ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM XUÂN NGUYÊN GIẢI QUYẾT ĐIỂM NÓNG KHIẾU KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG THỜI KỲ CÔNG NG
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM XUÂN NGUYÊN
GIẢI QUYẾT ĐIỂM NÓNG KHIẾU KIỆN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI
Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 603120
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Bình Ban
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ “ĐIỂM NÓNG” VÀ GIẢI QUYẾT
“ĐIỂM NÓNG” KHIẾU KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI Ở NÔNG THÔN 8
1.1 Nhận thức về “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông
1.2 Nhận thức về giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất
Chương 2: THỰC TRẠNG “ĐIỂM NÓNG” VÀ GIẢI QUYẾT “ĐIỂM
NÓNG” KHIẾU KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI Ở NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
41
2.1 Thực trạng “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông
2.2 Thực trạng giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất
Chương 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
QUYẾT “ĐIỂM NÓNG” KHIẾU KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI Ở
NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ, THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ
78
3.1 Dự báo tình hình chung liên quan đến ANNT 78
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên
quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố
và phát triển Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, song sự ổn định đó chưa vững chắc, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội ở trình độ cao Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhiệm
vụ bảo vệ ANTT hết sức khó khăn, phức tạp, đặc biệt là ở vùng nông thôn Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang gặp nhiều lúng túng,
tự phát, thiếu tính bền vững Nhiều vấn đề bức xúc trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân chưa được giải quyết, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn rất nghiêm trọng Ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn vừa là điều kiện đảm bảo đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; vừa trực tiếp góp phần quyết định việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước Ở một số tỉnh như Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Đồng Nai, Cần Thơ tình hình ANNT có lúc, có nơi trở thành “điểm nóng” đã tác động, ảnh hưởng rất xấu đến tình hình an ninh trong cả nước Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn, lật đổ; sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”…hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, làm cho tình hình chính trị - xã hội ở nông thôn càng trở nên phức tạp, khó lường
Muốn ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn, đòi hỏi phải tiến hành nhiều biện pháp, trong đó phải chú trọng đến công tác nghiên cứu, tổng kết
Trang 4riêng Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề “Giải quyết điểm
nóng khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” là cần thiết cả về mặt lý luận và thực
tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề giữ vững ổn định chính trị - xã hội nói chung và việc giải quyết
“điểm nóng” khiếu kiện ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH nói riêng là vấn đề rất quan trọng, nóng hổi, thu hút nhiều nhà khoa học và cán bộ thực tiễn quan tâm nghiên cứu, trong đó phải kể đến một số công trình, bài viết như:
- “Báo cáo tình hình nguyên nhân và những biện pháp, bài học về giải quyết điểm nóng tại Thái Bình” của Ban Nội chính Tỉnh uỷ Thái Bình, số
85/CB/NC ngày 19/10/1998
- “Hệ thống chính trị và sự ổn định chính trị trong những năm đổi mới - thành quả và kinh nghiệm” của tác giả Hoàng Chí Bảo đăng trên Tạp chí Lý
luận chính trị, số 4.2005 [09, tr.45-49]
- “An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước
ta hiện nay” của Bộ Công an do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành
- “Một số nhân tố chủ yếu có khả năng gây mất ổn định chính trị ở nước ta hiện nay” trong Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ của Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh
- “Công an tỉnh với việc tham gia giải quyết các vụ việc về đất đai giải
- “Kinh nghiệm phối hợp giữa ngành Công an và Kiểm sát tỉnh Thái Bình trong điều tra, xử lý các vụ vi phạm pháp luật ở điểm nóng” đăng trên
Tạp chí Công an nhân dân số 12-2000 [15, tr.29-30]
Trang 5- “Một số biện pháp giải quyết tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp hiện nay” của tác giả Nhật Nguyệt đăng trên Tạp chí Công an nhân dân số
10-2006 [10, tr.57-59]
Nghiên cứu nội dung các công trình trên thấy các tác giả đã phân tích, lý giải một số vấn đề về ổn định, mất ổn định; vai trò của ổn định chính trị đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH; những nhân tố đảm bảo ổn định chính trị, nguyên nhân và một số kinh nghiệm giải quyết Song vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn,
xử lý “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc
Bộ chưa được các tác giả nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể, sâu sắc Vì
vậy, đề tài “Giải quyết điểm nóng khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH” với tư cách là một luận văn Thạc
sĩ Chính trị học là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn, luận văn đưa ra phương hướng
và giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về “điểm nóng” và giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn
+ Phân tích thực trạng “điểm nóng” và giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ
+ Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong thời kỳ
Trang 64 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu:
“Điểm nóng” khiếu kiện và chủ trương, giải pháp giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu:
+ Các hoạt động tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai gây phương hại đến ANTT ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ;
+ Âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để chống phá ta;
+ Các biện pháp giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai gây phương hại đến ANTT ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Tập chung chủ yếu nghiên cứu công tác của cơ quan Công an (trong mối quan hệ với các cấp Đảng và chính quyền địa phương)
- Về địa bàn: các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
- Về thời gian: từ năm 1998 đến nay - là thời gian tình hình ANNT nói
chung và tình hình tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai có nhiều diễn biến phức tạp Đây cũng là thời điểm triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/1998-CT/BNV(A11) ngày 18/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
“Về công tác Công an góp phần đảm bảo ANNT trong tình hình mới”
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin Sử dụng và vận dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
Trang 7- Phương pháp thống kê, so sánh;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp đàm thoại;
- Phương pháp điều tra xã hội học
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
+ Thống nhất nhận thức về “điểm nóng” và giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn
+ Đưa ra giải pháp có hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết
“điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH