Trang trí hoa văn và tráng men

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục (Trang 40)

b/ Sửa hàng mộc

2.2.4. Trang trí hoa văn và tráng men

Trang trí hoa văn

Trước đây thợ gốm dùng bút lông vẽ trực tiếp nên nền mộc các hoa văn, họa tiết. Ngày nay, ngoài phương pháp trên còn xuất hiện kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal.

Tráng men

Trước khi tráng men sản phẩm cần được thổi sạch bụi, lau sạch các vết dầu mỡ trên bề mặt và kiểm tra vết nứt của sản phẩm bằng dầu hỏa. Phần sản phẩm không cần tráng men được phủ bằng hỗn hợp parafin với dầu hỏa hoặc có thể lau sạch men ở chỗ không cần tráng bằng vật liệu mút mềm và ẩm. Ngoài ra, bề mặt sản phẩm cần được làm ẩm một ít (phun mù) trước khi tráng men.

Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men (trường hợp sử dụng công nghệ nung hai lần) hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung (trường hợp sử dụng công nghệ nung một lần). Trường hợp xương sứ và sành mịn đã nung sơ bộ rồi mới tráng men, thì độ hút nước của chúng cần phải hơn 12%, nếu độ hút nước của xương nhỏ thì men cần đặc hơn và có thêm một ít keo hữu cơ vào để tăng độ bám dính.

Đối với những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm....

Tùy theo hình dạng và tính chất của sản phẩm được tráng men, tùy theo yêu cầu của năng suất tráng men mà người ta dùng các phương pháp tráng men khác nhau.

Nhúng men

Sản phẩm nhúng vào thùng men cần được lắc nhẹ để tránh các vết men đọng và tránh các bọt khí có thể còn nằm lại trong lớp men, sau đó sản phẩm được nhấc ra một cách đồng đều và nhanh chóng. Thời gian nhúng men phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ làm ẩm bề mặt sản phẩm, chiều dày lớp men cần có và tỷ trọng của men. Việc duy trì độ ổn định của tỷ trọng men theo thời gian là điều cần thiết đối với phương pháp nhúng.

Phun men

Men dưới áp lực không khí cao (4 - 6 bar) biến thành bụi và phun thẳng vào bề mặt sản phẩm, bám đều trên bề mặt thành một lớp mỏng. Phương pháp phun men sử dụng cho sứ vệ sinh, sứ điện kích thước lớn.

Xối men

Phương pháp này thường dùng để tráng thủ công hoặc băng truyền cơ khí các loại sứ dân dụng, sứ điện, gạch ốp lát.

Sau khi tráng men xong người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết, phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành "cắt dò" tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là "sửa hàng men".

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khuyết tật thường gặp khi tráng men, nung gốm và cách khắc phục (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)