1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Cơ sở lý luận thất bại thị trường

5 3,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 20,61 KB

Nội dung

Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn.. Nguyên nhân dẫn đến thất bại

Trang 1

Cơ sở lý luận – THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG.

1.Khái niệm

-Trong điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo

thì điểm cân bằng của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền

kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto (hiệu quả phân bổ nguồn lực) Tại đó, lợi ích cận biên

mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà người sản xuất bỏ ra

để có sản phẩm đó (MU=MC) Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải

là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái,

những thất bại mà con người không mong muốn Đây chính là cơ sở để chính phủ

can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính ưu việt và mặt trái của nó

-Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng trong các thị

trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố có hiệu quả, tức là ngăn cản

bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả Nói cách khác, thất bại của thị

trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất

ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn

2.Các trường hợp thất bại thị trường

2.1 Nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường

Các thị trường cạnh tranh tự do thất bại vì bốn lý do: sức mạnh thị trường, thông tin không hoàn hảo, các ngoại ứng và thiếu hụt hàng hóa công cộng.Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thịtrường 2 Các ngoại ứng 3 Việc cung cấp các sản phẩm công cộng 4 Việc bảođảm sựcông bằng xã hội

Sức mạnh thị trường: là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng của một cá nhân (hay nhóm người) trong việc gây ảnh hưởng quá mạnh lên giá thị trường

Ví dụ: chúng ta giả định tất cả mọi người trong một thị trấn đều cần nước, nhưng lại chỉ có một cái giếng Người chủ giếng có sức mạnh thị trường - tức nắm được vai trò độc quyền trong việc bán nước Người chủ giếng không phải tuân theo sự cạnh tranh khốc liệt mà nhờ nó bàn tay vô hình kiểm soát được lợi ích cá nhân

Trang 2

Ảnh hưởng bên ngoài - các ngoại ứng: là tác động do hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc

Ví dụ kinh điển về ngoại ứng tiêu cực (hay chi phí ngoại ứng) là ôi nhiễm Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi phí cho khí thải của nó, thì có thể nó sẽ thải ra rất nhiều khí thải Trong trường hợp, này chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về môi trường

Ví dụ, kinh điển về ngoại ứng tích cực (hay ích lợi ngoại ứng) là phát kiến khoa học Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực có giá trị mà mọi người có thể sử dụng Trong trường hợp này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Thiếu hụt hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng là hàng hóa không loại trừ, không cạnh tranh vừa là hàng hóa mà mọi người đều có quyền hưởng thụ, quyền sử dụng Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một chi phí cận biên bằng không Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào Đứng trên giác độ kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận các cá nhân không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng (vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận) Do đó, nền kinh tế luôn thiếu hụt hàng hóa công cộng

Thông tin không hoàn hảo (thông tin không đối xứng): là tình huống trong đó người sản xuất, người tiêu dùng không có đủ thông tin về sản xuất, tiêu dùng hoặc tham gia vào công việc nào đó làm giảm tính hiệu quả của thị trường

2.3 Phân tích những thất bại của thị trường

2.3.1 Thông tin không hoàn hảo (incomplete information)

Nếu người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá thị trường hoặc chất lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không có hiệu quả Việc thiếu thông tin có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài loại sản phẩm và quá ít các sản phẩm khác Hoặc cũng do thiếu thông tin, một số người tiêu dùng có thể không mua sản phẩm mặc dù họ sẽ được lợi nếu mua hàng hóa đó, khi đó một số người tiêu dùng khác lại mua sản phẩm khiến họ bị thiệt

Ví dụ, trong thị trường y tế, bác sỹ (người bán) thường có nhiều thông tin về bệnh tật, thuốc men hơn người bệnh (ngươi mua) Chính vì điều này, một số bác sỹ thường lợi dụng sự am hiểu thông tin không đầy đủ của bệnh nhân để mưu lợi cá nhân Đây chính là loại thất bại thị trường do thiếu thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng

2.3.2 Độc quyền và thị trường (Monopoly)

Trang 3

Độc quyền có thể dẫn đến phân bổ không hiệu quả các nguồn lực vì họ có thể khuyến khích các nhà cung cấp để tính phí với giá cao bất thường và sản xuất quá ít, do đó làm giảm phúc lợi xã hội tổng thể Họ cũng có tác dụng quan trọng phân phối, dẫn đến sự phân phối lại lợi ích từ việc trao đổi từ người tiêu dùng để doanh nghiệp độc quyền Nếu độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại trong dài hạn, sau đó nó có thể đẩy lùi bất kỳ ưu đãi cho nhà cung cấp để đổi mới và giảm chi phí Nguyên nhân quan trọng khác của thất bại thị trường bao gồm sự vắng mặt của thông tin cần thiết để làm cho sự lựa chọn hợp lý hoặc phối hợp các hoạt động của các tác nhân kinh tế khác nhau, sự tồn tại của sự không chắc chắn, tình trạng bất động của các yếu tố sản xuất, và sở thích của người tiêu dùng không thích hợp Chúng tôi đã nhìn thấy rằng lạm dụng quyền lực thị trường độc quyền hoặc oligopolies có thể dẫn đến giá cao hơn và sản xuất thấp hơn mức mong muốn xã hội

2.3.2 Các yếu tố ngoại ứng (Externalities)

Các thị trường sẽ không dẫn đến hiệu quả xã hội nếu các hành động của các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng ảnh hưởng đến người khác hơn bản thân họ Những ảnh hưởng trên người khác được biết như là yếu tố ngoại ứng: là các tác dụng phụ, tác dụng của bên thứ ba, sản xuất, tiêu thụ Yếu tố bên ngoài có thể được mong muốn hoặc không mong muốn

- Ngoại ứng tiêu cực

Xảy ra khi hoạt động của một bên áp đặt chi phí hoặc tổn thất cho bên khác mà không được tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng

Ví dụ, khi một công ty mỳ chính thải hóa chất ra một dòng sông mà không phải chịu một chi phí nào mặc dù gây tổn thất cho cộng đồng nuôi cá trên sông Điều này gây ra tính phi hiệu quả trong sản xuất mỳ chính Giá bán mỳ chính (=chi phí biên của việc sản xuất mỳ chính) thấp hơn khi chi phí sản xuất bao hàm cả chi phi ôi nhiễm

Vậy là ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí ngoài, trong khi giá cả thị trường không phản ánh được tất cả các chi phí sản xuất ra nó dẫn đến thất bại thị trường Lợi ích dòng xã hội đạt tối đa tại mức hoạt động tối ưu xã hội Q* Tuy nhiên, ở thị trường, các cá nhân sẽ tối đa hóa lợi nhuận của họ ở mức hoạt động tối ưu cá nhân là Q1 Do chi phí cận biên của cá nhân (MPC) nhỏ hơn chi phí cận biên xã hội (MSC) nên Q1>Q* do việc định giá sản phẩm không chính xác, giá thị trường phản ánh MPC nhưng không phản ánh MSC tức giá thị trường là thấp Như vậy, ngoại ứng tiêu cực đã làm cho chi phí xã hội của ngành cao hơn chi phí cá nhân dẫn đến sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu Sự thất bại của thị trường thể hiện ở chỗ giá cả thị trường chỉ phản ánh chi phí biên

cá nhân, nhưng không phản ánh được chi phí biên xã hội và sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu xã hội

- Ngoại ứng tích cực

Trang 4

Khi hoạt động của một bên mang lại lợi ích cho bên khác mà không được tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng

Ví dụ : Trồng rừng tạo ra ngoại ứng tích cực là bảo vệ đất, làm sạch môi trường không khí, tạo cảnh quan Như vậy, ngoại ứng tích cực là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một

hệ mang lại phúc lợi cho các yếu tố bên ngoài hệ đó Bên cạnh chi phí ngoài gây nên cho hệ môi trường không được cá nhân tính toán để xác định sản lượng tối ưu là nguyên nhân gây nên sự thất bại của thị trường ở ví dụ trên những ngoại ứng tích cực đã tạo nên những lợi ích ngoài cũng không được phản ánh vào lợi ích xã hội Ngoại ứng tích cực cũng đã tạo nên sự thất bại trên thị trường Nó làm cho sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội (Q1<Q*)

2.3.4 Hàng hóa công cộng (Public Goods)

Hàng hóa công cộng chính là trường hợp có tác động ngoại ứng mạnh tích cực hoàn toàn có lợi ích

Ví dụ, sự nghiệp an ninh quốc phòng nếu quân đội và cảnh sát làm tốt công tác này thì mọi công dân đều được hưởng bình yên Hàng hóa công cộng không có chủ sở hữu riêng, mọi người đều

có quyền tiêu dùng hàng hóa đó Loại hàng hóa này mang hai đặc tính chủ yếu là không có tính loại trừ và không có tính cạnh tranh

- Hàng hóa không mang tính loại trừ: không thể loại trừ khỏi việc tiêu dùng nó Do đó rất khó hoặc không thể thu tiền mọi người về việc sử dụng hay hưởng thụ hàng hóa này nói cách khác không thể đòi người ta trả giá trực tiếp cho việc sử dụng

- Hàng hóa không mang tính cạnh tranh: một mức sản lượng đã cho có chi phí cận biên bằng không (MC=0) khi cung cấp thêm hàng hóa đó cho một người tiêu dùng bổ sung Hàng hóa không mang tính cạnh tranh có thể được cung cấp cho mọi người mà không ảnh hưởng đến cơ hội tiêu dùng chúng của bất cứ ai

Ví dụ: pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng

Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người

sử dụng bằng không, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng

Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó

Trang 5

ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn

Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá

Ví dụ đường cao tốc, cầu có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn

Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ một khoản phí nào Ở đây xuất hiện “kẻ ăn không” - là người tiêu dùng hàng hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng rất tốn kém nhưng không trả tiền Vì mục tiêu lợi nhuận các nhà kinh tế không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng dẫn đến tình trạng luôn có sự thiếu hụt hàng hóa công cộng Đây được xem như một dạng thất bại của nền kinh tế thị trường

Ngày đăng: 25/11/2015, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w