TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA THỦY SẢN HUỲNH THỊ XUÂN LAN ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ CHÉP Cyprinus carpio LUẬN V
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH THỊ XUÂN LAN
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU
HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ CHÉP (Cyprinus carpio)
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN
2012
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH THỊ XUÂN LAN
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU
HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ CHÉP (Cyprinus carpio)
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts NGUYỄN THANH PHƯƠNG
2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Họ tên: HUỲNH THỊ XUÂN LAN
Mã số sinh viên: 3083255
Lớp: Sinh Học Biển-K34 (TS0899A1)
Luận văn tốt nghiệp đại học “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên hoạt tính men Cholinesterase và tăng trưởng của cá chép (Cyprinus carpio)” đã được chỉnh sửa đầy đủ theo yêu cầu của hội đồng
Sinh viên thực hiện Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
Huỳnh Thị Xuân Lan PGs.Ts Nguyễn Thanh Phương
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô, anh chị Bộ môn dinh dưỡng và chế biến thủy sản – Khoa Thủy Sản –Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài này
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Thầy PGs.Ts Nguyễn Thanh Phương và Cô PGs.Ts Đỗ Thị Thanh Hương
đã tận tình hướng dẫn và dành thời gian quý báu giúp đỡ em hoàn thành luận văn này
Anh Nguyễn Quang Trung đã định hướng đề tài và luôn động viên, giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Văn Toàn đã hết sức giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian thực hiện đề tài
Cuối cùng là lời cảm gởi đến gia đình, người thân và bạn bè trong và ngoài lớp Sinh Học Biển k34 đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập tại trường và thời gian thực hiện đề tài
Trang 5TÓM TẮT
Cá chép (Cyprinus carpio) là một trong những loài được thả nuôi phổ biến trong các mô hình canh tác trên ruộng lúa (nuôi luân canh hay nuôi kết hợp) Sử dụng thuốc trừ sâu để phòng và trừ sâu cho lúa là một biện pháp phổ biến Thuốc trừ sâu rơi vào môi trường nước là một trong những mối nguy có thể ảnh hưởng đến cá thả nuôi Thuốc trừ sâu Kinalux 25EC chứa họat chất quinalphos là một trong những loại được sử dụng phổ biến trên lúa hiện nay Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ ức chế hoạt tính men Cholinesterase (ChE) khi tiếp xúc với hoạt chất quinalphos và tăng trưởng của cá chép
Thí nghiệm được thực hiện ở bốn nồng độ là 0,076; 0,152; 0,38 và 0,57 mg/l Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính men ChE ở não bị ức chế từ 84,84% đến 90,63%, ở cơ từ 81,60% đến 92,27%, ở mang từ 87,69% đến 94,37% và ở gan từ 75,36% đến 80,85% Hoạt tính ChE cao nhất ở não kế đến là cơ sau đó là mang và thấp nhất là ở gan Đối với tăng trưởng thì tăng trưởng tuyệt đối (DWG) và tỷ lệ sống giảm theo sự gia tăng của nồng độ thuốc và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05) Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) đạt cao nhất ở nồng độ 0,57 mg/l và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05) Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt chất quinalphos độc với cá chép và ảnh hưởng đến sự phát triển của cá khi tiếp xúc với nồng độ thấp
Từ khóa: cá chép, quinalphos, ức chế, tăng trưởng.
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách bảng vi
Danh sách hình vii
Danh mục từ viết tắt viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Tổng quan về đối tượng thí nghiệm 2
2.2 Tổng quan về men Cholinesterase (ChE) 2
2.3 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) 3
2.31 Khái niệm 3
2.32 Phân loại 3
2.3.3 Tổng quan về hóa chất sử dụng 5
2.4 Ảnh hưởng thuốc BVTV lên hoạt tính men ChE ở cá 5
2.5 Ảnh hưởng thuốc BVTV lên tăng trưởng của sinh vật 6
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 7
3.2 Vật liệu nghiên cứu 7
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 7
3.2.2 Sinh vật thí nghiệm 7
3.2.3 Thuốc thí nghiệm 7
3.24 Nguồn nước thí nghiêm 8
3.2.5 Thức ăn 8
3.3 Phương pháp nghiên cứu 8
3.4 Phương pháp phân tích mẫu 9
3.4.1 Phương pháp phân tích hoạt tính ChE 9
3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng 11
3.4.3 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 11
Trang 73.5 Phương pháp xử lý số liệu 11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
4.1 Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 12
4.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu quinalphos lên hoạt tính men ChE của cá chép 13
4.2.1 Hoạt tính ChE ở Não 13
4.2.2 Hoạt tính ChE ở cơ 14
4.2.3 Hoạt tính ChE ở mang 16
