Những tiêu chuẩn để chọn nái tốt là chọn những con cái hậu bị lúc 8 tháng tuổi có trọng lượng đạt 90-100 kg, chọn heo có ngoại hình dài đòn, mông nở, háng rộng, âm hộ xuôi, bốn chân thẳn
Trang 1Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA HAI NHÓM GIỐNG HEO LAI
LANDRACE) LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI
NUÔI CON Ở THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS Lê Thị Mến Lê Diệp Tuyền
MSSV: 3082710 Lớp: CNTY K34
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần Thơ, 2011
Trang 2LÊ DIỆP TUYỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA HAI NHÓM GIỐNG HEO LAI
LANDRACE) LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI
NUÔI CON Ở THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
PGS.TS Lê Thị Mến
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần Thơ, 2011
Trang 3130 kg/nái (Phùng Thị Vân, 2004) Tại các nước có nền chăn nuôi heo phát triển như Đan Mạch, Mỹ, Đức, Bỉ, Hà Lan, Canada, khối lượng heo con cai sữa /nái/năm bình quân cao hơn bình quân của Việt Nam khoảng 15-30% (22 con x 7 kg
= 154 kg/nái /năm) (Pig international, 2011)
Để năng cao năng suất và chất lượng thịt cũng như cải thiện di truyền đàn heo giống Việt Nam, trong những năm qua nhiều cơ sở chăn nuôi đã nhập một số giống heo cao sản Một số nghiên cứu sử dụng các giống heo cao sản như Landrace, Yorkshire, Duroc… cho mục đích nuôi thịt và sản xuất trong các trại chăn nuôi công nghiệp đã được thực hiện Bên cạnh những ưu điểm, mỗi giống heo đều có những nhược điểm nhất định liên quan đến khả năng sinh sản và khả năng sản xuất thịt Theo Multisite (2011), một trong những giải pháp nâng cao năng suất heo nái
là sử dụng nhiều dòng heo lai tạo với nhau, biện pháp này nhằm tạo ưu thế lai cao nhất cho nái sinh sản Trong đó lai kinh tế hai giống heo ngoại giữa Landrace, Yorkshire và ngược lại đã tạo ra con lai (Landrace x Yorkshire) và (Yorkshire x Landrace) được xem là có ưu thế lai cao về nhiều chỉ tiêu sinh sản, việc sử dụng nái lai trong chương trình lai giống đã trở thành một tiến bộ trong thực tế sản xuất (Rothschild et al., 1998)
Riêng tỉnh Sóc Trăng, nơi có nguồn gốc xuất phát giống heo Bông Ba Xuyên nổi tiếng, trong những năm qua ngành chăn nuôi heo cũng không ngừng phát triển Tuy nhiên việc không chú trọng đến công tác quản lý giống, đến năng suất và chất lượng giống dẫn các giống không rõ ràng làm cho chất lượng thịt kém, phẩm chất giống ngày một suy thoái (Lê Văn Quang, 2010)
Xuất phát từ thực tế trên được sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi-Khoa Nông
Nghiệp và SHƯD, trường ĐHCT tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của hai nhóm
giống heo lai (Landrace x Yorkshire) và (Yorkshire x Landrace) lên năng suất sinh sản của heo nái nuôi con ở thành phố Sóc Trăng”
Mục tiêu: Nhằm đánh giá năng suất sinh sản của 2 nhóm giống heo nái (Landrace x
Yorkshire) và (Yorkshire x Landrace) Trên cơ sở đó tìm ra giống heo nái có năng
suất sinh sản cao phù hợp với điều kiện sản suất và hiệu quả kinh tế cho các trại chăn nuôi ở thành phố Sóc Trăng
Trang 4Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 CHỌN HEO CÁI LÀM GIỐNG SINH SẢN
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999), heo giữ làm cái sinh sản cần có những tiêu chuẩn như sau: Heo thuộc giống mắn đẻ có ngoại hình và thể chất tốt, heo có nguồn gốc bố mẹ là giống tốt và có khối lượng thích hợp Sự mắn đẻ của heo nái thể hiện trên số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống trên một ổ Một ổ đẻ có 8-9 con nuôi sống đến cai sữa và một năm heo nái trung bình cho từ 15-16 con, dưới mức này là kém Heo mắn đẻ phải đạt 1,8-2 lứa đẻ/năm và khi phối giống một lần là đậu
Để có heo nái tốt ta nên chọn giống heo Yorkshire thuần hoặc con lai giữa Yorkshire và Landrace nuôi gây giống Sở dĩ chọn những giống heo này vì chúng
có những ưu điểm sau: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa tốt trong điều kiện khí hậu ở nước ta Những tiêu chuẩn để chọn nái tốt là chọn những con cái hậu bị lúc 8 tháng tuổi có trọng lượng đạt 90-100 kg, chọn heo
có ngoại hình dài đòn, mông nở, háng rộng, âm hộ xuôi, bốn chân thẳng khỏe, ống chân to, có số vú từ 12 trở lên, núm vú rõ cách đều, có lý lịch rõ ràng, được sinh ra
từ những heo mẹ đẻ nhiều, tốt sữa, phàm ăn, có 8 con cai sữa khỏe mạnh trở lên; là giống của những con đực khỏe mạnh, không cận huyết, không mắc bệnh truyền nhiễm mãn tính như (Leptospirosis, Brucellosis, Thương hàn, Suyễn, Dịch tả, Lỡ mồm long móng, Rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) (Nguyễn Xuân Bình, 2008)
2.1.1 Giống heo Yorkshire
Heo Yorkshire có nguồn gốc ở Anh, có
nhiều dòng Ở Việt Nam xuất hiện nhiều
dòng nhất là dòng Yorshire Large White
Là giống heo kiêm dụng, hướng nạc mỡ
với sắc lông trắng ánh vàng (đôi khi da có
vài đốm nhỏ màu đen) Đầu to, mặt rộng,
mõm thẳng hoặc cong quớt lên Tai lớn,
đứng hơi nghiêng về phía trước Đòn dài,
vai nở, lưng thẳng, bụng gọn, mông và đùi
sau to Chân cao và khỏe (Lê Thị Mến,
2010)
Theo Trần Văn Phùng (2005), heo Yorkshire có ngoại hình thể chất chắc chắn, nuôi con khỏe, chịu đựng kham khổ, chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu stress cao Khi nuôi tại Việt Nam số con đẻ ra trên ổ bình quân là 9,57 con, trọng lượng sơ sinh đạt 1,24 kg/con Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 55-60 kg, trọng lượng bình quân lúc 60 ngày tuổi đạt 15-18 kg/con
Hình 2.1: Heo nái giống Yorkshire
(http://www.central.showpig.com)
Trang 52.1.2 Giống heo Landrace
Heo có nguồn gốc từ Đan Mạch hay
còn gọi là heo Danois (Mỹ) Là giống
heo hướng nạc và hiện nay được nuôi
phổ biến trên thế giới Heo thích nghi
kém hơn trong điều kiện khí hậu nóng
ẩm nhiệt đới (Lê Thị Mến, 2010)
Ngoại hình heo Landrace có màu lông
da trắng, tầm vóc to, dài mình, ngực
nông, bụng thon, mông nở, nhìn ngang
có hình hỏa tiển Đặc điểm nổi bật là
có đôi tai to, cúp về phía trước che lấp
mặt (Lê Hồng Mận, 2002)
Heo Landrace có khả năng sinh sản khá cao và nuôi con khéo Vì thế, heo Landrace
thường được chọn làm “dòng cái” trong các công thức lai giữa heo ngoại cao sản với nhau Sử dụng heo Landrace trong các công thức lai kinh tế hai giống, ba giống hoặc bốn giống giữa các giống heo ngoại để tăng tỷ lệ nạc từ 52-60% (Phùng Thị Văn, 2004)
2.1.3 Lai giống heo
2.1.3.1 Ưu thế lai
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (1999), “Ưu thế lai” được thể hiện qua các mặt sau: Số con đẻ ra trên lứa tăng 8-10%, về khối lượng toàn bộ cai sữa tăng tới
