1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA NƯỚC VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

45 1,4K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người

Trang 1

tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ Nguồn nước của sự

hình thành và tích lũy chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp

được thực hiện dưới tác dụng của năng lượng mặt trời với sự góp

phần của nước và không khí Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm Những phản ứng lý, hóa học diễn ra với sự tham giabắt buộc của nước Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể

Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần của người dân Một ngôi nhà hiện đại,

quy mô lớn nhưng không có nước khác nào cơ thể không có máu

Nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho

hàng loạt ngành công nghiệp khác nhau

Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn đóng vaitrò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật,

độ thoáng khí trong đất, đó là nhân tố quan trọng cho sự phát triển củathực vật

2 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH KỸ THUẬT CẤP

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM:

a/Trên thế giới:

Vào năm 800 trước Công Nguyên (tr.CN), hệ thống cấp nước đô thịxuất hiện sớm nhất tại La Mã Điển hình là công trình dẫn nước vào

Trang 2

thành phố bằng kênh tự chảy, trong thành phố nước được đưa đến các

bể tập trung, từ đó theo đường ống đến các lâu đài của nhà quyền quý

và đến bể chứa công cộng cho người dân sử dụng

Năm 1600, việc sử dụng phèn nhôm để keo tụ đã được các chuyên gia Tây Ban Nha áp dụng tại Trung Quốc

Vào năm 1800, các thành phố ở châu Au, châu Mỹ đã có những hệ thống cấp nước khá đầy đủ các thành phần như công trình thu, trạm

xử lý, mạng lưới,…

Ngày nay, kỹ thuật cấp nước đã đạt tới trình độ cao và còn tiếp tục

phát triển Từng hạng mục công trình trong các dây chuyền công nghệ

xử lý cũng rất đa dạng và phong phú Ngoài việc cải tiến các bể lắng ngang cổ điển thành các bể lắng ngang thu nước bề mặt, bể lắng

ngang có các tấm lamen, còn có một số bể lắng khác như bể lắng

đứng, bể lắng ly tâm, lắng pulsator, lắng accelator, lắng trong có tầng cặn lơ lửng, Ngoài các bể lọc chậm, lọc nhanh kiểu trọng lực, lọc áp lực, lọc một lớp và hai lớp vật liệu, còn có các loại lọc qua màng, siêulọc, lọc vật liệu nổi,…Trước đây, khử trùng nước bằng nhiệt, hợp chấtcủa Clo; ngày nay, việc khử trùng nước đa dạng hơn với việc sử dụng ozone, tia cực tím, màng lọc, nano…Các thiết bị dùng nước trong nhàcũng luôn được cải tiến để phù hợp và thuận tiện cho người sử dụng

Kỹ thuật điện tử và tự động hóa cũng được áp dụng rộng rãi trong

ngành cấp thoát nước từ những thiết bị nhỏ nhất như một vòi nước

đến các hệ thống tự động điều khiển cả một nhà máy nước Có thể nói

kỹ thuật cấp nước đã đạt đến trình độ rất cao về công nghệ xử lý, máymóc trang thiết bị và hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong vận

hành quản lý

b/Ở Việt Nam:

Năm 1894, hệ thống cấp nước đô thị đã được bắt đầu từ việc khoan giếng mạch nông tại Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

Năm 1896, hệ thống xử lý nước đầu tiên của Hà Nội được chính

thức đưa vào vận hành Hiện nay, hệ thống cấp nước của thành phố

Hà Nội đã được cải tạo và xây dựng mới với trang thiết bị hiện đại,

nâng công suất lên 390 000 m3/ngày Đối với các thành phố khác ở miền Bắc, nhiều hệ thống cấp nước cũng đã được cải tạo và phát triển

Ở miền Nam, các hệ thống cấp nước cho các đô thị lớn cũng được cải tạo và nâng cấp Nhiều nhà máy nước xây dựng từ thời thuộc Pháp

đã được cải tạo, thay đổi công nghệ xử lý Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà máy nước Thủ Đức I có công suất 700 000 m3/ngày

