Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điện thoại di động VinaPhone (Trang 57)

Mẫu mã là yếu tốđập vào mắt khách hàng đầu tiên, nhất là những sản phẩm nhựa gia dụng thì mẫu mã rất quan trọng. Hai sản phẩm giống hệt nhau về chức năng, về chất lượng và giá cả, … thì khi mua chắc chắn khách hàng sẽ chọn sản phẩm có mẫu mã đẹp.

Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam phải thường xuyên nghiên cứu những sản phẩm trên thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để có kế hoạch thay đổi mẫu mã phù hợp.

Chất lượng của sản phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng cho việc thành bại trên thị trường. Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam cần phải có sản phẩm vừa có chất lượng cao nhưng giá thành thấp, phế phẩm ít. Muốn được thế, các doanh nghiệp cần phải:

- Tổ chức kiểm tra sản phẩm thường xuyên.

- Biến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là của mọi người chứ không phải là của phòng kỹ thuật hoặc phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Đào tạo cán bộ thường xuyên để theo kịp công nghệ mới.

- Mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 trong các doanh nghiệp nhựa Việt Nam.

3.2.3. Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất

Công nghệ thiết bị trong ngành nhựa được cập nhật tiến bộ khoa học kỹ

thuật thế giới rất nhanh, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, tăng tính thẩm mỹ, tăng năng suất lao động, kiểm soát quy trình tựđộng, giảm tiêu hao điện năng, giảm định mức tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất, giảm tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất.

Bất kỳ một ngành sản xuất công nghiệp nào, trình độ công nghệảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, giá thành và sự phát triển của ngành. Chính vì vậy, tất cả các nước, muốn đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp đều phải quan tâm hàng đầu tới việc đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Tốc độ đổi mới về công nghệ sản xuất của ngành nhựa phụ thuộc rất nhiều vào việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

của ngành và phụ thuộc vào các ngành công nghiệp khác như chế tạo máy, hóa dầu, hóa chất, tựđộng hóa.

Các chính sách phát triển khoa học công nghệ của ngành nhựa như sau: - Tăng chi phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của ngành nhựa bằng cách cho phép các doanh nghiệp được trích 2% doanh thu cho công tác nghiên cứu triển khai và đầu tư bổ sung thêm trang thiết bị và nâng cao năng lực các phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm gắn với sản xuất, phối

hợp với các cơ sở khác trong và ngoài ngành, nghiên cứu phục vụ mục tiêu phát triển ngành

- Nên đầu tư nhiều loại công nghệ tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm nhựa khác nhau:

+ Đối với sản phẩm như nhựa gia dụng do kỹ thuật sản xuất đơn giản thì nên chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động giúp cho ngành tiết kiệm được vốn, tận dụng được những điều kiện sẵn có, giải quyết được lao động dư thừa của xã hội.

+ Đối với sản phẩm kỹ thuật cao (như màng mỏng PVC, giả da PVC, vải tráng nhựa PVC, giả da PU) đòi hỏi độ chính xác cao, chất lượng tốt nên lựa chọn công nghệ cao vì công nghệ cao không chỉ giúp ta rút ngắn dần khoảng cách và trình độ công nghệ của ngành với các nước tiên tiến trên thế giới mà còn giúp ngành nhựa sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng, giá trị cao đáp ứng được yêu cầu đa dạng của các ngành kinh tế kỹ thuật khác trong nước và xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh.

Điều quan trọng là phải chọn đúng được công nghệđang cần và đầu tưđón

đầu đúng hướng. Phải tận dụng, phát huy ngay được công nghệ mới đầu tư, tổ

chức tiếp thu và làm chủđược các công nghệ nhập bằng cách đào tạo mới và đạo

độ ngũ cán bộ kỹ thuật (gởi đi nước ngoài đào tạo). Để nhập công nghệ cần:

- Các doanh nghiệp cần có sự chọn lựa kỹ càng, chủ động tìm kiếm hoặc thông qua công ty tư vấn. Chỉ nhập thiết bị mới và công nghệ với khoảng cách không xa quá về trình độ so với công nghệ hiện đại của ngành. Tổ chức tốt các

đơn vị thẩm định, kiểm tra khi nhập công nghệ.

- Các doanh nghiệp phải tổ chức tốt đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tiếp thu tốt các công nghệ nhập để tổ chức sản xuất ổn định, tiến tới làm chủđược công nghệ nhập. Có thể tự sản xuất một số phụ tùng thay thếđể phát huy hết công suất của thiết bị và khả năng của công nghệđể tạo ra sản phẩm có giá trị cao.

- Những doanh nghiệp có vốn nhiều có thể nhập thiết bị công nghệ cao để

sản xuất mặt hàng cao cấp, đồng thời lại chuyển giao các thiết bị, công nghệ hiện tại cho một số cơ sở nhỏđể củng cố, cải tiến nâng cao thành công nghệ nội tạo ra thị trường chuyển giao công nghệ sôi động liên tục trong toàn ngành.