hơn 10% Về sản xuất thịt thì phù hợp vào mức độ di truyền của cha và mẹ, có thể
bằng trung bình giữa cha và mẹ, còn chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn cho kg tăng trọng
thì bằng hoặc thấp hơn con mẹ Khi sử dụng con cái lai F1 (con lai có 3 giống tham
gia) để làm giống sinh sản thì “ưu thế lai” thể hiện trên cá thể như sau: Số con sơ
sinh đến cai sữa tăng từ 3-6%, khối lượng ổ cai sữa tăng từ 10-12% Như vậy “Ưu
thế lai” là tiến bộ đạt được 1 lần khi cho lai, vậy khi dùng nái F1 để sinh sản tiếp,
tức là tăng ưu thế lai từ 2 nguồn (nguồn từ con nái lai và nguồn từ con đực cho
phối) vì vậy cho lai phải chọn cả con cha lẫn con mẹ, để đạt yêu cầu mong muốn
2.1.3.2 Công thức lai tạo nái nền
Sử dụng nái lai để nâng cao năng suất sinh sản trong sản xuất heo thịt thương phẩm
đã được sử dụng rộng rãi trên thới giới, sau kết quả nghiên cứu từ những năm 1930
và 1940 (Nguyễn Thị Viễn, 2005) Các con lai đời con của các con thuần tốt hơn
hẳn cha mẹ chúng vì tận dụng tối đa ưu thế lai ở con mẹ, đạt 100% ưu thế lai ở
Hình 2.2: Heo nái giống Landrace
(http://www.globalswine.com)
Trang 6đàn con Theo Georgiev (1972) và Eftov (1973), tổ hợp nái lai nâng cao được số
con sơ sinh sống, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa và khối lượng lúc cai sữa Công thức
lai như sau:
Công thức lai: ♂(♀) Landrace x ♀(♂) Yorkshire
Nái F1: (♀) (LY), (YL): Chọn gây nái sinh sản
Heo lai Yorkshire và Landrace có ngoại hình với sắc lông trắng, tròn mình lưng
thẳng, bụng thon, chân và đầu thanh Sự hòa hợp giữa ưu điểm và khuyết điểm của
giống heoYorkshire (như dễ nuôi, thịt nạc mỡ) với giống heo Landrace (khó nuôi,
thịt nạc nhiều, tốt sữa, sai con) nên con lai nếu là đực thì sẽ dễ nuôi thịt: nạc ngon
mềm có vân mỡ, hương vị thơm ngon, giá thành hạ Còn nái thì để nuôi sinh sản: đẻ
sai, nuôi con giỏi, tốt sữa, con dễ nuôi, ít bệnh (Phòng Kỹ Thuật Công Ty Nhân
Lộc, 2010) Con lai nuôi thịt lớn nhanh, 6-7 tháng đạt khoảng 100 kg Tiêu tốn
3,8-4,2 đơn vị thức ăn (TĂ) cho 1kg tăng trọng (TT) Tỉ lệ nạc là 52-57% Con lai
nếu nuôi dưỡng tốt và đúng kỹ thuật có thể đạt được yêu cầu về chất lượng
sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và xuất khẩu (Phạm Hữu Doanh et al., 2001)
2.1.3.3 Một số công thức lai thương phẩm 3 và 4 máu
Heo lai 3 máu (D x LY) và (D x YL)
Heo lai DLY và DYL là con lai 3 máu khi dùng đực cuối là Duroc thuần phối với
nái YL hay LY Heo con cai sữa 27 ngày tuổi đạt trọng lượng 6,3-6,5 kg, heo lai
nuôi thịt lớn nhanh ở 180 ngày tuổi có thể đạt thể trọng 90-100 kg, tỷ lệ nạc trên
65%, độ dày mỡ lưng 10-12 mm, sớ nạc mềm ngon, vân mỡ trung bình, TĂ đòi hỏi
dinh dưỡng cao, cân bằng acid amin, TTTĂ khoảng 3-3,2 kg cho mỗi kg tăng trọng
(Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006) Theo Lê Hồng Mận (2007), heo lai 3 máu
YL x Duroc tạo ra con lai hướng thịt và thường sử dụng 2 công thức lai như sau:
Công thức 1:
♂ Landrace x ♀Yorkshire
♂ Duroc x (♀) F1 (Landrace Yorkshire)
F2: Duroc Landrace Yorkshire (Con lai 3 máu)
Trang 7Công thức 2:
♂ Yorkshire x ♀ Landrace
♂ Duroc x (♀) F1 (Yorkshire Landrace)
F2: Duroc Yorkshire Landrace (Con lai 3 máu)
Heo lai 4 máu (PD x YL)
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2004), heo con cai sữa 27 ngày tuổi đạt 6,3-6,5 kg,
nuôi đến 60 ngày tuổi đạt 20 kg, bán giống cho người chăn nuôi heo thịt Heo nuôi
chóng lớn nuôi từ 165-170 ngày tuổi (5,5 tháng tuổi) đạt 95 kg, tăng trọng bình
quân 645-650 g/ngày, tiêu tốn 2,8-3 kg TĂHH/kg TT, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ đạt trên
58% Với công thức lai như sau:
♀ F1 (Landrace × Yorkshire) × ♂ F1 (Duroc × Pietrain)
2.2 SINH LÝ SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.2.1 Tuổi động dục đầu tiên
Heo thường thành thục về tính dục 6-8 tháng tuổi Biểu hiện động dục lần đầu
báo hiệu sự thành thục về tính ở heo cái hậu bị, lần động dục đầu đa số là chưa
ổn định và sự ổn định sẽ đạt dần qua các lần động dục kế theo (Nguyễn Thiện và
Đào Đức Thà, 2007) Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản
lâu bền cần bỏ qua 1-2 chu kỳ động dục, rồi mới cho phối giống (Phạm Hữu Doanh
và Lưu Kỷ, 1999) Tuổi bắt đầu động dục và phối giống ở heo cái là khác nhau,
nó phụ thuộc vào giống, chế độ nuôi dưỡng, cường độ sinh trưởng ở giai đoạn hậu
bị (Hughes et al., 1975) Giữa các giống heo ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc
thì giống heo Landrace có tuổi thành thục sớm nhất, kế đến là heo Yorkshire và
muộn nhất là heo Duroc Thành thục tính dục sớm sẽ làm giảm lượng thức
ăn và chi phí có liên quan đến nuôi dưỡng heo cái hậu bị mà không làm giảm năng
suất sinh sản (Christenson và et al., 1979)
2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999), heo nái nội trong sản xuất tuổi đẻ lứa
đầu thường từ 11-12 tháng tuổi Như vậy lứa đầu cho phối lúc 7 tháng tuổi với khối
lượng cần đạt từ 45-50 kg Đối với heo nái lai và nái ngoại nên cho đẻ lần đầu lúc
12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi Như vậy phải phối giống lứa đầu ở
Trang 8heo lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng lớn không dưới 65-70 kg và heo ngoại
(giống heo ngoại nuôi thích nghi ở Việt Nam) thì cho phối giống lúc 9 tháng tuổi và
khối lượng không dưới 80-90 kg
2.2.3 Chu kỳ động dục, công tác phối giống và động dục trở lại sau đẻ ở heo nái
Cơ chế động dục của heo nái như sau: Khi heo cái đến tuổi thành thục về tính dục,
các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, feromon của con đực và
các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi
tiết ra kích thích tố FRF (Folliculin Releasing Factor) có tác dụng kích thích tuyến
yên tiết ra FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng Trong quá trình bao noãn
phát dục và thành thục thì thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong
xoang bao noãn, làm cho heo cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài Cuối kỳ động
dục tuyến yên tiết ra LH làm cho trứng chín và rụng Sau khi trứng rụng sẽ hình
thành thể vàng buồng trứng, thể vàng tiết ra progesterone, có tác dụng kích thích sự
tăng sinh của màng nhầy tử cung chuẩn bị cho hợp tử làm tổ trong sừng tử cung,
đồng thời ức chế tuyến yên tiết ra FSH, ức chế sự thành thục của bao noãn trong
buồng trứng, làm cho bao noãn không phát dục, đồng thời kích thích tuyến yên tiết
prolactin, kích thích tuyến vú phát triển (Trần Văn Phùng, 2005)
