TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LÊ MINH KHÁNG HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG Citrus reticulata Blanco BẰNG BIỆN PHÁP TỈA CÀNH, TẠO TÁN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
LÊ MINH KHÁNG
HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus reticulata Blanco) BẰNG BIỆN PHÁP
TỈA CÀNH, TẠO TÁN TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC
Cần Thơ - 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC
Tên đề tài:
HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus reticulata Blanco) BẰNG BIỆN PHÁP
TỈA CÀNH, TẠO TÁN TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: 3113310 Lớp: Nông Học K37 Cần Thơ - 2014
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học, với đề tài:
HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus reticulata Blanco) BẰNG BIỆN PHÁP
TỈA CÀNH, TẠO TÁN TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Lê Minh Kháng thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
PGS.TS Trần Văn Hâu
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:
HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG
(Citrus reticulata Blanco) BẰNG BIỆN PHÁP
TỈA CÀNH TẠO TÁN TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Lê Minh Kháng thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng:
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Thành viên hội đồng
DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Trang 5i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Lê Minh Kháng
Trang 6QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I Lý lịch sơ lược
Nơi sinh: huyện Phước Long - tỉnh Bạc Liêu
Con ông: Lê Văn Thâm
Con bà: Lê Thị Phương
Địa chỉ: xã Phong Thạnh Tây A - huyện Phước Long - tỉnh Bạc Liêu
Số điện thoại: 0919627263 Email: khang113310@student.ctu.edu.vn
II Quá trình học tập
1 Tiểu học
Thời gian đào tạo: từ năm 1999 đến năm 2003
Trường: Tiểu học Trí Phải Đông, xã Trí Phải – Thới Bình – Cà Mau
2 Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: từ năm 2004 đến năm 2007
Trường: THPT Nguyễn Văn Nguyễn - huyện Thới Bình - tỉnh Cà Mau
3 Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: từ năm 2008 đến năm 2010
Trường: THPT Nguyễn Văn Nguyễn - huyện Thới Bình - tỉnh Cà Mau
4 Đại học
Thời gian đào tạo: từ năm 2011 đến năm 2014
Trường: Đại học Cần Thơ, quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Người khai ký tên
Lê Minh Kháng
Trang 7iii
LỜI CẢM TẠ Kính dâng,
Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai của con Hai bên nội, ngoại đã luôn
động viên và tạo điều kiện tốt nhất để con được học và thành người
Thành kính ghi ơn,
PGS.TS Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành bài luận văn này
Chân thành biết ơn,
Cô Quan Thị Ái Liên, cố vấn học tập đã quan tâm dìu dắt, động viên,
giúp đỡ em trong suốt khóa học
Các anh, chị trong Bộ môn Khoa Học Cây Trồng đặc biệt là anh Nguyễn
Đức Mạnh, chị Trần Thị Doãn Xuân, chị Nguyễn Thị Ngọc Lành, chị Dương
Thị Phương Thảo, chị Lê Thị Thanh Thủy,… đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện luận văn
Các bạn trong lớp Nông Học a2 K37 đặc biệt là các bạn Hoàng A, Văn
Tá, Hồng Thu, Văn Lý, Minh Trí, Thành Phát, Văn Rẻ, Danh Hòa, Tuấn
Cảnh, Minh Thư, Nhật Tú… đã giúp đỡ tôi trong hoàn thành luận văn này
Chân thành cảm tạ,
Toàn thể quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng và
trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho em trong
thời gian học tại trường
Thân ái gởi về,
Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng , thầy Trần Văn
Hâu, cô Quan Thị Ái Liên lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Lê Minh Kháng
Trang 8Lê Minh Kháng, 2014 đề tài “Hạn chế hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt
Hồng (Citrus reticulata Blanco) bằng biện pháp tỉa cành, tạo tán tại huyện
Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học
trường Đại học Cần Thơ Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Hâu
TÓM LƯỢC
Đề tài “Hạn chế hiện tượng trái khô đầu múi trên quýt Hồng (Citrus
reticulata Blanco) bằng biện pháp tỉa cành, tạo tán tại huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp” Được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định sự ảnh
hưởng của biện pháp tỉa cành lên hiện tượng chai và khô đầu múi (KĐM)
trên trái quýt Hồng Thí nghiệm được thực hiện tại vườn quýt Hồng từ 8 -
10 năm tuổi ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ tháng
09/2012 đến tháng 02/2013 Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên, có bốn nghiệm thức (NT) trong đó NT1: Đối chứng
tỉa cành theo nông dân, NT2: Tỉa sơ cành mang trái ngoài tán, NT3: Tỉa
cành trong tán và cành sát đất sao cho khoảng cách từ mặt đất đến tán cây
là 50 cm, NT4: Tỉa cành che rợp lẫn nhau sao cho giữa hai cây có khoảng
cách 50 - 100 cm và khoảng cách từ mặt đất đến tán cây lá 50 cm Bắt đầu
từ thời điểm 155 ngày sau đậu trái đến khi thu hoạch, cường độ ánh sáng
được đo hai lần/tháng cố định vào 10 - 12 giờ trong ngày Kết quả thí
nghiệm cho thấy dưới sự ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành làm ảnh hưởng
đến tổng số trái, tỉ lệ trái KĐM, tỉ lệ trái chai, chiều rộng múi trái bình
thường (BT) và KĐM, đường kính trái KĐM Ở nghiệm thức tỉa cành
trong tán và cành sát đất sao cho khoảng cách từ mặt đất đến tán cây là 50
cm (NT3) làm cho tổng số trái tăng lên và làm giảm tỉ lệ KĐM Mẫu lá và
trái sau khi thu hoạch được phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc Bộ Môn
Khoa Học Cây Trồng - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - trường
Đại học Cần Thơ
Trang 91.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
Trang 101.5.1 Ánh Sáng 5
