1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU 2008

14 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 144,62 KB

Nội dung

Trong đó: • Nợ của Chính phủ là toàn bộ các khoản nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ và các đại lý của Chính phủ;các tỉnh ,thành phố hoặc các tổ chức chính trị trực thuộc Chính ph

Trang 1

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU 2008 MỤC LỤC

Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nền kinh tế chao đảo, cho đến nay chưa kịp khôi phục hoàn toàn Năm 2010, nợ công vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ đề nóng bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm lo ngại tới viễn cảnh nềnkinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lap hiện nay được coi là tâm chấn với sức ảnh hưởng lớn và đang có nguy cơ lan tỏasang nhiều nền kinh tế khác.Hy Lạp là nước phát sinh nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng ở châu Âu và lan sang nhiều nên kinh tế khác trong đó có Việt Nam Bài tiểu luận này sẽ có một cái nhìn sâu rộng hơn

về cuộc khủng hoảng ở công ở Châu Âu mà chủ yếu là Hy Lạp, qua đó sẽ rút ra những bài học quý giá cho Việt Nam để hạn chế những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng này

1. Khủng hoảng nợ công Châu Âu

1.1. Khái niệm về nợ công

 Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới(WB)coi nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh Trong đó:

• Nợ của Chính phủ là toàn bộ các khoản nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ

và các đại lý của Chính phủ;các tỉnh ,thành phố hoặc các tổ chức chính trị trực thuộc Chính phủ và các đại lý của các tổ chức này,các doanh nghiệp nhà nước

• Nợ của Chính phủ bảo lãnh là những khoản nợ trong nước và nước ngoài của khu vực

tư nhân do Chính phủ bảo lãnh

 Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF),nợ công bao gồm nợ của khu vực tài chính công và nợ khu vực phi tài chính công Trong đó:

• Khu vực tài chính công bao gồm : Tổ chức tiền tệ(ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng nhà nước) và các tổ chức phi tiền tệ(các tổ chức tín dụng không cho vay mà chỉ có chức năng hỗ trợ phát triển

• Các tổ chức phi tài chính công như Chính phủ,các tỉnh thành phố, cáctổ chức chính quyền địa phương, các doanh nghiệp phi tài chính nhà nước

 Hình thức đi vay

• Thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân : Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái

• Vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao

Trang 2

 Khái niệm về khủng hoảng nợ công Châu Âu : Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên

 Tóm lại, khủng hoảng nợ châu Âu là kết quả của ba lô riêng biệt nhưng liên quan đến nhau: nghiền mức nợ chính phủ ở một số nước, các vấn đề trong ngành ngân hàng và sự tăng trưởng chậm chạp ở châu Âu Buộc chúng trong một chiếc nơ gọn gàng là một thực

tế rằng các nước khu vực đồng euro đang mang ách với nhau bằng một đồng tiền chung, nhưng họ có ít khác chung chung về kinh tế hay văn hóa

1.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công Châu Âu

 Hệ quả của việc tăng chi, giảm thu ngân sách nhà nước (do cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu khởi đầu từ Mỹ năm 2008) và hiện vẫn đang tiếp diễn với nhiều động thái đầy kịch tính

 Chính sách chi tiêu công thiếu kiểm soát chặc chẽ và thiếu minh bạch trong từng quốc gia, cũng như của những khuyết tật bộc phát ngay trong cơ chế nội bộ của tổ chức liên kết kinh tế-tiền tệ khu vực vốn được coi là lớn mạnh và thành công nhất hành tinh này

• Tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm

là 4,3% (2001 – 2007) so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1% Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU

 Hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phình to

• Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực châu

Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong những gánh nặng cho chi tiêu công Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005) lên 24% (2050)

 Đồng Euro và những vấn đề của hệ thống tài chính ngân hàng của châu Âu

• Đầu tiên, là việc ECB đã đưa ra chính sách lãi suất thấp, điều đó đã khuyến khích các chính phủ và doanh nghiệp vay tiền các ngân hàng một cách dễ dàng để phục vụ cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, chi tiêu công Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc chi tiêu vượt mức và làm tăng nợ công

