1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch

51 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 573,29 KB

Nội dung

trình bày về đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch

Trang 1

Khu đất xây dựng dự án thuộc ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với tổng diện tích khu khai thác là 667.600 m2 Khu vực khai thác thuộc vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, chênh lệch độ cao không đáng kể Khu vực dự án và xung quanh đa phần là đất bạc màu trồng cây nông nghiệp có giá trị thấp hay đất bỏ hoang do lớp trên là sét lẫn sỏi đỏ không thể trồng bất cứ loại cây nào Các thửa đất trong vùng thường được sử dụng cấy lúa, trồng đậu phộng và các loại cây nông nghiệp có năng xuất rất thấp do là đất bạc màu, khó cải tạo Hoạt động nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế

Theo Điều 18 của Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (1994) qui định, tất cả các dự án đầu tư phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Chi tiết đã được cụ thể hóa trong Nghị định 175/CP của Thủ tướng Chính phủ Tháng 4/1998, Thông tư số

490 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phân định các dự án thành hai loại phải lập báo cáo ĐTM và lập Bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường Căn cứ theo hướng dẫn này, Dự án khai thác sét nằm trong nhóm dự án loại I phải trình và duyệt nghiên cứu ĐTM

Như vậy một nghiên cứu ĐTM chi tiết là cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường của Nhà nước, cung cấp các dữ kiện khoa học cho các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của tỉnh Long An trong việc thẩm định dự án; đồng thời cung cấp các thông tin thiết yếu cho chủ đầu tư trong việc xây dựng và phát triển dự án

Trang 2

CHƯƠNG MỘT CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.1 Mục tiêu của báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM này do Chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương Mại- Xây dựng- Kinh Doanh nhà Xuân Lan thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Công nghệ Môi trường- Viện Môi trường và Tài nguyên Mục tiêu của nghiên cứu ĐTM cho dự án khai thác sét nhằm:

- Xem xét các hoạt động của dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch công suất 30 triệu viên/năm tại xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

- Xác định các tác động đến môi trường chủ yếu của dự án

- Đánh giá và dự báo các tác động chính của dự án đến môi trường

- Đề xuất các biện pháp tổng hợp để giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động của dự án đến môi trường Xây dựng chương trình quan trắc chất lượng môi trường hàng năm cho hoạt động của dự án

1.2 Cơ sở pháp lý

Việc đánh giá tác động của dự án khai thác sét đến môi trường dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:

- Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch Nước ký lệnh công bố số 29/CTN ngày 10 tháng 1 năm 1994

- Nghị định 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường

- Tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành năm 1995, 2000 và 2001

- Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư

- Nghị định 143/2004/NĐ-CP ngày 12/7/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ

Trang 3

- Luật Khoáng sản do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản ngày 14/6/2005

- Nghị định 137/2005/NĐ-CP ngày 9/11/2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

- Quyết định số 2247/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Long An ngày 28/06/2002 về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ giao đất cho các tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp, lâm nghiệp sang đất chuyên dùng để lấy đất san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh Long An

- Công văn số 1706/CV-UB ngày 22/5/2002 của UBND tỉnh Long An về việc cho chủ trương triển khai kê biên bồi thường để thu hồi đất

- Thông tư 78/TT-UB của UBND dân huyện Đức Hòa ngày 2/4/2002 về việc xin chủ trương cho huyện tổ chức kê biên áp giá đền bù khu vực đất mà Công Ty TNHH TM-XD-Kinh doanh nhà Xuân Lan xin khai thác đất

1.3 Các tài liệu kỹ thuật

Các tài liệu kỹ thuật sau đây được dùng tham khảo trong nghiên cứu này

- Phương án khai thác đất xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

- Báo cáo “Đề án thăm dò mỏ sét gạch ngói ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An” do Trung tâm Công nghệ Môi trường - Viện Môi trường & Tài nguyên thực hiện tháng 01/2006

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Đức Hoà, tỉnh Long An

- Các số liệu đo đạc về hiện trạng chất lượng môi trường (nước và không khí) khu vực dự án

- Các số liệu về KTTV của các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh Long An

- Hướng dẫn về phương pháp đánh giá nhanh về ô nhiễm môi trường do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phát hành năm 1993

- Hướng dẫn về quản lý và xử lý chất thải rắn của Bộ Xây dựng

- Hướng dẫn về quan trắc môi trường của Hệ thống quan trắc môi trường Toàn cầu, WHO, 1987

1.4 Tổ chức thực hiện

Trang 4

Xuất phát từ nhiệm vụ và yêu cầu thực hiện nghiên cứu, Chủ dự án đã thành lập nhóm nghiên cứu liên ngành với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, xây dựng và chuyên gia môi trường thuộc các lĩnh vực chất lượng nước, khí thải, chất thải rắn… thuộc các cơ quan sau:

- Trung tâm Công nghệ Môi trường- Viện Môi trường & Tài nguyên

- Phân viện bảo hộ lao động Tp.HCM

- Công ty TNHH Thương Mại- Xây dựng- Kinh Doanh nhà Xuân Lan

Sau khi các nội dung chính của quá trình nghiên cứu được định hướng, một chương trình thu thập số liệu và khảo sát hiện trạng các thành phần môi trường vùng dự án đã được thực hiện theo các phương pháp tiêu chuẩn về thu mẫu và phân tích các thông số hóa, lý, sinh học Các kiến nghị và kết luận được đưa vào phần cuối của báo cáo này 1.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Nội dung nghiên cứu

• Thu thập, biên hội số liệu hiện có về hiện trạng môi trường vùng dự án

- Khí tượng, thủy văn

- Địa hình, thổ nhưỡng

- Tài nguyên sinh vật

- Kinh tế - xã hội

• Khảo sát thực địa, phân tích mẫu môi trường

Các nội dung sau đây đã được khảo sát ở vùng nghiên cứu:

- Xác định nồng độ SO2, NO2, CO, bụi và tiếng ồn ở mặt đất tại 02 điểm tại vùng dự án

