Đề tài: Ngày 2812015.Ông Cường phó giám đốc công ty cổ phần A (trụ sở tại TP.HCM) đã kí hợp đồng mua 10 xe du lịch với ông Vàng chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH B (trụ sở tại Hà Nội,công ty B có 3 thành viên là Hoa ,Mai,Vàng) công ty B không giao đủ xe như đã thỏa thuận dù công ty A đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán, A quyết định khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F. Trong quá trình giải quyết vụ việc,A còn tìm hiểu, biết công ty B đang có mâu thuẫn nội bộ .Mai đã chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Liên mà không thông báo,ông Vàng với tư cách chủ tịch HĐTV đã ra quyết định khai trừ Mai ra khỏi công ty.Ngược lại, Mai cho rằng ông Vàng không đủ tư cách thành viên vì mảnh đất ông góp vốn chưa sang tên cho công ty,tự ông Vàng ký vào giấy chấp nhận góp vốn của mình.
Trang 1Nội dung yêu cầu:
Đề tài: Ngày 28/1/2015.Ông Cường phó giám đốc công ty cổ phần A (trụ sở tại TP.HCM) đã kí hợp đồng mua 10 xe du lịch với ông Vàng chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH B (trụ sở tại Hà Nội,công ty B có 3 thành viên là Hoa ,Mai,Vàng) công ty B không giao đủ xe như đã thỏa thuận dù công ty A đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán, A quyết định khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F Trong quá trình giải quyết vụ việc,A còn tìm hiểu, biết công ty B đang có mâu thuẫn nội bộ Mai đã chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Liên mà không thông báo,ông Vàng với tư cách chủ tịch HĐTV đã ra quyết định khai trừ Mai ra khỏi công ty.Ngược lại, Mai cho rằng ông Vàng không đủ tư cách thành viên vì mảnh đất ông góp vốn chưa sang tên cho công ty,tự ông Vàng ký vào giấy chấp nhận góp vốn của mình
Hãy nhận xét các sự kiện pháp lý trên
Sự kiện pháp lý cần xem xét
Sự hiện 1: Ngày 28/1/2015.ông Cường phó giám đốc công ty cổ phần A (trụ sở tại TP.HCM)đã
kí hợp đồng mua 10 xe du lịch với ông Vàng chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH B (Trụ
sở tại Hà Nội) xem xét chủ thể ký kết hợp đồng là ông Cường và Ông Vàng có thể ký kết hợp đồng không,hợp đồng được ký kết là loại hợp đồng được gì? Vì sao?
Sự kiện 2:Công ty B không giao đủ xe như đã thỏa thuận dù công ty A đã thực hiện nghĩa vụ
thanh toán: xem xét công ty B có vi phạm hợp đồng không?Vì sao?
Sự kiện 3:A quyết định khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F: Xem xét sự việc quyết định khởi
kiện của công ty A với công ty B có được thực hiện không?
Sự kiện 4:ViệcMai đã chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Liên mà không thông báo.
Xem xét việc Mai làm có đúng hay sai?Vì sao?
Sự kiện 5:Ông Vàng với tư cách chủ tịch hội đồng thành viên đã ra quyết định khai trừ mai ra
khỏi công ty: xem xét ông Vàng có đủ tư cách khai trừ Mai ra khỏi công ty hay không,việc làm này đúng hay sai? Vì sao?
Sự kiện 6: Mai lại cho rằng ông Vàng không đủ tư cách thành viên vì mảnh đất ông góp vốn
chưa sang tên cho công ty :xem xét sự việc đúng hay sai? Vì sao?
Sự kiện 7:Tự ông Vàng ký vào giấy chấp nhận vốn góp của mình.
Xem xét việc ông Vàng tự ký vào việc chấp nhận vốn góp của mình,đúng hay sai? Vì sao?
Trang 2Bài làm
Sự kiện 1:Ngày 28/1/201 5 Ông Cường phó giám đốc công ty cổ phần A( trụ sở tại TP.HCM)
đã kí hợp đồng mua 10 xe du lịch với ông Vàng chủ tịch hội đồng thành viên công ty
TNHH B (trụ sở tại Hà Nội).
