Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô, nghiên cứu hệ thống phanh trên xe civic2.0
Trang 1Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1- MỞ ĐẦU 2
1 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
2.1 Giới thiệu xe Honda Civic 2.0 4
2.1.1 Tổng thể về xe ôtô Honda Civic 4
2.1.2 Giới thiệu tổng thể xe Honda Civic 2.0 4
2.1.3 Đặc tính kỹ thuật của xe 5
2.1.4 Sơ đồ bố trí chung của hệ thống phanh trên xe 8
2.2 Chức năng của hệ thống phanh trên xe ô tô 8
2.3 Yêu cầu 8
CHƯƠNG 3 - KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CỤM CHI TIẾT, CHI TIẾT CHÍNH TRONG HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ HONDA CIVIC 2.0 19
3.1 Sơ đồ nguyên lý và đặc điểm cấu tạo của hệ thống phanh ABS 19
3.1.1 Đặc điểm cấu tạo của hệ thống phanh ABS 19
3.1.2 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh 20
3.1.3 Cụm điều khiển thủy lực 21
3.1.4 Bộ điều khiển ABS 26
3.1.5 Hệ thống EBD (Electronical Brake force Distribution) 29
3.2 Cơ cấu phanh trên xe Honda Civic 2.0 31
3.2.1 Cấu tạo 31
3.2.2 Nguyên lý làm việc 31
3.2.3 Xilanh phanh chính 32
3.2.3.1 Cấu tạo 32
3.2.3.2 Nguyên lý làm việc 33
3.2.4 Bầu trợ lực phanh 34
3.2.4.1 Khái quát 34
3.2.4.2 Cấu tạo 35
3.2.4.3 Nguyên lý làm việc 35
3.2.5 Cảm biến tốc độ bánh xe 37
Trang 23.2.5.1 Cấu tạo 37
3.2.5.2 Nguyên lý hoạt động 39
3.2.6 Đồng hồ táp lô 40
3.2.7 Công tắt đèn phanh 40
CHƯƠNG 4 - KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HONDA CIVIC 2.0 41
4.1 NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHANH 41
4.2 KI ỂM TRA TỔNG HỢP HỆ HỐNG PHANH XE HONDA CIVIC .41
4.2.1 Kiểm tra tổng hợp xe 41
4.2.2 Một số triệu chứng thường gặp 42
4.3 KIỂM TRA HỆ THỐNG ABS 44
4.3.1 Kiểm tra bằng hệ thống chẩn đoán 44
4.3.2 Chức năng kiểm tra ban đầu 45
4.3.3 Chức năng chẩn đoán 46
4.3.4 Phân tích các nội dung cơ bản 50
4.3.5 Xả khí hệ thống phanh 51
4.4 Sửa chữa hư hỏng một số chi tiết bộ phận chính 53
4.4.1 Tháo lắp càng phanh (Calip) 54
4.4.2 Sửa chữa Calip 55
4.4.3 Sửa chữa đĩa phanh 56
KẾT LUẬN 58
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Nền công nghiệp ôtô trên thế giới ngày nay đã đạt được những thành tựu cao
về khoa học kĩ thuật Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ô tô đã thúc đẩy đầu tưnhiều về mặt nghiên cứu các công nghệ mới cho ôtô Điều này đã làm cho chiếc ôtôhiện đại ngày nay được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến dẫn đến mẫu mã kết cấuchất lượng sử dụng rất tốt Và hệ thống phanh cũng nằm trong sự thay đổi ấy
Vì vậy việc tìm hiểu tính năng của xe đặc biệt là hệ thống phanh hết sức cầnthiết đối với một sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô Do đó em đã chọn đề tài
“Nghiên cứu kết cấu hệ thống phanh trên xe Honda Civic 2.0” để hiểu thêm về
kết cấu, nguyên lý và kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa của hệ thống Trong quá trìnhlàm đồ án, do trình độ bản thân, tài liệu, kiến thức thực tế và thời gian còn hạn chếnên không thể không có những sai sót, vì vậy em kính mong sự góp ý chỉ bảo củacác thầy trong bộ môn để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy ThS Vũ Minh Diễn, các thầy giáotrong bộ môn công nghệ kỹ thuật ô tô cùng tất cả các bạn sinh viên đã giúp đỡ em