1.6.1 Hiện tượng rối loạn sinh lý trên cây có múi 7
1.6.2 Một số yếu tố liên quan đến hiện tượng rối loạn sinh lý trên
1.7.3 Các yếu tố liên quan đến hiện tượng khô múi 9
Trang 113.3 DIỄN BIẾN CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG BẰNG BIỆN PHÁP TỈA
CÀNH TẠO TÁN TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM
21
3.4 HÀM LƯỢNG MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT TRONG LÁ QUÝT
HỒNG
22
3.4.1 Hàm lượng đường tổng số trong lá quýt Hồng 22
3.4.2 Diễn biến hàm lượng tinh bột tổng số (%) trong lá 22
3.4.3 Hàm lượng cacbon tổng số (%) trong lá quýt Hồng 23
3.4.4 Hàm lượng đạm tổng số (%) trong lá quýt Hồng 24
3.5 SỰ TĂNG TRƯỞNG KÍCH THƯỚC VÀ RỤNG TRÁI QUÝT
HỒNG
26
3.5.1 Sự tăng trưởng đường kính trái quýt Hồng 26
3.5.2 Sự tăng trưởng chiều cao trái quýt Hồng 27
Trang 123.7.3 Hàm lượng TA 37
3.8 HIỆN TƯỢNG CHAI, KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT
Trang 13ix
DANH SÁCH BẢNG
1.1
Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng khô đầu múi trên
trái quýt Hồng theo ý kiến của nông dân được điều tra (%) tại
huyện Lai Vung
9
3.1
Đặc tính nông học của cây quýt Hồng ở huyện Lai Vung tỉnh
3.2 Khối lượng vỏ trái quýt hồng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán
khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 30
3.3 Độ dày vỏ trái quýt bằng biện pháp tỉa cành tạo tán khác nhau
3.4 Khối lượng trái quýt Hồng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán
khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 31
3.5 Chiều cao trái quýt Hồng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán
khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 32
3.6 Đường kính trái quýt Hồng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán
khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 33
3.7 Chiều dài múi quýt Hồng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán
khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 34
3.8 Chiều rộng múi quýt Hồng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán
khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 35
3.9
Độ dày múi quưt Hồng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán khác
3.10 Độ brix (%) trong thịt trái quýt Hồng bằng biện pháp tỉa cành
tạo tán khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 36
3.11
Hàm lượng nước (%) trong thịt trái quýt Hồng bằng biện
pháp tỉa cành tạo tán khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh
Đồng Tháp
37
3.12
Hàm lượng TA (%) trong thịt trái quýt Hồng bằng biện pháp
tỉa cành tạo tán khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng
Tháp
37
3.13
Hàm lượng vitamin C (mg/100g) trong thịt trái quýt Hồng
bằng biện pháp tỉa cành tạo tán khác nhau Lại huyện Lai
Vung tỉnh Đồng Tháp
38
Trang 143.14
Tỷ lệ trái bị KĐM và trái bị chai trên cây quýt Hồng bằng
biện pháp tỉa cành tạo tán khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh
Đồng Tháp
42
Trang 15xi
DANH SÁCH HÌNH
1.1
Hiện tượng trái quýt Hồng bị chai Đến giai đoạn trưởng thành
nhưng không lớn và vẫn giữ màu xanh, rất chậm hay không
chuyển sang màu vàng, trái quýt hơi cứng ( Trần Văn Hâu và
ctv., 2009)
8
1.2
Hiện tượng trái quýt Hồng bị KĐM (a) Trái quýt Hồng bị
KĐM cuốn nhô lên, có những nếp nhăn (b) trái quýt Hồng
3.1 Diễn biến cường độ ánh sáng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán
ở vườn quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 21
3.2
Hàm lượng đường tổng số (%) trong lá cây quýt Hồng ở các
biện pháp tỉa cành khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp
22
3.3
Hàm lượng tinh bột tổng số (%) trong lá cây quýt Hồng ở các
biện pháp tỉa cành khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp
23
3.4
Hàm lượng carbon tổng số (%) trong lá cây quýt Hồng ở các
biện pháp tỉa cành khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp
24
3.5
Hàm lượng đạm tổng số (%) trong lá cây quýt Hồng ở các
biện pháp tỉa cành khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp
25
3.6 Tỷ lệ C/N (%) trong lá cây quýt Hồng bằng các biện pháp tỉa
cành tạo tán khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 26
3.7 Đường kính trái ở các biện pháp tỉa cành khác nhau của vườn
quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 27
Trang 163.8
Tốc độ và thời gian phát triển chiều cao trái quýt Hồng bằng
biện pháp tỉa cành tạo tán khác nhau tại huyện Lai Vung tỉnh
Đồng Tháp
38
3.9 Diễn biến sự phát triển kích thước trái quýt tại huyện Lai
Trang 17xiii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TA tổng acid trong thịt trái
Trang 18MỞ ĐẦU
Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng đất phù sa màu mỡ, khí hậu
nhiệt đới gió mùa, hai mùa mưa nắng nên rất thích hợp với việc trồng cây ăn
trái Tùy vào điều kiện tự nhiên của mỗi vùng mà trồng được nhiều loại cây ăn
trái khác nhau đa dạng về chủng loại với các giống đặc sản như: Mận An
Phước, vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi Bình Minh,… và đặc
biệt là Quýt Hồng Lai Vung Quýt Hồng là loại trái cây đặc sản của vùng Lai
Vung, với màu vàng cam sắc đỏ rất đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng
và xuất khẩu sang các nước trên thế giới, nên mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người nông dân
Quýt Hồng là loại trái cây dùng để ăn tươi, là thức uống chứa nhiều
hàm lượng vitamin C bổ dưỡng cho cơ thể, khi ăn trái có vị ngọt, chua nhẹ,
hậu không đắng và có mùi thơm đặc trưng, vỏ của trái có chứa nhiều tinh dầu
được người dân sử dụng làm thuốc Quýt Hồng có màu sắc đẹp, bắt mắt nên
thường được người dân bày trên mâm ngũ quả vào mỗi dịp tết Nguyên Đán
Quýt Hồng cho giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây khác trong vùng Do