- Xác định hiện trạng chất lượng nước mặt (kênh Xáng, 01 điểm), nước ngầm 01 điểm trong vùng dự án với các thông số chỉ thị chất lượng nước (09 thông số/mẫu nước)

- Xác định danh mục và phân bố các loài thực vật trong vùng dự án

• Phân tích đánh giá

- Đánh giá và dự báo các tác động do xây dựng và hoạt động của dự án đến tài nguyên và môi trường trong vùng

- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động và quản lý dự án

Trang 5

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu

Việc đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch công suất 30 triệu viên/năm tại xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An dựa trên phương pháp sau đây

• Lập bảng kiểm tra

Bảng kiểm tra được áp dụng để định hướng nghiên cứu trong Chương Bốn bao gồm danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn của dự án

Bảng kiểm tra cho phép xác định định tính tác động đến môi trường do các hoạt động trong quá trình xây dựng và hoạt động đến các hệ sinh thái, yếu tố thủy văn và kinh tế xã hội trong vùng dự án

• Khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa bao gồm quan sát cảnh quan sinh thái, điều tra đo đạc hiện trạng chất lượng môi trường thông qua các chỉ tiêu chất lượng

- Thu mẫu, phân tích chất lượng không khí theo các phương pháp tiêu chuẩn nêu trong tài liệu của Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và tham khảo tài liệu của Hệ thống Quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS/Air)

- Thu mẫu và phân tích chất lượng nước mặt, nước ngầm thực hiện theo qui trình tiêu chuẩn của (GEMS/Water)

• Phỏng đoán

Nhờ vào lý luận và kinh nghiệm của chuyên gia để phỏng đoán các tác động có thể có, trên cơ sở đó xem xét tác động của dự án đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái trong vùng dự án Việc phỏng đoán dựa vào các cơ sở sau:

- Xem xét đặc điểm tự nhiên, KT - XH vùng dự án

- Xem xét đặc điểm xây dựng và hoạt động của nhà máy

Từ đó dự đoán mức độ các tác động chủ yếu của dự án đến chất lượng môi trường

Trang 6

• Đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phổ biến và đề nghị năm 1993, được sử dụng trong những trường hợp sau:

- Đánh giá tải lượng ô nhiễm (khí thải, nước thải) cho đơn vị cơ sở

- Đánh giá phương pháp kiểm soát và khống chế ô nhiễm

Dựa vào đánh giá tác động môi trường và trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghệ môi trường, các biện pháp quản lý, kỹ thuật giảm thiểu các tác động tiêu cực cũng như một chương trình giám sát khống chế ô nhiễm với khái toán cho dự án đã được đề xuất trong Chương Năm của báo cáo

1.6 Trình bày báo cáo

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch công suất 30 triệu viên/năm được trình bày theo hướng dẫn của Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ

Trang 7

CHƯƠNG HAI MÔ TẢ DỰ ÁN KHAI THÁC SÉT CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH CÔNG SUẤT 30 TRIỆU VIÊN/ NĂM

TẠI XÃ LỘC GIANG - HUYỆN ĐỨC HÒA - TỈNH LONG AN

2.1 Tên dự án và chủ đầu tư

- Tên dự án: Dựï án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch công suất 30 triệu viên/năm tại xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM-XD-KD nhà Xuân Lan

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5002000164 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Long An cấp ngày 09 tháng 07 năm 2002

- Địa chỉ: 267 âáp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

- Điện thoại: 072.853.383

- Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Lan Chức vụ: Giám Đốc

- Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, khai thác khoáng sản (đất, cát, sỏi, đá); nạo vét lòng sông san lấp mặt bằng, sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà, kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng

- Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng

2.2 Vị trí của dự án

Khu đất xây dựng dự án thuộc tờ bản đồ số 3, 4, 5, 6, 9, 10 tại ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với tổng diện tích khu khai thác là 667.600 m2 Khu vực khai thác thuộc vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, chênh lệch độ cao không đáng kể

Khu vực dự án và xung quanh đa phần là đất bạc màu trồng cây nông nghiệp có giá trị thấp hay đất bỏ hoang do lớp trên là sét lẫn sỏi đỏ không thể trồng bất cứ loại cây nào Các thửa đất trong vùng thường được sử dụng cấy lúa, trồng đậu phộng và các loại cây nông nghiệp có năng xuất rất thấp do là đất bạc màu, khó cải tạo Hoạt động nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế

Bản đồ vị trí khu đất được trình bày trong Phần phụ lục

Trang 8

2.3 Sơ lược về phương án khai thác sét của dự án

2.3.1 Công suất và trữ lượng khai thác

- Công suất khai thác khoảng 11.000m3/tháng

- Trữ lượng khai thác dự kiến là 6.721.789m3

2.3.2 Thời gian và kế hoạch khai thác

- Thời gian khai thác: xét về năng lực khai thác, công ty có thể đáp ứng từ 100.000m3/năm đến 150.000m3/năm nếu sử dung nguồn đất này cho san lấp mặt bằng Tuy nhiên, do khai thác vừa dùng cho sản xuất gạch tuynen vừa dùng cho san lấp mặt bằng nên thời gian khai thác dự kiến sẽ kéo dài tối đa là 50 năm

- Kế hoạch khai thác dự kiến như sau: Diện tích Moong 1: 106.000 m2, khai thác được 858.305 m3 (khai thác trong vòng 78 tháng); Diện tích Moong 2: 171.000 m2 , khai thác được 1.397.379 m3 (khai thác trong vòng 127 tháng); Diện tích Moong 3: 119.000 m2 , khai thác được 1.036.421,5 m3 (khai thác trong vòng 94 tháng); Diện tích Moong 4: 138.000 m2 , khai thác được 1.203.660 m3 (khai thác trong vòng 109 tháng); Diện tích Moong 5: 83.000 m2 , khai thác được 653.538 m3 (khai thác trong vòng 59 tháng)

