Nhà máy Thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc
Trang 1BÀI BÁO CÁO CHUYẾN THAM QUAN THỰC TẾ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRỊ AN
-o0o -PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THỦY ĐIỆN
1 Giới thiệu
- Nhà máy Thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc
- Công trình Thủy điện Trị An có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với hai nhiệm vụ chính
1/ Sản xuất điện với sản lượng trung bình : 1,7 tỉ kWh/năm
2/ Phục vụ công tác thủy nông cho TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ :
Duy trì lượng nước xả tối thiểu ( trung bình 200 m3/giây) phục vụ công tác đẩy mặn và tưới tiêu trong mùa khô ở vùng hạ lưu
Cắt được đỉnh lũ để đảm bảo an toàn cho hạ lưu trong mùa lũ
- Nguồn thủy năng sông Đồng Nai đã được nghiên cứu, khảo sát qua một chặng đường lịch sử lâu dài, vào đầu thế kỷ 20 Từ năm 1913 đến 1973
đã có nhiều công ty điện lực nước ngoài như Pháp, Ðài Loan đề xuất các công trình nghiên cứu thác Trị An để phát điện
- Từ năm 1976 - 1978 Bộ Thủy lợi đã nghiên cứu toàn diện và triệt
để hơn về quy mô cũng như hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công trình
- Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Điện lực
đã triển khai lập luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật từ cuối năm 1981 Với sự phấn đấu nổ lực của ngành Năng lượng, được sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Thủy lợi, sự giúp đỡ của thành ủy và UBND thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai cùng sự giúp đỡ của đoàn chuyên gia Liên Xô - Đã hoàn thành luận chứng KT-KT vào đầu năm 1983 với quy mô:
- Công suất thiết kế 400MW ( 4tổ máy )
- Sản lượng điện trung bình hàng năm : 1 ,7 tỉ Kwh
Trang 2Công trình Thủy điện Trị An đã được bắt đầu và kết thúc với một tiến
độ rất khẩn trương
- Một số mốc thời gian đáng ghi nhớ :
Tháng 9/1983 duyệt luận chứng Kinh tế- Kỹ thuật
30/4/1984 mở móng đập tràn
10/5/1985 đổ mẻ Bê tông đầu tiên ở Đập tràn
12/1/1987 ngăn sông Đồng Nai
01/1/1988 Khởi động tổ máy số 1
13/9/1989 Khởi động tổ máy số 4
Khởi đầu từ Ban chuẩn bị sản xuất ( thành lập ngày 15/8/1985), Nhà máy Thủy điện Trị An được chính thức thành lập theo Quy Đinh số 998/NL/TCCB của Bộ Năng lượng ký ngày 02/12/1987
Công trình được hoàn chỉnh vào năm 1991 sau 7 năm xây dựng với
Trang 3sự đầu tư to lớn của nhà nước, sự hợp tác có hiệu quả của Liên Xô và công sức đóng góp quý báu của nhân dân các tỉnh thành phía Nam
Nhà máy là đơn vị sản xuất điện, hạch toán phụ thuộc, trước đây thuộc Công ty Điện lực II , nay trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt nam Dòng điện Trị An đã ra đời rất đúng lúc, trước hết cứu nguy cho
sự thiếu hụt năng lượng trầm trọng của hệ thống điện ở một thời kỳ căng thẳng nhất vào cuối những năm 80, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh
tế -Xã hội miền Nam
Công trình Thủy điện Trị An ra đời còn tạo nên hệ quả quý giá thậm chí còn hơn bản thân nó, đó là sự trưởng thành của đội ngũ Lao động
đã tạo dựng nên Công trình Từ Trị An, cùng với Công trình Thủy điện Hòa Bình -đội ngũ Xây dựng, Lắp máy và Vận hành có đầy đủ kỹ năng đã và đang tiến đến các Công trình tiếp theo : Thác Mơ, Ialy, Hàm Thuận- Đa
Mi , và còn tiếp tục trên con đường điện khí hóa đất nước, con đường mà Bác Hồ vĩ đại đã vạch ra
