1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Slide bài giảng Luật Đầu tư

214 8,4K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

Phân loại đầu tưTừ phương diện pháp lý, có thể phân loại hoạt động đầu tư theo những tiêu chí cơ bản sau: •Căn cứ vào mục đích đầu tư •Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư •Căn cứ vào tính chất q

Trang 1

Giới thiệu môn học:

* Luật Đầu tư là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp những kiến thức cơ bản xung quanh vấn đề pháp luật hiện hành về đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

* Số tín chỉ: 02

* Số tiết: +Lý thuyết: 24 tiết

+Thảo luận: 12 tiết

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT

ĐẦU TƯ

Trang 4

1.1 Khái niệm đầu tư

1.1.1 Định nghĩa

1.1.2 Phân loại đầu tư

Trang 5

1.1.1 Định nghĩa

Đầu tư là gì?

Trang 6

Theo cách hiểu thông thường:

Đầu tư là việc bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội.

Theo kinh tế học: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã

sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Trang 7

=> Hoạt động đầu tư phong phú và đa dạng:

- về các nguồn lực được sử dụng để đầu tư

- Về chủ thể tiến hành

- Về mục đích cụ thể của đầu tư

- Kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực chất lượng cao…

Trang 8

Theo quy định của pháp luật VN:

Trước đây, Luật ĐT 2005 quy định:

“Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư” (K1 Đ3 LĐT 2005)

Trang 9

Hiện nay, Luật Đầu tư công 2014

(có hiệu lực 1/1/2015) quy định: “Đầu

tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (K15 Đ4 Luật Đầu tư công).

Trang 10

Luật Đầu tư 2014 (có hiệu lực

1/7/2015) quy định:“Đầu tư kinh doanh

là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” (K5 Đ3 Luật ĐT 2014)

Trang 11

=> Trong phạm vi nghiên cứu của môn học, khái niệm đầu tư được tiếp cận dưới khía cạnh “đầu

tư kinh doanh”

Thuật ngữ “đầu tư kinh doanh” với thuật ngữ kinh doanh thương mại” có phải là đồng nghĩa?

Trang 12

1.1.2 Phân loại đầu tư

Từ phương diện pháp lý, có thể phân loại hoạt động đầu tư theo những tiêu chí cơ bản sau:

•Căn cứ vào mục đích đầu tư

•Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư

•Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà

đầu tư đối với vốn đầu tư

Trang 13

Căn cứ vào mục đích đầu tư:

- Đầu tư phi lợi nhuận: sử dụng các nguồn lực

để thực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận (nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội)

- Đầu tư kinh doanh: sử dụng các nguồn lực

kinh doanh để thu lợi nhuận

Trang 14

Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư:

- Đầu tư trong nước: các nguồn lực đầu tư được

huy động từ ngân sách nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân trong nước.

- Đầu tư nước ngoài (ĐTQT): các nguồn lực đầu tư

được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người của nước nhận đầu tư định cư

ở nước ngoài đầu tư về nước

*Hoạt động đầu tư nước ngoài còn có sự phân biệt giữa “đầu tư từ nước ngoài” và “đầu tư ra nước ngoài”.

Trang 15

Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư:

- Đầu tư trực tiếp: người bỏ vốn trực tiếp

tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn đầu tư

Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không

có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư

Trang 16

- Đầu tư gián tiếp: là hình thức mà ở đó

nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Những hoạt động mà nhà đầu tư không trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh đều có tính chất là đầu tư gián tiếp (đầu tư tài chính, nhượng quyền, cho vay, cho thuê…)

Trang 17

* Luật Đầu tư 2014 không còn quy định cụ thể về các thuật ngữ “đầu tư trong nước”, “đầu

tư nước ngoài”, “đầu tư trực tiếp” và “đầu tư gián tiếp”

Trang 18

1.2 Khái quát về Luật đầu tư

1.2.1 Khái niệm Luật đầu tư

1.2.2 Đối tượng và phương pháp

điều chỉnh của Luật đầu tư

1.2.3 Chủ thể của Luật đầu tư

1.2.4 Nguồn của Luật đầu tư

1.2.5 Sơ lược lịch sử phát triển của Luật đầu tư ở Việt Nam

Trang 19

1.2 Khái quát về Luật đầu tư

1.2.1 Khái niệm Luật đầu tư

Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản

lý hoạt động đầu tư kinh doanh.

Trang 20

1.2.2 Đối tượng & phương pháp điều chỉnh của LĐT

* Đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu

tư được các quy phạm pháp luật đầu tư điều chỉnh.

