Tỷ lệ thất nghiệp u, Unemployment rate- Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động không có việc làm Lợi nhuận công ty - Thu nhập kế toán sau thuế của tất cả các công ty sản xuất.. Điều này có t
Trang 1Chương 1
Khoa học kinh tế vĩ mô
Tóm tắt :
1 Kinh tế vĩ mô là bộ môn nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể, bao
gồm sự tăng trưởng của thu nhập, thay đổi giá cả và tỷ lệ thất nghiệp Các nhàkinh tế vĩ mô tìm cách lý giải các biến cố kinh tế, vừa nêu ra các chính sách để cảithiện kết quả hoạt động của nền kinh tế
2 Để hiểu được nền kinh tế, các nhà kinh tế sử dụng các mô hình - tức những lý
thuyết đơn giản hoá hiện thực để chỉ ra phương thức tác động của biến số ngoạisinh đối với biến số nội sinh Nghệ thuật của kinh tế học là đánh giá xem liệu một
mô hình có nắm bắt được đúng các mối quan hệ kinh tế không Vì không có môhình nào giải đáp được mọi vấn đề, các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng các mô hìnhkhác nhau phục vụ cho những mục đích khác nhau
3 Vấn đề mức giá có linh hoạt không hay nó có tính cứng nhắc là một giả định cơ
bản đối với mô hình kinh tế vĩ mô Hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô đều cho rằng
mô hình cân bằng thị trường mô tả nền kinh tế trong dài hạn, nhưng giá cả cứngnhắc trong ngắn hạn
4 Kinh tế vi mô là bộ môn nghiên cứu phương thức ra quyết định của các hộ gia
đình và doanh nghiệp, cũng như tác động qua lại giữa những chủ thể ra quyết địnhnày Vì các biến cố kinh tế vĩ mô phát sinh từ nhiều tác động qua lại có tính chất
vi mô, cho nên các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng nhiều công cụ của môn học kinh tế
vi mô
Câu hỏi ôn tập :
1 Sự khác nhau và mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô:
Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết định của các hộ gia đình hay các doanhnghiệp riêng lẻ cũng như tác động qua lại giữa họ với nhau Mô hình kinh tế vi môcủa các hộ gia đình và các doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc tối ưu hoá , tức là các hộgia đình và các doanh nghiệp tiến hành một cách tốt nhất có thể trong một giới hạnnguồn lực cho trước Ví dụ, các hộ gia đình ra quyết định mua hàng sao cho tối đahoá mức độ thoả dụng của mình, còn các doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuấtbao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận
Ngược lại, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể, tậptrung vào các vấn đề như là công cụ tóm lược các mối quan hệ giữa các biến số kinh
tế Các mô hình này thực sự hữu ích bởi vì chúng được đúc rút từ các chi tiết của nềnkinh tế và cho phép ta tập trung nghiên cứu vào những mối liên hệ kinh tế quan trọngnhất
2 Mô hình cân bằng thị trường là gì ? Khi nào giả định cân bằng thị trường được coi là thích hợp?
Mô hình cân bằng thị trường là mô hình mà ở đó giá cả điều chỉnh để cân bằng cungcầu Mô hình cân bằng thị trường hữu ích trong trường hợp giá cả linh hoạt, nhưngtrong nhiều trường hợp giá cả linh hoạt không phải là một giả thiết thực tế Ví dụ :Các hợp đồng lao động thường quy định tiền lương cho khoảng thời gian dài tới 3năm, các công ty phát hành tạp chí chỉ thay đổi giá bán từ 3 đến 4 năm một lần Hầu
Trang 2hết các nhà kinh tế vĩ mô đều tin rằng tính linh hoạt của giá cả là một giả định hợp lý
để nghiên cứu các vấn đề dài hạn Trong dài hạn, giá cả điều chỉnh cho thích ứng vớinhững thay đổi trong cung hoặc cầu, cho dù trong ngắn hạn, giá cả có thể điều chỉnhchậm chạp
Bài tập vận dụng :
1 Theo bạn, những đặc trưng đóng vai trò quyết định của một môn khoa học là gì ? Lĩnh vực nghiên cứu nền kinh tế có những đặc trưng đó không ? Bạn có nghĩ rằng nên gọi môn Kinh tế vĩ mô là môn khoa học không ? Tại sao?
Nhiều triết gia tin rằng, việc xác định đặc điểm của một môn khoa học chính là sửdụng phương pháp điều tra khoa học để tạo lập các mối liên hệ bền vững Các nhàkhoa học kiểm tra số liệu , thường được cung cấp bởi các thí nghiệm đã được kiểmsoát chặt chẽ, để ủng hộ hoặc bác bỏ một luận thuyết Các nhà kinh tế học bị hạn chếnhiều hơn trong việc sử dụng các thí nghiệm Họ không thể thực hiện các thựcnghiệm đã được kiểm soát đối với nền kinh tế mà phải dựa vào quá trình phát triển tựnhiên để thu thập số liệu Trong chừng mực các nhà kinh tế học sử dụng phương phápđiều tra khoa học, hình thành các luận thuyết và phát triển chúng thì kinh tế học mangđặc trưng của một khoa học
2 Giá bạn trả khi cắt tóc có thay đổi thường xuyên không ? Câu trả lời của bạn có hàm ý gì đối với tác dụng của các mô hình cân bằng thị trường trong quá trình phân tích thị trường cắt tóc ?
Giá cắt tóc ít thay đổi thường xuyên Theo quan sát ngẫu nhiên, những người thợ cắttóc có xu hướng không thay đổi giá cắt tóc trong thời gian từ 1 đến 2 năm mà khôngquan tâm đến cầu về cắt tóc và cung về thợ cắt tóc (loại trừ những ngày lễ,Tết) Môhình cân bằng thị trường trong việc phân tích thị trường cắt tóc có giả định khôngthực tế về giá cả linh hoạt trong ngắn hạn Tuy nhiên trong dài hạn, giá cắt tóc có xuhướng điều chỉnh, vì vậy mô hình cân bằng thị trường là đúng
Trang 3Chương 2
Số liệu kinh tế vĩ mô
Tóm tắt
1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh cả thu nhập của mọi người trong nền
kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế
2 GDP danh nghĩa đánh giá giá trị hàng hoá và dịch vụ theo giá hiện hành GDP
thực tế đánh giá giá trị hàng hoá và dịch vụ theo giá cố định GDP thực tế chỉ tăngkhi lượng hàng hoá và dịch vụ tăng, còn GDP danh nghĩa tăng khi sản lượng tănghoặc giá cả tăng
3 GDP là tổng của 4 nhóm chi tiêu: tiêu dùng, đầu tư, mua hàng của chính phủ và
xuất khẩu ròng
4 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh giá một giỏ hàng hoá và dịch vụ mà một
người tiêu dùng đại diện mua Giống như chỉ số điều chỉnh GDP, một chỉ tiêu tínhbằng tỷ lệ của GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế, CPI phản ánh mức giáchung
5 Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số người trong lực lượng lao động muốn làm
việc, nhưng không có việc làm Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp thường đi kèm vớihiện tượng giảm sút GDP thực tế
Câu hỏi ôn tập :
1 Hãy nêu hai đại lượng mà GDP đo lường Làm thế nào mà GDP tính được đồng thời hai đại lượng đó.
GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội, được đo bằng tổng thu nhập
của mọi người trong nền kinh tế , và bằng tổng chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của nềnkinh tế GDP có thể được tính đồng thời bằng hai đại lượng đó bởi lẽ cả hai thực chất chỉ
là một: Đối với nền kinh tế với tư cách là một tổng thể, thì thu nhập phải bằng chi tiêu.Biểu đồ về luồng chu chuyển trong giáo trình cũng đã thể hiện mối liên quan giữa haicách tương đương việc đo lường luồng đôla trong nền kinh tế
2 Chỉ số giá hàng tiêu dùng phản ánh điều gì?
Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index) phản ánh mức giá chung của nền
kinh tế Nó cho ta thấy giá trị của một giỏ hàng hoá cố định tính theo giá hiện hành so vớigiá trị của giỏ hàng hoá đó trong năm cơ sở
CPI = P1Q 0 / P0Q0.
3 Hãy nêu ba nhóm người trong nền kinh tế được vụ thống kê lao động phân loại
Ba nhóm người được phân loại là : nhóm có việc làm, nhóm thất nghiệp, và nhóm khôngthuộc lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động bị thấtnghiệp, nó được tính như sau :
Tỷ lệ thất nghiệp =( Số người thất nghiệp x 100)/ lực lượng lao động
Lưu ý rằng lực lượng lao động bằng số người có việc cộng với số người thất nghiệp
Trang 44 Hãy giải thích quy luật Okun
Quy luật Okun phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thất nghiệp và GDP thực tế Côngnhân có việc làm góp phần sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ còn công nhân không có việclàm thì không Vì thế, sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp sẽ dẫn tới sự giảm sút trong GDP thực
tế Qui luật Okun có thể tóm tắt bằng phương trình sau:
%thay đổi của GDP thực tế = 3% - 2 x (% thay đổi tỷ lệ thất nghiệp)
Tức là nếu tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực tế là 3%.Đối với mỗi phần trăm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp (chẳng hạn : tỷ lệ thất nghiệp giảm từ6% xuống 5%, hoặc tăng từ 6% lên 7%) thì sản lượng sẽ thay đổi 2% theo chiều ngượclại
Bài tập vận dụng :
1 Hãy xem báo chí trong những ngày qua, các chỉ tiêu thống kê kinh tế mới nào được công bố ? Hãy giải thích các chỉ tiêu này.
Một số các chỉ tiêu thống kê thường được công bố :
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP, Gross domestic Product ): Tổng giá trị hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ quốc gia trong năm
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP, Gross national product) : Tổng giá trị hàng hoá và dịch
vụ cuối cùng do các nhân tố của quốc gia sản xuất ra trong năm, có thể sản xuất trongnước và ngoài nước
Tỷ lệ thất nghiệp (u, Unemployment rate)- Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động không có
việc làm
Lợi nhuận công ty - Thu nhập kế toán sau thuế của tất cả các công ty sản xuất Lợi nhuận
công ty chỉ ra khả năng về mặt tài chính nói chung của khu vực công ty
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI, consumer price index) là mức giá chung của những hàng hoá
mà người tiêu dùng mua Sự thay đổi trong CPI là thước đo của lạm phát
Cán cân thương mại (TB, trade balance, NX=Ex- Im) Chênh lệch giữa giá trị hàng hoá
xuất khẩu ra nước ngoài và giá trị hàng hoá được nhập khẩu từ nuớc ngoài
Tỷ lệ lạm phát : Tỷ lệ phần trăm thay đổi của mức giá chung =( P-P-1)/P-1
2 Một nông dân trồng lúa mỳ bán nó cho người xay bột với giá 1$ người xay bột xay lúa mỳ thành bột và bán bột cho người làm bánh mỳ với giá 3% Người làm bánh
mỳ sử dụng bột mỳ để làm bánh mỳ và bán cho một kỹ sư với giá 6$ Người kỹ sư
đó ăn bánh mỳ Mỗi cá nhân tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng? GDP là bao nhiêu?
Trang 5Giá trị gia tăng do mỗi người tạo ra là gía trị hàng hoá được sản xuất ra trừ đi giá trịnguyên liệu cần thiết mà mỗi người phải trả để sản xuất ra hàng hoá đó Vì vậy :
Giá trị gia tăng của người nông dân là (1$ - 0) = 1$ Giá trị gia tăng của người xay lúa mỳ
là 2$ : cô ta bán bột cho người làm bánh là 3$ nhưng phải trả 1$ tiền lúa mỳ.Giá trị giatăng của người làm bánh là 3$ : cô ta bán bánh mỳ cho người kỹ sư với giá 6$ nhưngphải trả cho người xay lá mỳ 3$ tiền bột GDP bằng tổng các giá trị gia tăng, Bằng 1$+2$+3$ =6$ Chú ý : GDP bằng giá trị hàng hoá cuối cùng (giá bán bánh mỳ)
3 Giả sử một phụ nữ lấy người quản gia của mình Sau khi cưới, ông ta vẫn tiếp tục phục vụ bà như trước và bà vẫn tiếp tục nuôi ông ta như trước (nhưng với tư cách
là chồng chứ không phải là người làm công ăn lương) Theo bạn thì cuộc hôn nhân này có tác động đến GDP thực tế không? Nếu có, nó tác động đến GDP thực
tế như thế nào?
