1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của người giám định trong tố tụng hình sự

84 877 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu đề tài Trong nội dung nghiên cứu đề tài “Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự”, người viết sẽ tiến hành tìm hiểu những yếu tố cơ bản về Người giám định

Trang 1

I ÁO V IÊN H Ư Ớ NG D Ẫ N S I NH V IÊN T H Ự C H I Ệ N

MSSV: 5075248Lớp Luật tư pháp 3 (K33)

Cần Thơ 4/2011

Trang 2

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 5

1.1 Khái niệm chung 5

1.1.1 Khái niệm giám định tư pháp trong TTHS 5

1.1.2 Khái niệm Người giám định trong TTHS 7

1.1.3 Tiêu chuẩn để trở thành Người giám định 8

1.1.3.1 Giám định viên tư pháp 9

1.1.3.2 Người giám định tư pháp theo vụ việc 10

1.1.4 Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự 11

1.2 Tầm quan trọng của Người giám định trong tố tụng hình sự 14

1.2.1 Vai trò của Người giám định trong tố tụng hình sự 15

1.2.2 Hệ quả của hoạt động giám định 17

CHƯƠNG II NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 20

2.1 Quyền và nghĩa vụ của Người giám định trong tố tụng hình sự 20

2.1.1 Quyền của Người giám định trong tố tụng hình sự 20

2.1.1.1 Yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám định 21

2.1.1.2 Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề liên quan đến đối tượng giám định 23

2.1.1.3 Từ chối giám định 25

2.1.1.4 Độc lập đưa ra kết luận giám định 26

2.1.1.5 Được bảo đảm an toàn khi thực hiện việc giám định 27

2.1.2 Nghĩa vụ của Người giám định trong tố tụng hình sự

29 2.1.2.1 Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp 29

2.1.2.2 Thực hiện giám định theo đúng nội dung và thời hạn yêu cầu 32

2.1.2.3 Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng 32 2.1.2.4 Lập hồ sơ giám định, giữ bí mật về kết quả thông tin và tài liệu liên

Trang 3

quan đến việc giám định 33

2.1.2.5 Từ chối giám định 34

2.1.2.6 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận sai sự thật và gây thiệt hại 35

2.2 Hoạt động giám định của Người giám định trong tố tụng hình sự 36

2.2.1 Nhận trưng cầu giám định và giao, nhận đối tượng giám định 37

2.2.2 Địa điểm, quá trình thực hiện việc giám định

38 2.2.3 Giám định bổ sung, giám định lại 39

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 45

3.1 Vấn đề pháp lý 45

3.1.1 Vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Người giám định 46

3.1.1.1 Tồn tại 46

3.1.1.2 Ý kiến đề xuất 47

3.1.2 Thời hạn giám định đối với hoạt động giám định của Người giám định

48 3.1.2.1 Tồn tại 49

3.1.2.2 Ý kiến đề xuất 49

3.1.3 Vấn đề mâu thuẫn kết luận giám định và trách nhiệm cá nhân của Người giám định 50

3.1.3.1 Tồn tại 50

3.1.3.2 Ý kiến đề xuất 52

3.1.4 Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Người giám định chưa hoàn thiện và thống nhất 54

3.1.4.1 Tồn tại 54

3.1.4.2 Ý kiến đề xuất 55

3.2 Vấn đề tồn tại thực tiễn 57

3.2.1 Sự có mặt của Người giám định tại phiên tòa 58

3.2.1.1 Thực trạng 58

3.2.1.2 Ý kiến đề xuất 61

3.2.2 Sự tham gia của Người giám định trong vụ án hình sự 62

3.2.2.1 Thực trạng 62

Trang 4

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Nguyễn Kim Chúc

Trang 5

3.2.3 Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho Người giám định trong quá trình thực

hiện hoạt động giám định 67

3.2.3.1 Thực trạng 67

3.2.3.2 Ý kiến đề xuất 68

3.2.4 Cơ chế đào tạo, Chế độ bồi dưỡng đối với Người giám định 69

3.2.4.1 Thực trạng 69

3.2.4.2 Ý kiến đề xuất 70

KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cơ quan điều tra

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong nhiều Nghị quyết của Đảng (Nghị quyết Trung ương 8 Khóa VII, Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương

7 Khóa VIII…) Đặc biệt, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của

Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Hoàn thiện chế định giám định tư pháp Nhà nước cần đầu tư cho một số lĩnh vực giám định để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng…”1 Xuất phát từ cơ sở chính trị, pháp lý trên, ngày 11 tháng 02 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định

số: 258/QĐ-TTg về phê duyệt “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động giám định tư pháp” Việc thông qua và thực hiện đề án sẽ tạo ra nền tảng cho sự

chuyễn biến mạnh mẽ, đột phá một cách toàn diện trong hoạt động giám định tưpháp

Hiện nay, giám định tư pháp là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tố tụng trong các lĩnh vực: hành chính, dân sự, hình sự Trong đó, lĩnh vực TTHS là lĩnh vực nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất từ phía hoạt động giám định tư pháp, với mục đích phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự chính xác và khách quan

Sở dĩ, hoạt động giám định tư pháp có thể thực hiện được nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động TTHS nói riêng, là vì có sự kết hợp giữa khoa học kĩ thuật và nghiệp vụ chuyên môn giám định vào hoạt động giải quyết các vấn

đề được trưng cầu Nhưng không mặc nhiên sự kết hợp trên được áp dụng vào hoạt động giải quyết án, mà cần có sự tham gia trực tiếp của một nhân tố quan trọng, đó

là chủ thể Người giám định Đây là một nhân tố hiện đang được quan tâm xây dựng hoàn thiện trong quá trình đổi mới hoạt động giám định

Người giám định là người trực tiếp thực hiện vai trò hỗ trợ cho quá trình giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực tố tụng Đặc biệt trong lĩnh vực TTHS, sự tham gia hỗ trợ trực tiếp từ phía Người giám định là một trong những yếu tố quan trọng, giúp CQTHTT trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra nhanhchóng, kịp thời, chính xác và khách quan Thông qua đó, vị trí và tầm quan trọng

1

Trích Quyết định Phê duyệt đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, số:258/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2010.

Trang 8

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

của Người giám định trong hoạt động TTHS, đã và đang từng bước được khẳng định qua quá trình hỗ trợ giải quyết các vụ án hình sự Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt trong lĩnh vực TTHS vừa nêu, thì xung quanh vấn đề về vị trí, vai trò của Người giám định trong hoạt động TTHS vẫn còn tồn tại nhiều điểm cần hoàn thiện và đổi mới Hoạt động đổi mới và hoàn thiện vai trò của Người giám định trong TTHS không chỉ mang lại ý nghĩa đối với hoạt động này mà còn mang lại ý nghĩa về phương diện xã hội – chính trị

Từ những ý nghĩa vừa phân tích, người viết đã tiến hành tiếp cận và nghiên

cứu về đề tài: “Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự”, nhằm từng

bước tìm ra phương hướng hoàn thiện vài trò của Người giám định trong thực tiễn, góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Người giám định trong lĩnh vực TTHS

2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong giới hạn của đề tài sẽ xoay quanh nghiên cứu về Vai trò của Người giám định trong pháp luật TTHS Việt Nam, tìm hiểu những nội dung cơ bản: đặc điểm, khái niệm, tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ, tầm quan trọng của Người giám định Bên cạnh đó, người viết còn tiến hành nghiên cứu sự tham gia của Người giám định trong vụ án thực tế, tìm ra bất cập đề xuất ý kiến hoàn thiện những tồn tại chưa được giải quyết Do hạn chế về thời gian nghiên cứu đề tài, nên trong phạm vi nghiên cứu người viết chỉ tiến hành tìm hiểu các vấn đề đã được nêu trên,

mà không tiến hành đi sâu và làm rõ về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cơ quan, tổ chức quản lý Người giám định, phí giám định, điều kiện hoạt động của chủ thể này trong các tổ chức giám định

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Trong nội dung nghiên cứu đề tài “Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự”, người viết sẽ tiến hành tìm hiểu những yếu tố cơ bản về Người

giám định trong pháp luật, làm rõ các cơ sở lý luận: khái niệm, đặc điểm… thực tiễn quá trình tham gia giám định hỗ trợ vào hoạt động giải quyết các vụ án hình sự của Người giám định Thông qua những vấn đề được nghiên cứu, nhằm làm rõ về

vị trí, vai trò của Người giám định trong hoạt động TTHS dựa trên phương diện pháp lý và thực tiễn Về phương diện pháp lý, quyền và nghĩa vụ, hoạt động của Người giám định trong quy định hiện hành vẫn còn tồn tại điểm thiếu sót, chưa được hoàn thiện Điều này dẫn đến việc hạn chế vai trò hỗ trợ của Người giám định trong quá trình giúp các CQTHTT tìm ra sự thật vụ án, ảnh hưởng đến tính chính xác và khách quan của hoạt động tố tụng Do đó, cần có sự hoàn thiện trong quyđịnh của pháp luật hiện hành, nhằm tạo ra nền tảng pháp lý cho quá trình thực hiện

Trang 9

vai trò hỗ trợ của Người giám định trong TTHS Về phương diện thực tiễn, chưa có

sự nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của Người giám định trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự Từ đó dẫn đến việc, Người giám định chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ một cách triệt để và hiệu quả, nhằm phục vụ cho các giai đoạn TTHS (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ) diễn ra nhanh chóng, kịp thời, chính xác

và khách quan Thế nên, cần có biện pháp để đánh giá và khẳng định đúng vai trò của Người giám định trong thực tiễn, qua những ý nghĩa quan trọng mà Người giám định đã và đang đóng góp đối với hoạt động TTHS Bên cạnh đó, khi nghiên cứu sẽ nhìn nhận những mặt yếu kém còn tồn tại của chủ thể Người giám định trong quá trình thực hiện hoạt động giám định và đưa ra giải pháp phù hợp loại bỏ những mặt hạn chế, nhằm hướng đến hoàn thiện và đổi mới vai trò của chủ thể này trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành được luận văn này, người viết đã tiến hành kết hợp một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các quy định trong pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành; Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với thực tiễn; Phương pháp tổng hợp sách bình luận khoa học, giáo trình tài liệu, trang web có liên quan

5 Bố cục của đề tài

Ngoài mục lục ,tài liệu tham khảo, và danh mục từ viết tắt luận văn còn có các nội dung sau:

* Lời mở đầu

*Nội dung ba Chương

*Chương 1: Khái quát chung về người giám định trong tố tụng hình sự

*Chương 2: Những quy định của pháp luật về người giám định trong tốtụng hình sự

*Chương 3: Thực trạng và ý kiến đề xuất nâng cao vai trò của Người giám định trong hoạt động tố tụng tố tụng hình

Đề tài nghiên cứu “Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự” là

một lĩnh vực trong hoạt động giám định Trước khi tiến đến việc nghiên cứu đề tài đòi hỏi tác giả phải có sự tìm hiểu khái quát hoạt động giám định tư pháp trong lý luận pháp lý cũng như trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, từ quá trình tìm hiểu khái quát tác giả mới có thể tiến hành nghiên cứu về vai trò chủ thể giám định đầy đủ và toàn diện Do đó tác giả phải có sự nghiên cứu sâu về pháp lý cũng nhưthực tiễn các vấn đề chủ chốt, cốt lõi để làm bật lên được ý nghĩa quan trọng của

Trang 10

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

Người giám định trong quá trình đóng góp vào hoạt động TTHS Thông qua đó, để

có thể đánh giá đúng vai trò và đề ra giải pháp tháo gỡ tồn tài xoay quanh chủ thể Người giám định Thế nhưng, do đây là lần đầu tiên tác giả tiếp cận và nghiên cứu

đề tài khoa học, mà thời gian còn nhiều hạn chế cũng như kiến thức hiểu biết có giới hạn, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết trong đề tài nghiên cứu Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô, giới nghiên cứu quan tâm đến đề tài và các bạn sinh viên

s

Trang 11

vị trí pháp lý là người tham gia tố tụng, chủ thể giám định có thể là tổ chức hoặc cá nhân được pháp luật cho phép thực hiện việc giám định, nhưng không mặc nhiên chủ thể giám định lại xuất hiện trong quá trình tố tụng Việc chủ thể này tham gia vào giai đoạn tố tụng chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu Trong TTHS, chủ thể giám định được pháp luật ghi nhận là Người giám định Thực tiễn giải quyết các vụ án khi có sự tham gia của Người giám định đã không ngừng khẳng định vị trí và vai trò của chủ thể này đối với hoạt động tố tụng Trước khi tiến hành nghiên cứu về các khía cạnh về quy định pháp luật đối với Người giám định, những nội dung mang tính chất khái quát về lý luận (Khái niệm, tiêu chuẩn, vai trò ), sẽ được tìm hiểu ở Chương một Việc tìm hiểu nhằm tạo cơ sở cho quá trình tiếp cận những giá trị mà Người giám định mang lại cho hoạt động tố tụng.1.1 Khái niệm chung

1.1.1 Khái niệm giám định tư pháp trong TTHS

BLTTHS hiện hành không có điều luật giải thích rõ về khái niệm giám định,

để hoàn chỉnh hơn về những quy định trong hệ thống pháp luật TTHS một văn bản dưới luật do UBTVQH ban hành năm 2004 “PLGĐTP” đã cụ thể hóa các khái

niệm thông qua những quy định của Pháp lệnh Điều 1 Pháp lệnh quy định: “Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự (sau đây gọị chung là vụ án) do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án”.