4.2.4 Hoạt tính ChE ở gan 18
4.3 Ảnh hưởng của hoạt chất quinalphos lên tỷ lệ sống và tăng trưởng cá chép 19 4.3.1 Tỷ lệ sống của cá trong thời gian thí nghiệm 19
4.3.2 Ảnh hưởng của thuốc lên tăng trưởng của cá 20
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 23
5.1 Kết luận 23
5.2 Đề xuất 23
Tài liệu tham khảo 24
Phụ lục 1 27
Phụ lục 1-1: Bảng xử lý thống kê ANOVA hoạt tính ChE ở não 27
Phụ lục 1-2: Bảng xử lý thống kê ANOVA hoạt tính ChE ở cơ 30
Phụ lục 1-3: Bảng xử lý thống kê ANOVA hoạt tính ChE ở mang 33
Phụ lục 1-4: Bảng xử lý thống kê ANOVA hoạt tính ChE ở gan 36
Phụ lục 2 39
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 12
Bảng 4.2: Biến đổi hoạt tính ChE ở não cá chép 13
Bảng 4.3: Biến đổi hoạt tình ChE ở cơ cá chép 15
Bảng 4.4: Biến đổi hoạt tính ChE ở mang cá chép 16
Bảng 4.5: Biến đổi hoạt tính ChE ở gan cá chép 18
Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng trong thí nghiệm của cá chép 21
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1: Hoạt tính ChE ở não so với đối chứng (%) 13
Hình 4.2: Hoạt tính ChE ở cơ so với đối chứng (%) 16
Hình 4.3: Hoạt tính ChE ở mang so với đối chứng (%) 17
Hình 4.4: Hoạt tính ChE ở gan so với đối chứng (%) 18
Hình 4.5: Tỷ lệ sống của cá sau 90 ngày 20
Hình 4.6: Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá 22
Trang 10FCR Feed conversion ratio (Hệ số chuyển hoá thức ăn)
LC50 Lethal concentration 50 (Nồng độ gây chết 50%)
P Phosphor
PChE Pseudocholinesterase
SGR Specific growth rate (Tốc độ tăng trưởng tương đối)
WTO Tổ chức y tế thế giới
Trang 11Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước
và cũng là nơi tiêu thụ thuốc BVTV lớn nhất cả nước Tình hình xuất khẩu gạo thuận lợi cộng với việc giá lúa gạo trong nước tăng cao thúc đẩy việc mở rộng diện tích trồng lúa và thâm canh hóa đồng ruộng Tuy nhiên, đi đôi với những lợi ích đó là những nguy cơ môi trường đất, nước bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật là có thể xảy ra
và sẽ có tác động đến nguồn lợi thủy sinh vật như tôm, cá,… Theo thống kê thì hiện nay ở nước ta trung bình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn 50 nghìn tấn/năm với chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật lên tới gần 500 triệu USD
Nhằm gia tăng năng suất lúa để duy trì sản lượng cho tiêu thụ và xuất khẩu, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng ở ĐBSCL cũng gia tăng (Berg, 2001) Nông dân ở ĐBSCL có quan niệm sử dụng càng nhiều thuốc BVTV thì năng suất lúa càng cao, trong đó thuốc trừ sâu nhóm carbamate và lân hữu cơ được nông dân
ĐBSCL sử dụng phổ biến (Heong et al., 1998; Huan et al., 1999) Theo Cục Bảo Vệ
Thực Vật (2008), số tên hoạt chất thuốc trừ sâu tăng 2,23 lần so với năm 2003, trong các loại thuốc BVTV đang được lưu hành ở nước ta thì có hơn 40% thuốc chứa gốc lân hữu
cơ Như vậy, nhóm gốc lân hữu cơ được nông dân sử dụng phổ biến ở ĐBSCL, trong đó thuốc trừ sâu Kinalux 25EC chứa hoạt chất quinalphos là một trong những loại thuốc gốc lân hữu cơ được nông dân sử dụng phổ biến hiện nay
Cá chép (Cyprinus carpio ) là một loài cá được nuôi phổ biển theo mô hình lúa
- cá ở ĐBSCL Cho nên việc nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV lên các quá trình sống của cá chép nói chung và lên hoạt tính ChE nói riêng là hết sức cần thiết
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinaphos lên hoạt tính men
Cholinesterase (ChE) và tăng trưởng của cá chép (Cyprinus carpio) trong điều kiện
thí nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất cũng như khuyến cáo người dân sử dụng nông dược một cách hợp lý, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
1.3 Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên hoạt tính men ChE vàtăng trưởng của cá chép trong điều kiện phòng thí nghiệm
Trang 12Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về đối tượng thí nghiệm
Cá chép Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) được phân loại như sau:
Giới: Animalia (giới động vật)
Loài: Cyprinus carpio
Cá chép sống ở trung lưu và hạ lưu sông, ao, hồ Cá chép sống ở tầng đáy nhưng tìm thức ăn ở tầng giữa và tầng mặt Cá chép sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 23-
300C và chịu đựng nồng độ muối 5%o pH tối ưu từ 6,5-9,0 Chúng có thể sống ở nồng
độ oxy hòa tan thấp (0,3-0,5 mg/l) cũng như oxy bão hòa Cá chép là loài ăn tạp nghiên về ăn động vật, thức ăn ưa thích là côn trùng, giáp xác (động vật phù du) Ngoài ra, chúng có thể sử dụng thức ăn là thực vật Tăng trưởng trên ngày đạt 2 - 4% khối lượng thân Tăng trọng có thể đạt 0,6 - 1,0 kg/vụ trong ao nuôi ghép ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Tăng trưởng chậm hơn nhiều ở vùng ôn đới, nơi đó cá đạt 1-2 kg
sau 2 - 4 vụ nuôi (Flajshans et al, 2008).
