1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

21 738 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 59,93 KB

Nội dung

Tuy không có văn bản pháp luật hiện hành nào giải nghĩa rõ và đầy đủ khái niệm này, ta vẫn có thể hiểu sơ lược khái niệm này như sau: “Chínhquyền địa phương là những thiết chế nhà nước,

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu và mục đích nghiên cứu 2

B PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1: Lý luận chung về hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương 4

1.1 Khái niệm về chính quyền địa phương 4

1.2 Mô hình chính quyền địa phương ở Việt Nam 5

1.2.1 Hội đồng Nhân dân các cấp 5

1.2.2 Ủy ban Nhân dân các cấp 7

1.3 Vai trò và nhiệm vụ của hệ thống chính quyền địa phương ở Việt Nam 9

1.4 Một số thay đổi đáng lưu ý trong chương IX Hiến pháp 2013 so với chương IX Hiến pháp 1992 .10

1.5 Mô hình chính quyền địa phương ở một số nước tiêu biểu trên thế giới 11

1.5.1 Mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở Trung Quốc 11

1.5.2 Mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở Mỹ 12

1.5.3 Mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở nước Anh 13

Chương 2: Thực tiễn của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay 15

2.1 Mặt tích cực của chính quyền địa phương 15

2.2 Mặt hạn chế của chính quyền địa phương 16

2.3 Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động cho chính quyền địa phương 17

C KẾT LUẬN 18

Trang 2

A LỜI MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu và mục đích nghiên cứu:

Đối với mục tiêu phát triển xã hội, gìn giữ trật tự an ninh cũng như nâng cao chấtlượng đời sống cho nhân dân, chính quyền địa phương giữ một vai trò cấp thiết và hệtrọng Chính quyền địa phương ở Việt Nam được Nhà nước và Đảng xác định là thànhphần không thể thiếu trong hệ thống cơ quan nhà nước và đồng thời đóng vai trò như mộtcông cụ đắc lực để Nhà nước quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội, góp phầnvào sự nghiệp phát triển đất nước của Nhà nước Việt Nam

Kể từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được sinh ra (nay là nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như giai cấp lãnh đạo đã ý thứcđược vai trò cũng như tầm quan trọng của chính quyền địa phương Vì vậy, sắc lệnh 63

về tổ chức chính quyền nhân dân địa phương công bố ngày 22 tháng 11 năm 1945 và sắclệnh 77 công bố ngày 21 tháng 12 năm 1945 về tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy banhành chính đã được áp dụng nhằm xây dựng hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương

Về sau, chính quyền địa phương trải qua nhiều thay đổi và được cải thiện theo thời gianthông qua Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 (sửa đổi năm1989), Hiến pháp năm 1992 (sửa đối năm 2001) và gần đây nhất là Hiến pháp năm 2013.Chương IX: “Chính quyền địa phương” trong Hiến pháp 2013 đã được xây dựng từ nềntảng của các hiến pháp trước, kế tục tính năng động, quyền chủ động, đảm bảo chức năngquản lí của chính quyền địa phương, cũng như loại bỏ những hạn chế, những quy địnhkhông còn phù hợp với tình trạng thực tiễn của đất nước Ngoài Hiến pháp, những nămgần đây, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các Luật Tổ chức chính quyền địa phươngcũng như văn bản pháp luật để đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương về ngânsách, về tổ chức bộ máy hành chính và khía cạnh quản lý ở địa phương

Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm sáng tỏ hai khía cạnh của chính quyền địaphương: Lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, những khái niệm về hệ thống cơ quan nhà

Trang 3

nước ở cấp độ địa phương sẽ được giới thiệu một cách tường minh Về mặt thực tiễn, đềtài sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, nêu lên tình hình của chính quyền địa phương trongthời gian gần đây, từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị cho chính quyền địa phương nhằmmục đích cải thiện và nâng cao hiệu quả của vai trò quản lý trong thực tế Đồng thời, mụcđích của đề tài là giúp độc giả hiểu được chính quyền địa phương các cấp, những phântích về các vấn đề tích cực cũng như những hạn chế tồn đọng của chính quyền nhằm đemlại cái nhìn toàn diện về chính quyền địa phương cho độc giả.

