Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điện thoại di động VinaPhone (Trang 47 - 53)

Với tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp liên quan đến sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa được dự kiến, chúng ta có thể dự báo về tốc độ

phát triển của ngành nhựa đến năm 2015 như sau: Sản lượng: 1.000 tấn/năm 2005 2010 2015 Nhóm sản phẩm SL Tỉ tr(%) ọng SL Tỉ tr(%) ọng SL Tỉ trọng (%) Bao bì 800 38 1.600 38 3.192 38 Vật liệu xây dựng 400 18 900 21,5 1.848 22 Nhựa gia dụng 550 32 900 21,5 1.512 18 Các sản phẩm khác 300 12 800 19 1.848 22 Tổng sản lượng 2.100 100 4.200 100 8.400 100 Bảng 13: Cơ cấu sản phẩm nhựa Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015

500 2000 3500 5000 6500 8000 9500 T ng s n l ượ ng 1 2 3 Năm Tổng sản lượng 2005 2010 2015 Đồ thị 9: Cơ cấu sản phẩm nhựa Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 a/ Sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa: Tốc độ phát triển của nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa từ nay tới năm 2015 phụ thuộc chủ yếu vào tốc

độ tăng trưởng và sự phát triển ổn định của các ngành giao thông công chánh, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, khí hóa lỏng, hạ tầng đô thị, xây dựng dân dụng và công nghiệp, nông nghiệp và thủy lợi.

Trong các sản phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa hiện nay bao gồm:

- Sản phẩm ống và phụ kiện đường ống: Chiếm tỷ trọng 45% tổng sản lượng nhóm các sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, ống và phụ kiện đường ống có một ý nghĩa quyết định đến việc tăng trưởng sản lượng cả trong hiện tại và cả

trong tương lai 10 năm sắp tới. Vì vậy, chiến lược phát triển và quy hoạch của các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, dầu khí và đặc biệt xây dựng dân dụng và công nghiệp có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng của loại sản phẩm ống và phụ kiện. Với cơ sở hạ tầng của hầu hết các ngành đều còn yếu kém như hiện nay và đòi hỏi có sựđầu tư lớn trong tương lai thì triển vọng phát triển của các sản phẩm này còn rất sáng sủa. Dự báo nhu cầu các sản phẩm ống sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15% - 20%/năm.

- Sản phẩm thanh định hình, tấm: Do những ưu điểm nổi bật như nhẹ, dễ thi công, giá thành hợp lý, bền vững dưới tác động môi trường, dễ tạo dáng và đa dạng về hình thức trang trí nên đã được sử dụng nhiều trong các kiến trúc văn phòng, cao ốc và chung cư hiện đại. Xu hướng dịch chuyển từ nhà phố sang nhà ở

chung cư tạo ra một thị trường tiềm năng rất lớn cho loại sản phẩm này. Đặc biệt với chương trình nhà nhựa rẻ tiền cho người nghèo và người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhu cầu sử dụng của các sản phẩm thanh, tấm trần, tấm lợp sẽđược ổn

triển “rất nóng” của loại sản phẩm này với tốc độ tăng trưởng có năm lên đến 100% nhưng về lâu dài tốc độ tăng trưởng cũng chỉ duy trì ở mức bình quân 20% trong những năm tới.

- Sản phẩm khác: Xu hướng phát triển các khu dân cư tập trung, cao tầng và nhà ở cao cấp cũng sẽ kích thích nhu cầu các sản phẩm nhựa dùng cho trang trí nội thất, hệ thống nội thất vệ sinh, hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải. Tuy nhiên đây là mảng sản phẩm hiện nay chưa có đầu tư thích đáng và có nhiều khả năng phát triển trong tương lai.

b/ Sản phẩm nhựa gia dụng: Trong thời gian tới, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thấp hơn thời kỳ 1990 – 2000 khoảng 25% - 30% (nguyên nhân chủ yếu của sự

sụt giảm này là do mặt hàng nhựa gia dụng đã tương đối bão hòa trên thị trường), nhưng nhóm sản phẩm nhựa gia dụng được tiên đoán sẽ duy trì tốc độ phát triển khoảng 12% trong thời kỳ 2005 – 2010 do việc gia tăng dân số trong thời gian tới,

đặc biệt quan trọng hơn là đời sống nông thôn được cải thiện, thu nhập người dân khá lên làm gia tăng nhu cầu sản phẩm nhựa gia dụng đối với vùng nông thôn mà dân số hiện chiếm đến 80% của cả nước. Ngoài ra, theo các chuyên gia nghiên cứu tiên đoán sản phẩm nhựa gia dụng có thể chiếm đến 70% các sản phẩm phục vụ đời sống tiêu dùng.

c/ Sản phẩm bao bì nhựa: Bao gồm các loại bao bì đơn lớp, đa lớp, bao dệt PP, bao bì rỗng, két bia.

