1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận pháp luật đại cương: QUYỀN SỞ HỮU

17 3,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 388,49 KB

Nội dung

Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất, là chủ sở hữuđối với tài sản quy định tại điều 17, Hiến pháp 1992: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài

Trang 1

TIỂU LUẬN Chương 1 : Tìm hiểu chung về chế định quyền sở hữu 1.1 Khái niệm

Sở hữu ( quan hệ sở hữu ) là mối quan hệ xã hội về việc chiếm hữu những của cải

vật chất trong xã hội Đây là quan hệ giữa người với người mang nội dung tài sản chứ không phải là quan hệ giữa người với tài sản Tuy nhiên , quan hệ sở hữu luôn gắn liền với một tài sản nhất định và nó tồn tại trong một xã hội có quan hệ xã hội và tài sản Mỗi chế độ xã hội có một chế độ xã hội tương ứng làm cơ sở cho nền sản xuất của xã hội đó

Ở Việt Nam hiện nay , nền kinh tế thị trường định hường xã hội chủ nghĩa với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần dựa trên chế độ sở hữu toàn dân , sở hữu tập thể , sở hữu tư nhân , trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng Trong xã hội có giai cấp ,

có nhà nước , có quan hệ sở hữu được pháp luật điều chỉnh , từ dó xuất hiện khái niệm quyền sỡ hữu

Quyền sở hữu là biểu hiện về mặt pháp lý của các quan hệ sở hữu Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý của cac chủ sỡ hữu là cá nhân , pháp nhân hay chủ thể khác trong việc chiếm hữu , sử dụng và định đoạt tài sản Giai cấp thống trị củng cố cơ sở kinh tế của mình trước hết bằng cách luật pháp hoá các quan hệ sở hữu Pháp luật của nhà nước xác nhận , củng cố và bảo vệ các hình thức sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị

1.2 Các hình thức sở hữu của nước ta hiện nay

Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể,sở hữu tư nhân Nhà nước công

nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu gồm sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, sở hữu hỗn hợp, sở hữu chung

a.Sở hữu nhà nước

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Sở hữu Nhà nước là hình thức sở hữu mà

Trang 2

Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu

đối với tài sản quy định tại điều 17, Hiến pháp 1992: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.

b.Sở hữu của tổ chức chính trị , tổ chức chính trị - xã hội

Tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam và mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổ chức chính trị - xã hội là Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam…

Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ Nguyên tắc của hình thức sở hữu của các tổ chức là sự tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất vì lợi ích chung của tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội

Điều 196 Điều kiện định đoạt

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy

định của pháp luật

Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự , thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự , thủ tục đó

Điều 197 Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán , tặng cho , trao đổi , cho vay , để thừa kế , từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản

Điều 198 Quyền định đoạt của người không phãi là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật

Trang 3

Người được chủ sở hữu uỷ quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí , lợi ích của chủ sở hữu

Điều 199 Hạn chế quyền định đoạt

1 Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do pháp luật quy định

2 Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử , văn hoá thì Nhà Nước có quyền ưu tiên mua Trong trường hợp pháp nhân , cá nhân , chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản thì chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó

c.Sở hữu tập thể

Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể khác do

cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức, hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thực hiện mục tiêu chung được quy định trong Điều lệ theo nguyên tắc

tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi

Tài sản thuộc sở hữu tập thể được hình thành từ các nguồn: Vốn của các thành viên thu

nhập hợp pháp do sản xuất kinh doanh, được Nhà Nước hổ trợ hoặc từ các nguồn khác d.Sở hữu tư nhân

Sở hữu tư nhân là sở hữu của một cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ và sở hữu tư sản cá nhân

Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng , giá trị và bao gồm: Thu nhập hợp pháp , của cải để dành , nhà ở , tư liệu sản xuất , tư liệu sinh hoạt, vốn , hoa lợi , lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân

e.Sở hữu tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp , tổ chức xã hội , tổ chức xã hội -nghề nghiệp

Trang 4

Giống với sở hữu chính trị,sở hữu chính trịxã hội, Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp , tổ chức xã hội , tổ chức xã hội - -nghề nghiệp là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ Nguyên tắc của hình thức sở hữu của các tổ chức là sự tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất vì lợi ích chung của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Điều 230 Sở hữu tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp , tổ chức xã hội , tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Sở hữu tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp , tổ chức xã hội , tổ chức xã hội - nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được qui định trong điều lệ