2 Đối tượng nghiên cứu:

Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tác giả tập trung vào nghiên cứu hệ thống các cơquan nhà nước ở cấp địa phương, cụ thể hơn là Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân

Đề tài sẽ đào sâu vào khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò các cơ quan trên nhằm gợi

ra một cái nhìn rõ nét về chính quyền địa phương ở Việt Nam Không chỉ dừng lại ở mặt

lý thuyết đề tài còn đem lại các ví dụ thực tế để làm phong phú và là cơ sở để nhận xét vàphân tích Ngoài ra, đề tài còn giới thiệu sơ lược về mô hình chính quyền địa phương củamột số nước tiêu biểu trên thế giới để cho thấy sự đa dạng về cách tổ chức cơ quan quản

lý của các nước được phân tích

3 Phương pháp nghiên cứu:

Để chọn lọc các nội dung, đồng thời rút ra những nhận xét cho đề tài, xuyên suốt bàitiểu luận, nhóm sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương phápphân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử và nghiên cứu so sánh

4 Bố cục: Bài tiểu luận sẽ được viết theo bố cục sau:

Chương 1: Lý luận chung về hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương

1.2.1 Hội đồng Nhân dân

1.2.2 Ủy ban Nhân dân

pháp 1992

Trang 4

1.5 Một số mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở những nước tiêu

biểu

Chương 2: Thực tiễn của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

2.1 Ưu điểm

2.2 Nhược điểm

2.3 Nhận xét và một số kiến nghị cho chính quyền địa phương

B.PH N N I DUNG ẦN NỘI DUNG ỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP ĐỊA

PHƯƠNG 1.1 Khái niệm về chính quyền địa phương:

Hiện nay, “chính quyền địa phương” là một thuật ngữ sử dụng rất nhiều không chỉtrong văn bản pháp luật, trong các bài phát biểu của Đảng và Nhà nước, mà còn tronggiao tiếp đời sống hàng ngày Tuy không có văn bản pháp luật hiện hành nào giải nghĩa

rõ và đầy đủ khái niệm này, ta vẫn có thể hiểu sơ lược khái niệm này như sau: “Chínhquyền địa phương là những thiết chế nhà nước, hay thiết chế tự quản của cộng đồng lãnhthổ địa phương, có tư cách pháp nhân quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến

và hợp pháp để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống nhà nước, xã hội trên một đơn vịhành chính – lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức

nhất định do pháp luật quy định.” (Một số quan niệm về chính quyền địa phương, 2015 [1]) Ngoài ra, người ta còn hay sử dụng thuật ngữ “hệ thống cơ quan nhà nước ở cấp địa

phương” ngoài thuật ngữ “chính quyền địa phương”, tuy nhiên thuật ngữ “hệ thống cơquan nhà nước ở cấp địa phương” diễn tả thiên về nội dung cấu trúc tổ chức các cơ quantrong chính quyền địa phương, vì vậy, trong đa số trường hợp, người ta vẫn hay sử dụngthuật ngữ “chính quyền địa phương”

Để quản lí và điều hành trên một đơn vị lãnh thổ thì những thiết chế đó có nhiệm vụ,quyền hạn do pháp luật quy định và như vậy, đó là những thiết chế quyền lực nhà nước,hay quyền lực của cộng đồng lãnh thổ địa phương, tùy theo quy định của từng Quốc gia

Trang 5

Điều này tùy thuộc vào chế độ chính trị, hình thức thể chế của Nhà nước, tùy thuộc vàotrình độ phát triển của nền dân chủ xã hội, vào cách thức quản lí xã hội, vào cách thứcquản lí xã hội của Nhà nước và những yếu tố khác.