Hiện nay, cá chép được nuôi phổ biến ở ĐBSCL như: Đồng Tháp, Tiền Giang,
An Giang và Cần Thơ Đây là một những tỉnh có diện tích sản xuất lúa chủ yếu ở ĐBSCL
2.2 Tổng quan về men Cholinesterase (ChE)
Acetylcholine (AChE) là chất hóa học thần kinh đóng vai trò như một tác nhân
dẫn truyền thông tin qua các thể tiếp hợp giữa hai tế bào thần kinh (Ellman và ctv,
1961) AChE rất cần thiết cho các chức năng bình thường của hệ thần kinh trung ương
và hệ thần kinh ngoại biên của nhiều sinh vật kể cả người AChE kích thích sự hoạt động của não và cơ, những thay đổi của môi trường sống trong và ngoài cơ thể AChE được tổng hợp trong tế bào não từ những thành phần choline và acetyl-CoA nhờ chất xúc tác enzyme choline acetyltransferase
Cholinesterase thường được chia thành hai dạng: acetylcholinesterase (AChE)
và butyrylcholinesterase (BChE) hay pseudocholinesterase (PChE) (Massoulie et al,
1998) Trong đó, AChE đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần
Trang 13kinh là thủy phân chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine ở khe synapse (Talesa et al,
2.3 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
2.3.1 Khái niệm
Thuốc BVTV còn gọi là thuốc trừ dịch hại hoặc sản phẩm nông dược bao gồm những chế phẩm dùng để phòng trừ các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, các chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt Những sinh vật gây hại tài nguyên thực vật (còn gọi là địch hại) bao gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại,
chuột và các tác nhân sinh vật gây hại khác (Phạm Văn Biên và ctv, 2003).
2.3.2 Phân loại
a) Phân loại theo đối tượng phòng trừ (Phạm Văn Biên và ctv, 2003)
Gồm các loại chính như sau:
Thuốc trừ sâu: Là những thuốc phòng trừ các loại côn trùng gây hại cây trồng,
nông sản, gia súc, con người Các loại thuốc trừ sâu nói chung đều rất độc với người
và môi trường
Thuốc trừ bệnh: Là những thuốc phòng trừ các loài vi sinh vật gây bệnh cho cây
(nấm, vi khuẩn, tuyến trùng) Các thuốc trừ bệnh nói chung ít độc so với thuốc trừ sâu
Thuốc trừ cỏ: Là những thuốc phòng trừ các loại thực vật, rong, tảo mọc lẫn với
cây trồng Thuốc trừ cỏ cũng ít độc hơn so với thuốc trừ sâu
Hiện nay còn có một nhóm thuốc trừ các loại địch hại khác (ốc, chuột), loại này
ít gây độc cho người và gia súc, độc đối với cá
b) Phân loại theo gốc hóa học (Phạm Văn Biên và ctv, 2003)
Dựa theo cấu trúc hóa học, chia thuốc BVTV thành nhiều nhóm:
Nhóm thuốc thảo mộc: Là những chất trừ sâu có trong thực vật Những chất này
có tác động sinh học mạnh nhưng hiệu lực với sâu thể hiện tương đối chậm, ít độc hại
Trang 14với người và mau phân hủy trong môi trường Các chế phẩm thường có hàm lượng hoạt chất thấp.