• Thứ hai, giá trị đồng Euro trở nên đắt lên tương đối so với đồng đô la Mỹ bởi ít nhất

có hai lý do: một là chiến lược đồng đô la yếu của Mỹ, hai là chính sách tiền tệ không linh hoạt của ECB (để đạt mục tiêu lạm phát thấp)

• Thứ ba, là hoạt động làm méo mó thị trường của giới đầu cơ ngoại tệ : Thủ tướng Hy Lạp, Tây Ban Nha và đặc biệt là bà A Markel, Thủ tướng Đức cho rằng, chính các quỹ và giới đầu cơ đã lợi dụng tình hình và làm xấu hơn cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và các quốc gia khác khi bán khống đồng Euro để kiếm lời

(BusinessWeek, 2011) Việc đồng Euro “đắt lên” như vậy đã làm cho sản phẩm xuất khẩu khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cũng như thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa vào nội địa đã làm tăng chi tiêu công Mặt khác, do các nước quản lý kinh tế yếu kém, chi nhiều hơn thu, thiếu minh bạch, làm ít hưởng nhiều “vung tay quá trán”, tô hồng thổi phồng các báo cáo, biến nợ xấu của tư nhân thành nợ xấu của nhà nước…

 Nguyên nhân xa hơn nữa của các khoản nợ là bong bóng tài chính được bắt đầu thổi lên

từ giai đoạn 2000-2007, thời kì nền kinh tế toàn cầu khởi sắc đã tạo ra một nguồn thặng

Trang 3

dư tài chính khổng lồ (36.000 tỉ đô la năm 2000 tới 70.000 tỉ đô la năm 2007) Các nhà đầu tư và tổ chức bắt đầu tìm kiếm những thị trường mang lại lợi nhuận cao hơn và tạo ra những bong bóng ở phạm vi toàn cầu Khi những bong bóng này bắt đầu nổ, giá trị tài sản giảm và gánh nặng nợ nần được đặt lên vai doanh nghiệp và chính phủ cùng với hệ thống tài chính ngân hàng (với Ireland là bóng bóng thị trường bất động sản, Hy Lạp là trái phiếu chính phủ, Iceland là sự phát triển quá nóng của hệ thông ngân hàng…)

 Toàn cầu hóa tài chính ngày càng sâu rộng và tính lan tỏa nhanh, những điều kiện cho vay tín dụng dễ dàng trong giai đoạn 2002-2008 của các nước Eurozone, sự mất cân bằng về thương mại quốc tế, bong bóng bất động sản bị thổi phồng, tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu, những quyết định chính sách tài khóa không hợp lý trong thu, chi của các quốc gia v.v

2. Diễn biến khủng hoảng nợ công Châu Âu

 Khởi đầu của cuộc khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới của đảng xã hội Hy Lạp, ông George A Papandreou, thông báo rằng người tiền nhiệm của ông đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc phải Thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là 12,7% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ tiền nhiệm dự báo trước đó Nợ công của nhà nước đã tới ngưỡng gần 300 tỷ euro, tương đương 125% GDP, chiếm khoảng 4% tổng nợ của khu vực đồng tiền chung Theo dự tính trong năm 2010, con số này sẽ lên tới 326 tỷ euro, tương đương 133% GDP Theo quy định của Hiệp ước về ổn định tài chính của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu, thâm hụt ngân sách của các nước thành viên không được phép vượt quá 3% GDP Như vậy, mức thâm hụt ngân sách của Hy Lạp đã vượt quá khoảng 4 lần Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn thanh toán 8,5 tỷ euro (tương đương với 11,3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ vào ngày 19/5/2010 Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ

Định mức tín nhiệm của nước này tiếp tục đi xuống trong mắt các tổ chức quốc tế.S&P tiếp tục hạ điểm của Hy Lạp xuống còn BBB- vào ngày 16/12