đang hoạt động, nhà máy nước Tân Hiệp, nhà máy nước ngầm Hóc

Môn và nhà máy nước Thủ Đức II có công suất 300 000 m3/ngày

đang khởi công xây dựng đảm bảo cung cấp nước sạch sinh hoạt và sản xuất của toàn thành phố

Trong thời điểm hiện nay, nhiều trạm cấp nước đã được xây dựng mới, áp dụng những công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Phần Lan, Australia, Singapore,…Các loại công trình xử lý như

bể lắng ngang có các tấm lamen, bể lắng kiểu accelator, kiểu pulsator,

bể lọc sử dụng vật liệu nổi, bể lọc kiểu Aquazuz V đã được áp dụng ở nhiều nơi Trong công nghệ xử lý nước ngầm, áp dụng ejector thu khí,tháp oxy hóa, nước chảy chuyển bậc để oxy hóa sắt thay cho giàn

mưa cổ điển Những trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa cao Trong tương lai, các hệ thống cấp nước sẽ được nâng cấp để theo kịp các nước trong khu vực

3 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CÔNG TRÌNH:

Hệ thống cấp nước là tập hợp của các công trình thu nước, vận

chuyển nước, xử lý nước, điều hòa và phân phối nước

a/Công trình thu nước:

Trang 4

Công trình thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước Công

trình thu nước mặt có các dạng kết hợp hoặc phân ly, thu nước sát bờ bằng cửa thu hoặc thu nước giữa dòng bằng ống tự chảy, xiphông

Công trình thu nước ngầm thường là giếng khoan, thu nước từ nguồn nước ngầm mạch sâu có áp Chọn vị trí công trình thu nước dựa trên

cơ sở đảm bảo lưu lượng, chất lượng, độ ổn định, tuổi thọ công trình

và thuận tiện cho việc bảo vệ vệ sinh nguồn nước

b/Công trình vận chuyển nước:

Trạm bơm cấp I có nhiệm vụ đưa nước thô từ công trình thu lên

trạm xử lý nước Trạm bơm cấp I thường đặt riêng biệt bên ngoài

trạm xử lý nước, có trường hợp lấy nước từ xa, khoảng cách đến trạm

xử lý có thể tới vài kilomet thậm chí hàng chục kilomet Trường hợp

sử dụng nguồn nước mặt, trạm bơm cấp I có thể kết hợp với công

trình thu hoặc xây dựng riêng biệt Công trình thu nước sông hoặc hồ

có thể dùng cửa thu và ống tự chảy, ống xiphông hoặc cá biệt có

trường hợp chỉ dùng cửa thu và ống tự chảy đến trạm xử lý khi mức nước ở nguồn nước cao hơn cao độ ở trạm xử lý Khi sử dụng nước ngầm, trạm bơm cấp I thường là các máy bơm chìm có áp lực cao,

bơm nước từ giếng khoan đến trạm xử lý

c/Trạm xử lý:

Trạm xử lý có nhiệm vụ làm sạch nước nguồn (nước mặt hoặc

nước ngầm) đạt chất lượng nước sinh hoạt hoặc chất lượng nước sản xuất theo yêu cầu riêng bằng các dây chuyền công nghệ thích hợp, sau

đó đưa vào bể chứa nước sạch để bơm đến nơi tiêu dùng

d/Côngtrình điều hòa và phân phối nước:

Công trình điều hòa nước gồm bể chứa nước sạch và đài nước

Trang 5

- Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấpII;

- Đài nước có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp

II và mạng lưới tiêu dùng

Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ đưa nước đã xử lý từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới tiêu dùng Bể chứa nước sạch và trạm bơm cấp II thường đặt trong trạm xử lý

Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phối và dẫn nước đến các hộ tiêu thụ Mạng lưới đường ống phân phối nước gồm mạng cấp I là mạng truyền dẫn, mạng cấp II là mạng phân phối

và mạng cấp III là mạng đấu nối với các ống cấp vào nhà Mạng lưới phân phối có các dạng: mạng lưới cụt, mạng lưới vòng, mạng lưới kết

hợp cả hai loại

4.CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC:

