trình bày về đánh giá tác động tới môi trường nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
Trang 22.1 Giai đoạn xây dựng cơ bản
Trang 32.3.1 Tác động đối với môi trường nước
Trang 43.2.4 Vấn đề xử lý chất thải rắn
Trang 5MỞ ĐẦU Theo Nghị định số 175/CP, ngày 18/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ;
Theo thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường về việc hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư;
Các dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất đã được quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường và những dự án không thuộc danh mục ở phụ lục I (không có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, không dễ gây ra sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định các chỉ tiêu ô nhiễm) sẽ được đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Theo nội dung ở phụ lục III, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường này có nội dung như sau:
• Mô tả địa điểm triển khai các hoạt động của dự án;
Trang 6• Tóm tắt công nghệ sản xuất (tổng vốn đầu tư, nguyên nhiên liệu, công suất, dây chuyền sản xuất,…);
• Các nguồn gây ô nhiễm (khí thải, nước thải, rác thải, các sự cố);
• Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm (khí, nước, rắn và phương án phòng chống ứng cứu);
• Chương trình giám sát môi trường;
• Cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG
• Tên dự án : Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc
• Địa điểm : Khu công nghiệp Bàu Xéo xã Sông Trầu huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
• Diện tích mặt bằng : 27.941 m2
• Hình thức đầu tư : 100% vốn trong nước
• Chủ đầu tư: Công Ty TNHH ĐỒNG NAI LONG CHÂU
− Đại diện chủ đầu tư: Ông
− Chức vụ: Giám đốc
− Số CMND 2700123512 cấp ngày 20/8/1986 tại Công an tỉnh Đồng Nai
Trang 7− Trụ sở chính: 40/10 Khu phố 9 P Tam Hiệp Thành phố Biên Hoà Đồng Nai
Điện thoại: 061.814.570 Fax: 061.811677
− Giấy phép thành lập công ty: số 0390.ĐN.GP/TLĐN do UBND tỉnh Đồng Nai cấp ngày 24/06/1999
− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 071098 do Sở KHĐT Đồng Nai cấp ngày 29/6/1999
• Thời gian hoạt động của Dự án: 50 năm
• Vốn đầu tư:
− Tổng vốn đẩu tư dự kiến : 1.000.000 USD
+ Vốn cố định :300.000 USD
Nhà xưởng, văn phòng :5.000 m2, trị giá 100.000 USD
Máy móc, thiết bị :150.000 USD
Văn phòng :300 m2, trịgiá 25.000 USD
Vốn cố định khác :25.000 USD
+ Vốn lưu động : 700.000 USD
− Nguồn vốn:
+ Tổng nguồn vốn 1.000.000 USD, trong đó:
+ Vốn pháp định 300.000 USD
1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
1.2.1 Sản phẩm và thị trường
Sản phẩm chính của Công ty là:
- Các loại sản phẩm cho heo từ tập ăn đến xuất bán
Trang 8- Các loại thực phẩm cho gia cầm như gà, vịt, cút
- Các loại thực phẩm cho tôm, cá
- Các thực phẩm cho bò thịt, bò sữa
- Giai đoạn trước mắt phục vụ cho nhu cầu trong nước
- Từng bước xuất khẩu tới các nước Đông Nam Á
Dự kiến công suất hoạt động của nhà máy như sau:
Bảng 1.1 Công suất hoạt động của nhà máy Năm thứ nhất Năm sản xuất ổn định Sản phẩm
Số lượng Ước giá Thành tiền Số lượng Ước giá Thành tiền
180
230
5.400.000 4.600.000
100.000 50.000 10.000
180
230
600
18.000.000 11.500.000 6.000.000
1.2.2 Công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị
Qui trình công nghệ chủ yếu như sau:
Nguyên liệu →→ Sấy, xay sát →→ Phối trộn →→ Thành phẩm →→ Đóng
bao
1.2.3 Địa điểm mặt bằng
Trang 9- Địa điểm mặt bằng: nhà máy nằm trong khu công nghiệp Bàu Xéo xã Sông Trầu huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
- Diện tích mặt bằng: 27.941 m2