Các nhà đầu tư bị sốc mạnh Vào đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng mất thanh toán của

Hi Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính khi các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng của chính phủ Hi Lạp trong việc thực hiện các biện pháp cứng rắn như cam kết nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách Khi sự sợ hãi này lan sang cả với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, các nhà lãnh đạo của các nước có ảnh hưởng lớn ở châu Âu như Đức và Pháp bắt đầu lo ngại về sự nguy hại kéo dài của nó đối với đồng euro Họ cam kết bảo vệ đồng tiền của khu vực nhưng

từ chối một gói cứu trợ ngay đối với Hi Lạp

 Diễn biến

Nỗi lo sợ về khả năng phá sản và quỵt nợ của Hi Lạp đã đẩy thị trường tài chính thế giới vào tình trạng bất ổn trong suốt vài tháng qua Sự sụp đổ của Hi Lạp có thể kéo theo sự sụp

đổ dây truyền của hàng loạt các tổ chức tài chính ở các quốc gia liên quan như Tây Ban Nha,

Bồ Đào Nha, Ai-xơ-len, Anh, Đức, Pháp,… do mối quan hệ tài chính phức tạp chằng chịt giữa họ Nhiều nhà kinh tế cho rằng, gói cứu trợ kinh tế, nếu có, thực chất là giảicứu cho cả khu vực châu Âu chứ không chỉ riêng mình Hi Lạp

Trang 4

• 14/1/2010 Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, chính phủ Hy Lạp tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012

• 29/1/2010 Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro tương đương 70 tỷ USD trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP Lương lao động trong lĩnh vực công giảm 4%

• 11/4/2010 Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần

• 23/4/2010 Hy Lạp cầu cứu EU và IMF

• 2/5/2010 Thủ tướng Hy Lạp cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa thuận với

EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ euro trong 3 năm tới

Gói giải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ euro trong 3 năm Đây là nước đầu tiên tại khu vực đồng tiền chung châu Âu được hỗ trợ Chính phủ Đức đồng ý góp 22,4 tỷ euro tương đương 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp

• 9/5/2010 IMF đơn phương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5,5 tỷ euro

• 10/5/2010 Các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro, ngăn đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp

Gói giải cứu bao gồm 440 tỷ euro từ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, 60 tỷ euro từ công cụ nợ của châu Âu IMF đóng góp 250 tỷ euro, tổng số tiền lên tới 750 tỷ euro tương đương khoảng gần 1.000 tỷ USD tính theo tỷ giá ở thời điểm đó

• 18/5/2010 Chính phủ Đức, trong nỗ lực ngăn hoạt động đầu cơ tài chính được coi như nguyên nhân dẫn dến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ đồng euro và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS)

• 25/5/2010 Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24

tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức 5,3% của năm 2009

• 27/5/2010 Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD

• 28/5/2010 Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa kể đến nợ công đang ở mức đáng báo động

• 29/5/2010 Hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phản đối kế hoạch thắt chặt ngân sách của chính phủ

• 7/6/2010 Đảng của Thủ tướng Đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và thuế

để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định của Liên minh châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013

• 8/6/2010 Công đoàn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong lĩnh vực công không đi làm để thể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính phủ Tỷ lệ lạm phát của Hy Lạp tháng 5/2010 tăng 5,4%, vượt mọi kỳ vọng của các chuyên gia

và lên mức cao nhất từ tháng 8/1997

Trang 5

• 9/6/2010 Kế hoạch thắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử và Đảng

có chủ trương này đã chiến thắng Tuy nhiên cuối cùng, thật khó để các nhà hoạch định chính sách thống nhất với nhau

• 10/6/2010 Thỏa thuận để cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ Chính phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dù không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn lao động

3. Tác động và hệ lụy của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu

3.1. Tác động

 Tỷ giá hối đoái

• Gây sức ép lên tỷ giá

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã tác động tiêu cực động euro.Đồng tiền này