vậy, Quýt Hồng đã trở thành loại cây trồng chủ lực nơi đây
Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngoài những căn bệnh gây hại
trên cây có múi thì hiện tượng chai và khô đầu múi xuất hiện ngày càng nhiều
Theo điều tra của Trần Văn Hâu và ctv (2009), 100% vườn quýt Hồng tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xuất hiện hiện tượng trái chai và khô đầu
múi, tỷ lệ khô đầu múi là 47% và tỷ lệ chai là 6% làm giảm chất lượng và màu
sắc trái, dẫn đến làm giảm giá trị thương phẩm của trái và ảnh hưởng đến
thương hiệu Quýt Hồng Lai Vung cũng như thu nhập của người dân Do đó,
đề tài “Hạn chế hiện tượng trái bị chai và khô đầu múi trên trái quýt Hồng
bằng biện pháp tỉa cành tạo tán tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp “ được
thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố tỉa cành, tạo tán trên
cây lên hiện tượng khô đầu múi
Trang 192
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Lai Vung nằm ở phía Nam Tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 238
km2, huyện có 12 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn và 11 xã với ranh giới
hành chinh:
- Phía Đông giáp thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành
- Phía Tây giáp với thành phố Cần Thơ
- Phía Đông Nam giáp với huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
- Phía Bắc giáp với huyện Lấp Vò
Huyện có quốc lộ 80, quốc lộ 54 đi qua thuận lợi phát triển giao thông
đường bộ gắn chặt với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, An
Giang và các trọng điểm phía Nam khác
Huyện Lai Vung là vùng có vị trí hết sức thuận lợi bởi giáp ranh với
các con sông lớn như sông Tiền và sông Hậu, đặc biệt với đặt khu kinh tế như
khu công nghiệp Sa Đéc bên cạnh đó tiếp giáp với trung tâm đô thị lớn của
thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên thuận lợi cho việc đầu tư phát
triển
Huyện Lai Vung là huyện thuộc vùng ngập, nguồn nước ngọt quanh
năm dồi dào, đất đai màu mỡ do hai con sông Tiền và sông Hậu bồi đấp nên
rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng cây ăn trái có
múi (Võ Văn Vang, 2010)
1.1.2 Tình hình sản suất nông nghiệp
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung
(2010), tình hình sản xuất nông nghiệp huyện thì diên tích trồng lúa là 31.484
ha đạt sản lượng 190.827 tấn, diện tích trồng cây hoa màu là 2.915 ha đạt sản
lượng 25.379 tấn, đất nuôi trồng thủy sản 465 ha đạt sản lượng 22.169 tấn,
diện tích trồng cây ăn trái là 3.921 ha, trong đó quýt Hồng chiếm 1.418 ha,
36% so với diện tích trồng cây ăn trái và sản lượng đạt 43.000 tấn Qua đó cho
thấy quýt Hồng có vị trí rất quan trọng trong nền nông nghiệp cũng như giá trị
kinh tế đối với huyện Lai Vung
Trang 201.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY QUÝT HỒNG
Quýt Hồng có nguồn gốc từ Châu Á được trồng rộng rãi ở các nước như
Trung Quốc, Á Rập… rồi dần dần về Việt Nam Quýt Hồng có tên khoa học
là Citrus reticulate Blanco, thuộc giống citrus, họ Rutaceae (Trần Thượng
Tuấn và ctv., 1994), còn gọi là quýt tiều (Trần Thế Tục và ctv , 1998) Theo
Nguyễn Văn Luật (2006), quýt Hồng là loại cây ăn trái thích hợp với khí hậu
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là huyện Lai Vung tỉnh Đồng
Tháp Theo thống kê ngành nông nghiệp huyện Lai Vung, hiện nay có khoảng
1.800 ha diện tích trồng quýt, trong đó quýt Đường hơn 700 ha, còn lại là quýt
Hồng
Quýt Hồng có màu vàng cam sắc đỏ rất đẹp mắt và được ưa chuộng nhiều
trên thị trường, bên cạnh đó trái to tròn, hơi dẹp, vỏ mỏng, dễ bóc vỏ, vách
múi dài, có vị ngọt và hơi chua nên đem lại giá trị kinh tế cao đặc biệt là trong
các dịp lễ hay tết Nguyên Đán Bên cạnh đó quýt Hồng còn được biết đến do
hương vị thơm ngon, vị chua nhẹ giúp dễ tiêu hóa, hàm lượng vitamin cao, vỏ
và dịch quả dùng làm thuốc, thức uống và bánh kẹo…
1.3 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRÁI CÂY CÓ MÚI
Trên thị trường trong nước và cả thị trường thế giới, trái cam quýt được ưa
chuộng và sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể không chỉ dùng ăn tươi, chế biến mà có giá trị cao trong y học nhất là
trong trái chứa nhiều vitamin C (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)
Trong thành phần thịt trái có chứa 6 – 12% đường, chủ yếu là sacaroza
Hàm lượng vitamin C trong thịt trái là 40 – 90 mg/100 g Các loại acid hữu cơ
chứa trong thịt trái là 0,4 – 1,2%, trong đó có chứa nhiều acid có hoạt tính sinh
học cao Trong trái có chứa chất khoáng và dầu thơm (Đường Hồng Dật,
2003)
1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY CÓ MÚI
1.4.1 Rễ
Rễ cây có múi thuộc rễ nấm, thời gian đầu chủ yếu là rễ cám, phát triển
trên tầng đất mặt Sự phát triển của rễ thường xen kẻ với sự phát triển của thân
cành trên mặt đất Loại cây làm gốc ghép có ảnh hưởng đến sự phân bố của bộ
rễ Rễ cam quýt hoạt động mạnh thời kỳ 1 – 8 năm tuổi sau khi trồng, sau đó
suy giảm nhiều và tái sinh kém (Lê Thanh Liêm, 2012)
Rễ cam quýt thuộc loại rễ có nấm cộng sinh Micorhiza Nấm cộng sinh
trên lớp biểu bì của rễ, hút nước cho cây, đồng thời cung cấp muối khoáng và
một lượng nhỏ chất hữu cơ Sự phân bố tầng rễ của cây có múi tùy thuộc vào
Trang 214
nhiều yếu tố: loại đất, kỹ thuật canh tác, mực nước ngầm Các cây cam quýt
nhân giống bằng hạt có bộ rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp và rễ ít hút (Đường
Hồng Dật, 2003)
1.4.2 Thân
Cam quýt thuộc thân gỗ dạng bụi hay bán bụi Cây có khoảng 4 – 6
cành chính thường có gai Các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong
khoảng 1m cách mặt đất Tùy theo tuổi cây và điều kiện sống, phương pháp
nhân giống mà cây có chiều cao và hình thái khác nhau ( Trần Thế Tục và ctv