Banne Bonadona (1995), chu kỳ động dục của heo cái là 21 ngày được chia làm 4
giai đoạn: Tiền động dục khoảng 6 ngày, sau động dục 3 ngày và giai đoạn yên tĩnh
khoảng 8 ngày Rapael (1971) cho rằng ở heo cái hậu bị có chu kỳ động dục ngắn
hơn heo nái trưởng thành Lứa đẻ thứ 2 và thứ 3 có chu kỳ động dục là 19,50 ngày;
lứa 4 và 5 chu kỳ là 20,80 ngày; lứa thứ 6 và 7 chu kỳ là 21,50 ngày; lứa thứ 8 và 9
chu kỳ là 22,40 ngày
Phát hiện heo nái động dục là nhân tố quan trọng nhất trong công tác phối giống
nhất là khi sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo Để phát hiện động dục cần kiểm
tra ít nhất 2 lần, thời gian cách nhau giữa 2 lần kiểm tra là 12 giờ Thời gian kiểm
tra vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ chiều là những thời điểm con cái có biểu hiện động
dục rõ nhất Khi kiểm tra kết hợp giữa việc xem xét trạng thái con cái khi dẫn con
đực đi ngang qua với việc quan sát âm hộ con cái (độ sưng, mầu, dịch tiết…) nhưng
tốt nhất là vẫn cưỡi lên lưng con vật để thử phản xạ mê ì (Trần Văn Phùng, 2005)
Thời gian động dục của heo nái nội từ 3-4 ngày, của heo nái ngoại từ 4-5 ngày, của
heo nái hậu bị ngoại có thể dài hơn từ 5-7 ngày Toàn bộ thời gian động dục của heo
nái có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu), giai đoạn
chịu đực còn gọi là thời kỳ mê đực, khi sờ tay lên mông heo nái thì heo đứng yên,
đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng xuống, có hiện tượng đái són,
âm hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín, chảy dịch nhờn Khi con đực lại thì
Trang 9đứng yên cho phối Thời gian kéo dài khoảng 2 ngày, nếu được phối giống ở giai
đoạn này thì tỷ lệ thụ thai cao Giai đoạn chịu đực kết thúc, heo nái sau khi thụ thai
thường không có biểu hiện động dục, tuy nhiên cá biệt có những con có biểu hiện
động dục hiện tượng này gọi là động dục giả, hiện tượng này thường thấy ngay ở
ngày thứ 1-2 của chu kỳ thứ nhất hay thứ 2 sau khi đã phối giống Động dục giả
thường biểu hiện không rõ ràng và chỉ trong thời gian ngắn, cần quan sát kỹ để xác
định chính xác Có những heo nái tuy đã phối giống không thụ thai, nhưng đến chu
kỳ động dục lần sau không có biểu hiện động dục, gọi là hiện tượng chữa giả
Nguyên nhân của hiện tượng này là có thể do thể vàng tồn tại quá lâu trên buồng
trứng, hoặc do rối loạn nộ tiết Cần theo dõi để có biện pháp kích thích động dục
cho những heo nái này (Trần Văn Phùng, 2005)
Trong thời gian nuôi con sau khi đẻ 3-4 ngày hoặc sau khi đẻ 30 ngày heo có hiện
tượng động dục trở lại, thường thấy ở heo nội Không nên cho phối giống lúc này vì
bộ máy sinh dục của heo chưa phục hồi như trước khi đẻ, trứng chưa chin đều Sau
khi cai sữa (lúc 50-55 ngày) khoảng 3-5 ngày thì heo nái động dục trở lại Thời gian
này cho phối giống, heo đễ thụ thai và trứng chín nhiều, dễ có số con đông Quan tâm theo dõi để phối giống kịp thời là thắng lợi của nhà chăn nuôi Tránh để
cơ thể heo mẹ hao mòn nhiều sau khi đẻ để sử dụng lâu dài con nái Hao mòn cơ thể
ở heo nái thường từ 10-20% so với trước khi đẻ Trên mức này heo mẹ cần được
chú ý về dinh dưỡng Không ép phối, nếu heo nái sau khi cai sữa con mà cơ thể hao
mòn gầy sút Cần phải bỏ qua một chu kỳ để nái lại sức và nuôi được bền lâu hơn
(Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1999)
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1999), để heo nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con
đẻ ra nhiều cần tiến hành phối giống đúng lúc, vì thời gian trứng tồn tại và có hiệu
quả thụ thai rất ngắn, trong khi đó thì tinh trùng có thể kéo dài và sống trong tử
cung khoảng 45-48 giờ Do vậy thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa hai giai
đoạn chịu đực Dưới đây là sơ đồ động dục của heo và thời điểm phối giống đối với
heo nái lai và nái ngoại:
Số ngày động dục (Các hiện tượng)
Ngày chịu đực (heo mê ì)
1 2 3 4
Ngày
1 Ngày Ngày
1/2 Ngày 1/2 Ngày
Trứng rụng phối giống tốt nhất
Trang 10Trong sản xuất thụ tinh nhân tạo khi heo có triệu chứng chịu đực buổi sớm thì chiều
cho phối, nếu có triệu chứng vào buổi chiều thì để sớm hôm sau cho phối Nên cho
phối 2 lần ở giai đoạn chịu đực, nhằm “chặn đầu khóa đuôi” của thời kỳ rụng trứng
(nhất là đối với heo nái tơ)
2.2.4 Sinh lý tiết sữa của heo nái nuôi con
Sự sinh sữa: vào cuối thời kỳ mang thai của gia súc, các tế bào của nang tuyến trải
qua những biến đổi đặt biệt, trở nên to lớn và có khả năng tổng hợp phân tiết sữa
Sự bài tiết sữa gồm 2 quá trình: Sinh sữa và thải sữa Sự hình thành sữa là một quá
trình sinh lý phức tạp xảy ra ở tế bào tuyến, được đáp ứng bằng hình thức phản xạ
dưới sự điều khiển của hệ thần kinh Nhằm để chọn lọc những chất từ huyết tương
đưa vào tuyến vú và tổng hợp nên những thàng phần đặc trưng của sữa Phân tích
thàng phần của sữa và huyết tương người ta thấy sữa có nhiều chất mà huyết tương
không có như casein, lactose, mỡ sữa (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn
Thu, 2009)
Quá trình phát triển tuyến vú phụ thuộc vào tác động của các hormone tuyến nội tiết
sinh dục, tuyến yên, tuyến trên thận, lượng sữa thay đổi tùy thuộc theo mức dinh dưỡng, giống, số lượng con được nuôi, lượng sữa tiết ra cao nhất vào tuần thứ
2 và thứ 3, tuy nhiên mỗi tuyến vú là một đơn vị độc lập và hoàn chỉnh nên số
lượng sữa tiết ra mỗi vú cũng không giống nhau, vú trước nhiều sữa hơn (Trương
Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000)
Heo nái thường cho sữa từ 6-8 tuần và sự sản xuất sữa ở cao điểm giữa tuần thứ
ba và tuần thứ năm của chu kỳ cho sữa Trung bình lượng sữa sản xuất trong 8 tuần
là 300-400 kg Năng suất sữa hằng ngày tăng theo số con bú, từ 0,9-1 kg cho mỗi
heo con của ổ có 8 heo con và 0,7-0,8 kg cho ổ có 9-12 con Việc đo lường lượng
sữa sản xuất của heo nái rất khó khăn nên thường được tính dựa theo sự tăng trọng của heo con, mỗi kg tăng trọng cần 3-3,5 kg sữa mẹ (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần
Thị Dân, 2000)
Theo Trần Thị Dân (2006), thành phần của sữa không khác nhau nhiều giữa các bầu
vú nếu các bầu được bú như nhau Mỡ, protein và lactose lần lượt chiếm 60%, 22%,
10% của tổng năng lượng trong sữa Phần lớn acid béo trong sữa heo là acid béo
16-18 carbon và không bão hòa Sữa heo thiếu sắt và đồng dù khẩu phần heo mẹ đủ
những chất này Mặt khác, nồng độ kẽm và mangan trong sữa tăng khi tăng các chất
này trong khẩu phần heo mẹ Các chất trong tuyến vú chỉ xuất hiện trong vòng 2
ngày trước khi sanh, sự tích tụ các kháng thể cũng chỉ xảy ra trong 2 ngày cuối của