Khi người phụ nữ lấy người quản gia của mình thì GDP giảm đi một lượng đúng bằngtiền lương của người quản gia Điều này là do GDP được tính giảm đi một lượng bằngtiền lương mà người quản gia không được hưởng nữa Thật vậy, Nếu GDP tính bằng giátrị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ thì đám cưới sẽ không ảnh hưởng đến GDP vì tổng
số hoạt động kinh tế không hề thay đổi Tuy nhiên trên thực tế, GDP lại là một chỉ tiêukhông hoàn chỉnh về hoạt động của nền kinh tế, bởi vì giá trị của một số hàng hoá và dịch
vụ bị bỏ qua Khi công việc của người quản gia trở thành phần việc nội trợ của gia đìnhanh ta thì công việc đó không còn được tính vào GDP nữa Theo ví dụ này, GDP khôngtính đến giá trị của bất cứ hàng hoá và dịch vụ nào được tạo ra ở gia đình Tương tự nhưvậy, GDP cũng không bao gồm giá trị hàng hoá dịch vụ khác như tiền thuê quy đổi vớihàng hoá lâu bền (như ô tô, tủ lạnh), giá trị niềm vui khi giải trí, giá trị của các hoạt độngbuôn bán bất hợp pháp
4 Số liệu các mục từ a) đến g) có thể tìm được ở Tài khoản thu nhập quốc dân-Phòng
Thương mại Mỹ Phần lớn số liệu này có thể tìm được trong Báo cáo kinh tế củaTổng thống hoặc trong Bản khảo sats kinh doanh hiện hành (với các thành tố đãchọn) Chia GDP danh nghĩa cho mỗi thành tố từ a) đến g) và nhân với 100, chúng ta
có được các tỷ lệ % sau:
1990
b Tổng đầu tư của tư nhân trong nước 18,9% 14,9% 14,6%
Trang 6a Chi cho tiêu dùng cá nhân duy trì ổn định ở mức khoảng 2/3 GDP, chỉ giảm 3,1% từnăm 1950 đến năm 1970 nhưng đến năm 1990 lại tăng lên mức xấp xỉ tỷ lệ % củanăm 1950.
b Tổng đầu tư của tư nhân trong nước giảm 4% trong giai đoạn 1950-1970 và năm
1990 giảm nhẹ so với năm 1970
c Mua hàng của chính phủ tăng 7,2% từ năm 1950 đến năm 1970, và sau đó giảm nhẹvào năm 1990
d Xuất khẩu ròng trong năm 1950 và 1970 là dương (xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu) vàxuất khẩu ròng là âm vào năm 1990 (xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu)
e Mua hàng phục vụ quốc phòng tăng 2,6% từ năm 1950 đến năm 1970 và sau đó giảm1,9% vào năm 1990
f Mua hàng của chính quyền bang và địa phương tăng mạnh từ năm 1950 đến năm
1970 và sau đó tăng chậm lại vào năm 1990
g Nhập khẩu tăng 1,5% trong giai đoạn 1950-1970 và tăng thêm 5,8% vào năm 1990
5 Hãy xem xét một nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng bánh mỳ và ô tô Bảng sau đây ghi số liệu cho hai năm khác nhau :
a1.GDP danh nghĩa (GDPn) là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành
GDPdanh nghĩa năm 2000 = Tổng giá trị ô tô và bánh mỳ tính theo giá năm 2000, vàlượng năm 2000, và bằng (50.000$ x 100 ) + ( 10$ x 500.000) = 10.000.000 $
GDP danh nghĩa năm 2010 = Tổng giá trị ô tô và bánh mỳ tính theo giá năm 2010 vàlượng năm 2010, và bằng (60.000$ x 120) + (20$ x 400.000) = 15.200.000 $
a2 GDP thực tế (GDPr) là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ tính theo giá gốc (giá của
năm cơ sở) Do đó, để tính GDP thực tế năm 2010 (năm 2000 là năm cơ sở) thì phải nhânlượng hàng hoá và dịch vụ năm 2010 với giá năm 2000
GDP thực tế năm 2010 = (50.000$ x 120) + ( 10$ x 400.000) = 10.000.000 $
Trang 7GDP thực tế năm 2000 được tính bằng giá năm 2000 nhân lượng năm 2000 Vì năm 2000
là năm cơ sở nên GDPr năm 2000 bằng GDPn năm 2000 và bằng 10.000.000 $ Vì vậyGDPr của năm 2000 và năm 2010 là bằng nhau
a3 Chỉ số điều chỉnh GDP (D GDP ) phản ánh giấ của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được
sản xuất ra so với giá hàng hoá và dịch vụ năm cơ sở, nó được tính như sau
D GDP = P 1 Q 1 / P 0 Q 1
DGDP năm 2010 = GDPn năm 2010/ GDPr năm 2010 = 15.200.000$/10.000.000$ =1,52 Điều này chỉ ra rằng : giá cả của hàng hoá sản xuất ra năm 2010 tăng 52% so với giá cảcủa các hàng hoá đó được sản xuất ra vào năm 2000 Chỉ số điều chỉnh GDP năm 2000 là
1 vì GDPn và GDPr của năm cơ sở là như nhau.
a4 Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) chỉ mức giá cả chung của nền kinh tế CPI là chỉ số
giá có quyền số cố định bởi vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định theo thời gian để tính tình quân các mức giá
CPI = P 1 Q 0 / P 0 Q 0.
Nếu năm 2000 là năm cơ sở thì CPI năm 2010 là chỉ số bình quân các mức giá năm 2010với quyền số là lượng những hàng hoá sản xuất ra ở năm 2000
CPInăm 2010 = (Giá ô tô năm 2010 x lượng ô tô năm 2000 ) + ( Giá bánh mỳ năm 2010
x lượng bánh mỳ năm 2000) / (giá ô tô năm 2000 x lượng ô tô năm 2000 ) + ( giá bánh
mỳ năm 2000 x lượng bánh mỳ năm 2000) =(60.000$ x 100)+(20$ x 500.000)/
(50.000$ x 100) + ( 10$ x 500.000) = 1,6
Kết quả này chỉ ra rằng, giá của hàng hoá được mua vào năm 2010 tăng 60% so với giáhàng hoá được bán ra vào năm 2000 CPI của năm 2000 (năm cơ sở) là bằng1
b/ Chỉ số điều chỉnh GDP là chỉ số Paasche bởi nó sử dụng giỏ hàng hoá thay đổi Chỉ
số giá hàng tiêu dùng CPI là chỉ số Laspeyres bởi nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định Theo
mục (a3), DGDP năm 2010 là 1,52 chỉ ra rằng giá cả tăng 52% so với giá cả năm 2000.Theo mục (a4) CPI năm 2010là 1,6 chỉ ra rằng, giá cả hàng tăng 60% so với giá cả năm2000
Nếu giả sử giá tất cả các hàng hoá tăng 50% thì rõ ràng ta có thể nói mức giá chung tăng50% Nhưng trong ví dụ của chúng ta , các mức giá cả tương ứng thay đổi : Giá ô tô tăng20%, giá bánh mỳ tăng 100% làm gía bánh mỳ đắt tương đối hơn so với giá ô tô
Sự khác biệt giữa CPI vàDGDP chỉ ra rằng sự thay đổi trong mức giá chung phụ thuộc vàocách tính bình quân giá cả hàng hoá CPI bình quân giá của các hàng hoá theo lượng muanăm 2000, DGDP bình quân giá của các hàng hoá theo lượng mua năm 2010 Vì lượngbánh mỳ tiêu dùng trong năm 2000 cao hơn năm 2010 nên CPI gán quyền số cho bánh
mỳ cao hơn Vì giá bánh mỳ tăng lên cao hơn tương đối so với giá ô tô nên CPI chỉ ra sựtăng lên lớn hơn trong mức giá cả chung
c/ Không có câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này Lý tưởng mà nói, chúng ta mong muốn
có một mức giá cả chung phản ánh chính xác chi phí sinh hoạt Khi một mặt hàng trởnên đắt tương đối so với các mặt hàng khác, thì người ta sẽ giảm việc tiêu dùng mặt hàng
đó và tăng việc tiêu dùng các mặt hàng khác lên Trong ví dụ trên, người tiêu dùng đãmua bánh mỳ ít đi, và mua ô tô nhiều lên Chỉ số có quyền số cố định , chẳng hạn nhưCPI định giá quá cao sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt, bởi vì nó không tính được việc
Trang 8người tiêu dùng có thể thay thế mua những hàng hoá trở nên đắt hơn bằng việc muanhững hàng hoá trở nên rẻ hơn Mặt khác, chỉ số có quyền số thay đổi, chẳng hạn như
DGDP , định giá quá thấp sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt bởi vì nó không tính đến việc
sử dụng hàng thay thế làm cho người tiêu dùng nghèo đi một cách giả tạo
6 Trong một bài diễn văn của thượng nghị sĩ Robert Kenedy khi tranh cử chức tổng thống năm 1968, ông đã nói :" GDP không tính đến sức khoẻ của con cái chúng ta, chất lượng giáo dục chúng, hoặc niềm vui của chúng khi giải trí Nó không bao hàm vẻ đẹp của thơ ca, sự bền vững của gia đình, triết lý sâu xa của các cuộc tranh luận công khai và phẩm chất trung thực của công chức nhà nước Nó cũng không phản ánh lòng dũng cảm, sự thông thái và lòng tận trung của chúng ta đối với đất nước Nói tóm lại, nó phản ánh mọi thứ, trừ những thứ làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa và nó nói với chúng ta mọi điều về nước Mỹ, trừ niềm tự hào của chúng ta vì được là người Mỹ"
Robert Kenedy có lý không ? Nếu có, tại sao chúng ta lại quan tâm đến GDP?
Theo thượng nghị sĩ Robert Kenedy, GDP là chỉ tiêu không hoàn chỉnh về phúc lợi hoặctình hình kinh tế Ngoài những cái ông liệt kê, GDP còn bỏ qua tiền thuê quy đổi chonhững hàng hoá lâu bền như ô tô, tủ lạnh, và Sự khiếm khuyết trong cách tính GDPkhông hề làm giảm đi tính hữu ích của nó là so sánh các hoạt động kinh tế qua các năm.Hơn nữa, GDP lớn hơn sẽ cho phép chúng ta có đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, cóđiều kiện chăm sóc cho thế hệ con cái chúng ta tốt hơn, có sách mới hơn cho chúng học
và nhiều đồ hơn cho chúng chơi
Trang 9Chương 3
Thu nhập quốc dân sản xuất, phân phối và phân bổ
Tóm tắt:
1 Nhân tố sản xuất và công nghệ sản xuất quyết định sản lượng hàng hoá và dịch vụ
của nền kinh tế Sự gia tăng của một nhân tố sản xuất hoặc tiến bộ công nghệ làmtăng sản lượng
2 Khi cạnh tranh với nhau và tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp thuê lao động
cho đến khi sản phẩm cận biên của lao động (MPL) bằng tiền lương thực tế.Tương tự, các doanh nghiệp này thuê tư bản cho đến khi sản phẩm cận biên của tưbản (MPK) bằng giá thuê cận biên thực tế Bởi vậy, mỗi nhân tố sản xuất nhậnđược thù lao bằng sản phẩm cận biên của nó Nếu hàm sản xuất có lợi suất khôngđổi theo quy mô, toàn bộ sản lượng được dùng để trả công cho các đầu vào
3 Sản lượng của nền kinh tế được phân bổ cho tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của
chính phủ Tiêu dùng tỷ lệ thuận với thu nhập khả dụng Đầu tư tỷ lệ nghịch vớilãi suất thực tế Mua hàng của chính phủ và thuế là những biến số ngoại sinh phụthuộc vào chính sách tài chính
4 Lãi suất thực tế điều chỉnh để cân bằng cung cầu về sản lượng của nền kinh tế
-hoặc để cân bằng cung về vốn vay (tiết kiệm) và cầu về vốn vay (đầu tư) Sự giảmsút tiết kiệm quốc dân, có thể do sự gia tăng mức mua hàng của chính phủ hoặcgiảm thuế, làm cho mức đầu tư cân bằng giảm xuống và lãi suất tăng lên Sự giatăng nhu cầu đàu tư, có thể do đổi mới kỹ thuật hoặc biện pháp khuyến khích vềthuế đối với đầu tư, cũng làm tăng lãi suất Chỉ khi lãi suất cao hơn có tác dụnglàm tăng tiết kiệm, sự gia tăng nhu cầu đầu tư mới làm tăng lượng đầu tư
Câu hỏi ôn tập:
1 Yếu tố nào quyết định mức sản lượng sản xuất ra trong một nền kinh tế?
Các nhân tố sản xuất và công nghệ sản xuất xác định mức sản lượng có thể sản xuất ratrong nền kinh tế Các nhân tố sản xuất là các đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hànghoá và dịch vụ Các nhân tố quan trọng nhất là tư bản và lao động Công nghệ sản xuấtxác định bao nhiêu sản lượng có thể sản xuất ra từ bất kỳ lượng đầu vào nào cho trước.Bất kỳ một nhân tố sản xuất nào tăng lên hoặc công nghệ được cải tiến sẽ làm tăng sảnlượng của nền kinh tế
2 Hãy giải thích cách thức quyết định lượng cầu về từng nhân tố sản xuất của một doanh nghiệp cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận.
Khi một doanh nghiệp quyết định cần thuê bao nhiêu nhân tố sản xuất, doanh nghiệpphải xét xem quyết định đó ảnh hưởng tới lợi nhuận như thế nào Ví dụ: Thuê thêm mộtđơn vị lao động sẽ tăng thêm sản lượng, và vì thế tăng thêm doanh thu Doanh nghiệp so
Trang 10sánh doanh thu tăng thêm này với chi phí tăng thêm do phải trả thêm tiền lương Doanhthu tăng thêm mà doanh nghiệp nhận được phụ thuộc vào sản phẩm biên lao động (MPL)
và giá cả của hàng hoá được sản xuất ra (P) Khi lao động tăng 1 đơn vị, sản lượng sẽtăng MPL , với mức giá bán là P cho một đơn vị sản lượng doanh thu sẽ tăng (PxMPL).Chi phí tăng thêm cho một đơn vị lao động là tiền lương W Do đó, việc thuê thêm laođộng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau :
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
= (PxMPL) - WNếu doanh thu tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm , thì việc thuê thêm lao động làmtăng lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động cho tới khi lợi nhuận không thểtăng thêm được nữa tức là MPL giảm tới điểm mà tại đó sự gia tăng lợi nhuận bằng 0.Trong phương trình trên , các doanh nghiệp thuê thêm lao động cho tới khi Lợi nhuận
=0 Tức là khi (PxMPL)=W Điều kiện này có thể viết như sau :
MPL=W/P
Do đó, các doanh nghiệp cạnh tranh tối đa lợi nhuận thuê thêm lao động cho đến khi sảnphẩm biên lao động bằng tiền lương thực tế Lập luận này có thể áp dụng tương tự chocác doanh nghiệp quyết định thuê tư bản, Các doanh nghiệp sẽ thuê thêm tư bản cho tớikhi sản phẩm biên của tư bản bằng giá thuê tư bản
3 Quy luật lợi suất không đổi theo quy mô đóng vai trò gì trong phân phối thu nhập?
Hàm sản xuất có lợi suát không đổi theo qui mô nếu tất cả các nhân tố sản xuất đều đượctăng cùng một tỷ lệ phầm trăm như nhau thì sản lượng cũng tăng với cùng tỷ lệ phầntrăm như vậy Ví dụ, nếu doanh nghiệp tăng việc sử dụng lao động và tư bản lên 50%,sản lượng sẽ tăng lên 50%, khi đó hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo qui mô Nếuhàm sản xuất có lợi suất không đổi theo qui mô thì tổng thu nhập ( hoặc tổng sản lượng)trong nền kinh tế của doanh nghiệp cạnh tranh tối đa lợi nhuận sẽ được phân bổ cho lợisuất của lao động, MPLxL, và lợi suất của tư bản, MPKxK Tức là, với lợi suất khôngđổi theo qui mô, lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0