Điều 1 PLGĐTP có đề cập đến hai chủ thể CQTHTT và NTHTT, đây là hai chủ thể có quyền trưng cầu giám định trong hoạt động TTHS BLTTHS quy định

cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm: CQĐT, VKS, TA Mỗi CQTHTT có nhiệm vụ quyền hạn riêng khi tham gia vào hoạt động tố tụng (CQĐTphát hiện, điều tra, truy bắt tội phạm…; VKS truy tố tội phạm; TA xét xử)

Trang 12

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

CQTHTT trong các vụ án hình sự với tư cách là cơ quan tư pháp mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và làm oan người vô tội NTHTT là những cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 33 BLTTHS, với tư cách người được nhà nước trao quyền trong hoạt động tố tụng Nhìn chung giữa CQTHTT và NTHTT khi trưng cầu giám định, về tư cách pháp lý sẽ khác nhau (CQTHTT: cơ quan tư pháp mang quyền lực nhà nước; NTHTT: cá nhân được nhà nước trao quyền), nhưng về mục đích chung đều nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự

Người giám định tư pháp là người thực hiện việc giám định khi được trưng cầu giám định Người giám định tư pháp chỉ có thể tham gia vào giải quyết vụ án hình sự khi có quyết định trưng cầu của CQTHTT và NTHTT Qua đó có thể thấy được giữa chủ thể trưng cầu giám định và Người giám định tồn tại mối quan hệ nghĩa vụ công trong vụ án hình sự mà không mang quyền lợi cá nhân Nghĩa vụ của người giám định trong vụ án hình sự chỉ phát sinh khi nhận trưng cầu của chủ thể

có quyền trưng cầu giám định

Giám định tư pháp do Người giám định thực hiện nhằm đưa ra các kết luận

về chuyên môn có liên quan đến vụ án Điều kiện cần cho những kết luận có giá trị

và chính xác trước tiên Người giám định phải có kiến thức về chuyên ngành giám định, ví dụ: giám định viên sinh học phải có bằng tốt nghiệp đại học về sinh học hoặc y khoa2 Đồng thời, trong những vụ án hình sự có tính chất phức tạp như: cần phải lấy dấu vân tay hung thủ, xét nghiệp ADN… việc hỗ trợ của các phương tiện

kĩ thuật hiện đại là rất cần thiết Do đó, muốn hiệu quả công tác giám định có thể thu được hiệu quả cao, thì phải có sự kết hợp giữa trình độ chuyên môn với phương pháp khoa học kĩ thuật hiện đại

Mục đích chung của việc tiến hành hoạt động giám định tư pháp nhằm phục

vụ cho việc giải quyết vụ án chính xác và khách quan Vậy nên trong suốt cả quá trình thực hiện công tác giám định đều đặt trên nền tảng của mục tiêu chung, ngay

từ khi thực hiện hoạt động giám định cho đến khi đưa ra kết luận giám định luôn phải nhằm phục vụ cho vụ án cần giải quyết Ví dụ trong vụ án hình sự cố ý đánh người gây thương tích, theo vụ án thì vấn đề xác định tỷ lệ thương tật cho người bị hại là vấn đề quan trọng, nhưng cơ quan trưng cầu lại trưng cầu xét nghiệm ADN

và việc thực hiện giám định xác định ADN trong trường hợp này là không cần thiết.Như vậy mục đích của hoạt động giám định trong ví dụ trên đã không đáp ứng

2

Mục II Điều 1 khoản b Thông tư 09/2006/TT-BCA ngày 22 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công

an hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 67/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh giám định tư pháp trong lực lượng Công an nhân dân.

Trang 13

được việc giải quyết những vấn đề quan trọng của vụ án Do đó, ngay từ khi trưng cầu cho đến khi tiến hành và đi đến kết luận giám định đều phải hướng tới những vấn đề có liên quan đến vụ án cần giải quyết, ngược lại sẽ gây thêm tính phức tạp cho vụ án, vừa tốn kém về thời gian và kinh phí mà không thu được kết quả.

Từ những phân tích khái niệm chung về giám định tư pháp có thể rút ra khái niệm riêng cho giám định tư pháp trong hoạt động TTHS:

Trong tố tụng hình sự, giám định là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn

đề có liên quan đến vụ án hình sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của CQTHTT, NTHTT nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự.

Giám định trong TTHS với tính chất là hoạt động điều tra, đòi hỏi hao tốn nhiều thời gian và công sức, nên hiệu quả đem lại từ hoạt động giám định sẽ làm tăng thêm tính chính xác và khách quan cho những chứng cứ thu được Dựa trên

nguyên tắc chung trong TTHS “CQĐT, VKS, TA phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp và phù hợp để xác định sự thật của vụ án, toàn diện, đầy đủ làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội…” (Điều 10 BLTTHS) Giám

định tư pháp cũng là một trong các biện pháp hợp pháp và phù hợp giúp cho quá trình tìm ra sự thật của vụ án được toàn diện, nhanh chóng, kịp thời, giúp cho CQTHTT trong việc giải quyết vụ án Một yếu tố cần thiết để có thể phát huy hiệu quả từ công tác giám định là đòi hỏi Người giám định phải là người có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn, nhạy bén trong công việc

1.1.2 Khái niệm Người giám định trong TTHS

Theo quy định của BLTTHS thì “Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật” (Điều 60) Việc Người giám định phải là người có kiến thức

cần thiết trong lĩnh vực cần giám định có thể hiểu đó là một điều kiện cần để trở thành Người giám định Để giúp CQTHTT tìm ra sự thật của vụ án, Người giám định phải có những kiến thức chuyên môn nhất định trong lĩnh vực cần trưng cầu

Ví dụ: trong lĩnh vực giám định pháp y, muốn làm tốt vai trò của Người giám định thì phải có những kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực pháp y, đã từng qua thực tếhoạt động chuyên môn của chuyên ngành đó từ năm năm trở lên3 Như vậy việctiến hành giám định mới thật sự khách quan và chính xác

Trong TTHS Người giám định có thể là giám định viên tư pháp hoặc người

3

Thông tư số 04/2007/TT-BYT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ y tế hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần

Trang 14

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

giám định tư pháp theo vụ việc (Điều 7 PLGĐTP) Người giám định có thể hoạt động trong các lĩnh vực: pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, tài chính – kế toán, xây dựng, văn hóa, môi trường … (Điều 9 PLGĐTP)

Giám định viên tư pháp có thể hiểu một cách khái quát “Là người có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của PLGĐTP để trở thành giám định viên, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp” (Điều 8

PLGĐTP) Khi được trở thành giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp

y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước4 So

với giám định viên tư pháp Người giám định tư pháp theo vụ việc “Không được bổ nhiệm và cấp thẻ giống như giám định viên tư pháp” (Điều 11 PLGĐTP) Người

giám định tư pháp theo vụ việc chỉ tham gia hoạt động tố tụng trong một số vụ án nhất định và được hưởng thù lao theo vụ án tham gia giám định Việc người giámđịnh tư pháp theo vụ việc tham gia vào các hoạt động tố tụng không mang tính ổn định Trong một số vụ án nếu trình độ hoặc số lượng giám định viên tư pháp không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan trưng cầu lúc đó CQTHTT sẽ trưng cầu người giám định tư pháp theo vụ việc5

Khi tham gia tố tụng Người giám định với vị trí là người tham gia tố tụng nhưng khác với những chủ thể tham gia tố tụng khác (người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bị hại ) Người giám định chỉ có nghĩa vụ công mà không mang quyền lợi cá nhân Do đó pháp luật đã quy định những điều kiện và tiêu chuẩn riêng đối với Người giám định để có thể hoàn thành nghĩa vụ khi tham gia vào hoạt động

tố tụng

1.1.3 Tiêu chuẩn để trở thành Người giám định

TTHS bao gồm những hoạt động mang tính nguyên tắc chặt chẽ, mỗi giai đoạn tố tụng đều phải tuân thủ theo BLTTHS, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án Với bản chất là ngành luật hình thức, nên mọi sai trái trong quá trình tố tụng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Bởi vì, ngành luật hình thức là ngành luật thực thi nội dung quy định của ngành luật nội dung Là những biểu hiện bên ngoài của điều luật Giả sử luật hình sự quy định hình phạt về tội giết người, nhưng với những quy định như vậy nó chỉ là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm hình

sự, còn việc thực thi trách nhiệm hình sự và các biện pháp cụ thể (giam giữ, truy tố,xét xử ), thuộc về sự điều chỉnh của luật hình thức Tính nghiêm minh của pháp

Trang 15

luật sẽ được duy trì nếu như hoạt động thực thi pháp luật đúng đắn, ngược lại sẽ phá vỡ tính pháp chế, làm mất lòng tin nhân dân, là công cụ giúp cho đối tượng thực hiện hành vi phạm pháp Từ đó, có thể thấy được vị trí quan trọng của tính chặt chẽ từ nguyên tắc cho đến các giai đoạn thực hiện và áp dụng của hoạt động TTHS.

Xuất phát từ các yếu tố trên, nên trong hoạt động tố tụng pháp luật có những quy định riêng cho từng chủ thể tiến hành hoạt động tố tụng nhằm thể đảm bảo cho hoạt động tố tụng thực hiện đúng nguyên tắc và thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật Ví dụ: Thẩm phán phải là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử,…( Luật TCTAND năm 2002) Tương tự, đối với Người giám định là chủ thể tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý, do tính chất công việc của từng vụ án hình sự mang tính chuyên môn và phức tạp nên Người giám định chỉ có thể được trưng cầu một khi đảm bảo được những điều kiện tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật

PLGĐTP chia Người giám định thành hai loại chủ thể giám định:“Giám định viên tư pháp” và “Người giám định tư pháp theo vụ việc” Về tiêu chuẩn để trở

thành hai loại chủ thể giám định trên có nhiều điểm giống và khác nhau

1.1.3.1 Giám định viên tư pháp

Theo Điều 8 khoản 2 PLGĐTP để trở thành giám định viên tư pháp phải đáp

ứng điều kiện: “Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam” đây là điều kiện

đầu tiên, nếu đáp ứng được điều kiện trên mới có thể xem xét đến những điều kiện

tiếp theo Luật cư trú năm 2006 quy định “Thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên ổn định, không có thời hạn tại một chổ nhất định và đăng ký thường trú” (Điều 12) Như vậy đối với trường hợp không mang quốc tịch Việt Nam và

tạm trú sẽ không được bổ nhiệm

Khi có được điều kiện trên, một người muốn trở thành giám định viên tư pháp cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại điểm a, b, c Điều 8 khoản 2

Pháp lệnh Điều kiện thứ nhất “có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn theo ngành đã học từ năm năm trở lên” Theo quy định trên, thì

vấn đề kinh nghiệm được xem xét cẩn thận dù rằng có trình độ đại học nhưng không có vốn kiến thức thực tiễn của ngành nghề thì vẫn chưa đáp ứng được điều

kiện Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên có hai trường hợp: “do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp”; nếu rơi vào

trường hợp thứ hai thì các bằng đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy địnhcủa pháp luật giáo dục và theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia

Trang 16

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

nhập6

Điều kiện thứ hai “Có phẩm chất đạo đức tốt”, trong điều kiện này việc xác

định có thể phải phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của thủ trưởng, hoặc lãnh đạo nơi học tập và công tác Ở từng ngành nghề và công việc thì phẩm chất đạo đức là vấn

đề rất cần thiết, đặc biệt trong hoạt động TTHS thì đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng Phẩm chất đạo đức thể hiện bởi tinh thần trách nhiệm, không vụ lợi trong công việc, bảo vệ lẽ phải nhằm giữ vững tính nghiêm minh của pháp luật Do đó, nếu Người giám định thật sự đáp ứng được tiêu chuẩn này thì vấn đề vi phạm trong hoạt động giám định sẽ được hạn chế

Điều kiện thứ ba “Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” Dựa theo quy định

tại Điều 17, 18, 19 BLDS năm 2005 có thể rút ra khái niệm về cá nhân được xem là

có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi “Người đó từ đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, đặc biệt không rơi vào trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự”.