thai kỳ Vào lúc sanh, nồng độ của kháng thế trong sữa đầu rất cao và giảm nhanh
Trang 11trong vòng 24 giờ sau khi sanh Hàm lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo
lứa đẻ Heo nái đẻ lứa lứa một có hàm lượng kháng thể thấp nhất trong sữa đầu
Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn heo con, cũng như khối lượng cai sữa sau này Do đó trong công tác giống
cần chú ý chọn được những heo nái có năng suất sữa cao, cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao khả năng tiết sữa của heo mẹ
(Trần Văn Phùng, 1999)
2.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO CON
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Khối lượng heo con đạt được ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối
tương quan thuận với nhau khá chặt chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh càng
cao thì có hy vọng để khối lượng lúc cai sữa cao (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận,
2005) Thông thường khối lượng heo con ở ngày thứ 7-10 đã gấp 2 lần khối lượng
heo con sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi gấp
5 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi gấp 10-15 lần khối lượng sơ sinh
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007) Trong quá trình sinh trưởng và phát triển,
heo con gặp hai thời kỳ khủng hoảng là lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa: Giai đoạn 3
tuần tuổi thì nhu cầu sắt mỗi ngày cho heo con sơ sinh cần khoảng 7-11 mg để tạo
máu và chống đỡ bệnh tật Tuy nhiên, lượng sữa mẹ hàng ngày chỉ cung cấp không
quá 2 mg Fe/con/ngày nên cần cung cấp thêm khoảng 5-9 mg Fe/con/ngày; trong
giai đoạn cai sữa thì heo con do bị tách khỏi mẹ, từ dinh dưỡng phụ thuộc sữa mẹ
chuyển sang dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn Nếu sự chuyển biến này
đột ngột sẽ tác động xấu đến tăng trưởng heo con (Trần Cừ, 1972)
2.3.2 Những biến đổi về tiêu hoá
Heo con đang theo mẹ, nếu ta tách mẹ ra và nuôi dưỡng chúng với khẩu phần thích
hợp trong tuần đầu vẫn xảy ra xáo trộn trao đổi chất, vì thế cần có thời gian thích
hợp để heo con làm quen với một số khẩu phần thức ăn (Trần Cừ, 1972) Heo con
khi được tập ăn sớm có khả năng tiếp nhận thức ăn để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng
phát triển ngày càng tăng của heo con vào thời gian ngay từ sau cai sữa Ngoài ra
tập cho heo con ăn được sớm sẽ hạn chế sự hao mòn cơ thể heo mẹ trong giai đoạn
nuôi con và heo mẹ sẽ có thể trạng tốt hơn sau cai sữa để mau động dục trở lại sau
khi tách con (Nguyễn Thiện, 2008) Thức ăn thay thế sữa mẹ có thể khó tiêu hơn
sữa mẹ, không tiêu hoá hết số lượng thức ăn tập ăn có thể làm cho heo con bị ảnh
hưởng là giảm khả năng tiêu hoá, vi sinh vật ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu
nước ở đường ruột dẫn đến tiêu chảy Vì vậy thức ăn tập cho heo con ăn sớm phải
dễ tiêu hóa, có giá trị dinh dưỡng cao, ngon miệng và sạch (Trương Lăng, 2000)
Trang 122.3.2 Khả năng điều hòa thân nhiệt
Heo con sơ sinh do lớp vỏ đại não chưa hoàn chỉnh nên khả năng điều hòa thân
nhiệt của chúng rất kém Ngoài ra, lớp mỡ dưới da heo con rất mỏng, chỉ chiếm 1%
trọng lượng cơ thể nên khả năng chống lạnh, giữ nhiệt cho cơ thể còn hạn chế, heo
dễ mất nhiệt, dễ bị bệnh Khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường, heo con dễ bị
tác động đưa đến sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh đặc biệt là rối loạn tiêu hóa, tiêu
chảy… (Trần Cừ, 1972) Heo con từ 15-20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định
(Trần Thị Dân, 2006) Nhiệt độ thích hợp cho heo con theo mẹ được trình bày trong
bảng 2.1
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của heo con
2.3.3.1 Ảnh hưởng của di truyền
Tầm quan trọng của gen đối với sức sống của heo con thường được lưu ý vì sức
sống của heo con thường bị ảnh hưởng rõ bởi lai giống hoặc đồng huyết Giống heo
nhiều mỡ thường có trọng lượng sơ sinh thấp nhưng đề kháng tốt với lạnh và đói,
do đó tỷ lệ chết thấp hơn heo châu Âu nhiều nạc Lai giống thường làm cải thiện số
heo con sơ sinh sống, tuy nhiên đồng huyết (do phối nọc và nái có quan hệ thân tộc
3 đời) gây chết phôi (Trần Thị Dân, 2006)
2.3.3.2 Khả năng miễn dịch của heo con
Heo con từ khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể Song lượng
kháng thể trong máu heo con được tăng rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu Cho
nên nói rằng ở heo con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động Nó phụ thuộc
vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ Trong sữa đầu của heo
mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18-19%
protein (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)
Bảng 2.1: Nhiệt độ thích hợp cho heo con theo mẹ
Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ)
Ngày thứ 2 sau khi sinh
Ngày thứ 2 sau khi sinh
Ngày thứ 4 sau khi sinh
Ngày thứ 5 sau khi sinh
Ngày thứ 6 sau khi sinh
Ngày thứ 7 sau khi sinh
Ngày thứ 8 đến cai sữa
Trang 13Sự hấp thu sữa đầu của heo con đạt hiệu quả cao nhất trong 12 giờ đầu, thoạt đầu
heo con hấp thu loại kháng thể IgG từ huyết thanh heo mẹ, đây là loại kháng thể
hữu hiệu giúp heo con tăng sức đề kháng, kháng thể này được phát hiện trong máu
heo con vào 3 giờ sau khi sanh Nếu heo con được bú đầy đủ và hấp thu tốt kháng thể từ sữa đầu thì trong 24 giờ, hiệu giá kháng thể trong máu heo con gần
bằng hiệu giá kháng thể heo mẹ Sau thời gian 48 giờ, heo con không còn hấp thụ
tốt được kháng thể IgG thì IgA được thay thế và là kháng thể chính của sữa, loại
kháng thể này sẽ bảo vệ niêm mạc ruột heo con khỏi bị tấn công bởi vi sinh vật có
hại (Trần Thị Dân, 2006)
2.3.3.3 Biến động giữa giống và lai giống
Tuy có sự biến động về sức sống của heo con giữa các giống, nhưng ít tác giả xử lý
thống kê kết quả này vì sức sống của heo con được kiểm soát bởi gen của heo con
lẫn gen của heo mẹ Mặc dù có thể có ảnh hưởng của số mẫu khảo sát, điều kiện môi trường và khác biệt di truyền giữa các nhóm giống Người ta ghi nhận heo Landrace và Yorshire có tỷ lệ sống cao nhất, kế đến là Duroc, Landrace Bỉ, Pietrain
và sau cùng là Hamshire Nhiều thí nghiệm cho thấy việc chọn lọc đàn nái mắn đẻ
(chọn những nái có số con đẻ ra còn sống lớn hơn 13 con/ổ) có thể cho kết quả tốt
về số heo con sơ sinh/ổ ở những thế hệ sau Tỷ lệ sống sót của heo lai có thể tăng
thêm 57% so với heo thuần Ưu thế lai của số heo con cai sữa thì tương tự nhau
giữa các giống Nhìn chung, ưu thế lai của số heo con cai sữa cao hơn ưu thế lai của