4 Yếu tố nào quyết định tiêu dùng và đầu tư?
Tiêu dùng phụ thuộc dương vào thu nhập có thể sử dụng, khoản thu nhập sau khi trả thuế
ở mức thu nhập có thể sử dụng cao hơn, tiêu dùng cũng sẽ cao hơn
Lượng cầu về hàng đầu tư phụ thuộc ngược vào lãi suất thực tế Để đầu tư mang lại lợinhuận, thì lợi suất của nó phải lớn hơn chi phí của nó Do lãi xuất thực tế đo chi phí củavốn, nên một tỷ lệ lãi suất cao hơn sẽ làm chi phí đầu tư lớn hơn và do đó cầu về hàngđầu tư sẽ giảm xuống
5 Hãy giải thích sự khác nhau giữa mua hàng của chính phủ và chuyển giao thu nhập Hãy lấy hai ví dụ cho mỗi trường hợp.
Mua hàng của chính phủ là lượng hàng hoá và dịch vụ được chính phủ mua một cách trực tiếp Ví dụ : chính phủ mua xe tăng và tên lửa, xây dựng đường xá cầu cống, cung cấp các dịch vụ như kiểm soát đường bay Tất cả các hoạt động đó là một phần của GDP Các khoản chuyển giao thu nhập mà chính phủ trả cho các cá nhân không được tính trong trao đổi hàng hoá dịch vụ Chúng đối lập với thuế: Thuế là giảm thu nhập có thể sử dụng, còn chuyển giao thu nhập lại làm tăng thu nhập có thể sử dụng Ví dụ các
Trang 11khoản chuyển giao thu nhập gồm các cổ phiếu xã hội cho người già, bảo hiểm thất nghiệp
và lợi ích của các chiến binh
6 Yếu tố nào làm cho cầu về sản lượng hàng hoá và dịch vụ bằng cung.
Tiêu dùng, đầu tư, mua hàng của chính phủ xác định cầu sản lượng của nền kinh tế, trongkhi các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất xác định cung về sản lượng Lãi suất thực tếđiều chỉnh để đảm bảo cho cầu hàng hoá của nền kinh tế bằng cung Tại mức lãi suất cânbằng, cầu về hàng hóa dịch vụ bằng cung
7 Hãy giải thích điều gì sẽ xảy ra đối với tiêu dùng, đầu tư và lãi suất, khi chính phủ tăng thuế.
Khi chính phủ tăng thuế, thu nhập có thể sử dụng giảm xuống, do đó tiêu dùng cũng giảmtheo Tiêu dùng giảm một lượng bằng lượng tăng thuế nhân với xu hướng tiêu dùng biên
MPC ( marginal propensity to consume) Với MPC cao hơn, thuế tăng có ảnh hưởng xấu
hơn đến tiêu dùng Do sản lượng bị cố định bởi các nhân tố sản xuất và công nghệ sảnxuất; mua hàng của chính phủ không thay đổi, nên mức giảm trong tiêu dùng phải được
bù đắp bằng mức tăng trong đầu tư Để đầu tư tăng, lãi suất thực tế phải giảm xuống Do
đó, tăng thuế dẫn tới giảm tiêu dùng, tăng đầu tư, giảm lãi suất thực tế
c/ Tiến bộ kỹ thuật cải thiện hàm sản xuất.
1a/ Theo lý thuyết tân cổ điển về phân phối, tiền lương thực tế bằng sản phẩm biên lao
động MPL (Marginal Product of Labor) Do hiệu suất biên lao động giảm dần, MPL sẽ
giảm xuống khi nguồn lực lao động tăng lên, và vì thế, tiền lương thực tế sẽ giảm xuống
1b/ Giá thuê thực tế tư bản bằng sản phẩm biên tư bản MPK (Marginal Product of capital) Nếu trận động đất phá huỷ một số tư bản (và kỳ lạ là nó không làm ai bị thiệt
mạng, không làm giảm lực lượng lao động), sản phẩm biên tư bản sẽ tăng, và vì thế giáthuê tư bản sẽ tăng
1c/ Nếu tiến bộ kỹ thuật cải thiện hàm sản xuất thì cả sản phẩm biên lao động MPL lẫnsản phẩm biên tư bản MPK đều tăng, nên tiền lương thực tế và giá thuê tư bản thực tế sẽtăng lên
2/ Nếu mức tăng 10% của cả tư bản và lao động, làm sản lượng tăng ít hơn 10%, hàm sản xuất được coi là có lợi suất giảm dần theo quy mô Nếu nó làm sản lượng tăng cao hơn 10%, hàm sản xuất được coi là có lợi suất tăng dần theo qui mô Tại sao hàm sản xuất lại có thể có lợi suất giảm dần hoặc tăng dần theo quy mô ?
Hàm sản xuất có lợi suất giảm dần theo qui mô nếu tất cả các nhân tố sản xuất tăng cùngmột tỷ lệ , thì sản lượng sẽ tăng với tỷ lệ nhỏ hơn Ví dụ : nếu tăng gấp đôi lao động và
tư bản và sản lượng tăng nhỏ hơn hai lần, thì hàm sản xuất có lợi suất giảm theo lao động
Trang 12và tư bản Điều này có thể xảy ra nếu cố định các nhân tố như đất đai trong hàm sảnxuất, và nhân tố cố định này trở nên khan hiếm khi nền kinh tế tăng trưởng hơn.
Hàm sản xuất có lợi suất tăng theo qui mô nếu tăng tất cả các nhân tố với cùng một tỷ lệ,sản lượng sẽ tăng với một tỷ lệ cao hơn Ví dụ: nếu tăng gấp đôi lao động và tư bản đầuvào, sản lượng sẽ tăng hơn hai lần, thì hàm sản xuất có lợi suất tăng theo qui mô Điềunày có thể xảy ra nếu chuyên môn của lao động trở nên cao hơn, dân số tăng hơn Ví dụ:Nếu một người công nhân làm một chiếc ô tô anh ta sẽ tốn rất nhiều thời gian để họcnhiều kỹ năng khác nhau, và anh ta không được thay đổi nhiệm vụ và công cụ cho nênlàm rất chậm chạp, Nhưng nếu nhiều công nhân cùng làm chiếc ô tô, mỗi người cóchuyên môn riêng và họ làm rất nhanh
3 Theo lý thuyết tân cổ điển về phân phối, Tiền lương thực tế mà người lao động kiếm được bằng năng suất cận biên của họ Hãy sử dụng nhận thức này để phân tích thu nhập của hai nhóm người lao động : Nông dân và thợ cắt tóc.
a/ Trong thế kỷ qua, năng suất của nông dân tăng lên đáng kể do tiến bộ kỹ thuật Theo lý thuyết tân cố điển, điều gì sẽ xảy ra đối với mức lương thực tế của họ ?
b/ Tiền lương thực tế nêu ở phần (a) được tính bằng đơn vị nào ?
c/ Trong cùng thời kỳ đó, năng suất của thợ cắt tóc là không thay đổi Điều gì sẽ xảy
ra đối với mức lương thực tế của họ?
d/ Tiền lương thực tế nêu ở phần (c) được tính bằng đơn vị nào?
e/ Giả sử người lao động có thể tự do làm nghề nông hoặc thợ cắt tóc Tính cơ động này có ý nghĩa gì đối với tiền lương thực tế của nông dân và thợ cắt tóc?
f/ Những câu trả lời của bạn có ý nghĩa gì đối với giá tương đối của dịch vụ cắt tóc so với thực phẩm?
g/ Ai được lợi do có tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp? người nông dân hay thợ cắt tóc ?
a/ Theo lý thuyết tân cổ điển, tiến bộ kỹ thuật làm tăng sản phẩm biên của người nôngdân và làm tăng tiền lương thực tế của họ
b/ Tiền lương thực tế ở mục 3a được đo bởi lượng hàng hoá nông sản Nếu tiền lươngdanh nghĩa được tính bằng số đô la , thì tiền lương thực tế là W/PF , trong đó PF là giáđôla của hàng nông sản
c/ Nếu năng suất biên của người thợ cắt tóc là không thay đổi thì tiền lương thực tế của
họ cũng không thay đổi
d/ Tiền lương thực tế ở mục 3c được đo bởi lượng cắt tóc nếu tiền lương danh nghĩađược tính bằng đô la thì tiền lương thực tế là W/PH, trong đó PH là giá đôla của việc cắttóc
e/ Nếu người lao động có thể tự do làm nghề nông hoặc thợ cắt tóc thì họ phải được trảmức lương W như nhau trong mỗi lĩnh vực
f/ Nếu tiền lương danh nghĩa là như nhau trong mỗi lĩnh vực, nhưng tiền lương thực tếcủa người nông dân lớn hơn tiền lương thực tế của thợ cắt tóc thì giá dịch vụ cắt tóc phảităng tương đối so với giá của hàng nông sản
g/ Cả hai nhóm người đều nhận được lợi ích do có tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp
4 Chính phủ tăng thuế thêm 100 tỷ Nếu khuynh hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,6 Điều gì sẽ xảy ra đối với :
Trang 13a/ Tiết kiệm công cộng?
b/ Tiết kiệm tư nhân?
c/ Tiết kiệm quốc dân?
a/ Tiết kiệm công cộng : Tăng thuế làm tăng tiết kiệm công cộng theo cùng một tỷ lệ 1-1.
Tăng thuế 100 tỷ đôla, tiết cộng công cộng tăng 100 tỷ đôla
b/ Tiét kiêm cá nhân : Tăng thuế làm giảm thu nhập có thể sử dụng (Y-T),giảm một
lượng bằng 100 tỷ Do xu hướng tiêu dùng biên MPC bằng 0,6, tiêu dùng sẽ giảm mộtlượng bằng 0,6x100 tỷ đôla = 60 tỷ đôla Vì vậy :
Tiết kiệm cá nhân = -100 tỷ -0,6(-100 tỷ) = -40 tỷ đôlaTiết kiệm cá nhân giảm 40 tỷ đôla
c/ Tiết kiệm quốc gia : Vì tiết kiệm quốc gia bằng tổng của tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm
công cộng, nên ta có thể thấy tăng thuế 100 tỷ đôla làm tăng tiết kiệm quốc gia lên 60 tỷđôla
d/ Đầu tư : Để xác định thuế có ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư, ta sử dụng tài khoản
quốc dân :
Y= C(Y-T)+I(r)+GY-C(Y-T)-G =I(r)
Vế trái của phương trình này là tiết kiệm quốc dân Phương trình này nói nên rằng tiếtkiệm quốc gia bằng đầu tư Vì tiết kiệm quốc gia tăng lên 60 tỷ đôla nên đầu tư cũng tăng
60 tỷ đôla
Việc tăng đầu tư diễn ra như thế nào? Chúng ta biết rằng đầu tư phụ thuộc vào lãi suấtthực tế Để đầu tư tăng, lãi suất thực tế phải giảm xuống Đồ thị (3.1) về mối quan hệgiữa tiết kiệm và đầu tư là hàm của lãi suất thực tế
Hình 3.1
Lãi suất thực tế
Tiết kiệm và đầu tư
Tăng thuế làm tăng tiết kiệm quốc gia, đường cung về vốn vay dịch chuyển sang phải, lãi suất cân bằng giảm xuống, đầu tư tăng lên.
Trang 145 Giả sử việc tăng niềm tin của người tiêu dùng làm tăng kỳ vọng của họ về thu nhập tương lai và do đó lượng hàng mà họ muốn tiêu dùng hiện tại cũng tăng theo Điều này có thể lý giải bằng sự dịch chuyển lên phía trên của hàm tiêu dùng.
Sự tác động này tác động đến đầu tư và lãi suất như thế nào?
Nếu người tiêu dùng tăng tiêu dùng ngày hôm nay thì tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm quốcgia sẽ giảm xuống Chúng ta có thể thấy rõ điều này từ phương trình tiết kiệm quốc gia :
Tiết kiệm quốc gia = Tiết kiệm cá nhân + Tiết kiệm công cộng
= [Y-T-C(Y-T)]+[T-G]
Tăng tiêu dùng làm giảm tiết kiệm cá nhân, và do đó tiết kiệm quốc gia giảm xuống.Hình 3.2 biểu diễn tiết kiệm và đầu tư là một hàm của lãi suất thực tế Nếu tiết kiệm quốcgia giảm xuống, đường cung về vốn vay sẽ dịch chuyển sang trái, làm cho lãi xuất thực tếtăng lên và đầu tư giảm xuống
Hình3.2
Lãi suất thực tế
Tiết kiệm và đầu tư
6 Giả sử chính phủ tăng thuế và mua hàng ở mức như nhau, Điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất và đầu tư khi có sự thay đổi ngân sách cân bằng này? Câu trả lời của bạn có phụ thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng cận biên không?
Để xác định hiệu ứng của việc tăng thuế và chi tiêu chính phủ cùng một lượng như nhauđối với đầu tư, chúng xa xem lại tài khoản thu nhập quốc dân xác định tiết kiệm quốc gia
Tiết kiệm quốc gia = Tiết kiệm cá nhân + Tiết kiệm công cộng
Trang 15giả định MPC nhỏ hơn 1 cho nên ta hy vọng rằng tiết kiệm quốc gia sẽ giảm khi ta tăngthuế và chi tiêu chính phủ cùng một lượng như nhau Tiết kiệm quốc gia giảm làm chođường cung về vốn vay dịch chuyển sang trái Trong hình (3.3) lãi suất thực tế sẽ tăng lên
và đầu tư sẽ giảm xuống
Hình (3.3)
Lãi suất thực tế
Tiết kiệm và đầu tư
7 Nếu tiêu dùng phụ thuộc vào lãi suất, thì điều này ảnh hưởng như thế nào đối với các kết luận trong chương này về tác động của chính sách tài chính ?