Giám định viên tư pháp đảm bảo được các điều kiện trên và không rơi vào trường hợp tại Điều 8 khoản 3 PLGĐTP thì sẽ được bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp

1.1.3.2 Người giám định tư pháp theo vụ việc

“Người không phải giám định viên tư pháp nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 của PLGĐTP có thể được trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc” (Điều 11 PLGĐTP) Xét về điều kiện trở thành Người giám định tư pháp theo

vụ việc so với giám định viên tư pháp có những điểm giống nhau về điều kiện cơbản7 Trong ba trường hợp tại khoản 3 Điều 8 PLGĐTP nếu Người giám định tưpháp theo vụ việc rơi vào một trong các trường hợp sẽ không được trưng cầu.

Thứ nhất “Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án mà chưa xóa

án tích” Dựa theo những quy định của BLTTHS và BLHS có thể hiểu “Người

đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là người đang trong giai đoạn chấp hành quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án quyết định của tòaán” Người được xem chưa được xóa án tích là những trường hợp không rơi vào

Trang 17

điều 64, 65, 66 BLHS năm 1999 sữa đổi bổ sung năm 2009.

Thứ hai “Đang bị quản chế hành chính” Theo Điều 27 PLXLVPHC năm

2002 sửa đỗi, bổ sung năm 2008 thì “Người đang bị quản chế hành chính là người

có hành vi phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc phải cư trú, làm ăn sinh sống tại một điạ phương nhất định, chịu sự quản lý giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương”

Thứ ba “Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự” Trường hợp này

được quy định tại Điều 22, 23 BLDS năm 2005, có thể hiểu “Một người được xem

bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định tuyên bố của TA về việc mất hoặc hạn chế đó Người mất năng lực hành vi dân sự là người không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Người hạn chế năng lực hành vi là người nghiện ma túy, nghiện chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản”

Do yếu tố chủ thể đi ngược lại các điều kiện cơ bản để trở thành Người giám định, nên khi rơi vào các trường hợp trên sẽ không được trở thành Người giám định

sẽ phù hợp với tính khách quan, chính xác của hoạt động tố tụng Ví dụ trường hợp thứ nhất và thứ hai sẽ đi trái lại với tiêu chuẩn “có phẩm chất đạo đức tốt”, trường hợp thứ ba trái với tiêu chuẩn “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”

Tuy có những điều kiện giống nhau về tiêu chuẩn nhưng Người giám định tư pháp theo vụ việc vẫn có điều kiện ngoại lệ khác so với giám định viên tư pháp Theo Điều 11 khoản 2 PLGĐTP thì người không có trình độ đại học nhưng thỏa

mãn được hai yếu tố: “Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực giám định” thì vẫn được giám định tư pháp theo vụ việc.

Người giám định tư pháp theo vụ việc không được bổ nhiệm mà hằng năm theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ tư pháp sẽ lập và công bố danh sách8

1.1.4 Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự

Trưng cầu giám định là cơ sở làm phát sinh hoạt động giám định tư pháp trong TTHS Giám định tư pháp chỉ được tiến hành khi được trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật tố tụng Trưng cầu giám định và giám định tư pháp là hai hoạt động khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, hợp thành một biện pháp thu thập chứng cứ Mối quan hệ đó được ràng buộc bằng pháp luật tố tụng và sản phẩm cuối cùng (kết quả giám định) là kết quả chung của cáchoạt động này.9

Trang 18

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

Trưng cầu giám định do CQTHTT và NTHTT thực hiện còn hoạt động giám định tư pháp là do Người giám định thực hiện Trưng cầu giám định là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, giám định tư pháp do chủ thể là các nhà chuyên môn tiến hành giám định thực hiện Do đó xét về đặc điểm và tính chất đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau nhưng đều nhằm mục đích chung thu thập và củng cố chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự

Trưng cầu giám định và hoạt động giám định có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau Pháp luật TTHS quy định Người giám định chỉ tham gia giám định khi được trưng cầu do đó việc trưng cầu giám định sẽ làm pháp sinh hoạt động giám định Và ngược lại Người giám định phải thực hiện nội dung được trưng cầu

Trưng cầu giám định chỉ được tiến hành trong những trường hợp được pháp luật TTHS quy định Tiến hành trưng cầu giám định trong trường hợp: bắt buộc trưng cầu; trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết (Điều 155 BLTTHS)

Trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định là các trường hợp, khi xuất hiện một số tình tiết nhất định trong vụ án, mà luật tố tụng hình sự đã quy định thì

cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định dù muốn hay không cũng buộc phải trưng cầu giám định (bao gồm các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 155BLTTHS)10 Việc trưng cầu giám định trong các trường hợp bắt buộc là điều kiệncần thiết đối với việc giải quyết vụ án Giám định đối với những trường hợp này có giá trị mang tính mấu chốt của vụ án, là tiền đề giúp cho CQTHTT có những quyết định đúng đắn Ví dụ đối với trường hợp nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng phạm tội thì việc giám định xác định về năng lực là rất quan trọng, vì

đó là một trong những cơ sở khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Nếu trong trường hợp này không trưng cầu và dẫn đến xét xử người tâm thần vậy sẽ vi phạm nghiêm trọng đến tính nhân đạo của pháp luật XHCN Do đó, pháp luật quy định phải bắt buộc trưng cầu nhằm tránh xảy ra việc sai lầm trong quá trình tố tụng dẫn đến việc xét xử không đúng người, đúng tội tạo ra oan sai

Trưng cầu khi xét thấy cần thiết là các trường hợp, khi xuất hiện những tình tiết nhất định trong vụ án tuy luật không quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định, nhưng CQTHTT nhận thấy cần được giải quyết bằng giám định tư pháp(khoản 1 Điều 155 BLTTHS) Nhằm làm rõ tính sự thật của các tình tiết trong vụ

10

“a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe và khả năng lao động; b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết vụ án; d) Tuổi của bị can, bị cáo, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; đ) Chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả”.

Trang 19

án, trong trường hợp cụ thể của vụ án có thể việc tiến hành giám định không rơi vào trường hợp bắt buộc, nhưng lại có giá trị cần thiết trong vụ án cần giải quyết

Ví dụ: xác định ADN để xác định tung tích của nạn nhân, xét nghiệm dấu vân tay, dấu giầy để khoanh vùng đối tượng nghi vấn…Việc giám định trong trường hợp này sẽ có giá trị cũng cố, đối chiếu, so sánh với những chứng cứ thu được, hoặc có giá trị xác định tội phạm (xét nghiệm mẫu tinh trùng trong các vụ án hiếp dâm) Pháp luật dự liệu thêm trường hợp cần thiết sẽ đồng thời tạo sự chủ động, và linh hoạt trong quá trình giải quyết án của các CQTHTT, trong phạm vi quyền hạn của mình cơ quan tố tụng áp dụng các biện pháp cần thiết để giải quyết vụ án một cách toàn diện

Kết luận giám định sẽ là mục đích của hoạt động trưng cầu giám định, kết luận giám định phản ánh được kết quả thu được từ hoạt động giám định và giá trị đối với những nội dung được trưng cầu trong vụ án

Trong một số vụ án hình sự, trưng cầu giám định và giám định tư pháp được tiến hành chủ yếu ở giai đoạn điều tra, một số trường hợp được tiến hành ở giai đoạn xét xử Thí dụ: trong trường hợp kết luận giám định mâu thuẫn không thể tiến hành việc xét xử, TA có thể trả hồ sơ điều tra bổ sung và yêu cầu CQĐT trưng cầu giám định lại, hoặc tự ra quyết định trưng cầu giám định lại

Trưng cầu giám định trong giai đoạn điều tra được sử dụng để xác định thủ phạm, phương pháp, phương tiện, thủ đoạn phạm tội từ đó làm cơ sở áp dụng các biện pháp như bắt khám xét, hỏi cung , trưng cầu giám định có thể được sử dụng

để xác định đối tượng tác động của tội phạm và những thiệt hại xảy ra, góp phần xác định khách thể trực tiếp của tội phạm cụ thể, xác định có hay không có tội phạm xảy ra, tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm Giả sử, đối với vụ án giết người và thiêu hủy xác nạn nhân, dựa vào những dấu vết để lại hiện trường bằng những biện pháp thông thường khó có thể xác định được tung tích nạn nhân,

và đối tượng nghi vấn Việc trưng cầu giám định trong trường hợp này có ý nghĩa xác định tung tích nạn nhân và hành vi phạm tội mang rợ có chủ ý, hay bộc phát (qua khám nghiệm những phần còn sót lại của tử thi có thể xác định được nguyên nhân tử vong: nạn nhân bị đánh đập trước khi chết, bị cưỡng hiếp…từ đó phân tích các yếu tố của hành vi, phương pháp, xác định có sử dụng hung khí hay các phương tiện khác gây án…) Hoặc trong trường hợp phát hiện xác nạn nhân có các dấu hiệu của một vụ tự tử, nhưng để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm CQĐT tiến hành trưng cầu để xác định nguyên nhân chết do tự tử hay bị giết, từ đó làm căn cứ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để tiến hành các hoạt động điều tra

Trong một số trường hợp trưng cầu giám định còn được sử dụng để xác định

Trang 20

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

năng lực trách nhiệm hình sự của bị can hay bị cáo hoặc năng lực nhận thức, năng lực khai báo đúng đắn của người làm chứng, người bị hại đối với những tình tiết của vụ án trong trường hợp có sự nghi ngờ về tình trạng tâm thần của những người này Thí dụ: trong các trường hợp có nghi ngờ về năng lực chủ thể của bị cáo (bị cáo la hét, có hành động bất thường khi thẩm vấn, hoặc gia đình bị cáo có tiền sử bị tâm thần…) Hoặc một số trường hợp đối tượng phạm tội giả vờ nhằm đánh lừa cơ quan điều tra để thoát tội Do đó, để có thể xác định chính xác năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng thì phải cần đến việc trưng cầu các giám định viên pháp y tâm thần đưa ra kết luận chính xác

Khái niệm trưng cầu giám định không được giải thích rõ trong pháp luật tố tụng nhưng từ phân tích về tác dụng của việc tiến hành trưng cầu giám định có thể

hiểu: “Trưng cầu giám định trong TTHS là hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật TTHS quy định, sử dụng các nhà chuyên môn tiến hành giám định tư pháp để kết luận về các vấn đề chuyên môn nhằm thu thập, củng cố; kiểm tra, đánh giá, xác lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lý vụ án hình sự” 11