Nước được dùng cho các mục đích khác nhau trong sinh hoạt, trongsản xuất và các mục đích khác Có thể chia thành ba loại nhu cầu

dung nước: sinh hoạt, sản xuất và chữa cháy

a/Nước dùng cho sinh hoạt:

Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như

nước dùng để ăn uống, tấm rửa, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây,…Loại nước này chiếm đa số trong các khudân cư Nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hóa học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm đề ra, không

chứa các thành phần lý, hóa học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

b/Nước dùng cho sản xuất:

Trang 6

Có rất nhiều ngành công nghiệp dùng nước với yêu cầu về lưu

lượng và chất lượng nước rất khác nhau Có ngành yêu cầu chất lượngnước không cao nhưng số lượng lớn, ngược lại có những ngành yêu cầu số lượng nước không nhiều nhưng chất lượng nước rất cao, ví dụ nước cho các ngành công nghiệp dệt, phim ảnh, nước cấp cho các nồi hơi, nước cho vào sản phẩm là các đồ ăn uống,…Nước cấp cho các

ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất yêu cầu lượng nước lớn

nhưng yêu cầu chất lượng thường không cao Lượng nước cấp cho

sản xuất của một nhà máy có thể tương đương với nhu cầu dùng nước của một đô thị hàng ngàn dân

c/Nước dùng cho chữa cháy:

Dù là khu vực dân cư hay khu công nghiệp đều có khả năng xảy ra cháy Vì vậy, hệ thống cấp nước cho sinh hoạt hay sản xuất đều phải tính đến trường hợp có cháy Nước dùng cho việc chữa cháy luôn

được dự trữ trong bể chứa nước sạch của thành phố

5.TIÊU CHUẨN DÙNG NƯỚC:

Tiêu chuẩn dùng nước có nhiều loại: tiêu chuẩn dùng nước sinh

hoạt của người dân, tiêu chuẩn nước sinh hoạt của công nhân trong

khi làm việc, tiêu chuẩn tắm của công nhân trong các phân xưởng

nóng và bình thường sau khi tan ca, tiêu chuẩn nước sản

Trang 7

1 Phương pháp xử lý cơ học:

Dùng các công trình các thiết bị làm sạch nước như: song chắn rác,lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc…

Song chắn rác

Để giữ cặn có kích thước lớn hơn hay ở dạng sợi, giấy, rau, cỏ, rác

ra khỏi nước thải trước công đoạn xử lý tiếp theo với mục đích bảo vệcác thiết bị bơm

Song chắn rác là công trình xử lý sơ bộ để chuẩn bị điều kiện choviệc xử lý nước sau đó, song chắn rác gồm: các thanh đan sắp xếpcạnh nhau ở trên mương dẫn nước, khoảng cách giữa các thanh gọi làkhe hở có thể phân thành các nhóm:

Song chắn rác phân biệt loại thô (5 – 25mm): đối với nước sinhhoạt, khe hở song chắn nhỏ hơn 16mm thực tế ít được sử dụng

Loại cố định, di động dựa theo đặc điểm cấu tạo

Theo phương pháp láy rác khỏi thanh chắn phân biệt loại thủ công

và cơ giới, song chắn rác thường được đặt nghiêng so với mặt nằmngang một góc 450 – 900 để tiện khi cọ rửa, theo mặt bằng cũng có thểđặt vuông góc hoặc tạo thành góc so với hướng nước chảy

Thành song chắn có thể dung tiết diện tròn, chữ nhật, bầu dục Tiếtdiện tròn ít được sử dụng vì rác dễ dính chặt vào thanh đan gây khókhăn cho công tác cào rác Được sử dụng nhiều nhất là tiết diện hìnhchữ nhật, tuy nhiên loại này tổn thất lớn Song chắn rác loại di động vì

Trang 8

thiết bị và quản lí phức tạp nên ít sử dụng sử dụng nhiều là loại songchắn rác cố định, lấy rác nhờ các cào sắt gắn liền với hệ xích quay,làm việc 1 – 2 lần trong ngày Rác chuyển tới máy nghiền và sau khinghiền nhỏ dẫn đổ vào mương trước song chắn hay vào hệ thống dẫnbùn lên bể metan.