1.2.4 Tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện dự án (kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư) sẽ xây dựng các hạng mục công trình dưới đây cho năm thứ nhất, các năm sau sẽ tiếp tục hoàn thiện để đi vào sản xuất ổn định
Bảng 1.2 Các hạng mục công trình của nhà máy Tên hạng mục Đơn vị Quy mô Đơn giá Thành tiền
- Khởi công xây dựng dự án: 3/2003
- Lắp đặt thiết bị: 8/2004
- Vận hành thử: 10/2004
- Sản xuất chính thức: 1/2005
1.2.5 Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy Tên thiết bị Nước sx Đặc tính kỹ thuật Số lượng Đơn giá Thành
Trang 10tiền Máy ép
- Việt Nam Việt Nam
Eùp viên thành phẩm
Trộn thành phẩm bột
Xay nguyên liệu Chuyên chở Cân hàng Văn phòng Sấy nguyên liệu
500 30.000 10.000
150.000 1.500 1.000 15.000 20.000
500 30.000 10.000
1.2.6 Nhu cầu lao động
Nhu cầu lao động của Dự án dự kiến khi đi vào sản xuất ổn định như sau:
Bảng 1.4 Nhu cầu lao động của nhà máy Loại lao động Người Việt
Nam
Người nước ngoài
Tổng cộng
Trang 11Cán bộ qủan lý
Nhân viên kỹ thuật
Công nhân lành nghề
Công nhân đơn giản
Nhân viên văn phòng
1.2.7 Nhu cầu nguyên liệu
Nhu cầu nguyên liệu cho năm sản xuất ổn định được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên liệu của nhà máy Danh mục Năm thứ nhất (tấn) 2004 Năm ổn định
230 2.000
1.300.000 600.000 750.000 800.000 2.000.000
Gấp đôi năm thứ nhất
Gấp đôi năm thứ hai
Trang 121.2.8 Nhu cầu nhiên liệu, điện, nước
Nhu cầu sử dụng điện, nước cho theo bảng sau:
Bảng 1.6 Nhu cầu điện, nước của nhà máy
Năm thứ nhất Tên gọi Nguồn cung
Gấp đội năm thứ hai
Năm đi vào sản xuất ổn định nhu cầu điện ước tính 4.000.000 KW Nhu cầu nứớc dùng cho sinh hoạt ước tính 22 m3/ngày, đêm
Trang 13CHƯƠNG 2
NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ TẢI LƯỢNG
Trên cơ sở phân tích qui trình công nghệ sản xuất của Công ty TNHH ĐỒNG NAI LONG CHÂU, có thể xác định các nguồn gây ô nhiễm chính và tải lượng ô nhiễm khi Dự án hoạt động ổn định như sau:
2.1 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
2.1.1 Nội dung và qui mô xây dựng các hạng mục công trình
Với diện tích tổng mặt bằng là 27.941m2, các công việc xây dựng cơ bản tại Nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Công Ty TNHH ĐỒNG NAI LONG CHÂU bao gồm :
- Xây dựng nhà xưởng sản xuất
- Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ
- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho toàn nhà máy
- Xây dựng hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc;
- Xây dựng cổng chính, tường rào
- Lắp đặt máy móc, thiết bị…
Theo kế hoạch dự kiến thì các công tác kể trên sẽ tiến hành xen kẽ nhau và kết hợp song song cùng lúc một số công việc như thi công các hạng mục công trình liên kết: đường nội bộ - hệ thống cấp thoát nước - hệ thống điện v.v…
2.1.2 Các nguồn gây ra ô nhiễm chính
Các nguồn gây ra ô nhiễm chính trong quá trình xây dựng cơ bản dự án có thể tóm lược như sau :
- Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu đào đất móng công trình, vận chuyển đất cát đá trong phạm vi thi công, tập kết vật liệu v.v….) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ động thực vật);
Trang 14- Ô nhiễm nhiệt : từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường;
- Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi công Đây chủ yếu là các loại khí thải ra từ các động cơ máy móc Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng, thoáng và trong thời gian ngắn
- Ô nhiễm do nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của người công nhân trực tiếp thi công, từ việc giải nhiệt máy móc thiết bị hoặc từ các khu vực tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng Loại ô nhiễm này cũng thường nhỏ, ít quan trọng;