Nhóm Clor hữu cơ: Trong thành phần hóa học có chất Clo (Cl) là những dẫn
xuất Chlorobenzen (như DDT chất này đã bị cấm sử dụng), Cychlohexan (BHC) hoặc dần xuất đa vòng (Aldrin, Dieldrin) Nhóm này có độ độc tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng
Nhóm lân hữu cơ (Organophosphorus): Trong thành phần hóa học có chất
Phosphor (P) Độ độc cấp tính tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người
và môi trường hơn so với nhóm Clo hữu cơ Một số thuốc lân hữu cơ rất độc cũng đã
bị hạn chế hoặc cấm sử dụng (như Methylparathion, monitor ) Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinesterase làm cho thần kinh hoạt động kém và gây ngộ độc cấp tính
Nhóm Carbamate: Là dẫn xuất của acid carbamic Độ độc cấp tính tương đối
cao, khả năng phân hủy tương tự như nhóm lân hữu cơ Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinesterase của hệ thần kinh
Nhóm cúc tổng hợp (Pyrethroide): Là nhóm thuốc trừ sâu tổng hợp dựa vào cấu
tạo chất Pyrethrin có trong hoa cây cúc sát trùng (Pyrethrum) Công thức cấu tạo rất phức tạp Diệt sâu chủ yếu bằng đường tiếp xúc và vị độc, hiệu lực nhanh, dễ bay hơi
và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể
c) Phân loại dựa trên độc tính
LD 50 : Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động
vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/kg trọng lượng cơ thể) Chỉ số LD50chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể thí nghiệm (thường là chuột) Chỉ số LD50càng thấp thì độ độc càng cao
LC 50 : độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là
mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước) Chỉ số LC50càng thấp thì độ độc càng cao.Giá trị LC50 hay LD50 còn được sử dụng để đánh giá độc tính của hóa chất nói chung hay thuốc BVTV nói riêng Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thuốc BVTV được chia làm 5 nhóm độc khác nhau: Nhóm Ia (rất độc), Ib (độc cao), nhóm II (độc trung bình), nhóm III (ít độc) và nhóm IV (rất ít độc)
Trang 152.3.3 Tổng quan về hóa chất sử dụng
Tên sản phẩm: Kinalux – 25EC
Tên hoạt chất: Quinalphos
Nhóm hóa học: Lân hữu cơ (Organophosphorous)
Tên hóa học: 0, 0-diethyl 0-quinoxalin-2-yl phosphorothioate
Công dụng: Trừ nhiều loại sâu hại như nhện gié, sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá trên
lúa, sâu khoang trên đậu phộng, sâu ăn tạp trên đậu nành, rệp sáp trên cà phê, sâu đục ngọn trên điều…
Thuốc trừ sâu Kinalux 25EC được sản xuất bởi Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang
2.4 Ảnh hưởng thuốc BVTV lên hoạt tính men ChE ở cá
Thí nghiệm nghiên cứu sự ức chế hoạt tính ChE trên não cá chẽm miệng rộng cho thấy hoạt tính ChE bị ức chế có ý nghĩa ở nồng độ dưới mức gây chết (Guozhong and Hiran, 1998)
Hoạt tính ChE trong huyết tương của cá Chép, cá Rô Phi, cá Mè Vinh bị ức chế rất mạnh bởi thuốc trừ sâu Basudin (hoạt chất diazinon) Mức độ bị ức chế trên 80% ở nồng độ an toàn và chỉ dẫn, trên 90% ở nồng độ LC5096 giờ Khả năng hồi phục của men sau ngày thứ 10 và rất chậm (Đỗ Thị Thanh Hương, 1999)
Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Kinalux (hoạt chất quinalphos) lên cá chép cho thấy hoạt tính ChE cao nhất được ghi nhận ở não, kế đến là cơ và thấp nhất là
ở mang Nồng độ thuốc càng cao hoạt tính ChE càng giảm và khác biệt có ý nghĩa
Trang 16thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p<0.05) Sau 28 ngày, hoạt tính ChE ở não và mang phục hồi hoàn toàn đối với nồng độ thuốc 0,076 mg/l và 0,152 mg/l Ở nồng độ 0,380 mg/l hoạt tính ChE ở não và mang phục hồi rất chậm sau 28 ngày Trong khi đó, khả năng phục hồi hoạt tính ChE ở cơ cá chép là rất chậm đối với các nồng độ có thuốc trong thời gian thí nghiệm (Nguyễn Quang Trung, 2010).