Trong chương này chúng ta đã chứng tỏ rằng tăng chi tiêu chính phủ là giảm tiết kiệmquốc gia và do đó làm tăng lãi suất Nó lấn át đầu tư bằng khoản tăng chi tiêu chính phủ.Việc giảm thuế làm tăng thu nhập khả dụng và do đó làm tăng tiêu dùng Tiêu dùng tănglàm giảm tiết kiệm quốc gia, đầu tư lại một lần nữa bị lấn át
Nếu tiêu dùng phụ thuộc vào lãi suất, kết luận trên về hiệu ứng chính sách có sự thay đổi.nếu tiêu dùng phụ thuộc vào lãi suất, thì tiết kiệm cũng phụ thuộc vào lãi suất Một tỷ lệlãi suất cao sẽ làm tiết kiệm nhiều hơn, và tiêu dùng ít hơn Hình (3.4) cho thấy tiết kiệm
là một hàm thuận của lãi suất:
Trang 16Tiết kiệm
Điều gì sẽ xảy ra khi chi tiêu chính phủ tăng lên Tại mỗi mức lãi suất đã cho, tiết kiệmquốc gia sẽ giảm do tăng chi tiêu chính phủ, như hình (3.5) cho thấy hàm tiết kiệm có độdốc dương Đầu tư giảm nhỏ hơn khoản tăng chi tiêu chính phủ, bởi lẽ tiêu dùng giảm vàtiết kiệm tăng phản ứng lại sự tăng của lãi suất Chi tiêu chính phủ lấn át đầu tư ít hơn
Trang 17Chương 4 Tăng trưởng kinh tế
Tóm tắt
1 Mô hình Solow chỉ ra rằng trong thời gian dài, tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế là
yếu tố quyết định khối lượng tư bản và quy mô sản xuất Tỷ lệ tiết kiệm càng cao,khối lượng tư bản càng lớn và sản lượng càng cao
2 Sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm kéo theo thời kỳ tăng trưởng cao cho đến khi đạt được
trạng thái dừng mới Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm không tác động tới tỷ lệ tăng trưởng Sự tăng trưởng vững chắc của sản lượng trên mỗi công nhân phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ
3 Khối lượng tư bản tối đa hoá tiêu dùng được gọi là mức tư bản ở trạng thái vàng
(tức được xác định theo quy tắc vàng) Tại mức này, sản phẩm cận biên ròng của
tư bản bằng tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng Con số ước lượng cho các nền kinh
tế, chẳng hạn Mỹ, cho thấy khối lượngtư bản càn ở dưới mức trạng thái vàng Để đạt trạng thái vàng, phải tăng đầu tư và vì vậy phải hạ thấp mức tiêu dùng của thế
hệ hiện tại
Trang 184 Các nhà hoạch định chính sách thường quả quyết rằng phải tăng tỷ lệ tích luỹ tư
bản biện pháp tăng tiết kiệm công cộng khuyến khích tiết kiệm tư nhân là hai cách để khuyến khích tichs luỹ tư bản
5 Mô hình Solow chỉ ra rằng tỷ lệ tăng dân số của nền kinh tế là yếu tố dài hạn khác
quy định mức sống Tỷ lệ tăng dân số càng cao, sản lượng mỗi công nhân càng thấp
6 Bước vào những năm đầu thập kỷ 70, tỷ lệ tăng trưởng suy giảm ở phần lớn các
nước công nghiệp Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm này
Câu hỏi ôn tập
1 Tỷ lệ tiết kiệm tác động tới trạng thái dừng của thu nhập như thế nào trong mô hình Solow? Nó ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng ở trạng thái dừng như thế nào?
Trong mô hình tăng trưởng Sollow, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ tạo ra khối lượng tư bản lớn và một mức sản lượng cao ở trạng thái dừng Một tỷ lệ tiết kiệm thấp sẽ tạo ra khối lượng tư bản nhỏ và một mức sản lượng thấp ở trạng thái dừng Tiết kiệm cao hơn dẫn tới tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, nhưng chỉ trong ngắn hạn Tỷ lệ tiết kiệm tăng sẽ thúc đẩy tăngtrưởng cho đến khi nền kinh tế đạt được trạng thái dừng mơí Nghĩa là, nếu nền kinh tế duy trì được tỷ lệ tiết kiệm cao, thì nó cũng duy trì một khối lượng tư bản lớn và tỷ lệ sản lượng cao, nhưng tỷ lệ tăng trưởng cao không thể được duy trì mãi
2 Tại sao các nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn mức tư bản ở trạng thái
vàng?
Sẽ rất có lý khi giả sử rằng mục tiêu của một nhà hoạch định chính sách kinh tế là tối đa hoá sự giàu có về mặt kinh tế của mọi người trong xã hội Vì phúc lợi dựa trên mức tiêu dùng, nên nhà hoạch định chính sách cần chọn một trạng thái dừng có mức tiêu dùng cao nhất Mức tư bản theo Quy tắc vàng thể hiện mức tư bản tối đa hoá tiêu dùng trong trạng thái dừng
Ví dụ , giả sử rằng không có tăng trưởng dân số hay thay đổi về công nghệ Nếu khối lượng tư bản ở trạng thái dừng tăng lên một đơn vị, thì sản lượng tăng lên một lượng là sản phẩm cận biên của tư bản (MPK); tuy nhiên, khấu hao tăng lên một lượng , nên khối lượng sản lượng tăng thêm cho tiêu dùng sẽ là (MPK- ) Khối lượng tư bản ở trạngthái vàng là mức mà tại đó MPK = , tức là sản phẩm cận biên của tư bản bằng tỷ lệ khấu hao
3 Nhà hoạch định chính sách có thể chọn mức tư bản cao hơn trạng thái vàng
không? Hay mức tư bản thấp hơn trạng thái vàng không?
Khi nền kinh tế xuất phát với mức tư bản cao hơn trạng thái vàng, thì việc đạt được khối lượng tư bản ở trạng thái vàng cuối cùng dẫn tới mức tiêu dùng cao hơn ở mọi điểm Do vậy, nhà hoạch định chính sách luôn luôn muốn chọn mức trạng thái vàng, bởi vì tiêu dùng tăng tại mọi thời điểm Mặt khác, khi nền kinh tế xuất phát với mức tư bản thấp hơntrạng thái vàng, thì việc đạt được khối lượng tư bản ở trạng thái vàng nghĩa là cắt giảm tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai Trong trường hợp này thì quyết định của nhà hoạch định chính sách không rõ ràng như vậy Nếu nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều tới các thế hệ hiện tại hơn là các thế hệ mai sau, thì họ có thể quyết định
Trang 19không theo đuổi các chính sách dẫn tới trạng thái vàng Nếu nhà hoạch định chính sách quan tâm như nhau đến tất cả các thế hệ, thì họ sẽ lựa chọn chính sách dẫn tới trạng thái vàng Mặc dù thế hệ hiện tại sẽ phải tiêu dùng ít hơn, nhưng hàng loạt các thế hệ mai sau
sẽ được hưởng lợi do tiêu dùng được tăng lên trong quá trình đạt tới trạng thái vàng
4 Tỷ lệ tăng dân số ảnh hưởng tới trạng thái dừng của thu nhập như thế nào trong
Hình4-1
Đầu tư và mức dừng
k* k*
Tư bản trên mỗi công nhân
Tại trạng thái dùng, tỷ lệ tăng của tổng thu nhập là (n+g) Tỷ lệ tăng dân số n càng cao thì tỷ lệ tăng tổng thu nhập càng cao Tuy nhiên, thu nhập trên mỗi công nhân tăng ở mức
g tại trạng thái dừng, và như vậy nó không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng dân số
5 Yếu tố nào quyết định tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập rtên mỗi công nhân ở trạng thái dừng?
Trong mô hình Solow, chúng ta nhận thấy rằng tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng đến
tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng trên mỗi công nhân Sự gia tăng khối lượng tư bản (thông qua tiết kiệm cao ) sẽ không gây ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng trên mỗi công nhân ở trạng thái dừng; sự gia tăng dân số cũng vậy, nhưng tiến bộ công nghệ có thể dẫn tới tăng trưởng bền vững
6 Chính sách kinh tế làm thế nào để tác động tới tỷ lệ tiết kiệm?
Chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ tiết kiệm theo hai cách: hoặc là tăng tiết kiệm công cộng, hoặc là dùng các biện pháp khuyến khích tiết kiệm tư nhân Tiết kiệm
k (+n2)k
(+n1)k
Trang 20công cộng là hiệu giữa thu và chi của chính phủ Nếu chính phủ chi nhiều hơn thu, sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách và có mức tiết kiệm công cộng âm Các chính sách làm giảm thâm hụt (như cắt giảm mua sắm chính phủ hoặc tăng thuế) sẽ làm tăng tiết kiệm công cộng, các chính sách làm tăng thâm hụt sẽ làm giảm tiết kiệm công cộng Tiết kiệm tư nhân bị tác động bởi một loạt các chính sách của chính phủ Quyết định tiết kiệm của một
hộ gia đình có thể phụ thuộc vào lợi tức mà tiết kiệm đem lại; lợi tức của tiết kiệm càng cao, tiết kiệm càng trở nên hấp dẫn Thuế có tác dụng tích cực, ví dụ như miễn thuế cho các khoản hưu trí của các cá nhân và tín dụng thuế đầu tư cho các công ty làm tăng lợi tức và khuyến khích tiết kiệm tư nhân
7 Điều gì đã xảy ra đối với tỷ lệ tăng trưởng trong 40 năm qua? Bạn làm thế nào để lý giải được hiện tượng này?
Tại Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng đầu người giảm 2,2% mỗi năm trong giai đoạn
1948-1972 xuống chỉ còn 1,7% mỗi năm trong giai đoạn 1948-1972-1991 Các nước khác cũng vấp phải sự giảm sút thậm chí còn nghiêm trọng hơn Sự suy giảm tỷ lệ tăng trưởng dường như do sự giảm sút của tăng năng suất Có rất nhiều lời giải thích cho sự giảm sút này, tuy nhiên đây vẫn còn là một điều bí ẩn
Bài tập và vận dụng
1 Cả hai nước A và B đều có hàm sản xuất
Y= F(K,L) =K 1/2 L 1/2
a Hàm sản xuất này có lợi suất không đổi theo quy mô không? Tại sao?
b Hàm sản xuất tính cho mỗi công nhân y = f(k) sẽ như thế nào?
c Giả sử cả hai nước đều không có sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ, tỷ lệ khấu hao tư bản là 5%/năm Giả sử tiếp là nước A tiết kiệm10% sản lượng hàng năm và nước B tiết kiệm 20% sản lượng hàng năm hãy sử dụng câu trả lời ở phần (b) và điều kiện cho trạng thái dừng là đầu tư bằng khấu hao để tìm mức dừng của tư bản mỗi công nhân cho từng bước Sau đó, hãy tìm mức dừng của thu nhập và tiêu dùng mỗi công nhân.
d Giả sử cả hai nước đều xuất phát với khối lượng tư bản mỗi công nhân là 2 Mức thu nhập và tiêu dùng mỗi công nhân sẽ là bao nhiêu? Hãy nhớ rằng mức thay đổi của khối lượng tư bản bằng đầu tư trừ khấu hao và sử dụng một máy tính để chỉ ra sự tiến triển theo thời gian của khối lượng tư bản mỗi công nhân ở hai nước Sau bao nhiêu năm mức tiêu dùng ở nước B sẽ cao hơn nước A?
a Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô, nếu tăng tất cả các yếu tố sản xuất theo một tỷ lệ như nhau thì sản lượng cũng được tăng theo cùng một tỷ lệ đó Về mặt toán học, hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô khi zY = F(zK, zL) đối với một
số dương bất kỳ z nào đó Nghĩa là, nếu chúng ta nhân cả khối lượng tư bản và lao động với một số z nào đó, thì sản lượng cũng tăng z lần Ví dụ như, nếu chúng ta gấp đôi khối lượng tư bản và lao động (đặt z =2) thì sản lượng cũng tăng gấp đôi
Để xem xét xem hàm sản xuất Y = F(K, L) = K1/2.L1/2 có lợi suất không đổi theo quy mô hay không, ta viết:
F(zK, zL) = (zK)/2.(zL)1/2.= zK1/2 L1/2= zY
Do vậy, hàm sản xuất Y = K1/2.L1/2 có lợi suất không đổi theo quy mô
Trang 21b Để xác định hàm sản xuất cho mỗi công nhân, chia hàm sản xuất Y = K1/2.L1/2 cho L:
Y/L= (K/L)1/2
Nếu thay y =Y/L và k =K/L ta có y = k1/2
c Chúng ta có các dữ liệu sau về nước A và nước B:
là tỷ lệ khấu hao = 0,05
sA là tỷ lệ tiết kiệm của nước A = 0,1
sB là tỷ lệ tiết kiệm của nước B = 0,2
y = k1/2 là hàm sản xuất tính cho mỗi công nhân có được từ phần (b) chonước A và BMức gia tăng khối lượng tư bản, k, tương ứng với khối lượng đầu tư sf(k) trừ đi lượng khấu hao k, nghĩa là, k= sf(k) - k Tại trạng thái dừng, khối lượng tư bản không tăng,
y*A = (4)1/2 = 2y*B = (16)1/2= 4Chúng ta biết rằng với mỗi đô la thu nhập được, người công nhân sẽ tiết kiệm một tỷ lệ s
và tiêu ding với tỷ lệ (1-s) Nghĩa là hàm tiêu dùng là c = (1-s)y Bởi vì chúng ta biết mứcthu nhập trên mỗi công nhân ở trạng thái dừng của cả hai nước, ta có:
Nước A: c*A = (1-sA)y*A = (1-0,1).2 = 1,8Nước B: c*B = (1-sB)y*B = (1-0,2).4 = 3,2
d Sử dụng các dữ liệu sau và các phương trình ta tính được thu nhập trên mỗi công nhân
y, tiêu dùng trên mỗi công nhân c và tư bản trên mỗi công nhân k:
1 2 1,414 1,273 0,141 0,100 0,041
Trang 225 2,102 1,470 1,323 0,147 0,108 0,039 -Nước B
Năm k y = k1/2 c = (1-sB)y i = sB.y k k = i -k
Lưu ý rằng phải mất năm năm để tiêu dùng ở nước B lớn hơn tiêu dùng ở nước A.
