1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành kỹ thuật trồng nấm

29 2,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,36 MB

Nội dung

Vô trùng môi trường nuôi cấy Nhằm mục đích tiêu diệt các mầm nhiễm có trong môi trường dinh dưỡng, dụng cụ là nồi hấp áp suất autoclave  tắt điện hoặc nguồn cung cấp nhiệt  để cho ấp

Trang 1

Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện thấy một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định,

thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea Phân bố ở vùng nhiệt đới và

cận nhiệt đới, đặc biệt ở Châu Á Tai nấm phát triển qua hai giai đoạn chính: dạng búp

và dạng dù Khi còn non tai nấm được bọc trong lớp vỏ, có màu trắng xám đến đen Tai nấm trưởng thành mũ mới bung lên cao Cuống có bao gốc và không vòng cổ

Trang 2

Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm rơm

Dạng nút Dạng trứng Dạng kéo dài Dạng trưởng thành

Nấm rơm là loài nấm nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên nhiệt độ thích hợp cho tơ nấm tăng trưởng và phát triển khá cao (30 – 35oC), độ ẩm không khí từ 80 - 90%, ánh sáng cho tai nấm phát triển là 600 – 2000 lux Ngoài ra, nguyên liệu trồng nấm chủ yếu

là rơm rạ và các phế liệu của nông nghiệp

II NẤM MÈO

Nấm mèo có tên khoa học là Auricularia

polytricha (nấm mèo có lông) và Auricularia

auricula (nấm mèo không lông) Phân bố ở vùng

nhiệt đới và cận nhiệt đới Tai nấm có dạng một

vành tai, thường không cuống, mềm mại khi còn

tươi và cứng dòn khi phơi khô Mặt trên mũ có

lông, mỏng hoặc không lông Màu sắc biến đổi từ

trắng, cam, nâu, tím và đen

Nấm mèo là loại thực phẩm quý, ngoài ra còn là một dược liệu có thể chữa bướu

cổ, máu xấu, tóc bạc sớm Kỹ thuật trồng nấm mèo hết sức đơn giản, dễ làm

Nhiệt độ thích hợp cho nấm mèo phát triển từ 28 – 32oC Ẩm độ thích hợp nhất

Trang 3

III NẤM BÀO NGƯ

Nấm bào ngư có tên khoa học là

Pleurotus spp Tai nấm dạng phễu lệch, phiến

mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống

nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn Tai nấm có

màu sắc sậm hoặc tối, khi trưởng thành có nàu

sáng hơn Nhiệt độ thích hợp cho nấm bào ngư

phát triển là 27-32oC (ra tơ) hay 24-28oC (ra

quả thể) Cường độ chiếu sáng thích hợp là

400-2000 lux Độ ẩm nguyên liệu từ 40-50%

và độ ẩm không khí từ 70-90%

Giá thể thích hợp để trồng nấm bào ngư là gỗ mục hay các nguyên liệu có chất xơ (mạt cưa,…)

IV NẤM LINH CHI

Nấm linh chi có tên khoa học là

Ganoderma lucidum Tai nấm hóa gỗ, hình

quạt hoặc thận Mặt trên mũ có vân đồng tâm

và bóng láng, màu vàng cam cho đến đỏ đậm

hoặc nâu đen Mặt dưới phẳng, có nhiều lỗ li ti,

là cơ quan sinh bào tử Cuống nấm đặc và

cứng, sậm màu và bóng láng

Giá thể tự nhiên là gỗ mục hay các nguyên liệu có chất xơ (như mạt cưa,…) Nhiệt độ thích hợp để nuôi trồng nấm linh chi là khoảng 25-32oC Độ ẩm nguyên liệu từ 40-60% và độ ẩm không khí từ 70-90% Chiếu sáng 500-1200 lux

Trang 4

B QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG NẤM

Có thể biểu diễn các bước như sơ đồ và hình sau:

Cấy chuyền 7-10 ngày

Cấy chuyền 10-15 ngày

Meo lúa

Cấy chuyền 10-15 ngày

Meo giá môi

Môi trường lúa

Môi trường cọng

(rơm, thân khoai mì)

Môi trường giá môi

(rơm, trấu, mạt cưa)