2.3.3 Biện pháp và trình tự khai thác

1 Biện pháp khai thác

- Khu vực dự án phân chia thành 5 moong khai thác theo từng g.đoạn khác nhau

- Cặp ranh đất đắp bờ bao: chân rộng 4,5 mét, mặt rộng 1,5 mét, cao 1,5 mét

- Khoảng không lưu 6 – 7 mét

- Phân tầng khai thác: Căn cứ vào chiều sâu của các lớp đất, các tầng khai thác được phân chia như sau:

+ Tầng 1: lấy đến độ sâu 4 mét, bề dày H1 = 4,0 mét

+ Tầng 2: lấy đến độ sâu 7 mét, bề dày H2 = 3,0 mét

+ Tầng 3: lấy đến độ sâu 10 mét, bề dầy H3 = 3,0 mét

- Taluy 1:1 và có giật cấp

- Vị trí mở vỉa tầng khai thác: Tầng thứ I cách chân đê 4m; Tầng thứ II cách chân đê 10m; Tầng thứ III cách vị trí mở vỉa tầng thứ II 10m

Biên giới các tầng khai thác phải tuân thủ các khoảng cách an toàn này để đảm bảo an toàn chung cho khu vực khai thác Trong trường hợp có sự cố sạt lở thì tuyến đê bao của khu vực khai thác vẫn không bị ảnh hưởng

Trang 9

2 Trình tự khai thác

- Bóc tầng phủ và các tầng sét bằng máy xúc và máy đào → máy cạp sẽ xúc trực tiếp đất lên xe ben → chuyển đất về bãi tập kết → vận chuyển đến nơi san lấp hoặc về

xí nghiệp sản xuất gạch

- Khai thác theo thứ tự các moong đã chia từ 1 đến 5 Với mỗi moong khai thác, ban đầu là dùng các máy gạt và máy xúc gạn lớp đất trên mặt có chiều dày khoảng từ 0,2 đến 0,4 mét sang bên cạnh Sau đó dùng máy đào và máy xúc khai thác các tầng theo thứ tự từ bờ moong vào bên trong, từ xung quanh vào giữa và từ trên xuống dưới Khai thác xong tầng thứ nhất mới khai thác tiếp đến tầng thứ hai Ở mỗi tầng trong quá trình khai thác sẽ thực hiện đúng kỹ thuật, cụ thể như phải chừa taluy, độ đốc và khoảng không lưu theo quy định để đảm bảo chống sạt lở trong quá trình khai thác Tầng được khai thác theo lớp bằng Khấu suốt từ mặt địa hình đến đáy khai trường Dùng máy xúc thủy lực gàu ngược xúc đất khai thác lên xe ben, khai thác đến đâu thì cho xe vận chuyển sét về kho bãi của nhà máy sản xuất gạch và đất san lấp tới nơi cần san lấp đến đó Các

xe chuyên chở được phủ bạt kín trên đường vận chuyển và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường Với lớp đất mùn gạt sang bên cạnh sẽ thực hiện phun nước thường xuyên tránh phát tán bụi vào môi trường Sau mỗi tầng khai thác lớp đất này có thể dùng hoàn thổ lại moong khai thác hoặc tận dụng vào mục đích xây dựng khu du lịch sinh thái hay hồ sinh thái trong tương lai

- Trạm bơm để bơm nước mưa và nước ngầm được đặt ở đáy moong

Bảng 2.1 - Các thông số tính toán của các moong khai thác

Các thông số tính toán

γ : giá trị của dung trọng của tầng khai thác thứ i, kg/m3

Hi : bề dầy tầng khai thác thứ i, m

A, B : tra bảng A = 2,34; B = 5,79

Trang 10

f1 = tgϕ : trị số trung bình hệ số góc ma sát trong

η: là hệ số an toàn

tg∀i: hệ số ổn định đường bờ tầng khai thác thứ i

3 Khối lượng đất khai thác

- Khối lượng đất đắp đê bao: Vđắp = 33.786 m3

- Tổng khối lượng đất đào cả 5 moong: Vđào = 5.149.303 m3

- Khối lượng đất khai thác = khối lượng đất đào – khối lượng đất đắp bờ bao

Vkhai thác = ( Vđào – Vđắp)K Trong đó : K là hệ số thu hồi đất

K = K1 x K2

K = 1,46 x 0,9 = 1,314

Vkhai thác = (5.149.303 – 33.786) x 1,314 ≈ 6.721.789 m3

Như vậy, lượng sét có thể sử dụng sản xuất gạch tuynen khoảng từ 2.010.490 m3

và lượng đất có thể dùng cho san lấp khoảng từ 4.711.299m3

2.3.4 Máy móc và thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác sét

Máy móc và thiết bị phục vụ cho khai thác là các thiết bị chuyên dùng, các thiết bị này hầu hềt được nhập từ nước ngoài và được sản xuất trong những năm gần đây Tình trạng thiết bị còn khá tốt Danh mục thiết bị, nước sản xuất và năm sản xuất được trình bày trong Bảng 2.2

Bảng 2.2- Danh mục các máy móc, thiết bị sử dụng

TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Công suất

Máy đào KOBECO – Nhật 1992

Máy đào SUMITOMO – Nhật 1992

Máy đào KOBECO - Nhật 1989

Xe ban Caterpillar – Mỹ 1972

Xe ủi D6 – Mỹ 1985

Xe ủi Kumassu – Nhật 1978

Xe lu SaKai – Nhật 1990

Xe lu phi mã – Mỹ 1989

Xe lu rung cầm tay – Nhật 1991

Xe bồn nước IPA – CHLB Đức 1985

Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái

Trang 11

Xe ben HUYNDAI - Hàn Quốc 1992

Xe ben HUYNDAI - Hàn Quốc

Xe ben HUYNDAI Asia - Hàn Quốc

1990

Xe lu rung Bomác – Mỹ 1975

Xu lu phi mã – Mỹ 1975

Xe lu nhựa bánh hơi – Hàn Quốc 1992

Máy bơm nước – Việt Nam 1990

Xe tưới đường – Nhật 1989

Cái Cái Cái

Cái Cái Cái Cái Cái

Để tận dụng hết công suất của thiết bị và phục vụ được nhu cầu của thực tế, việc khai thác được tổ chức theo quy mô đội sản xuất hoạt động theo cơ chế khoáng sản phẩm, làm việc 2 ca trong ngày, đội chịu sự điều hành trực tiếp của Giám Đốc Công Ty TNHH TM-XD-KD nhà Xuân Lan