Tóm lại trưng cầu giám định là điều kiện để Người giám định có thể tham gia vào giải quyết vụ án hình sự Hiệu quả của hoạt động này nhằm củng cố tính chính xác của nguồn chứng cứ thu được, dựa trên nguồn chứng cứ đã qua giám định có thể tạo điều kiện cho CQĐT sàng lọc và tìm ra đối tượng phạm tội nhanh chóng, xử

lý kịp thời tội phạm, đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc của BLTTHS

1.2 Tầm quan trọng của Người giám định trong tố tụng hình sự

Trước những chuyển biến mới phức tạp của tội phạm, cách thức và thủ đoạn gây án ngày càng diễn ra tinh vi, tội phạm luôn dùng nhiều biện pháp che đậy hành

vi phạm tội (phi tan chứng cứ, xóa dấu vết, phân tán xác của nạn nhân…) CQĐT khi gặp phải những hành vi phạm tội tinh vi sẽ vấp phải những khó khăn trong quá trình điều tra Nếu chỉ dựa vào trình độ nghiệp vụ điều tra thông thường (phân tích dấu vết tội phạm để lại, hỏi cung, lấy lời khai…) thì không thể phát hiện tội phạm chính xác và nhanh chóng Do đó đối với vụ án hình sự phức tạp, có tính chất nguy hiểm thì việc trưng cầu Người giám định tham gia vào giải quyết vụ án là rất quan trọng và cần thiết Người giám định sẽ sử dụng những kiến thức chuyên môn chuyên ngành giám định kết hợp với khoa học kĩ thuật vào giải quyết vụ án hình sự (xét nghiệm ADN, phân biệt dấu vân tay, xác định chất ma túy, chất phóng xạ…).Người giám định tham gia vào giải quyết vụ án hình sự không chỉ có ý nghĩa

11

Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội , 2005

Trang 21

giúp CQTHTT tìm ra sự thật vụ án chính xác và khánh quan, mà đồng thời còn có ý nghĩa đối với người tham gia tố tụng Đối với người bị hại kết quả giám định có thể

là những bằng chứng kết tội kẻ đã có hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của bản thân, như vậy tạo cơ sở cho việc bảo đảm quyền và lợi ích của mỗi công dân được bảo vệ triệt để Đối với bị cáo là người bị xét xử, trong một số trường hợp kết quả giám định có thể là chứng cứ gỡ tội và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.Hoạt động giám định của Người giám định trong vụ án hình sự đem lại hiệu quả cho công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, giúp CQTHTT xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người

vô tội

1.2.1 Vai trò của Người giám định trong tố tụng hình sự

Chủ thể giám định tham gia vào vụ án hình sự giúp CQTHTT xác định sự thật của vụ án Khi được trưng cầu Người giám định tham gia giải quyết các nội dung được trưng cầu liên quan đến vụ án Nội dung liên quan có thể là những dấu vết để lại hiện trường như dấu máu, vân tay, hung khí…Người giám định phải tiến

hành xét nghiệm, giúp cho CQĐT tìm ra hung thủ Ví dụ: “Vụ án xác chết không đầu tại khu chung cư G4 Hà Nội với hành động giết người và xóa các dấu vết tại hiện trường (chặt đầu nạn nhân, chặt các ngón tay nạn nhân nhằm xóa dấu vân tay) Hung thủ gây án là Nguyễn Đức Nghĩa người bị hại là Nguyễn Phương Linh Qua hai lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm hung thủ bị tuyên án tử hình với tội danh giết người và cướp tài sản”12.

Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng mà hành vi gây án của hung thủ rất tinh vi Trong vụ án, CQĐT đã trưng cầu giám định để có thể xác định về nhân thân của người bị hại tìm ra tung tích và truy ra dấu vết của hung thủ Nếu trong vụ án trên không có sự tham gia của nghiệp vụ chuyên môn giám định, thì việc xác định nhân thân của người bị hại điểm mấu chốt quan trọng của vụ án sẽ gặp rất nhiều khó khăn Xác định nhân thân của người bị hại từ đó CQĐT tiến hành khoanh vùng đối tượng nghi vấn và tiến đến các bước điều tra tiếp theo trong vụ án.Đối với một vụ án thì sự thật vụ án là những điểm mốc quan trọng giúp cho các CQTHTT đưa ra những quyết định chính xác trong các giai đoạn tiến hành tố tụng Người giám định sẽ tìm ra những chứng cứ có thật liên quan đến vụ án, củng

cố chứng minh nguồn chứng cứ có hoặc không liên quan đến người phạm tội, từ đó

12

Trang tin pháp luật, Nguyễn Đức Nghĩa y án tử hình, Nhóm phóng viên http://www.phapluatvn.vn/phapdinh/toaan/201011/Hom-nay-xu-phuc-tham-vu-Nguyen-duc-Nghia-sat-hai- ng

uo i - t i n h - 2 0 1475 3 / Giết người “như thời trung cổ”, [ Cập nhật lúc 12:15 | 11/11/2010 (GMT+7)]

Trang 22

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

CQĐT tiến hành điều tra mục đích và động cơ, cách thức gây án Sự thật vụ án có thể là những sự vật, hiện tượng phản ánh ra bên ngoài của một vụ án, nhưng cũng

có thể là những điểm tồn tại bên trong Do đó, muốn biết chính xác về những diễn biến của một chuỗi sự việc xảy ra trong một vụ án cần phải phân tích những điều kiện bên ngoài (vết máu, dấu vân tay, tinh dịch…) từ đó tìm ra động cơ, mục đích phân tích tâm lý dẫn đến hành vi phạm tội Chủ thể giám định là Người giúp CQTTHTT tìm ra sự thật bằng kết luận khoa học để chứng minh bản chất của vụ

án, giúp cho NTHTT đưa ra quyết định chính xác

Người giám định giúp cho CQĐT nhận diện tội phạm bằng kết luận khoa học

giám định Ví dụ: “Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên mặt cầu vượt Tân Thới Hiệp, thuộc phường Thới An, quận 12, TP HCM gây chết người

Xe gây tai nạn đã bỏ chạy mất Qua khám nghiệm, CQĐT đã thu giữ một số dấu vết của xe gây tai nạn còn lưu lại trên người nạn nhân Kết quả điều tra truy tìm cho thấy dấu vết trên của xe đầu kéo 72N- 6950, kéo romooc biển số 72R-0139, có nhiều dấu vết nghi vấn Kết quả giám định ADN đã khẳng định đây chính là của nạn nhân Nguyễn Văn Nguyên Từ kết quả giám định này, qua đấu tranh, tài xế xe đầu kéo 72N-6950 đã phải thừa nhận hành vi phạm tội của mình”13.

Kết luận khoa học về ADN trên chiếc xe gây tai nạn đã giúp cho CQĐT nhận diện chính xác tội phạm Kết luận khoa học giám định là những sản phẩm từ quá trình làm việc trong vụ án hình sự của người giám định Hiệu quả từ kết luận khoa học này, nhằm rút ngắn thời gian điều tra, giúp cho vụ án được giải quyết nhanh chóng và kịp thời Nếu chỉ bằng công tác đấu tranh lấy lời khai mà không dựa trên những bằng chứng xác thực thì việc tội phạm thú nhận hành vi phạm tội là rất khó khăn Việc nhận dạng chính xác tội phạm có giá trị tiền đề cho các giai đoạn điều tra tiếp sau Dựa trên các dấu vết để lại hiện trường bằng những phương pháp khoa học Người giám định đã cung cấp những kết luận khoa học có giá trị vạch trần hành vi phạm tội

Sự có mặt của Người giám định tại phiên tòa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xét xử vụ án Điều 139 BLTTHS quy định về việc triệu tập Người giám định tại phiên tòa trong một số trường hợp cần giải thích về các kết luận giám định tại phiên tòa (kết luận giám định có nhiều điểm chưa rõ, trong kết luận có nhiều điểm mâu thuẫn…) Việc không có mặt của Người giám định còn là căn cứ để hoãnphiên tòa trong một số vụ án mà sự có mặt của Người giám định có tính chất quyết

13

, Xã luận, giám định AND phục vụ cho công tác nhận diện tội phạm http://www.xaluan.com/modules.php ? nam e= News &file= a t cle& sid=23 8 3 7 , [đăng ngày 15 tháng 1

năm 2001 ]

Trang 23

định đến việc xét xử được chính xác và khách quan (Điều 119 BLTTHS) Ví dụ:

“Ngày 29/3/2006 mở ra phiên tòa xét xử phúc thẩm tại TA tỉnh Phú Thọ do HĐXX tòa phúc thẩm – TANDTC Hà Nội tiến hành Xét xử lại vụ án giết người của bị cáo Trần Trung Dũng (sinh năm 1982), trú tại thị trấn Phong Châu, huyện Phú Ninh (Phú Thọ) Người bị hại là Hà Thu Phương người yêu của Dũng Dũng bị truy tố và xét xử về tội giết người Phiên tòa xét xử sơ thẩm năm 2004 tuyên án tử hình đối với bị cáo Dũng Sau đó gia đình bị cáo kháng cáo vì lý do bị cáo tâm thần Dũng được đưa đi giám định tâm thần Theo kết luận số 1975/PYTT do giám định viên của Tổ chức giám định pháp y tâm thần trung ương thực hiện, kết luận Dũng hoàn toàn bình thường Phiên tòa Phúc thẩm xét xử lại bản án được mở ra, nhưng sau

đó HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa vì không có mặt giám định viên”14.

Trong vụ án trên kết luận giám định hoàn toàn phù hợp với bản án sơ thẩm đã tuyên Nhưng vì đây là vụ án mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, để đảm bảo được tính khách quan trong phiên tòa phúc thẩm TA quyết định triệu tập giám định viên Đánh giá đúng giá trị của Người giám định khi tham gia phiên tòa là yếu tố quan trọng, vì vai trò của Người giám định không chỉ dừng lại ở việc đưa ra kết luận giám định mà còn thể hiện ở việc Người giám định phải giải thích được các kết luận mà mình đưa ra Người giám định tham gia phiên tòa sẽ phù hợp với hoạt động xem xét công khai các chứng cứ tại phiên tòa

Trong vụ án hình sự khi mà các chứng cứ đều dựa vào các kết luận giám định thì kết luận của Người giám định là một trong các cơ sở quan trọng để HĐXX đưa

ra bản án chính xác và khách quan Thực tiễn các vụ án hiếp dâm, gây thương tích,… quyết định của TA trong các trường hợp này phần lớn đều dựa vào các kết luận giám định để quyết định mức án Một bản án phù hợp với hành vi phạm tội có tác dụng duy trì sự nghiêm minh của pháp luật, có giá trị răn đe đối những hành vi xem thường pháp luật

Qua những gì phân tích trên, có thể thấy được người giám định trong tố tụng hình sự đóng một vai trò quan trọng trong vụ án, nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ những tình tiết trong vụ án, tìm ra sự thật vụ án bằng biện pháp nghiệp

vụ và kĩ thuật giám định, giúp tìm ra tội phạm nhanh chóng kịp thời, nhằm duy trì

và bảo đảm tính đúng đắn và nghiêm minh của pháp luật

1.2.2 Hệ quả của hoạt động giám định

Chứng cứ là một yếu tố quan trọng trong hoạt động TTHS, một người không

14

Trang thông tin điện tử Tỉnh Phú Thọ, Hoãn phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Trung Dũng, Quốc Hội

- ĐinhVũ ,http://www.baophutho.org.vn/baophutho/ vn/w ebsite/an-nin h-q o cphon g/2008/5/10 A4519 7 E 5/, đăng Thứ năm, 30/03/2006].