để em hoàn thành đồ án này
Hà Nội,ngày tháng năm2015
Sinh viên thực hiện
Trang 4
CHƯƠNG 1- MỞ ĐẦU
1 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng cho hành khách vàhàng hoá đối với các ngành kinh tế nước nhà, đồng thời đã trở thành phương tiệngiao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển
Ở nước ta, số lượng ô tô tư nhân, đặc biệt ô tô du lịch đang gia tăng về sốlượng cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, mật độ ô tô lưu thông ngàycàng nhiều Song song với sự gia tăng số lượng ô tô thì số vụ tai nạn giao thôngđường bộ do ô tô gây ra cũng tăng với những con số báo động Trong các nguyênnhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ do hư hỏng máy móc, trục trặc kỹ thuật thìnguyên nhân do mất an toàn hệ thống phanh chiếm tỷ lệ lớn Hiện nay, hệthốngphanh trang bị trên ô tô ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế chế tạo
và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ
Vì vậy viêc tính toán thiết kế hệ thống phanh mang ý nghĩa quan trọngkhông thể thiếu nhằm cải tiến hệ thống phanh, đồng thời tìm ra các phương án thiết
kế để tăng hiệu quả phanh, tăng tính ổn định và tăng dẫn hướng khi phanh, tăng độtin cậy làm việc với mục đích đảm bảo an toàn chuyển động và tăng hiệu quả vậnchuyển của ô tô
Với mục đích đó, em chọn đề tài "NGHIÊN CỨU KẾT CẤU HỆ THỐNGPHANH TRÊN XE HONDA CIVIC 2.0 ” Trong đề tài này em tập trung vào vấn đềnghiên cứu kết cấu hệ thống phanh, kiểm nghiệm hệ thống phanh, ngoài ra em còntìm hiểu về các nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục các hư hỏng
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do kiến thức có hạn và thời gian ngắn, thiếu kinh
nghiệm thực tế nên trong khuôn khổ đồ án này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
Em rất mong các thầy góp ý, chỉ bảo tận tâm để kiến thức của em được hoàn thiện
Trang 5hơn Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, thầy giáo duyệt đề tài, các thầy giáo bộ môn đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành tốt nội dung đề tài của mình.
Trang 64540
2700 910
1530
1750 1500
Theo A
CHƯƠNG 2- TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE Ô TÔ, XE
HONDA CIVIC 2.0
2.1 Giới thiệu xe Honda Civic 2.0
2.1.1 Tổng thể về xe ôtô Honda Civic
2.1.2 Giới thiệu tổng thể xe Honda Civic 2.0
Xe ô tô Civic là loại xe đầu tiên, loại sedan hạng trung của hãng Honda được
sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam Civic thế hệ thứ 8 với nhiều tính năng vượt trội và
được trang bị nhiều thiết bị an toàn, đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của Euro-NCAP
(chương trình đánh giá độ an toàn của xe mới tại Châu Âu) Các hệ thống an toàn
bao gồm cấu tạo thân xe tương thích khi va chạm có khả năng tự bảo vệ cao và cải
thiện mức tương thích với xe khác Hệ thống an toàn thụ động với hai túi khí, trong
số các hệ thống phanh hiện đại trên xe phải kể đến hệ thống phanh được tích hợp
các hệ thống như: hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS (Anti-lock Brake System);
hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD (Electronical Brake-Force Distribution)
Hình 1.1 Sơ đồ tổng thể xe ô tô Honda Civic
Trang 7Hình 1.2 Mẫu xe HONDA CIVIC 2.0 ra mắt năm 2007
