Đề tài nghiên cứu với ba mục tiêu, đó là: Xác định các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai; Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến khả năng
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
-
HUỲNH DIỆP TRÂM ANH
ĐỀ TÀI:
KHÁCH CỦA ĐIỂM ĐẾN ĐỒNG NAI
N GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Hà Nam Khánh Giao
TP HCM, tháng 06/2015
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Khoa Đào tạo Sau Đại Học - Trường Đại học Tài Chính – Marketing, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến PGS
TS Hà Nam Khánh Giao đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này
Tôi xin chân thành cám ơn các tổ chức, cá nhân, du khách đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban quản lý các khu du lịch thuộc tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện để tôi đến khảo sát, lấy ý kiến du khách phục vụ đề tài
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn
và số liệu xử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi
TP HCM, ngày… tháng… năm 2015
Tác giả
Huỳnh Diệp Trâm Anh
Trang 4năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai” Đề tài nghiên cứu với ba mục tiêu,
đó là: Xác định các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai; Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai; Gợi ý hàm ý quản trị nhằm thu hút du khách đến với
tỉnh Đồng Nai ngày càng nhiều hơn Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỉnh Đồng Nai
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 10/2014 đến tháng 03/2015 Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai Đối tượng khảo sát là những du khách đã và đang du lịch tại Đồng Nai (Trong
đó, du khách chủ yếu là ở Biên Hòa và các huyện gần Biên Hòa) Hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này Kết cấu của
đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Điểm đến du lịch là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch Du khách có thể dựa vào các yếu tố để tiến hành lựa chọn điểm đến như quy mô đoàn khách, vị trí, thời gian rảnh, chi phí, các hoạt động bổ sung tại điểm đến Đối với một điểm đến du lịch, để thu hút được đông đảo du khách thì phụ thuộc vào nhiều nhân tố làm hài lòng khách hàng trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ
Trang 5Khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi
cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ” Có thể nói một điểm đến càng có khả năng đáp
ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để được du khách lựa chọn
Khả năng thu hút của điểm đến có thể được nhận thức bởi du khách mỗi khi họ được tiếp cận thông tin về điểm đến mà không nhất thiết phải có trải nghiệm thực tế ở
điểm đến Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của điểm đến bao gồm: (1) Các
yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố văn hóa - xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử; (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm (Đặc điểm vật chất); (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú (Các
đặc tính bổ trợ) Các yếu tố này nằm trong mô hình nghiên cứu của Hu & Ritchie
(1993) đã được thẩm định nhiều lần trong và ngoài nước Qua việc tổng quan tài liệu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết, nghiên cứu các mô hình liên quan đến khả năng thu hút du khách của điểm đến và thực trạng về phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai thì tác giả đã lựa chọn mô hình nghiên cứu của Hu & Ritchie (1993) làm mô hình đề xuất cho nghiên cứu này Đề tài được tác giả nghiên cứu qua hai giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức Trong giai đoạn thử nghiệm mục tiêu là xây dựng và xác định bảng khảo sát hoàn chỉnh thông qua cơ lý thuyết, ý kiến chuyên gia kết hợp với thử nghiệm thực tế Kết quả đã xây dựng được bảng khảo sát với 31 tiêu chí Trong giai đoạn chính thức, đề tài triển khai khảo sát tại một số điểm du lịch của điểm đến Đồng Nai với số lượng 284 phiếu khảo sát Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, sử dụng công
cụ đo lường thực hiện bởi phần mềm SPSS 18.0 để xác định độ tin cậy, giá trị thang đo
và mô hình hồi quy
Để có những kết quả trong việc phân tích dữ liệu sơ cấp thu thập được, việc nêu các căn cứ để xử lý số liệu là rất cần thiết Để đảm bảo độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s alpha > 0,6; Tương quan biến tổng phải > 0,3 Trong phân tích nhân tố khám phá, sẽ loại dần các biến có trọng số (factor loading) < 0,5 cho đến khi các biến quan sát nhóm thành những nhóm nhân tố và không có biến quan sát nào có yếu tố tải
< 0,5 Thang đo được chấp nhận khi hệ số 0.5= < KMO < =1 (Othman & Owen, 2002), Eigen >1 và tổng phương sai trích >= 50% (Gerbing & Anderson, 1988) Sau khi đo luờng và phân tích các nhân tố, kết quả cho thấy có 3 yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai và đuợc sắp xếp theo một trình tự mức
Trang 6độ quan trọng giảm dần, đó là: Điều kiện giải trí mua sắm với β3 = 0.579 Kế đến là yếu tố Các đặc tính bổ trợ (Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ) với β2 = 0.270 Cuối cùng là yếu tố Yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa – xã hội với β1 = 0.116 Ngoài
ra, cả 3 yếu tố này đều có mối liên hệ cùng chiều với khả năng thu hút du khách Ðó là: Đặc điểm vật chất (Điều kiện giải trí mua sắm) tăng thì khả năng thu hút du khách
của điểm đến Đồng Nai tăng và ngược lại Các đặc tính bổ trợ (Cơ sở hạ tầng, ẩm
thực và dịch vụ hỗ trợ) tăng thì khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai
tăng và ngược lại Yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa – xã hội tăng thì khả năng thu hút
du khách của điểm đến Đồng Nai tăng và ngược lại
Từ đó, tác giả cũng mạnh dạn gợi ý 4 nhóm hàm ý quản trị nhằm tăng khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai trong thời gian tới:
1 Một là phát triển điều kiện giải trí mua sắm
2 Hai là giải pháp nâng cao các đặc tính bổ trợ (Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và dịch vụ
hỗ trợ)
3 Ba là giải pháp bảo tồn và phát huy các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa – xã
hội
4 Nhóm giải pháp khác về phát triển về sản phẩm du lịch; thị trường, xúc tiến
quảng bá và thương hiệu du lịch; về đầu tư và chính sách phát triển du lịch; Đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi của đề tài 3
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1 NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
2.1.1 Một số khái niệm liên quan 7
2.1.2 Điểm đến du lịch (Tourism Destination) 9
2.1.3 Hình ảnh điêm đến (Destination Image) 10
2.1.4 Khả năng thu hút của điểm đến (Destination Attractiveness) 10
2.2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 11
2.2.1 Lý thuyết về điểm đến du lịch 11
2.2.2 Lý thuyết về khả năng thu hút của điểm đến 15
2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 19
Trang 82.3.1 Công trình xác định sự hấp dẫn của điểm đến Thổ Nhĩ Kỳ của Gearing (1974)
19
2.3.2 Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi Hu and Ritchie (1993) 19
2.3.3 Công trình về khả năng thu hút du khách của điểm đến được đề xuất bởi Azlizm Aziz (2002) 20
2.3.4 Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế của Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) 21
2.3.5 Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến di tích Đại Nội Huế của Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên (2014) 22
2.4 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 23
2.4.1 Mô hình đề xuất 23
2.4.2 Giải thích các yếu tố có mặt trong mô hình 24
2.4.3 Các giả thuyết nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 28
3.1 ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU 28
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 28
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp định tính) 27
3.2.2 Nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng) 28
3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ CÂU HỎI KHẢO SÁT 30
3.3.1 Xây dựng thang đo và những câu hỏi của các nhân tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 31
3.3.2 Xây dựng thang đo khả năng thu hút du khách 34
3.3.3 Thang điểm đánh giá 34
3.3.4 Thiết lập một số yếu tố về giới tính, đối tượng khách, trình độ văn hóa để phân tích mối liên hệ giữa biến nguyên nhân định tính và biến kết quả định lượng 34
3.4 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU 36
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu 36
3.4.2 Thu thập số liệu 36
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 37
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
Trang 94.1 KẾT QUẢ THU THẬP VÀ NHẬP PHIẾU KHẢO SÁT 41
4.1.1 Kết quả thu thập phiếu khảo sát 41
4.1.2 Kết quả nhập phiếu khảo sát 41
4.2 THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU 41
4.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA 42
4.3.1 Thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 42
4.3.2 Thang đo khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 44
4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 45
4.4.1 Thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 45
4.4.2 Thang đo khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 49
4.4.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu 50
4.5 PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT DU KHÁCH CỦA TỈNH ĐỒNG NAI 51
4.6 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY 52
4.7 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 56
4.8 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA BIẾN NGUYÊN NHÂN ĐỊNH TÍNH VÀ BIẾN KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG 57
4.9 THẢO LUẬN KẾT QUẢ 58
CHƯƠNG 5 – HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN 60
5.1 Hàm ý quản trị 60
5.1.1 Mục tiêu của hàm ý quản trị 60
5.1.2 Cơ sở gợi ý giải pháp 60
5.1.3 Hệ thống hàm ý quản trị 61
5.2 KẾT LUẬN 78
5.2.1 Đóng góp của đề tài 79
5.2.2 Hạn chế của đề tài 80
5.2.3 Hướng đi cho nghiên cứu tiếp 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 85
Trang 107 HTDY : Hoàn toàn đồng ý
8 UBND : Ủy ban nhân dân
9 HTX: Hợp tác xã
10 DVDL: Dịch vụ du lịch
11 TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
12 VH-TT-DL : Văn hóa-Thể thao-Du lịch
i
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Danh sách chuyên gia 30
Bảng 3.2 Các biến trong từng nhân tố của thang đo tác động đến khả năng thu hút của điểm đến Đồng Nai 32
Bảng 4.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 43
Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 44
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA của thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 45
Bảng 4.4: Hệ số tin cậy của 3 thành phần thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 48
Bảng 4.5: Kết quả EFA của thang đo khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai 49
Bảng 4.6: Thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai sau khi phân tích EFA 50
Bảng 4.7: Trung bình các yếu tố thang đo tác động đến khả năng thu hút du khách của Đồng Nai 52
Bảng 4.8: Hệ số tương quan 53
Bảng 4.9: Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình 53
Bảng 4.10: Hệ số của phương trình hồi quy 54
Bảng 4.11 Hệ số Durbin – Waston 56
Bảng 5.1: Trung bình theo thứ tự từ thấp đến cao của các yếu tố thang đo điều kiện giải trí mua sắm 62
Bảng 5.2: Trung bình theo thứ tự từ thấp đến cao của các yếu tố thang đo các đặc tính bổ trợ 65
Bảng 5.3: Trung bình theo thứ tự từ thấp đến cao của các yếu tố thang đo yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa – xã hội 68
ii
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Sơ đồ lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh
điểm đến (TDCA, Vengesayi, S (2003)) 17
Hình 2.2 Mô hình khả năng thu hút của điểm đến của Hu and Ritchie (1993) 20
Hình 2.3 Hệ thống đo lường khả năng thu hút điểm đến (Azlizm Aziz, 2002) 21
Hình 2.4 Mô hình khả năng thu hút của điểm đến Huế của Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) 22
Hình 2.5 Mô hình khả năng thu hút của điểm đến Đại Nội - Huế của Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên (2014) 23
Hình 2.6 Mô hình các yếu tố thu hút du khách đến Đồng Nai 24
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 29
Hình 4.1: Mô hình lý thuyết đã điều chỉnh 51
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ Histogram 56
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ P-P Plot 56
iii
Trang 131
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.695 km, giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt và
đường sông (Đường sắt đi qua quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc lộ 20, quốc lộ 56; Các
cảng đường thủy như: Cảng Long Bình Tân, Cảng Gò Dầu; Sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng) Tỉnh có nhiều làng nghề thủ công và những khu du lịch với diện tích lớn Tỉnh1T 1Tcó nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ và nhiều nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệp như đan lát, mây tre lá, gia công đồ mỹ nghệ, làm các sản phẩm từ gỗ công nghệ, chế biến nông sản, sản xuất gạch ngói, đúc đồng, đúc gang, Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng:1T 1T33TVăn miếu Trấn Biên1T33T 1T(Biên Hòa), đền thờ1T 1T33TNguyễn Hữu Cảnh33T, khu du lịch1T 1T33TBửu Long33T, khu du lịch ven sông Đồng Nai, làng bưởi1T 1T33TTân Triều33T, khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó,1T 1T33Tchiến khu Đ33T, mộ cổ1T 1T33THàng Gòn33T, đàn đá Bình Đa, khu du lịch1T 1T33Tthác Giang Điền33T, khu du lịch1T 1T33TLong Châu Viên1T33T 1T(Xuân Tân,1T 1T33TLong Khánh33T), khu du lịch1T 1T33TVườn Xoài33T, khu di tích cấp quốc gia - núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc); Vườn Quốc Gia Cát Tiên (nằm trên địa bàn 3 tỉnh trong đó có 2 huyện thuộc tỉnh Đồng Nai là1T 1T33TTân Phú33T,1T 1T33TVĩnh Cửu33T) là một khu rừng nguyên sinh rộng lớn, được UNESCO công nhận là khu sinh quyển của thế giới Đến Đồng Nai, du khách sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng, ngắm thác, leo núi, hay thăm các vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ và thưởng thức các món ăn dân dã rất đặc trưng của người miền Ðông Nam Bộ
Theo số liệu thống kê, tỉnh Đồng Nai ước tổng lượt khách đến tham quan trong
6 tháng đầu năm 2014, vui chơi giải trí và lưu trú đạt 1.236.000 lượt và đạt 42,6 % so
với kế hoạch Doanh thu du lịch đạt 394 tỷ đồng và đạt 51,1 % so với kế hoạch (Số
liệu trích tại niên giám thống kê 2014) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch – Phòng Nghiệp vụ Du lịch số lượt khách đến tham quan và vui chơi giải trí giảm 10% so với cùng kỳ do các điểm du lịch chậm đổi mới các sản phẩm dịch vụ
Trang 142
Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu tính độc đáo, công tác thẩm định cơ sở lưu trú du lịch còn thấp do nhiều cơ sở chưa đạt yêu cầu theo quy chuẩn Hoạt động lữ hành trên địa bàn còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh không cao Mặc dù có rất nhiều thuận lợi
để phát triển du lịch nhưng du lịch Đồng Nai vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng Vì vậy, tỉnh cần phải có những giải pháp thích hợp để thu hút du khách đến với Tỉnh ngày càng nhiều hơn, góp phần vào sự phát triển chung Với ý nghĩa nêu trên, tôi quyết định
thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách của điểm
đến Đồng Nai”
1.2 T ỔNG QUAN TÀI LIỆU
Khả năng thu hút của điểm đến được nghiên cứu trên thế giới bắt đầu từ những năm 1970 và sau đó trở thành chủ đề được quan tâm phổ biến trong lĩnh vực du lịch Tình hình nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến trên thế giới trong một số giai đoạn có thể được hiểu biết khá cụ thể thông qua những bài viết tổng hợp các nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến đã được thực hiện bởi một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này Các nghiên cứu đó là: Nghiên cứu của Hu và Ritchie (1993);
Azlizam Aziz (2002); Nghiên cứu của Vengesayi (2003); Nghiên cứu của Tasci et al
(2007) và các nghiên cứu gần đây
Một số nghiên cứu liên quan đến khả năng thu hút của điểm đến được nghiên
cứu tại Việt Nam như: Nghiên cứu “Chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút
khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Thống Nhất (2010); Nghiên
cứu “Marketing địa phương tỉnh Bến Tre” của Hà Nam Khánh Giao & Nhóm nghiên cứu (2012); Nghiên cứu “Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế” của
Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012); Nghiên cứu “Đánh giá khả năng thu hút khách
du lịch của điểm di tích Đại Nội – Huế” của Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên
(2014)
Một số nghiên cứu liên quan đến khả năng thu hút của điểm đến được nghiên
cứu tại Đồng Nai như: Nghiên cứu“Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai (Tầm
nhìn đến năm 2020)” của Nguyễn Thị Hồng (2007); Nghiên cứu“Chiến lược
marketing của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 Tầm nhìn đến năm 2025” của Hà Nam
Khánh Giao (2014);Nghiên cứu “Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh
Trang 153
Đồng Nai” của Nguyễn Tấn Trung (2012); Nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng
ở khu vực vườn quốc gia Nam Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai” của Vũ Đức Cường (2014)
Tóm lại, lý thuyết về khả năng thu hút du khách của điểm đến đã được nghiên
cứu nghiên cứu từ những năm 1970 cho đến nay ở trên thế giới và trong nước Đồng Nai là một trong những điểm đến có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách nhưng
cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về “Khả năng thu hút du khách của điểm
đến Đồng Nai”
1.3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 M ục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai
1.3.2 Câu h ỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu gồm 3 câu hỏi, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Những yếu tố nào tác động đến việc thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai như thế nào?
- Hàm ý quản trị nào có thể đặt ra để thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai?
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Ph ạm vi của đề tài
- Ph ạm vi nghiên cứu: tỉnh Đồng Nai
- Th ời gian nghiên cứu: thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 10/2014 đến
tháng 03/2015
Trang 164
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách
của điểm đến Đồng Nai
- Đối tượng khảo sát như sau: Những du khách đã và đang du lịch tại Đồng Nai (Trong đó, du khách chủ yếu là ở Biên Hòa và các huyện gần Biên Hòa) Cụ thể như sau:
Đối tượng du khách đã đi du lịch ở Đồng Nai: đây chính là những chuyên gia
hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã từng đến du lịch và nghiên cứu du lịch ở Đồng Nai
Những cán bộ cơ sở làm việc tại các sở ban ngành liên quan đến du lịch của tỉnh Một
số người hoạt động tại các công ty du lịch ở Đồng nai Đối tượng này được tác giả
khảo sát trong phần nghiên cứu định tính
Đối tượng du khách đang đi du lịch ở Đồng Nai: là đối tượng khảo sát chính
của tác giả để phục vụ cho nghiên cứu này
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này Trước tiên, nghiên cứu định tính sẽ tổng hợp lý thuyết và điều chỉnh các thang đo sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua hình thức
phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia Sau đó, nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn du khách bằng cách
gửi bảng câu hỏi chi tiết đã được hoàn chỉnh sau khi đã qua giai đoạn nghiên cứu sơ
bộ Sau khi thu thập bảng hỏi, tác giả sử dụng phần mền SPSS để xử lý, kiểm định mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề ra các gợi
ý chính sách và kiến nghị
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Những kết quả của đề tài là sự minh họa thêm cho các lý thuyết về khả năng thu hút của một điểm đến, cũng như khẳng định xu thế cần thiết áp dụng một cách linh
hoạt các mô hình nghiên cứu đối với việc thu hút du khách
- Mô hình nghiên cứu này làm cơ sở cũng như tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu liên quan hay các nghiên cứu khác
Trang 175
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài giúp gia tăng số lượng và lượt khách đến du lịch tại Đồng Nai
- Đề tài khẳng định vai trò của thu hút du khách trong sự phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai
- Hình thành các giải pháp thúc đẩy du lịch của tỉnh Đồng Nai
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút du khách đến với tỉnh Đồng Nai ngày càng nhiều hơn
1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương này giới thiệu tổng quát về lý do hình thành đề tài, tóm tắt tình hình nghiên c ứu của một số đề tài có liên quan của các tác giả trước, ngoài ra chương này còn nêu lên m ục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp dùng để nghiên cứu trong đề tài và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này đưa ra một số khái niệm về khả năng thu hút du l ịch của một điểm đến, các nhân tố tác động đến khả năng thu hút du khách Trong chương này cũng nêu lên các mô hình đánh giá khả năng thu hút du khách và đề xuất mô hình áp dụng cho
đề tài
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương này tác giả sẽ làm rõ các bước triển khai nghiên cứu, mô tả chi tiết phương pháp dùng để triển khai nghiên cứu, giới thiệu cách chọn mẫu, cách lập bảng câu h ỏi, điều chỉnh lại các nhân tố, và đưa ra mô hình thực tế nghiên cứu Nghiên cứu
s ẽ sử dụng tất cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ các nguồn dữ liệu từ sách, tạp chí, internet và d ữ liệu từ việc khảo sát thực tế
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu sau khi dữ liệu đã được xử lý, kiểm định, đánh giá độ tin cậy, đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố, phân tích số
li ệu thông qua phần mềm thống kê và tiến hành thảo luận về kết quả đạt được
Trang 186
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương này sẽ lấy kết quả nghiên cứu từ chương 4 là cơ sở để đánh giá thực
tr ạng khả năng thu hút du khách của tỉnh Đồng Nai, qua đó tác giả gợi ý hàm ý quản
tr ị để phát triển hoặc nâng cao các yếu tố tác động đến thu hút du khách của tỉnh ngày
m ột đông đảo
Ph ụ lục: bao gồm các bảng biểu, các mô hình định lượng và các thông tin cần
thiết phục vụ cho việc phân tích, luận giải các nội dung trong luận văn
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quát về lý do hình thành đề tài, tóm tắt tình hình nghiên cứu của một số đề tài có liên quan của các tác giả trước, ngoài ra chương 1 còn nêu lên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp dùng để nghiên cứu trong đề tài và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài,
giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về đề tài
Trang 197
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 NH ỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1.1 M ột số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Du lịch
Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, thuật ngữ “du lịch” từ
lâu đã trở nên khá thông dụng Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch
Theo WTO: Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công vụ và nhiều mục đích khác
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định
Ngoài ra, còn có một số khái niệm du lịch hiện đại của các nhà nghiên cứu như Michael B Coleman cho rằng: Du lịch là sự kết hợp tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm: du khách, nhà cung ứng, cư dân địa
phương và chính quyền tại điểm đến du lịch
Tóm lại, du lịch có thể hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hoà bình hữu nghị
2.1.1.2 Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm du
lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các
cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông
lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và
Trang 20du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau Sản phẩm du lịch thể hiện trong
các “tour” du lịch này chính là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết kết hợp những tiềm năng, nguồn lực này theo những thể thức riêng của từng cá nhân hay một công ty nào đó Đó chính là việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các địa phương vào hoạt động du lịch như việc đưa các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực hay các hình thức hoạt động thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống, trình diễn, diễn xướng dân gian… vào phục vụ du khách Những hoạt động như vậy giúp cho du khách trực tiếp thẩm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ vốn có nhu cầu nhưng không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào…? Sản phẩm du lịch còn là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng,… tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách
Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch Đó
có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; Các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo”bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh
Trang 219
hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước
Khái niệm về “Du khách” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau khi đứng trên các
góc độ khác nhau Theo tổ chức du lịch thế giới: Khách du lịch quốc tế là người đi du lịch nước ngoài, ngoài nơi cư trú của mình và lưu lại đó ít nhất một đêm và không quá một năm và mục đích chuyến đi không phải mục đích kiếm tiền trong phạm vi đất
nước đến du lịch”
Khách du lịch là loại khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó, với mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Khách du lịch gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người
nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
2.1.2 Điểm đến du lịch ( Tourism Destination)
Gatrell (1994) định nghĩa: “Điểm đến là những vùng địa lý có những thuộc
tính, tính n ăng, sự hấp dẫn và dịch vụ để thu hút người sử dụng tiềm năng”
Trong cách nhìn chiến lược, Buhalis (2000) cho rằng: “Điểm đến là hỗn hợp
của các sản phẩm dịch vụ, cung cấp tích hợp kinh nghiệm cho người tiêu dùng”
Rubies (2001) định nghĩa: “Ðiểm đến là một khu vực địa lý trong đó chứa đựng
một nhóm các nguồn lực về du lịch và các yếu tố thu hút, cơ sở hạ tầng, thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ khác và các tổ chức quản lý mà họ tương tác
và phối hợp các hoạt dộng để cung cấp cho du khách các trải nghiệm họ mong đợi tại điểm đến mà họ lựa chọn”
Trang 2210
Page & Connell (2006) định nghĩa: “Điểm đến là một hỗn hợp có các đặc điểm
đóng gói sẵn sản phẩm dịch vụ, khả năng tiếp cận, thu hút, tiện nghi, các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ”
Điểm đến du lịch là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch Theo Luật Du lịch năm 2005, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục
vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch Nhìn chung, đây là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch
Như vậy, điểm đến phải có một phạm vi nhất định về cơ sở và dịch vụ cụ thể cho du khách Do đó, ngày nay nhiều tỉnh, thành phố liên tục duy trì, cải tiến cơ sở của
họ để duy trì lợi thế cạnh tranh, qua đó điểm đến du lịch phát triển thị trường của mình
2.1.3 Hình ảnh điểm đến (Destination Image)
Định nghĩa dường như được chấp nhận nhiều hơn cả về hình ảnh điểm đến đó là theo Crompton (1979): “Hình ảnh điểm đến là một hệ thống các niềm tin, ý tưởng và
ấn tượng mà người ta có về một nơi hay một điểm đến nào đó” Trong du lịch, yếu tố
thu hút du khách tiềm năng lựa chọn tới thăm và quay trở lại chính là bởi cảm xúc gần gũi, hấp dẫn với điểm đến Do đó, việc xây dựng và quản lý điểm đến phải dựa trên cơ
sở nhận thức đúng về hình ảnh điểm đến và giá trị đích thực mà điểm đến mang lại cho
du khách Mỗi khi hình ảnh đó đi vào nhận thức của du khách thì rất khó thay đổi (Bùi
Thị Tám, 2003)
2.1.4 Kh ả năng thu hút của điểm đến (Destination Attractiveness)
Theo Hu và Ritchie (1993), khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm
nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ” Có thể nói
một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng
có cơ hội để được du khách lựa chọn
Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Mayo và Jarvis (1981) cho rằng khả
năng thu hút của điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du
khách” (the perceived ability of the destination to deliver individual benefits”) Các
Trang 232.2 T ỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.2.1 Lý thuy ết về điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong thời gian họ nghỉ ngơi và tham quan du lịch tại điểm đến du lịch này Là nơi mở rộng được các hoạt động dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, thực hiện "xuất khẩu vô hình" các tài nguyên du lịch và "xuất khẩu tại chỗ" dịch vụ và hàng hoá của địa phương với mục tiêu thu được nhiều ngoại tệ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương Điểm đến du lịch thường dựa vào tài nguyên du lịch Tài
nguyên du lịch theo nghĩa thực tế: “Tất cả các nhân tố có thể kích thích được động cơ
du lịch của con người được ngành du lịch tận dụng kinh doanh để sinh ra lợi ích kinh
tế và lợi ích xã hội đều gọi là tài nguyên du lịch” Hoặc “Bất kỳ nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch đều gọi là tài nguyên du lịch”
Điều này có nghĩa rằng không chỉ những các tài nguyên tự nhiên, các tài nguyên nhân văn mà cả các sự kiện xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao… được tổ chức
có khả năng thu hút khách du lịch được gọi là tài nguyên du lịch Mặt khác, không phải tài nguyên du lịch nào cũng được khai thác và trở thành điểm du lịch Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dịch vụ phục vụ khách, thời gian khai thác điểm du lịch (thường xuyên, theo thời vụ, ngắn ngày v.v),
số lượng khách đến tham quan du lịch trong đó có khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa v.v Điểm đến du lịch có tính hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến càng lớn Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách tiêu thụ càng nhiều về số lượng, đa dạng về cơ cấu và chủng loại, chất lượng cao thì doanh thu càng lớn và hiệu quả kinh tế-xã hội càng cao
Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển du lịch của một đất nước, một địa phương Điểm đến du lịch là nơi tạo ra sức thu hút đối
Trang 2412
với khách du lịch ở trong nước và ở nước ngoài Điểm đến du lịch có tính hấp dẫn và
có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến càng lớn Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách tiêu thụ càng nhiều về số lượng, đa dạng về cơ cấu và chủng loại, chất lượng cao thì doanh thu càng lớn và hiệu quả kinh tế-xã hội càng cao
2.2.1.1 Đặc trưng của điểm đến
Các nghiên cứu thực nghiệm về du lịch đã chỉ ra rằng, có hai nhóm động cơ để thúc đẩy du khách thực hiện một chuyến du lịch: thứ nhất là động cơ “đẩy”, được hiểu
là nhu cầu về điểm đến, nghĩa là du khách cần đến thăm một địa điểm nào đó; thứ hai
là động cơ “kéo”, được hiểu là nguồn cung của chính điểm đến, nghĩa là những đặc
trưng du lịch mà điểm đến dành cho du khách nhằm thu hút sự tò mò, thỏa mãn nhu cầu du lịch của họ Nghiên cứu này sẽ tập trung xem xét các nhân tố có tác dụng “kéo”
du khách của một điểm đến nhất định, thể hiện qua những đặc trưng du lịch của điểm đến hay những đặc điểm của điểm đến
2.2.1.2 Phân loại điểm đến du lịch
Trong thực tế phát triển du lịch, người ta thường chia điểm đến du lịch theo những tiêu thức khác nhau, đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế người ta phân ra theo các cấp độ sau:
Điểm đến du lịch mang tính chất khu vực: Trên thị trường du lịch thế giới, cạnh
tranh nguồn khách trở nên rất gay gắt, các nước trong từng khu vực khác nhau trên thế giới đã hợp tác với nhau để cạnh tranh các nguồn khách du lịch thông qua tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch để thu hút khách đến khu vực này Ví dụ: Ngành du lịch các nước ASEAN thường xuyên hợp tác tổ chức các sự kiện để quảng cáo ASEAN như một điểm đến du lịch hấp dẫn, trung tâm du lịch hội nghị và du lịch chữa bệnh của thế giới
Điểm đến du lịch mang tính quốc gia: Theo luật Du lịch, một điểm đến được
công nhận cấp quốc gia khi có đủ các điều kiện:
* Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách
du lịch;
Trang 2513
* Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ
ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm
Mỗi quốc gia đều đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo và xúc tiến du lịch để xây dựng hình ảnh của đất nước trong tâm trí của du khách trên thế giới như một điểm đến
du lịch "an toàn và thân thiện" đồng thời hợp tác với các quốc gia trong khu vực để xây dựng hình ảnh điểm đến của khu vực, nhưng cũng vừa cạnh tranh và thu hút nguồn khách đến với đất nước mình Để thu hút được nguồn khách quốc tế, ngoài việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, mỗi nước phải tiến hành hoàn hiện các quy định pháp luật một mặt tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách đến du lịch, mặt khác tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả Bên cạnh đó, các nước phải tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển du lịch như: sân bay, bến cảng, nhà ga, đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc
Điểm đến du lịch mang tính địa phương: Điểm đến du lịch có đủ các điều kiện
sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:
* Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
* Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ
ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm
Nhiều điểm đến du lịch không chỉ mang tính địa phương mà là thương hiệu du lịch của quốc gia Nói đến Quảng Nam người ta thường hình dung đến điểm đến Phố
cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn Nói đến Quảng Ninh người ta nghĩ đến điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Các điểm đến này hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế
2.2.1.3 Lựa chọn điểm đến
McCabe et al (2000) chỉ ra rằng những điểm đến có cơ sở hạ tầng tốt, đa dạng,
sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, sự nổi tiếng của việc cung cấp dịch vụ sẽ có tác động đến sự lựa chọn điểm đến của du khách Một số yếu tố sau là cơ bản để du khách
có thể dựa vào để lựa chọn điểm đến:
Quy mô của đoàn khách: một điểm đến có quy mô nhỏ sẽ làm hạn chế số lượng
khách đến
Trang 2614
Thời gian: lượng khách du lịch trong các mùa vụ là khác nhau, rất đông ở cao
điểm nhưng rất ít ở thấp điểm Do vậy, điểm đến du lịch sẽ phải có chiến lược phù hợp
để đáp ứng nhu cầu vào mùa cao điểm, cũng như mùa thấp điểm
Chi phí: mục tiêu này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến Nếu chi phí là quá cao, sẽ dẫn đến khách du lịch sẽ lựa chọn một điểm đến khác có chí phí thấp hơn Vì vậy điểm đến cần phải tính toán những khoản chi phí hiệu quả nhất khi cung cấp dịch vụ đơn lẻ hay dịch vụ trọn gói cho du khách
Các hoạt động bổ sung: sự sẵn có của các hoạt động vui chơi, giải trí, mua
sắm… có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của điểm đến và cả sự lựa chọn điểm đến
Vận chuyển: Sự tiện lợi của các phương tiện vận chuyển đến và đi, cũng như
giữa các điểm tham quan, nghiên cứu… phải được tổ chức xem xét cẩn thận để đáp ứng nhu cầu của du khách
2.2.1.4 Điểm đến và sự lựa chọn điểm đến
Việc lựa chọn điểm đến thường dựa vào 2 nhóm chính là các đặc tính hữu hình
và các đặc điểm của chất lượng dịch vụ của điểm đến Ngoài ra, còn có những nguồn thông tin có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến
Theo nghiên cứu của McCabe (2000), khách hàng thường xem vị trí địa lý của điểm đến là yếu tố quan trọng, trong yếu tố này, khách hàng thường chú ý đến:
Vị trí: đây là điểm cần xem xét tùy theo các loại du khách Một vị trí trung tâm
thành phố, có hệ thống nhà hàng, khách sạn, vận chuyển là thuận lợi cho đoàn khách
hội nghị hội tham, tham quan Những vị trí ở vùng ngoại vi trung tâm thành phố, gần với thiên nhiên lại thích hợp cho việc nghỉ dưỡng
- Các điểm tham quan, nghiên cứu
- Hệ thống nhà hàng ẩm thực
- Số lượng, tiêu chuẩn, giá cả của phòng nghỉ
- Sự tiện lợi của các hệ thống vận chuyển
Yếu tố quan trọng thứ hai, sau vị trí địa lý là chất lượng dịch vụ Một sự phục
vụ tận tình, hoàn hảo trong suốt thời gian du khách lưu trú tại điểm đến sẽ mang đến thành công to lớn cho tổ chức du lịch Ngược lại, sự nghèo nàn về chất lượng dịch vụ
sẽ dẫn đến sự không hài lòng của du khách
Trang 2715
Một số nhân tố tạo nên chất lượng dịch vụ:
- Tính đáng tin cậy của chất lượng dịch vụ mà tổ chức cung cấp
- Kinh nghiệm của các nhà quản trị cấp cao
- Đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ năng chuyên môn tốt, thân thiện và lịch thiệp
- Nhân viên sẵn lòng giúp đỡ du khách tối đa
Yếu tố thứ ba, như đã nêu đó là những nguồn thông tin có thể hỗ trợ Du khách
sẽ tiếp nhận thông tin từ nguồn internet, các nguồn thông tin đại chúng, các quảng cáo
về các điểm đến tiềm năng, điểm đến từ các tài liệu hướng dẫn du lịch đã được thẩm định…
2.2.2 Lý thuy ết về khả năng thu hút của điểm đến
Trước đây các học giả đã điều tra và đánh giá khả năng thu hút của điểm đến trong các nước và khu vực như Nam Phi (Ferrario, 1979), Thổ Nhĩ Kỳ (Gearing, Swart, Var, 1974), Hy Lạp (Piperoglou, 1966), và British Columbia (Var, Beck, và Loftus, 1977)
Những người khác đã tập trung vào việc khám phá một khía cạnh của khả năng thu hút của điểm đến (sức hấp dẫn điểm đến của một vùng) (Ritchie và Zins, 1978)
Theo Lew (1987), có ba yếu phương pháp tiếp cận để xác định khả năng thu hút
du khách của một điểm đến: biểu ý, tổ chức và nhận thức
Mayo và Jarvis (1981) lập luận rằng khả năng thu hút du khách phụ thuộc vào lợi ích cá nhân của khách du lịch
Theo Kaur (1981) cho rằng khả năng thu hút du khách được tạo ra bởi các điểm tham quan tổng thể hiện tại một nơi nhất định, một lúc nào thời gian
Theo Hu và Ritchie (1993), khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm
nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ” (Hu and Ritchie, 1993) Có thể thấy rằng khi điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu thì điểm đến đó lại càng dễ được du khách lựa chọn
2.2.2.2 Các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến
Trang 2816
Các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến theo mô hình TDCA
mà Vengesayi (2003) đề xuất có thể liệt kê dưới dạng các nhóm hoặc tiểu nhóm khác nhau, bao gồm các yếu tố tài nguyên của điểm đến, tổng hợp các hoạt động du lịch tại điểm đến, các trải nghiệm môi trường vĩ mô, các phương tiện và dịch vụ hỗ trợ khác Cùng vấn đề này, trong nghiên cứu của Azlizam Aziz (2002) đã đưa ra mô hình về khả năng thu hút của điểm đến gồm 5 nhóm nhân tố chính:
Nhóm nhân tố (1) Y ếu tố địa lý: Vị trí; Khả năng tiếp cận; Thời tiết, khí hậu;
Nét độc đáo
Nhóm nhân tố (2) Y ếu tố văn hóa – xã hội: Lối sống bản địa; Lòng hiếu khách;
Mức giá địa phương
Nhóm nhân tố (3) C ác đặc tính bổ trợ: Cơ sở hạ tầng; Lưu trú và ăn uống;
Phương tiện vận chuyển
Nhóm nhân tố (4) Đặc điểm tự nhiên: Nét đẹp thiên nhiên; Phong cảnh độc đáo;
Các hoạt động ngoài trời
Nhóm nhân tố (5) Đặc điểm vật chất: Công viên giải trí; Khu vực mua sắm;
Kiến trúc; Tiện nghi giải trí.
2.2.2.3 Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch (Destination Competitiveness): Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch (supply side of the destination) là các yếu tố phản ánh khả năng của điểm đến mang lại những trải nghiệm cho du khách khác với các điểm đến tương đồng (Vengesayi, 2003)
Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến (cung và cầu trong du lịch): Trên thực tế không ít người nhầm lẫn giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến Theo Buhalis (2000), khả năng cạnh tranh và khả năng thu hút xem xét một điểm đến từ hai phương diện khác nhau
Khả năng thu hút của điểm đến như đã nêu trên là những yếu tố nhận thức của
du khách đánh giá về các yếu tố thuộc tính của điểm đến Đó là phương diện cầu của một điểm đến (the demand side of destination, Vengesayi, 2003) hay phương diện du lịch (touristic pespectives, Buhalis, 2000)
Trang 2917
Trong khi đó, khả năng cạnh tranh nhìn nhận theo phương diện cung của điểm đến (supply side of the destination) Mặc dù những khác biệt về mặt khái niệm và ứng dụng trong nghiên cứu khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến là khá rõ ràng, những mối liên hệ giữa các yếu tố của hai khái niệm này vẫn khó có thể phân biệt rạch ròi
Vengesayi (2003) đã đề xuất mô hình TDCA (Tourism Destination Competitiveness and Attractiveness) để khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố của cung điểm đến (competitiveness) và các yếu tố cầu du lịch (Attractiveness) như sau:
Hình 2.1 Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh
điểm đến (TDCA, Vengesayi, S (2003))
(Nguồn: Vengesayi, S (2003))
Theo Vengesayi (2003), các yếu tố tài nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạt động là những yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến Cụ thể đó là các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến Các yếu tố tài nguyên của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du khách có thêm nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách Tương tự, Ritchie và Crouch (2003) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến được nâng cao một phần nhờ khả năng của nó cung cấp các phương tiện, dịch vụ mà du khách có thể sử dụng khi họ ở điểm đến Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của điểm
trú, vận tải, năng lượng,
vui chơi giải trí
Sự hài lòng
du khách
Hình ảnh điểm đến
Hoạt động của tổ chức
Quảng cáo/ giao tiếp: thương hiệu, danh tiếng, giá cả
Khả năng cạnh tranh
Thương hiệu điểm đến Khả năng thu
Trang 3018
đến lại phụ thuộc vào việc cung cấp các phương tiện, dịch vụ này nổi trội hơn so với các điểm đến có tính thay thế được (các đối thủ)
2.2.2.4 Khả năng thu hút du khách của điểm đến như một chức năng tương tác
giữa cung và cầu trong du lịch (Mối liên hệ giữa đẩy và kéo trong du lịch)
Tác giả tìm hiểu lý thuyết về đẩy và kéo trong du lịch để trình bày rõ hơn về mối quan hệ cung và cầu trong du lịch
Trong nhiều thập kỷ, đẩy và kéo động cơ được xem như là nền tảng của việc nghiên cứu hành vi du lịch (Baloglu và Uysal, 1996) Một phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được kiểm tra hoặc là đẩy hoặc kéo động cơ Hàng chục nghiên cứu khác nhau để đo đẩy và kéo động cơ đã được sử dụng Tuy nhiên, có một nhu cầu
để kiểm tra các mối quan hệ của kéo và đẩy động cơ, có thể được xem là rất quan trọng từ quan điểm tiếp thị điểm đến (Baloglu và Uysal, 1996)
Theo Leiper (1990), khách du lịch được “đẩy” bằng động cơ của riêng của họ
đối với những nơi mà họ có nhu cầu muốn được đến tham quan, du lịch Đẩy động cơ
đã được xem là hữu ích trong việc giải thích sự ham muốn đi du lịch, vì chúng ta nhận
ra điểm bắt đầu cho việc hiểu được hành vi của khách du lịch (Crompton, 1979)
Kéo động cơ là những điều thu hút du khách đến một địa điểm cụ thể khi họ
quyết định đi du lịch Đó là những điều cụ thể, chẳng hạn như các điểm tham quan tự nhiên, ẩm thực, lòng hiếu khách của người dân địa phương, các cơ sở vui chơi giải trí, hoặc hoạt động cộng đồng Vì vậy, kéo động cơ xác định điểm đến mà du khách sẽ chọn để đi từ những địa điểm phù hợp với động cơ du lịch
Như vậy, đẩy và kéo động cơ rõ ràng có một kết nối, điều quan trọng là phải hiểu được mối quan hệ giữa chúng (Baloglu và Uysal, 1996)
Bansal và Eiselt (2004) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa động cơ du lịch và quy hoạch ở Canada Họ đã sử dụng một cuộc khảo sát và bình luận để tìm thấy năm động
cơ du lịch: 1 khí hậu; 2 thư giãn; 3 mạo hiểm; 4 cá nhân; và 5 giáo dục Sau khi lựa chọn điểm đến, khách du lịch thực hiện kế hoạch chi tiết về kỳ nghỉ của họ và sau đó quyết định chọn điểm đến dựa trên những gì nơi cung cấp, tức là kéo động cơ
Theo Baloglu và Uysal (1996), cần phải hiểu đẩy, kéo động cơ du lịch và các mối quan hệ giữa chúng để điểm đến có sức thu hút du khách ngày một đông đảo
Trang 3119
Theo Blacksburg, Virginia (2000), có hai cách để kiểm tra sức hấp dẫn của điểm đến: (1) bằng cách nghiên cứu các điểm tham quan hoặc (2) bằng cách khám phá nhận thức hấp dẫn của những người bị thu hút bởi chúng
2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN C ỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.3.1 Công trình xác định sự hấp dẫn của điểm đến Thổ Nhĩ Kỳ của Gearing (1974)
Sau đây là danh sách các nhóm thuộc tính đã được xây dựng bởi Gearing (1974):
(1) Các y ếu tố tự nhiên: Chúng bao gồm địa hình nói chung; hệ thực vật và động
vật; gần đến hồ, sông, biển; đảo và đảo nhỏ; suối nước nóng và nước khoáng; các hang động và thác nước; lượng của ánh nắng mặt trời; nhiệt độ; gió và lượng mưa;…
(2) Các y ếu tố xã hội: Chúng bao gồm các kiến trúc địa phương, nhà thờ Hồi giáo,
di tích, bảo tàng nghệ thuật, âm nhạc và vũ điệu lễ hội, các sự kiện thể thao và các
cuộc thi, dân ca và điệu múa, ẩm thực địa phương, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chuyên biệt, hội chợ và triển lãm, và địa phương thích đáng/ điều trị của khách du lịch
(3) Các y ếu tố lịch sử: là sự tồn tại, điều kiện và khả năng tiếp cận của các di tích
cổ xưa; các tầm quan trọng tôn giáo về chấp hành và thực hành tôn giáo hiện hữu; mức
độ mà một điểm đến có thể được nổi tiếng vì các sự kiện lịch sử quan trọng
(4) Các cơ sở giải trí và mua sắm: Là các địa điểm để săn bắn, câu cá, bơi lội, trượt
tuyết, chèo thuyền, chơi golf, cưỡi ngựa cơ sở Khảo cổ học và dân tộc học bảo tàng, vườn thú, vườn thực vật, hồ cá cảnh Khoáng sản và spa nước nóng, đi bộ đường dài
những con đường mòn, và các căn cứ dã ngoại Cờ bạc sòng bạc, vũ trường, rạp hát,
rạp chiếu phim Lưu niệm và cửa hàng quà tặng, cửa hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở
dịch vụ tự động, cửa hàng tạp hóa và các nhu yếu
(5) Cơ sở hạ tầng, thực phẩm và nơi trú ẩn như đường cao tốc và đường bộ; nước,
điện và khí đốt; dịch vụ an toàn; dịch vụ y tế; thông tin liên lạc; phương tiện giao thông công cộng Khách sạn, nhà hàng, làng nghỉ, bungalow, nhà nghỉ, phương tiện
cắm trại
Trang 3220
2.3.2 Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến được đề xuất
b ởi Hu and Ritchie (1993)
Trong công hình nghiên cứu, Hu and Ritchie (1993) đã đề xuất mô hình gồm 5
nhóm nhân tố tác động đến thu hút du khách là: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu
tố xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử; (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm; (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú
Trong đó, 5 nhóm nhân tố này bao gồm 16 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Đó là: (1) Phong cảnh thiên nhiên, (2) Khí hậu thời tiết, (3) Hấp dẫn lịch sử, (4) Hấp dẫn văn hóa, (5) Phương tiện lưu trú, (6) Ẩm thực, (7) Cuộc sống bản địa, (8) Tính có thể tiếp cận, (9) Các lễ hội sự kiện, (10) Hoạt động thể thao, (11) Mua sắm, (12) Các hoạt động giải trí, (13) Thái độ đối với du khách, (14) Điều kiện đi lại, (15) Rào cản ngôn ngữ, (16) Mức giá tại địa phương
Hình 2.2 Mô hình khả năng thu hút của điểm đến của Hu and Ritchie (1993)
(Nguồn: Hu and Ritchie (1993))
2.3.3 Công trình v ề khả năng thu hút du khách của điểm đến được đề
xu ất bởi Azlizm Aziz (2002)
Công trình đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố chính:
(1) Y ếu tố địa lý: bao gồm các thành phần như vị trí địa lý của điểm đến, khả năng
tiếp cận của điểm đến có dễ dàng hay không, thời tiết, khí hậu, nét độc đáo của điểm đến so với các điểm đến khác
Trang 3321
(2) Y ếu tố văn hóa – xã hội: là lối sống bản địa, lòng hiếu khách, mức giá tại địa
phương
(3) Các đặc tính bổ trợ: là cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú (khách sạn, motel,
resort,…) và ăn uống/ ẩm thực, phương tiện vận chuyển
(4) Đặc điểm tự nhiên: nét đẹp tự nhiên của điểm đến, phong cảnh độc đáo, các
Hình 2.3 Hệ thống đo lường khả năng thu hút điểm đến (Azlizm Aziz, 2002)
(Nguồn: Azlizm Aziz, 2002))
2.3.4 Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế của Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012)
Yếu tố văn hóa – xã hội
Lối sống bản địa Lòng hiếu khách Mức giá địa phương
Các đặc tính bổ trợ
Cơ sở hạ tầng Lưu trú và ăn uống Phương tiện vận chuyển
Đặc điểm tự nhiên
Nét đẹp thiên nhiên Phong cảnh độc đáo
KHẢ NĂNG THU HÚT CỦA ĐIỂM ĐẾN
Trang 34Hình 2.4 Mô hình khả năng thu hút của điểm đến Huế của Bùi Thị Tám & Mai Lệ
Quyên (2012)
(Ngu ồn: Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012))
2.3.5 Công trình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến di tích Đại Nội Huế của Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên (2014)
Mô hình v ận dụng các thuộc tính về khả năng thu hút du khách của điểm đến được đề xuất bởi Azlizm Aziz (2002) phù hợp với quy mô, đặc điểm của điểm
đến được nghiên cứu là điểm di tích Đại Nội, nghiên cứu đã xác định được 8 nhân tố
có tính nổi bật hơn cả để đưa vào bảng hỏi điều tra của mình Cụ thể, các nhân tố này bao gồm: (1) Phong cảnh và môi trường du lịch, (2) Giá trị của di tích Đại Nội, (3)
An toàn
Các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố lịch sử Các yếu tố xã hội
Trang 35Hình 2.5 Mô hình khả năng thu hút của điểm đến Đại Nội - Huế của Lê Thị Ngọc
Anh & Trần Thị Khuyên (2014)
(Nguồn: Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên (2014))
2.4 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
2.4.1 Mô hình đề xuất
Tổng lược tài liệu, cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu liên quan đến khả năng thu hút du khách của điểm đến trong và ngoài nước cho thấy các nhân tố tác động
đến khả năng thu hút du khách của điểm đến là: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố
văn hóa - xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử; (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm (Đặc điểm vật chất); (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú (Các đặc tính bổ trợ) (theo nghiên
cứu của Gearing (1974), Hu and Ritchie (1993) và Azlizm Aziz (2002)); (6) An toàn
của điểm đến (theo mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế của Bùi
Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012); (7) Nhân viên; (8) Hàng lưu niệm, (9) Dịch vụ/ hoạt động hỗn trợp (theo mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Đại Nội Huế của Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên (2014)
Tác giả vận dụng các mô hình đã được nghiên cứu trong và ngoài nước, kết hợp với thực trạng du lịch của điểm đến Đồng Nai qua phân tích SWOT trong nghiên cứu
“Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai” của Hà Nam
Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh (2014) Kết quả cho thấy, 5 nhân tố trong mô
Hàng lưu niệm
Nhân viên
Khả năng thu hút
du khách của điểm đến Đại Nội – Huế Dịch vụ/ Hoạt động hỗn hợp
Phong cảnh và môi trường du lịch
Khả năng tiếp cận
Giá trị của di tích Đại Nội
Trang 3624
hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến của Hu and Ritchie (1993) là phù hợp
với khả năng thu hút du khách của Đồng Nai
Chính vì những cơ sở nêu trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 2.6 Mô hình đề xuất cho nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
thu hút du khách đến Đồng Nai
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
2.4.2 Gi ải thích các yếu tố có mặt trong mô hình
2.4.2.1 Các yếu tố tự nhiên
Theo Gearing et al.1T 1T(1974) các yếu tố tự nhiên bao gồm địa hình nói chung; hệ thực vật và động vật; hồ, sông, biển; đảo và đảo nhỏ; suối nước nóng và nước khoáng; các hang động và thác nước; lượng của ánh nắng mặt trời; nhiệt độ; gió và lượng mưa;… Với nhiều cách sử dụng và ý hiểu ngày nay, "Naturals – Các yếu tố tự nhiên" là 33Tđịa chất1T33T 1Tvà1T 1T33Tthế giới hoang dã33T Tự nhiên bao gồm nhiều loại động thực vật, 33Tthời tiết33T, hoạt động địa chất của Trái Đất… Khi hiểu theo nghĩa là "33Tmôi trường tự nhiên33T", các yếu tố
tự nhiên bao gồm các nhân tố như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của
con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.)
(5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và
lưu trú (Các đặc tính bổ trợ)
(4) Các đặc tính bổ trợ
Khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai
(1) Các yếu tố tự nhiên
(3) Các yếu tố lịch sử
(2) Các yếu tố văn hóa - xã hội
Trang 3725
2.4.2.2 Các yếu tố văn hóa - xã hội
Theo Gearing et al.1T 1T(1974): Các yếu tố văn hóa - xã hội bao gồm các kiến trúc địa phương, tôn giáo, nơi cử hành nghi lễ, di tích, bảo tàng nghệ thuật, âm nhạc và vũ điệu
lễ hội, các sự kiện thể thao và các cuộc thi, dân ca và điệu múa, ẩm thực địa phương,
thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chuyên biệt, hội chợ và triển lãm
Theo Ritchie và Zins (1978) cho rằng trong "đặc điểm văn hóa và xã hội" bao gồm các thuộc tính sau: công việc, trang phục, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo, giáo dục, truyền thống, các hoạt động giải trí, nghệ thuật / âm nhạc và
ẩm thực
2.4.2.3 Các yếu tố lịch sử
Theo Gearing et al.1T 1T(1974) các yếu tố lịch sử là sự tồn tại, điều kiện và khả năng tiếp cận của các di tích cổ xưa; các tầm quan trọng tôn giáo về chấp hành và thực hành tôn giáo hiện hữu; mức độ mà một vùng đất có thể được nổi tiếng vì các sự kiện lịch
2.4.2.4 Cơ sở giải trí và mua sắm (Đặc điểm vật chất)
Đặc điểm vật chất bao gồm các điều kiện giải trí và mua sắm nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách
Theo Gearing et al.1T 1T(1974) các cơ sở giải trí và mua sắm là những địa điểm săn bắn, câu cá, bơi lội, trượt tuyết, chèo thuyền, chơi golf, cưỡi ngựa cơ sở Khảo cổ học và dân tộc học bảo tàng, vườn thú, vườn thực vật, hồ cá cảnh Khoáng sản và spa nước nóng, đi bộ đường dài những con đường mòn, và các căn cứ dã ngoại Cờ bạc sòng bạc, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim Lưu niệm và cửa hàng quà tặng, cửa hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở dịch vụ tự động, cửa hàng tạp hóa và các nhu yếu
Trang 382.4.2.5 Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lưu trú (Các đặc tính bổ trợ)
Theo Gearing et al.1T 1T(1974) các đặc tính bổ trợ là các cơ sở hạ tầng, thực phẩm và
nơi trú ẩn Đường cao tốc và đường bộ; nước, điện và khí đốt; dịch vụ an toàn; dịch vụ
y tế; thông tin liên lạc; phương tiện giao thông công cộng Khách sạn, nhà hàng, làng nghỉ, bungalow, nhà nghỉ, phương tiện cắm trại
Cơ sở hạ tầng trong du lịch có thể được hiểu là hệ thống giao thông vận tải - đường
bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường ống; hệ thống liên lạc viễn thông, hệ thống cung cấp năng lượng, nước,… phục vụ cho nhu cầu du lịch của du khách
Ẩm thực theo nghĩa1T 1T33THán Việt1T33T 1Tthì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa hoàn chỉnh là1T 1T33Tăn uống33T Mở rộng ra thì ẩm thực có nghĩa là một nền văn hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở thành một tập tuc, thói quen Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần"
Lưu trú của du khách là hoạt động nghỉ ngơi, ngủ, cư ngụ của du khách khi tham gia du lịch
2.4.3 Các gi ả thuyết nghiên cứu
Với mô hình đề xuất như trên, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: Gọi H1, H2, H3, H4, H5 là các giả thiết liên quan lần lượt đến mối quan hệ giữa các biến độc lập (yếu tố tự nhiên, yếu tố văn hóa – xã hội, yếu tố lịch sử, cơ sở giải trí
và mua sắm, các đặc tính bổ trợ) và biến phụ thuộc (khả năng thu hút du khách của
Trang 39Khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi
cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ” Có thể nói một điểm đến càng có khả năng đáp
ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để được du khách lựa chọn
Khả năng thu hút của điểm đến có thể được nhận thức bởi du khách mỗi khi họ được tiếp cận thông tin về điểm đến mà không nhất thiết phải có trải nghiệm thực tế ở
điểm đến Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của điểm đến bao gồm: (1) Các
yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố văn hóa - xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử; (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm (Đặc điểm vật chất); (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú (Các
đặc tính bổ trợ) Các yếu tố này nằm trong mô hình nghiên cứu của Hu & Ritchie
(1993) đã được thẩm định nhiều lần trong và ngoài nước Qua việc tổng quan tài liệu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết và nghiên cứu các mô hình liên quan đến khả năng thu hút du khách của điểm đến thì tác giả đã lựa chọn mô hình nghiên cứu của Hu & Ritchie (1993) làm mô hình đề xuất cho nghiên cứu này
Trang 4028
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện thời gian và không gian bình thường Không có sự đầu tư kinh phí cho người nghiên cứu
Xét về không gian nghiên cứu, địa bàn tỉnh Đồng Nai khá rộng lớn với nhiều điểm du lịch nên mẫu khảo sát được chọn ở một trong số nơi có du khách đông
Thời gian thực hiện đề tài từ 10/2014 đến 03/2015 nên lượng khách du lịch tại điểm tham quan tương đối đông vì là thời gian cuối năm và dịp lễ tết
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN C ỨU
Quy trình nghiên cứu trong đề tài được thực hiện thông qua các bước: nghiên
cứu khám phá thông qua dữ liệu thứ cấp (đã được thực hiện ở chương 2); nghiên cứu khám phá thông qua nghiên cứu định tính để hoàn chỉnh phiếu khảo sát; nghiên cứu khám phá thông qua nghiên cứu định lượng
Dữ liệu nghiên cứu: nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tạp chí,
số liệu do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Đồng Nai, Cục thống kê, Trung tâm xúc
tiền du lịch Tỉnh Đồng Nai phát hành Dữ liệu này dùng để khám phá sơ nét về những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách của tỉnh Đồng Nai
Hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này Trước tiên, nghiên cứu định tính sẽ phát hiện và điều chỉnh các thang
đo sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua hình thức phỏng vấn tay đôi Sau đó, nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn khách du lịch bằng cách gửi bảng câu hỏi chi tiết đã được hoàn chỉnh sau khi đã qua giai đoạn nghiên cứu sơ bộ Mô hình lý thuyết cuối cùng sẽ được kiểm định và đưa ra kết quả nghiên cứu
3.2.1 Nghiên c ứu sơ bộ (sử dụng phương pháp định tính)
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo đã được thiết lập sao cho phù hợp với du lịch tỉnh Đồng Nai Thông qua kỹ thuật phỏng
vấn sâu theo bảng thảo luận chi tiết đã được chuẩn bị sẵn tại phiếu khảo sát định tính (Phụ lục 1) Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính Nghiên cứu được thực hiện vào