Trang 6

C THỰC HÀNH TRỒNG NẤM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

I VÔ TRÙNG TRONG TRỒNG NẤM

1 Vô trùng môi trường nuôi cấy

Nhằm mục đích tiêu diệt các mầm nhiễm có trong môi trường dinh dưỡng, dụng

cụ là nồi hấp áp suất (autoclave)

 tắt điện hoặc nguồn cung cấp nhiệt

 để cho ấp suất trong nồi trở về không hoặc

xả hơi thật chậm

 mở nắp nồi

 để 10-15 phút (cho sấy khô giấy gói hoặc nút bông)

Trang 7

Ngoài ra còn có thể áp dụng các phương pháp sau:

 Xử lý nước vôi (phương pháp hóa học): tạo ra môi trường kiềm, vôi trung hòa các độc chất trong nguyên liệu, cung cấp Ca cho nấm

 Ủ đống phân rã bằng vi sinh vật (phương pháp sinh học): để nước ngấm đều, xạ khuẩn lên men, đóng ủ nóng tiêu diệt vi khuẩn

 Sử dụng hơi nước diệt khuẩn (phương pháp vật lý) ngăn cản mầm bệnh góp phần tăng năng suất nấm trồng

2 Vô trùng nơi làm việc

Bằng cách dùng cồn 900 lau chùi thật kỹ nơi làm việc

Chọn địa điểm ít có mầm nhiễm hạn chế thấp nhất khả năng nhiễm khuẩn đối với nấm trồng và các thao tác thực hiện phải tuyệt đối an toàn thì mới đạt kết quả tốt

Vệ sinh nơi làm việc, để hạn chế các tác nhân gây nhiễm

3 Vô trùng thao tác

Vệ sinh dụng cụ bằng cồn 900 và đốt trên ngọn lửa đèn cồn

Vệ sinh mẫu vật rửa thật sạch dưới vòi nước đang chảy nhẹ, sau đó lau lại với cồn

900 rồi đưa vào thực hiện với các thao tác nhanh và an toàn

II QUAN SÁT CẤU TẠO TAI NẤM

1 Mục đích

Quan sát cấu tạo tai nấm để có thể nhận dạng và phân biệt được một số loại nấm

ăn thông thường, từ đó có biện pháp bảo quản hay lựa chọn được tai nấm đạt chất lượng

Trang 9

III PHÂN LẬP GIỐNG NẤM

3 Chuẩn bị môi trường

Môi trường để phân lập là môi trường PGA Thành phần của môi trường được trình bày ở bảng sau:

4 Tiến hành

không quá non, không quá ẩm (ít nhất 2-3 giờ sau khi tưới) Thân cứng Không nhiễm các loại nấm khác

Trang 10

b Cách tiến hành:

Tất cả các thao tác được diễn ra trong điều kiện vô trùng dưới ngọn lửa đèn cồn Làm sạch tất cả thiết bị dụng cụ, mặt bàn và lau tay bằng cồn 700

Các loại nấm được rửa sạch và được lau bằng cồn 700

 Nấm rơm: chọn tai nấm rơm dạng búp  cắt bỏ gốc dính rơm rạ  rửa qua với nước máy  lau nhẹ mặ ngoài bằng gòn thấm cồn

 Nấm bào ngư và linh chi không cần phải lau rửa

Dùng tay xẻ cây nấm theo chiều dọc  Dùng dao cắt một mẩu nhỏ (2 x 2 mm)

mô nấm - vị trí giữa mú nấm và thân nấm Lấy ở giữa, để chắc chắn mẫu sạch và không nhiềm các loại vi sinh vật khác  Hơ miệng ống nghiệm quanh ngọn lửa đèn cồn, dùng tay khác mở nút bông trước đèn cồn  Đưa mẫu vừa cắt vào giữa bề mặt môi trường PDA trong chai - không chạm mẫu vào thành chai  Hơ miệng chai một lần nữa và đậy nút bông lại - vẫn để gần ngọn lửa  Dán nhãn, ghi ngày tháng, tên loại nấm cấy  nuôi ở nhiệt độ thường cho tơ nấm phát triển

Trang 11

5 Kết quả

Sau 4 ngày ta thu được kết quả như sau:

 Các ống nghiệm không bị nhiễm: tơ nấm bắt đầu phát triển, mọc lan dần ra trên môi trường thạch