Các thiết chế thành lập để quản lí trên các đơn vị lãnh thổ có thể tham gia vào cácquan hệ dân sự với tư cách là pháp nhân, đồng thời những cơ quan đó đại diện cho quyềnlực Nhà nước, thay mặt Nhà nước hay nhân dân địa phương tham gia vào các mối quan

hệ mang tính quyền lực Hoặc trong một số quan hệ kinh tế với tư cách là một pháp nhâncông pháp – đại diện cho cộng đồng lãnh thổ để thực hiện những công việc chung củacộng đồng lãnh thổ thông qua việc ký kết các hợp đồng hành chính, thực hiện công vụnhà nước Các thiết chế được thành lập để quản lí có các nhiệm vụ và quyền hạn nhấtđịnh do pháp luật quy định; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo một thủtục, cách thức nhất định do Pháp luật quy định

1.2 Mô hình chính quyền địa phương ở Việt Nam:

1.2.1 Hội đồng Nhân dân các cấp:

“Điều 113 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Hộiđồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyệnvọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệmtrước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”

Xét về mặt tính chất, Hội đồng Nhân dân có hai tính chất:

- Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ: Hội đồng Nhân dân là cơquan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra; Hội đồng Nhân là đạidiện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhân dân địa phương

- Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỗ: Hội đồng Nhân dân là cơquan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhànước ở địa phương; Hội đồng Nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địaphương; Hội đồng Nhân dân thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phươngthành những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương

Trang 6

 Chức năng hội đồng nhân dân

Hội đồng Nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây:

- Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội trong phạm vi thẩm quyền

- Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địaphương

Các chức năng cơ bản của Hội đồng Nhân dân được cụ thể hóa thành những nhiệm

vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồngNhân dân và Ủy ban Nhân dân

Hội đồng Nhân dân được thành lập ở ba cấp: Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, Hội đồngNhân dân cấp huyện và Hội đồng Nhân dân cấp xã

Số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân: Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh có từ 50 đến 85đại biểu (các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên 3 triệu người được bầukhông quá 95 đại biểu, riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo luật Tổ chức chínhquyền địa phương 2015 hiện hành là 105 đại biểu) Hội đồng Nhân dân cấp huyện có từ

30 đến 40 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã có từ 25 đến 35 đại biểu

Thường trực Hội đồng Nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân

và Ủy viên thường trực (riêng Thường trực Hội đồng Nhân dân cấp xã chỉ bao gồm Chủtịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân) do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu ra là cơquan đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng Nhân dân

Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyênmôn của Hội đồng Nhân dân), cụ thể như sau: Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thành lập baban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách và Ban văn hóa – xã hội Những địa phương

có nhiều dân tộc ít người sinh sống có thể thành lập thêm Ban dân tộc; Hội đồng nhândân cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội

Trang 7

Kì họp là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng Nhân dân họp mỗi nămhai kì, được gọi là những kì họp thường lệ Ngoài ra, Hội đồng Nhân dân có thể họp bấtthường Tại kì họp, Hội đồng Nhân dân có quyền ban hành nghị quyết.”

(Trang 35-37, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư Phạm).

1.2.2 Ủy ban Nhân dân các cấp:

“Điều 114 hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003) quy định: “ủyban nhân dân bầu ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng Dân dân cùng cấp là cơquan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,chịa trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”

Cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân cùng cấp: Ủy ban Nhân dân do Hội đồngNhân dân cùng cấp bầu ra; Uỷ ban Nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyếtcủa Hội đồng Nhân dân cùng cấp; Ủy ban Nhân dân phải báo cáo công tác và chịu tráchnhiệm trước Hội đồng Nhân dân cùng cấp