đã giảm mạnh so với đôla Mỹ và Nhân dân tệ (NDT) từ cuối tháng 4, đầu tháng 5/2010 Khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và IMF quyết tâm giải cứu Hy Lạp thì đồng euro đã nhích tăng trở lại mức 1,3048USD/EUR, nhưng xu hướng tăng không bền vững Chỉ hai phiên giao dịch sau đó, đồng euro đã mất giá trở lại còn 1,2586 USD/EUR và trong 5 tháng vừa qua, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại (từ tháng 4/2006) khi 1 euro chỉ đổi được 1,2235 USD Như vậy, từ đầu năm 2010, đồng euro đã giảm giá 15% so với đồng USD, cho thấy sức mạnh tinh thần của gói chính sách giải cứu thị trường không lớn như dự tính

Diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế tại EU, sẽ khiến tỉ giá giữa các đồng tiền mạnh tiếp tục biến động từ nay đến cuối năm.Đồng tiền của các nước Châu Á xuất khẩu nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng.Đôla Mỹ phục hồi ổn định hơn.Đồng euro dự kiến sẽ giảm, so với hiện nay trong 1-2 tháng tới sau đó ổn định dần

• Đồng Euro biến động mạnh, vai trò và vị thế suy giảm

Trước đây, với những tiêu chí chặt chẽ để được tham gia khu vực Eurozone (như thâm hụt ngân sách quốc gia dưới 3% GDP, nợ công dưới 60% GDP, minh bạch về ngân sách ), đồng Euro đã tạo sự tin cậy khá cao trong giới tài chính quốc tế kể từ khi ra đời Tuy nhiên, kể từ khi Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, cùng với tình trạng nợ công ngày càng xấu đi ở các nước thành viên khác thì giá trị

và sức mạnh của đồng Euro đã bị suy giảm theo

Tính từ đầu năm 2009 đến 25/6/2012, chỉ số giá Euro đã giảm 16,1% Đồng Euro giảm giá 8,6% so với USD, giảm 15,8% so với GBP, giảm 20,5% so với JPY, giảm 19,7% so với CHF và giảm 24,5% so với CAD trong giai đoạn 2009-2012 Đặc biệt, chỉ trong vòng 1 năm trở lại đây, chỉ số giá đồng Euro giảm 9,8%, trong đó, đồng Euro giảm 12,3% so với USD, giảm 10% so với GBP, giảm 13,7% so với JPY

Cùng với sự suy giảm về giá trị, vai trò và vị thế quốc tế của đồng Euro cũng chịu tác động tiêu cực Tỷ trọng dự trữ bằng đồng Euro giảm từ mức 27,7% vào năm 2009 xuống mức 25% vào cuối năm 2011, dù vẫn là đồng tiền dự trữ quốc tế lớn thứ hai trên thế giới

 Lãi suất

Lãi suất trái phiếu có thể được xem như thước đo sự rủi ro đối với các nhà đầu tư bởi chỉ bằng việc nhìn vào lãi suất trái phiếu, bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu vấn đề mà các quốc gia đang gặp phải cũng như những áp lực các ngân hàng phải hứng chịu Có lẽ đã thành một quy luật chung khi mà lãi suất trái phiếu 10 năm lên hơn 7% thì tương đương với việc nước đó đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về tài chính.Lấy ví dụ điển hình là ở

