Sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo:

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo báo chí (Trang 93 - 95)

III. Về hình thức thể hiện

2. Sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo:

Kiểu chữ trong quảng cáo trên báo Bắc Giang còn đơn điệu, kém hấp dẫn. Do vậy để những thông điệp quảng cáo phát huy được hiệu quả nên sử dụng, phối hợp hợp lí các kiểu chữ trong quảng cáo.

Với tiêu đề chính của quảng cáo cần xem xét khi chọn kiểu chữ phải có kích cỡđủ lớn và đủ sức thu hút sự chú ý của người đọc.

Hiện tiêu đề quảng cáo trên báo Bắc Giang thường sử dụng phông chữ Time New Roman, kiểu chữ in hoa, đậm với cỡ chữ 20. Như vậy cơ bản đã tạo sự khác

biệt giữa tiêu đề quảng cáo với nội dung, tuy nhiên để tiêu đề thực sự ấn tượng thì rất cần có sự thay đổi trong việc để cỡ chữ, kiểu chữ.

Cỡ chữ lớn thường cộng thêm giá trị thông báo, giá trị tin tức, mặc dù tiêu đề

chẳng cung cấp thông tin gì cả. Tuy nhiên, không nên dùng chữ in hoa nhiều hơn sáu bảy từ trong một dòng. Vì hầu hết những người trưởng thành sẽ khó mà đọc suôn sẻ dòng chữ toàn chữ in hoa.

Kiểu chữ thể hiện thông điệp thương hiệu của doanh nghiệp thì cần nổi hơn,

ấn tượng hơn trong mắt độc giả.

3. Hình ảnh:

Hiện việc sử dụng hình ảnh trong quảng cáo Báo Bắc Giang đã phong phú hơn trước nhưng hiệu quả chưa đáng kể. Do báo có đặc thù là tờ báo địa phương nên hầu hết hình ảnh chỉ có hai màu đen – trắng. Nội dung hình ảnh được các nhà quảng cáo sử dụng như để gây sự chú ý hay có chức năng chào hàng. Báo Bắc Giang đã sử dụng những hình ảnh thật về sản phẩm và cả một số những hình ảnh minh hoạ thế nhưng những hình ảnh ấy chưa đạt được tối đa mục đích là gây sự

chú ý và có chức năng chào hàng. Để hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh được tăng lên cần:

Hình ảnh quảng cáo phải lột tả được chức năng, hiệu quả của sản phẩm. Chẳng hạn như khi đưa một quảng cáo thông báo của rạp chiếu phim tỉnh về lịch chiếu phim mới, không nên sử dụng lại lối thông báo đơn thuần mà biến nó thành một quảng cáo trình bày với những hình ảnh ấn tượng nhất trong bộ phim, hay sự

thích thú của khán giả xem phim.

Có tính chất nhắc nhở: ví dụ như nếu không sử dụng sản phẩm thì khách hàng sẽ gặp phải một số khó khăn. ( Các hình ảnh quảng cáo này xuất hiện nhiều trong các quảng cáo về thuốc, kem đánh răng,…)

Hình ảnh phải mang ý nghĩa nhân văn, giáo dục, đồng thời còn có tính chất giải trí. Ví dụ khi quảng cáo về những sản phẩm thuốc có thểđưa những hình ảnh

mang ý nghĩa nhân văn như con cháu biếu ông bà thuốc chống tê mỏi xương khớp.

Một sai lầm nên tránh khi chọn hình minh họa là không nên dùng hình ảnh quá cường điệu hay quá khéo, như vậy đối với một số đối tượng độc giả khi tiếp cận với những quảng cáo sẽ không hiểu hình ảnh đó nói lên điều gì.

Hình ảnh là thế mạnh của quảng cáo báo chí, do vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả, thể hiện nội dung, chất lượng ảnh rất cẩn sự tìm tòi, đầu tư đúng mức trong việc thiết kế những hình ảnh quảng cáo ấn tượng.

4. Slogan:

Quảng cáo trên báo Bắc Giang rất nhiều nhưng việc sử dụng các quảng cáo có slogan là rất ít, chỉ tập chung ở những nhóm sản phẩm hàng hoá như điện lạnh, thuốc,…

Slogan thể hiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, do vậy để

quảng cáo đến được với công chúng nhiều hơn, có tác dụng tích cực, thu hút công chúng quan tâm đến sản phẩm được quảng cáo rất cần tới việc sử dụng slogan. Slogan như là phương châm hoạt động của công ty, doanh nghiệp đó.

Ví dụ về slogan của công ty TNHH Văn Chiến là: “Nơi mua sắm thú vị” sẽ

gây dựng niềm tin trong lòng khách hàng về một công ty phân phối hàng điện máy uy tín, với phong cách phục vụ hiệu quả, chuyên nghiệp, là địa chỉ mua sắm thú vị của khách hàng.

Ngôn ngữ trong slogan cần sắc sảo, cần có chiến lược, mục tiêu lâu dài trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh. Cách thể hiện các slogan phải nổi bật, không chỉ được in đậm hơn so với nội dung của quảng cáo mà còn có sự cách

điệu, sử dụng tối đa các phông chữ gây ấn tượng.

Một phần của tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo báo chí (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)