Trang 825 Hệ thống treo trước: Macpherson với bộ thăng bằng, lò xo
26 Hệ thống treo sau: tay đòn kép/lò xo
Hệ thống phanh
35 Loại Thanh răng, bánh răng pi nhông trợ lực điện
bạc
Điều hoà không khí
Trang 92.1.4 Sơ đồ bố trí chung của hệ thống phanh trên xe
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí chung HTP trên xe Honda Civic 1-Đèn báo hệ thống phanh; 2-Đường ống phanh; 3-Phanh sau; 4-Bàn đạp; 5-Bầu trợ lực phanh;
6-Xilanh phanh chính; 7-Phanh tay; 8-Bộ chấp hành và ECU điều khiển trượt; Phanh trước
9-2.2 Chức năng của hệ thống phanh trên xe ô tô
Hệ thống phanh dùng để làm giảm tốc độ của ô tô cho đến một tốc độ nào đóhoặc đến khi dừng hẳn, ngoài ra còn để giữ cho ô tô đứng được trên đường có độdốc nhất định
Hệ thống phanh đảm bảo cho xe ô tô chạy an toàn ở tốc độ cao, nâng caonăng suất vận chuyển
2.3 Yêu cầu
Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ô tô đảm nhận các chức năng
“an toàn chủ động” vì vậy hệ thống phanh phải thoả mãn các yêu cầu sau đây
Trang 10+ Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe trong mọi trường hợp+ Hoạt động êm dịu để đảm bảo sự ổn định của xe ô tô khi phanh
+ Điều khiển nhẹ nhàng để giảm cường độ lao động của người lái
+ Có độ nhạy cao để thích ứng nhanh với các trường hợp nguy hiểm
+ Đảm bảo việc phân bố mô men phanh trên các bánh xe phải tuân theonguyên tắc sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với mọi cường độ
+ Cơ cấu phanh không có hiện tượng tự xiết
+ Cơ cấu phanh phải có khả năng thoát nhiệt tốt
+ Có hệ số ma sát cao và ổn định
+ Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh và lực phanhsinh ra ở cơ cấu phanh
+ Hệ thống phải có độ tin cậy, độ bền tuổi thọ cao
+ Bố trí hợp lý để dễ dàng điều chỉnh chăm sóc và bảo dưỡng
2.4 Phân loại hệ thống phanh
2.4.1 Theo công dụng
Theo công dụng hệ thống phanh được chia thành các loại sau:
- Hệ thống phanh chính (phanh chân);
- Hệ thống phanh dừng (phanh tay);
- Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thuỷ lực hoặc điện từ)
2.4.2 Theo kết cấu của cơ cấu phanh
Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành hai loại sau:
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc;
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa
Trang 11- Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén - thuỷ lực;
- Hệ thống phanh dẫn động có cường hoá
2.4.4 Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh
Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ điều hoà lực phanh
2.4.5 Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh
Theo khả khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống phanh ABS)
2.4.6, Đặc điểm của các loại hệ thống phanh thường dùng trên xe ô tô
2.4.6.1 Hệ thống phanh dẫn động cơ khí
Là hệ thống phanh đơn giản thường được dùng trên ô tô, được sủ dụng với các loại oto có vận tốc nhỏ,trên các xe tải công xuất thấp đời cũ…
2.4.6.2 Hệ thống phanh dẫn động thủy lực
a, Cấu tạo chung của hệ thống phanh thủy lực
8 pitton con, 9: Guốc phanh, 10 Chốt, 11 : Tang trống, 12: Lò xo
Trang 12b,Ưu nhược điểm
+ Dễ biến đổi tính chất khi nhiệt độ môi trường thay đổi
c, Phân loại hệ thống phanh thủy lực