Trang 6

Hy Lạp, đất nước yếu nhất trong khối đồng tiền chung châu Âu, lãi suất trái phiếu đã bị đẩy ra khỏi bảng xếp hạng Còn ở I-ta-li-a, lãi suất đang tăng cao ở mức 7,8% Ở Bồ Đào Nha cũng không khả quan hơn, lãi suất “có thể” đạt tới mức 12,6% và ở Bỉ là 5,8% Riêng tại Pháp, lãi suất đã leo cao đến trên 3,5%, chưa phải là quá tệ nhưng vẫn là cao hơn nhiều so với lãi suất tại các nước được đánh giá là ở mức an toàn như tại Mỹ, lãi suất trái phiếu 10 năm là 2%; tại Anh là 2,3% và tại Nhật Bản chỉ trên 1% Cả 3 quốc gia này đều mắc phải những vấn đề về các khoản nợ lớn Tuy nhiên, lãi suất của họ vẫn duy trì ở mức thấp, không phải do các nhà đầu tư vẫn tin tưởng về triển vọng dài hạn của các nước này mà bởi vì những nhà đầu tư đang tìm kiếm những điểm dừng chân ngắn hạn mà miễn sao tránh xa khỏi khối đồng tiền chung châu Âu

Do tác động của khủng hoảng nợ công,cán cân ngân sách thâm hụt, chính phủ cần huy động vốn để trả nợ buộc phải phát hành trái phiếu Việc phát hành thêm trái phiếu làm giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua

Đồng thời , việc ngụy tạo các số liệu kinh tế nhằm che dấu thực trạng đất nước đã khiến uy tín của chính phủ Hy Lạp sụt giảm nặng nề Hàng loạt tổ chức quốc tế tuyên bố

hạ định mức tín nhiệm của Hy Lạp trên thị trường tài chính.Ngày 7/12/2009, S&P cho Hy Lạp điểm tín nhiệm A- với triển vọng kém lạc quan Một ngày sau đó, Fitch đánh tụt điểm

số của nền kinh tế này từ A- xuống còn BBB+ đồng thời cảnh báo nguy cơ vỡ nợ của quốc gia này là rất cao Điều này khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 1/2010 lên 9,73% vào thời điểm tháng 7/2010 và nhảy vọt lên 26,65% một năm vào tháng 7/2011 Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động thêm vốn từ thị trường vốn quốc tế và chỉ có thể mong đợi các khoản cứu trợ đặc biệt từ IMF, ECB hay một số quốc gia khác

Lợi suất trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 1 năm ) giai đoạn 2009-2010

 Cán cân thanh toán

• Cán cân thanh toán vãng lai

Trang 7

Việc khủng hoảng nợ công tác động tiêu cực đến đồng EUR nhìn từ góc độ khác lại

là một nhân tố hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Châu Âu Đồng EUR suy giảm đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu của châu Âu, từ xe hơi, máy móc, tới rượu bia trở nên rẻ hơn khi được tiêu thụ ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ và cả những quốc gia neo tỷ giá đồng nội tệ vào USD

Đơn cử trong trường hợp của Đức, nước này đã được hưởng lợi khá nhiều từ sự sụt giảm EUR Nếu như trước đây, một chiếc xe hơi trị giá 50.000 EUR tại Đức được bán với giá 80.000 USD tại Mỹ thì giờ đây người ta chỉ phải bỏ ra khoảng 60.000 USD để mua nó Sau khi tăng trưởng chậm lại vào năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Đức tăng thêm 10,7% trong tháng 3/2010 Giới phân tích dự đoán kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2010 sẽ tăng 7,25% so với năm 2009 Sau đó mức tăng sẽ là 6% vào năm 2011

Trong khi đó Hy Lạp lại phải đối mặt với tình trạng thâm thương mại (khoảng 9% GDP, so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%) chủ yếu do tình trạng nhập siêu Năm 2009, nhập siêu của Hy Lạp chiếm 13,5% GDP Và năm 2010 là 15% của GDP, Hy Lạp không thể sớm giảm nhập khẩu hay tăng xuất khẩu khi họ không có được chính sách tiền tệ lẫn tỷ giá độc lập với tính cách thành viên khối Euro và dùng chung đồng tiền Euro Thời gian để điều chỉnh chính sách sẽ rất dài hay gần như không thể được