., 1998)
Cam quýt nếu để phát triển tự do thì không có thân chính rõ rệt, vì vậy
cần tạo hình ngay khi cây bắt đầu phát triển để dễ dàng chăm sóc Cành có thể
có gai, nhất là khi trồng bằng hột Tuy nhiên sau giai đoạn ra hoa, trái, các gai
thường ít phát triển Ở một vài loài, gai chỉ mọc ra từ những cành sinh trưởng
mạnh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv., (1994) thì trong một năm cây có thể
cho từ 3 – 4 đợt cành Tùy theo chức năng của cành trên cây, chúng có thể gọi
như sau cành cho trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành vượt Nhìn chung, sự
phát triển của cành tùy thuộc vào số trái trong năm, nếu trong năm cây say trái
thì năm sau số trái ít đi vì số lượng cành mọc ra không nhiều Do đó, cần bồi
dưỡng cho cây sau thu hoạch để giúp cây có đủ chất dinh dưỡng tạo nhiều
cành mới
1.4.3 Lá
Lá cam quýt thuộc loại lá đơn gồm có cuốn lá, tai lá, phiến lá Số lượng
lá cũng thay đổi theo mùa một cây cam quýt khỏe mạnh có thể có 150.000 –
200.000 lá với tổng diện tích 200m2 (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2011)
Hình dạng lá quýt cũng rất đa dạng, có hình thoi, hình ovan hình trứng
lộn ngược, lá có thể có eo hoặc không có eo Theo Trần Thượng Tuấn và ctv.,
(1994) lá quýt Hồng nhỏ, hẹp, dài 4 – 8 cm, rộng 1,5 – 4 cm màu xanh đậm
bóng ở phía trên mặt và xanh nhạt ở phía mặt dưới, cuốn có cánh nhỏ Trong
lá quýt có chứa khoảng 0,5% tinh dầu (Nguyễn Thị Ngọc Ân 1999) Trên mặt
lá có từ 400 – 500 khí khẩu trên 1mm2 (Trần Thượng Tuấn (1999)
Trang 221.4.4 Hoa
Cam quýt có hoa lưỡng tính mọc đơn hoặc chùm, hoa mọc trong điều
kiện thường vào đầu mùa mưa hay kỹ thuật xiết nước kích thích ra hoa Ở
ĐBSCL, hoa cam quýt mọc ở cành phát triển vào đầu và cuối mùa mưa nên
cho nhiều vụ trái trong năm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)
1.4.5 Trái và Hột
Trái cam quýt gồm có ba phần là ngoại (vỏ ngoài), trung (vỏ giữa) và
nội trái bì (thịt trái)
Hạt cam quýt phần lớn là đa phôi ngoại trừ bưởi và các giống lai là đơn
phôi Hình dạng, kích thước, khối lượng, số hạt trong trái và số múi thay đổi
tùy giống Thời gian chín của trái biến động từ 7 – 14 tháng kể từ thụ phấn
Đối với cam mật là 7 tháng, cam sành từ 9 – 10 tháng, quýt 9 – 10 tháng,
chanh bưởi từ 6 – 8 tháng Tỷ lệ đậu trái bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như
dinh dưỡng, lượng nước cung cấp khí hậu, sâu bệnh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2011)
1.5 NHU CẦU ÁNH SÁNG VÀ NHIỆT ĐỘ CỦA CÂY QUÝT
1.5.1 Ánh Sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó rất cần
cho quá trình quang hợp, nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các chất
hữu cơ để tích lũy năng lượng để tiến hành sinh trưởng và sự phát triển của
trái
Ánh sáng tác động nhiều đến năng suất và chất lượng trái, ánh sáng giảm
dẫn đến sự phát triển của trái trở nên chậm và cũng ảnh hưởng đến giá trị cũng
như màu sắc trái Do đó, vườn quýt Hồng phải được tỉa cành tạo tán và tao ra
khoảng không gian thích hợp để cây phát triển tốt và bên cạnh đó phải đảm
bảo cây tiếp xúc được đầy đủ ánh sáng mặt trời (Phillips, 1978) Theo
Syversen (1984), cho rằng cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng nhận
được sẽ đẩy mạnh sự tăng trưởng dinh dưỡng trên cam quýt ở khoảng cách
gần Ánh sáng ảnh hưởng đến cây chủ yếu do cường độ ánh sáng, chất lượng
và thời gian chiếu sáng, ảnh hưởng về cường độ ánh sáng cũng cho thấy biểu
hiện như cây trồng ngoài nắng có chiều dài thân ngắn hơn trong mát nhưng có
lượng chất khô nhiều hơn (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bào Toàn, 2004)
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), cường độ ánh sáng
ảnh hưởng đến phẩm chất của trái, cường độ ánh sáng quá cao làm trái mất
nhiều nước Những trái nằm trên tán nhận được ánh sáng đầy đủ thì trái phát
triển hơn và có máu sắc đẹp hơn Vì vậy, để điều chỉnh được cường độ ánh
Trang 236
sáng ở ĐBSCL bằng cách trồng dày hợp lý như trồng dày trên hàng nhưng
thưa giữa các hàng và có thể bố trí liếp trồng theo hướng Đông - Tây để tránh
bớt ánh sáng trực xạ
Cam quýt ưa ánh sáng tán xạ, sinh trưởng và phát triển tốt với cường độ
ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 –
17 giờ Trồng ở nơi bóng râm thường sâu bệnh phá hoại và tranh chấp chất
dinh dưỡng với cây khác, cây sinh trưởng không bình thường, ở những nơi có
ánh sáng nhiều, cam quýt có thể trồng dày và sinh trưởng tốt (Hội khoa học kỹ
thuật lâm nghiệp Việt Nam, 2000)
Trong họ cam quýt thì bưởi chịu đựng được ánh sáng tương đối cao, kế
tiếp là cam và quýt (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011) Tuy nhiên
nếu thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hoá mầm hoa, ít trái dẫn
đến năng suất thấp (Trần Thế Tục, 2000) Nhưng trong điều kiện nhiều ánh
sáng thì trái bị nám, tăng cường thoát hơi nước làm giảm độ ẩm, dù cho tưới
nước cũng dao động thất thường (Vũ Công Hậu, 2000)
1.5.2 Nhiệt Độ
Cây cam quýt có nguồn gốc á nhiệt đới nên không chịu được nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp, nhưng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh Khí hậu ôn hòa ở
Việt Nam rất thích hợp trồng cam quýt và đặc biệt là ở ĐBSCL
Cây cam quýt sinh trưởng được ở nhiệt độ khoảng 12 – 39oC Nhiệt độ
tốt nhất là từ 25 – 27oC, dưới 13oC hay trên 42oC thì sự sinh trưởng ngừng lại,
dưới -5o
C thì cây chết Có loài và giống quýt chịu được nhiệt độ từ 11 – 12oC,
dưới 0o
C trong một thời gian ngắn (Hội KHKT Lâm Nghiệp Việt Nam, 2000)
Nhiệt độ thích hợp cho các đợt sinh trưởng chồi trong mùa xuân là từ 12 –
20oC, trong mùa hè 25 – 30oC, còn để cho bộ rể hoạt động tốt là từ 17 – 30o
C