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Ủy ban Nhân dân là cơ quan hình chínhnằm trong hệ thống thống nhất các cơ quan hành chính từ trung ương đến cơ sở mà đứngđầu là Chính phủ; quản lí hành chính Nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất,được coi là chức năng của Ủy ban Nhân dân; Ủy ban Nhân dân trực tiếp tổ chức chỉ đạocác cơ quan, ban ngành thuộc quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nướcđối với tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh- quốc phòng… ởđịa phương; Ủy ban Nhân dân có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có tínhchất bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan ở địaphương; trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan ban ngành thuộc quyền ban hành các vănbản cá biệt nhằm giải quyết các quyền, nghĩa vụ, hoặc xử lí các vi phạm pháp luật tronglĩnh vực quản lí Nhà nước ở địa phương; Ủy ban Nhân dân phải chấp hành các mệnhlệnh, báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước cấp trên, trước hết là

cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên

Trang 8

 Chức năng của Ủy ban Nhân dân:

Hoạt động quản lí nhà nước của Ủy ban Nhân dân là hoạt động chủ yếu và là chứcnăng của Ủy ban Nhân dân Chức năng quản lí Nhà nước của Ủy ban Nhân dân có haiđặc điểm: Ủy ban Nhân dân quản lí tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; hoạt độngquản lí của Ủy ban Nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính - lãnh thổ thuộc quyền.Chức năng của Ủy ban Nhân dân được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, quyền hạncủa Ủy ban Nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủyban Nhân dân Ủy ban Nhân dân được quyền ban hành hai loại văn bản là quyết định vàchỉ thị

- Số lượng thành viên Ủy ban Nhân dân:

Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng Ủy ban Nhân dân thànhphố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên) Ủy ban Nhân dâncấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên

- Thành viên Ủy ban Nhân dân:

+ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm

+ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân có quyền ban hành quyết định và chỉ thị

+ Các Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đề nghị Hội đồngNhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiễm, bãi nhiệm

+ Các Ủy viên Ủy ban Nhân dân do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đề nghị Hội đồngNhân dân cùng cấp bầu; miễn nhiệm, bãi nhiệm

Kết quả bầu ủy ban nhân dân phải được chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên trực tiếpphê chuẩn (đối với các tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn)

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân gồm:

+ Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban Nhân dân cấp tỉnh

Ví dụ: Sở tư pháp, Thanh tra tỉnh…

+ Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấphuyện

Trang 9

Ví dụ: Phòng tư pháp, Thanh tra huyện…”

(Trang 37-38, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư Phạm)

1.3 Vai trò và nhiệm vụ của hệ thống chính quyền địa phương ở Việt Nam:

“Vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển ngày càng được cấp trung ươngcoi trọng hơn Bằng chứng là Việt Nam đã sửa đổi Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và

Uỷ ban Nhân dân các cấp, đưa thêm vào luật một chương liên quan đến chính quyền địa

phương vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi.” (Đại sứ Pháp tại Việt Nam, 2018, Tổ chức chính

quyền địa phương [2]).

- Chính quyền địa phương ở Việt Nam có vai trò hai mặt Một mặt, với tư cách là một

bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất, chính quyền địa phương thay mặtnhà nước tổ chức quyền lực, thực thi nhiệm vụ quản lý trên lãnh thổ địa phương trong cơcấu quyền lực nhà nước thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam Mặt khác, chính quyền địaphương lại là cơ quan do nhân dân địa phương lập ra (trực tiếp và gián tiếp) để thực hiệncác nhiệm vụ ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương trên cơ sởcác quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Vai trònhư vậy của chính quyền địa phương được thể hiện tập trung về nguyên tắc tập trung dânchủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, của bộ máy nhà nước nóichung Trong đó, tập trung thống nhất là yếu tố có tính chủ đạo Tư tưởng cơ bản trong tốchức chính quyền địa phương theo nguyên tắc đó là vừa bảo đảm sự tập trung thống nhất,vừa phát huy vai trò chủ động tích cực của địa phương

Nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền địa phương có chút khác biệt khi so sánh cáccấp với nhau, nhưng nhìn chung đều có các điểm tương đồng sau:

- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn

- Quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan cấp trên ủy quyền

Trang 10

- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn

- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ củaNhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm quốc phòng

(Tham khảo từ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015).