- Hệ thống phanh thủy lực 1 dòng : từ đầu ra của các xilanh chính chỉ có 1 đường dầu duy nhất dẫn tới tất cả các xilanh công tác của bánh xe, Nhược điểm của loại này là độ an toàn không cao do nếu các đường ống dẫn dầu của xilanh bi rò rỉ thì tất cả đều bị mất áp bánh xe bị mất phanh
- Hệ thống phanh thủy lực hai dòng : từ đường ra của xilanh chính có 2 đường dầu độc lập dẫn đến các bánh xe.Để có 2 dòng người ta sử dụng 1 xilanh chính và một bộ chia dòng hoặc một bị xilanh kép
- Nhờ có 2 dòng độc lập nên hệ thống phanh 2 dòng đảm bảo an toàn khi phanh và tránh sự tai nạn do đường ống bị rò rỉ
d,Bố trí
Do những ưu điểm trên mà người ta bố trí hệ thống phanh thủy lực trên các xe oto
du lịch và các xe tải loại nhỏ
2.4.6.3 Hệ thống phanh dẫn động khí nén
Trang 13a, Cấu tạo chung hệ thống phanh khí nén
b, Ưu nhược điểm
+Bảo dưỡng sửa chữa ,tổ chức kỹ thuật đơn giản thuận tiện
+ Ít ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường
- Nhược điểm:
+ Điều khiển trên bàn đạp lại không thể giảm nhỏ do tỉ số truyền của hệ thống dẫn động có giới hạn
Trang 14+ Thời gian đáp ứng chậm
+ Dòng thoát ra gây tiếng ồn
+ Số lượng chi tiết khá nhiều,kích thước chung lớn
+ Giá thành cao
c, Phân loại hệ thống phanh khí nén
Phanh dẫn động khí nén có 2 dòng cơ bản là phanh dẫn động khí nén 1 dòng và phanh dẫn dộng khí nén 2 dòng
d, Bố trí
Nhờ có ưu điểm của phanh dẫn động khí nén có thể truyền đc năng lượng đi
xa ,giảm lực điều khiển bàn đạp, tổn thất trên đường ống ít…nên phanh khí nén đc
sử dụng trên các phanh oto tải trung bình hay các xe tải lớn và xe rơ mooc
Trang 15- Có thể sử dụng cơ cấu phanh nhiều loại khác nhau
Nhờ sự kết hợp ưu điểm trên của hệ thống phanh thủy lực lẫn khí nén nên đảm bảo
độ an toàn cao khi phanh và trong quá trình bảo dưỡng sữa chửa nên hẹ thống phanh thủy khí đc sử dụng trên các loại xe tải vừa và lớn
2.4.6.5 Hệ thống phanh với bộ diều hòa lực phanh
a, Cấu tạo chung hệ thống phanh có bộ diều hòa lực phanh
b, Nhiệm vụ của hệ thống phanh với bộ diều hòa lực phanh
Khi phanh áp suất dầu của các bánh trước và banh sau như nhau nên không giảm đclực cản ở cơ cấu phanh theo tỉ lệ cới sự giảm tải trọng theo yêu cầu ,để tạo ra áp suất dẫn động đến các bánh xe cầu sau giảm tỉ lệ với sự giảm tải trọng trên cầu sau
Trang 16thì trên đường dầu dẫn ra các bánh xe cầu sau người ta bố trí thêm một cơ cấu điều chỉnh là bộ điều hòa lực phanh ,Bộ điều chỉnh lực phanh có tác dụng điều chỉnh áp suất dầu trước sau phù hợp với tải trọng của oto.
2.4.6.6 Bộ điều chỉnh lực phanh với bộ chống bó cứng bánh xe ABS
a, Cấu tạo chung hệ thống phanh ABS
Hình 6 Sơ đồ dẫn động hệ thống phanh ABS Chú thích : 1, 3, 8, 10- Van điện từ 3 vị trí; 2- Xy lanh bánh xe trước bên trái; 4-
Xy lanh bánh xe sau bên phải; 5- Bầu tích năng; 6- Mô tơ bơm; 7- Xy lanh bánh xe
Trang 17sau bên trái;9- Xylanh bánh xe trước bên phải; 11- Van phân phối; 12- Xy lanh
b, Công dụng của hệ thống phanh ABS
- Chống lại việc bánh xe bị khóa cứng hoặc bị trượt trong quá trình phanh
- Điều chỉnh áp suất thủy lực tác dụng lên bánh xe
- Giữ ổn định hướng chuyển động của xe khi phanh trên đuồng vòng hay đường có trạng thái khác nhau
- Tạo điều kiện rút ngắn quảng đường phanh đặc biệt khi sử dụng ở đường tốt , vận tốc cao
2.4.6.7 Kết cấu chung hệ thống phanh trên ô tô
Hệ thống phanh trên o tô được chia làm 2 thành phần chính :