2.5 Ảnh hưởng của thuốc BVTV lên tăng trưởng của sinh vật
Khi cá tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở mức dưới ngưỡng gây chết cơ thể cá đều bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau theo nồng độ và hoạt chất của thuốc Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Anh Tuấn (2009) thì cá tiếp xúc với các mức nồng độ thuốc khác nhau dưới ngưỡng gây chết khi đó cá sẽ tăng cường hô hấp thông qua việc hấp thu oxy vào máu và qua đó độc tố của thuốc cũng được hấp thu vào cơ thể nhiều hơn Ở cá lóc không ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ nở và tỉ lệ dị hình khi tiếp xúc với hoạt chất diazinon nhưng ức chế khả năng tiêu hoá noãn hoàng của cá sau khi nở Nồng độ ≥ 0,6 mg/L, diazinon đã làm thời gian tiêu hoá noãn hoàng lâu hơn và ức chếhoàn toàn khả năng tiêu hoá noãn hoàng của cá khi nồng độ ≥ 19,2 mg/L; nồng độ ≥
2,4 mg/L làm giảm kích cỡ cá sau khi hết noãn hoàng (Nguyễn Văn Công và ct.,
2008b)
Ở cá rô phi (Oreochromis niloticus) khi tiếp xúc với hoạt chất gammalin và
actellic ở cùng các nồng độ thuốc 0,125; 0,25; 0,50 và 1,0 µg/L thì sau 10 tuần tốc độ tăng trưởng của cá lần lượt là 5,8; 2,4; 1,4 và l,3 g thí nghiệm với gammalin trong khi
đó thí nghiệm với actellic thì 6,5; 3,9; 2,4 và 1,8 g (Ufodike et al, 1991) Những
nghiên cứu này cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng bởi nồng độ thuốc, tốc độ tăng trưởng của cá giảm khi nồng độ thuốc tiếp xúc càng cao và ngược lại Ở cá lóc hoạt chất diazinon đã ức chế tốc độ sinh trưởng tương đối của cá (Nguyễn Văn Công
và ctv, 2006) Ngoài ra đối với cá mè vinh, cá chép và cá rô phi khi cho tiếp xúc với
thuốc Basudin tỷ lệ sống của cá giảm dần theo sự gia tăng các nồng độ thuốc, sinh trưởng tương đối của cá trong 10 ngày đầu giảm ở nồng độ LC50–96 giờ (Đỗ Thị Thanh Hương, 1999) Nhìn chung, sự giảm tăng trưởng của cá có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có sự ảnh hưởng của thuốc lên khả năng bắt mồi của cá
Trang 17Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện từ tháng 06/2011 đến tháng 03/2012 Địa điểm nghiên cứu: được thực hiện tại khu thí nghiệm sinh lý thuộc Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
Bể composite 500 lít, 2 m3
Máy so màu quang phổ 18 giếng (Varian Cary 50 Conc, Bio-Rad)
Máy ly tâm lạnh (Mikkor 22R - Hettich, Đức)
Máy nghiền mẫu (Ultra Turax T18 basic, Mỹ)
Máy vortex (VELP Scientifica, Europe)
Tủ lạnh trữ hóa chất (Toshiba, Nhật)
Tủ -80oC
Micropipet, eppendoft, cuvet, cân điện tử,…
Và các loại hóa chất dùng cho các phản ứng phân tích sinh hóa
3.2.2 Sinh vật thí nghiệm
Cá chép (Cyprius carpio) có khối lượng 10-12g/con được sử dụng trong thí
nghiệm Cá chép được thu mua từ trại cá giống ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Tiêu chuẩn chọn cá thí nghiệm là cá có màu sắc tươi sáng, đồng đều, khoẻ mạnh, không dị tật và không có dấu hiệu bệnh Cá được thuần dưỡng trong các bể composite 2m3tại khu thí nghiệm sinh lý – khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ trước khi bố trí thí nghiệm ít nhất 7 ngày
3.2.3 Thuốc thí nghiệm
Thuốc trừ sâu Kinalux 25 EC được chọn trong thí nghiệm là một trong những loại nông dược được nông dân sử dụng phổ biến trong canh tác lúa và lúa-cá Thuốc trừ sâu Kinalux 25 EC có hoạt chất là quinalphos thuộc gốc lân hữu cơ được sản xuất
từ công ty Bảo vệ Thực vật An Giang.Kinalux 25EC chứa 25% hoạt chất quinalphos