-Về chủ thể ký kết hợp đồng:
Theo khoản 2 điều 134, Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần :” Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty;trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty” Ông Cường là phó giám đốc công ty nên có thể xảy ra các trường hợp :
+ Trường hợp ông Cường được người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền thì ông ta có quyền ký kết hợp đồng và hợp đồng trên có hiệu lực
+ Trường hợp ông Cường không được người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền thì ông ta không có quyền ký kết hợp đồng và hợp đồng trên vô hiệu
Theo khoản 2 điều 13, Luật doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.” Ông Vàng là Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty TNHH B nên có thể xẩy ra các trường hợp :
+Nếu điều lệ công ty quy định chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luậtthì ông Vàng có quyền ký kết hợp đồng
+Nếu điều lệ công ty không quy định chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật thì ông Vàng không có quyền ký
-Về loại hợp đồng được ký kết:
Xét 2 trường hợp:
TH 1:Nếu ông Vàng hoặc ông Cường không có quyền ký kết hợp đồng thì sẽ không có hợp đồng
nào được ký kết
TH 2: Nếu ông Vàng và ông Cường có quyền ký kết hợp đồng thì:
Theo khoản 1 điều 6, Luật thương mại 2005 có quy định: “ Thương nhân bao gồm tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và
Trang 3có đăng ký kinh doanh.” Vì vậy nên công ty cổ phần A và công ty TNHH B là thương nhân vì là
tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
và có đăng ký kinh doanh Hợp đồng này là hợp đồng mua 10 xe du lịch- là 1 loại hàng hóa vì theo điểm a, khoản 2, điều 3, Luật thương mại 2005 thì “ Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả các loại động sản trong tương lai” Chính vì thế mà hợp đồng ký ở trên là hợp đồng mua bán hàng hóa,là một loại của hợp đồng thương mại
- Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Giải thích từ ngữ có quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
Ở đây là hoạt động thương mại vì mua bán xe du lịch để sinh lợi Công ty A mua để kinh doanh dịch vụ du lịch, công ty B bán xe đều nhằm mục đích sinh lời
Sự kiện 2: Công ty B không giao đủ xe như đã thảo thuận dù công ty A đã thực hiện nghĩa
vụ thanh toán.
Ngày 28/1/2015, Ông Cường phó giám đốc công ty cổ phần A (trụ sở tại TP.HCM) đã kí hợp đồng mua 10 xe du lịch với ông Vàng chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH B (trụ sở tại
Hà Nội) Nếu hợp đồng được ký đúng luật thì đó là hợp đông mua bán hàng hóa và áp dụng luật thương mại 2005
+ Công ty B không giao đủ xe như đã thỏa thuận mặc dù công ty A đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán Đã có thỏa thuận về thời hạn giao, nhận hàng giữa công ty A và công ty B Công ty B không giao đủ xe như đã thỏa thuận nên công ty B là bên vi phạm hợp đồng.Còn công ty A đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà không nhận đủ xe nên công ty A là bên bị vi phạm hợp đồng Trong trường hợp này thì công ty B phải có nghĩa vụ giao đủ số xe như trong hợp đồng Theo khoản 1,2, điều 37, Luật Thương Mại , năm 2005 :
“ 1 Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng
2 Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng
cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.”
Công ty A ( bên bị vi phạm) có thể yêu cầu buộc thực hiện hợp đồng đối với công ty B để công
ty B thực hiện giao đủ số xe trong hợp đồng Theo khoản 1, điều 297, Luật Thương Mại năm 2005: “ 1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.”
Sự kiện 3: Công tyA đã quyết định khởi kiện công ty B tại trung tâm trọng tài F.
Trang 4-Theo Khoản 2 Điều 297 Luật Thương Mại : “ trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc không cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm”.Như vậy bên B đã không giao đủ xe cho bên A theo đúng hợp đồng mặc dù bên
A đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán nghĩa là bên B đã vi phạm hợp đồng mua bán giữa 2 bên -Theo khoản 3, Điều 317, Luật Thương Mại thì “khi có tranh chấp thì hình thức giải quyết là tại Trọng tài hoặcTòa án, thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng Tài, Tòa án do pháp luật quy định”.Như vậy khi có tranh chấp xảy ra thì bên A được phép yêu cầu tổ chức trọng tài F đứng ra giải quyết tranh chấp giữa A và B với điều kiện việc giải quyết theo hình thức Trọng tài phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật
Mặt khác,Theo điều 2, Luật trọng tài 2010:Thẩmquyền giảiquyết các tranh chấp của Trọng Tài 1.Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạtđộng thương mại
2.Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đóít nhất một bên có hoạtđộng thương mại
3.Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy địnhđược giảiquyết bằng trọng tài
→Tình huống trên : Việc vi phạm Hợpđồng thương mại trên phù hợp thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng Tài.Vì hợpđồng trên là 1 hợp đồng thương mại tranh chấp giữa 2 bên phát sinh từ hoạtđộng thương mại thuộc khoản 2 điều 2 luật Trọng Tài 2010
-Theo khoản 1,Điều 5,luật trọng tài : Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp Xét trong hai trường hợp:
-TH1: Nếu hai công ty có sự thỏa thuận trọng tài thì công ty A có quyền khởi kiện công ty B lên
trung tâm trọng tài F
Hai bên có thỏa thuận trọng tài hình thức thỏa thuận phải thuộc các khoản trong điều 16 của Luật trọng tài 2010:
Điều 16 Hình thức thoả thuận trọng tài