số heo con sơ sinh; chẳng hạn lai giống làm tăng thêm 0,5% heo cai sữa/ổ so với chỉ
tăng 0,24 heo sơ sinh/ổ (Trần Thị Dân, 2006)
2.3.3.4 Ảnh hưởng của đồng huyết
Nhà sản xuất cố gắng kiểm soát tốc độ tăng mức đồng huyết ở mỗi thế hệ sao cho
mức đồng huyết ở khoảng 0,5-10% mỗi năm Khi ổ đẻ có mức đồng huyết tăng
10% thì số heo con sơ sinh/ổ giảm 0,13 và số heo lúc 56 ngày giảm 0,34 con trong
ổ Nếu heo mẹ tăng đồng huyết 10% thì số heo con sơ sinh hoặc cai sữa đều giảm
0,23 Điều này cho thấy đồng huyết ở heo mẹ ảnh hưởng lớn đến số heo sơ sinh
trong khi đồng huyết ở heo con ảnh hưởng đến số heo cai sữa/ổ Ở heo con đồng
huyết tăng 10% sẽ làm tỷ lệ chết tăng 1% (Trần Thị Dân, 2006)
2.4 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), năng suất sinh sản của heo nái có mối
liên quan chặt chẽ đến 2 yếu tố, đó là di truyền và ngoại cảnh Yếu tố di truyền phụ
thuộc vào đặc tính con giống, mỗi giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính, sức
sản xuất cũng khác nhau Yếu tố ngoại cảnh bao gồm: Thức ăn, thú y, chuồng trại,
quá trình chăm sóc
Trang 142.4.1 Yếu tố di truyền
Theo Galvil et al (1993) (trích dẫn của Võ Thị Tuyết, 1996) cho rằng tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di truyền từ đời trước truyền lại cho con cháu các đặc điểm của mình Đặc điểm này không thể thay đổi được mặc dù đã có những biện pháp khác như dinh dưỡng và kỹ thuật phối giống tốt
Sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến 50% của số phôi thai chết, dù vật nuôi
ở trạng thái tốt nhất cũng không thể làm cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó (Trần Thị Dân, 2003) Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản của heo nái được trình bày qua bảng 2.2
Bảng 2.2 Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản của heo nái
Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống 20
(Cẩm nang chăn nuôi heo công nghiệp, 1996)
Hutchens et al (1981) cho biết tuổi động dục và khối lượng cơ thể lúc động dục lần đầu có mối tương quan di truyền với khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, mức độ tăng khối lượng trung bình/ngày và độ dầy mỡ lưng khi đạt 90,70 kg khối lượng cơ thể Hệ số di truyền này nằm trong khoảng từ thấp đến trung bình (0,19 đến 0,40) Tuổi thành thục thay đổi tuỳ theo giống Heo lai có tuổi thành thục sớm hơn heo thuần khoảng 11 ngày Heo cái có tuổi thành thục trễ nếu mẹ nó trưởng thành sinh dục trễ Tiếp xúc với nọc sẽ giúp nái hậu bị thành thục sớm hơn Trong cùng một giống, giao phối cận thân thì thành thục sinh dục sẽ chậm hơn giao phối không cận thận (Đỗ Hữu Phương, 2011)
Theo Burger (1952) và Barker (1958) (trích dẫn từ Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà, 2007) cho rằng số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số con đẻ ra trên một lứa và cho rằng các giống heo màu trắng có số trứng rụng nhiều hơn các giống heo màu đen Nếu tuổi heo cái hậu bị tăng lên 10 ngày thì số trứng rụng tăng thêm 0,67 trứng Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỹ (1999), lứa đẻ tốt từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 6-7 Tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ
4 Sang năm tuổi thứ 5 heo có thể còn đẻ tốt nhưng con đẻ còi cọc, chậm lớn Heo nái già thường hay xảy ra hiện tượng đẻ khó, con chết trong bụng, cắn con, từ thực
tế đó cần tính toán để thay thế heo nái hằng năm
Trang 152.4.2 Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh như: Yếu tố thiên nhiên, bệnh tật, dinh dưỡng, quản lý và chăm sóc, chuồng trại cũng rất quan trọng Nó ảnh hưởng đến năng suất của heo nái lẫn heo đực
Yếu tố thiên nhiên như: Nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, thổ nhưỡng, độ thông thoáng ảnh hưởng nhiều đến sức phát dục và sinh sản của heo Khí hậu quá nóng làm thú mệt mỏi, dễ bị stress nhiệt hoặc khí hậu quá lạnh cùng với ẩm độ cao cũng làm heo
dễ bị bệnh đồng thời cũng làm giảm khả năng sinh sản của heo nái
Khi đánh giá năng suất sinh sản của heo cái hậu bị trong vòng 1 năm thì Maksimovic (1983) thấy rằng heo cái hậu bị có biểu hiện động dục rõ ràng và tỷ lệ phối đậu thai là tốt nhất ở vào tháng 7 và tháng 8 so với các tháng còn lại trong năm Theo Hurtgen và Leman (1980), tỷ lệ đẻ của nái hậu bị thấp (60,8%) đối với những cái được phối vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9 so với các tháng khác trong năm (76,9%) Khi nhiệt độ 35oC trong 20 ngày đầu của thời kỳ mang thai, sẽ làm giảm số lượng thai sống Ngoài ra ánh sáng và cường độ ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến sự thành thục của heo cái; cái hậu bị được nuôi ở môi trường có thời gian chiếu sáng là 12 giờ sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn 39 ngày so với khi nuôi không có ánh sáng (Hacker et al., 1974)
Chuồng trại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sinh lý sinh sản của heo cái hậu
bị Trọng lượng ở thời điểm động dục của heo cái hậu bị nuôi chuồng ép có khuynh hướng lớn hơn nhiều so với cái hậu bị nuôi thả có vận động (Christenson, 1981; Caton et al., 1986) Theo Dial et al (2001), thì tỷ lệ loại thải của cái hậu bị cũng giảm đi đáng kể khi tăng diện tích nuôi nhốt của heo cái lên từ 0,85-1,15 m2, chuồng nuôi nhốt cái hậu bị gần chuồng nái rạ thì tuổi thành thục của cái hậu bị cũng sớm hơn cái nuôi độc lập hoàn toàn (Stephens và Close, 1984) Vì vậy chuồng trại phải được xây dựng đúng kỹ thuật phù hợp với thời tiết của từng vùng, ánh sáng đầy đủ, đảm bảo độ thông thoáng không để lượng khí độc tồn tại trong chuồng, nhằm tạo điều kiện cho đàn nái phát triển tốt Nhiệt độ thích hợp với chuồng heo được trình bày qua bảng 2.3
Bảng 2.3 Nhiệt độ tối ưu với chuồng heo
Chuồng nuôi Nhiệt độ tối ưu ( o C) Giới hạn có thể ( o C)
( Pillips, 2000 Trích dẫn của Nguyễn Thế Nam, 2006)
Trang 16Yếu tố dinh dưỡng: Trong thức ăn của nái cần cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, các loại vitamin, khoáng để đảm bảo cho việc phát triển, duy trì trọng lượng, sức khỏe của nái cũng như nuôi thai Khẩu phần ăn không cần bằng về dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái như khẩu phần có quá nhiều chất bột đường nhưng thiếu đạm, thiếu khoáng, thiếu vitamin (vit) (chủ yếu là vit A, E) Nếu lượng chất đạm trong cơ thể heo nái giảm (bao gồm về thể chất và lượng cơ bắp) sẽ kéo dài thời gian lên giống lại và thời gian đậu thai lứa sau Ở lứa sau, quá trình hình thành trứng sẽ bị ảnh hưởng, số con đẻ ra sẽ giảm từ 2-3 con Với sự cải tiến di truyền và quản lý sau khi đẻ được cải thiện, số heo con đẻ ra trên lứa đầu nhiều, dẫn đến tình trạng nái bị tổn thất chất đạm rất nhiều Đây là nguyên nhân khiến năng suất lứa 2 giảm (Ấn phẩm kiến thức chăn nuôi heo, 2011)