1 Nhiệm vụ của đội

- Quản lý toàn bộ thiết bị do công Ty giao

- Tổ chức khai thác vật liệu san lấp và bốc lên các phương tiện vận chuyển của khách hàng hoặc công Ty

- Chấp hành đầy đủ mọi nội quy, quy định của khai trường, khai thác theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động trong khai thác

- Chấp hành tốt các nội quy về vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường

- Chấp hành tốt luật lệ giao thông đặc biệt là trên đường vận chuyển

- Có chế độ báo cáo thường xuyên cho Giám Đốc công ty

- Thanh toán tiền hàng theo quy định của công ty

2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Tổng số CBCNV 57 người, trong đó bao gồm:

- 05 Đội Trưởng chịu trách nhiệm chung

- 05 Đội Phó kiêm công tác tiếp thị, bán hàng

- 01 Kế toán thống kê

- 02 Cấp dưỡng

- 04 Kỹ thuật, vật tư kiêm sửa chữa thiết bị

Trang 12

- Số còn lại là công nhân khai thác, bảo vệ

CHƯƠNG BA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC XÂY DỰNG DỰ ÁN 3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng dự án

3.1.1 Vị trí địa lý

Khu đất dự án có diện tích 667.600 m2, thuộc tờ bản đồ số 3, 4, 5, 6, 9, 10 tại ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Có vị trí nằm cách UBND xã Lộc Giang về phía Bắc khoảng 500m, cách đường giao thông Tỉnh lộ 6A khoảng 100m về phía Tây Về ranh giới hành chánh, cả bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của dự án đều tiếp giáp với đất ruộng, hoa màu của các hộ dân sống xung quanhh

Khu vực dự án và xung quanh đa phần là đất bạc màu trồng cây nông nghiệp có giá trị thấp hay đất bỏ hoang do lớp trên là sét lẫn sỏi đỏ không thể trồng bất cứ loại cây nào Các thửa đất trong vùng thường được sử dụng cấy lúa, trồng đậu phộng và các loại cây nông nghiệp có năng xuất rất thấp do là đất bạc màu, khó cải tạo Hoạt động nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế

3.1.2 Đặc điểm khí hậu vùng dự án

Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu có liên quan gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán, pha loãng các chất ô nhiễm trong nước, không khí và chất thải rắn Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm ngoài môi trường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khí hậu trong khu vực có nguồn gây ô nhiễm

Do dự án có vị trí tại huyện Đức Hòa nên có thể sử dụng các số liệu về khí tượng thủy văn của trạm Mộc Hóa và Tân An (Long An) để đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến quá trình phát tán, chuyển hóa và pha loãng các chất ô nhiễm trong quá trình đánh giá tác động môi trường

1 Nhiệt độ

Trang 13

- Nhiệt độ trung bình dao động từ 23,90 C – 29,70 C, nhiệt độ trung bình năm là 260

- Nhiệt độ tối đa ghi nhận được là 390C và nhiệt độ thấp nhất là 15,30C

(Nguồn: Phân viện Nghiên cứu Khí tượng - Thủy văn phía Nam)

2 Độ ẩm không khí

Trong ngày, độ ẩm tương đối đạt cao nhất vào 4-5 giờ và thấp nhất lúc 12-15 giờ Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm cao (80%), thấp nhất đạt khoảng 69%, độ ẩm trung bình vào mùa khô là 75% và trong ngày mưa độ ẩm tương đối đạt tới 99% Độ ẩm có độ phân hóa theo mùa nhưng không rõ nét, ít biến đổi theo không gian và ổn định theo các năm

3 Chế độ mưa

Vị trí dự án nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Long An và TP.HCM gồm hai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa nắng (mùa khô) kéo dài từ tháng XI đến tháng IV còn mùa mưa từ tháng V đến tháng X Lượng mưa trung bình khoảng 1.614,3 mm/năm Số lượng ngày mưa trong năm trung bình là 98 ngày và lượng mưa của ngày có mưa lớn nhất là 183 mm

Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI) Trong các tháng mùa mưa lượng mưa trung bình tương đối đồng đều nhau (khoảng 300 mm/tháng) Tuy nhiên mưa nhiều vào tháng IX với lượng mưa khoảng 400mm Các tháng mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) có lượng mưa nhỏ (khoảng 200mm/tháng), thậm chí có tháng lượng mưa chỉ khoảng 5mm hoặc hoàn toàn không có mưa

4 Chế độ gió

- Mùa mưa, hướng gió chủ đạo là hướng Tây Nam, với tần suất 70%, từ tháng V đến tháng IX Gió theo hướng từ biển vào mang nhiều hơi nước

Trang 14

- Mùa khô hướng gió chủ đạo là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, từ tháng XI đến tháng III năm sau

Vào các tháng mùa mưa, tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô nhưng chênh lệch các tháng trong năm không nhiều Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm là 1,5-2,5 m/s, mạnh nhất là vào tháng 3 (2,53m/s) và nhỏ nhất vào tháng 11 (1,5m/s) Tốc độ gió mạnh nhất quan trắc được có thể đạt được vào khoảng 30 - 40m/s và xảy ra trong các cơn giông, phần lớn là vào mùa mưa với hướng gió Tây hoặc Tây Nam

Tỉnh Long An ít bị ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của mưa bão Mưa bão kéo dài và trải trên chiều rộng nên thường làm tăng mức độ ngập lụt mùa mưa bão