+ cơ cấu phanh được bố trí trên các bánh xe nhằm tạo ra momen hẵm trên các bánh
xe khi phanh, Cơ cấu phanh gồm : cơ cấu phanh guốc và cơ cấu phanh đĩa
Trang 18- Phanh guốc có cấu tạo gồm 1 mâm phanh đc bắt cố định trên dầm cầu có lắp chốt cố định để lắp ráp với 2 guốc phanh,Ở chốt cố định có lắp bạc lệch tâm để chiều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh, Đầu trên của guốc phanh có lắp lò xo để kéo và ép cam hoặc pittong xilanh Trên hai guốc phanh có 8 các tấm ma sát.Có 4 loại cơ cấu
- Phanh đĩa gồm 1 đĩa phanh đươc lắp với may ơ bánh xe và đươc quay cùng bánh
xe, một giá đỡ trên dầm cầu trong đó có đặt các xi lanh bánh xe, hai má phanh dạng phẳng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và dẫn động bởi các pittong,của xilanh bánh xe.Có hai loại cơ cấu phanh đĩa là cơ cấu phanh đĩa có giá đỡ di động
và cơ cấu phanh điã có giá đỡ cố định
Trang 191: Càng phanh đĩa 2:Má phanh đĩa 3:Roto phanh 4: pittong,5 Dầu
- Ưu điển của phanh đĩa so với phanh tang trống:
+ Làm mát tốt đĩa quay và bộ phanh được lắp đặt thông thoáng nên thoát nhiệt nhanh
+Tiếp nhận trục tiếp đủ áp suất phanh :Lực ma sát của phanh đĩa tỷ lệ thuận với áp suất thủy lực từ xi lanh chính.Trong khi ở phanh tang trống do đặt tính tự tăng thêm
áp lực phanh nên các má phanh tác động không đồng đều
+Hiệu suất phanh vẫn tốt trong tình trạng bị ướt:Nhờ cấu tạo của địa phanh nên khi
có nước lực li tâm làm bắn nước ra khỏi đĩa phanh nên hiệu lực phanh vẫn tốt khi chạy dưới mưa
+ Bảo trì đơn giản : Do kết cấu ít chi tiết tác động nên công tác bảo trì sữa chữa đơngiản hơn so với phanh tang trống
- Dẫn động phanh:
Dẫn động phanh dùng để truyền và khoách đại lực điều khiển bàn đạp phanh đến cơcấu phanh Tùy theo dạng dẫn động có cơ khí ,thủy lực, khi nén hay kết hợp mà trong hệ thống phanh có nhiều phần tử khác nhau
- Nguyên lý làm việc hệ thống phanh :
Khi người lái đạp bàn đạp phanh Lực truyền từ chân người lái qua bàn đạp phanh tới trợ lực phanh, đẩy xi lanh phanh chính chuyển động tới van điều hòa để phân bố lực phanh ra trước sau, đến cơ cấu phanh ở bánh xe Lực được truyền tới xi lanh phanh bánh xe, đẩy pittong chuyển động , đẩy hai guốc phanh có má phanh áp sát vaò tang trống hay ép má phanh vào đĩa phanh với phanh đĩa thực hiện quá trình phanh bánh xe.Khi chân người lái thôi tác dụng lên bàn đạp phanh lò so hồi kéo vào
vị trí ban đầu quá trình phanh xe kết thúc
Trang 20CHƯƠNG 3 - KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CỤM CHI TIẾT, CHI TIẾT CHÍNH TRONG HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
HONDA CIVIC 2.0
3.1 Sơ đồ nguyên lý và đặc điểm cấu tạo của hệ thống phanh ABS
3.1.1 Đặc điểm cấu tạo của hệ thống phanh ABS
- Cơ cấu phanh trước: là kiểu phanh đĩa có càng phanh di động, đĩa phanh thônggió giúp làm mát tốt trong quá trình hoạt động
- Cơ cấu phanh sau: kiểu phanh đĩa có càng phanh di động, đĩa phanh là đĩa đặc
- Phanh dừng kiểu phanh đĩa tích hợp trên 2 bánh sau, điều khiển và dẫn độngbằng cơ khí
- Trợ lực phanh sử dụng bầu trợ lực kiểu chân không có kết cấu nhỏ ngọn hỗ trợphanh đạt hiệu quả trợ lực cao
- 4 cảm biến tốc độ bánh xe có tác dụng đo tốc độ bánh xe của mỗi bánh