1.4 Một số thay đổi đáng lưu ý trong chương IX Hiến pháp 2013 so với chương IX

Hiến pháp 1992:

Theo Ngân Hà, Những điểm mới về chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm

2013 [3], Chính quyền địa phương có một số sự thay đổi sau:

- Tên chương IX được đổi từ “Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân” thành

“Chính quyền địa phương”, điều này cho thấy Nhà nước bắt đầu chú ý hơn đến việc gắnkết chặt chẽ giữa hai cơ quan Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, nhấn mạnh vaitrò, nhiệm vụ chung của cả hai cơ quan này

- Việc phân chia các đơn vị hành chính cũng có sự thay đổi Theo Hiến pháp 2013,Điều 110 quy định: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chiathành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thànhquận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị

xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường Đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập Như vậy, theo hiến pháp 2013, thànhphố thuộc trung ương sẽ có thể có đơn vị hành chính tương đương (ví dụ như thành phố),đây là điểm chưa xuất hiện trong Hiến pháp 1992

Ngày đăng: 17/03/2019, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Một số quan niệm về chính quyền địa phương .2015. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, truy cập ngày 30/11/2018, http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi-duong/item/455-mot-so-quan-niem-ve-chinh-quyen-dia-phuong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm bồi dưỡng đại biểudân cử," truy cập ngày 30/11/2018
[8] Đào Thị Thanh Thủy. 2016. Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại một số quốc gia phát triển, Cải cách hành chính nhà nước. truy cập ngày 1/12/2018,http://caicachhanhchinh.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/71/0/109/0/5632/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính nhà nước. "truy cập ngày 1/12/2018
[9] Quỳnh Ly - Minh Tâm .2015. Một số điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Sở Nội Vụ Bình Dương,http://sonoivu.binhduong.gov.vn/Default.aspx?tabid=175&ID=258 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Nội Vụ Bình Dương
[10] Trọng Duy .2018. Bạc Liêu hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Báo Nhân Dân, truy cập ngày 4/12/2018,http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/38416202-bac-lieu-ho-tro-thao-go-kho-khan-cho-doanh-nghiep.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo NhânDân
[12] Dư Đoàn .2018. Các địa phương cần chấn chỉnh công tác tiếp dân, Báo Tin Tức.vn, truy cập ngày 4/12/2018, https://baotintuc.vn/thoi-su/cac-dia-phuong-can-chan-chinh-cong-tac-tiep-dan-20181129174957707.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Tin Tức.vn
[13] Nhóm phóng viên. 2018. Đột nhập "tâm bão" sốt đất Phú Quốc: Run rẩy với “bom đất", BizLIVE, truy cập ngày 4/12/2018, https://bizlive.vn/dia-oc/dot-nhap-tam-bao-sot-dat-phu-quoc-run-ray-voi-bom-dat-3446160.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: tâm bão" sốt đất Phú Quốc: Run rẩy với “bomđất
[14] Trọng Phú .2017. Những vụ ‘con ông cháu cha’ thăng tiến thần tốc, Báo Pháp Luật, truy cập ngày 4/12/2018, http://plo.vn/thoi-su/nhung-vu-con-ong-chau-cha-thang-tien-than-toc-747083.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Pháp Luật,"truy cập ngày 4/12/2018
[2] Tổ chức chính quyền địa phương .2018. Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, https://vn.ambafrance.org/To-chuc-chinh-quyen-dia-phuong Link
[11] Trần Quang Tuấn Minh .2012. Tiểu luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính địa phương Việt Nam.https://doc.shareplainly.com/2016/12/thuc-trang-va-giai-phap-hoan-thien-to-chuc-bo-may-hanh-chinh-dia-phuong.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w