- Đối với ngành nước uống đóng chai: Trong 5 năm gần đây nước uống

đóng chai nhựa (nước khoáng và tinh khiết) đã phát triển với tốc độ trên 25%/năm. Năm 2000, khoảng 200 triệu lít nước khoáng và nước tinh lọc đã được tiêu thụ

trên thị trường. Dự kiến trong 5 năm tới sẽ có mức tăng bình quân 20%/năm. Các loại nước khác như nước giải khát có gas, nước trái cây bổ dưỡng hiện còn rất ít, khoảng 20 triệu lít/năm, nước ngọt có gas và không gas khoảng 450 triệu lít/năm cũng sẽ có mức tăng trưởng từ 12% - 18%/năm. Dự tính đến năm 2005 mức tiêu thụ nước quả trên thị trường nội địa sẽđạt 120 triệu lít/năm.

- Đối với ngành dầu ăn: Hiện nay mức sử dụng dầu ăn của Việt Nam mới

đạt trên dưới 3kg/người (200.000 tấn/năm). Dự kiến trong 10 năm tới mức tiêu thụ

dầu ăn sẽ tăng gấp 4 lần so với hiện nay. Các loại chai nhựa đựng thực phẩm (thay thế chai thủy tinh) đã bước đầu thâm nhập thị trường và phát triển vững chắc như

các ngành nước mắm, rượu cồn, magi, tương ớt, tương cà, các loại gia vị, …hàng năm cũng sử dụng không dưới 50 triệu chai nhựa các loại.

- Đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật: Trong 5 năm gần đây, ở Việt Nam

đã đẩy mạnh xu hướng thay thế chai thủy tinh bằng chai nhựa nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tai nạn trong canh tác nông nghiệp. Với 40.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật

được dùng trên đồng ruộng hàng năm, số lượng thuốc nước cần dùng là khoảng 26.000 tấn thì lượng bao bì nhựa dùng hàng năm không dưới 10.000 tấn.

- Đối với ngành mỹ phẩm và chất tẩy rửa: Hiện nay lượng bao bì nhựa dùng cho nhu cầu này khoảng 30.000 tấn đã tăng đáng kể trong những năm vừa qua và mức độ tăng trong 10 năm tới không dưới 20%/năm do mức sống được tăng cao thì nhu cầu làm đẹp và sạch cũng sẽ tăng tương ứng.

- Đối với ngành dược phẩm: Hiện nay, bao bì dược rất đa dạng và phong phú, ngoài loại bao bì võ nang cứng, nang mềm, tá dược, … thì loại bao bì chai lọ

nhựa bao bì mềm để đựng thuốc viên và nước là một nhu cầu lớn với hàng trăm loại mẫu mã và kích cỡ khác nhau. 5 năm qua mức tiêu thụ dùng thuốc đạt tăng trưởng khoảng 20% - 25%, năm 2005 mức bình quân này sẽ tăng lên gấp đôi và sau 2005 mức tăng trưởng là 25%/năm.

- Đối với ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá: Đến năm 2005, sản lượng thuốc lá đạt 3 tỷ bao và đến năm 2010 đạt 3,2 tỷ bao. Trong đó, sản lượng thuốc lá

đầu lọc chiếm tỷ trọng trên 98% sản lượng chung, tỷ trọng thuốc lá đầu lọc bao cứng chiếm 90% sản lượng đầu lọc. Nhu cầu BOPP cho ngành thuốc lá ước tính là 1.500 tấn/năm (nguồn Mitsu Việt Nam).

Quy hoạch phát triển của một số ngành kinh tế xã hội là khách hàng chính của ngành bao bì nhựa. Đơn vị tính: tấn Sản phẩm 2005 Tốc độ dự kiến phát triển (%/năm) 2010 Tốc độ dự kiến phát triển (%/năm) 2015 Bao bì đơn lớp và đa lớp 310.000 15 650.000 10 1.046.000 Bao dệt PP 180.000 9,2 280.000 20 700.000 Bao bì rỗng 250.000 18,3 580.000 15 1.234.000 Các loại két nhựa 40.000 11,8 70.000 10 120.000 Tổng cộng 780.000 15,2 1.580.000 3.100.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20 320 620 920 1220 1520 1820 T ng s n l ượ n g ( n gàn t n) 1 2 3 Năm Các loại két nhựa Bao bì rỗng Bao dệt PP Bao bì đơn lớp và đa lớp 2005 2010 2015

Đồ thị 10: Dự báo nhu cầu bao bì nhựa giai đoạn tới năm 2005 và 2015

d/ Sản phẩm nhựa kỹ thuật cao:

- Sản phẩm cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy: Ngoài việc tiếp tục sản xuất yên xe máy, thỏa mãn nhu cầu lắp ráp xe máy như thời gian qua, trong giai đoạn tới có khả năng bước đầu cung cấp nệm cho công đoạn sản xuất ghế ô tô lắp ráp trong nước. Các chi tiết khác của xe ô tô sẽ ở mức nghiên cứu hoặc sản xuất thử. Mức độ phát triển của sản phẩm này không cao, khoảng 10% - 15%/năm.