- Các ảnh hưởng đến môi trường do việc tập kết công nhân, tập kết máy móc thiết bị như đã mô tả ở phần trước;
- Ô nhiễm về tiếng ồn của các phương tiện và máy móc thi công các hạng mục công trình nêu trên Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục
- Vấn đề an toàn lao động, an toàn cháy nổ trong giai đoạn này cần phải được coi trọng
2.1.3 Các tác động đến con người và môi trường
Các tác động điển hình trong giai đoạn này được mô tả và đánh giá một cách tổng quát thông qua các yếu tố gây ô nhiễm như sau:
Bụi phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp thi công công trình Mức độ tác hại đối với sức khoẻ tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm bụi thực sự và thời gian tiếp xúc của người công nhân đối với các nguồn bụi
Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực dưới hướng gió chủ đạo Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao
do cự ly phát tán bụi khá xa và nguồn phát được che chắn
Trang 15Môi trường bị ô nhiễm bụi sẽ có khả năng kéo theo ô nhiễm nguồn nước sử dụng của nhân dân và từ đó gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và động vật nuôi
Tiếng ồn phát ra do các máy móc và phương tiện thi công sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công có thể kể đến như:
- Công nhân trực tiếp thi công công trình;
- Dân cư và xung quanh khu đất dự án;
Trong quá trình thi công, do đòi hỏi phải tập trung một lực lượng lao động tương đối lớn nên nếu dự án không bố trí những khu nhà vệ sinh hợp lý thì các chất thải sinh hoạt của công nhân sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường chung của nhà máy: bốc mùi hôi thối và tạo điều kiện cho ruồi muỗi, côn trùng phát triển Các chất thải rắn sinh hoạt nếu không có biện pháp thu gom và giải quyết hợp lý cũng sẽ gây ra những tác động tương tự như trên
công
Nhìn chung chỉ ở mức độ nhẹ và ảnh hưởng chủ yếu đối với công nhân trực tiếp thi công công trình
Các loại bao bì, phế liệu sản sinh ra trong quá trình thi công, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh Việc để rơi vải đinh sét, dây kẽm sét, lưỡi cưa… lên đường nội bộ nhà máy dễ làm cho người qua lại dẫm lên phải và hậu quả của nó, tùy từng mức độ, có thể đưa đến bệnh uốn Ván - một trong những căn bệnh rất nguy hiểm đối với tính mạng con người
Trang 16Có thể sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân, Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường Lưu lượng xe cộ dẫn đến khu vực sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động;
2.1.4 Tai nạn lao động
Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động phần nhiều đã được trình bày trong các phần trên :
- Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;
- Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại thiết bị bốc dở, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ
- Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện
- Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy
ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công,
2.2 GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
2.2.1 Xác định nguồn gây ô nhiễm
Các nguồn có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động bao gồm:
• Ô nhiễm không khí (Mùi hôi,bụi từ quá trình chế biến cá, khí thải từ việc đốt nhiên liệu và phương tiện giao thông);
• Nước thải các loại;
• Tiếng ồn và nhiệt thừa;
Trang 17• Chất thải rắn;
Các nguồn có phát sinh ô nhiễm và mức độ ô nhiễm đối với từng nguồn phát được dự báo như sau:
2.2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí
A/ Mùi của nguyên liệu
Mùi phát sinh từ nguyên liệu chưa chế biến nhưng lưu trữ không tốt Quá trình sinh mùi diễn ra rất nhanh do các enzime và các vi khuẩn trong bộ phận tiêu hóa của cá nếu bảo quản và lưu trữ không tốt rất dể bị phân hủy sinh ra NH3, H2S gây nên mùi hôi Ở nhiệt độ 60C sẽï hình thành amin kép bay hơi cũng gây nên mùi hôi, nên độ hư hỏng của nguyên liệu phụ thuộc vào điều kiện lưu trữ, thời gian lưu và nhiệt độ lưu
B/ Mùi phát sinh trong các quá trình chế biến
Trong quá trình chế biến sẽ có mùi phát sinh ở hầu hết các công đoạn, tuy nhiên nguồn phát sinh mùi lớn nhất là từ hệ thống hấp, sấy khô Ở các hệ thống này có sử dụng một lượng khí lớn để tách ẩm trong nguyên liệu Dòng khí thoát ra khỏi máy sấy có nhiệt độ khoảng 95 0C sẽ mang theo hơi nước và những chất gây mùi đặc trưng Bằng phương pháp sắc ký khí và quang phổ hấp thu người ta đã phát hiện ra trong khí thải từ các máy sấy cá gồm: hydrogen sulfide H2S, amonia NH3, trimetyl amin N(CH3)3, carbon disulfide CS2, carbonylsulfide, methyl mercaptan, n-propyl mercaptans Tuy nhiên mùi này phụ thuộc rất lớn vào độ tươi của nguyên liệu đưa vào sấy Tham khảo một số tài liệu ở nước ngoài cho thấy nồng độ khí trong dây chuyền chế biến có thể rất cao, ví dụ như H2S: 2000ppm, NH3 : 1.000ppm và các thông số về ngưỡng giới hạn H2S, NH3 lần lượt là (TLVs)H2S = 50ppm, (TLVs)NH3 = 10ppm, trong khi ngưỡng nhận biết là: H2S = 0,00021ppm, NH3 = 21,4 ppm, Trimetyl amin có ngưỡng nhận biết: 0,00021ppm, do đó mùi khí thải là điều không thể tránh khỏi mặt dù có hệ thống xử lý mùi
Bụi phát sinh chủ yếu ở các công đoạn nghiền, vận chuyển, vô bao, đóng gói Thành phần bụi là thức ăn dạng bột, theo một số tài liệu cho thấy một mẫu bụi thu từ quá trình vận chuyển thức ăn khô dạng bột bằng khí nén có
db = 5µm chiếm 0,6% khối lượng, db < 10µm chiếm 1,4 % khối lượng và db >
Trang 1810µm chiếm hầu hết thành phần bụi, tuy nhiên nồng độ bụi thải ra môi trường còn tùy thuộc vào hiện trạng công nghệ được trang bị Khi dự án hoạt động, nhà máy sẽ cho tiến hành đo đạc trong điều kiện thực tế sản xuất, nếu nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép (6 mg/m3), thì sẽ bố trí thiết bị thu gom để thu hồi bụi
Hoạt động sản xuất của nhà máy có sử dụng một lượng nhiên liệu dầu FO để cấp cho lò hơi Với công suất lò hơi 2 tấn/h, lượng dầu FO tiêu thụ khoảng 30 lít/h Ngoài thành phần chính là các hydrocacbon (CxHy), còn có các hợp chất của lưu huỳnh và nitơ Khi đốt cháy phát sinh các sản phẩm cháy chủ yếu là các khí: CO, CO2, SO2, NO2, hơi nước, muội khói, trong đó các tác nhân cần kiểm soát là SO2 NO2 và bụi (các chất chỉ thị ô nhiễm do đốt dầu) Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, công trình và động thực vật, còn mức độ tác động của chúng đến môi trường sẽ phụ thuộc nhiều vào nồng độ và tải lượng của chúng được thải vào khí quyển, cũng như phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu tại khu vực đang xét (tốc độ gió, nhiệt độ, chế độ gió,…)
Để có cơ sở đánh giá một cách tương đối tác động do khí thải từ đốt nhiên liệu của nhà máy đến môi trường, báo cáo này sẽ dựa vào kết quả hệ số ô nhiễm do sử dụng dầu FO (tính cho dầu có hàm lượng S là 3%) ở bảng 2.1 để tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí
Bảng 2.1 Hệ số ô nhiễm do đốt dầu FO
STT CHẤT Ô NHIỄM HỆ SỐ (g/1000lít dầu)
Trang 19máy thải vào môi trường (nếu như không có thiết bị khống chế và xử lý ô nhiễm) như trong bảng 1.8