Trang 9

Mục đích: mục đích của quá trình này là lắng và loại bỏ các hạt cặn

có trong thành phần nước nhưng do kích thước quá nhỏ (< mm)nên chúng không thể tự lắng được

Nguyên tắc: để thực hiện quá trình keo tụ, ta phải kết hợp biện pháp

xử lý cơ học và dung những chất phản ứng tạo các hạt keo có khảnăng kết dính các hạt cặn lơ lửng có trong nước và chúng còn có thểdính lại với nhau, từ đó tạo ra những bông cặn lớn, có trọng lượngđáng kể và lắng xuống dễ dàng

Qua phản ứng trên, Al(OH)3 có vai trò quyết định đối với hiệu quảcủa quá trình keo tụ, ngoài ra tự do giải phóng sẽ được khử bởi độkiềm tự nhiên của nước, trong một số trường hợp có thể phải bổ sung

độ kiềm bằng cách dung chất kiềm hoá là vôi, soda, xút…

Trang 10

Đặc điểm của phản ứng phèn nhôm:

pH < 4.5: phản ứng không xảy ra

pH > 7.5: hiệu quả keo tụ kém

4.5 < pH < 7.5 xảy ra quá trình keo tụ và hiệu quả cao nhất với

pH = 5.5 ÷ 7.5

Nhiệt độ của nước cao tốc độ keo tụ xảy ra nhanh nên đạt hiệu quảcao và ngược lại nhiệt độ thích hợp khi dùng phèn nhôm là 20 ÷ 400C,tốt nhất là 35 ÷ 400C

Ngoài ra còn có yếu tố là độ đục, các thành phần ion có trong nước,các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn… gây ảnh hưởng đến quá trìnhkeo tụ

Phèn sắt: gồm phèn sắt (II) và phèn sắt (III)

Phản ứng;

Quá trình oxy hoá chỉ diễn ra tốt ở pH = 8 – 9 và nước có độ kiềmcao Do đó, khi dùng phèn sắt phải kết hợp với vôi, phèn sắt khôngđạt hiệu quả keo tụ đối với nước có nhiều hữu cơ

Riêng đối với phèn sắt (III):

Trang 11

Sử dụng phèn sắt (III) không cần nâng pH cử nước, pH = 3.5 phảnứng keo tụ đã xảy ra và tốt nhất ở pH=5.5÷ 6.5 Phén sắt (III) không

bị ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình thuỷ phân

Trang 12

Để hoà trộn đều dung dịch trong bể tiêu thụ cũng dùng không khínén hoặc máy khuấy

- Tuỳ theo chức năng sử dụng có thể chia thiết bị định lượng thành

- Định theo liều lượng thay đổi: thay đổi theo Q, tính chất nướchoặc cả hai

- Định liều lượng không đổi

Hiện nay sử dụng phổ biến là bơm định lượng với ưu điểm: gọnnhẹ, công suất cao, áp suất làm việc cao, gồm 2 loại: loại chịu đượcacid (công suất máy bơm từ 25 ÷ 1600 l/h), loại chịu được kiềm (côngsuất máy bơm từ 630 ÷ 2500 l/h)

Thiết bị pha chế vôi:

Mục đích:

Hoà trộn, pha loãng nồng độ vôi thích hợp để kiềm hoá nước, làmmềm nước, ổn định nước

Trang 13

Tương tự như thiết bị pha chế - định lượng dung dịch phèn, thiết bịpha chế - định lượng vôi cũng được khuấy trộn, pha loãng định lượng– nồng độ, liều lượng thích hợp để sử dụng.