2 Trong phần trình bày về quá trình tăng trưởng sau chiến tranh của Đức và Nhật, chúng ta đã mô tả tình hình xảy ra sau khi một phần tư bản bị phá huỷ trong chiến tranh Ngược lại, giả sử cuộc chiến tranh không trực tiếp ảnh hưởng tới khối lượng tư bản, mà chỉ làm giảm lực lượng lao động.
a Anh hưởng ngay lập tức tới tổng sản lượng và sản lượng mỗi công nhân là gì?
b Giả sử tỷ lệ tiết kiệm không thay đổi và trước chiến tranh nền kinh tế ở trạng thái dừng, điều gì xảy ra sau đó đối với sản lượng mỗi công nhân của nền kinh tế hậu chiến? Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng mỗi công nhân sau chiến tranh thấp hơn hay cao hơn mức bình thường?
a Hàm sản xuất trong mô hình tăng trưởng của Sollow là Y = F(K, L), hoặc thể hiện sản lượng mỗi công nhân, y = f(k) Nếu chiến tranh làm giảm lực lượng lao động do thương vong, thì L sẽ giảm nhưng k =K/L sẽ tăng Hàm sản xuất cho chúng ta biết tổng sản lượng giảm vì có ít công nhân hơn Tuy nhiên, sản lượng mỗi công nhân sẽ tăng do mỗi công nhân có nhiều tư bản hơn
b Sự sút giảm lực lượng lao động có nghĩa là khối lượng tư bản mỗi công nhân cao hơn sau chiến tranh Do đó, nếu nền kinh tế ở trạng thái dừng trước chiến tranh, thì sau chiến tranh nền kinh tế sẽ có một khối lượng tư bản cao hơn trạng thái dừng Điều này được mô
tả trong Hình 4-2 với sự gia tăng tư bản mỗi công nhân từ k* tới k1 Khi nền kinh tế trở
về trạng thái dừng, khối lượng tư bản mỗi công nhân giảm từ k1 xuống k*, do đó sản lượng mỗi công nhân cũng giảm
Do đó, khi chuyển sang trạng thái dừng mới, tăng trưởng sản lượng chậm hơn Trong trạng thái dừng, chúng ta biết rằng tiến bộ công nghệ quyết định tỷ lệ tăng trưởng sản lượng mỗi công nhân Một khi nền kinh tế trở về trạng thái dừng, thì sản lượng mỗi công nhân bằng tỷ lệ tiến bộ công nghệ - giống như trước chiến tranh
Hình 4-2
Trang 23k* k1
Tư bản trên mỗi công nhân
3 Báo cáo kinh tế của tổng thống năm 1983 có đoạn viết: “Việc sử dụng phần thu nhập lớn hơn cho đầu tư sẽ góp phần duy trì tốc độ tăng năng suất cao và mức sống ngày càng tăng” Bạn có nhất trí với nhận dịnh này không? Hãy giả thích.
Giả sử nền kinh tế xuất phát với khối lượng tư bản ở trạng thái dừng ban đầu thấp hơn trạng thái vàng, ảnh hưởng tức thì của việc dành một phần lớn hơn sản lượng quốc dân cho đầu tư có nghĩa là nền kinh tế dành một phần nhỏ hơn cho tiêu dùng, đó là “mức sống” được đo bằng sự cắt giảm tiêu dùng Tỷ lệ đầu tư cao hơn có nghĩa là khối lượng tưbản tăng lên nhanh hơn, do đó tỷ lệ tăng trưởng sản lượng và sản lượng mỗi công nhân tăng lên Năng suất của công nhân là khối lượng trung bình do mỗi công nhân tạo ra - nghĩa là sản lượng trên mỗi công nhân Do vậy, tốc độ tăng năng suất tăng lên Do đó, hiệu quả tức thì là mức sống giảm nhưng tốc độ tăng năng suất tăng lên
Tại trạng thái dừng mới, sản lượng tăng ở mức (n+g), trong khi sản lượng mỗi công nhân tăng với tỷ lệ g Điều đó có nghĩa là tại trạng thái dừng, tốc độ tăng năng suất độc lập với
tỷ lệ đầu tư Bởi vì chúng ta xuất phát với một khối lượng tư bản ở trạng thái dừng ban đầu nhỏ hơn trạng thái vàng, tỷ lệ đầu tư cao hơn nghĩa là trạng thái dừng mới có mức tiêu dùng cao hơn, do vậy mức sống cao hơn
Do đó, tỷ lệ đầu tư tăng làm tăng tốc độ tăng năng suất trong ngắn hạn, nhưng không có ảnh hưởng trong dài hạn Mặt khác, mức sống giảm xuống ngay lập tức và chỉ tăng lên theo thời gian Nghĩa là, nhận định trên đã nhấn mạnh đến tăng trưởng, nhưng sự đánh đổi hy sinh để đạt được tăng trưởng thì lại không
4 Giả sử hàm sản xuất có dạng Y = k 1/2
a Hãy giải thích để tìm trạng thái dừng của y với tư cách một hàm của s,n,g và
b Một nước phát triển có tỷ lệ tiết kiệm 28% và tỷ lệ tăng dân số 1%/năm Một nước đang phát triển có tỷ lệ tiết kiệm 10% và tỷ lệ tăng dân số 4%/năm Cả hai nước g=0,02
và =0,04 Hãy tìm trạng thái dừng của y cho mỗi nước.
c Nước đang phát triển có thể theo đuổi những chính sách nào để tăng mức thu nhập của mình?
a Để tìm ra trạng thái dừng của y với tư cách là một hàm của s, n, g và chúng ta bắt đầuvới phương trình thay đổi khối lượng tư bản trong trạng thái dừng:
k = sf(k) - ( + n + g)k = 0Hàm sản xuất y = k1/2 cũng có thể viết dưới dạng y2 = k
Thay hàm sản xuất vào phương trình thay đổi khối lượng tư bản, chúng ta thấy trong trạng thái dừng:
k
Trang 24sy - ( + n + g)y2 = 0Giải ra, ta tìm được trạng thái dừng của y:
Y* = s/( + n + g)
b) Đề bài cho chúng ta các thông tin về mỗi nước:
Nước phát triển s = 0,28 Nước đang phát triển s = 0,10
c) Phương trình cho y* có được từ phần (a) cho thấy nước đang phát triển có thể tăng mức thu nhập của mình bằng cách giảm tỷ lệ gia tăng dân số n, hoặc bằng tăng tỷ lệ tiết kiệm s Các chính sách làm giảm sự gia tăng dân số bao gồm các biện pháp kiểm soát sinh đẻ và thi hành các biện pháp hạn chế sự sinh đẻ Các chính sách làm tăng tỷ lệ tiết kiệm bao gồm tăng tiết kiệm công cộng bằng việc giảm thâm hụt ngân sách, biện pháp khuyến khích tiết kiệm công cộng và các chính sách nhân nhượng về thuế có tác dụng làm tăng lợi tức tiết kiệm
5 Ơ Mỹ, tổng thu nhập của tư bản bằng khoảng 30%GDP, tỷ lệ tăng trưởng bình quân của sản lượng bằng khỏng 3%/năm; tỷ lệ khấu hao bằng khoảng 4%/năm; tỷ lệ
tư bản - sản lượng bằng khoảng 2,5 Giả sử hàm sản xuất là hàm Cobb-Douglas, cho nên tỷ trọng thu nhập của tư bản trong sản lượng không thay đổi và giả sử nước Mỹ
đã đạt trạng thái dừng (Để hiểu thêm về hàm sản xuất Cobb-Douglas, hãy xem phần phụ lục Chương 3).
a Tỷ lệ tiết kiệm trong trạng thái dừng ban đầu phải bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn: hãy sử dụng mối quan hệ dừng sy = ( +n+g)k n+n+g)k g)k
b Sản phẩm cận biên của tư bản trong trạng thái dừng ban đầu bằng bao nhiêu?
c Giả sử chính sách của nhà nước làm tiết kiệm tăng lên đến mức nền kinh tế đạt được khối lượng tư bản ở trạng thái vàng Sản phẩm cận biên của tư bản trong trạng thái vàng bằng bao nhiêu? Hãy so sánh sản phẩm cận biên tại trạng thái vàng và sản phẩm cận biên ở trạng thái ban đầu Hãy giải thích.
d Tỷ lệ tư bản - sản lượng tại trạng thái vàng bằng bao nhiêu? (Hướng dẫn: đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas, tỷ lệ tư bản - sản lượng chỉ gắn với sản phẩm cận biên của tư bản).
e Tỷ lệ tiết kiệm phải bằng bao nhiêu để đạt tới trạng thái vàng.
Để giải bài này, ta nên thiết lập những dữ liệu đã biết về nền kinh tế Mỹ:
Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng y = k , trong đó là phần đóng góp của tư bản trong thu nhập Đề bài cho = 0,3, do đó chúng ta biết hàm sản xuất là y = k0,3
Tại trạng thái dừng, ta biết rằng tỷ lệ tăng trưởng sản lượng là 3%,
do vậy ta có (n+g) = 0,03
Tỷ lệ khấu hao = 0,04
Tỷ lệ tư bản/sản lượng K/Y = 2,5
Trang 25Bởi vì k/y = (K/(L.E)) / (Y/(L.E)) = K/Y, nên chúng ta suy ra k/y = 2,5 (nghĩa là, tỷ lệ tư bản/sản lượng là tương đương cả về công nhân hiệu quả cũng như về mức độ hiệu quả)
a Bắt đầu với trạng thái dừng sy = ( + n + g)k
Viết lại phương trình tìm hàm tiết kiệm trong trạng thái dừng: s = (+n+g)(k/y)
Thay các giá trị số vào ta có: s = (0,04 +0,03) (2,5) = 0,175
Tỷ lệ tiết kiệm ban đầu là 17,5%
b Từ chương 3, chúng ta biết với một hàm sản xuất Cobb-Douglas, phần tư bản đóng góp trong thu nhập = MPK(K/Y) Từ đây ta có MPK = /(K/Y)
Thay các giá trị vào, ta được MPK = 0,3/2,5 = 0,12
c Chúng ta biết rằng ở trạng thái dừng MPK = (n + g + )
Thay các giá trị vào, ta có MPK = (0,03 + 0.04) = 0,07
Tại trạng thái vàng, sản phẩm cận biên của tư bản là 7%, trong khi đó ở trạng thái dừng ban đầu nó là 12% Do đó, từ trạng thái dừng ban đầu, chúng ta cần tăng k để đạt được trạng thái vàng
d Từ chương 3, chúng ta biết rằng đối với một hàm sản xuất Cobb-Douglas, MPK = (Y/K) Giải phương trình để tìm ra tỷ lệ sản lượng tư bản, ta được K/Y = /MPK
Bằng phương trình này có thể tìm ra tỷ lệ tư bản/sản lượng tại trạng thái vàng Nếu chúng
ta thay giá trị của sản phẩm cận biên của tư bản tại trạng thái vàng là 0,07; và giá trị là 0,3, ta có K/Y = 0,3/0,07 = 4,29.Tại trạng thái vàng, tỷ lệ tư bản/ sản lượng là 4,29; so với tỷ lệ tư bản/sản lượng hiện tại là 2,5
e Từ phần (a), chúng ta biết tại trạng thái dừng ta có s = (+ n + g)(k/y)
Trong đó k/y là tỷ lệ tư bản/sản lượng tại trạng thái dừng Phần đầu của bài giải, ta đã chứng minh k/y = K/Y, và trong phần (d), chúng ta đã tìm ra K/Y tại trạng thái vàng là 4,29 Thay giá trị này và các giá trị có được ở trên, ta được s =(0,04 + 0,03)(4,29) = 0,03
Để đạt được trạng thái vàng, tỷ lệ tiết kiệm phải tăng từ 17,5% lên 30%
6 Một quan điểm về hàm tiêu dùng đôi khi được các nhà kinh tế Mác xít ủng hộ là công nhân có khuynh hướng tiêu dùng cao và nhà tư bản có khuynh hướng tiêu dùng thấp Để nghiên cứu ý nghĩa của quan điểm này, chúng ta hãy giả định nền kinh tế tiêu dùng toàn bộ thu nhập về lương và tiết kiệm toàn bộ thu nhập của tư bản Hãy chỉ
ra rằng nếu các nhân tố sản xuất thu được sản phẩm cận biên của mình, thì nền kinh
tế này sẽ đạt tới mức tích luỹ tư bản tại trạng thái vàng (Hướng dẫn: Hãy bắt đầu bằng
đồng nhất thức về tiết kiệm và đầu tư Sau đó sử dụng điều kiện của trạng thái dừng là đầu tư vừa đủ để đáp ứng yêu cầu khấu hao, tỷ lệ gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ, cùng với điều kiện tiết kiệm bằng thu nhập của tư bản trong nền kinh tế này).
Theo như trong bài ra, ta gọi k = K/(L.E) là tư bản trên mối công nhân hiệu quả
k = tiết kiệm - ( + n + g)kNếu tất cả thu nhập tư bản được tiết kiệm và nếu tư bản kiếm được là sản phẩn biên của
nó thì tiết kiệm bằng MPK.k Chúng ta có thể thay vào phương trình trên và tìm ra
k = MPK.k -( + n + g)k
Trang 26Tại trạng thái dừng, tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của tư bản không thay đổi, do đó k
= 0 Từ phương trình trên, ta có
MPK k = ( + n + g)kMPK = ( + n + g) Điều này tương đương với MPK - = n+g
Trong trạng thái dừng của nền kinh tế, sản phẩm cận biên ròng của tư bản (MPK - ), bằng tỷ lệ tăng trưởng sản lượng (n+g) Nhưng điều kiện này mô tả trạng thái dừng theo quy tắc vàng Do đó, chúng ta kết luận rằng nền kinh tế đạt tới mức tích luỹ tư bản tại trạng thái vàng
7 Nhiều nhà nhân khẩu học dự báo rằng Mỹ sẽ có tỷ lệ tăng dân số bằng 0 vào thế kỷ
21, khác với tỷ lệ tăng dân số bình quân vào khoảng 1%/năm trong thế kỷ 19 Hãy sử dụng mô hình Solow để dự báo ảnh hưởng của sự suy giảm tỷ lệ tăng dân số này đối với tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng và sản lượng đầu người Hãy xem xét ảnh hưởng
cả ở trạng thái dừng và quá trình chuyển đổi giữa các trạng thái dừng.