- Các doanh nghiệp đặc biệt chú ý công nghệ xử lý bảo vệ môi trường. Bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn cần có sự phối hợp nhiều ngành và tiến hành đồng bộ trên từng khu cụm công nghiệp nhựa cụ thể thông qua các chính sách lớn của Nhà nước. Nhà Nước cần quy hoạch các đơn vị sản xuất nhựa tập trung vào một khu vực nhằm hạn chếđộc hại do sản xuất nhựa gây ra có thể ảnh

hưởng đến sức khỏe của mọi người, hoặc là đề ra các biện pháp buộc nhà sản xuất phải đóng thuế rác dựa trên sản lượng sản xuất ra, phải tự bỏ chi phí để thu hồi nhựa phế thải tái chế lại, cao hơn nữa là đưa phế liệu vào dây chuyền hóa dầu để

tái tạo các sản phẩm hóa dầu mới.

- Các doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc ứng dụng những thành tựu của thế giới về các loại vật liệu nhựa mới có khả năng tự phân hủy, các loại nhựa sinh học, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường như các loại bao bì trên cơ sở

tinh bột hoặc màng từ polyninylalcol đã và đang được nghiên cứu và bước đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đưa vào sử dụng như túi áo đựng sản phẩm áo sơ mi may sẵn xuất qua thị trường Nhật Bản được làm từ màng polyvinylalcol, …

- Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh nên liên kết, hợp tác để đầu tư thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tăng chất lượng nghiên cứu, ứng dụng và giảm chi phí tránh việc nghiên cứu bị trùng lập. Nên thành lập các dịch vụ kỹ thuật nghiên cứu – phát triển theo hình thức liên doanh trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ

trong việc đổi mới và nâng cấp công nghệ.

3.2.4. Tăng cường đầu tư và vốn kinh doanh

Căn cứ trên suất đầu tư bình quân cho một tấn sản phẩm nhựa với công nghệ hiện đại và với chỉ số chất dẻo bình quân đầu người Việt Nam vào năm 2010 là 40 kg/người (theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến 2010” của Bộ Công Nghiệp) và 2015 là 80 kg/người thì đòi hỏi phải có kế hoạch

đầu tư rất lớn nhằm đạt được các mục tiêu dự báo. Hướng chính của việc đầu tư nhằm:

- Tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị

trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Theo danh mục các ngành hàng ưu tiên xuất khẩu của ngành, thực hiện việc liên doanh giữa các doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty nước ngoài, hoặc các công ty cổ phần với sự

tham gia cổ phần không hạn chế của các công ty nước ngoài nhằm thu hút đầu tư

trực tiếp và gián tiếp, tri thức khoa học và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh nhằm khai thác thị trường xuất khẩu trên cơ sở công nghệ thiết bị hiện đại, quy mô vốn lớn, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong thị trường.

- Đổi mới một cách cơ bản cơ cấu sản phẩm hiện có đi theo hướng mở rộng cơ cấu sản phẩm phục vụ công nghiệp, xây dựng nông nghiệp và sản phẩm kỹ

thuật cao vì đây là những ngành hàng sản xuất đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ sản xuất phức tạp.

- Đầu tư thêm các doanh nghiệp mới nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc hướng tới một sản phẩm mới hoàn toàn nhằm thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời nhanh chóng tiếp nhận kỹ thuật sản xuất và công nghệ sản xuất tiên tiến để sánh vai kịp các nước trong khu vực nhất là quá trình gia nhập của nước ta AFTA đang đến gần.

- Các doanh nghiệp cần đầu tư vào các nhà máy hoặc máy móc thiết bị

nhằm mở rộng viêc sử dụng các chủng loại nguyên liệu khác nhau. Hiện nay chúng ta chỉ tập trung vào sử dụng các loại nguyên liệu chính là PVC, PE, PS, PP. Trong khi đó nguyên liệu nhựa này trên thế giới đã có vài chục loại.

Theo thống kê tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành nhựa trong 10 năm qua khoảng 2 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,3 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước đầu tư khoảng 0,7 tỷ USD. Riêng Tổng Công ty Nhựa Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000 có tổng vốn đầu tư khoảng 134 tỷ đồng, trong đó hầu hết là vốn vay chiếm 62,2%, còn lại là vốn tự bổ sung, không sử dụng vốn ngân sách. Thời gian qua vốn đầu tư nhằm hiện đại hóa thiết bị sản xuất, đầu tư mới các khu công nghiệp, trong đó tỷ trọng đầu tư cho thiết bị 57%, cho nhà xưởng khoảng 35,5%.

Trong quy hoạch phát triển ngành tới 2015 nhu cầu vốn đầu tư cho các dự

án phát triển của các chuyên ngành là rất lớn. Nhu cầu vốn đầu tư tới 2010 với tổng vốn đầu tư: 3.854 triệu USD. Giai đoạn Vốn đầu tư hiện có (tỷ USD) Vốn đầu tư tăng thêm (tỷ USD) Tổng vốn đầu tư cho ngành (tỷ USD) Chỉ số chất dẻo bình quân đầu người (kg/đầu người) 2001 - 2005 2,21 0,488 2,698 23 2005 – 2010 2,69 2,810 5,509 46 2010 - 2015 5,51 7,200 10 80 Bảng 18: Dự kiến tổng vốn đầu tư cho từng giai đoạn

Để huy động được lượng vốn rất lớn như trên nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư đòi hỏi phải phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như sau:

- Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước. Ưu tiên khuyến khích các nhà đầu tư

trong nước. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách giảm thuế trong những năm đầu của dự án một cách hợp lý nhằm thu hút đầu tư 100% vốn nước ngoài và vốn liên doanh vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa. Đây là những bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phát triển.