Trang 24

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

thể bị kết tội nếu không có chứng cứ chứng minh về hành vi phạm tội Theo Điều

184 khoản 1 BLTTHS thì “Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa” Chứng cứ có thể buộc tội hoặc gỡ tội đối với bản thân người

phạm tội (Điều 10 BLTTHS) Kết luận giám định là một trong những chứng cứ được xem xét trong vụ án hình sự và là giá trị từ kết quả của hoạt động giám định đem lại (Điều 64 BLTTHS)

Kết luận giám định mang giá trị chứng cứ buộc tội đối với tội phạm Một bản

kết luận muốn trở thành chứng cứ buộc tội phải đảm bảo ba thuộc tính quan trọng của chứng cứ (khách quan, liên quan và tính hợp pháp) Tính khách quan trong kết luận giám định thể hiện ở các chủ thể giám định trong một vụ án là những người không mang quyền lợi cá nhân, mà chỉ thực hiện nghĩa vụ được trưng cầu Các chứng cứ Người giám định cung cấp muốn có thể trở thành chứng cứ kết tội người phạm tội phải có tính thuyết phục, có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội

Kết luận giám định chỉ có giá trị là bằng chứng định tội khi đã có sự so sách đối chiếu với các loại chứng cứ khác như: vật chứng, lời khai của nhân chứng ; đồng thời các loại chứng cứ trên phải mang tính thống nhất Trong một số vụ án do NTHTT không đánh giá đúng giá trị chứng cứ của kết luận giám định nên đã dẫn đến đưa ra quyết định thiếu tín khách quan và chính xác

Kết luận giám định là chứng cứ gỡ tội Nhiệm vụ chung của hoạt động tố

tụng là không làm oan người vô tội Muốn giải quyết vụ án hình sự một cách toàn diện thì phải xem xét đến các loại chứng cứ trong vụ án Trong cùng một vụ án có thể tồn tại cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội Kết luận giám định trong một số trường

hợp là nguồn chứng cứ gỡ tội Ví dụ: “Do mâu thuẫn trong sinh hoạt và cuộc sống, khoảng 18 giờ ngày 25/12/2008, Hoàn Nghĩa Hường (SN 13/10/1974), trú tại xóm 7A, xã Hưng Long đã dùng đòn gánh đánh bố đẻ là ông Hoàng Nghĩa Nhu gây thương tật 21% Do Hường có những biểu hiện bất thường nên Công an huyện Hưng Nguyên trưng cầu giám định Kết luận của giám định viên Hường mắc chứng động kinh Trong khi gây án, khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế Với kết luận này, Hường không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình”15.

Kết luận của giám định viên đã giúp cho Hường không phải chịu trách nhiệm hình sự phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 13 BLHS) Sự nghiêm minh củapháp luật phải xét đến tính nhân đạo, do đó pháp luật luôn hướng đến cải tạo giáo

15

Lặng thầm đi tìm công lí , Nguyệt Anh http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx? News ID=4202 [đăng

Thứ Ba, 6/04/2010 15:10]

Trang 25

dục người phạm tội nhằm tạo cơ hội cho người phạm tội hòa nhập với xã hội thay

vì trừng trị loại bỏ họ ra khỏi xã hội

Các kết quả giám định có độ chính xác cao sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động giám định của Người giám định trong TTHS, góp phần vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của TA được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, góp phần giữ vững công lý, côngbằng xã hội

Trang 26

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

CHƯƠNG II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI GIÁM ĐỊNH

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Trước nhu cầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, ngày càng đòi hỏi phải

có sự tham gia của khoa học kĩ thuật giúp cho quá trình phá án được diễn ra kịp thời và chính xác Sự góp phần của khoa học kĩ thuật vào hoạt động phá án của CQTHTT sẽ tạo sự thuận lợi trong hoạt động thu thập chứng cứ Điển hình, một trong các biện pháp áp dụng khoa học kĩ thuật được xem là hữu hiệu và thu được nhiều kết quả cao hiện nay là hoạt động giám định tư pháp Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động giám định, nên pháp luật đã ghi nhận việc tham gia của hoạt động này vào trong hoạt động TTHS sẽ có vai trò là một biện pháp hỗ trợ tư pháp Đồng thời, để hoạt động giám định được phát huy tốt hiệu quả và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tố tụng, thì việc đảm bảo cho sự tham gia vào hoạt động giải quyết vụ án của Người giám định là vấn đề quan trọng tạo nên những hiệu ứng tốt trong công tác phòng chống tội phạm

Xuất phát từ các yếu tố trên, nên pháp luật TTHS đã ghi nhận về những điều kiện cần thiết tạo sự thuận lợi trong quá trình tham gia giải quyết vụ án của Người giám định Thông qua quá trình tìm hiểu khái quát về Người giám định trong Chương một, trong nội dung tiếp theo ở Chương hai sẽ tiến hành tìm hiểu tiếp về các điều kiện được quy định đối với chủ thể giám định khi tham gia vào hoạt động TTHS (quyền và nghĩa vụ, hoạt động của Người giám định) Từ việc tìm hiểu về các điều kiện trên, qua đó có thể giúp hiểu rõ về bản chất của hoạt động giám định,

và những công việc Người giám định thực hiện khi tham gia vào các giai đoạn tố tụng Sự tham gia của Người giám định trong một số vụ án sẽ góp phần tạo điều kiện cho hoạt động TTHS chính xác và khách quan Việc kết hợp giữa kiến thức của Người giám định và khoa học kĩ thuật giám định nhằm tạo ra các kết luận khoa học, sẽ là chiếc cầu nối giúp các CQTHTT tìm ra sự thật của vụ án; giải quyết vụ

án kịp thời, nhanh chóng, đúng người đúng tội, không tạo ra oan sai và không bỏ lọt tội phạm

2.1 Quyền và nghĩa vụ của Người giám định trong tố tụng hình sự

2.1.1 Quyền của Người giám định trong tố tụng hình sự

Quyền của một cá nhân là việc cá nhân đó có thể thực hiện hoặc không thực hiện một việc nào đó Trong điều kiện được pháp luật quy định, khi tham gia vào

Trang 27

hoạt động TTHS mỗi chủ thể tham gia tố tụng đều có những quyền nhất định (Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe ;

Bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa… Điều 50, 55BLTTHS) Căn cứ vào tư cách tham gia tố tụng mà pháp luật quy định quyền của mỗi chủ thể tham gia tố tụng sẽ có những điểm khác biệt (Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại khi tham gia tố tụng, nhưng quyền này không được thực hiện đối với chủ thể tham gia tố tụng khác như: Người bị hại, Người có quyền và nghĩa vụ liên quan… Điều 55 BLTTHS) Tương

tự, đối với Người giám định pháp luật cũng ghi nhận quyền của chủ thể giám định khi được trưng cầu giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ án hình sự Quyền của Người giám định sẽ không phục vụ cho quyền lợi tư mà nhằm vào mục đích giải quyết vụ án, hướng đến hiệu quả chung mà hoạt động tố tụng mang lại (bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, duy trì trật tự

Quyền yêu cầu sẽ giúp cho Người giám định chủ động hơn trong quá trình tiến hành giám định Trong trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp các tài liệu không đầy đủ, hoặc so với nội dung trưng cầu thì những thông tin tài liệu đó không

có liên quan, như vậy sẽ tạo ra sự khó khăn cho quá trình thực hiện và đưa ra kết luận giám định Do đó, lúc này Người giám định có thể thực hiện quyền yêu cầu Việc tìm kiếm thông tin, và thu thập tài liệu nằm trong phạm vi hoạt động của CQĐT, Người giám định chỉ dựa trên những gì được cung cấp để cho ra kết quả giám định xung quanh những nội dung được trưng cầu Đồng thời, một khi quyền này được thực hiện sẽ tạo ra sự phối hợp trao đổi thông tin một cách thường xuyên giữa CQĐT và Người giám định trong hoạt động điều tra làm rõ sự thật của vụ án.Trong một số trường hợp giám định tài liệu, bản kết luận giám định không chỉ là nguồn chứng cứ mang tính củng cố cho các nguồn chứng cứ khác mà cònđóng vai trò then chốt, là chìa khóa duy nhất để mở ra vụ án Những năm gần đây,

Trang 28

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

khi mà sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ bên cạnh việc đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, đồng thời cũng là cơ hội để tội phạm lợi dụng công nghệ cao vào hoạt động phạm tội… Đối với những trường hợp này, nếu cơ quan điều tra cung cấp đủ mẫu để giám định, đáp ứng nhu cầu thì việc giám định sẽ mang lại nhiều kết quả cao cho việc giải quyết án

Ví dụ: “Vụ lừa đảo hơn 10 tỷ đồng vừa được Công an tỉnh Hải Dương làm rõ năm 2010 Bị hại trong vụ án là chị Nguyễn Thị P, trú tại tỉnh Hải Dương Người lừa đảo là Vũ Thị L (nguyên là cán bộ nhà nước) Đầu năm 2009, L dùng danh nghĩa của công ty vay của P số tiền hơn 10 tỷ đồng sau đó bỏ trốn Chị P đã làm đơn tố cáo L và Phạm Văn Th.(giám đốc công ty) Theo nội dung tố cáo thì anh Th nhân danh công ty đã ký bảo lãnh nhận cùng bà L số nợ, trong trường hợp L không trả thì anh Th sẽ trả hết số nợ Trước CQĐT Th một mực khai báo không hề ký những giấy tờ giao dịch trên Cơ quan CSĐT đã gửi các mẫu giám định đến Phòng PC 54 Công an tỉnh Hải Dương Từng chi tiết được các giám định viên thận trọng cân nhắc, chỉ một chi tiết khác biệt trên nét chữ đã giúp họ xác định anh Th không ký vào giấy trên Toàn bộ các tài liệu là do L làm giả Như vậy với kết luận

này, anh Th không liên quan đến vụ lừa đảo” 16

Qua vụ án trên có thể thấy được đối với các vụ án liên quan đến giám định tài liệu, chữ viết, chữ ký hay con dấu thì việc Người giám định được tiếp cận với các thông tin tài liệu vụ án là một điểm mốc quan trọng trong quá trình giải quyết án Nếu trong trường hợp trưng cầu giám định (chữ ký, con dấu) như trên, nhưng các giấy tờ tài liệu nhằm so sánh đối chiếu lại không được cung cấp đầy đủ thì việc đưa

ra một kết luận giám định trong trường hợp này sẽ thiếu tính chính xác

Ngoài ra, để đảm bảo được tính chính xác và khách quan khi đưa ra kết luận

về nội dung được trưng cầu, Người giám định còn có quyền tìm hiểu tài liệu vụ án

có liên quan đến đối tượng phải giám định (Điều 60 BLTTHS) Tài liệu vụ án liên quan có thể là những vấn đề về nhân thân, tuổi, tình trạng sức khỏe… của đối tượng phạm tội; hoặc những điều kiện khách quan tác động đến vụ án (điều kiện về thời tiết, thời gian…) Đối tượng phải giám định có thể là một người cụ thể (giám định tâm thần, giám định tuổi…) hoặc là những vật tìm thấy ở hiện trường vụ án nhằm tìm ra đối tượng gây án (hung khí có dấu vân tay hoặc máu, dấu giày để lại hiện trường của đối tượng nghi vấn…) Người giám định tiếp cận đến các vấn đề trong

vụ án liên quan đến các đối tượng giám định nhằm tạo điều kiện khách quan cho

16 Giám định con chữ giải oan cho người lương thiện, theo Xuân Mai (CAND) http://www.luatdaiviet vn/xe m-tin-tuc/giam-din h-co - ch -giai- oan -ch o-nguoi-luon g-thien [đăng ngày Chủ Nhật, 21/11/2010 ]

Trang 29

các kết quả giám định Giả sử trong trường hợp Người giám định được trưng cầu xác định nguyên nhân cái chết của người bị hại, Người giám định có thể tham gia xem xét tại hiện trường nơi xảy ra vụ án, hoặc tìm hiểu về nhân thân người bị hại, thời gian phát hiện xác nạn nhân Qua việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến đối tượng giám định hoặc trực tiếp đến nơi hiện trường gây án, Người giám định sẽ thuận lợi trong việc so sánh, đối chiếu với những tài liệu được cung cấp Từ đó tạo điều kiện cho chủ thể giám định đưa ra kết luận giám định một cách toàn diện và chính xác về nguyên nhân tử vong của nạn nhân.