Dựa vào nội dung và chủ thể, có thể chia quan

hệ pháp luật đầu tư thành hai nhóm chủ yếu là:

Trang 21

+ Thứ nhất, QHPLĐT giữa các nhà đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư (quan hệ theo chiều ngang)

+ Thứ hai, QHPLĐT giữa các nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nhóm quan hệ này phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản

lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư (quan hệ theo chiều dọc)

Trang 22

* Phương pháp điều chỉnh của LĐT là cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các QHPLĐT, điều chỉnh các quan hệ đó phát triển theo chiều hướng mà nhà nước mong muốn.

Với những quan hệ đầu tư theo chiều ngang thì phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp dân

sự (các bên được tự do, bình đẳng thỏa thuận những vấn đề liên quan đến quan hệ đầu tư).

Với những quan hệ đầu tư theo chiều dọc thì phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp hành chính (Không thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với

cơ quan quản lý nhà nước về xử lý vi phạm pháp luật trong đầu tư…)

Trang 23

1.2.3 Chủ thể của Luật đầu tư

Chủ thể cơ bản của QHPLĐT là nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước

về đầu tư

*Nhà đầu tư: được hiểu là tổ chức, cá

nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài (K13 Đ3 LĐT2015).

Trang 24

“Nhà đầu tư nước ngoài” là cá nhân

có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (K14 Đ3 LĐT2015)

“Nhà đầu tư trong nước” là cá nhân

có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (K15 Đ3 LĐT2015)

Trang 25

“Tổ chức kinh tế” là tổ chức được thành lập và

hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (K16 Đ3 LĐT2015).

“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” là tổ

chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành

viên hoặc cổ đông (K17 Đ3 LĐT2015)

“Vốn đầu tư” là tiền và tài sản khác để thực hiện

hoạt động đầu tư kinh doanh (K18 Đ3 LĐT2015).

Trang 26

=> Quy định về nhà đầu tư thể hiện quan điểm không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, quốc tịch…khác nhau

Trang 27

* Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư:

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, Nhà nước phải thông qua các cơ quan nhà nước khác nhau, với

sự phân công, phân cấp về thẩm quyền quản lý cho từng cơ quan một cách phù hợp Trong đó gồm có các cơ quan:

+ Chính phủ;

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Trang 28

+ Các bộ, cơ quan ngang bộ

có liên quan;

+ UBND cấp tỉnh

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Trang 29

1.2.4 Nguồn của luật đầu tư

Nguồn của luật đầu tư là các văn bản quy phạm pháp luật hoặc tập quán chứa đựng các quy phạm pháp luật về đầu tư

*Các văn bản pháp luật quốc gia:

+ Luật đầu tư năm 2014;

+ Luật đầu tư công năm 2014;

………

Trang 30

* Điều ước quốc tế về đầu tư

Là sự thỏa thuận giữa các quốc gia nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lý bắt buộc để xác định, thay đổi hoặc hủy bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau trong lĩnh vực đầu tư

Đến nay, Việt Nam đã ký kết gần 50 hiệp định (song phương hoặc đa phương)

về khuyến khích và bảo hộ đầu tư:

Trang 31

Song phương:

+ Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia ngày 05/3/1991;

+ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa Liên bang Nga về khuyến khích và bảo

hộ đầu tư ngày 16/6/1994;

+ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 23/7/2000;

…….

Trang 32

Đa phương:

+ Hiệp định khung về khu vực đầu

tư ASEAN năm 1998 (AIA)

+ Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN được kí kết vào ngày 26/02/2009 (ACIA);

+ Hiệp định về các biện pháp đầu

tư liên quan đến thương mại (TRIMs)

………

Trang 33

1.2.5 Sơ lược lịch sử phát triển của Luật đầu tư ở Việt Nam

Hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam chỉ thực sự được quan tâm xây dựng trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế.

Những quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư từ sau Hiến Pháp năm 1992:

Trang 34

+ Luật công ti năm 1990;

+ Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990; + Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994;

+ Luật doanh nghiệp nhà nước năm

1995,

+ Luật hợp tác xã năm 1996 + Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, năm 2000

Trang 35

=> Luật Đầu tư năm 2005 hợp nhất Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước là một bước tiến lớn trong sự phát triển của pháp luật đầu

tư hướng vào việc tạo cơ sở pháp lý bình đẳng, thống nhất trong khuyến khích và bảo đảm đầu tư ở Việt Nam.

Trang 36

Luật Đầu tư mới năm 2014, thay thế Luật Đầu tư năm 2005

Luật mới được thông qua vào ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 với những mục tiêu:

Trang 37

+ Thứ nhất: Thể chế hóa nguyên tắc Hiến định về quyền tự do kinh doanh của công dân trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm trong Hiến pháp 2013; tạo môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch hơn nữa.

+ Thứ hai: cải cách thủ tục hành chính, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.