Tuy nhiên, trong năm 2012 cán cân thương mại của Hy Lạp đã có những chuyển biến tích cực hơn Cụ thể, xuất khẩu tháng 6/2012 (trừ các sản phẩm dầu) đạt 1.418,7 triệu

Euro, tăng 3,3% so với mức 1.373 triệu Euro tháng 6/2011 Xuất khẩu sang các nước EU đạt 870,8 triệu Euro, giảm 2,3% so với mức 891,2 triệu Euro tháng 6/2011 Xuất khẩu sang các nước ngoài EU đạt 547,9 triệu Euro, tăng 13,7% so với mức 481,8 triệu Euro tháng 6/2011

Trang 8

• Cán cân vốn và tài chính

Hầu hết các nước có tỷ lệ nợ công cao đều phải vay nợ rất nhiều trên các thị trường tài chính để đảm bảo thanh khoản cho bội chi ngân sách Trong bối cảnh đó, lãi suất trái phiếu chính phủ của các nước EU liên tục tăng

Lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm của một số nước EU

Đối với Hy Lạp, Phần lớn thâm hụt trên tài khoản vãng lai phải bù đắp bằng nguồn vốn đầu tư gián tiếp chứ không phải vốn đầu tư trực tiếp, nghĩa là Hy Lạp gần như hoàn toàn kỳ vọng vào bong bóng giá cổ phiếu và các khoản vay nước ngoài để thu hút ngoại tệ bù đắp cho tài khoản vãng lai Một khi bong bóng cổ phiếu vỡ và không thể vay thêm tiền, Hy Lạp đứng trước rủi ro vỡ nợ lớn.Bên cạnh đó, sự mất niềm tin vào khả năng của chính phủ Hy Lạp cũng như sự phục hồi kinh tế của các nhà đầu tư khiên đầu tư trực tiếp vào Hy Lạp liên tục giảm Thêm vào đó, mức tín nhiệm của trái phiếu Hy Lạp bị

hạ, chi phí lãi vay tăng lên cho các khoản vay mới và chi phí bảo hiểm các khoản tiền vay tăng mạnh Lãi suất Hy Lạp phải trả cho các khoản vay nợ lên tới mức kỷ lục, trên 9% đối với các khoản vay có kỳ hạn

3.2. Hệ lụy

 Ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và khả năng lan rộng tại EU đã có tácđộng tiêu cực đối với thương mại quốc tế, nhất là trong bối cảnh sức mua của cácthị trường vẫn còn thấp hơn mức trước khủng hoảng tài chính 2008

• Thương mại giữa EU – Hoa Kỳ

Mỗi năm, nhập khẩu của khu vực đồng Euro từ Mỹ chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này Năm 2009, do suy thoái kinh tế toàn cầu, nhậpkhẩu của

EU từ Mỹ giảm 23 tỉ USD so với năm trước khủng hoảng (2007), đạt 221tỉ USD, do nhu cầu từ thị trường EU sụt giảm mạnh và sự giảm giá của đồng Euroso với đồng Đôla Mỹ Thâm hụt thương mại của Mỹ với EU cũng giảm mạnh từ110 tỉ USD vào năm 2007 xuống còn 60,5 tỉ USD vào năm 2009 Hoạt động đầu tưvà du lịch của khu vực EU cũng được dự báo là trầm lắng trong năm 2010

Trang 9

• Thương mại giữa EU – Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, EU là đối tác thương mại lớn nhất Nhập khẩu của Châu Âu từ Trung Quốc đã tăng trung bình 18%/năm trong 5 năm liền trước năm2009 Khó khăn của các nền kinh tế trong khu vực đồng Euro sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc- vốn cũng chịu áp lực từ cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu

• Thương mại giữa EU và các nước xuất khẩu khác

Sức mua của thị trường EU giảm sút sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu và gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu vào thị trường này, trong đó có Việt Nam

 Ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống ngân hàng khu vực Châu Âu và thế giới

(Nguồn: Bank of International Settlement)