5 Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi phân bố theo mùa khá rõ rệt: mùa khô và mùa mưa ít biến động theo không gian Tổng quát lượng bốc hơi trung bình trong tỉnh chiếm 65-70% lượng mưa năm Lượng bốc hơi mùa khô khá lớn, ngược lại mùa mưa lượng bốc hơi khá nhỏ Lượng bốc hơi trung bình 4-5mm/ngày

3.1.3 Đặc điểm địa hình khu vực dự án

Khu vực dự án nằm ở vị trí sườn đồi, là nơi tiếp giáp giữa bề mặt Holocen trũng thấp và bề mặt Pleitocen dốc thoải có độ cao tuyệt đối từ 1-6m, đất đang bị bạc màu, khoảng ½ diện tích nhân dân đang canh tác cây đậu phộng, rau quả ngắn ngày và lúa một vụ, ½ diện tích còn lại là các bụi cây tạp, tre tự nhiên rậm rạp Cách khu vực dự án về phía Bắc, Tây Bắc khoảng 1km có suối Quan, suối chảy theo hướng Tây-Đông, đây là suối có nước chảy thường xuyên

3.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng và cấu trúc địa chất khu vực dự án

1 Đặc điểm thổ nhưỡng

Huyện Đức Hòa có 8 loại đất, chia thành 2 nhóm đất sau:

- Nhóm đất phù sa cổ: có diện tích 25.001,77ha chiếm 58,61% diện tích tự nhiên của huyện và bằng 26,27% diện tích đất phù sa cổ của tỉnh Long An, phân bố tập trung ở vùng trung tâm huyện Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu rời rạc,

Trang 15

khả năng giữ nước, giữ phân kém, phản ứng chua, hàm lượng dưỡng chất thấp do bị rửa trôi mạnh Phần lớn diện tích đất phù sa cổ còn thiếu nguồn nước tưới trong mùa khô nên khó thâm canh tăng vụ

- Nhóm đất phèn: có diện tích 17.652,21ha chiếm 41,39% diện tích tự nhiên của huyện, bằng khoảng 6,42% diện tích đất phèn của tỉnh Long An, phân bố chủ yếu ở vùng ven huyện Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, nồng độ độc tố Cl-, SO2-, Al3+,

Fe2+ trong đất cao, mất cân đối nghiêm trọng NPK, thường bị ngập úng trong mùa mưa

2 Đặc điểm cấu trúc địa tầng

Hệ tầng Củ Chi Trầm tích sông (aQ31cc) tuổi Pleistocen muộn phân bố khá rộng trong vùng dự án, thành tạo phân bố chủ yếu phía bờ trái sông Vàm Cỏ Đông, tạo các gò đồi cao trong vùng Ở phần chân rìa hệ tầng Củ Chi bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên trên Từ các tài liệu thu thập qua các lỗ khoan sâu và các lỗ khoan khảo sát địa tầng từ trên xuống trong vùng dự án bao gồm:

- Trên cùng hầu hết đều gặp lớp cát bở rời (đất phủ) màu xám, xám vàng, dày từ 3-5m

- Tiếp đến là tầng kết vón laterit màu nâu đỏ có chiều dày thay đổi từ 1-3,5m

- Dưới cùng là tầng sét màu loang lổ nâu vàng trắng, dẻo mịn (tầng sản phẩm làm sét gạch ngói) dày từ 3-15m

Khu vực dự án chịu ảnh hưởng chung đang xảy ra chủ yếu là các hoạt động tân kiến tạo của vùng Đông Nam Bộ Đó là các hoạt động xâm thực – tích tụ cũng như gắn liền với lịch sử phát triển của các hệ thống sông trong vùng, đặc biệt là hệ thống sông Vàm Cỏ Đông Khu vực xã Lộc Giang là sườn của thung lũng sông Vàm Cỏ Đông bao gồm các bậc thềm và bãi bồi từ cổ đến trẻ có nguồn gốc xâm thực – tích tụ và tích tụ

- Thềm xâm thực – tích tụ bậc II Pleistocen muộn (Q3

1 ) bậc thềm có dạng đồi, sườn thoải (10-15o), bề mặt bằng phẳng, hơi lượn sóng, phân bố ở độ cao 2-6m Các trầm tích cấu tạo thềm gồm: cát, bột, sét, sạn dày khoảng 15m

- Thềm tích tụ bậc I tuổi Holocen sớm – giữa (Q1-22): chiếm diện tích hẹp ven rìa các bậc thềm cổ Độ cao của đỉnh thềm: 0-2m Thềm được cấu tạo chủ yếu bởi sét, bột, cát, sét lẫn mùn thực vật dày 2-4m

- Bãi bồi thấp và tích tụ lòng hiện đại tuổi Holocen muộn (Q3

2): phân bố ở ven sông Vàm Cỏ Đông, các lòng suối, được cấu tạo bởi cát, sạn, bột, sét màu xám, đôi nơi có chứa than bùn

Trang 16

Các quá trình địa mạo trong khu vực thăm dò chủ yếu là các quá trình rửa trôi và tích tụ, các hoạt động nhân sinh trong khu vực diễn ra không nhiều, không tác động đáng kể đến địa hình khu vực thăm dò

3 Đặc điểm về khoáng sản sét gạch ngói khu vực dự án

Khu vực xã Lộc Giang là vùng rất phổ biến loại hình khoáng sản sét gạch ngói phân bố trong Hệ tầng Củ Chi (aQ31cc), tại đây đã có hai đề án thăm dò sét gạch ngói trong hệ tầng này và có một nhà máy gạch tuynen sử dụng khoáng sản sét trong hệ tầng này và đã cho các sản phẩm đạt chất lượng cao Đặc điểm chất lượng sét gạch ngói khu vực dự án được trình bày sau đây:

* Thành phần độ hạt – chỉ số dẻo: Sét có chỉ số dẻo trung bình, hàm lượng bột sét vừa phải, lượng cát sạn không đáng kể, có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói tốt Thành phần độ hạt và chỉ số dẽo của khoáng sản sét gạch ngói khu vực dự án trình bày trong Bảng 3.1