- Trang bị ABS(viết tắt cuae Anti-lock Brake System) dùng một máy tính để xácđịnh tình trạng quay của 4 bánh xe trong khi phanh qua các cảm biến lắp ở bánh xe
và có thể tự động điều khiển đạp và nhả phanh
ABS điều khiển áp suất dầu tác dụng lên các xilanh bánh xe để ngăn không chobánh xe bị bó cứng (trượt lết) khi phanh trên đường trơn hay khi phanh gấp Nócũng đảm bảo tính ổn định dẫn hướng trong quá trình phanh, nên xe không bị mấtlái
- Bộ điều khiển ABS và trợ lực thuỷ lực: Điều khiển sự hoạt động của ABS vàtrợ lực thuỷ lực theo tín hiệu nhận được từ cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến giảmtốc và các công tắc áp suất
- Bộ chấp hành của ABS-ECU trên xe Civic sử dụng loại van điện 2 vị trí với sốlượng là 8 van (4 van giữ áp và 4 van giảm áp)
- Trang bị hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Sự tích hợp của các hệ thống trên đã tạo ra một hệ thống phanh tối ưu nâng caotính năng an toàn chủ động của xe
Trang 213.1.2 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí hệ thống phanh dạng tổng quát 1-Bàn đạp phanh; 2-công tắc bàn đạp phanh; 3-Trợ lực phanh; 4-Xilanh phanh chính; 5- Đĩa phanh; 6- pittông phanh; Càng phanh; 8- cảm biến tốc độ; 9-Bộ chấp hành ABS; 10-ECU điều khiển trượt;
11-Giắc chẩn đoán DLC; 12-Đèn báo trên bảng táp lô; 13- Đướng ống dầu; 14-Má phanh; 15- Vòng răng truyền tín hiệu
bó cứng
Trang 22- ABS đảm bảo được tính ổn định phương hướng và tính năng điều khiển trong quá trình phanh ngoặc
- Nếu có hư hỏng trong hệ thống ABS thì đèn báo ABS trên bảng táp lô (12) sáng lên và công việc kiểm tra phải được tiến hành thông qua giắc (11) bằng máy chẩn đoán
Trong quá trình điều khiển ABS, những bánh xe liên quan được kiểm soát bởi tổngcộng có 4 van giữ áp và 4 van giảm áp
3.1.3 Cụm điều khiển thủy lực
B¬m
M« t¬
B¬m
Buång gi¶m chÊn
1- Bàn đạp phanh; 2- Bầu trợ lực phanh; 3- Bình dầu phanh; 4- Xylanh chính; Cum điều khiển
5-Hình 3.3 Sơ đồ cụm điều khiển thủy lực
Trang 2314
13 12
2
3 5
6
8 9
7
Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống ABS khi phanh bình thường 1- Bầu trợ lục; 2- Đường ống dầu; 3- Van điện một chiều số 3; 4- cuộn dây; 5- van giữ áp; 6-van giảm áp; 7-Cơ cấu phanh; 8-Cảm biến tốc độ; 9-Bánh răng tạo xung; 10-Van điên một chiều 1; 11-Bơm dầu ;12-Van điện một chiều 2; 13- Bình tích năng; 14-Ăc quy; 15-ECU điều khiển trượt.
Trong quá trình phanh bình thường thì hệ thống ABS không hoạt động và ECU không gửi dòng điện đến cuộn dây của các van và mô tơ bơm không hoạt động Do đó mở van giữ áp và đóng van giảm áp và làm các van ở vị trí như hình vẽ
Khi đạp phanh, dầu từ xilanh phanh chính sẽ qua van giữ áp đi vào xilanh phanhbánh xe và thực hiện quá trình phanh bình thường
Khi nhả phanh thì dầu từ xilanh phanh bánh xe sẽ về qua van giữ áp để trở về xilanh phanh chính
Khi thực hiện chế độ phanh gấp (hệ thống ABS sẽ hoạt động)
Trang 24Nếu có bất kỳ một bánh xe nào xuất hiện tình trạng sắp bó cứng thì ECU sẽ gửi tín hiệu điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xilanh bánh xe đó theo hướng giảm áp để tránh tình trạng bó cứng xảy ra.
Thông thường quá trình điều khiển áp suất dầu phanh qua 3 giai đoạn là:
a Giai đoạn giảm áp
10 4
2
5 3
8 9 7
11-Bơm dầu ;12-Van điện một chiều 2; 13- Bình tích năng; 14-Ăc quy; 15-ECU điều khiển trượt.