Top 10 những nước có giá trị các khoản nợ trực tiếp với Hy Lạp lớn nhất

Đức và Pháp là 2 nước chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, thiệt hại của các ngân hàng Pháp và Đức nếu Hy Lạp vỡ nợ lần lượt là 56,9 và 23,8 tỷ USD Ngoài ra, việc Hy Lạp vợ nợ cũng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng Anh, Bồ Đào Nha, Mỹ, Hà Lan, Nhật…Nếu Hy Lạp vỡ nợ, hệ thống ngân hàng của các quốc gia này sẽ đối mặt với khoản nợ xấu lớn, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng toàn cầu

Tuy nhiên, đó mới chỉ là tính toán về những khoản nợ tài chính trực tiếp, chưa có

cơ quan nào đưa ra số liệu chính xác về những tài sản tài chính gián tiếp có liên quan tới

Hy Lạp Báo cáo công bố ngày 18/08/2011 của cơ quan tài chính trực thuộc Quốc hội Mỹ cho biết trong khi những khoản vay trực tiếp của Mỹ tới Hy Lạp là 7,3 tỷ USD (tính đến tháng 12/2010), nhưng ước tính giá trị những khoản tín dụng gián tiếp của nước Mỹ với

Hy Lạp lớn hơn đến gần 5 lần với 34,1 tỷ USD Báo cáo cũng cho biết thêm tổng các khoản tín dụng gián tiếp của Mỹ tới 5 quốc gia đang “vướng mắc” trong khủng hoảng nợ công là Hy Lạp, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ước tính lên tới 641 tỷ USD

Trang 10

(Nguồn: Cơ quan nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ) Bên cạnh đó, do những bất ổn, nghi ngờ gia tăng đối với những ngân hàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới những khoản nợ của Hy Lạp, Các ngân hàng khác sẽ ngần ngại gia hạn tín dụng cho nhau vì lo sợ vỡ nợ, hoặc các ngân hàng sẽ yêu cầu các khoản thế chấp lớn hơn, gây ra làn sóng bán tài sản trên diện rộng Đây là có thể là lịch sử lặp lại của vụ phá sản Lehman Brothers, dẫn tới sự sụp đổ của một loạt các thể chế tài chính lớn.Và thiệt hại của

sự sụp đổ này thì chưa ai tính đến

 Tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu

• Cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã làm

6 triệu người châu Âu mất việc làm Trong số những người không có việc làm, đối tượng bị thất nghiệp dài hạn chiếm đến 40% và sẽ còn tiếp tục tăng Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm đến 25% trong 10/27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó tại Tây Ban Nha lên đến 50%

• Số người châu Âu có nguy cơ lâm cảnh nghèo và bị đẩy ra bên lề xã hội hiện lên đến

114 triệu người, tức chiếm 1/4 dân số của châu lục Trong số đó, 40% người đã trên tuổi lao động, nghiêm trọng nhất là đối với người trên 75 tuổi Đối với người trong

độ tuổi lao động, có đến 8% có nguy cơ chìm sâu trong cảnh túng quẫn Nguy cơ lâm cảnh nghèo đối với các gia đình có con cao hơn gấp hai lần so với gia đình không con

 Khủng hoảng nợ công phơi bày sự rạn nứt giữa các thành viên trong khối

Đức chỉ trích Hy Lạp và I-ta-li-a lỏng lẻo trong chính sách chi tiêu dẫn đến nợ nần chồng chất, chỉ trông chờ sự cứu trợ của các nền kinh tế mạnh hơn trong khối Mặt khác, Hy Lạp,

Bồ Đào Nha, Pháp và một số nước khác cho rằng, Béc-lin "ích kỷ" khi áp đặt chính sách tiền

tệ, mô hình tài chính của mình cho các nước thành viên khác, trong đó có các nền kinh tế yếu hơn, không có khả năng cạnh tranh cao bằng Đức

4. Tác động đến Việt Nam

Ngày đăng: 27/11/2015, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w