Điều 231 Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp , tổ chức xã hội , tổ chức xã hội nghề nghiệp

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên , tài sản được tặng choc hung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề ngiệp , tổ chức xã hội , tổ chức xã hội - nghề nghiệp đó

Điều 232 Chiếm hữu , sử dụng , định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ

chức chính trị xã hội - nghề ngiệp , tổ chức xã hội , tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện quyền chiếm hữu , sử dụng , định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động được quy định

trong điều lệ

f.Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản Tài sản thuộc sở hữu

chung là tài sản chung Tài sản chung là một tài sản hoặc một tập thể tài sản không thể phân chia thành các phần khác nhau và các chủ sở hữu chỉ có thể khai thác được công

Trang 5

dụng vốn có của tài sản nếu giữ nguyên kết cấu ban đầu của nó Sở hữu chung bao gồm

sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung Sở hữu chung hợp nhất lại chia thành sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia

Hình thức sở hữu tập thể thường gây nhầm lẫn với hình thức sở hữu chung, Để phân biệt hai hình thức sở hữu này, có thể căn cứ vào một số đặc trưng sau:

+Chủ sở hữu tập thể thường chỉ giới hạn ở một số đối tượng nhất định (không có người nước ngoài), trong khi sở hữu chung thì không +Vấn đề sử dụng tài sản thuộc sở hữu tập thể phải gắn với các hoạt động kinh tế; còn sở chung có thể tồn tại trong cả kinh tế hoặc dân sự +Mục đích khai thác tài sản thuộc sở hữu tập thể không đơn thuần vì lợi ích kinh tế, mà phải hướng đến giải quyết các nhu cầu chung, cải thiện và nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho thành viên, thể hiện rõ tính cộng đồng, tương trỡ lần nhau Phương thức thực hiện quyền sở hữu tập thể luôn gắn liền với tổ chức và hoạt động của một thực thể pháp lý nhất định (chủ thể của quyền sở hữu tập thể), chứ không phải là cơ chế đồng thuận của nhiều chủ thể độc lập nhau như hình thức sở hữu chung

Chương 2 : Nội dung cơ bản của chế định quyền sở hữu

Quyền sở hữu là chế định trung tâm của Luật dân sự , là tổng hợp các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật Quyền quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự , cho nên nó cũng gồm ba thành phần : chủ thể , khác thể ,

nội dung

2.1 Chủ thể của quyền sở hữu

Còn gọi là chủ sở hữu , bao gồm : cá nhân , pháp nhân , các chủ thể khác ( hộ gia đình , tổ hợp tác … ) có đủ 3 quyền năng pháp lý là quyền chiếm hữu , quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản

Trang 6

2.2 Khách thể của quyền sở hữu

Là tài sản bao gồm :

- Vật có thực : chính là đối tượng của thế giới vật chất : động vật , thực vật , vật với

ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái ( rắn , lỏng , khí ) có thể đáp ứng được nhu cầu nào

đó của con người Như vậy , vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu , kiểm soát của con người và có thể xác định được giá trị thì mới trở thành đối tượng của giao lưu dân sự

- Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ , khái niệm vật trong khoa học

pháp lý cũng được mở rộng Ví dụ : phần mềm trong máy tính hoăc chất thải nếu

sử dụng làm nguyên liệu tái chế sẽ được coi là vật

- Tiền : các loại tiền các quốc gia đưa vào lưu thông trong xã hội

- Giấy tờ trị giá được bằng tiền: ngân phiếu , trái phiếu , cổ phiếu , thư phiếu …

- Các quyền tài sản : là các quyền trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao

lưu dân sự : quyền sử dụng đất , quyền sở hữu trí tuệ , quyền đòi nợi …

2.3 Nội dung quyền sở hữu

Nội dung của quyền sở hữu là tổng hợp các quyền chủ thể và nghĩa vụ

pháp lý của các bên tham gia vào quan hệ sở hữu Quyền chủ thể là cách xử sự

mà chủ thể được phép tiến hành trong quan hệ sở hữu tài sản bao gồm : quyền chiếm hữu , quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản Nghĩa vụ pháp lý là cách sử dụng bắt buộc của chủ thể để thoã mãn quyền lợi của các chủ thể khác

và lợi ích chung của xã hội Các xử sự này cũng rất đa dạng tuỳ theo từng quan hệ sở hữu cụ thể