Sự mất cân đối dinh dưỡng làm cho heo nái mập, lười vận động, bào thai kém phát triển có thể chết trong bụng mẹ và làm cho heo nái nhiểm độc (Nguyễn Như Pho, 2001) Theo Hughes et al (1969) cho rằng thiếu vit A là nguyên nhân gây ra biểu hiện bất thường của chu kỳ động dục, gây giảm thấp Tỷ lệ đậu thai thường làm chết heo con sau khi sanh Thiếu vit A trong giai đọan đầu mang thai cũng gây dị hình bào thai, gây chết heo con sơ sinh nhiều hơn Heo con đẻ ra gầy yếu, gây sừng hóa lớp niêm mạc tử cung, đậu thai kém, thai khô, sót nhau… Theo Nguyễn Như Pho (2002), khi thiếu vit E trong thời kỳ mang thai sẽ tăng số bào thai chết, heo con sau khi sinh rất yếu Ngoài ra thiếu vit E khả năng sinh sản của thú đực và thú cái đều giảm Việc thiếu vit E trên thú cái thì buồng trứng vẫn phát triển bình thường nhưng
sẽ gây chết thai, sẩy thai
Yếu tố gieo tinh nhân tạo: Có tỷ lệ đậu thai thấp hơn nọc phối 10% Nọc phối kép với lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 12-24 giờ sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ đậu thai Bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ đậu thai (Đỗ Hữu Phương, 2011)
Yếu tố bệnh tật: Ảnh hưởng đến năng suất của heo một cách rõ rệt, tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và tùy theo bệnh lý Một số bệnh gây ảnh hưởng nhiều như: bệnh sẩy thai truyền nhiễm, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS), bệnh do ký sinh trùng Heo nái bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm sức đề kháng của nái Theo Nguyễn Như Pho (2002), nguyên nhân làm giảm thành tích sinh sản của heo nái và sức sống của heo con có thể do nhiểm trùng bầu vú; heo nái bị viêm tử cung, heo nái cho sữa kém hoặc mất sữa; heo con bị rối loạn vi khuẩn đường ruột, do sự hiện diện vi sinh vật cơ hội trong chuồng nuôi ở mật số cao Ngoài ra các bệnh viêm cơ quan sinh dục sẽ làm cho khả năng sinh sản của nái giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho trại chăn nuôi
Trang 17Yếu tố quản lý và chăm sóc: có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản, chăm sóc tốt giúp phát hiện kịp thời nái mắc bệnh để điều trị có hiệu quả, giảm tỷ lệ heo con chết, heo con bị mẹ đè
Theo Greenfeed (2010), phần lớn trại chăn nuôi heo nái sinh sản là trại bố mẹ Mục tiêu của trại là sản xuất số heo con cai sữa/nái/năm càng nhiều càng tốt Tùy quốc gia, trình độ chăn nuôi… mà tiêu chuẩn này dao động 18-31 Các nước Bắc Âu đang dẫn đầu với 31,2 heo con cai sữa/nái/năm Ở Việt Nam, các trại heo công nghiệp lấy 23 làm tiêu chuẩn Chỉ số này phụ thuộc vào: Số heo con sơ sinh bình thường/lứa (>10) và Số lứa đẻ/nái/năm (2,3), phụ thuộc vào 15 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo cái qua sơ đồ 2.1 như sau:
Sơ đồ 2.1: Mười lăm yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái
(www.greenfeed.com.vn, 2010)
Thời gian chờ phối (5-7 ngày)
Giống heo (gene)
Thời điểm phối
Trứng không thụ tinh
Số heo con bị hao hụt
Số ngày không sản xuất
Thời gian nuôi con (21-28 ngày)
Tuổi nái (tơ, rạ)
Tỉ lệ heo con cai sữa chết và loại
Tỉ lệ heo con sơ sinh chết và loại
Trang 18Yếu tố giống heo (Gene): Trại chăn nuôi heo nái sinh sản là trại bố mẹ nên chọn nái dòng sinh sản (Landrace, Yorkshire, LY); không nên chọn giống Duroc, Pietrain, Hampshire, heo thịt (LYD, LYDP) làm nái Landrace, Yorkshire thuần có một số nhược điểm (2 chân sau yếu, nhạy cảm yếu tố gây stress…) do đó giống nái LY được ưa chuộng nhất
Tuổi heo nái: Thông thường năng suất sinh sản nái rạ (lứa 3-6) > nái tơ (lứa 1-2) và nái già (>7 lứa) Cần xác định cơ cấu đàn nái: 30% tơ, 40% rạ, 30% già Có kế hoạch thay thế đàn nái: 15-25% (trại mới), 25-35% (trại cũ), thay thế đồng đều hàng tháng/quý Ví dụ: trại quy mô 60 nái: cần thay 30% x 60 = 18 nái/năm, tỉ lệ chọn 90% nên cần nhập 20 nái hậu bị/năm và 5 nái hậu bị/quý
Phương pháp kích thích nái: Heo nhà nuôi nhốt (đặc biệt trong chăn nuôi công nghiệp) ít được vận động, ảnh hưởng nhiều đến việc động dục, rụng trứng Người chăn nuôi nên áp dụng biện pháp kích thích (flushing) để nái lên giống đúng tuổi, đúng kỳ; trứng chín và rụng tối đa
Thời điểm phối giống: Cần xác định thời điểm phối giống chính xác (không sớm, không muộn) để tinh trùng và trứng có cơ hội gặp nhau nhiều nhất suy ra số trứng được thụ tinh tối đa
Số lần phối/đợt: Nghiên cứu cho biết: phối 2 liều/đợt tốt hơn rất nhiều so với 1 liều/đợt, phối 3 liều/đợt tốt hơn 2 liều/đợt không nhiều
Chất lượng tinh và kỹ thuật phối: Chất lượng liều tinh phụ thuộc vào nhà sản xuất (kỹ thuật pha chế), quá trình vận chuyển, bảo quản và cách sử dụng của nhà chăn nuôi Tinh không sử dụng ngay phải được bảo quản ở 16oC, “đảo tinh” để tránh lắng đọng, tránh xóc lắc khi vận chuyển, làm ấm tự nhiên và kiểm tra bằng kính hiển vi trước phối giống Cần kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận & thực hiện đầy đủ các thao tác trong quá trình phối giống nhân tạo
Số bào thai bị chết do các nguyên nhân sau: Mầm bệnh từ virus: Parvo, Giả dại, Dịch tả, PRRS…; vi khuẩn: Xoắn khuẩn, sẩy thai truyền nhiễm và nấm Actinomyces… Dinh dưỡng: TĂ chất lượng kém, cho ăn không đúng khẩu phần (thai kỳ, thể trạng) Độc tố: nấm mốc, thuốc trừ sâu… Stress: lạnh, nóng, tiếng ồn…
Tỉ lệ chết và loại ở heo con theo mẹ tiêu chuẩn: < 5%, nguyên nhân và khắc phục như sau: Heo con chết ngạt chủ yếu do người chăm sóc đỡ đẻ heo.Dị tật (phù thũng năo đầu to, bẹt chân, thừa ngón, sa ruột, dịch hoàn ẩn, không hậu môn), hội chứng run giật, nhẹ cân: di truyền, dinh dưỡng Nái đè, cắn con: người trực, chuồng trại, an thần Tiêu chảy, mất nước: úm, sữa đầu, vệ sinh, cầu trùng, điện giải… Thiếu máu, ngộ độc sắt: tiêm bổ sung sắt đúng liều lượng, đúng kỹ thuật
Trang 19Tỉ lệ chết và loại ở heo con ở giai đoạn cai sữa tiêu chuẩn: < 2%, nguyên nhân:
Sưng mắt, phù đầu (E coli), co giật, phù nề (Edema), tiêu chảy, viêm phổi, viêm
khớp, đánh nhau, còi cọc v.v.v… Khắc phục: Bổ sung kháng sinh phòng sưng mắt,
phù đầu Bổ sung acid hữu cơ phòng tiêu chảy Bổ sung men tiêu hóa, sulphate
đồng cải thiện tăng trọng Dinh dưỡng cân đối, đầy đủ acid amin, vitamin giảm hiện
tượng đánh nhau
Thời gian chờ phối sau cai sữa tiêu chuẩn: 5-7 ngày, thực hiện như sau: Thức ăn