Phương pháp và thiết bị hoà trộn phản ứng:

Ưu điểm: thời gian trộn ngắn, có thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn.Nhược điểm: cần có máy khuấy và các thiết bị cơ khí khac nên đòihỏi trình độ quản lý, vận hành cao Thường áp dụng cho các nhà máy

có mức độ cơ giới hoá, tự động hoá cao và công suất lớn

_ Phương pháp trộn thuỷ lực:

Trang 14

Được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Nguyên tắc: trộn thuỷ lực là phương pháp dùng các vật cản để tạo

ra sự xáo trộn trong dòng chảy hỗn hợp của nước và hoá chất để hoàtrộn chúng với nhau Phương pháp này thực hiện trên ống đẩy củamáy bơm cấp 1 hoặc trong bể trộn

Đơn giản nhất là đưa chất phản ứng vào ống đẩy của máy bơm cấp

1, nếu chiều dài ống không đủ để tạo ra tổn thất áp lực thì gắn thêmthiết bị vành chắn (vòng đệm) đẻ tạo ra tổn thất áp lực h và vận tốccục bộ V = 1.2 – 1.5 m/s Lúc này sẽ tạo ra dòng chảy rối đảm bảotrộn đều phèn với nước

Ngoài ra, còn sử dụng các bể trộn: bể trộn có khoan lỗ, bể trộnđứng, bể trộn có chắn ngang, bể trộn cơ giới…

Bể trộn đứng:

Sử dụng trong trường hợp có dùng vôi sữa để kiềm hoá nước, vì bểtrộn đứng giúp các phần tử vôi ở trạng thái lơ lửng, nên quá trình hàotan vôi thực hiện tốt

Diện tích tối đa bể không lớn hơn 15 m2 vì diện tích này càng lớnthì khả năng trộn đều hoá chất với nước càng kém

Nguyên tắc làm việc:

Nước chảy từ dưới lên, tốc độ dòng nước đưa vào đáy Vđ = 1 ÷ 1.5m/s, tạo nên chuyển động rối giúp nước trộn đều với chất phản ứng

Trang 15

Nước sau khi hoà trộn chảy qua các lỗ trên máng thu xung quanh bểđến máng tập trung và sau đó chảy sang công trình tiếp theo Tốc độnước chảy trong máng Vm = 6m/s.

Thời gian lưu nước trong bể < 2 phút

Bể thường được xây dựng với bề mặt hình vuông, tròn, phần đáyhình tháp, chóp với góc ở đáy 30 ÷ 400

Thường sử dụng cho các trạm xử lý công suất vừa và nhỏ

Hàng lỗ trên cùng phải ngập sâu trong nước khoảng 0.1 ÷ 0.5 m đểtránh không hoà trộn vào trong nước

Tổng diện tích các lỗ trên một tấm chắn khoảng 30 ÷ 40% diện tíchtấm chắn

Khoảng cách trong các tấm chắn bằng chiều bề rộng bể

Bể trộn vách ngăn ngang có cửa thu hẹp:

Cấu tạo khác máng hình chữ nhật, trong máng đặt 3 vách ngăn cócửa thu hẹp cấu tạo này chuyển động xoáy chất phản ứng trộn đềuvới nước

Trang 16

Thích hợp cho những trạm bơm có công suất vừa và nhỏ Tốc độphản ứng trong máng 0.6m/s, tốc độ nước qua cửa hẹp Vh = 1 m/s.Khoảng cách giữa 2 vách ngăn bằng 2 lần chiều rộng bể.