có tên hóa học là 0,0-diethyl 0-2 quinoxalin phosphorothioate Trước khi bố trí thuốc, pha loãng 10 lần dung dịch gốc (hàm lượng hoạt chất ban đầu là 250.000 ppm) thành dung dịch mẹ có hàm lượng hoạt chất là 25.000 ppm Cách pha dung dịch mẹ và dung dịch thí nghiệm được tính bởi công thức:
Trang 18C1xV1= C2xV2 Trong đó:
C1: là nồng độ thuốc cần cho thí nghiệm
V1: là thể tích dung dịch thuốc trong thí nghiệm
C2: là nồng độ thuốc dung dịch mẹ
V2: là thể tích dung dịch mẹ cần cho vào bể thí nghiệm
3.2.4 Nguồn nước thí nghiệm
Sử dụng nguồn nước máy Nước được bơm vào các bể thí nghiệm, sục khí 48 giờ trước khi bố trí thí nghiệm
3.2.5 Thức ăn
Trong thời gian thuần dưỡng cá cũng như trong thí nghiệm sinh hóa và tăng trưởng, cho cá ăn thức ăn viên nổi Cargill có hàm lượng đạm 30%, cho ăn 2 lần/ngày theo nhu cầu
Bố trí thí nghiệm
Khối lượng trung bình của cá thí nghiệm là 10,9±0,49 g Thí nghiệm gồm 5nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên Mật độ thả là 80 con/bể 380 lít nước Thời gian thí nghiệm là 90 ngày Các nghiệm thức bố trí dựa trên giá trị LC50-96 giờ của quinalphos đối với cá chép là 0,76 mg/L (Nguyễn Quang Trung, 2010), bao gồm:
Nghiệm thức 1: Đối chứng (không có quinalphos)
kỳ thay nước 2 ngày/lần đến ngày thứ 30 Sau đó, cho thuốc tiếp xúc lần 2 ở ngày 31 Ngày
31 - 33 không thay nước, ngày 34 thay 30% lượng nước trong bể, định kỳ thay nước 2 ngày/lần, mỗi lần thay 30% đến kết thúc thí nghiệm Trong thời gian thí nghiệm, các bể
Trang 19- Không cho cá ăn trước khi bố trí thuốc 2 ngày Cho cá ăn theo nhu cầu (cho ăn thỏa mãn) 2 lần/ngày (Sáng 8 giờ, chiều 16 giờ) Theo dõi các hoạt động của cá, ghi nhận số
cá chết và bắt ra khỏi bể thí nghiệm (nếu có)
- Thức ăn được cân trước khi cho ăn (cân trước cho từng bể) Sau khi cho cá ăn
(1-2 giờ), vớt lượng thức ăn dư thừa và đếm số lượng viên thức ăn dư nếu có
Phương pháp thu mẫu
- Thu mẫu sinh hóa: Thu mẫu cá ở ngày 0 (trước khi bố trí thuốc lần 1), 6 giờ, 3 ngày, 30 ngày sau khi cho thuốc lần 1; 6 giờ (ngày 31), 33 ngày, 60 ngày sau khi cho thuốc lần 1
- Cá thu sẽ được lấy não, cơ, gan và mang để xác định hoạt tính men ChE Mỗi lần thu 5 cá/bể (15 cá/nghiệm thức)
- Thu mẫu tăng trưởng: Thu ngẫu nhiên 30 con/bể và thu toàn bộ ở ngày thứ 30,
60 và 90
- Xác định các chỉ tiêu tăng trưởng bao gồm: tăng trọng, tăng trưởng tuyệt đối (DWG, g/ngày), tăng trưởng đặc biệt (SGR, %/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
- Tỷ lệ sống của cá sẽ được theo dõi và ghi nhận ở mỗi lần thu mẫu và khi kết thúc thí nghiệm
- Các chỉ tiêu môi trường như: nhiệt độ, pH, oxy được theo dõi hằng ngày
3.4.1 Phương pháp phân tích hoạt tính men ChE
Cách lấy mẫu
Cá chép được gây tê bằng cách dìm trong nước đá Não là cơ quan được thu trước, não được lấy từ đầu cá, chuyển sang đĩa petri sạch và lạnh Làm sạch mẫu não bằng cách lăn trên mẫu giấy thấm, não được trữ trong eppendoft 1,5ml Sau đó tiến hành thu cơ, gan và mang cá Các cơ quan này cũng được trữ trong eppendoft 1,5ml Trữ lạnh ở - 800C cho đến khi phân tích
Nghiền mẫu
Trước khi phân tích hoạt tính men ChE, các mẫu não, cơ, gan và mang được giải đông và được nghiền bằng máy nghiền mẫu Trước khi nghiền, cân khối lượng não, cơ, gan và mang Sau đó cho từng bộ phận cá thu được là não, cơ, gan và mang vào ống thủy tinh sạch chứa sẵn 1 ml dung dịch đệm KH2PO4/K2HPO4 (pH = 7,5) Nghiền các mẫu trong điều kiện lạnh, thêm 0,5 ml dung dịch đệm để duy trì độ lạnh và thêm 0,5 ml dung dịch đệm để tráng máy nghiền Chuyển dung dịch vừa mới nghiền sang 2 ependoft 1,5 ml để tiến hành ly tâm ở điều kiện 4oC, vận tốc 10.000 vòng trong
10 phút Sau đó, hút lấy phần nước trong nổi ở trên và trữ trong eppendoft 0,5 ml ở