Khi một bánh xe sắp bị bó cứng, trên cơ sở tín hiệu nhận được từ cảm biến tốc
độ bánh xe ABS-ECU sẽ gửi điện (5V) đến các cuộn dây của các van điện làmsinh ra một lực từ mạnh thắng được lực đàn hồi các lò xo van Kết quả là van giữ
áp đóng lại và van giảm áp mở khi đó dầu từ xylanh bánh xe sẽ trở về bình dầu.Cùng lúc đó thì mô tơ bơm tiếp tục chạy trong khi ABS đang hoạt động nhờ tín
Trang 253 5
6
14
13 12
8 9 7
hiệu từ ECU, vì vậy dầu phanh chảy vào bình chứa được bơm hút trở về xylanhchính
b Giai đoạn giữ áp
Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý làm việc hệ thống ABS ( Giai Đoạn Giữ Áp Suất ) 1- Bầu trợ lục; 2- Đường ống dầu; 3- Van điện một chiều số 3; 4- cuộn dây; 5- van giữ áp; 6-van giảm áp; 7-Cơ cấu phanh; 8-Cảm biến tốc độ; 9-Bánh răng tạo xung; 10-Van điên một chiều 1; 11-Bơm dầu ;12-Van điện một chiều 2; 13- Bình tích năng; 14-Ăc quy; 15-ECU điều khiển trượt.
Khi áp suất trong xilanh bánh xe giảm hay tăng, cảm biến tốc độ bánh xe sẽ gửitín hiệu đến ABS-ECU Nếu tốc độ bánh xe ở tốc độ mong muốn thì ABS-ECU sẽcấp dòng điện (5V) đến van điện giữ áp tiếp tục đóng và cắt dòng điện của vangiảm áp khi đó lò xo hồi vị sẽ đóng van lại, tức là khi đó cả van giữ áp và van giảm
áp đều đóng lại Kết quả là áp suất dầu trong xilanh bánh xe được giữ ổn định
Trang 265 3
6
7
8 9
15
c Giai đoạn tăng áp
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý làm việc hệ thống ABS ( Giai Đoạn Tăng Áp Suất ) 1- Bầu trợ lục; 2- Đường ống dầu; 3- Van điện một chiều số 3; 4- cuộn dây; 5- van giữ áp; 6-van giảm áp; 7-Cơ cấu phanh; 8-Cảm biến tốc độ; 9-Bánh răng tạo xung; 10-Van điên một chiều 1; 11-Bơm dầu ;12-Van điện một chiều 2; 13- Bình tích năng; 14-Ăc quy; 15-ECU điều khiển trượt.
Khi áp suất trong xylanh một bánh xe giảm làm tốc độ quay của nó tăng lên,xuất hiện sự chênh lệch tốc độ của bánh xe đó (nhanh hơn) so với các bánh khác thìtín hiệu từ cảm biến tốc độ bánh xe sẽ được gửi về ABS-ECU ABS-ECU sẽ ngắtdòng điện đến van giữ áp khi đó cả van giữ áp và van giảm áp đều có điện áp là 0V.Kết quả là van giữ áp mở và van giảm áp đóng lại đều nhờ lực hồi vị của lò xo, dầu
từ xilanh phanh chính đi vào xilanh phanh bánh xe qua van giữ áp Cùng lúc đó thì
mô tơ bơm vẫn hoạt động từ tín hiệu điều khiển của ABS-ECU cấp dầu từ bìnhchứa bổ sung vào xilanh bánh xe qua van giữ áp làm tăng áp suất của xilanh bánhxe
Trang 273.1.4 Bộ điều khiển ABS
3.1.4.1 Sơ đồ
M
Phía sau bên phải Phía sau bên trái Phía truớc bên phải
Ngoài Trong Ngoài Trong Ngoài Trong Ngoài Trong
Phía truớc bên trái
Màu đen Màu đen
Màu xanh lá cây Màu xanh nhạt Màu xám Màu vàng Màu hồng Màu xanh lá cây Màu đỏ Màu xanh nhạt
CAN-H CAN-L
Màu đỏ Màu trắng
Các van điện từ
Bộ điều khiển CAN
Rơle môtơ bơm Rơle an toàn
Bộ điều biến
Bộ điều khiển
Bộ điều chỉnh 5V
Cảm biến tốc độ Hộp MICU
ECM-PCM
+B
Hộp nối Màu xanh lá cây Màu xanh nhạt
Giắc DLC
Màu xanh lá câyMàu xanh nhạtMàu đỏMàu trắng
7,5 A
D8
C2 C1
Màu trắng
Hỡnh 3.7 Sơ đồ hệ thống điện-điện tử điều khiển của ABS
Trang 283.1.4.2 Nguyên lý làm việc
Trên cơ sở tín hiệu từ các cảm biến tốc độ của các bánh xe, ABS ECU biết được tốc
độ góc của các bánh xe cũng như tốc độ xe.trong khi phanh mặc dù tốc độ góc của bánh xe giảm, mức độ giảm tốc sẽ thay đổi phụ thuộc vào cả tốc độ xe khi phanh vàtình trạng mặt đường, như nhựa khô, mặt đường ướt hoặc đóng băng……
Nói cách khác, ECU đánh giá được mức độ trượt giữa các bánh xe và mặt đường do sự thay đổi tốc độ góc của bánh xe khi phanh và điều khiển bộ chấp hành ABS để cung cấp áp suất dầu tối ưu đến các xi lanh bánh xe
ABS ECU cũng bao gồm chức năng kiểm tra ban đầu, chức năng chẩn
đoán,chức năng kiểm tra cảm biến tốc độ và chức năng dự phòng
a Chức năng điều khiển tốc độ xe.