Trước hết, ta xem xét tới các trạng thái dừng Trong Hình 4-3, tốc độ gia tăng dân số
chậm hơn sẽ đẩy đường biểu thị sự gia tăng dân số và khấu hao xuống phía dưới Trạng thái dừng mới có khối lượng tư bản trên mỗi công nhân cao hơn (k2*) và do vậy mức sản lượng trên mỗi công nhân cũng cao hơn
Các tỷ lệ gia tăng tại trạng thái dừng thì sao? Tại trạng thái dừng, tổng sản lượng tăng vớitốc độ (n+g), trong khi đó sản lượng trên mỗi công nhân tăng theo tốc độ g Do đó sự giatăng dân số thấp hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng nhưng sự gia tăng sản lượng trên mỗi công nhân sẽ không thay đổi
Bây giờ, ta xem xét tới quá trình chuyển dịch Chúng ta đã biết với tốc độ gia tăng dân sốthấp hơn thì mức sản lượng trên mỗi công nhân sẽ cao hơn Do đó, trong suốt quá trình chuyển dịch sang trạng thái dừng mới, sản lượng trên mỗi công nhân phải gia tăng với tốc
độ lớn hơn g trong một thời gian nhất định Trong một vài thập kỷ sau khi có sự giảm sút trong tăng trưởng dân số, tỷ lệ gia tăng tổng sản lượng sẽ giảm trong khi tốc độ tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân lại tăng lên
Hình 4-3
(+n1)k
Trang 27k* k*
8 Hãy chứng minh rằng nhận định sau đây về trạng thái dừng với sự gia tăng dân số
và tiến bộ công nghệ.
a Tỷ lệ tư bản - sản lượng không đổi.
b Tỷ trọng thu nhập của tư bản và lao động không đổi (Hướng dẫn: hãy nhớ lại định nghĩa MPK = f(k-1) - f(k).
c Cả tổng thu nhập của tư bản và lao động đều gia tăng ở mức bằng tỷ lệ tăng dân số cộng tốc độ tiến bộ công nghệ (n+g).
d Giá thuê thực tế của tư bản không thay đổi và tiền lương thực tế tăng bằng tốc độ tiến bộ công nghệ (Hướng dẫn: giá thuê thực tế của tư bản bằng tổng thu nhập chia cho khối lượng tư bản và tiền lương thực tế bằng tổng thu nhập của lao động chia cho lực lượng lao động).
a Tại trạng thái dừng, ta có sy = (+n+g)k Suy ra k/y = s/(+n+g)
Do s, , n và g là không đổi nên k/y cũng là một hằng số
Vì k/y = (K/(L.E)/Y(L.E)) = K/Y nên ta có thể kết luận răng tại trạng thái dừng, tỷ lệ tư bản trên sản lượng là không đổi
b Ta đã biết tỷ phần đóng góp của tư bản trong thu nhập = MPK.(K/Y) Tại trạng thái dừng, như đã xem xét tại phần a, tỷ lệ K/Y là không đổi Ta cũng biết rằng MPK là một hàm của k mà k là hằng số tại điểm dừng Suy ra tỷ phần đóng góp của tư bản trong thu nhập là một hằng số Tỷ phần đóng góp của lao động trong thu nhập bằng (1 - tỷ phần đóng góp của tư bản trong thu nhập), nên phần này cũng không đổi
c Tại trạng thái dừng, tổng thu nhâp tăng với tỷ lệ (n+g) – tỷ lệ gia tăng dân số cộng với
tỷ lệ tiến bộ công nghệ Trong phần b, ta đã chỉ ra rằng tỷ phần đóng góp của tư bản và lao động trong thu nhập là không đổi Nên nếu các tỷ lệ này là không đổi thì khi tổng thu nhập tăng trưởng với tỷ lệ (n+g), thu nhập lao động và thu nhập tư bản cũng phải gia tăngvới tốc độ (n+ g)
d Định nghĩa giá thuê thực tế của tư bản R:
R = Tổng thu nhập tư bản / Tư bản = (MPK K)/K
= MPK
Vì tại trạng thái dừng MPK là hằng số do tư bản trên một đơn vị hiệu quả k không đổi, nên ta có thể kết luận rằng giá thuê thực tế của tư bản cũng không đổi tại trạng thái dừng
k sf(k)
Trang 28Để chứng minh rằng tiền lương thực tế w tăng trưởng với tỷ lệ của tiến bộ công nghệ g, tađặt:
TLI = Tổng thu nhập của lao động
L = Lực lượng lao động
Từ gợi ý lương thực tế bằng tổng thu nhập của lao động chia cho lực lượng lao động:
w = TLI / Lw.L = TLIQuy về dạng % của sự thay đổi, ta có thể viết đẳng thức trên dưới dạng:
w/w + L/L = TLI / TLIĐẳng thức trên có nghĩa là tỷ lệ tăng mức lương thực tế cộng với tỷ lệ tăng của lực lượng lao động bằng với tỷ lệ tăng trưởng tổng thu nhập của lao động Ta đã biết lực lượng lao động gia tăng với tỷ lệ n và từ phần c ta biết rằng tổng thu nhập của lao động gia tăng với tỷ lệ (n+g) Suy ra mức lương thực tế tăng với tốc độ g
9 Trình độ giáo dục mà một cá nhân điển hình nhận được biến thiên đáng kể giữa các nước Giả sử bạn phải so sánh một nước có lực lượng lao động ở trình độ giáo dục cao với một nước có lực lượng lao động ở trình độ giáo dục thấp Giả sử, các nước có cùng tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ Hãy sử dụng mô hình Solow để dự báo các biến số sau đây:
a Tỷ lệ tăng của tổng thu nhập.
b Mức thu nhập mỗi công nhân.
c Giá thuê thực tế của tư bản.
d Tiền lương thực tế.
Những sự khác biệt về giáo dục giữa các vùng trong cả nước có ảnh hưởng như thế nào tới mô hình Solow? Giáo dục là một yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của lao động - cái được viết tắt bằng chữ E- (Những yếu tố khác có ảnh hưởng tới hiệu quả của lao động bao gồm: sức khoẻ, trình độ lành nghề, kinh nghiệm) Vì quốc gia thứ 1 có lực lượng lao động được giáo dục cao hơn so với quốc gia thứ 2 nên mỗi công nhân ở quốc gia thứ 1 làm việc hiệu quả hơn Tức E1 > E2 Ta giả định là cả hai quốc gia đều đang ở trạng thái dừng
a Trong mô hình tăng trưởng Solow, tổng thu nhập gia tăng với tỷ lệ (n+g) và độc lập với trình độ giáo dục của lực lượng lao động Hai quốc gia sẽ có cùng tỷ lệ gia tăng tổng thu nhập vì cả hai quốc gia có cùng tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ tiến bộ công nghệ
b Vì cả hai quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm như nhau, cùng một tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ tiến
bộ công nghệ nên cả hai nền kinh tế sẽ hội tụ về cùng một điểm dừng có khối lượng tư
bản trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả k* Điều này được chỉ rõ trong Hình 4-4 Do đó,
sản lượng trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả ở trạng thái dừng y* = f(k*) là như nhau ở
cả hai quốc gia Nhưng y* = Y/(L.E) hay Y/L = y*E Vì y* là như nhau ở cả hai quốc gia nhưng E1 > E2 nên y*E1 > y*E2 Điều này chứng tỏ rằng (Y/L)1 > (Y/L)2
Hay quốc gia nào có lực lượng lao động với trình độ giáo dục cao hơn sẽ có mức thu nhập trên mỗi công nhân cao hơn
Trang 29Hình 4-4
k*
Tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả
c Ta biết rằng, giá thuê thực tế của tư bản R bằng sản phẩm cận biên của tư bản (MPK) Nhưng MPK lại phụ thuộc vào khối lượng tư bản cho mỗi đơn vị lao động hiệu quả Tại trạng thái dừng, cả hai quốc gia đều có k*1 = k*2 = k* vì cả hai quốc gia có cùng tỷ lệ tiết kiệm, cùng tốc độ gia tăng dân số và đổi mới công nghệ nên R1 = R2 =MPK Như vậy, giáthuê thực tế của tư bản của hai nước là như nhau
d Sản lượng được chia thành thu nhập của tư bản và thu nhập của lao động Do đó mức lương trên mỗi đơn vị hiệu quả có thể được viết như sau:
w = f(k) - MPK.kNhư đã nói tới trong phần b,c, cả hai quốc gia đều có cùng khối lượng tư bản ở trạng thái dừng k và cùng MPK nên w cũng bằng nhau Tuy nhiên, người công nhân chỉ quan tâm tới mức tiền lương cho mỗi đơn vị lao động chứ không phải là mức lương cho mỗi đơn vịlao động hiệu quả Ta cũng có thể xem xét tiêu chí này qua công thức:
Mức lương cho mỗi đơn vị lao động = w.E
Do đó ở quốc gia có lực lượng lao động với trình độ giáo dục cao hơn thì sẽ có mức lương cho mỗi đơn vị lao động cao hơn
9 Trong mô hình Solow, sự gia tăng dân số dẫn tới sự tăng trưởng của sản lượng, nhưng không làm tăng sản lượn trên mỗi công nhân bạn có nghĩ rằng điều này vẫn đúng khi hàm sản xuất có lợi suất giảm theo quy mô không? Hãy giải thích ( xem
Chương 3, phần “Bài tập và vận dụng” số 2, để tìm hiểu định nghĩa về lợi suất tăng và giảm theo quy mô)
Trang 30Nếu có lợi suất giảm theo qui mô của lao động và tư bản thì khi tăng khối lượng tư bản
và lao động theo cùng một tỷ lệ nhất định thì sản lượng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn Ví
dụ, nếu ta tăng gấp đôi lượng tư bản và lao động thì sản lượng tăng ít hơn hai lần Điều này có thể xảy ra nếu có những yếu tố cố định như đất đai trong hàm sản xuất, nó sẽ ngàycàng trở nên khan hiếm khi nền kinh tế ngày một phát triển rộng hơn Khi đó sự gia tăng dân số sẽ là tăng tổng sản lượng nhưng sản lượng mỗi công nhân lại giảm xuống vì mỗi công nhân càng có ít hơn các yếu tố cố định để sản xuất
Nếu có lợi suất tăng theo qui mô thì việc tăng gấp đôi đầu vào của tư bản và lao động sẽ làm cho sản lượng gia tăng hơn 2 lần Điều này sẽ xảy ra nếu việc chuyên môn hoá của lao động trở nên mạnh mẽ hơn khi dân số gia tăng Khi đó sự gia tăng dân số sẽ làm tăng tổng sản lượng và cũng làm tăng sản lượng trên mỗi công nhân vì nền kinh tế có khả năng tận dụng được những ưu điểm của nền kinh tế qui mô một cách nhanh hơn
10 Giả sử hàm sản xuất không có sản phẩm cận biên giảm dần của tư bản, mà thay vào đó nó có dạng:
Y = Ak Trong đó A là một số dương không đổi
a Hãy chỉ ra rằng hàm sản xuất này hàm ý sản phẩm cận biên của tư bản không thay đổi.
b Hãy chỉ ra rằng trong trường hợp này, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn tới tỷ lệ tăng trưởng thường xuyên cao hơn (Hãy nhớ rằng sự gia tăng của biến X được định nghĩa
là X/X)
c Tại sao nhận định này lại khác kết luận của mô hình Solow?
d Bạn có tin rằng hàm sản xuất này hợp lý không? Hãy giải thích.