2.3.1Quyền chiếm hữu

Là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ , quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình Đó là quyền kiểm soát , làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình , không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian

Trang 7

Trong đời sống thường ngày xảy ra trường hợp có những người không phải là chủ

sở hữu tài sản nhưng vẫn chiếm hữu tài sản.vấn đề cần phải xem xét là sự chiếm hữu của người đó có hợp pháp hay không? Vì vậy, cần phải phân biệt 2 loại chiếm hữu tài sản:

+ chiếm hữu hợp pháp: là hình thức chiếm hữu ủy quyền quản lý tài sản có căn cứ

pháp luật Sự chiếm hữu được coi là hợp pháp, trước đó là sự chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu thì được coi là chiếm hữu hợp pháp khi có những căn cứ sau:

 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản:khi chủ sở hữu ủy quyền quản

lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định

 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý

 Người phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn dấu, bị chìm đắm phù hợp với điều kiện do pháp luật quy định

Trang 8

 Các trường hợp khác do pháp luật quy định như: chiếm hữu trên cơ sở mệnh lệnh của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do pháp luật quy định có quyền đương nhiên chiếm hữu vật

Ví dụ: các cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, theo

chức năng có thẩm quyền thu giữ và chiếm hữu tang vật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử

+ chiếm hữu bất hợp pháp : là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà

không dựa trên những cơ sở của pháp luật Cụ thể đó là những trường hợp người chiếm hữu tài sản vơi tư cách không phải là chủ sở hữu nhưng cũng không được chủ sở hữu chuyển giao tài sản và pháp luật cũng không quy định người đó được quyền chiếm hữu tài sản

Trong việc chiếm hữu bất hợp pháp thường xảy ra hai khả năng sau:

Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình: là người chiếm ữu kông có căn cứ pháp

luật, nhưng họ không thể biết và pháp luật không buộc người đó phải biết việc chiếm hữu của mình là bất hợp pháp

+Ví dụ: mua nhằm của gian ma không biết Người bán tài sản không phải là chủ sở

hữu, không được chủ sở hữu ủy quyền bán nhưng vẫn chuyển dịch tài sản

Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình: là người chếm hữu không có căn cứ pháp luật biết đó là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng pháp luật quy định cần phải biết rằng việc chiếm hữu của mình là bất hợp pháp

+Ví dụ: Người lớn mua hàng của trẻ em có giá trị lớn hoặc biết là của gian nhưng vẫn mua vì giá rẻ…

Trang 9

Ngoài ra trong những điều kiện nhất định: liên tục, công khai và trong một khoảng thời gian mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình còn được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Họ có thể trở thành chủ sở hữu các tài sản đó kể từ thời điểm chiếm hữu quy định này không áp dụng nếu tài sản đó thuộc sở hữu toàn dân

Điều 183 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây :

1 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản ;

2 Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản ;

3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật ;

4 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ , tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu , tài sản bị đánh rơi , bị bỏ quên , bị chôn dấu , bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định ;

5 Người phát hiện và giữ gia súc , gia cầm , vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định ;

6 Các trường hợp khác do pháp luật quy định

Điều 184 Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ , quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật , đạo đức xã hội

Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế gián đoạn về thời gian , trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác

Điều 185 Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản

Trang 10

1 Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi , theo cách thức , thời hạn do chủ sở hữu xác định

2 Người được uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 điều 247 của Bộ luật này

Điều 186 Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân

sự

1 Khi chủ sở hữu giai tài san cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền chủ sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích , nội dung của giao dịch

2 Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao , được chuyển quyền chiếm hữu , sử dụng tài sản đó cho người khác , nếu được chủ sở hữu đồng ý

3 Người được giao tài sản khônng thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời liệu quy định tại khoản 1 điều 247 của Bộ luật này

Điều 187 Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi , bị bỏ quên , bị chôn giấu , bị chìm đắm , tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu

1 Người phát hiện tài sản bị đánh rơi , bị bỏ quên , bị chôn giấu , bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại cho chủ sở hữu ; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã , phường , thị trấn hoặc công an

cở sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định pháp luật

Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu , tài sản bị đánh rơi , bị

bỏ quên , bị chôn giấu , bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ngày đăng: 24/11/2015, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w