cho heo nái trong thời gian nuôi con với khẩu phần 5-6 kg/nái/ngày để nái có thể
trạng tốt sau cai sữa (giảm trọng < 20%) Áp dụng đúng quy trình cai sữa: Ngày cai
sữa nhịn ăn, tiêm AD3E, đưa về khu nái khô & cho tiếp xúc với heo nọc, khẩu phần
tự do (4 kg/nái/ngày), 2 ngày sau tiến hành quần (ép) nái cho đến khi có biểu hiện
lên giống Thực hiện đúng quy trình mà sau cai sữa 7 ngày nái vẫn không lên giống
tiến hành quần (ép) mạnh hơn về động tác, lâu hơn về thời gian Sau 10 ngày nái
vẫn không lên giống ta tiêm huyết thanh ngựa chửa (Gonadotropin) Sau khi tiêm
huyết thanh ngựa chửa nái vẫn không lên giống thì tiêm Progesterone 0,25 mg/lần,
5 lần liên tiếp từ ngày 16-20, ngày 21 tiêm lặp lại huyết thanh ngựa chửa Nếu nái
vẫn không lên giống nên loại thải ngay
Lốc (phối không đậu thai) tiêu chuẩn: < 10% số nái được phối với các cách phát
hiện nái lốc như sau: Kinh nghiệm: chu kỳ (3 tuần), biểu hiện (âm hộ, phản ứng,
kém ăn…), quan sát bụng, bầu vú khi nái mang thai được 10 tuần Nọc: Huấn luyện
nọc phát hiện nái động dục, kiểm tra khi nái yên tĩnh (ngủ)
Mang thai giả do nhiễm virus (đặc biệt nhiễm Parvo giai đoạn 30-60 ngày thai kỳ)
gây chết toàn bộ các bào thai Thức ăn nhiễm Zearalenone (độc tố nấm mốc ở bắp)
4-10 ppm Nái sau phối không đậu thai không lên giống lại mang thai giả (tử cung
chứa dịch, bầu vú phát triển) Chẩn đoán nái có thai sai: phương pháp, thiết bị,
kỹ năng
Sẩy thai tiêu chuẩn < 1-2% (số nái được phối), nguyên nhân do nhiễm trùng: Parvo,
PRRS, Streptococus, E coli, Salmonella, Pasteurella, Leptospira, Brucella (sẩy thai
không có biểu hiện trước) Stress, lạnh, nóng, cơ học Biện pháp: Tiêm phòng
(vaccin): Parvo, Giả dại… Kiểm soát và bảo quản thức ăn, tránh stress Xử lý: Sẩy
thai < 35 ngày thai kỳ: tiêm thuốc bổ (multivitamin, butaphosphan), đưa về khu nái
khô cho nghỉ ngõi Sẩy thai ≥ 35 ngày thai kỳ: tiêm kháng sinh toàn thân, oxytocin,
bổ trợ
Nái sinh sản bị chết và loại Tiêu chuẩn: chết 3-5%; loại 20-35% với nguyên nhân
gây chết: Xoắn ruột (nằm nhiều), suy tim, viêm thận, viêm bàng quang, tử cung,
phổi Nguyên nhân loại thải: Lốc 3 lần liên tiếp, sẩy thai 2 lần liên tiếp, viêm tử
Trang 20cung điều trị 2 liệu trình liên tiếp không khỏi 3 lứa liên tiếp không 1 lứa đạt ≥8 con
sõ sinh bình thường Bệnh nặng khó điều trị: bỏ ăn lâu ngày, liệt chân, viêm khớp…
Thời gian nuôi con tiêu chuẩn: 21-28 ngày Không nên cai sữa trước 18 ngày vì hầu
hết nái chậm lên giống lại (Prolactin ức chế sự phân tiết FSH & LH, tử cung cần
thời gian để hồi phục) Cũng không nên cai sữa sau 28 ngày vì sẽ ảnh hưởng đến số
lứa đẻ/nái/năm (tuy nhiên heo con phải đạt tối thiểu 5kg thể trọng khi cai sữa để
phát triển tốt ở giai đoạn sau) Tập cho heo con biết ăn sớm (5-7 ngày tuổi) giúp cai
sữa dễ dàng ở 21-28 ngày tuổi Thể trọng heo con khi cai sữa đạt 6kg giúp phát triển
tốt ở giai đoạn kế tiếp
2.5 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO CÁI
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), các mục tiêu mong muốn đạt được
năng suất sinh sản như sau:
Heo cái hậu bị động dục lúc 7 tháng tuổi 75-80%
Nái cai sữa động dục lúc 1 tuần (lứa đầu) 70-75%
Nái cai sữa động dục lúc 1 tuần (nái đã sinh sản) 80-85%
Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu (nái hậu bị) 80-85%
Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu (nái cai sữa) 85-90%
Số con trên ổ 10-13
Số con sinh ra sống 9-12
Số nái đẻ trên số nái chẩn đoán có chửa 95%
Saskatchewan và Jensen (2011) cho rằng các biện pháp sau đây sẽ nâng cao khả
năng sinh sản của heo nái nhằm tiếp cận những mục tiêu trên là: Sử dụng nhiều
dòng heo lai tạo với nhau (biện pháp này nhằm tạo ưu thế lai cao nhất cho nái sinh
sản) Kết hợp với chế độ khẩu phần khắt khe cho heo nái hậu bị nhằm đạt khối
lượng và thể tạng chuẩn đến thời điểm phối giống Chú ý chọn lọc heo nái có đặc
điểm ngoại hình tốt (ưu tiên những nái có nhiều vú và vú phát triển đều đặn) Chọn những heo nái giống từ những ổ heo có 13 con Đặc biệt quan tâm tới những
nái sắp đẻ và nái đẻ để hỗ trợ, can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa tỷ lệ hao hụt Đảm
bảo tất cả heo con được uống sữa đầu đầy đủ (biện pháp này sẽ giảm được hao hụt
heo con do các bệnh cơ hội) Cai sữa sớm cho heo lúc 21 ngày (thay vì cai sữa
muộn lúc 30-35 ngày), tăng cường chăm sóc và tập ăn cho heo con lúc 5 đến 7 ngày
tuổi Cho heo nái nuôi con ăn khẩu phần đậm đặc (tăng thêm 6% chất béo và 0,85%
lysin tiêu hóa), điều chỉnh thức ăn cho heo nái 2 lần/ngày theo mức thèm ăn của heo
Trang 21nái Tăng cường tối ưu các biện pháp quản lý sản xuất nhằm đạt tới mục tiêu cuối
cùng Đảm bảo nguồn tinh dịch chất lượng tốt và phối giống đúng thời điểm
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), việc hạn chế stress nhiệt cho heo, các
hệ thống chuồng trại (bao gồm cả các hệ thống làm mát), cần quạt thông thoáng,
phun nước trên mái, phun sương… thì năng suất sinh sản của heo nái sẽ cao Khi
heo nái mang thai ở giai đoạn đầu mà nhiệt độ môi trường tăng lên 40,20C thì tỷ lệ
phôi chết lên đến 63% và số bào thai chết là 4,9 con/ổ so với heo được nuôi trong
môi trường có nhiệt độ 240
C (Wildt et al., 1975) Do vậy giữ nhiệt độ luôn luôn ổn định và phù hợp cũng làm gia tăng năng suất trong chăn nuôi heo
Phát hiện nái động dục chính xác: Khi gieo tinh vào các thời điểm khác nhau sẽ có
kết quả khác nhau, nếu gieo từ (0-12) giờ sau khi trứng rụng thì số con sơ sinh/ổ là
12,3 con và tỷ lệ đậu thai là 80%, khi gieo từ (0-24) giờ trước khi trứng rụng thì
tương ứng 13,2 con/ổ và tỷ lệ đậu thai là 88% (Nissen et al., 1997)
Sử dụng các chế phẩm sinh dục: Sử dụng chế phẩm như Pregnant Mare Serum
Gonadotropin (PMSG) nhằm làm tăng khả năng động dục ở thú cái, kích thích động
dục đồng loạt hay điều khiển quá trình sinh sản trong chăn nuôi heo trang trại
PMSG là một trong những chế phẩm sinh dục được ứng dụng khá phổ biến trong
việc cải tiến năng suất sinh sản ở heo cái như: Giảm số heo cái chậm sinh sản, rút
ngắn khoảng cách lứa đẻ, đặc biệt là điều khiển sinh sản của heo cái theo kế hoạch
định sẳn Progesteron có tác dụng ngăn cản sự giải phóng các kích thích tố sinh dục
tuyến yên, sau đó kiềm hãm động dục hoặc gây thoái hóa hoàng thể Sau khi sử
dụng progesteron, các nang noãn phát triển động dục sẽ xuất hiện sau (4-8) ngày
(Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà, 2008)
2.6 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI HEO NÁI
SINH SẢN:
Chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của trại nái là: Tỷ lệ heo nái vô sinh 3(%), tỷ lệ