a Đối với bất kỳ hàm sản xuất nào thì sản phẩm cận biên của tư bản (MPK) là lượng giatăng sản phẩm sản xuất ra trên mỗi công nhân khi tăng thêm một đơn vị tư bản tức là:
MPK = f(k+1) - f(k)Với hàm sản xuất y = Ak ta có MPK = A(k+1) - Ak
= Ak + A - Ak
= A
Do đó sản phẩm cận biên của tư bản là một hằng số và bằng A
b Để chỉ ra rằng tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ dẫn tới tỷ lệ gia tăng cao hơn của sản lượng trên mỗi công nhân, trước hết ta xem xét tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ gia tăng sản lượng trên mỗi công nhân Sau đó sẽ xem xét tỷ lệ gia tăng tư bản ảnh hưởng
ra sao tới tỷ lệ gia tăng sản lượng trên mỗi công nhân
Sự thay đổi trong lượng tư bản trên mỗi công nhân được viết:
k = sy - (+n)kThay y bằng hàm sản xuất vào đẳng thức trên ta được:
k = sAk - (+n)kChia cả hai vế cho k để chuyển về dạng tỷ lệ gia tăng tư bản trên mỗi công nhân ta có:
k/k = sA - - nTiếp theo, chúng ta muốn xem sự tăng trưởng của tư bản này ảnh hưởng như thế nào tới
sự tăng trưởng của sản lượng Ta có thể biểu diễn hàm sản xuất y = Ak dưới dạng tỷ lệ gia tăng như sau:
Trang 31y/y = A/A + k/k
Vì A là hằng số nên A/A = 0 Do đó tỷ lệ tăng sản lượng trên mỗi công nhân bằng tỷ lệ tăng tư bản trên mỗi công nhân:
y/y = k/k = sA - - nĐẳng thức trên cho thấy nếu tăng tỷ lệ tiết kiệm s thì tỉ lệ tăng sản lượng y/y sẽ tăng ở mức cao hơn một cách thường xuyên
c Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm tăng không ảnh hưởng gì tới tỷ lệ tăng trưởng sảnlượng trong dài hạn Kết quả này được đưa ra từ giả thiết hàm sản xuất có sản phẩm cận biên tư bản giảm dần Điều này có nghĩa là mặc dù lợi suất không đổi theo qui mô của tư bản và lao động thì khi tăng ngày càng nhiều tư bản cho một lượng lao động nhất định thìhiệu quả sản lượng ngày một nhỏ đi - đường biểu diễn hàm sản xuất dần dần thoải và nằm ngang như fSolow(k) trong Hình 4-5 Hàm sản xuất trong bài này không có MPK
giảm dần Trong hình 4-5, nó là đường thẳng Ak
Hình 4-5
Tư bản trên mối công nhân
Trong mô hình Solow, lợi suất giảm dần theo qui mô của tư bản sẽ tới trạng thái dừng Tại đó k, y không tăng trưởng nữa Ta có thể thấy điều này từ đẳng thức về sự thay đổi của khối lượng tư bản trên mỗi công nhân:
k= sf(k) - k
Có hai ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của k làm cho k ngày càng tăng Thứ nhất, sản lượng f(k) tăng nên đầu tư sf(k) tăng Thứ hai, khấu hao tăng vì có nhiều tư bản hơn Nếuhàm sản xuất có lợi suất giảm dần theo qui mô tư bản thì khi k tăng thì hiệu quả của ảnh hưởng thứ nhất ngày càng giảm Kết quả là ta sẽ đạt tới điểm mà tại đó tổng đầu tư sf(k) vừa đủ bù đắp khấu hao của tư bản k; tư bản dừng gia tăng Điều này được chỉ rõ trong hình 4-6 Đó là giao điểm của đường cong sf(k) và đường k Tại trạng thái dừng, lượng
tư bản trên mỗi công nhân ngừng gia tăng nên sản lượng trên mỗi công nhân cũng dừng tăng trưởng Do đó, sự tăng trưởng do tiết kiệm thêm giảm dần rồi cuối cùng thì dừng lại.Trong bài này, không có lợi suất giảm dần theo qui mô của tư bản nên không có gì buộc
tỷ lệ tăng khối lượng tư bản trên mỗi công nhân giảm về không Sản lượng tăng thêm do
Ak
fSolow(k) y
k
Trang 32tăng một đơn vị tư bản duy trì ở mức ổn định mà không phụ thuộc vào việc nền kinh tế đã
có bao nhiêu tư bản Vì vậy tiết kiệm cao hơn sẽ luôn dẫn tới việc tăng trưởng cao hơn
d Có lý do khiến hàm sản xuất này dường như không hợp lý Tại một thời điểm nhất định thì lao động là một yếu tố cố định của sản xuất Đối với một số lượng công nhân nhất định cho trước, ta có thể thấy ngay rằng những đơn vị tư bản đầu tiên là rất hiệu quả.Nhưng vì mỗi công nhân chỉ có thể làm việc với một số lượng máy móc nhất định trong cùng một thời gian nên những đơn vị tư bản tăng thêm ngày càng có hiệu quả giảm đi Ví
dụ, mục đích của ta là làm ra những cái giá sách bằng cách bắt vít và nối các mảnh gỗ lại với nhau Ta đưa cho 1 công nhân 1 chiếc búa thì sẽ giúp anh ta làm việc hiệu quả hơn Đưa cho anh ta chiêc búa thứ 2 chỉ đem lại một chút ít thay đổi Do vậy, chiếc búa thứ nhất có sản phẩm cận biên cao hơn trong khi chiếc búa thứ hai có sản phẩm cận biên thấphơn Các lý thuyết truyền thống về sự tăng trưởng kinh tế (như là mô hình Solow) đã giả định là có MPK giảm dần
Một vài nghiên cứu mới đây về lý thuyết tăng trưởng (được gọi là thuyết tăng trưởng nội sinh) đã đưa ra một số lý do giải thích tại sao lợi suất theo qui mô tư bản lại có thể không giảm - đó là tại sao công nghệ sản xuất lại có thể tạo ra những kết quả gần giống (tương tự) với một hàm sản xuất y = Ak
Một ý kiến khác cho rằng trong khi ở phạm vi một công ty thì có thể lợi suất giảm dần theo qui mô tư bản nhưng đối với toàn xã hội thì có thể là lợi suất không đổi theo qui mô
tư bản Điều này có thể xảy ra nếu có các ảnh hưởng ngoại vi của việc tích luỹ tư bản Khi một công ty lắp đặt những tư bản mới, nó có thể phát triển ý tưởng mới về sản xuất hàng hoá Các công ty khác có thể học hỏi ý tưởng mới này bằng cách xem bạn lắp đặt máy móc như thế nào Do vậy có thể có lợi cho toàn xã hội chứ không phải chỉ có riêng công ty đầu tư đầu tiên
Chuyên môn hoá sản xuất cũng cho một số lý do khác về việc có thể không có lợi suất giảm dần theo qui mô tư bản Tích lũy tư bản nhiều hơn không có nghĩa là tư bản tích lũytập trung vào cùng một loại Tích luỹ tư bản có thể cho phép công nhân chuyên môn hoá vào những công việc cụ thể Chẳng hạn trong việc sản xuất giá sách, một công nhân có thể cưa gỗ, trong khi những người khác bắt vít nối những mảnh gỗ lại với nhau và những người khác nữa thì sơn sản phẩm ở đây, ta không thấy rõ là có lợi suất giảm dần theo qui
mô tư bản - Cái cưa, cái búa, chổi quét sơn, có thể mỗi loại có sản phẩm cận biên cao.Một lý lẽ khác cho rằng đối với hàm sản xuất y = Ak, có thể là quá hẹp khi ta chỉ xem xéttới các tư bản hiện vật như máy móc, xe, búa, cưa Trong mô hình Solow, tích luỹ tư bản diễn ra khi tiết kiệm hơn lớn hơn tiêu dùng thu nhập hiện tại Song cũng có những loại đầu tư khác mà ta tiến hành cũng liên quan tới sự đánh đổi giữa tiêu dùng hôm nay
và hiệu quả tiềm năng cho mai sau Ví dụ, bằng cách bỏ thời gian ra học tập môn kinh tế
vĩ mô, bạn mong chờ một cơ hội việc làm và kiếm tiền tốt hơn Kết quả của việc này là bạn đã tích luỹ tư bản con người để bạn có thể trở thành một nhân viên hiệu quả hơn sau khi ra trường Trong chương này, chúng ta đã xem xét tới giáo dục như là một biến ngoại sinh làm tăng hiệu quả của lao động Nhưng trong cái nhìn tổng quát thì ta nên coi giáo dục là một loại tư bản và do vậy nó cũng là một nhân tố có thể tích luỹ được
Bài tập và vận dụng bổ sung
Trang 331 Trong nền kinh tế Solovia, người sở hữu vốn nhận được 2/3 thu nhập quốc dân và công nhân nhận được 1/3.
a Đàn ông của Solovia ở nhà làm việc vặt trong gia đình, còn đàn bà làm việc ở nhà máy nếu một số đàn ông quyết định bắt đầu đi làm và lực lượng lao động tăng 5%, thì điều gì sẽ xảy ra đối với sản lượng tính được của nền kinh tế? Liệu năng suất lao động- được định nghĩa là sản lượng trên mỗi công nhân-tăng, giảm hay vẫn như cũ? Tổng năng suất nhân tố tăng, giảm hay vẫn như cũ?
b Trong năm thứ nhất, khối lượng tư bản bằng 6, đầu vào lao động bằng 3 và sản lượng bằng 12 Trong năm thứ hai, khối lượng tư bản bằng 7, đầu vào lao động bằng
4 và sản lượng bằng 14 Điều gì xảy ra với tổng năng suất nhân tố giữa hai năm?
a Sự tăng trưởng trpng tổng sản lượng (Y) phụ thuộc vào tốc độ tăng của lao động (L), khối lượng tư bản (K) và tổng năng suất nhân tố (A) và được mô tả bởi đẳng thức sau:
Y/Y = K/K + (1- )L/L + A/ATrong đó là phần đóng góp của tư bản trong sản lượng Ta có thể thấy ảnh hưởng của việc tăng 5% trong lượng lao động tới sản lượng bằng cách đặt
K/K = A/A = 0, vì = 2/3, nên ta có:
Y/Y = (1/3) (5%) = 1,67%
Lao động tăng 5% sẽ làm sản lượng tăng 1/67%
Năng suất lao động là Y/L Ta có thể viết dưới dạng tỷ lệ tăng năng suất lao động như sau:
(Y/L)/ Y/L = Y/Y - L/LThay tỷ lệ tăng sản lượng và lao động vào ta có:
(Y/L)/Y/L = 1.67% - 5% = - 3,34%
Năng suất lao động giảm 3,34%
Để tìm ra sự thay đổi trong năng suất nhân tố tổng hợp, ta sử dụng đẳng thức:
A/A = Y/Y - K/K - (1- )L/LTrong bài này ta có A/A = 1,67% - 0 - (1/3)(5%) = 0
Năng suất nhân tố tổng hợp là phần tăng sản lượng còn lại sau khi ta đã tính cho các yếu
tố quyết định sự tăng trưởng mà ta có thể tính được Trong trường hợp này, không có sự thay đổi về công nghệ nên tất cả sản lượng gia tăng được qui cho sự gia tăng của các đầu vào đã tính toán Tức là sự tăng trưởng của năng suất nhân tố tổng hợp bằng không như ta
đã ước tính
b Giữa các năm 1 và 2, khối lượng tư bản tăng 1/6, lao động đầu vào tăng 1/3 và sản lượng tăng trưởng 1/6 Ta đã biết rằng sự tăng trưởng của năng suất nhân tố tổng hợp được tính bằng biểu thức:
A/A = Y/Y-K/K - (1- )L/LThay các số ở trên và đặt = 2/3, ta có:
A/A = (1/6) - (2/3)(1/6) - (1/3)(1/3) = -0,56Năng suất nhân tố tổng hợp giảm 1/18 hay xấp xỉ giảm 5,6%
2 Năng suất lao động được định nghĩa là Y/L, tức sản lượng chia cho đầu vào lao động Hãy xuất phát từ phương trình tính toán tăng trưởng để chỉ ra rằng sự gia tăng năng suất lao động phụ thuộc vào sự gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp và tỷ lệ tư bản- lao động Cụ thể, hãy chỉ ra rằng
Trang 34(Y/L)/(Y/L) = A/A + (K/L)/(K/L)
Hướng dẫn: Bạn có thể thấy rằng thủ thuật toán học sau đây rất hữu ích Nếu z = wx, thì
tỷ lệ tăng của z gần bằng tỷ lệ tăng của w cộng tỷ lệ tăng của x, nghĩa là:
(Y/L)/Y/L = A/A+ K/K + (1- )L/L - L/L
= A/A+ K/K - L/L = A/A+ (K/K - L/L)
mà (K/K - L/L) = (K/L)/(K/L) nên ta có:
(Y/L)/(Y/L) = A/A+ (K/L)/(K/L)
3 Giả sử nền kinh tế được mô tả bằng mô hình Solow đang ở trạng thái dừng với
tỷ lệ tăng dân số n=1% và tiến bộ công nghệ g=2%/năm Tổng sản lượng và tổng tư bản tăng 3%/năm Tiếp tục giả định rằng tỷ trọng sản lượng của tư bản là 0,3 Theo bạn, nếu sử dụng phương trình tính toán tăng trưởng để phân tích tỷ lệ tăng trưởng thành ba nguồn - tư bản, lao động và tổng năng suất nhân tố - thì mỗi nguồn đóng góp bao nhiêu? Hãy so sánh kết quả của bạn với những con số tính cho nước Mỹ trong Bảng 4-1A.