Trong điều kiện nhiệt độ thấp (25 – 26o
C) thì khi chín trái có màu sắc đẹp và chất lượng hơn nhiệt độ cao (Nguyễn Danh Vàn, 2008)
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái, ở nhiệt
độ cao làm cho trái chín sớm, ít sơ và ngọt, nhưng khả năng bảo quản kém và
màu sắc không đẹp Ở miền Nam thường có biên độ ngày và đêm không cao
nên khi chín trái còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố màu sắc khi chín còn ảnh
hưởng của bởi giống trồng (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)
Trang 241.5.3 Nước
Cây có múi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa
và phát triển trái Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập
nước Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước
kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết
1.5.4 Đất
Cây có múi thích hợp với các loại đất có tầng canh tác dày từ 0,5-1 m,
đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5-7 Theo Tôn Thất
Trình (2000), đất quá acid, rễ ít mọc, nhiều dinh dưỡng bị trôi mất và có thể
làm cho cam quýt bị ngộ độc chất đồng (Cu), pH trên 6 thì cây cam quýt có
thể bị thiếu kẽm (Zn) hay sắt (Fe)
1.6 HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG TRÊN CÂY CÓ MÚI
1.6.1 Hiện tượng rối loạn sinh lý trên cây có múi
Theo Ladaniya (2008) hiện tượng rối loạn sinh lý là sự rối loạn các
chức năng của tế bào, đây là sự kết hợp của các điều kiện bất lợi của môi
trường như: nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưởng, bệnh, côn trùng Hiện tượng rối
loạn sinh lý trên cây có múi được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới Hiện
tượng rối loạn sinh lý bao gồm hiện tượng nứt trái (spliting hay cracking), con
tép kết tinh (granulation hay cystallization), khô múi (dry juice sac), nhăn vỏ
(creasing) (Erickson, 1968)
1.6.2 Một số yếu tố liên quan đến hiện tượng rối loạn sinh lý trên cây có
múi
Hiện tượng rối loạn sinh lý là sự rối loạn chức năng của các tiến trình
sinh lý do điều kiện bất lợi như nhiệt độ, độ ẩm hóa chất, dư hoặc thừa chất
dinh dưỡng, bệnh, côn trùng Hầu hết các hiện tượng rối loạn sinh lý không
thể chữa được khi chúng phát triển, ngăn ngừa là biện pháp tốt nhất (Ladaniya,
2008)
Hiện tượng khô đầu múi được cho là bị ảnh hưởng của tuổi cây, kích
thước trái, năng suất của cây, thời gian thu hoạch bón phân (Burns và etal.,
1998, trích dẫn bởi Booyakiat và Rantarasri, 2001)
Yếu tố liên quan đến hiện tượng con tép kết tinh bao gồm trái chín sớm,
trái có kích thước, trái sinh trưởng quá mạnh, bị côn trùng gây thiệt hại, thời
tiết lạnh, khô hạn và gió ( Ritennour và etal., 2004)
Trang 258
1.6.3 Một số biện pháp khắc phục hiện tượng rối loạn sinh lý trên cây có
múi
Singh and Singh (1980) phun các chất đa vi lượng có thể khắc phục
hiện tượng múi quýt bị kết hạt Nên thay đổi kỹ thuật canh tác như bón phân,
quản lý nước, sử dụng gốc ghép không thúc đẩy sự sinh trưởng để giảm hiện
tượng kết hạt trên cây có múi (Ritennour và etal., 2004)
1.7 NHẬN DIỆN TRÁI CHAI VÀ TRÁI KHÔ ĐẦU MÚI
1.7.1 Trái bị chai
Trái bị chai không được bóng láng như trái bình thường vỏ thường cứng,
hơi nhám và túi dầu hơi bị thô, trái quýt chai thường tập trung ở những cây tốt
và trồng dày hay những trái nằm khuất phía dưới tán cây, hơi râm mát, cây ra
hoa ít, năng suất thấp, cây còn tơ hay những cây sinh trưởng mạnh do bón
nhiều phân đạm giai đoạn trái sắp chuyển qua giai đoạn trưởng thành, cây ra
đọt non thường có hiện tượng trái bị chai
Trái bị chai bắt đầu ở giai đoạn “da lươn” lúc 185 ngày sau khi đậu trái
Trái bị chai thường không chín, vỏ trái vẫn còn màu xanh, hơi cứng và tất cả
các múi đều bị khô ( Trần Văn Hâu và ctv 2009) Theo Nguyễn Thụy Phương
Chánh (2011), hiện tượng trái bị “chai” có thể xuất hiện vào thời điểm 118
ngày sau đậu trái (NSĐT) Theo Nguyễn Hiếu Nhẫn (2011) và Lê Thanh Liêm
(2012), mật độ trồng dày thì tỉ lệ trái chai nhiều hơn mật độ trồng thưa và tỉ lệ
trái chai trong tán cao hơn ngoài tán do trái nhận được ít ánh sáng hơn
Hình 1.1 Hiện tượng trái quýt Hồng bị chai Đến giai đoạn trưởng thành nhưng
không lớn và vẫn giữ màu xanh, rất chậm hay không chuyển sang màu vàng,
trái quýt hơi cứng ( Trần Văn Hâu và ctv., 2009)
Trang 261.7.2 Trái bị khô đầu múi
Trái quýt Hồng bị khô đầu múi là đầu múi quýt bị khô một phần, nữa
múi hay cả múi quýt Trái quýt bị khô đầu múi thường có kích thước lớn, phía
trên cuốn nhô lên, có những nếp nhăn, trọng lượng trái nhẹ hơn trái bình
thường (Trần Văn Hâu và ctv., 2009).
(a) (b)
Hình 1.2 Hiện tượng trái quýt Hồng bị KĐM (a) Trái quýt Hồng bị KĐM cuốn
nhô lên, có những nếp nhăn (b) trái quýt Hồng bình thường ( Trần Văn Hâu
và ctv., 2009)
1.7.3 Các yếu tố liên quan đến hiện tượng khô múi
Theo điều tra của Trần Văn Hâu và ctv (2009), qua kết quả điều tra của
tất cả các nông hộ trồng quýt Hồng đều bị hiện tượng KĐM với tỷ lệ cây bị
hiện tượng KĐM khá cao 47% nhưng tỉ lệ trái bị hiện tượng KĐM tương đối
thấp (5 – 7%) Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng khô đầu múi và chai
trên trái quýt Hồng có thể gây ra do bảy nguyên nhân trong đó có ba nguyên
nhân chủ yếu là do cây không đủ ánh sáng chiếm tỉ lệ cao nhất (70%), cây còn
tơ (12%), và cây sinh trương mạnh nhưng năng suất thấp (12%)
Bảng 1.1 Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng khô đầu múi trên trái
quýt Hồng theo ý kiến của nông dân được điều tra (%) tại huyện Lai Vung (
12 Ít bón phân N, cho trái nhiều
3 Cây quá tốt và trái ít 12 Ít bón phân N, cho nhiều trái
trên cây
Trang 2710
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2012 đến tháng 2/2013
2.1.2 Địa điểm bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành tại vườn quýt Hồng của ông Nguyễn Hữu