Bể phản ứng kiểu vách ngăn:

Thường được kết hợp với bể lắng ngang

Nguyên tắc hoạt động: dùng các vách ngăn để tạo sự đổi chiều liêntục của dòng nước, các vách ngăn hướng dòng nước chuyển độngziczak theo phương ngang hoặc phương thẳng đứng Thời gian lưunước tuỳ theo loại nước cần xử lý: đối với nước đục 20 – 30 phút và

30 – 40 phút khi xử lý có màu Chuyển động của dòng nước có tốc độgiảm dần từ đầu bể đến cuối bể Có 2 loại bể: bế có vách ngăn ngang

Trang 17

2 Phương pháp xử lý lý học:

Như đã biết, sau quá trình xử lý cơ học nước cấp, nhất là nước saukhi qua bể lọc, phần lớn các vi khuẩn đã được giữ lại Song để đảmsức khoẻ của con người, nước cấp cần phải vô trùng

Sau khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện

tự nhiên cho hiệu xuất xử lý thấp và khử trung cao nhất Hầu hết cácloại vi khuẩn trong nước thải không phải là vi khuẩn gây bệnh, nhưngkhông loại trừ khả năng tồn tại 1 vài loài vi khuẩn gây bệnh nào đó

Chính từ những lý do đó nước cấp trước khi sử dụng và nước thảitrước khi cả vào nguồn tiếp nhận cần phải được khử trùng

Khử trùng nước là nhằm mục đích phá huỷ, triệt bỏ các loài vikhuẩn gây bệnh nguy hiểm, chưa được hoặc không thể khử bỏ trongquá trình xử lý

Có nhiều biện pháp khử trùng nước phổ biến hiện nay:

 Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo

 Dùng hypoclorid canxi Ca(ClO)2 hoà tan trong thùng dungdịch chứa 3 ÷ 5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc

 Dùng hypoclorid natri NaClO

 Dùng clorua vôi

Trang 18

 Dùng ozon thường được sản xuất từ không khí bằng máytạo ozon dặt trong nhà máy xử lý nước Ozon sản xuất rađược dẫn ngay vào bể trộn.

 Dùng tia cực tím (UV) do neon thuỷ ngân áp lực thấp sản

ra Đèn phát tia cực tím đặt gập trong dòng chảy của nước

Từ trước đến nay, khi khử trùng nước người ta hay dùng clo nướctạo hơi và các hợp chất của clo vì clo là hoá chất được ngành côngnghiệp dùng nhiều, có sẵn trên thị trường, giá thành chấp nhận được,hiệu quả khử trùng cao Nhưng những năn gần đây các nhà khoa họcđưa ra khuyến cáo hạn chế dùng clo để khử trùng nước vì:

Lượng clo dư 0.5 mg/l trong nước thải để đảm bảo sự an toàn ổnđịnh cho quá trình khử trùng sẽ gây hại đến cá và các sinh vật nước có

Khử trùng nước bằng clo và các hợp chất của clo:

Clo là một chất oxy hoá mạnh ở bất cứ dạng nào Khi clo tác dụngvới nước tạo thành acid hypoclorid (HOCl) có tác dụng diệt trùngmạnh Khi cho Clo vào nước, chất diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua

Trang 19

vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng men bên trong của tế bào, làmphá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đén vi sinh vật bị tiêu diệt.

Khi clo vào nước, phản ứng diễn ra như sau:

 pH = 6 thì HOCl chiếm 99.5% còn chiếm 0.5%

 pH = 7 thì HOCl chiếm 79% còn chiếm 21%

 pH = 8 thì HOCl chiếm 25% còn chiếm 75%

Tức là pH của nước càng cao thì hiệu quả khử trùng bằng clo cànggiảm

Để đảm bảo cho phản ứng xảy ra triệt để và còn được tiếp tục trongquá trình vận chuyển trên đường ống đến điểm dùng nước cuối mạnglưới, cần đưa thêm vào nước một lượng clo dư cần thiết, ngoài lượngclo tính toán Theo TCXD 33:1985, liều lượng clo dư ở đầu mạng

Trang 20

lưới tối thiểu là 0.5 mg/l, ở cuối mạng lưới tối thiểu là 0.05 mg/l vàkhông được lớn tới mức có mùi khó chịu.