Bảng 3.1 - Thành phần độ hạt – chỉ số dẻo của sét ở khu vực dự án

% Cấp hạt (mm)

STT Số hiệu mẫu

> 0,25 0,25-0,05 < 0,05

Chỉ số dẻo

Trang 17

Phương án khai thác đất xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

* Thành phần hoá cơ bản: Sét có hàm lượng oxit nhôm Al2O3, oxit sắt Fe2O3 khá ổn định, đạt chỉ tiêu làm sét gạch ngói Thành phần hóa cơ bản của khoáng sản sét gạch ngói khu vực dự án trình bày trong Bảng 3.2

Bảng 3.2 - Thành phần hóa cơ bản sét gạch ngói ở khu vực dự án

Số hiệu mẫu % SiO2 % TiO2 % Al2O3 % Fe2O3 % MKN

Phương án khai thác đất xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

* Kết quả vật liệu nung: Cả hai nhiệt độ nung gạch đều có màu hồng, không gặp vết loang màu khác trên mặt và trong lõi gạch, ở nhiệt độ nung 1050oC gạch đạt yêu cầu về chất lượng hơn, màu đỏ thẫm hơn Kết quả đo vật liệu nung trình bày trong Bảng 3.3

Bảng 3.3 - Kết quả đo vật liệu nung Số hiệu mẫu Tỷ trọng

gạch (g/cm3)

Khối lượng thể tích (g/cm3)

Độ hút nước (%)

Cường độ kháng nén (kg/cm2)

Cường độ kháng uốn (kg/cm2)

Độ co khi nung (%)

Độ xốp thực (%)

1 Nhiệt độ nung 950oC

LK 8/1/1-7m 2,70 1,70 18,10 290 0 1,10 34,50

2 Nhiệt độ nung 1050oC

LK 8/1/1-7m 2,70 2,04 10,02 420 0 5,75 25,70 Phương án khai thác đất xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

* Đặc điểm tính chất sét: Đặc điểm tính chất sét của các mẫu đo khu vực dự án trình bày trong Bảng 3.4

Trang 18

Bảng 3.4- Đặc điểm tính chất sét của mẫu

% Cấp hạt Số

Bột (0,05-0,005 mm)

Sét (<

0,005 mm)

Giới hạn chảy (%)

Giới hạn dẻo (%)

Chỉ số dẻo (%)

Độ ẩm tạo hình (%)

Hệ số độ nhạy

Độ co không khí (%)

LK8 2,70 10 51 39 46,20 27,14 19,06 27,40 0,72 12

Phương án khai thác đất xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

Với các kết quả về chất lượng sét gạch ngói đã nêu trên, sét ở đây không những đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sử dụng làm gạch ngói theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4358-1986 “Đất sét để sản xuất gạch ngói nung – yêu cầu kỹ thuật” mà còn đáp ứng các chỉ tiêu công nghiệp tạm thời theo qui định số 56/2000/QĐ-BCN ngày 22 tháng 9 năm

2000 của Bộ Công nghiệp

Trong khu vực dự án còn có khoáng sản cát san lấp và laterit kết vón đóng vai trò là lớp phủ, đôi nơi là lớp kẹp, tầng lót đáy, đây là nguyên liệu rất cần thiết trong công cuộc cải tạo và chỉnh trang đường giao thông nông thôn hiện nay

3.1.5 Đặc điểm thủy văn các nguồn nước

1 Nước mặt

Tại khu vực dự án có kênh Xáng chảy ra sông Vàm Cỏ Đông Với sông Vàm Cỏ Đông cũng là một trong những nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản của phần lớn dân cư trong vùng và một số vùng lân cận

Hiện nay một số kênh rạch trong khu vực đã bị nhiễm phèn và thường có pH khá thấp, kèm theo hàm lượng sắt cao không đủ tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt

2 Nước ngầm

Tỉnh Long An có nguồn nước ngầm tương đối phong phú Qua kết quả điều tra cơ bản của Liên đoàn Địa chất 8 (Đoàn 803) và kết quả khảo sát của Trung tâm Nước & Công nghệ Môi trường – CEFINEA cho thấy nước ngầm có mặt hầu hết ở các huyện và xã với 3 tầng chứa nước ngọt khác nhau tùy theo vùng địa lý

- Tầng I có độ sâu 27 ÷ 48m;

- Tầng II có độ sâu 120 ÷ 180 m;

Trang 19

- Tầng III sâu hơn 220m

Tại khu vực dự án khai thác nước sử dụng tại tầng I Tuy nhiên tùy từng vùng, có khu vực có thể dùng tầng I (cụm công nghiệp Hoàng Gia), nhưng cũng có khu vực phải khai thác ở tầng sâu hơn (tầng 3 - cụm công nghiệp nhựa của Công ty Nhựa Việt Nam)… 3.2 Khái quát về điều kiện KT-XH khu vực dự án

3.2.1 Tình hình phát triển KT-XH huyện Đức Hòa

Huyện Đức Hoà có tổng diện tích là 447,557km2, gồm có 17 xã và 3 thị trấn Dân số toàn huyện năm 2003 là 192.209 người với 44.175 hộ, mật độ dân số 233 người/km2 Lao động trong độ tuổi là 118.995 người, chiếm 62% tổng nhân khẩu Đa số lao động trong độ tuổi này đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, số còn lại làm các ngành nghề khác Một số đặc điểm cụ thể của huyện được trình bày sau đây:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng lớn với 3 loại cây trồng chủ đạo: cây lúa, đậu phộng và cây mía

- Hiện trạng cung cấp điện: hiện nay đã có 20/20 thị trấn/xã thuộc huyện Đức Hòa có điện sinh hoạt (có trên 95% hộ dân sử dụng điện), điện khí hóa nông thôn diễn ra trong toàn huyện