- Sản phẩm nhựa composite: Vật liệu composite đã phát triển trên thế giới vài chục năm nay và ngày càng có nhiều ứng dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, ngành composite chỉ dưới 10 tuổi, còn non trẻ cả về kỹ thuật và ứng dụng. Hiện nay, mức tiêu thụ composite ở Việt Nam dự kiến là 5.000 tấn/năm.

- Màng mỏng và giả da:

+ Màng mỏng: Tiềm năng tiêu thụ màng mỏng ở nội địa và xuất khẩu trong vài năm tới còn tăng, khoảng 16%, sản lượng tăng này tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao cấp như: màng trong suốt, màng siêu mỏng, màng thổi khí, màng khổ rộng cho sản xuất muối ăn, nuôi trồng thủy sản.

+ Giả da: Sản lượng tiêu thụ giả da ở thị trường nội địa tăng đều qua các năm với tỷ lệ khoảng 20%/năm. Theo số liệu nhập khẩu và sản xuất giả da, ta thấy hiện nay đây là mặt hàng có nhu cầu khá cao trên thị trường để gia công hàng xuất khẩu, tuy nhiên các nhà sản xuất trong nước lại chưa nắm bắt được. Theo đà phát

triển, do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và tăng hàm lượng nguyên vật liệu sản xuất trong nước, nếu có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và các

đơn vị gia công hàng gia dụng xuất khẩu đặc biệt là ngành da giày thì tốc độ tăng trưởng mặt hàng này trong sản xuất và tiêu thụ có thể tăng trưởng cao hơn nữa. Vì giả da phục vụ cho ngành da giày là chính, định hướng phát triển cho ngành giả da phải căn cứ vào sự phát triển của ngành gia dày. Theo báo cáo quy hoạch phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2010, dự kiến trong giai đoạn 2005 – 2010 mức tăng trưởng của sản phẩm giả da khoảng 22%/năm.

3.1.1.3. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước

Chủ yếu là sản phẩm nhựa gia dụng và bao bì nhựa, dự đoán nhu cầu thị

trường xuất khẩu như sau:

a/ Nhựa gia dụng:

Đối với các sản phẩm gia dụng cũng còn nhiều tiềm năng, không chỉ nhắm vào các nước chậm phát triển ở lân cận như Lào, Campuchia mà còn cần được quan tâm đẩy mạnh tiếp thị ở các quốc gia công nghiệp như các nước Âu Châu, Bắc Mỹ, Nga, Nhật, … do khả năng cạnh tranh về chi phí lao động sản xuất ở Việt Nam còn thấp.

Cơ cấu các mặt hàng nhựa gia dụng xuất khẩu tập trung vào hai loại là đồ

nhựa gia dụng và giày dép nhựa. Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm nhựa gia dụng trong năm 2000 đạt 140 triệu USD, dự đoán xuất khẩu sản phẩm nhựa gia dụng trong những năm tới như sau:

Đơn vị tính: triệu USD

Sản phẩm nhựa gia dụng xuất khẩu Năm 2000 Tốc độ tăng trưởng Năm 2010 Tốc độ tăng trưởng Năm 2015 Đồ nhựa gia dụng 100 310 500 Dày dép nhựa 40 125 264 Tổng cộng 140 11,5%/năm 435 10%/năm 764

Bảng 15: Dựđoán kim ngạch xuất khẩu nhựa gia dụng đến năm 2010 - 2015 Xét về sản phẩm tiêu dùng có sử dụng chi tiết nhựa, ngoài sản phẩm nhựa gia dụng được dùng trực tiếp còn cần kể tới các sản phẩm tiêu dùng có kết cấu

gồm một phần là các chi tiết nhựa. Đối với các loại sản phẩm này thì hiện nay có xu hướng gia tăng đáng kể nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng có các chi tiết phụ tùng bằng nhựa như đồ dùng điện, điện tử gia dụng (TV, cassette, máy giặt, quạt điện, …) xe gắn máy, ô tô, …(mà trong phân loại được xếp vào nhóm các sản phẩm nhựa phục vụ các ngành công nghiệp khác), theo dự đoán tỉ lệ tăng trưởng của nhóm sản phẩm nhựa phục vụ ngành công nghiệp này sẽ gia tăng nhanh từ 18% - 20%/năm trong thập niên tới.

b/ Bao bì nhựa

Theo chủ trương của Nhà nước, nền kinh tế nước ta trong thời gian tới hướng vào xuất khẩu nên khả năng xuất khẩu gián tiếp của bao bì nhựa rất là lớn. Hiện nay, các nước phát triển đang bỏ dần các công nghệ làm bao bì nhựa do không có hiệu quả kinh tế cao tại các nước này. Chính điều này đã mở ra một tiềm năng lớn xuất khẩu trực tiếp bao bì nhựa. Trong nhóm mặt hàng bao bì nhựa thì bao bì mềm đơn lớp, đa lớp và bao dệt PP có khả năng xuất khẩu cao do có đặc

điểm không cồng kềnh khi vận chuyển so với bao bì rỗng và két nhựa. Mục tiêu

đến năm 2010, ngành bao bì nhựa xuất khẩu ước tính đạt 435 triệu USD.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điện thoại di động VinaPhone (Trang 47 - 53)