Hình 3.8 Lược đồ điều khiển tốc
Trang 29Trong khi phanh nếu có bất kỳ bánh xe nào sắp bị bó cứng (áp suất dầu trongxilanh phanh bánh xe quá cao) ECU sẽ gửi tín hiệu đến bộ chấp hành để điều chỉnh
áp suất thuỷ lực theo các giai đoạn sau
b Chức năng điều khiển các rơle
+ Điều khiển rơle van điện: ECU bật rơle của van điện khi tất cả các điều kiện sau được thỏa mãn
- Khóa điện bật
- Chức năng kiểm tra ban đầu (nó hoạt động ngay lập tức sau khi khóa điện bật) đã hoàn thành
Trang 30- Không tìm thấy hư hỏng trong quá trình chuẩn đoán (trừ mã 37)
ECU tắt rơle van điện nếu một trong các điều kiện trên không được thỏa mãn
+ Điều khiển rơle môtơ bơm: ECU bật rơle môtơ bơm khi tất cả các điều kiện sau được thỏa mãn
- ABS đang hoạt động hay chức năng kiểm tra ban đầu đang được thực hiện
- Rơle van điện bật
ECU tắt rơle môtơ nếu một trong các điều kiện trên không được thỏa mãn
c Chức năng kiểm tra ban đầu
ABS-ECU kích hoạt van điện và mô tơ bơm theo thứ tự để kiểm tra hệ thống điệncủa ABS Chức năng này hoạt động khi tốc độ xe lớn hơn 6km/h với đèn phanh tắt(nó chỉ hoạt động một lần sau mỗi lần bật khoá điện)
d Chức năng chẩn đoán
Nếu hư hỏng xảy ra trong bất kỳ hệ thống tín hiệu nào, đèn báo ABS trên bảngđồng hồ sẽ bật sáng để lái xe biết hư hỏng đã xảy ra, ABS-ECU cũng sẽ lưu mãchẩn đoán của tất cả những hư hỏng Các mã này sẽ bị xoá khi tháo dây ác quy
e Chức năng kiểm tra cảm biến
- Kiểm tra điện áp ra của tất cả các cảm biến
- Kiểm tra sự giao động điện áp ra của tất cả các cảm biến
f Chức năng dự phòng
Nếu xảy ra hư hỏng trong hệ thống truyền tín hiệu đến ECU, dòng điện từ ECUđến bộ chấp hành bị ngắt Kết quả là hệ thống phanh hoạt động giống như khi hệthống ABS không hoạt động do đó vẫn đảm bảo được chức năng phanh bìnhthường
3.1.5 Hệ thống EBD (Electronical Brake force Distribution)
3.1.5.1 Khái quát
EBD là chữ viết tắt của Electronic Brake-Force Distribution, nghĩa là hệ thống phânphối lực phanh giữa các bánh trước và sau hoặc giữa các bánh xe bên phải và bên trái Trên thực tế trong xe Civic thì hệ thống EBD được điều khiển cùng trong bộ điều khiển ABS (tức là kết hợp ABS và EBD)