Liều lượng clo đưa vào nước để khử trùng thường được xác địnhbằng thực nghiệm khi thiết kế sơ bộ có thể lấy như sau: hàm lượngclo để khử trùng lấy đối với nước ngầm là 0.7 ÷ 1.0 mg/l, đối vớinước mặt là 2.0 ÷ 3.0 mg/l

Khử trùng bằng clo lỏng

Clo lỏng là 1 dạng clo nguyên chất có màu vàng xanh, trọng lượngriêng là 1.47 kg/l Clo lỏng được sản xuất trong nhà máy, đựng trongcác bình chứa có dung tích từ 50 ÷ 500 l, áp suất trong bình từ 6 ÷ 8

at Khi sử dụng clo lỏng dưới dạng áp suất cao vào nước, người tadùng thiết bị giảm áp suất, clo bốc thành hơi và hoà tan vào trongnước

Như vậy khi dùng clo lỏng để khử trùng, tại nhà máy nước phải lắpđặt thiết bị chuyên dùng để đưa clo vào nước gọi là cloratơ Cloratơ

có chức năng pha chế và định lượng clo hơi vào nước Cloratơ chialàm 2 loại: cloratơ áp lực và cloratơ chân không

Khử trùng nước bằng natri hypoclorid:

NaClO là sản phẩm của quá trình điện phân dung dịch muối ăn.Nước javen có nồng đọ clo hoạt tính từ 6 ÷ 8 g/l Khử trùng bằngnước javen chỉ nên áp dụng đối với các nhà máy nước không có diềukiện cung cấp clo hoặc hoá chất khác

Dùng ozon để khử trùng:

Trang 21

Ozon là một chất khí có màu ánh tím ít hoà tan trong nước và rấtđộc hại đối với con người Ở trong nước, ozon phân huỷ rất nhanhthành oxy phân tử và nguyên tử Ozon có tính hoạt hoá mạnh hơn clo,nên khả năng diệt trùng mạnh hơn clo rất nhiều lần.

Ưu điểm:

Lượng ozon cho vào nước không lớn (0.75 ÷ 1 mg/l đối với nướcngầm, 1.0 ÷ 3.0 mg/l đối với nước mặt) Thời gian tiếp xúc rất ngắn (5phút), không gây mùi khó chịu cho nước kể cả khi trong nước cóphenol

Khử trùng nước bằng tia tử ngoại:

Tia tử ngoại hay còn gọi là tia cực tím, là các tia có bước sóng ngắn

có tác dụng diệt trùng mạnh

Nguyên lí khử trùng diễn ra như sau:

Dùng các đèn bức xạ tia tử ngoại, đặt trong dòng chảy của nước.Các tia cực tím phát ra sẽ tác dụng lên các phân tử protit của tế bào visinh vật, phá vỡ cấu trúc và mất khả năng trao đổi chất, vì thế chúng

Trang 22

bị tiêu diệt Hiệu quả khử trùng chỉ đạt được triệt để khi trong nướckhông có các chất hữu cơ và cặn lơ lửng.

Chi phí điện năng để sát trùng bằng tia cực tím không quá 10 ÷ 15kW/h cho 1 m3 nước ngầm và 30 kW/h cho 1 m3 nước mặt sát trùngbằng tia cực tím không làm thay đổi mùi vị của nước.

III TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP SAU KHI ĐÃ

XỬ LÍ:

Việc cấp nước cho nhà máy dệt nhuộm có tiêu chuẩn yêu cầu chấtlượng giống như cấp nước cho sinh hoạt:

( Nguồn: QCVN 01:2009/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC

GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG - National technical

regulation on drinking water quality )

ST

T Tên chỉ tiêu n vị Đơ

Giới hạn tối

đa cho phép

Phương pháp

thử

Mức độ giám sát

I Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

Màu sắc(*) TC

TCVN 6185 1996

-(ISO 7887 - 1985)hoặc SMEWW2120

A

2. Mùi vị(*) - có mùi,Không

vị lạ

Cảm quan, hoặcSMEWW 2150 B

và 2160 B

A

Ngày đăng: 23/04/2013, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w