2.1.1.2 Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề liên quan đến đối tượng giám định

Quyền “tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai” là việc Người giám định được theo dõi trực tiếp hoạt động thẩm vấn của CQĐT đối với đối tượng giám định Người giám định chỉ quan sát mà không được tham gia vào hoạt động nghiệp vụ của CQĐT trong việc hỏi cung, hoặc lấy lời khai đối tượng giám định Vì theo quy định tại Điều 131, 135, 137 BLTTHS thì việc hỏi cung và lấy lời khai thuộc thẩm quyền của Điều tra viên và Kiểm sát viên Người giám định “có quyền đặt câu hỏi” đối với đối tượng giám định, là việc trưc tiếp đặt ra các câu hỏi liên quan đến đối tượng giám định nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung giám định Câu hỏi Người giám định đưa ra không mang tính chất thẩm vấn (đặt câu hỏi khẳng định áp đặt đối tượng giám định như: có phải bị can đã ở cùng với nạn nhân vào lúc

9 giờ ngày mười, bị can ở đâu vào thời điểm nạn nhân chết…) Chủ thể giám định chỉ đặt những câu hỏi xoay quanh nội dung giám định Ví dụ: Đối với đối tượng nghi ngờ về năng lực chủ thể, Người giám định có thể đặt câu hỏi liên quan đến tình trạng nhận thức của nạn nhân như: khi về đêm anh có thường cảm thấy sợ và

lo lắng hay không, ban ngày anh thường làm gì… Việc được đặt câu hỏi đối tượng giám định sẽ mang lại giá trị giúp cho quá trình thực hiện hoạt động giám định.Quyền tham dự hỏi cung của Người giám định nhằm làm rõ hơn các vấn đề cần giám định trong vụ án thông qua việc được trực tiếp gặp đối tượng giám định Đồng thời, trong quá trình tham dự việc hỏi cung sẽ giúp cho Người giám định được quan sát diễn biến toàn bộ hoạt động CQĐT lấy khẩu cung, hoặc lời khai của đối tượng giám định Đối tượng giám định trong trường hợp này là một người sống

có liên quan đến vụ án Đối tượng giám định có thể là người bị tình nghi phạm tội,

bị can…; hoặc là người bị hại, người làm chứng (trường hợp có nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết trong vụ án, hoặc xác định tuổi của người bị hại)

BLTTHS ghi nhận việc Người giám định có “quyền tham dự” khác với

Trang 30

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

“quyền tham gia” Quyền tham gia thể hiện ở việc Người giám định có quyền cùng với CQĐT hỏi cung lấy lời khai, nhưng “quyền tham dự” chỉ dừng lại trong phạm

vi theo dõi hoạt động của CQĐT đối với đối tượng giám định Ý nghĩa của quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Người giám định trong một số vụ án cần thiết phải có sự đối chứng những mẫu vật hoặc thông tin được cung cấp với lời khai của đối tượng giám định Ví dụ: trong một số vụ án tham ô tài sản Người giám định trong lĩnh vực tài chính - kế toán được trưng cầu làm rõ sổ sách và chứng từ, có quyền tham dự và đặt câu hỏi về một số vấn đề có liên quan đến vụ án, hành vi tham ô của đối tượng Qua những câu trả lời của đối tượng có thể Người giám định phát hiện thêm tình tiết trong vấn đề được giám định giúp cho hoạt động giám định nhanh chóng kịp thời và không làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án

Người giám định được cơ quan trưng cầu nhằm mục đích làm rõ các vấn đề trong vụ án hình sự, nên cơ quan trưng cầu phải có trách nhiệm giữ mối quan hệ thường xuyên với chủ thể tiến hành giám định trong suốt quá trình giám định, mục đích nhằm tạo điều kiện tốt cho việc giám định Cơ quan trưng cầu phải bảo đảm tốt các quyền được pháp luật quy định đối với Người giám định, một khi Người giám định yêu cầu thì phải tạo điều kiện cho chủ thể giám định thực hiện quyền của mình Giả sử, trong một số trường hợp hành vi gây án của kẻ phạm tội quá man rợ (đâm nạn nhân nhiều nhát cho đến chết sau đó phi tang chứng cứ giống như các vụ truy sát trên game…) trong quá trình giám định Người giám định đã phát hiện được những hiện tượng không bình thường về tâm lý trong cách gây án của đối tượng phạm tội nên yêu cầu được tham dự vào hoạt động thẩm vấn bị can nhằm tìm hiểu những nghi vấn về tâm lý đối tượng phạm tội; nếu trong trường hợp này Người giám định không được tham dự vào hoạt động thẩm vấn, vậy những nghi vấn được đặt ra trong quá trình giám định sẽ không được giải đáp Người giám định trong trường hợp này cũng không thể đưa ra kết luận về triệu chứng bệnh lý vì sẽ không chính xác Do đó, việc pháp luật quy định cho Người giám định thực hiện quyền này sẽ phù hợp trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm tạo điều kiện cho chủ thể giám định được tiếp xúc với đối tượng giám định giúp CQĐT phát hiện thêm tình tiết trong vụ án Đồng thời cũng cố thêm tính xác thực đối với nội dung giám định.Bên cạnh các quyền trên, Người giám định được sử dụng kết quả xét nghiệm

bổ sung, kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện phục vụ cho việc giám định (khoản 3 Điều 12 PLGĐTP) Người giám định có thể sử dụng kết quả của các tổ chức cá nhân khác để tham khảo bổ sung cho kết luận của mình, nếu trước khi người giám định được trưng cầu đã có một cơ quan giám định khác đãđưa ra kết luận giám định lần đầu, thì việc sử dụng kết quả lần đầu bổ sung cho kết

Trang 31

quả giám định vẫn được pháp luật chấp nhận Các kết quả bổ sung từ các tổ chức cá nhân khác có thể là các xét nghiệm mang tính bổ trợ cho Người giám định trong quá trình làm rõ nội dung trưng cầu Ví dụ: trong trường hợp vụ án giết người kéo dài tử thi đã phân hủy, đã được trưng cầu giám định giám định pháp y, nhưng không tìm đủ căn cứ để kết tội đối tượng gây án và vụ án bị đình chỉ, sau một thời gian phát hiện tình tiết mới CQĐT phục hồi lại hoạt động điều tra và cho trưng cầu giám định về nguyên nhân cái chết của nạn nhân dựa trên những nguồn tài liệu mới Xác nạn nhân lúc này đã bị phân hủy việc tiến hành khám nghiệm lại tử thi sẽ không còn chính xác, do đó Người giám định có thể sử dụng kết quả khám nghiệm

tử thi lần đầu kết hợp với những tài liệu được cung cấp từ CQĐT để đưa ra kết luận Các kết quả bổ sung phải có tính chính xác, có tính liên quan đến đối tượng giám định Việc dùng các kết luận khác bổ sung cho kết luận chuyên môn của Người giám định nhằm hạn chế việc cùng một vấn đề nhưng lại xét nghiệm nhiều lần sẽ giảm được kinh phí và thời gian

Người giám định từ chối thực hiện giám định trong trường hợp: “Thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình” (Điều 60 BLTTHS) Do bản chất giám định là hoạt động điều tra nên

thời hạn quy định cho việc tiến hành giám định phụ thuộc vào thời hạn điều tra của từng vụ án cụ thể Tại Điều 119 BLTTHS có quy định rõ về thời hạn điều tra của các loại tội phạm trong giai đoạn điều tra Khi Người giám định được trưng cầu giám định trong trường hợp thời hạn không đủ để làm rõ những vấn đề được trưng cầu sẽ có quyền từ chối Thực tiễn trong một số vụ án CQĐT tiến hành trưng cầu khi thời hạn điều tra còn lại rất ít, nên việc quy định thời hạn cho Người giám định rất hạn chế Việc hạn chế về thời gian sẽ tạo ra một áp lực tâm lý đối với Người giám định, nên pháp luật ghi nhận cho phép chủ thể được từ chối trong trường hợp thời gian giám định quá ít trong khi những nội dung được trưng cầu phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian

Nghĩa vụ pháp lý của Người giám định phát sinh khi nhận trưng cầu giám

Trang 32

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

định Do đó, sau khi xem xét tài liệu và các nội dung của người trưng cầu cung cấp phải cân nhắc xem xét trong khả năng chuyên môn của mình có thể hoàn thành tốt được công việc giám định hay không Việc từ chối sẽ tránh trường hợp khi được trưng cầu sai chuyên môn, khả năng không đáp ứng được yêu cầu của vụ án nhưng vẫn thực hiện dẫn đến tạo ra các kết luận khoa học thiếu tính chính xác và kháchquan

Pháp luật ghi nhận quyền từ chối tham gia hoạt động giám định nhằm giúp cho chủ thể giám định có sự chủ động trong hoạt động chuyên môn của mình Mặc

dù mối quan hệ giữa Người giám định và CQTHTT, NTHTT là mối quan hệ công

và mang tính chất mệnh lệnh từ một phía Chủ thể trưng cầu, nhưng điều đó không

có nghĩa là trong mọi trường hợp Người giám định đều phải nhận trưng cầu ngay cả khi không có khả năng thực hiện Quy định trên sẽ bảo đảm tính độc lập về chủ thể của Người giám định, hạn chế việc áp đặt tham gia thực hiện việc giám định từ phía chủ thể trưng cầu giám định đối với Người giám định

Người giám định được quyền từ chối tham gia vào hoạt động giám định nhưng không đồng nghĩa với việc lạm dụng quyền này để trốn tránh trách nhiệm Chủ thể giám định là những người có kiến thức chuyên môn, hỗ trợ cho hoạt động

tố tụng hình sự, nên Người giám định phải hiểu rõ và đúng vị trí trách nhiệm của mình trong hoạt động tố tụng Từ đó, Người giám định dựa vào quyền của mình để hướng đến phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án, đưa sự thật ra trước công chúng, củng cố niềm tin của người dân, góp phần nâng cao hoạt động tư pháp

2.1.1.4 Độc lập đưa ra kết luận giám định

Kết luận giám định là sản phẩm của hoạt động giám định và là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự Cho nên, khi Người giám định đưa ra kết luận giám định phải thật sự vô tư, khách quan không chịu sự ảnh hưởng hay sức ép từ bất kì chủ thể nào, kết luận đưa ra phải phản ánh được vấn đề cần làm rõ Độc lập, là việc chủ thể giám định không bị chi phối hay tác động từ những điều kiện khách quan hoặc chủ quan bên ngoài đến các quyết định khi đưa ra kết luận giám định Điều kiện về khách quan ảnh hưởng: có thể là thời gian hoặc yếu tố không gian (trường hợp sắp hết thời gian trưng cầu do sức ép thời gian nên

đã đưa ra kết luận vội vàng và thiếu chính xác, địa điểm, không gian thực hiện giám định…) Điều kiện chủ quan tác động từ phía người tham gia tố tụng hoặc người trưng cầu (đối tượng giám định dùng tiền để mua chuộc làm sai lệch kết quả giám định, ảnh hưởng từ phía CQTHTT…) Người giám định có quyền độc lập về tư cách chủ thể và các quyết định chuyên môn khi tham gia vào giải quyết vụ án Tưcách độc lập chủ thể của Người giám định thể hiện ở vị trí pháp lý, với vị trí là

Trang 33

người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ nên sẽ không bị ràng buộc về quyền lợi cá nhân trong vụ án hình sự, trong phạm vi chuyên môn hỗ trợ cho các CQTHTT giải quyết vấn đề trong vụ án được nhanh chóng, chính xác và khách quan Trong quá trình tiến hành hoạt động giám định, Người trưng cầu giám định chỉ có quyền tham

dự giám định (Điều 156 BLTTHS); Điều này có thể thấy được pháp luật đã tạo điều kiện cho chủ thể giám định được tự mình đưa ra các quyết định chuyên môn, mà không phải chịu sự chi phối của các chủ thể khác (CQĐT, TA, VKS)

Kết luận giám định là giá trị của quá trình kết hợp giữa kiến thức và khoa học kĩ thuật của Người giám định dựa trên nền tảng của những thông tin, tài liệu, vật chứng… được Người trưng cầu cung cấp, tạo thành chứng cứ trong hoạt động

tố tụng, do đó phải có sự công tâm, khách quan trong quá trình đi đến các kết luận Quyền độc lập đưa ra kết luận của chủ thể giám định sẽ tạo nên tính khách quan cho kết luận đưa ra Việc độc lập đưa ra kết luận không đồng nghĩa với việc Người giám định đưa ra các kết luận mang tính chủ quan, thiếu khoa học mà phải dựa trên những nội dung liên quan đến vụ án, phải phản ánh được sự thật của vụ án

Xét về mặt ý nghĩa, tính độc lập trong các kết luận giám định vừa thể hiện

quyền vừa mang tính nghĩa vụ Mặc dù pháp luật không ghi nhận “Độc lập đưa ra kết luận giám định” là nghĩa vụ, nhưng nếu xét về tính pháp lý, nếu là quyền thì có

quyền thực hiện hay không thực hiện nhưng đối với quyền này việc thực hiện mang tính chất bắt buộc nhiều hơn là được lựa chọn Vì vậy, tuy mang tính chất là quyền

nhưng trong khuôn khổ của pháp luật tố tụng thì quyền này mang tính “phải thực hiện” hơn là “tùy nghi lựa chọn” Giả sử trong trường hợp Người giám định không

thực hiện quyền này hoặc thực hiện không đúng, để các chủ thể khác chi phối đến kết luận giám định, dẫn đến kết luận thiếu tính khách quan và chính xác thì lúc đó chủ thể giám định phải chịu trách nhiệm cá nhân về chính kết luận được đưa ra (Điều 73 BLTTHS) Như vậy có thể thấy được, việc độc lập khi đưa ra các kết quả

giám định sẽ có giá trị đối với việc giải quyết vụ án, phù hợp với tính khách quan của hoạt động tố tụng.

2.1.1.5 Được bảo đảm an toàn khi thực hiện việc giám định

Pháp luật Việt Nam luôn hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân Điều đó thể hiện được bản chất “vì dân” của nhà nước pháp quyền

XHCN, luôn tạo ra một môi trường thuận lợi cho mỗi công dân học tập, sinh sống

và làm việc Nên mọi hành vi xâm phạm đến nhân thân và tài sản của người khác một cách bất hợp pháp đều phải được xử lý và ngăn chặn Do đó, để phù hợp với mục tiêu của pháp luật và bản chất nhà nước pháp quyền việc cụ thể hóa quyềncông dân thành các quy định của pháp luật là yếu tố cần thiết và có ý nghĩa nhằm

Trang 34

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

bảo vệ triệt để quyền lợi ích hợp pháp Điển hình, BLTTHS đã ghi nhận “Công dân

có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản” (Điều 7 BLTTHS) Trong TTHS việc bảo hộ sẽ được thực hiện đối với những

người tham gia tố tụng, NTHTT bằng các công cụ pháp luật

Xuất phát từ mục tiêu chung của pháp luật và nguyên tắc trong hoạt động

TTHS pháp luật đã có quy định riêng về “Quyền được đảm bảo an toàn của chủ thể giám định” Điều này hoàn toàn phù hợp đối với việc cụ thể các quy định về

quyền lợi hợp pháp cho từng chủ thể tham gia tố tụng

Trong trường hợp xuất hiện khả năng bị đe dọa sự an toàn (bị cưỡng bức, tấn công bằng cách mua chuộc, đe dọa tính mạng…), Người giám định có quyền yêu cầu CQĐT bảo vệ, ngăn chặn phòng ngừa sự xâm hại Pháp luật quy định quyền được bảo đảm an toàn của chủ thể giám định chứa đựng được các ý nghĩa cho hoạt động tố tụng

Thứ nhất, bảo đảm được các quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố

tụng Hiến pháp đã ghi nhận công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ

ở, có quyền học tập và làm việc…; Người giám định khi thực hiện công việc giám định đồng thời cũng đang thực hiện quyền được làm việc được pháp luật bảo vệ Chủ thể giám định có quyền được bảo vệ trước sự xâm hại đến thân thể, tín mạng danh dự trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự Khi tham gia vào hoạt động TTHS, Người giám định với tư cách người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ, sự xâm hại từ các đối tượng có hành vi gây cản trở đến hoạt động làm rõ sự thật trong

vụ án có thể hướng đến chủ thể này, nhằm sai lệch sự thật (bằng cách de dọa mua chuộc) hoặc dùng các hành động bạo lực ngăn cản sự tham gia vào vụ án Bảo đảm được sự an toàn cho chủ thể giám định sẽ tạo ra những hiệu ứng tốt cho hoạt động giám định được diễn ra nhanh chóng, khách quan và chính xác; đồng thời sẽ tạo được tâm lý an tâm khi tham gia vào hoạt động tố tụng của các chủ thể tham gia tố tụng khác (Người làm chứng, người bị hại…)

Thứ hai, tạo niềm tin và tâm lý an tâm khi tham gia thực hiện công việc mang

tính chất công Đối với một số lĩnh vực giám định mang tính chất nguy hại đến sức khỏe là rất cao như pháp y, kĩ thuật hình sự về hóa học, sinh học… Người giám định phải đối mặt với sự nguy hiểm về mặt thể chất, sức khỏe (việc mổ tử thi thối rữa, tiếp xúc với chất độc chất phóng xạ); nếu khi được trưng cầu tham gia giải quyết vụ án không có cơ chế hợp lý giúp tạo tâm lý an tâm, việc tham gia của Người giám định sẽ bị hạn chế Muốn Người giám định thực hiện công việc bằng

cả lương tâm và tinh thần trách nhiệm, trước tiên phải bảo đảm được các quyền lợi

cơ bản của công việc thực hiện (chế độ bồi dưỡng, bảo đảm an toàn…) Một kết

Trang 35

luận khoa học không thể chính xác và khách quan khi người thực hiện và đưa ra các kết luận luôn phải đối mặt với sự đe dọa xâm hại bất cứ lúc nào, nên việc sử dụng công cụ pháp luật để trấn áp các hành động xâm hại là việc làm cần thiết giúp cho hoạt động giám định được diễn ra chính xác và công tâm Bên cạnh đó còn thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đối với những cá nhân cống hiến sức mình vì trật

tự chung của xã hội

Nhìn chung, các quyền của Người giám định được quy trong BLTTHS và PLGĐTP đều đồng nhất, không có sự mâu thuẫn tạo cơ sở thuận lợi cho việc chủ thể giám định sử dụng quyền của mình khi tham gia phục vụ cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử

2.1.2 Nghĩa vụ của Người giám định trong tố tụng hình sự

Mỗi công dân đều được hưởng các quyền cơ bản (quyền bất khả xâm phạm thân thể, chỗ ở…) nhưng đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước

và xã hội Nghĩa vụ là việc cá nhân đó phải thực hiện, nghĩa vụ không mang tính chất tùy nghi lựa chọn Quyền có thể không thực hiện nhưng nghĩa vụ thì ngược lại Đối với hoạt động TTHS, một khi chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng sẽ phải chịu sự ràng buộc nghĩa vụ (Người làm chứng phải khai báo trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án…; Người bào chữa phải tôn trọng sự thật và pháp luật…)17 Trong trường hợp, nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, tùy theo mức độ mà chủ thể tham gia tố tụng hình sự phải chịu hình thức xử lý hay chế tài của pháp luật (Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệmhình sự…)18 Qua đó có thể thấy được mỗi chủ thể tham gia tố tụng đều được phápluật quy định về nghĩa vụ Do đó, Người giám định với tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, nên cũng không được loại trừ về phần nghĩa vụ phải thực hiện trong quá trình tham gia giải quyết vụ án Nghĩa vụ của Người giám định sẽ là những ràng buộc về pháp lý đối với Người giám định khi tham gia giải quyết vụ án hình sự

2.1.2.1 Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp

Tham gia vào hoạt động TTHS, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung trong hoạt động này, Người giám định còn phải có nghĩa vụ thực hiện theo các nguyên tắc riêng trong hoạt động giám định Mang tính bắt buộc đối với chủ thể giám định nên các nguyên tắc sẽ là những nghĩa vụ cơ bản nhất, tạo cơ sở choviệc thực hiện các nghĩa vụ cụ thể trong từng vụ việc tham gia

17

Xem Điều 55, 58 BLTTHS năm 2003

18 Xem Điều 55 BLTTHS năm 2003

Trang 36

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

Nguyên tắc thứ nhất “Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn”

khoản 1 Điều 3 PLGĐTP Người giám định phải tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành; BLTTHS năm 2003, văn bản dưới luật PLGĐTP năm 2004, đây là hai văn bản điều chỉnh trực tiếp về chủ thể giám định, ngoài ra còn các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Nghị định67/2005/NĐ-CP, quyết định 74/2009/QĐ-TTg…) Chủ thể giám định có nghĩa vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về những việc được làm và không được làm trong hoạt động giám định giải quyết các vụ án hình sự

Quy chuẩn chuyên môn chung đối với người giám định trong lĩnh vực giám định được PLGĐTP điều chỉnh cụ thể (tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tại Điều

8, trình tự thủ tục bổ nhiệm Điều 9…) Quy chuẩn chuyên môn có thể hiểu là các quy định về tiêu chuẩn hoặc những điều kiện cần có của chủ thể giám định được pháp luật quy định khi tham gia hoạt động giải quyết vụ án hình sự Tùy theo từng lĩnh vực chuyên ngành Người giám định sẽ có những quy chuẩn chuyên môn riêng

Ví dụ: đối với lĩnh vực pháp y (giám định viên pháp y ở Trung ương phải có trình

độ chuyên khoa định hướng pháp y…; còn trong lĩnh vực pháp y tâm thần giám định viên pháp y tâm thần ở Trung ương phải có trình độ từ chuyên khoa I, thạc sĩ

về chuyên ngành tâm thần trở lên…)19; lĩnh vực kĩ thuật hình sự (giám định viên sinh học phải có bằng tốt nghiệp về đại học hoặc y khoa, giám định viên âm thanh

có bằng tốt nghiệp đại học trong những ngành ngôn ngữ, tin học, vật lý, điện tử, ngoại ngữ…)20

Thực hiện đúng quy định pháp luật nhằm đảm bảo chặt chẽ tính nguyên tắc

và pháp chế trong hoạt động tố tụng, đáp ứng được các điều kiện về chuyên môn sẽ nâng cao được hiệu quả trong hoạt động của Người giám định

Nguyên tắc thứ hai “Trung thực, chính xác, khách quan” khoản 2 Điều 3

PLGĐTP Xuất phát từ các nguyên tắc chung trong hoạt động tố tụng hình sự về

“Bảo đảm sự vô tư của NTHTT và người tham gia tố tụng” Điều 14 BLTTHS, nếu

khi tham gia vào hoạt động tố tụng xét thấy Người giám định không vô tư trong việc thực hiện nhiệm vụ sẽ không được tham gia hoạt động tố tụng Nhằm giải quyết vụ án được chính xác và khách quan thì việc chủ thể tham gia vào hoạt động

tố tụng phải công tâm, không bị tác động bởi các điều kiện khách quan hay chủquan là yếu tố quan trọng để dẫn đến các kết luận đúng đắn Trung thực thể hiện

19 Thông tư 04/2007/TT-BYT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần.

20 Thông tư 09/2006/TT-BCA ngày 22 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 67/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh giám định tư pháp trong lực lượng công an nhân dân.

Trang 37

được phẩm chất đạo đức của chủ thể giám định, đây là một trong yếu tố đánh giá một cá nhân khi muốn trở thành giám định viên Yếu tố trung thực phản ánh qua việc Người giám định không gian dối khi thực hiện công việc giám định Các quyết định của Người giám định đưa ra trong quá trình giải quyết vụ án không đảm bảo được sự vô tư, trung thực, khách quan sẽ góp phần dẫn đến những sai lầm trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng người, đúng tội tạo ra oan sai trong hoạt động tố tụng.