Trong quá trình 15 năm vận hành, từ 1988 đến 2002, để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của mình, Nhà máy luôn coi trọng những biện pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật , ứng dụng tiến bộ khoa học, soạn thảo và ban hành các quy trình, quy chế trong các lĩnh vực liên quan đến thiết bị công nghệ và quản lý của nhà máy Nhờ đó, Nhà máy đã luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và không để xảy ra sự cố nghiêm trọng nào
Trong hàng loạt các công tác quan trọng, Nhà máy đã thực hiện nổi bật hai sự kiện:
Chương trình nâng công suất các tổ máy Đây là đề tài cấp Bộ Dưới dự chủ trì của Công ty Điện lực II, năm 1992 Nhà máy đã cùng chuyên viên của Bộ Năng lượng, Giáo sư các trường Đại học tiến hành thử nghiệm thành công việc nâng công suất tổ máy lên 10%, tức là từ 100 MW lên 110
MW Kết quả là nhà máy có khả năng tăng công suất phủ đỉnh cho lưới vào giờ cao điểm hoặc hỗ trợ cho lưới khi nguồn điện nơi khác bị sự cố Công trình đã tạo nên giá trị Kinh tế - Chính trị quan trọng trong những năm 1993,
1994 khi chưa có hệ thống 500KV và đến nay vẫn còn phát huy tác dụng Chương trình hoàn thiện hệ thống khí nén bù và thực hiện chế độ bù đồng
Trang 4bộ Khi tiếp nhận bàn giao, hệ thống khí nén cho chế độ bù đồng bộ chưa được xây lắp hoàn chỉnh Theo yêu cầu thiết kế, các tổ máy phải có khả năng hoạt động ở chế độ bù đồng bộ, đảm bảo phát hoặc nhận công suất vô công trong trường hợp cần thiết để ổn định điện áp lưới Đặc biệt khi thời điểm đóng đường dây 500 KV đang đến gần, yêu cầu này càng trở nên bức thiết Sau một thời gian khẩn trương thực hiện, Nhà máy đã thử nghiệm thành công chế độ bù đồng bộ trên các tổ máy, kịp thời phục vụ công tác đóng điện đường đây 500KV, tạo điều kiện tốt cho phương thức điều độ, góp phần
ổn định lưới điện quốc gia
Trong quá trình 15 năm vận hành nhà máy, các hạng mục công trình chính yếu như Đập tràn, Cửa nhận nước, Trạm phân phối ngoài trời, Gian máy, Phòng điều hành trung tâm, cảnh quan toàn bộ nhà máy , tiếp tục được hoàn thiện về kỹ thuật và thẩm mỹ công nghiệp , đã trở thành niềm
tự hào của tập thể lao động và xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân
Lòng hồ thủy điện trị an đang bị xẻ nát
Lượng nước mùa mưa năm trước về ít và mùa khô năm nay hầu như không có mưa ở thượng nguồn nên mực nước ở hồ thủy điện Trị An hiện nay gần như cạn kiệt, chỉ ở cao trình 53m, cao hơn 3m so với mực nước chết
Trung bình các năm trước, mỗi năm lượng nước đổ về hồ khoảng 15 tỷ m3, riêng năm nay chỉ đạt hơn 7 tỷ m3 Đây là mực nước thấp nhất trong lịch sử hơn 23 năm hoạt động của nhà máy
Chính vì lượng nước cạn kiệt nên hiện công ty chỉ phát điện cầm chừng với công suất 1 triệu Kwh/ngày, giảm 1,4 triệu Kwh/ngày so với cùng
kỳ năm trước Song điều đáng lo hơn là do lượng nước về hồ hiện chỉ đạt khoảng 50 đến 60 m3/s, trong khi nhà máy vẫn phải xả hơn 80- 100 m3/s để điều tiết nước, nhất là vai trò đẩy mặn cho vùng hạ lưu để cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho cư dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM
Mùa khô ở Đồng Nai đang diễn ra gay gắt, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai vẫn chưa có mưa nên lượng nước về hồ không đáng kể đang là
Trang 5nguy cơ cho tình hình sản xuất điện, cũng như khả năng điều tiết nước vùng
hạ nguồn của công trình thủy điện Trị An
Các thành phần chính của thủy điện Trị An :