Hớn thuộc xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
2.1.3 Địa điểm phân tích mẫu
Mẫu được thu và chuyển về Phòng thí nghiệm – Bộ Môn Khoa Học
Cây Trồng – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ để xử lý và phân tích
2.1.4 Vật liệu thí nghiệm
* Giống: quýt Hồng 6 – 8 tuổi, nhân giống bằng phương pháp chiết cành, có
độ đồng đều về sinh trưởng, không có biểu hiện bất thường hay sâu bệnh,
được chăm sóc trong cùng điều kiện và đang cho trái 2 tháng tuổi
* Mẫu thí nghiệm: trái và lá quýt Hồng
- Bảng đánh dấu trên cây
- Thước kẹp hiệu Bestman
- Máy xoay mẫu
- Máy sấy hiện Sibata (Nhật)
Trang 28- Cân điện tử Statorius (Nhật)
- Khúc xạ kế Atago (Nhật) – đo độ Brix
- Máy đo màu Color Reader CR10 hiệu Konika Minolta (Nhật)
- Mấy đo cường độ ánh sáng Lux metter
- Máy quang phổ hấp thu nguyên tử (Actomic Absorbance
Spectrophotometer)
- Hệ thống chưng cất đạm Kjeldahl
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn
nghiệm thức và năm lần lặp lại mỗi lần tương ứng với một cây Nghiệm thức
của thí nghiệm là biện pháp tỉa cành tạo tán, các nghiệm thức được liệt kê như
sau:
NT (1): Đối chứng tỉa cành theo nông dân
NT (2): Tỉa sơ cành mang trái ngoài tán
NT (3): Tỉa cảnh trong tán và cành sát đất sao cho khoảng cách từ
mặt đất đến tán cây là 50 cm
NT (4): Tỉa cành che rợp lẫn nhau sao cho giữa hai cây có khoảng
cách 50-100 cm và khoảng cách từ mặt đất đến tán cây lá 50 cm
2.2.2 Cách thực hiện
Chọn cây quýt Hồng từ 6 đến 8 năm tuổi, tương đối đồng đều, đang cho
trái 2 tháng tuổi để khảo sát sự phát triển của trái, tỷ lệ trái chai, tỷ lệ trái khô
đầu múi và các chỉ tiêu khác theo nghiệm thức thí nghiệm
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.3.1 Số liệu khí tượng
Số liệu khí tượng thu thập tại Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn
bao gồm nhiệt độ trung bình, lượng mưa trung bình, ẩm độ trung bình, số giờ
nắng trung bình trong thời gian thí nghiệm (Hình 2.1 và Hình 2.2)
Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm dao động từ 26,1 –
28,6oC, rất thích hợp cho cây quýt Hồng phát triển (từ 23 – 29oC)
Trang 29(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Đồng Tháp)
Tổng lượng mưa trong năm 2012 là 1.430,1 mm thấp hơn so với nhu
cầu của cây quýt vào khoảng 1.500 – 2.000 mm/năm Độ ẩm trung bình từ 78
– 86% phù hợp so với ẩm độ thích hợp cho cây quýt vào khoản 75% mm/năm
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011) Thí nghiệm bắt đầu từ tháng 9
thời gian này là mùa mưa với lượng mưa trung bình là 190 mm
Trang 30Hình 2.2 Biểu đồ độ ẩm trung bình/tháng và lượng mưa trung bình/tháng
tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Đồng Tháp)
2.2.3.2 Đặc tính nông học
- Đo 02 lần: Khi bắt đầu thí nghiệm và khi thu hoạch
- Chiều cao cây: Đo từ mặt liếp đến vị trí cao nhất của cây
- Đường kính tán: Đo chiều rộng hai đường thẳng vuông góc đi qua tâm
hình chiếu của tán cây, lấy giá trị trung bình
- chu vi gốc: đo cách mặt đất 10 cm
2.2.3.3 Ghi nhận đặc điểm sinh trưởng của cây
- Thời điểm ra đọt non
- Tỷ lệ ra đọt của từng đợt: điếm tổng số cành cấp một của cây và số
cành cấp một ra đọt để tính tỷ lệ cành cấp một ra đọt
- Chọn 03 cành cùng cấp/cây ngẫu nhiên xung quanh tán để xác định
chiều dài, đường kính, số lá, kích thước lá của đọt khi trưởng thành
2.2.3.4 Khảo sát sự phát triển của trái
- Cố định 08 trái/cây (04 trái trong tán và 04 trái ngoài tán) để đo đường
kính và chiều cao trái 02 lần/tháng
- Ghi nhận thời gian xất hiện hiện tượng trái bị chai và khô đầu múi
- Xác định tỷ lệ rụng trái: cố định 03 cành/cây và ghi nhận số trái 02
lần/tháng để tính tỷ lệ rụng trái từ lúc thí nghiệm đến thu hoạch
Xác định tỷ lê trái bị chai và khô đầu múi trong từng nghiệm thức
+ Chọn 03 cành ngẫu nhiên trên/cây
+ Điếm tổng số trái trong tán trên 03 cành.C1 + Điếm tổng số trái ngoài tán trên 03 cành
+ Điếm số trái bị chai trong và ngoài tán
+ Điếm số trái bị khô đầu múi trong và ngoài tán
Tỷ lệ trái chai trong tán
1
T
x C
Trang 31Ghi chú:
C1: Tổng số trái bị chai trong tán
C2: Tổng số trái bị chai ngoài tán
K1: Tổng số trái bị khô đầu múi trong tán
K2: Tổng số trái bị khô đầu múi ngoài tán
T1: tổng số trái trong tán
T2: tổng số trái ngoài tán
2.2.3.5 Cường độ ánh sáng
- Đo 02 lần/tháng
- Cường độ ánh sáng trong tán: Đo tại 03 vị trí ngẫu nhiên phái dưới tán
cây và lấy giá trị trung bình
- Cường độ ánh sáng ngoài tán: Đo tại vị trí chiếu sáng trực tiếp ngoài
tán cây ngẫu nhiên trong vườn và lấy giá trị trung bình
- Cố định thời gian đo lúc 10 – 11 giờ
2.2.3.6 Đặc điểm sinh hóa trong lá
Hàm lượng dinh dưỡng phân tích hai lần, khi bắt đầu thí nghiệm và khi
thu hoạch, dùng kéo cắt ngẫu nhiên 50 lá trưởng thành/cây để phân tích hàm
lượng dinh dưỡng: carbon tổng số , N tổng số, và tỷ lệ C/N
Phân tích một lần/tháng khi trái “da lươn” đến thu hoạch Dùng kéo cắt
ngẫu nhiên 50 lá trưởng thành/vị trí (vị trí ngoài tán và vị trí cách 50 cm từ
ngoài tán hướng vào thân cây) Chỉ tiêu phân tích đường tổng số, tinh bột tổng
số
2.2.3.7 Năng suất và thành phần năng suất
- Năng suất (kg/cây) = cân tổng số trái/cây
- Năng suất (kg/ha) = năng suất trên cây x số cây
- Xác định số lượng trái, khối lượng vỏ, kích thước trái chai, trái KĐM
và trái BT
2.2.3.8 Phẩm chất trái
Trang 32Thu mẫu trái tại hai vị trí trên cây (trong tán và ngoài tán): trái chai, trái
KĐM và trái BT vào thời điểm thu hoạch để phân tích phẩm chất trái: hàm
lượng nước trong thịt trái, TA, vitamin C
2.2.4 Phương pháp phân tích
2.2.4.1 Hàm lượng nước trong thịt trái
Hàm lượng nước trong thịt trái được xác định bằng phương pháp sấy
khô, được tiến hành như sau: lấy mẫu thịt trái đem cân ta được trọng lượng
mẫu tươi (w), sau đó cho mẫu thịt trái vào đĩa Petri đem cân ta được trọng