Nguyên tắc thứ ba “Chỉ kết luận chuyên môn những vấn đề liên quan đến vụ

án trong phạm vi được yêu cầu” khoản 3 Điều 3 PLGĐTP Cơ quan trưng cầu giám

định sẽ xác định nội dung cần được giám định trong vụ án, do đó trong phạm vi công việc của mình người giám định chỉ đưa ra các kết luận liên quan đến nội dung giám định Ví dụ: khi được trưng cầu giám định nguyên nhân gây tử vong của người bị hại thì chủ thể giám định có thể đưa ra các kết luận gây ra cái chết cho nạn nhân như: chết do vật sắc nhọn đâm xuyên tim, mất nhiều máu, suy hô hấp… dẫn đến tử vong; Người giám định không được đưa ra các kết luận vượt quá phạm vi chuyên môn của mình (người giết nạn nhân có thể là nữ, động cơ do mâu thuẫn cá nhân) Việc tìm ra động cơ hay mục đích, cách thức nguyên nhân gây án thuộc về thẩm quyền CQĐT Quy định về nghĩa vụ của chủ thể giám định trong trường hợp này nhằm tập trung vào nội dung quan trọng được làm rõ trong vụ án, tránh việc đưa ra các kết luận không liên quan đến những vấn đề được trưng cầu làm hao tốn thời gian và chi phí kéo dài hoạt động điều tra Đồng thời, giúp xác định đúng tính chất và nhiệm vụ của hoạt động giám định là hoạt động bổ trợ tư pháp giúp cho quá trình phá án của CQTHTT

Nguyên tắc thứ tư “Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận giám định” Khoản 4 Điều 3 PLGĐTP Nguyên tắc này đặt ra nhằm nâng cao tinh

thần trách nhiệm của Người giám định đối với công việc mà mình thực hiện Tính chịu trách nhiệm của cá nhân luôn phải được đặt ra nhằm nâng cao ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp của chủ thể giám định Trong hoạt động tố tụng, chủ thể tiến hành hoặc tham gia tố tụng điều có nhiệm vụ và quyền hạn riêng nên khi vi phạm nghĩa vụ hoặc sai trái khi thực hiện công việc sẽ bị quy trách nhiệm xử lí tùy theo mức độ

Các nguyên tắc pháp luật ghi nhận được đảm bảo thực hiện, sẽ là nền tảng cho Người giám định tiến hành các hoạt động chuyên môn theo đúng trình tự thủ tục, đảm bảo được tính pháp lý của kết luận giám định, góp phần nâng cao chấtlượng hoạt động tố tụng

Trang 38

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

2.1.2.2 Thực hiện giám định theo đúng nội dung và thời hạn yêu cầu

Người giám định tiến hành theo đúng nội dung được trưng cầu liên quan đến

vụ án giúp cho lực lượng điều tra phát hiện nhanh chóng, kịp thời tội phạm Tùy theo từng vụ án mà nội dung yêu cầu sẽ không giống nhau (án giết người có thể giám định nguyên nhân cái chết, cố ý đánh người gây thương tích có thể yêu cầu nội dung giám định về tỉ lệ thương tật…) Thực hiện sai nội dung và thời hạn sẽ dẫn đến việc kéo dài thời gian điều tra vụ án của lực lượng điều tra, vi phạm nguyên tắc của hoạt động tố tụng Pháp luật không quy định về thời hạn giám định của từng vụ án cụ thể nên việc tính thời hạn sẽ phụ thuộc vào quy định của hoạt động điều tra Căn cứ vào tính chất phức tạp của nội dung trưng cầu, thời hạn giám định sẽ được Người trưng cầu quy định

Việc pháp luật không ghi nhận thời hạn giám định sẽ tạo thuận lợi cho CQĐT trong việc phân bổ thời gian khi tiến hành các biện pháp điều tra Nhưng Người giám định sẽ gặp khó khăn khi không được quy định về thời hạn cụ thể, vì việc quy định thời gian giám định giữa các nơi sẽ không đồng bộ và thống nhất, có thể cùng tính chất phức tạp của nội dung trưng cầu nhưng lại quy định thời hạn khác nhau Tạo nên điểm hạn chế cho việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể giám định Do đó, pháp luật nên có những quy định hợp lý

cụ thể để Người giám định đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

2.1.2.3 Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng

Có mặt theo giấy triệu tập là việc chủ thể giám định phải đến khi nhận được quyết định triệu tập của CQTHTT CQĐT có thể triệu tập Người giám định trong trường hợp cần được giải thích về kết luận giám định để phục vụ cho quá trình đánh giá kết luận giám định, thực nghiệm điều tra, hoặc việc sử dụng kết luận giám định làm nguồn chứng cứ quan trọng để đưa ra các kết luận điều tra VKS triệu tập Người giám định khi muốn biết rõ về nội dung kết luận giám định nhằm phục vụ cho hoạt động truy tố tội phạm TA triệu tập Người giám định có mặt tại phiên tòa xét xử khi các kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng trong việc kết

án của HĐXX, và đồng thời để đảm bảo cho tính khách quan của vụ án thông qua việc để chủ thể giám định giải thích về kết luận giám định đưa ra tại phiên tòa.Trong trường hợp xét thấy cần được giải thích về kết luận giám định thì CQTHTT sẽ ra quyết định triệu tập Tại phiên tòa xét xử Người giám định sẽ tham gia phiên tòa khi được TA triệu tập (Điều 193 BLTTHS) Trong một số vụ án nếu Người giám định không có mặt theo giấy triệu tập sẽ làm cản trở việc xét xử Ví dụ:

“Ngày 22/5/2008, TAND quận Ninh Kiều (Cần Thơ), ngày thứ hai của phiên tòa xét

xử vụ án Tham ô và lập quỹ trái phép ở Trường nghiệp vụ thể dục thể thao Cần Thơ Các bị cáo của vụ án này gồm Bùi Thanh Quang (nguyên hiệu trưởng),

Trang 39

Nguyễn Lang Thùy (nguyên kế toán) và Hoàng Mai Phương (nhân viên văn thư) bị truy tố về các hành vi tham ô và lập quỹ trái phép số tiền gần 1,1 tỷ đồng TA đã ra quyết định triệu tập giám định viên (thuộc sở tài chính Thành phố Cần Thơ) giải thích kết luận đưa ra, theo yêu cầu từ phía đại diện bị cáo Kết quả phiên tòa phải hoãn vì không có mặt của giám định viên” 21

Người giám định vắng mặt dẫn đến phiên tòa phải hoãn gây khó khăn cho HĐXX trong việc tiến hành xét xử Do vụ án trên liên quan vấn đề tài chính, lập qũy trái phép, đây là những vấn đề mang tính phức tạp trong khâu kiểm tra và đối chiếu các nguồn thu, chi, xác định các khoản tiền đã bị các đối tượng gian lận che giấu Việc công khai về kết luận giám định tại tòa nếu không có mặt giám định viên

để giải thích và phân tích chi tiết về các hành vi gian lận trong sổ sách chứng từ, thì

sẽ không đạt được hết tính công khai minh bạch của phiên tòa xét xử Vì như vậy sẽ hạn chế quyền được hỏi giám định viên của bị cáo, Kiểm sát viên… đồng thời sẽ không mang lại tính thuyết phục đối với những người tham dự phiên tòa Một bản

án đưa ra phải mang tính răn đe đối tượng phạm tội và giáo dục trong xã hội nên phải mang tính công khai, chính xác và khách quan trong các quá trình giải quyết

vụ án

Pháp luật không quy định về hình thức chế tài trong trường hợp Người giám định không tham gia phiên tòa xét xử, đây là một kẻ hở cho việc thoái thác thực hiện nghĩa vụ của chủ thể giám định Nên có hình thức xử lý về việc không tham gia phiên tòa của Người giám định trong trường hợp không nêu ra được lý do chính đáng Sự có mặt của Người giám định giải thích về các kết luận tại phiên tòa sẽ góp phần nâng cao tính khách quan cho hoạt động tranh tụng Do đó, cần có các biện pháp thích hợp áp dụng đối với chủ thể giám định nhằm hạn chế việc vi phạm nghĩa vụ ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của hoạt động tố tụng

2.1.2.4 Lập hồ sơ giám định, giữ bí mật về kết quả thông tin và tài liệu liên quan đến việc giám định

Người giám định có nghĩa vụ lập hồ sơ giám định bao gồm các tài liệu và thông tin quy định tại khoản 1 Điều 36 PLGĐTP Hồ sơ giám định được lưu giữ ít nhất ba mươi năm, tính kể từ ngày kết thúc việc giám định, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng về thời hạn lưu giữ Trong trường hợp Người giám định thuộc sự quản lý của các tổ chức giám định thì trách nhiệm bảo quản và lưu giữ hồ

sơ thuộc nghĩa vụ của tổ chức quản lý (Điều 36 khoản 2 PLGĐTP) Khi có yêu cầu

21

Hoãn phiên tòa vì giám định viên tắt máy điện thoại, Nguồn Tiền phong,

http://www.tin247.com/hoan_phien_toa_vi_giam_dinh_vien_tat_may_dien_thoai-6-23520.html Pháp Lu ật

[Cập nhật: 23/05/2008 - 09:36].

Trang 40

Vai trò của Người giám định trong Tố tụng hình sự

của CQTHT, NTHTT đang giải quyết vụ án Người giám định phải xuất trình hồ sơ giám định (khoản 3 Điều 36 PLGĐTP) Việc lập hồ sơ giám định ghi lại thông tin liên quan đến vụ án giải quyết, các kết luận khoa học, quy trình thực hiện vụ án; nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát của CQTHTT về việc tuân thủ đúng các trình tự thủ tục pháp luật quy định

Mặc dù pháp luật ghi nhận quyền được biết về các kết luận giám định của người tham gia tố tụng (người bào chữa, người có quyền và nghĩa vụ liên quan ) Nhưng trong một số trường hợp, do tính chất mật của vụ án nên các thông tin và tài liệu giám định chỉ được công bố tại phiên tòa xét xử Ví dụ như đối với các chuyên

án trọng điểm được theo dõi nhiều năm (vụ án Năm cam) hoặc một số vụ án liên quan đến hoạt động chính trị (các vụ phản động) Việc giữ bí mật thông tin tài liệu

sẽ có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra (trong trường hợp chưa đủ chứng cứ buộc tội cần phải theo dõi đối tượng nhằm tìm ra các bằng chứng có giá trị vạch trần hành vi phạm tội), và sự an toàn cho hoạt động giám định và chủ thể tiến hành Ngược lại nếu các thông tin bị tiết lộ có thể sẽ gây bất lợi cho quá trình điều tra (tội phạm tẩu thoát, tẩu tán chứng cứ )

2.1.2.5 Từ chối giám định

Khi rơi vào các trường hợp quy định tại điều 37 PLGĐTP và khoản 4 Điều

60 BLTTHS, thì người giám định phải từ chối thực hiện việc giám định Thứ nhất

“Đã tiến hành tố tụng với tư cách NTHTT hoặc đã tham gia tố tụng với tư cách là Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ít hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó” khoản 4 điểm b Điều 60 BLTTHS Từ

chối giám định trong những trường hợp trên nhằm đảm bảo được tính vô tư khách quan khi đưa ra các kết luận giám định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Nếu giả sử cho phép chủ thể thực hiện hai công việc xét xử và giám định trong cùng một vụ án Có thể thấy được yếu tố chủ quan chi phối hoàn toàn trong quá trình xét xử, vì một Thẩm phán không thể tuyên án chống lại các kết luận khoa học

do chính mình đưa ra và không thể tự đánh giá đúng giá trị của các kết luận đó, như vậy sẽ dẫn đến vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc pháp chế và khách quan của hoạt động tố tụng

Thứ hai “Là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc bị can bị cáo” khoản 2 Điều 37 PLGĐTP Người giám định tham gia giám định trong trường hợp này sẽ không đảm bảo nguyên tắc “Trung thực, chính xác, khách quan” trong quá trình tìm ra sự thật của vụ án Tham gia

giám định trong trường hợp này yếu tố tình cảm sẽ chi phối đến tính chính xác của

Ngày đăng: 27/11/2015, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w