- Nhà nước phải có chính sách ưu đãi về vốn cho các dự án mang tính chiến lược. Đối với các dự án sản xuất nguyên liệu, nhà nước cho vay vốn đầu tư dài hạn tới 15 năm với lãi suất ưu đãi nhưđối với ngành cơ khí và được hưởng ân hạn 3 – 5 năm.

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho ngành thông qua các chương trình hỗ trợ hợp tác với nước ngoài.

Về nguồn vốn đầu tư theo chúng tôi đề nghị một số biện pháp nhằm huy

động một số nguồn như sau:

- Vốn trong nước: Dự kiến huy động trong nước 60-65%. Từ các nguồn vốn ưu đãi đầu tư (từ ngân sách Nhà nước), vốn đóng góp của các cổđông, vốn tự

có của doanh nghiệp, các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và một phần vốn lưu động tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cùng hợp tác phát triển ngành.

- Vốn đầu tư nước ngoài: Dự kiến thu hút 35-40%, phần vốn này chủ yếu

đầu tư máy móc thiết bị. Cần tập trung cho các dự án có quy mô lớn, sản phẩm có chất lượng cao và thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Nguồn vốn ODA: Ưu tiên dành nguồn vốn này cho các dự án đầu tư cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạ tầng để sản xuất nguyên liệu trong nước, các dự án về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành.

- Các nguồn vốn khác: Huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển ngành nhựa như vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các đối tác đầu tư, vốn của các nhà đầu tư trong nước, vốn của các Việt kiều.

Ngoài ra, thu hút thêm vốn đầu tư trong nước thông qua việc đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước bằng các hình thức như cổ phần hóa, cho thuê, bán,

khoán để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các thành phần kinh tế. Tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước nhất là đối với một số

doanh nghiệp không chiếm tỷ trọng lớn của ngành.

Giai đoạn 2005 - 2010 Giai đoạn 2010 – 2015 Nguồn vốn Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 USD) 1. Vốn cổ phần 15 421.500 15 1.080.000 2. Vốn tự có của doanh nghiệp 10 281.000 20 1.440.000 3. Tín dụng trả chậm 5 140.500 5 360.000

4. Cho thuê tài

chính 25 702.500 10 720.000

5. Tín dụng

ngân hàng 10 281.000 20 1.440.000

6. Tín dụng ưu

đãi nước ngoài

5 140.500 10 720.000 7. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 25 702.500 15 1.080.000 8. Quỹ đầu tư mạo hiểm 5 140.500 5 360.000 Bảng 19: Dự kiến tỷ trọng và giá trị các nguồn vốn đến 2015

3.2.5. Một số giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu

Hiện nay ngành nhựa Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ

nguyên liệu phục vụ cho ngành, còn lại phải nhập khẩu của nước ngoài. Với nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu chiếm tới 90% thì ngành nhựa thực sự là phát triển rất bấp bênh, không có tính bền vững, rủi ro lớn. Để thực sự trở thành một ngành kinh tế mạnh trong nền kinh tế, ngành nhựa cần phát triển nguồn nguyên liệu cho mình.

nhiều ngành có liên quan đặc biệt là ngành dầu khí và hóa chất. Công nghiệp hóa dầu Việt Nam đầy triển vọng trên cơ sở công nghiệp dầu khí không ngừng gia tăng. Chính vì vậy, chiến lược sản xuất nguyên liệu nhựa tại Việt Nam là có cơ sở. Song khả năng tài chính thực thi thì hạn chế. Đây là một thách thức đối với ngành nhựa vì không đủ vốn đầu tư xây dựng nhà máy và một loạt các vấn đề khác như

thuế, môi trường, …

Tuy nhiên, tất cả các thách thức này có thể tạo cơ hội phát triển nhanh hơn khi có sự hỗ trợ từ Chính phủ và liên kết sản xuất liên ngành các Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam và Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. Ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa TP Hồ Chí Minh nói riêng cần phải xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước. Mặt khác, phải liên kết với các công ty nước ngoài nhằm tận dụng trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý của họ.

* Cần xây dựng một số xí nghiệp sản xuất nguyên liệu:

Hiện nay, hàng năm ngành nhựa Việt Nam nhập khẩu hàng chục loại nhựa khác nhau, nhưng chủ yếu là nhựa PVC, nhựa PP, PE, PS, nhựa Melamin, nhựa Phenol, nhựa Acrylic, nhựa ABS, EVA, …Hóa chất như dầu DOP, TDI, MDI, PPG, PEG, các loại dung môi hữu cơ, keo dán, mực in, chất mầu, …Các loại bán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điện thoại di động VinaPhone (Trang 57)