Trang 38

+ Thứ ba: Bổ sung, hoàn thiện cơ chế khuyến khích, bảo hộ đầu tư phù hợp với cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư theo các điều ước quốc tế đã hoặc sẽ ký kết, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

+ Thứ tư: đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, đồng thời kế thừa, tiếp tục phát triển

và hoàn thiện những quy định của Luật đầu

tư 2005

Trang 39

CHƯƠNG 2 BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ

Trang 40

HỌC LIỆU:

+ Luật Đầu tư 2014

+ Luật Đầu tư 2005

+ Giáo trình Luật Đầu tư – ĐH Luật HN

Trang 41

2.1 Khái niệm bảo đảm đầu tư

Trang 43

Các biện pháp bảo đảm ĐT do NN quy

định có những ưu điểm nổi trội sau:

Thứ nhất: NĐT không phải chi trả bất kỳ một khoản tiền nào

Thứ hai: được áp dụng trong phạm vi rộng ( không phân biệt về quy mô vốn, nguồn vốn, lĩnh vực và địa bàn đầu tư).

Thứ ba: tránh được những rủi ro về mặt lập pháp hoặc sự thay đổi bất thường về chính sách đối với các hoạt động kinh doanh của nước tiếp nhận ĐT.

Trang 44

2.2 Các biện pháp bảo đảm đầu tư

2.2.1 Cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp đảm bảo đầu tư ở Việt Nam

Văn bản pháp luật trong nước

+ Điều 25 HP 1992 (sđ 2001); Khoản 3 Điều 52 HP 2013

+ Điều 6 Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 + Điều 21 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000)

+ Chương II Luật ĐT 2005

+ Chương II Luật ĐT 2014

Trang 45

Luật ĐT 2014 tiếp tục hoàn thiện các cơ chế và nguyên tắc bảo đảm đầu tư:

- Cập nhật các quy định về bảo đảm quyền sở hữu tài sản của NĐT và cam kết bồi thường thỏa đáng, công bằng trong trường hợp trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của NĐT phù hợp với

HP

- Hoàn thiện quy định về bảo đảm đối xử không phân biệt giữa các nhà đầu tư phù hợp với cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế

Trang 46

- Hoàn thiện quy định về việc áp dụng nguyên tắc không hồi tố trong trường hợp VBQPPL thay đổi làm ảnh hưởng bất lợi đến ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư (bỏ quy định về việc chỉ áp dụng nguyên tắc này đối với ưu đãi đầu tư đã được quy định tại GCN ĐKĐT)

=> Những quy định này là cam kết chắc chắn của NN Việt Nam đối với NĐT, góp phần xây dựng sự tin tưởng của các NĐT.

Trang 47

* Các điều ước quốc tế

- Các biện pháp bảo đảm đầu tư là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong các thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương về đầu tư

- Các điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư ở Việt Nam.

Trang 48

2.2.2 Vai trò của các biện pháp bảo đảm đầu tư

* Góp phần tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

* Là công cụ thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nước đối với các NĐT và dự án của họ

* Thể hiện được tính chất nhất quán giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành khác

Trang 49

Bảo đảm đầu tư

1 Bảo đảm về quyền sở

hữu tài sản

5 Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

4 Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số sự án quan trọng

4 Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số sự án quan trọng

2 Bảo đảm hoạt động đầu

tư kinh doanh

3 Bảo đảm chuyển tài sản của

NĐT nước ngoài ra nước ngoài

2.2.3 Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư

6 Cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư

KD Một số biện pháp khác

Trang 50

* Bảo đảm quyền sở hữu tài sản - Đ9 LĐT 2014

“1 Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

2 Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Trang 51

- Quốc hữu hóa: biến tài sản từ các hình thức

sở hữu khác thành sở hữu NN

- Tịch thu (trưng thu): tước đoạt quyền sở

hữu của chủ sở hữu.

- Trưng mua: NN mua tài sản của tổ chức, cá

nhân thông qua quyết định hành chính

- Trưng dụng: NN sử dụng tài sản có thời hạn

của tổ chức, cá nhân thông qua quyết định hành chính.

(Đ2 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008)

Trang 52

* Về nguyên tắc chung:

NN bảo đảm quyền sở hữu về vốn và tài sản hợp pháp của NĐT ngay khi dự án đầu tư bắt đầu được triển khai mà không phải thông qua bất cứ thủ tục hành chính nào khác

* Cụ thể:

- Trong mọi trường hợp không QHH, không tịch thu bằng biện pháp hành chính đối với tài sản hợp pháp của NĐT

- Trường hợp ngoại lệ NN có thể tiến hành trưng mua, trưng dụng tài sản hợp pháp của NĐT nhưng phải thỏa mãn điều kiện áp dụng sau:

Trang 53

+ Chỉ trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng ,chống thiên tai.

+ Có thanh toán hoặc bồi thường hợp lý (theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng, đối với NĐT

+ Phải tuân theo thể thức, thủ tục và điều kiện luật định

+ Không phân biệt đối xử giữa các NĐT

Ngày đăng: 26/11/2015, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w