-80oC cho đến khi phân tích
Trang 20 Phương pháp phân tích hoạt tính men ChE
Dựa trên phương pháp Ellman et al., (1961) có bổ sung Trong quá trình phân
tích sử dụng Acetylthiocholine iodide (AChI) như là cơ chất của AChE AChI bi phân hủy tạo thành thiocholine và acetate bởi AChE và Thiocholine phản ứng với Dithiobisnitrobenzoate (DTNB) tạo ra sản phẩm có màu vàng Cường độ màu đậm dần theo thời gian và hoạt tính của ChE được đo bằng máy so màu quang phổ
Phương trình phản ứng minh họa
Acetylthiocholine iodide thiocholine + acetate
Thiocholine + Dithiobisnitrobenzoate sản phẩm có màu vàng
Đọc ở bước sóng 412 nm trong 3 phút
Công thức tính hoạt tính men ChE
R= Abs * độ pha loãng/ thể tích mẫu (ml) * 0,0136)/protein (mg/mL)
Trong đó:
Đơn vị của R là nmole/min/mg protein
0,0136: hệ số acetylthiocholine iodine chuyển thành thiocholine và acetat
Công thức tính hoạt tính ChE theo đơn vị phần trăm
R (%) = 100*A/Ao
Trong đó:
- R (%): phần trăm ChE so với đối chứng
- A là hoạt tính ChE ở nghiệm thức có thuốc
- Ao là hoạt tính ChE ở nghiệm thức đối chứng
Tỷ lệ men ChE bị ức chế tính theo công thức sau:
Trong đó:
- T (%) là tỷ lệ phần trăm bị ức chế so với đối chứng
- A là hoạt tính ChE ở nghiệm thức có thuốc
- A0là hoạt tính ChE ở nghiệm thức đối chứng
ChE
Trang 21 Phương pháp phân tích protein
Lượng Protein được xác đinh theo phương pháp Bradfod et al, (1976) sử dụng
Albumine bovine (BSA, Sigma) làm đường chuẩn Đọc ở bước sóng 595 nm bằng máy
so màu quang phổ
3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng
Tăng trưởng khối lượng – Weight gain
WG(g) = ( Wc + Wthu mẫu+ Wcá chết ) – Wđ
Trong đó: Wđ: Khối lượng cá ban đầu
Wc: Khối lượng cá lúc kết thúc thí nghiệm
Wthu mẫu: Khối lượng cá ở các lần thu mẫu
Wcá chết : Khối lượng cá chết do thuốc
t: thời gian thí nghiệm (ngày)
Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) (DWG)
3.4.3 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế
- pH, oxy được đo bằng máy đo HANNA
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng chương trình Excel và SPSS 11.5 So sánh trung bình giữa các nghiệm thức được dựa vào phép phân tích phương sai ANOVA và phép thử DUNCAN với mức ý nghĩa p<0,05
Trang 22Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Biến động của các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ và oxy hòa tan được trình bày ở bảng 4.1 pH vào buổi sáng trung bình 6,35 ± 0,84 Biến động pH vào buổi sáng
ở các nghiệm thức dao động từ 6,22 - 6,46, pH vào buổi chiều trung bình 6,84 ± 0,43 Biến động pH vào buổi chiều ở các nghiệm thức dao động từ 6,71 - 7,08
Nhiệt độ sáng, chiều dao động từ 27,1 - 28,4, chênh lệch nhiệt độ sáng và chiều
là 0,1 - 0,2oC, nhưng nhiệt độ trung bình không khác biệt lớn ở các nghiệm thức Dotoàn bộ hệ thống thí nghiệm đều có mái che nên nhiệt độ hầu như đồng nhất giữa các nghiệm thức Nhìn chung, biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm nằm trong khoảng cho phép đối với sự phát triển bình thường của cá chép Nhiệt độ 23 - 30oC
nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá chép (Flajshans et al,
2008)
Hàm lượng oxy hòa tan trung bình là 5,20 ± 0,80 mg/L vào buổi sáng và 5,26 ±0,80 mg/L vào buổi chiều Hàm lượng oxy hòa tan không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức, dao động 4,69 - 5,62 mg/l Dao động này ở các bể thí nghiệm nằm trong khoảng cho phép đối với sự phát triển bình thường của cá chép Cá chép là loài có thể
chịu đựng oxy thấp cũng như oxy bão hòa (Flajshans et al, 2008).