Sử dụng các dữ kiện trên, ta có thể dễ dàng tìm ra được mỗi nhân tố đóng góp bao nhiêu
và phần đóng góp của sự gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp bởi đẳng thức sau:
Tăng trưởng Phần đóng góp Phần đóng góp Năng suất
Sản lượng = của tư bản + của lao động + nhân tố tổng hợp
3% = (0,3)(0,3%) + (0,7)(1%) + A/A
Có thể dễ dàng giải phương trình này và tìm ra A/A = 1,4%
Ta có thế kết luận rằng đóng góp của tư bản là 0,9% mỗi năm, của lao động là 0,7% và của năng suất nhân tố tổng hợp là 1,4% Những con số này hoàn toàn tương tự với các con số trong bảng 4-1A đưa ra trong sách giáo khoa cho trường hợp của nước Mỹ
Trang 35Chương 5
Thất nghiệp
Tóm tắt
1 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp ở trạng thái dừng Nó phụ thuộc vào
tỷ lệ mất việc và tỷ lệ tìm được việc làm
2 Vì công nhân cần có thời gian để tìm được việc làm phù hợp nhất đối với chuyên
môn và sở thích cuả họ, nên mức thất nghiệp tạm thời nào đó không thể tránh khỏi Những chính sách khác nhau của chính phủ, chẳng hạn bảo hiểm thất nghiệp, làm thay đổi quy mô thất nghiệp tạm thời
3 Thất nghiệp tạm thời phát sinh khi tiền lương thực tế cao hơn mức lương cân bằng
cung cầu về lao động Luật tiền lương tối thiểu là nguyên nhân gây ra sự cứng nhắc của tiền lương Nguyên nhân khác là công đoàn và sự đe doạ thành lập công đoàn Cuối cùng, các lý thuyết về tiền lương hiệu quả cho rằng vì nhiều lý do khác nhau, doanh nghiệp cảm thấy có lợi khi giữ tiền lương ở mức cao, mặc dù cótình trạng dư cung về lao động
4 Việc chúng ta kết luận thất nghiệp có tính chất ngắn hạn hoặc dài hạn phụ thuộc
vào cách phân tích số liệu Phần lớn số lượt thất nghiệp có tính chất ngắn hạn Song phần lớn số tuần thất nghiệp lại thuộc về một số ít người bị thất nghiệp dài hạn
5 Tỷ lệ thất nghiệp giữa các nhóm dân cư khác nhau đáng kể Đặc biệt, tỷ lệ thất
nghiệp của công nhân trẻ tuổi cao hơn nhiều so với công nhân lớn tuổi Sự khác biệt này phát sinh từ sự khác nhau trong tỷ lệ mất việc, chứ không phải từ sự khácnhau trong tỷ lệ tìm được việc làm
6 Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng trong 40 năm qua Những cách lý giải khác nhau
được đưa ra, trong đó có sự thay đổi cơ cấu nhân khẩu học của lực lượng lao động, sự gia tăng số hộ gia đình có hai người kiếm được tiền và sự dich chuyển giữa các ngành ngày càng tăng
7 Số người mới gia nhập lực lượng lao động bao gồm số người mới tham gia và số
người trở lại tham gia, chiếm 1/3 số người thất nghiệp Sự gia nhập và rời bỏ lực lượng lao động làm cho người ta khó lý giải con số thống kê về thất nghiệp hơn
Câu hỏi ôn tập
1 Yếu tố nào quyết định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Tỷ lệ mất việc (s) và tỷ lệ tìm được việc (f) xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ mất việc là tỷ lệ những người đang có việc nhưng bị mất việc mỗi tháng Tỷ lệ mất việc cao hơn , tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ cao hơn Tỷ lệ tìm được việc làm (f) là tỷ lệ những người đang thất nghiệp nhưng tìm được việc làm mỗi tháng Tỷ lệ tìm được viêc làm cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ thấp hơn
Trang 36(U/L)n =s/(s+f)
2 Trình bày sự khác nhau giữa thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp chờ việc
Thất nghiệp tạm thời ((Frictional unemployment) là thất nghiệp xảy ra do các công nhân cần có thời gian để tìm liếm việc làm Việc tìm kiếm công việc thích hợp cần phải có thờigian, bởi lẽ các nghề nghiệp khác nhau đòi hỏi kỹ năng khác nhau và tiền lương khác nhau, cho nên các công nhân thất nghiệp có thể không chấp nhận công việc đầu tiên mà
họ tìm được Ngược lại, thất nghiệp chờ việc phát sinh từ tính cứng nhắc của tiền lương
và phân phối việc làm Công nhân bị thất nghiệp không phải vì bởi họ chủ động đi tìm những công việc phù hợp nhất với chuyên môn của mình mà vì tại mức lương hiện hành ,lượng cung về lao động vượt quá lượng cầu về lao động Nếu tiền lương không được điềuchỉnh kịp thời trên thị trường lao động thì các công nhân này phải đợi chờ cho tới khi có việc Thất nghiệp chờ việc phát sinh do doanh nghiệp thất bại trong việc cắt giảm tiền lương, mặc dù có tình trạng dư cung về lao động
3 Hãy nêu ra ba cách lý giải tại sao tiền lương thực tế cao hơn mức làm cân bằng cung cầu về lao động
Tiền lương thực tế có thể cao hơn mức lương cân bằng giữa cung và cầu về lao động do 3nguyên nhân: luật tiền lương tối thiểu, sức mạnh độc quyền của công đoàn và tiền lương hiệu quả
Luật về tiền lương tối thiểu đưa ra mức lương cứng nhắc, ngăn cản không cho tiền
lương giảm xuống mức cân bằng Mặc dù, hầu hết các công nhân đều được trả mức lươngcao hơn mức lương tối thiểu, nhưng đối với một số công nhân, đặc biệt là các công nhân không lành nghề và không có kinh nghiệm thì lương tối thiểu đã làm tăng mức lương của
họ trên mức lương cân bằng Điều đó làm giảm lượng cầu về lao động loại này của các doanh nghiệp, và dư lượng cung về lao động, gây nên thất nghiệp
Sức mạnh độc quyền của công đoàn gây ra mức lương cứng nhắc bởi vì tiền lương của
các công nhân trong tổ choc nghiệp đoàn được xác định không phải do cung cầu cân bằng
mà do sự thương lượng tập thể giữa những người lãnh đạo công đoàn với hội đồng quản trị doanh nghiệp quyết định Mức lương thoả thuận thường cao hơn mức lương cân bằng
và cho phép các doanh nghiệp quyết định thuê bao nhiêu nhân công lao động Vì mức lương thoả thuận là cao nên họ sẽ thuê ít công nhân hơn tại mức lương thị trường linh hoạt, làm tăng số thất nghiệp chờ việc
Lý thuyết tiền lương hiệu quả giả sử rằng tiền lương cao hơn sẽ làm cho công nhân có
năng suất cao hơn Anh hưởng của tiền lương đến hiệu quả công nhân có thể lý giải vì sao các hãng không cắt giảm tiền lương mặc dù dư cung lao động, cho dù việc cắt giảm tiền lương sẽ làm giảm chi phí lương của các hãng, nhưng nó cũng có thể làm cho năng suất thấp hơn và do đó lợi nhuận của các hãng thấp hơn
4 Phần lớn thất nghiệp có tính chất ngắn hạn hay dài hạn? Hãy giải thích câu trả lời
của bạn
Thất nghiệp có tính chất ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào số liệu Hầu hết các thất nghiệp có tính ngắn hạn, có nghĩa là đại đa số những người thất nghiệp sẽ mau chóng tìm
Trang 37được việc Chỉ có số ít các thất nghiệp có tính chất dài hạn, có nghĩa là chỉ có ít người thất nghiệp không tìm được việc làm qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
4 Các nhà kinh tế lý giải sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong 40 năm qua như thế nào?
Các nhà kinh tế đã lý giải sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp trong 40 năm qua ở Mỹ (qua 3 giả thuyết) Mặc dù, mỗi giả thuyết này đều chưa chắc chắn, nhưng mỗi chúng đều có cách riêng khi giải thích hiện tượng gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp
Cách 1: Nhấn mạnh sự thay đổi trong cơ cấu lực lượng lao động Mỹ Sau chiến tranh thế
giới thứ hai, thế hệ của thời kỳ sinh con nhiều đã gia nhập vào lực lượng lao động vào khoảng những năm 1970 Vì các công nhân trẻ hơn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nên khi thế khi thế hệ thuộc thời kỳ sinh nhiều con này gia nhập lực lượng lao động sẽ làm tăng mức thất nghiệp bình quân, đồng thời sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động thời
kỳ này cũng tăng đáng kể Vì trong lịch sử, phụ nữ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới nên tỷ trọng ngày càng tăng của phụ nữ trong lực lưoựng lao động đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp bình quân
Cách 2: Nhấn mạnh ảnh hưởng của việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ngày càng nhiều Tỷ lệ thất nghiệp của nam giới tăng lên qua việc tăng số hộ gia đình có hai
thu nhập Nam giới thất nghiệp có vợ đi làm dường như không chấp nhận làm những việckém hấp dẫn hơn so vơí nam giới là người duy nhất kiếm tiền nuôi gia đình Sự giảm sút trong tỷ lệ tìm được việc làm này là nguyên do tăng tỷ lệ thất nghiệp của họ
Cách 3: Giải thích là do sự dịch chuyển giữa các ngành ngày càng phổ biến, quy mô tái
phân bổ giữa các ngành ngày càng lớn, tỷ lệ phân tách nghề ngày càng cao và mức thất nghiệp tạm thời cũng cao Sự thay đổi lớn của giá dầu từ năm 1970 là một nguyên do có thể làm tăng sự chuyển dịch giữa các ngành
Bài tập và vận dụng
1 Hãy trả lời những câu hỏi sau đây về kinh nghiệm của bản thân bạn trong lực lượng lao động:
a Khi bạn hoặc bạn của bạn kiếm việc làm thêm, nhìn chung bạn cần bao nhiêu tuần
để tìm được việc làm? Sau khi tìm được việc làm, thông thường bạn làm trong bao nhiêu tuần?
b Theo con số ước tính của bạn, hãy tính toán (bằng mức hàng tuần) tỷ lệ tìm được việc làm của bạn (f) và tỷ lệ mất việc của bạn (s) Hướng dẫn: nếu f là tỷ lệ tìm được
việc làm, thì số lượt thất nghiệp bình quân là 1/f)
c Tỷ lệ thất gnhiệp tự nhiên của dân số mà bạn đại diện là bao nhiêu?
a Trong ví dụ sau, ta giả sử là bạn đang đi học và tìm việc làm thêm và trung bình bạn mất hai tuần để tìm một việc làm và giả sử rằng bạn sẽ làm việc đó trong một kỳ học hoặc 12 tuần Nếu mất 2 tuần để tìm 1việc, thì tỷ lệ tìm việc trong mỗi tuần là
f = 1công việc/ 2 tuần = 0,5 công việc/ 1tuần
b Nếu sau 12 tuần bạn kết thúc công việc đó, tỷ lệ mất việc trong tuần là:
s = 1 công việc/ 12 tuần = 0,083 công việc/ 1tuần
c Từ sách giáo trình, ta có công thức tính tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là: (U/L) = (s/(s+f))
Trang 38Trong đó U là số người thất nghiệp, L là số người trong lực lượng lao động Thay các giá trị của f và s đã tính trong phần a và b vào phương trình trên ta có:
lệ thất nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian và đạt tới trạng thái dừng (Hướng dẫn:
hãy biểu thị sự thay đổi của số người thất nghiệp dưới dạng hàm số của s, f và U sau
đó chỉ ra rằng khi thất nghiệp cao hơn mức tự nhiên, nó sẽ giảm và khi thất nghiệp thấp hơn mức tự nhiên, nó sẽ tăng)
Để chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp theo thời gian sẽ thay đổi để đạt trạng thái dừng, chúng ta bắt đầu từ việc xác định số lượng người thất nghiệp thay đổi theo thời gian Sự thay đổi trong
số lượng người thất nghiệp sẽ bằng số người mất việc (s.E) trừ đi số người tìm được việc làm (f.U) Chúng ta có thể biểu thị dưới dạng phương trình như sau:
Ut+1 – Ut = Ut+1 = s.Et - f.Ut
[U/L]t+1= (s+f)[(U/L)n - Ut/L]
Cách biểu diễn này cho thấy:
Nếu U/L > (Ut/L)n (nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức tự nhiên), thì [U/L]t+1 là một
số âm, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống
Nếu U/L < (Ut/L)n (nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mức tự nhiên), thì [U/L]t+1 là một số dương, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên
Quá trình này tiếp tục cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp U/L tiến tới tỷ lệ ở trạng thái dừng (U/L)n
3 Một số nhà kinh tế nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các nước về thị trường lao động cho rằng mối liên hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ tham gia công đoàn có dạng chữ U ngược Nghĩa là họ phát hiện ra rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thấp khi tỷ lệ tham gia công đoàn rất thấp hoặc rất cao, và tỷ lệ tham gia công đoàn vừa phải dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Tại sao điều này có thể đúng?
Trang 39Hình 5-1 hình chữ U ngược được sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa thất nghiệp vơI
tỷ lệ những người trong lực lượng lao động tham gia công đoàn khi quan sát chéo một số nước
Hình 5.1 Quan hệ giữa thất nghiệp với tỷ lệ tham gia công đoàn
Tỷ lệ tham gia công đoàn = Số thành viên tham gia công đoàn / Lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp là thấp khi tỷ lệ tham gia công đoàn là rất nhỏ hoặc rất lớn, và tỷ lệ thất nghiệp là rất cao khi tỷ lệ tham gia công đoàn ở mức vừa phải Nếu công đoàn có ít ngườitham gia, ảnh hưởng của việc thương lượng là ít, tiền lương thực tế sẽ tự do điều chỉnh tới cân bằng cung cầu trên thị trường lao động Do thị trường lao động là minh bạch, tỷ lệthất nghiệp ở mức rất thấp Mỹ là một ví dụ về nước có tỷ lệ thất nghiệp nhỏ, và tỷ lệ tham gia công đoàn nhỏ
Khi tỷ lệ tham gia công đoàn ở mức vừa phải, sẽ tồn tại hai nhóm công nhân đối lập nhau: những người trong cuộc và những người ngoài cuộc Những người trong cuộc là những thành viên công đoàn, được hưởng sức mạnh công đoàn và có được mức lương thực tế cao hơn lương cân bằng Điều đó làm ảnh hưởng tới những người ngoài cuộc, vì một số họ bị thất nghiệp theo Pháp và Anh là ví dụ về các nước có mức tỷ lệ thất nghiệp cao và tỷ lệ tham gia công đoàn ở mức trung bình
Khi tỷ lệ tham gia công đoàn ở mức cao, việc thương lượng tập thể trở thành một vấn đề trọng tâm Khi đó chính phủ cẳn phải có vai trò tích cực trong quá trình thương lượng Điều này có thể giữ cho mức lương gần hơn với mức lương cân bằng Thụy điển là ví dụ
về nước có tỷ lệ tham gia công đoàn cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp
4 Giả sử một nước đang nằm trong giai đoạn giảm năng suất- nghĩa là đang gặp phải
cú sốc bất lợi đối với hàm sản xuất.
a Điều gì xảy ra đối với đường cầu về lao động?
b Sự thay đổi này tác động như thế nào tới thị trường lao động- nghĩa là việc làm, thất nghiệp và tiền lương thực tế- nếu thị trường lao động luôn luôn cân bằng?
Trang 40c Ơ một thành phố nào đó, lúc nào cũng có một số văn phòng chưa có ai thuê Số văn phòng này là tư bản không được sử dụng Bạn hãy giải thích hiện tượng này như thế nào? Đó có phải là một vấn đề xã hội không?
a Đường cầu về lao động được xác định bởi đường sản phâm cận biên về lao động mà các doanh nghiệp phải đối phó Nếu một nước đang trong giai đoạn giảm năng suất, thì đường cầu về lao động giảm dịch chuyển xuống dưới như trong hình 5.2 nếu lao động với năng suất thấp hơn thì tại mỗi mức lương thực tế, các hãng sẽ cần ít lao động hơn
Hình 5-2
Tiền lương thực tế
Lao động
b Nếu thị trường lao động luôn luôn cân bằng thì giả sử cố định đường cung về lao động,
cú sốc ngược về năng suất sẽ làm giảm tiền lương thực tế nhưng không ảnh hưởng tới tỷ
lệ việc làm và tỷ lệ thất nghiệp, như hình 5.3
LD 2
W/P
LD 1
LD 2
Ls
W/P 1
W/P 2