1 Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng
Trang 52 Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận
Khi 2 bên nộp thỏa thuận Hội đồng trọng tài sẽ xem xét sự thỏa thuận của 2 bên thỏa thuận trọng tài vô hiệu hay không thuộc các khoảnđiều 18 của luật trọng tài 2010:
Điều 18 Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1 Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này
2 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
3 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
4 Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này
5 Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và
có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu
6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật
+Nếu thỏa thuận vô hiệu thì Trọng tài F không tiếp nhậnđơn
+Nếu thỏa thuận được xác nhận thì bên A gửiđơn kiện lên Hội đồng Trọng tài để xử lí vụ kiện này
TH 2: Nếu hai bên không có thỏa thuận trọng tài
Khi kí hợp đồng không có thỏa thuận trọng tài,sau khi xảy ra tranh chấp 2 công ty cũng không có thỏa thuận trọng tài nào Vì vậy, công ty A không có quyền khởi kiện công ty B lên trung tâm trọng tài F
Trang 6Sự kiện 4: Việc Mai đã chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Liên mà không thông báo.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Doanh nghiệp 2014 về chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên “Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán
Như vậy Mai chưa thực hiện việc chào bán cho các thành viên còn lại là Hoa và ông Vàng theo
tỷ lệ và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu Hoa và ông Vàng không mua hoặc không mua hét trong thời hạn ba mươi ngày,kể từ ngày chào bán.Trong khi đó Mai lại không thông báo sự việc này cho Hoa và ông Vàng dẫn tới việc Mai chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Liên mà không thông báo là sai và Mai không được phép chuyển nhượng
Sự kiện 5: Ông Vàng với tư cách chủ tịch hội đồng thành viên đã ra quyết định khai trừ mai ra khỏi công ty
-Theo khoản 2 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2014 về Chủ tịch Hội đồng thành viên
“Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”
Như vậy thì chủ tịch hội đồng thành viên chỉ là người đại diện cho hội đồng thành viên để chuẩn bị,tổ chức chương trình ,triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV,giám sát và tố chức thực hiện các quyết định của HĐTV.Thay mặt hội đồn thành viên ký các quyết định của HĐTV,là người đại diện pháp luật cho công ty Như vậy ông Vàng không đủ tư cách ra quyết định khai trừ Mai khỏi công ty
Không ai có quyền đuổi người thành viên ra khỏi công ty trừ khi chết, chuyển nhượng vốn góp, tặng cho vốn góp hoặc chưa góp đủ vốn góp trong thời hạn góp vốn đã cam kết
Trang 7Như vậy ông Vàng không có thẩm quyền để đuổi Mai ra khỏi công ty.Việc ông Vàng đã ra quyết định khai trừ Mai ra khỏi công ty là không đúng với quy định của pháp luật
Sự kiện 6:Mai cho rằng ông Vàng không đủ tư cách thành viên vì mảnh đất ông góp vốn chưa sang tên cho công ty.
-Theo quy định của khoản 13 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì” Góp vốn là việc góp tài
sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.” và điều 35 Luật doanh nghiệp
2014 quy định về tài sản góp vốn “
1 Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2 Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn”
Căn cứ quy định trên thì việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia thành lập công
ty là phù hợp với quy định của pháp luật
-Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 36 luật doanh nghiệp 2014 “Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ “
Căn cứ quy định trên việc ông Vàng chưa sang tên mảnh đất cho công ty là không phù hợp với quy định của pháp luật
-Theo quy định tại điều 48 Luật doanh nghiệp 2014 ,”
2.Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
3 Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ
số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty; b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên
4 Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn
60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này Các thành
Trang 8viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên “
Căn cứ quy định trên thì mảnh đất của ông Vàng chưa sang tên cho công ty được coi là nợ của ông Vàng với công ty.ông Vàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết
Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này,thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăn ký kinh doanh theo quy định của Luật này
Sự kiện 7: Tự ông Vàng ký vào giấy chấp nhận vốn góp của mình.
-Theo khoản 5 điều 48 – Luật DN 2014 quy định “ Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp” và căn cứ vào điểm e, khoản 5 Điều
48 – Luật DN 2015 thì giấy chứng nhận phần vốn góp sẽ có “họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty”
Trong trường hợp này ông Vàng là chủ tịch hội đồng thành viên chính là người đại diện theo pháp luật của công ty nên ông có thể ký vào giấy chứng nhận phần vốn góp của mình, tuy nhiên ông Vàng lại chưa sang tên mảnh đất ông góp vốn cho công ty vì theo điểm a khoản 1 điều 36 luật doanh nghiệp 2014 “Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ “
Vì vậy mà ông chưa góp đủ giá trị phần vốn góp như đã cam kết và vì thế mà chưa được cấp giấy chứng nhận góp vốn từ đó hành vi ông Vàng tự ký vào giấy chứng nhận góp vốn của mình là vi phạm pháp luật