lượng P1, đem mẫu thịt trái và đĩa Petri sấy ở 60o
C trong 4 – 5 giờ lấy ra để nguội ở bình hút ẩm, cân trọng lượng mẫu và đĩa petri được trọng P2 sau đó
sấy tiếp khoảng 30 phút ở 60oC lấy ra để nguội ở bình hút ẩm, rồi đem cân ta
được trọng lượng P2’và cân như thế cho đến khi trọng lượng không đổi
Ta có lượng nước trong thịt trái (%) ( ( 2' 1)) 100
x
W
P P
2.2.4.2 TA (tổng axit trong thịt trái)
Cân 2 g mẫu rồi đem nghiền nhỏ pha loãng với nước cất đủ 50mL và
sau đó rút 2 mL dung dịch mẫu để yên trong 10 phút Tiếp theo, lấy 1mL nước
trong của mẫu và 9 mL nước cất đem định lượng Cho vào 3 giọt phenoltalein
rối lắc đều, sau đó chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01 N cho đến khi có màu
hồng nhạt bền vững Phân tích lặp lại 3 lần Mẫu đối chứng là 10 ml nước cất
)(
01,0)(
xV V
W
xK x
V V TA
m n
f
Trong đó:
- Vf: thể tích NaOH chuẩn độ của mẫu trái (mL)
- V0: thể tích NaOH chuẩn độ mẫu Blank (mL)
Trang 3316
- Đường tổng số được trích và đo theo phương pháp phenol – sunfuric
(Dubois et al.,1956) Phương pháp được tiến hành như sau:
- Lấy 2 – 3 g mẫu lá sấy khô cho vào 10 mL methanol 90% đun cách
thủy ở nhiệt độ 70 – 90oC để trích đường, sau đó trích với methanol 80% thực
hiện hai lần Lọc qua giấy lọc lấy dịch trích, cho bay hơi đến cạn khô Pha
loãng với nước cất 50 mL để thực hiện phản ứng màu với phenol 5% và acid
sunfuric đậm đặc Tỷ lệ đường, phenol 5% và acid sunfuric đậm đặc là 1:1:5
Xác định độ hấp phụ ở bước sóng 490 nm bằng quang phổ kế Shimazu UV –
1201V Hàm lượng đường trong mẫu đươc tính dựa vào đường chuẩn glucose
ở các nồng độ 1,2,3,4 và 5 ppm
- Ở mẫu đối chứng 2,5 mL dịch ly trích được thay bằng 2,5 ml nước
cất Dựa vào đường chuẩn glucose để tính ra lượng đường tổng số có trong
b a
1000
100 )
Trong đó:
- a: Đường của mẫu đo được (mg)
- b: Đường của mẫu đối chứng (mg)
- V1: Thể tích dịch ly trích của đường (50mL)
- v: Thể tích dịch pha loãng đem đo (2,5mL)
- hspl: Hệ số pha loãng (2,5 mL dịch ly trích/50 mL nước cất) (20 lần)
- W: Trọng lượng mẫu phân tích (g)
- 1000: Đổi mg ra g
2.2.4.4 Carbon tổng số
Phân tích theo phương pháp trọng lượng (tro hóa khô), cân 2 g mẫu lá
sau đó đưa vào lò nung ở nhiệt độ 500 – 550oC trong 6 giờ (cho đến khi không
thay đổi trọng lượng) Carbon tổng số được tính dựa vào sự sai biệt trọng
lượng trước và sau khi nung
m
x x m m
Trong đó:
- m1: trọng lượng mẫu lá trước khi nung
Trang 34- m2: trọng lượng mẫu lá sau khi nung
2.2.4.5 Đạm tổng số
Vô cơ hóa mẫu: Cân 0,3 g mẫu khô được nghiền mịn cho vào 3,3 mL
hỗn hợp acid sulfuric-salicylic tiến hành vô cơ hóa mẫu Sau đó lên thể tích
mẫu đến 50 mL
Chưng cất mẫu chuẩn: Lấy 5 mL (H3BO3) với 3 giọt thuốc thử cho vào
bình tam giác và gắn vào dàn chưng cất đạm Lấy 5 mL dịch mẫu vô cơ hóa
cho vào bình kjeldahl + 3 mL (NaOH 12,5 mol/l) + nước cất đến thể tích
khoảng 10 mL Tiến hành chưng cất, hứng NH4OH đến thể tích khoảng 50
mL Dùng H2SO4 0,1 mol chuẩn độ đến khi xuất hiện màu hồng phấn
Công thức tính:
(%) N =
Trong đó:
W (g): Trọng lượng mẫu đem vô cơ hóa
V1: Thể tích (ml) của H2SO4 chuẩn độ trong mẫu thật
V0: Thể tích (ml) của H2SO4 chuẩn độ trong mẫu blank
N: Nồng độ H2SO4
0,014: Ly đương lượng của N
H: Hệ số pha loãng (Thể tích mẫu sau khi bị vô cơ hóa 50 ml/thể tích
v
v1 0 0.014100
Trang 3518
Hàm lượng vitamin C (ascorbic acid) trong dịch trái được xác định theo
phương pháp dựa trên tính khử của 2,6-dichlorophenol indophenol, cụ thể như
sau:
Cân 5 g mẫu cho vào cối sứ cùng với 20 mL HCL 1% tiến hành nghiên
nát mẫu, sau đó lên thể tích 100 mL với acid oxalic 1%, lắc kỹ và để yên dung
dịch mẫu trong 10 phút Kế đó lọc và lất 10 mL dịch lọc đem chuẩn độ với
dung dịch 2,6-dichlorophenol indophenol 0,001 N cho đến khi thấy xuất hiện
màu phớt hồng bền sau một phút thì ngưng quá trình chuẩn độ, đọc thể tích
dung dịch 2,6-dichlorophenol indophenol 0,001 N đã sử dụng Phân tích lặp
lại ba lần Mẫu đối chứng lấy 2 mL acid HCL 1% và 8 ml acid oxalic 1% đem
chuẩn đô giống như trên
- Công thức: Vitamin C (mg/100g) =( ) 0,088 100
2
1
x xm
V
xV x
b
a
- Trong đó:
a: số mL trung bình khi chuẩn mẫu vật
b: số mL trung bình khi chuẩn mẫu đối chứng
V1: thể tích dung dịch triết ban đầu (100mL)
V2: thể tích dung dịch triết lấy để chuẩn độ (10mL)
M: trọng lượng mẫu cân lúc đầu (g)
0,088: số mg acid ascorbic tương đương với 1 mL dung dịch chuẩn độ
2,6-dichlorophenol indophenol
2.2.4.7 Tinh bột tổng số (%)
Phương pháp tiến hành: Mẫu sau khi trích đường sấy khô ở 60-700C
trong 30 phút Sau đó đun cách thủy với nước cất (5 mL) trong 15 phút, để
nguội Thêm 2 mL acid perchlorhydric 9,2N, khuấy đều trong 15 phút Thêm
nước cất vừa đủ 10 mL, ly tâm trong 3 phút ở vận tốc 4.000 vòng/phút Phần
rắn sau khi ly tâm được cho thêm 2 mL acid perchlorhydric 4,6 N, khuấy
trong 15 phút, sau đó pha loãng thành 10 mL và ly tâm như trên Lấy phần
loãng và gộp chung với phần loãng ở lần ly tâm thứ nhất để định lượng
glucose
Cho 5 mL tinh bột trích ly vào bình định mức 50 mL và làm đầy thể
tích bình bằng nước cất Lấy ra 5 mL dung dịch trên cho ống thủy tinh chịu
nhiệt Đặt vào trong chậu nước đá ở mỗi ống cho vào từ từ 10 mL hóa chất
Anthrone Cho vào nồi chưng cách thủy đúng 7,5 phút Sau đó ngay lập tức
Trang 36làm ngụi mát bằng cách cho vào chậu nước đá Khi đã nguội, đem đo ở bước
song hấp thu 630 nm
Công thức tính:
(%) Tinh bột =
Trong đó:
a: mg tinh bột của mẫu đo được
b: mg tinh bột của mẫu đối chứng (blank)
V1: Thể tích dịch trích ly của tinh bột (50 mL)
v: thể tích dịch pha loãng đem đo (5 mL)
Hspl: Hệ số pha loãng (5 mL dịch trích ly/ 50 mL nước cất) (10 lần)
W (g): Trọng lượng mẫu phân tích
1.000: Đổi mg ra g
0,9: hệ số chuyển đổi từ đường ra tinh bột