Đồng thời để đánh giá tác động do khí thải đốt dầu FO của nhà máy đối với môi trường, báo cáo này sẽ dựa vào các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam để đối chiếu
* Lượng khí thải tính ở điều kiện chuẩn (1 at, 2730K) với hệ số không khí thừa 1,2 là:
Lk = 14,64 m3 không khí/1 kg dầu F.O
* Với lượng dầu tiêu thụ là 72.000 lít/năm, có thể tính được lưu lượng khói thải trong một năm đối với nguồn thải này như sau :
Ln = 14,64 m3/1 kg * 72.000 lít dầu F.O * 0,97 = 1.022.450m3/năm Tính tải lượng các chất ô nhiễm và thông qua lưu lượng khí thải cho phép tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải ở điều kiện chuẩn (1 at,
NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM
TIÊU CHUẨN CHO PHÉP (mg/m 3 ) ĐẶC TRƯNG (kg/năm) (m 3 /năm) (mg/m 3 ) (TCVN 6993-
Trang 20hệ thống xử lý khí thải đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm đầu ra nằm dưới mức cho phép, hoặc thay thế dầu F.O bằng một loại nhiên liệu khác có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn (chẳng hạn như dùng khí đốt hoá lỏng)
Ngoài các nguồn khí thải đã được đề cập ở trên, hoạt động sản xuất của nhà máy còn phát sinh thêm một số nguồn gây ô nhiễm không khí khác, đó là:
Khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu hoặc sản phẩm, phương tiện xếp dỡ và vận chuyển nội bộ trong nhà máy Khi hoạt động như vậy, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd, bụi Nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác và khó kiểm soát một cách chặt chẽ được
2.2.3 Nguồn gây ô nhiễm nước
Khi dự án bước vào giai đoạn hoạt động ổn định (tất cả các hạng mục công trình đều được xây dựng hoàn chỉnh) thì nước thải sinh ra trong toàn bộ khuôn viên nhà máy bao gồm các loại khác nhau với nguồn thải tương ứng như sau :
• Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên nhà máy;
• Nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy;
• Nước thải là nước mưa
Loại nước thải này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên nhà máy Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước phụ thuộc vào độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng rửa trôi Theo phương án bố trí tổng mặt của nhà máy, các khu vực sân bãi, đường giao thông nội bộ đều được trải nhựa hoặc lót bằng đan bêtông, không để hàng hóa hoặc rác ruởi tích tụ lâu ngày trên khu vực sân bãi, do đó nước mưa khi chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ô nhiễm
Trang 21không đáng kể và được xem là nước thải “quy ước sạch” cùng với nước mưa thu gom trên mái của các khu nhà xưởng sản xuất Loại nước này được tổ chức thu gom bằng hệ thống thoát nước dành riêng cho nước mưa, sau đó dẫn vào hệ thống cống trong khu vực
Nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, nhà ăn, từ khu sinh hoạt chung, nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan, có thể có chứa các vi trùng Loại nước thải này cần thiết phải tiến hành xử lý để đạt các tiêu chuẩn qui định trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung
Lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau :
*Nước dùng cho vệ sinh tắm, rửa của công nhân trong Nhà máy:
Lượng nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tham gia sản xuất trong nhà máy là 306 người Tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính theo quy định 20TCN-33-85 Bộ Xây dựng, theo bảng III-5 điều 3.7
Lượng nước dùng cho tắm rửa vệ sinh của công nhân sơ bộ được tính như sau :
QshVS = 306 người * 45 l/ng.ca = 13,77 m3/ngày
* Nước dùng cho nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của công nhân viên tại nhà máy:
Theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474 - 87, lượng nước sử dụng cho nhà ăn tập thể, tính cho 1 người/1 bữa ăn là 25 lít Lượng nước thải từ nhà ăn được tính như sau:
QshNA = 306 người * 25 l/ng = 7,65 m3/ngày
Tổng lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy là:
QSH = 13,77 m3/ngày + 7,65 m3/ngày = 21,42 m3/ngày
Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân trong nhà máy như đã trình bày ở trên có lưu lượng khoảng 22 m3/ngày đêm
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt như sau:
Trang 22Bảng 2.3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
NỒNG ĐỘ TIÊU CHUẨN CHO PHÉP
TCVN.1995 CHẤT Ô NHIỄM
(mg/l) NGUỒN LOẠI A NGUỒN LOẠI B
2.2.4 Nguồn gây ô nhiễm nhiệt độ – độ ẩm
Nhà máy có sử dụng nhiệt cho quá trình hấp và sấy cá do đó tại những khu vực này sẽ phát sinh nhiệt Các thiết bị máy móc khi vận hành cũng có thể phát sinh nhiệt do ma sát hoặc do đặc tính công nghệ nhưng ở mức độ thấp Nhiệt độ của phân xưởng còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết và khí hậu trong khu vực dự án Ngoài ra trong dòng khí thoát ra sẽ có chứa nhiều hơi nước nên có thể làm tăng hàm ẩm tại khu vực sản xuất 2.2.5 Tiếng ồn và rung
Trong dây chuyền sản xuất có những máy gây tiếng ồn và rung lớn như các máy nghiền, sàn và cả máy phát điện dự phòng… Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển và hoạt động xuất nhập hàng tại bến thu mua nguyên liệu cũng gây nên tiếng ồn
Dự báo mức ồn phát ra từ các hoạt động của máy móc như bảng 2.3
Bảng 2.4 Dự báo mức ồn trong nhà máy
SỐ TT NGUỒN GÂY ỒN (ở khoảng cách 3m) MỨC ỒN (dBA)
Trang 231 Máy nghiền bột cá 78 - 84
5 Khu vực giữa xưởng chế biến 75
2.2.6 Chất thải rắn
Bên cạnh khí thải, nước thải thì chất thải rắn cũng rất đáng được quan tâm trong quá trình hoạt động của dự án, tuy nhiên ở mức độ nhẹ hơn
Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy có thể phân chia thành 3 nhóm theo tính chất ô nhiễm như sau:
sản xuất như vỏ bao bì, thùng carton … khối lượng ước tính khoảng 10 – 12 kg/ngày Loại chất thải này cần thu gom tận dụng hoặc thải bỏ
nhà máy Thuộc nhóm này, bao gồm vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, vật dụng, bao bì nhựa, thủy tinh, thức ăn thừa, vỏ trái cây, phần loại bỏ của rau quả, giấy, nilon….ước tính khảng 100kg/ngày
• Nhóm thứ ba: có thể kể đến nguyên liệu sản xuất rơi vãi trong và ngoài nhà xưởng trong quá trình sản xuất nếu không được vệ sinh sạch sẽ hoặc quản lý sản xuất không tốt Tuy nhiên lượng chất thải rắn này có thể hạn chế được khi có biện pháp quản lý sản xuất chặt chẽ và hợp lý
• Nhóm thứ tư: bao gồm các loại cặn bùn sinh ra do quá trình xử lý nước thải
Các chất thải rắn này nếu không có biện pháp giải quyết tốt và thích hợp thì cũng sẽ gây ô nhiễm và tác động đến môi trường, báo cáo này sẽ đề cập đến trong những phần sau Tuy nhiên lượng chất thải không lớn
Trang 242.2.7 Khả năng gây ra cháy nổ
Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do:
- Vận chuyển nguyên vật liệu và các chất dễ cháy như xăng, dầu qua những nơi có nguồn phát sinh nhiệt hay qua gần những tia lửa;
- Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác (chẳng hạn như tia lửa hàn) vào khu vực chứa nguyên vật liệu dễ cháy nói chung;
- Tàng trữ nhiên liệu không đúng qui định;
- Tồn trữ các loại rác rưởi trong khu vực sản xuất, đặc biệt là ở các khu vực có lửa hay tia lửa hàn;
- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy;
Do vậy nhà máy cần chú ý đến các công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra
2.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ KTXH CỦA DỰ ÁN Như đã phân tích ở những phần trước, mục tiêu của dự án là nhằm đạt tới sự hài hòa lâu dài, bền vững giữa nhu cầu sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất Hoạt động triển khai dự án dự kiến sẽ
đi đôi với việc đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm nước thải, khí thải, rác thải, tiếng ồn v.v… đảm bảo nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm đầu ra đạt các giá trị an toàn theo qui định của nhà nước Việt Nam trước khi thải vào môi trường Tuy nhiên trong trường hợp dự án không thực hiện kế hoạch đầu tư triển khai các hệ thống xử lý ô nhiễm đồng bộ với các hạng mục công trình khác của nhà máy, hoặc các hệ thống xử lý ô nhiễm được đầu tư nhưng không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng xử lý thì hoạt động của nhà máy tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi, tác động xấu đến chất lượng môi trường khu vực Các tác động điển hình được đánh giá trong báo cáo này bao gồm:
2.3.1 Tác động đối với môi trường nước
Hiện nay dự kiến nguồn tiếp nhận nước thải sẽ thoát ra là hệ thống cống chung của khu công nghiệp Trong trường hợp các kế hoạch xây dựng hệ
Trang 25thống xử lý nước thải trên không được thực hiện tốt thì chẳng những môi trường bên trong nhà máy bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các loại nước thải ô nhiễm mà các nguồn nước xung quanh khu vực nhà máy khi đó cũng bị ô nhiễm theo do sự hiện diện của các chất có hại và vi trùng có trong thành phần của nước thải
Tác động đầu tiên có thể nhận ra ở đây là sự ngập úng gây mất vệ sinh môi trường trong khuôn viên của nhà máy: các chất bẩn bị phân hủy bốc mùi hôi thối, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng phát triển nhanh chóng, ruồi muỗi cũng phát triển nhanh theo khi đó và hậu quả là rất dễ đưa đến các dịch bệnh lan truyền Trong trường hợp nước thải không được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu thì khi xả sẽ làm cho môi trường nước khu vực đó bị nhiễm bẩn theo Việc khống chế các tác động tiêu cực này hoàn toàn có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nước
2.3.2 Tác động của các chất thải rắn
Chất thải rắn nếu không được thu gom triệt để, vận chuyển nhanh ra khỏi nguồn thải và xử lý hợp lý, tất nhiên sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Ngoài các loại rác sinh hoạt thông thường như ở các khu dân cư và đô thị, chất thải rắn sản xuất của Nhà máy thuộc loại dể bị phân hủy, và sẽ là môi trường thuận lợi để các loài côn trùng và vi trùng phát triển, đưa đến các dịch bệnh lan truyền, đồng thời còn có khả năng phân hủy, lên men bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm chung cho môi trường nhà máy
Đối với các giỏ rác bố trí dọc theo các hành lang, góc nhà và đường nội bộ, sân bãi trong nhà máy, khả năng tác động đến môi trường vẫn có thể xảy ra nếu như các giỏ rác này không được che đậy kỹ lưỡng, không được bố trí ở những nơi thích hợp và cũng có thể đưa đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước mưa hòa tan khi rơi vào các giỏ rác và chảy ngang qua đó
2.3.3 Tác động đến môi trường không khí
Như đã phân tích ở phiá trước, ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động của nhà máy chủ yếu là do khói thải từ lò hơi và các mùi hôi bốc ra tại khu hố gas, bãi chứa chất thải rắn… Tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí trong trường hợp này là các sản phẩm cháy của dầu F.O (hỗn hợp các khí
SOx, NOx, CO, CO2, aldehyde và muội khói); tàn tro Ngoài ra còn có các khí gây mùi như H2S, NH3 và các khí khác như CH4, CO2 phóng thích do sự phân