heo nái đậu thai đạt 90-95(%), tỷ lệ heo nái đẻ 85-90(%), thời gian chờ phối 3-7
(ngày), tỷ lệ heo con chết lúc theo mẹ 10-12(%) Dựa vào số heo đẻ ra còn sống/ổ,
heo nái được xem là có năng suất cao khi: heo nái tơ có 9-10 con/ổ đẻ, heo nái rạ có
10-11 con/ổ Số con sơ sinh nói lên tính mắn đẻ của nái và phụ thuộc rất lớn bởi yếu
tố giống, các giống khác nhau thì số con sơ sinh khác nhau Trần Thị Dân (2006)
Thàng tích sinh sản ở lứa đẻ 1-2 cho biết nái tốt xấu bao gồm: Số heo con trên ổ 8-10 con còn sống, trọng lượng sơ sinh 1,3-1,5 kg/con, trọng lượng cai sữa bình
quân 5-8 kg/con, số heo con cai sữa 8-9 con/ổ, nái giảm trọng lượng khi cai sữa 8-10% so với thể trọng đẻ ra 3 ngày, số ngày chờ phối lứa đẻ kế từ 5-7 ngày, số con
lứa đẻ sau có thể cao hơn lứa đẻ đầu 10-15% là tốt (Võ Văn Ninh, 2006)
Trang 22Theo TCVN (1989-1981), năng suất heo nái giống tính trên 4 chỉ tiêu: Tuổi đẻ lứa đầu tiên đối với heo đẻ lứa đầu Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ đối với heo đẻ trên 2 lứa Số con đẻ ra còn sống sau khi nái đẻ ra con cuối cùng với trọng lượng sơ sinh trên 0,2 kg đối với heo nội và đối với heo ngoại hay heo lai Trọng lượng toàn ổ lúc
21 ngày tuổi: Tổng trọng lượng các con nuôi đến 21 ngày tuổi (kể cả những con ghép bầy) Trọng lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi
Trên thế giới đánh giá năng suất nái giống dựa vào: số con sơ sinh còn sống, số con
và trọng lượng cai sữa, tuổi đẻ lứa đầu hoặc khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, số lứa đẻ nái/năm
2.7 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi con được ghi nhận như sau:
2.7.1 Số heo con sơ sinh (con/ổ)
Theo Trần Văn Phùng (1999), đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nó nói lên khả năng
đẻ nhiều hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật thụ tinh và kỹ thuật chăm sóc heo nái mang thai Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những heo con không đạt khối lượng
sơ sinh (quá bé), dị dạng thì dễ bị chết hay heo con mới sinh chưa nhanh nhẹn bị heo mẹ đè chết Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007) thì số heo con sơ sinh/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt, tình trạng sinh lý của cơ thể mẹ (như động dục, mang thai, đẻ) bình thường
2.7.2 Tỷ lệ sống (%)
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu số heo con sơ sinh sống như: Thời gian
đẻ kéo dài dẫn đến heo con chết ngộp, tuổi của heo nái, số heo con sơ sinh chết trước hoặc sau khi sinh Heo con đẻ ra có trọng lượng cao thì tỷ lệ sống cao Những heo con có trọng lượng thấp hơn 0,8 kg thì tỷ lệ sống là 50% vì thế để nâng cao chỉ tiêu số heo con sơ sinh sống cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của heo nái lúc mang thai Sự thiếu hụt oxy chính là nguyên nhân gây nên sự chết ngộp ở heo con sau khi sinh (Herpin et al., 2001)
Số heo con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ sẽ là những nguyên nhân làm giảm số heo con sơ sinh sống đến 24 giờ trên 1 lứa đẻ (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)
Tỷ lệ sống (%) = Số con sơ sinh sống đến 24 giờ
Số con đẻ ra sống
x 100
Trang 232.7.3 Số heo con để lại nuôi
Số heo con để lại nuôi đối với heo ngoại trọng lượng > 0,8 kg; đối với heo nội trọng lượng > 0,3 kg (Phùng Thị Văn, 2004)
2.7.4 Số heo con 21 ngày tuổi
Số con ở thời điểm 21 ngày tuổi nói lên tính tốt sữa và tính khéo nuôi con của nái Nái nuôi con tốt như ít đè con, ít bệnh tật cả nái lẫn con (Lê Hồng Mận, 2002)
2.7.5 Số heo con cai sữa
Đây chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi heo Thời gian cai sữa sớm muộn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn heo con tập ăn và chăm sóc nuôi dưỡng Nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa sớm heo con vào 21-28 ngày tuổi Cai sữa sớm cho heo con tăng được số lứa đẻ của heo mẹ và hạn chế một số bệnh lây từ heo con sang heo mẹ nuôi con (Lê Hồng Mận, 2006)
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100
Theo Liptrap et al (1981), để đạt được tỷ lệ heo con nuôi sống đến cai sữa cao thì cần phải có những biện pháp quản lý tốt như cân bằng số heo con cho nái, tập cho heo con ăn sớm, kiểu chuồng trại thích hợp
2.7.6 Tỷ lệ hao mòn của heo nái
Về sinh học, heo nái sản xuất sữa để cung cấp chất dinh dưỡng cho heo con, về cơ bản chất dinh dưỡng này heo nái lấy từ nguồn dinh dưỡng trong thức ăn và từ cơ thể Điều này được mọi người nhận biết từ lâu qua giảm độ dày mỡ lưng Vì thế cần phải chú ý tầm quan trọng của việc theo dõi và đánh giá điểm thể trạng của nái (Ấn phẩm kiến thức chăn nuôi heo, 2011)
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), heo mẹ sau khi đẻ và nuôi con cơ thể
bị gầy sút Điều này rất ảnh hưởng đến thời gian động dục lại sau cai sữa của heo
mẹ và năng suất của lứa tiếp theo Biện pháp hữu hiệu làm giảm tỉ lệ hao mòn cho heo mẹ là cai sữa sớm heo con Cân trọng lượng heo mẹ sau khi đẻ được 24 giờ và sau khi cai sữa heo con, cho biết khả năng tiết sữa của heo mẹ và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ở cơ sở chăn nuôi
Số heo con để lại nuôi
Số heo con còn sống đến cai sữa
Trang 24Trọng lượng và tỷ lệ hao mòn của heo nái được tính như sau:
2.7.7 Thời gian lên giống lại sau cai sữa
Thời gian lên giống lại dài hay ngắn là do thời gian nuôi con quyết định, trong thời gian nuôi con cơ thể heo mẹ bị mất dinh dưỡng (do phải cho heo con bú) nên khả năng hồi phục của cơ thể heo mẹ bị ảnh hưởng Nếu thời gian nuôi con càng dài thì
sự động dục trở lại càng ngắn, nếu cai sữa ở 10 ngày thì thời gian động dục trở lại là 9,4 ngày, cai sữa 21 ngày thì thời gian động dục trở lại là 6,2 ngày, cai sữa lúc 56 ngày thì thời gian động dục trở lại là 4 ngày Ngoài ra có thể do chế độ dinh dưỡng trong thời gian nuôi con chưa đảm bảo cũng làm cho thời gian động dục lại sau cai sữa kéo dài Thời gian lên giống lại sau cai sữa ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách lứa đẻ (Trương Lăng, 1999)
đẻ/nái/năm (Nguyễn Thiện, 2008) Để gia tăng số lứa đẻ thì nhà chăn nuôi nên tập
cho heo con ăn sớm và cai sữa heo con từ 21-25 ngày tuổi và chăm sóc tốt heo nái Chế độ dinh dưỡng không tốt, bệnh đường sinh dục, stress nhiệt làm cho nái khó động dục trở lại và làm giảm số lứa đẻ của nái trên năm Theo Lê Hồng Mận (2007) thì số lứa đẻ/nái/năm được tính theo công thức sau:
Tỉ lệ hao mòn (%) =
P heo nái sau khi đẻ 24h – P heo nái khi cai sữa
P heo nái sau khi đẻ 24h