2.2.5 Xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được thu thập và tính toán trên Excel, xử lý thống kê
bằng phần mềm SPSS 20.0 Phân tích ANOVA để tiến hành so sánh sự khác
biệt giữa các nghiệm thức So sánh các giá trị trung bình bằng phép thử
Duncan và LSD ở mức ý nghĩa 5% Các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm
b a
Trang 3720
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
Vườn quýt Hồng thí nghiệm được xử lý ra hoa vào tháng 6/2012 Quá
trình khảo sát bắt đầu từ tháng 9/2012, lúc này trái quýt Hồng được 150
ngày sau khi đậu trái và đã qua giai đoạn rụng trái non Thời gian thu hoạch
trái thí nghiệm được ghi nhận là 285 ngày sau khi đậu trái Những cây được
chọn làm thí nghiệm có độ đồng điều về sinh trưởng, không có biểu hiện bắt
thường hay sâu bệnh và chăm sóc trong cùng một điều kiện Trái bị chai có
thể phát hiện sớm khi trái chuyển sang giai đoạn chín, chủ vườn thường ngắt
bỏ khi phái hiện trái chai nên số mẫu trái chai bị thiếu
3.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CÂY QUÝT
Qua kết quả thống kê ở Bảng 3.1 cho thấy biện pháp tỉa cành, tạo tán
khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê Chiều cao cây trung bình
473,5 cm và dao động từ 469,00 – 478,20 Đường kính tán khác biệt không có
ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức tỉa cành khác nhau Đường kính tán trung
bình là (394,00 cm) ở nghiệm thức NT4 (376,00 cm) thấp nhất so với các
nghiệm thức còn lại, do NT4 Tỉa cành che rợp lẫn nhau sao cho giữa hai cây
có khoảng cách 50-100 cm và khoảng cách từ mặt đất đến tán cây lá 50 cm
Đặc điểm nông học chu vi gốc của các cây giữa nghiệm thức tỉa cành khác
biệt không có ý nghĩa thống kê Chu vi gốc của cây dao động từ 30,8 – 31,9
Tóm lại ở các nghiệm thức tỉa cành khác nhau thì không ảnh hưởng đến chiều
cao cây, đường kính tán và chu vi gốc
Trang 38Bảng 3.1: Đặc tính nông học của cây quýt Hồng ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng
Ghi chú: ns khác biệt không có ý nghĩa thống kê NT1: Đối chứng tỉa cành theo nông dân NT2: Tỉa
sơ cành mang trái ngoài tán NT3: Tỉa cảnh trong tán và cành sát đất sao cho khoảng cách từ mặt đất
đến tán cây là 50 cm NT4: Tỉa cành che rợp lẫn nhau sao cho giữa hai cây có khoảng cách 50-100
cm và khoảng cách từ mặt đất đến tán cây lá 50 cm.
3.3 DIỄN BIẾN CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG
Cường độ ánh sáng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% ở
các thời điểm khảo sát 15/09/2012 (155 NSĐT), 30/09/2012 (170 NSĐT),
15/11/2012 (200 NSĐT), 30/11/2012 (215 NSĐT), 15/12/2012 (230 NSĐT),
30/12/2012 (245 NSĐT), 15/01/2013 (260 NSĐT), 30/01/2013 (275NSĐT)
Cường độ ánh sáng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm
15/10/2012 (185 NSĐT), 30/10/2012 (200 NSĐT) Nguyên nhân chủ yếu là
do thời điểm này vào mùa mưa nên cường độ ánh sáng giảm vào giữa trưa nên
cường độ ánh sáng không khác biệt ở các nghiệm thức tỉa cành Cường độ ánh
sáng trung bình của các nghiệm thức dao động từ 15.000 đến 40.000 lux qua
các thời điểm khảo sát Do thí nghiệm được bắt đầu từ tháng 9 là lúc mùa mưa
và kết thúc tháng 2 năm sau là mùa nắng và vào lúc trái quýt Hồng đang phát
triển, lượng lá trên cành sẽ giảm xuống nên lượng ánh sáng sẽ tăng lên Ở thời
điểm 180 NSĐT trùng vào tháng 10 là lúc lượng mưa cao nhất nên cường độ
ánh sáng thấp hơn các thời điểm khác Tóm lại, dưới ảnh hưởng của biện pháp
tỉa cành có ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng trong vườn
Trang 39Hình 3.1 Diễn biến cường độ ánh sáng bằng biện pháp tỉa cành tạo tán ở vườn
quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Ghi chú: 15/09/2012 (155 NSĐT), 30/09/2012 (170 NSĐT), 15/10/2012 (185 NSĐT), 30/10/2012 (200
NSĐT), 15/11/2012 (215 NSĐT), 30/11/2012 (230 NSĐT), 15/12/2012 (245 NSĐT),
30/12/2012 (260 NSĐT), 15/01/2013 (275 NSĐT)
3.4 HÀM LƯỢNG MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT TRONG LÁ QUÝT HỒNG
3.4.1 Hàm lượng đường tổng số trong lá quýt Hồng
Hàm lượng đường tổng số trong lá khác biệt không có ý nghĩa thống kê
giữa các nghiệm thức tỉa cành qua các thời điểm khảo sát Qua khảo sát Hình
3.2 cho thấy hàm lượng đường tổng số trung bình lúc 210 NSĐT là 7,26% đến
thời điểm thu hoạch là 9,48% Ở giai đoạn từ 210 NSĐT đến thu hoạch hàm
lượng đường tổng số trong lá khác biệt không có ý nghĩa thống kê Tóm lại, tỉa
cành không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng đường tổng số trong lá quýt
Hồng
Trang 40Hình 3.2 Hàm lượng đường tổng số (%) trong lá cây quýt Hồng ở các biện pháp
tỉa cành khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Ghi chú: NT1: Đối chứng tỉa cành theo nông dân NT2: Tỉa sơ cành mang trái ngoài tán NT3: Tỉa
cảnh trong tán và cành sát đất sao cho khoảng cách từ mặt đất đến tán cây là 50 cm.NT4: Tỉa cành
che rợp lẫn nhau sao cho giữa hai cây có khoảng cách 50-100 cm và khoảng cách từ mặt đất đến tán
cây lá 50 cm
3.4.2 Diễn biến hàm lượng tinh bột tổng số (%) trong lá
Hàm lượng tinh bột tổng số trong lá khác biệt không có ý nghĩa thống kê
ở các nghiệm thức tỉa cành khác nhau tại hai thời điểm khảo sát Lúc trái được
210 NSĐT, hàm lượng tinh bột tổng số trong lá trung bình là 2,4% Tại thời
điểm thu hoạch hàm lượng tinh bột tổng số trung bình là 1,8% Hàm lượng
tinh bột tổng số trong lá tại thời điểm 210 NSĐT so với thời điểm thu hoạch
khác biệt không có ý nghĩa thống kê Theo Nguyễn Hiếu Nhẫn (2011), khi trái
quýt Hồng chuyển qua giai đoạn chín thì chất dinh dưỡng được huy động cung
cấp cho sự phát triển của trái Tóm lại, các biện pháp tỉa cành không ảnh
hưởng đến hàm lượng tinh bột tổng số trong lá cây quýt Hồng trong quá trình
thực hiện thí nghiệm