- Hiện trạng cung cấp nước: chương trình nước sạch nông thôn đã triển khai trên địa bàn toàn huyện Ngoài việc đầu tư mở rộng kênh rạch tạo nguồn nước ngọt về huyện, chương trình giếng khoan được nhân dân hưởng ứng, đáp ứng nhu cầu nước ngọt, nước sạch cho sản xuất, sinh hoạt trong nhân dân

- Hiện trạng giao thông trong khu vực:

+ Giao thông đường bộ: mạng lưới giao thông được phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn huyện, đã có 20/20 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn Toàn huyện có tổng cộng 136,70km đường sỏi đỏ và nhựa

+ Giao thông đường thủy: tại huyện có hệ thống kênh rạch tương đối nhiều, nhưng hầu hết là kênh thủy lợi nội đồng hẹp và cạn Huyện Đức Hòa có sông Vàm Cỏ Đông chạy dọc theo địa bàn huyện là trục vận tải thủy quan trọng không những đối với huyện

Trang 20

Đức Hòa mà còn cả toàn vùng, được coi là đường vành đai thủy địa và kinh tế trọng điểm phía Nam

- Giáo dục – đào tạo: hiện nay toàn huyện có 4 trường PTTH, 10 trường THCS, 29 trường tiểu học Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 6 trường tiểu học và 17 tổ mẫu giáo ghép với trường tiểu học

- Y tế: huyện có 1 bệnh viện đa khoa với sức chứa 150 giường Tuyến xã có 19 trạm y tế và 2 phòng khám khu vực Nhìn chung cơ sở khám chữa bệnh còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế Các ca bệnh nặng hầu hết đều chuyển lên các tuyến trên tỉnh hoặc thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2010)

3.2.2 Đặc điểm phát triển KT-XH xã Lộc Giang

Xã Lộc Giang có tổng diện tích đất là 1.833,06 ha, trong đó 1.552,69 ha cho nông nghiệp; 24,59 ha là đất lâm nghiệp có rừng; 122,10 ha là đất chuyên dùng; 98,96 ha là đất ở; 34,72 ha là đất chưa sử dụng và sông suối, núi, đá

Dân số của xã Lộc Giang là 11.450 người, trong đó số dân sản xuất nông nghiệp là 9.733 người, số phi nông nghiệp là 1.7718 người, mật độ dân cư thưa thớt Nhìn chung đây là khu vực dân cư tương đối nghèo, chủ yếu sống bằng cây lúa và một phần nhỏ hoa màu như đậu phộng, mía với năng suất thấp, đất thuộc diện khô cằn và bạc màu

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã Lộc Giang rất khó khăn do đất chủ yếu dùng cho nông nghiệp với năng suất thấp, trong khu vực hoạt động phát triển công nghiệp và các hình thức đầu tư khác như thương mại, dịch vụ rất ít

Đặc điểm cơ sở hạ tầng: khu vực xã hiện chưa có mạng lưới điện quốc gia, chưa có hệ thống cấp nước, nguồn cung cấp nước cho hoạt động trong khu vực là nước kênh Xáng cách khu vực Dự án khoảng 200m

Trang 21

3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án

3.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí

Để có số liệu nền về chất lượng không khí xung quanh tại khu vực dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường - Viện Môi trường và Tài nguyên đã phối hợp với Phân viện Bảo hộ Lao động Tp.HCM tiến hành thu mẫu và phân tích cho kết quả như sau:

Bảng 3.5 - Chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án

Kết quả phân tích TCVN Chỉ tiêu Đơn vị

Nguồn: Phân viện Bảo hộ Lao động, tháng 05/2004

Ghi chú: Vị trí lấy mẫu

- K1: Vị trí đầu khu vực dự án

- K2: Vị trí cuối khu vực dự án

Nhận xét:

Kết quả phân tích mẫu nêu trong Bảng 3.5 cho thấy, khu vực dự án không khí còn khá trong lành, các thông số đo đạc như nồng độ các khí SO2, NO2, CO và tiếng ồn Leq đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937-1995 và TCVN 5949-1998 (Tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí và tiếng ồn trong môi trường xung quanh) Riêng nồng độ bụi đo được tại hai vị trí đầu và cuối dự án đều có giá trị ngang bằng với TCCP (TCCP là 0,3 mg/m3) Do vậy, khi dự án đi vào hoạt động, cần thiết phải thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm bụi trong khu vực

Trang 22

3.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước

1 Chất lượng nguồn nước mặt

Khu vực dự án có kênh Xáng, là nguồn nước mặt duy nhất trong khu vực nối với sông Vàm Cỏ Đông Kết quả phân tích chất lượng nước kênh Xáng tại vị trí cạnh khu vực dự án được trình bày trong Bảng 3.6

Bảng 3.6 - Kết quả phân tích chất lượng nước kênh Xáng

phân tích

TCVN 5942- 1995

2 Chất lượng nguồn nước ngầm

Hiện tại nguồn nước đang được sử dụng xung quanh khu vực dự án là nước ngầm tầng nông Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tầng nông trong khu vực dự án được trình bày trong Bảng 3.7

Trang 23

Bảng 3.7 - Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích TCVN 5501- 1991

Phương án khai thác đất xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

Ghi chú: Mẫu nước ngầm lấy tại giếng khoan tầng nông với độ sâu giếng khoảng 35-45m của nhà Ông Lê Minh Đức, ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Nhận xét:

So sánh kết quả phân tích chất lượng mẫu nước ngầm tầng nông trong khu vực dự án với tiêu chuẩn TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn cho phép của nước ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho thấy nước ngầm trong khu vực dự án đạt tiêu chuẩn cung cấp nước cho sinh hoạt, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn quy định

