng cao kết khối càng thuận lợi. Điều này càng có ý nghĩa đáng kể khi nung gốm đặc biệt (từ nguyên liệu oxit tinh khiết) quá trình kết khối đơn thuần xảy ra ở trạng thái rắn.
4. Nhiệt độ nung cực đại và thời gian lưu
Như đã nói ở trên nhiệt độ nung cực đại và thời gian lưu là yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm nung và chính lại do thành phần hóa học của phối liệu quyết định.
5. Tốc độ nâng và tốc độ giảm nhiệt độ
Tốc độ nâng nhiệt độ lúc nung sản phẩm gốm sứ phụ thuộc chủ yếu là quá trình biến đổi các cấu tử trong phối liệu theo nhiệt độ và đặc tính của từng loại sản phẩm (dày, mỏng, to, nhỏ…), tùy thành phần khoáng vật của phối liệu mà ứng với các khoảng nhiệt độ nhất định sẽ xảy ra quá trình biến đổi thù hình, hiệu ứng thu, tỏa nhiệt, phản ứng hóa học, kết khối, xuất hiện pha lỏng…; tùy vào cấu tạo và từng loại lò nung khác nhau.
Tốc độ giảm nhiệt độ không hợp lý lúc làm nguội còn nguy hiểm hơn tốc độ nâng nhiệt độ không hợp lý. Bởi nó không những ảnh hưởng tới việc phát triển các tinh thể pha rắn mà còn liên quan đến sự xuất hiện ứng suất nội trong sản phẩm chứa pha thủy tinh.
6. Môi trường khí
Trong quá trình nung sản phẩm gốm sứ, môi trường khí giữ vai trò quan trọng vì nó có thể làm thay đổi thành phần hóa học và kéo theo là làm thay đổi tính chất của sản phẩm.
Các loại môi trường: oxy hóa, khử, trung tính, chân không hay có các khí bảo vệ khác (với các loại gốm đặc biệt có thể dùng môi trường khí O2, N2,…)
7. Vai trò và tác dụng của chất khoáng hóa
Chất khoáng hóa có vai trò như chất xúc tác, có tác dụng thúc đẩy quá trình kết khối, cải thiện tính chất của sản phẩm nung (tăng độ bền cơ, bền nhiệt, bền điện), cho phép hạ thấp nhiệt độ nung khi chọn đúng chất khoáng hóa với hàm lượng sử dụng tối ưu.
8. Lò nung
Lò nung có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nung. Tùy từng loại sản phẩm, tùy vào hoàn cảnh thực tế mà người ta sử dụng lò gián đoạn (thích hợp cho việc sản xuất số lượng ít hay đơn chiếc) hay lò liên tục (phổ biến là lò tuynel và lò con lăn).