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
Số liệu trình bày trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm là ổn định và gần như đồng nhất giữa các nghiệm thức, không gây ảnh hưởng đến hoạt tính men ChE và thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá chép
Trang 234.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu quinalphos lên hoạt tính men ChE của cá chép 4.2.1 Hoạt tính ChE ở não
Hoạt tính của enzyme ChE trong não cá bị ức chế ở tất cả các nồng độ thuốc
khác nhau Mức độ hoạt tính của enzyme tùy thuộc vào cả nồng độ thuốc lẫn thời gian thí nghiệm Nồng độ thuốc càng cao thì hoạt tính của enzyme ChE ở não càng giảm
Cá chép có khả năng phục hồi hoạt tính của enzyme sau một thời gian tiếp xúc (Bảng 4.2 và hình 4.1)
Bảng 4.2: Biến đổi hoạt tính ChE ở não cá chép
Số liệu trình bày trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các giá trị trong cùng một cột cùng mẫu tự (a,b) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Các giá trị trong cùng một hàng cùng mẫu tự (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
33 ngày
60 ngày
Hình 4.1: Hoạt tính ChE ở não so với đối chứng (%) Kết quả thí nghiệm cho thấy ở các nghiệm thức có thuốc thì hoạt tính ChE ở não đều giảm và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng Hoạt tính ChE ở não cá chép giảm rõ rệt sau 6 giờ, nồng độ thuốc càng cao thì hoạt tính
Trang 24càng giảm và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05), đến ngày thứ 3 hoạt tính ChE ở não của các nghiệm thức có xu hướng tăng lên, ở nồng độ thuốc càng cao thì hoạt tính ChE tăng càng chậm, nhưng vẫn khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (p<0,05) Theo, Nguyễn Quang Trung (2010), hoạt tính ChE ở não cá chép tiếp tục giảm đến ngày thứ 4 Trong khi đó, kết quả thí nghiệm trên cho thấy hoạt tính ChE
ở não đã có dấu hiệu tăng là do trong thời gian thí nghiệm ở các nghiệm thức đều sục khí liên tục Mức độ ức chế ChE ở não gia tăng theo sự gia tăng của nồng độ thuốc ở thời điểm 6 giờ với các nồng độ thuốc 0,076 mg/l, 0,152 mg/l, 0,38 mg/l và 0,57 mg/llần lượt là 84,84%, 90,12%, 90,48% và 90,63% đến 3 ngày thì hoạt tính ChE ở não tăng cũng như mức độ ức chế ChE ở các nồng độ giảm lại so với 6 giờ Ở các nồng độ thuốc 0,076 mg/l, 0,152 mg/l, 0,38 mg/l và 0,57 mg/l mức độ ức chế ChE ở não lần lượt là 76,28%, 83,22%, 84,55% và 89,55% Đến ngày thứ 30, ở các nồng độ có thuốc thì hoạt tính ChE ở não đã phục hồi hoàn toàn và khác biệt không có ý nghĩa thống kê
so với đối chứng (p>0,05) Như vậy, sau khi cho cá tiếp xúc thuốc lần 1 hoạt tính ChE
ở não giảm theo sự gia tăng nồng độ thuốc và ở ngày thứ 30 các nghiệm thức có nồng
độ thuốc thì hoạt tính ChE ở não có biểu hiện phục hồi hoàn toàn
Sau khi cho cá tiếp xúc thuốc lần 2 hoạt tính ChE ở não giảm rõ rệt, ở nồng độ thuốc càng cao hoạt tính gảm càng mạnh và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05) Ở nồng độ 0,076 mg/l, hoạt tính ChE là 30,08±9,09 nmol/phút/mg protein (34,69%), ở nồng độ 0,57 mg/l là 17,63±4,91 nmol/phút/mg protein (20,33%) Tuy nhiên, ở lần tiếp xúc thuốc lần 2 hoạt tính ChE ở não giảm nhưng thấp hơn lần tiếp xúc thuốc thứ 1 Hoạt tính ChE ở não tiếp tục giảm đến ngày thứ 33 đối với nồng
độ thuốc 0,076 mg/L nhưng có khuynh hướng tăng chậm ở các nồng độ thuốc còn lại
và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05) Đến ngày 60, hoạt tính ChE ở não có biểu hiện phục hồi ở nồng độ các nồng độ thuốc (p>0,05) Kết quả này phù hợp với nghiên cứu nghiên ảnh hưởng Basudin (hoạt chất diazinon) lên hoạt tính men AChE của cá chép, mè vinh và rô phi cho thấy mức độ bị ức chế trên 80% ở nồng độ an toàn và chỉ dẫn và trên 90% ở nồng độ LC50-96 giờ Khả năng hồi phục của men sau ngày thứ 10 và rất chậm, ở những nồng độ an toàn và chỉ dẫn đạt 70-90% và những nghiệm thức nồng độ LC50- 96 giờ chỉ đạt 60 - 80% so với đối chứng sau 30 ngày (Đỗ Thị Thanh Hương, 1999)
4.2.2 Hoạt tính ChE ở cơ
Sau 6 giờ tiếp xúc với thuốc thì hoạt tính ChE trong cơ bắt đầu giảm mạnh, ở nồng độ thuốc càng cao thì hoạt tính càng giảm và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p<0,05) (Bảng 4.3 và hình 4.2) Mức độ ức chế lần lượt ở các nồng độ 0,076 mg/L, 0,152 mg/L, 0,38 mg/L và 0,57 mg/l lần lượt là 81,6%, 89,47% 89,72%