3.4 Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái trong khu vực

Các loài động, thực vật ở Long An phân bố theo trục dọc của lưu vực sông Vàm Cỏ, có độ mặn từ lợ nhạt đến lợ vừa (0,05 - 1,8%) trong thành phần bao gồm: các loài nước mặn di nhập vào nội địa, các loài nước lợ điển hình, các loài nước lợ nhạt và các loài nước ngọt Phía Bắc Long An là một vùng đất phèn rộng lớn, kéo dài từ Tây sang Đông Vùng này được coi là rốn của đồng bằng Nam Bộ, phủ toàn bộ Đồng Tháp Mười, kéo sát đến phía Tây Long An Thực - động vật đặc trưng của vùng này là các loài chịu úng, phèn với pH thấp cả trên cạn và dưới nước như tràm, cỏ năn, các loài cá đen, động thực vật thủy sinh Latonopsis australis (giáp xác râu ngành), Brachionus quaridentatus (trùng bánh xe), các loài tảo lục Desmidium, Micrasterias, Staurastrum Phía Nam Long

An là vùng nhiễm mặn và phèn mặn ở các mức độ khác nhau Thực vật tiêu biểu là bình

Trang 24

bát, dừa nước, mái dầm, bần chua Động vật có các loài cá ưa mặn : cá dứa, cá nâu, tôm đất, tép bạc, giáp xác chân chèo Paracalanus, Acartia clausi Nước mặn xâm nhập là điều kiện cho các loài sinh vật gốc biển gồm tảo silic, trai, ốc và cá di nhập làm tăng mức độ đa dạng sinh học các thủy vực của Long An

Vùng Đức Hòa hệ sinh thái tương đối nghèo nàn do đây là vùng đất tương đối khô cằn và kinh tế của dân cư trong vùng thu nhập khá thấp Thực vật chủ yếu là mía, đậu phộng, các cây trái thông thường và cỏ dại, động vật chủ yếu là các vật nuôi trong nhà

Trang 25

CHƯƠNG BỐN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 4.1 Xác định nguồn gây ô nhiễm

Nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của dự án khai thác sét được nêu một cách khái quát trong Bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1 - Nguồn phát sinh chất thải do hoạt động của dự án khai thác sét Các giai đoạn

của dự án

Các hoạt động của dự án Các yếu tố gây ô nhiễm,

suy thoái môi trường Giai đoạn

- Tạo các đường thoát nước

- Tạo hệ thống giao thông nội mỏ

- Chuẩn bị kho bãi

- Đắp đê bao

- Xây dựng các hàng rào tạm bằng kẽm gai và trồng các loại cây xanh để ngăn cách với bên ngoài

- Bụi; khí thải và tiếng ồn từ phương tiện vận chuyển và phương tiện khai thác

- Nước thải sinh hoạt của công nhân; nước mưa chảy tràn

- Chất thải rắn: đất đắp đê, đắp đường rơi vãi, sắt thép vụn; cây xanh; rác thải của công nhân

Giai đoạn

hoạt động

khai thác mỏ

- Đào bới, xúc gạt lớp đất bề mặt

- Bốc xúc, vận chuyển

- Bơm nước từ các moong khai thác

- Sửa chữa, bảo dưỡng xe, máy

- Tồn trữ nhiên liệu

- Bụi, khí thải, tiếng ồn từ phương tiện khai thác và vận chuyển

- Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn chứa dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, nước thoát ra từ các moong khai thác

- Rút tầng nước ngầm

- Chất thải rắn: đất thải, rác thải sinh hoạt

- Cảnh quan thay đổi

Giai đoạn

đóng cửa mỏ

- Hoàn thổ, trồng cây

- Xây dựng khu du lịch sinh

- Bụi

- Nước ứ đọng trong các moong

Ngày đăng: 23/04/2013, 10:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 - Các thông số tính toán của các moong khai thác - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 2.1 Các thông số tính toán của các moong khai thác (Trang 9)
Bảng 2.2- Danh mục các máy móc, thiết bị sử dụng - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 2.2 Danh mục các máy móc, thiết bị sử dụng (Trang 10)
Bảng 3.3 - Kết quả đo vật liệu nung  Số hiệu mẫu  Tỷ trọng - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 3.3 Kết quả đo vật liệu nung Số hiệu mẫu Tỷ trọng (Trang 17)
Bảng 3.2 - Thành phần hóa cơ bản sét gạch ngói ở khu vực dự án - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 3.2 Thành phần hóa cơ bản sét gạch ngói ở khu vực dự án (Trang 17)
Bảng 3.4- Đặc điểm tính chất sét của mẫu - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 3.4 Đặc điểm tính chất sét của mẫu (Trang 18)
Bảng 3.5 - Chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 3.5 Chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án (Trang 21)
Bảng 3.6 - Kết quả phân tích chất lượng nước kênh Xáng - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước kênh Xáng (Trang 22)
Bảng 3.7 - Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án (Trang 23)
Bảng 4.1 - Nguồn phát sinh chất thải do hoạt động của dự án khai thác sét  Các giai đoạn - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 4.1 Nguồn phát sinh chất thải do hoạt động của dự án khai thác sét Các giai đoạn (Trang 25)
Bảng 4.3 - Tải lượng các chất ô nhiễm tính theo đầu người  Chổ tieõu - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 4.3 Tải lượng các chất ô nhiễm tính theo đầu người Chổ tieõu (Trang 26)
Bảng 4.2 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 4.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Trang 26)
Bảng 4.5 - Hệ số ô nhiễm của động cơ đốt trong dùng xăng (kg/1000 lít xăng) - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 4.5 Hệ số ô nhiễm của động cơ đốt trong dùng xăng (kg/1000 lít xăng) (Trang 29)
Bảng 4.4 - Thành phần các chất trong khói thải động cơ đốt trong - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 4.4 Thành phần các chất trong khói thải động cơ đốt trong (Trang 29)
Bảng 5.1 - Tóm tắt tác động chính và biện pháp giảm thiểu các tác động của dự án   STT  Tác động tiêu cực  Biện pháp giảm thiểu - đánh giá tác động tới môi trường dự án khai thác sét cho nhà máy sản xuất gạch
Bảng 5.1 Tóm tắt tác động chính và biện pháp giảm thiểu các tác động của dự án STT Tác động tiêu cực Biện pháp giảm thiểu (Trang 45)
w