1 Đập - hồ chứa
2 Cửa lấy nước
3 Bể lắng cát
4 Các đường dẫn nước
5 Đường ống áp lực
6 Tuốc -bin
7 Cửa xả đáy
8 Các tháp điều áp
9 Trạm biến áp -truyền tải
2 Ưu điểm và tác động tiêu cực của thủy điện
Ưu điểm
Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là:
giá thành nhiên liệu, đây là một nguồn năng lượng tái tạo được (tính bền vững):
những trận mưa rào làm hồi phục lượngnước trong hồ chứa, vì vậy không bao giờ sợ cạn kiệt Các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu Các nhà máy thuỷ điện cũng
Trang 6có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thuỷ điện đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước
Do không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các nhà máy thủy điện không phát thải ra các chất khí, chất rắn gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ ôxygen, không phát sinh nhiệt, không thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính Do đó, có thể coi đây là dạng năng lượng sạch
Những hồ chứa dung tích lớn được xây dựng cùng với các nhà máy thuỷ điện sẽ tích nước vào các tháng mùa mưa để có thể dùng để phát điện trong mùa khô.Như vậy, thủy điện giúp đồng bằng hạ du chống lũ về mùa mưa và hạn hán vàomùa khô; cải thiện dòng chảy kiệt
và xâm nhập mặn
Các tác động tiêu cực của thủy điện đến môi trường
Việc xây dựng các hồ chứa làm mất đi một diện tích lớn đất đai và thông thường có cả đất rừng Theo tính toán, để có
1 MW điện phải mất ít nhất 7,5 – 10 ha rừng Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể làm thay đổi dòng chảy về cả số lượng và chất lượng, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh
Các tua-bin thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy làm mực nước sông dâng lên hoặc hạ xuống rất nhanh, đặc biệt là vùng hạ lưu ngay sát nhà máy Điều này có thể gây thiệt hại về người và của cho khu vực dưới chân đập
Nước chảy ra từ tuốc-bin lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập,điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài
Do lượng phù sa bị giữ lại trong lòng hồ, nước sau khi ra khỏi tuốc-bin thường chứa rất ít phù sa làm giảm độ phì nhiêu đối với vùng đồng bằng Phù sa cho phép sự hình thành bờ sông, châu thổ, phù sa, hồ, đê tự nhiên, đường bờ biển.Ngoài ra, điều này cùng việc thay đổi lưu lượng có thể gây ra tình trạng sạt lở
Trang 7bờ sông và thay đổi hình thái lòng sông, nhất là vùng cửa sông Đáy sông bị tụt xuống kéo theo mực nước ngầm dọc sông xuống thấp
PHẦN II : CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM
Kết luận
Thủy điện Trị An có thể được coi là một nguồn năng lượng tái tạo, thải ra rất ít khí nhà kính so với các phương thức sản xuất điện khác Tuy nhiên, khi phát triển thủy điện phải tính đến yếu tố cân bằng gồm: kinh tế, xã hội và môi trường Ở Việt Nam hiện nay chỉ chú ý đến kinh
tế nhiều hơn mà chưa chú ý đến yếu tố xã hội và môitrường Việc chúng ta làm ngày hôm nay là phát triển nhiều thủy điện, nhưng chưa tính đến yếu tố “để dành” cho thế hệ sau Nhiều thủy điện chưa tính đến yếu tố tác động môi trường và xã hội nên thế hệ sau phải gánh chịu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
Trang 8-o0o -BÀI BÁO CÁO CHUYẾN THAM QUAN
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRỊ AN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CNSH SV: NGUYỄN PHẠM HÙNG THÁI
Lớp 09CMT1