 Một số ống nghiệm bị nhiễm tạp hoặc không phát triển (không ra tơ)

Nguyên nhân: có 2 nguyên nhân có thể xảy ra

 Do trong quá trình cấy điều kiện vô trùng chưa tốt, hoặc cấy ngoài vòng vô khuẩn của đèn cồn  bị nhiễm khuẩn

 Do trong quá trình vô trùng dao cấy dưới ngọn lửa đèn cồn  dao cấy vẫn còn nóng mà đã cắt mô nấm  mô nấm chết, không phát triển

Trang 12

IV QUAN SÁT HÌNH THÁI SỢI NẤM VÀ BÀO TỬ

1 Mục đích

Quan sát hình thái sợi nấm để biết được kiểu ngăn vách và chia nhánh của từng loại nấm Quan sát bào tử nấm để biết được hình thái, màu sắc của bào tử đối với từng loại nấm khác nhau

2 Nguyên tắc

Dựa vào đặc điểm sinh thái của từng loại nấm  biết được bào tử của loại nấm

đó được sinh ra từ đâu trên mỗi loại nấm

3 Cách tiến hành

 Quan sát hình thái sợi nấm: bằng cách đặt trực tiếp ống nghiệm có tơ nấm bò trên thành lên kính hiển vi để quan sát, quan sát với vật kính X10

 Quan sát bào tử nấm:

Đối với nấm mèo: cơ quan sinh bào tử là các tuyến tơ  cắt ngang tai nấm, sao

cho lát cắt thật mỏng  đặt lên lamen, sau đó nhỏ 1 giọt nước vào để cho các tuyến tơ tủa ra ngoài (để dễ quan sát)  quan sát dưới kính hiển vi với vật kính X40

Đối với nấm bào ngư: cơ quan sinh bào tử nằm ở phiến nấm  dùng dao tách

nhẹ lấy phiến nấm ra  đặt lên lame  quan sát dưới kính hiển vi với vật kính X40

Đối với nấm linh chi: bào tử bung ra và có nhiều ở dưới phiến nấm  cào nhẹ

bào tử ở dưới phiến nấm  cho vào lame  nhỏ 1 giọt nước vào  quan sát dưới kính hiển vi với vật kính X40

Trang 13

nhánh phụ

Nhìn bằng mắt thường ta thấy hậu bào tử nấm bào ngư có màu đỏ (sau 1 tuần nuôi ủ)

Trang 14

Nấm linh

chi

Nhận xét

Tơ nấm nhỏ hơn, có sự phân nhánh

Đầu mỗi nhánh có 1 bọc nhỏ màu

đen để chứa bào tử

Bào tử nấm linh chi có hình oval,

Trang 15

V CẤY CHUYỀN TỪ MÔI TRƯỜNG THẠCH SANG MÔI TRƯỜNG

Không cấy chuyền trong môi trường thạch quá 3 lần để tránh gây thoái hóa giống

3 Chuẩn bị môi trường

Môi trường thạch PGA được chuẩn bị tương tự như khi phân lập giống nấm

4 Tiến hành

Lấy ống giống đã được phân lập ở bài trước, nhóm cấy 5 ống nấm bào ngư và 10 ống nấm linh chi

Cắt miếng thạch có tơ nấm linh chi hoặc nấm bào ngư (khoảng 1cm2)

Chuyển sang ống nghiệm môi trường thạch khác

Trang 16

Nuôi ủ ở nhiệt độ thường

Lưu ý: tất cả các thao tác tiến hành trong điều kiện vô trùng (trong không gian

vô trùng của ngọn lửa đèn cồn Tất cả các dụng cụ, thiết bị đều được vô trùng và tay phải được lau bằng cồn 700)

5 Kết quả

Sau khi cấy 2 ngày thu được kết quả như sau:

Số ống nhiễm Số lượng ống không nhiễm

Trang 17

VI KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ENZYME CELLULASE VÀ AMYLASE

1 Mục đích

Mỗi loại nấm trong quá trình phát triển đều tiết ra một số loại enzyme cần thiết để thủy phân cơ chất có trong môi trường nuôi cấy (môi trường thạch, môi trường lúa, môi trường cọng, môi trường giá môi) như enzyme cellulase thủy phân cellulose, enzyme amylase thủy phân tinh bột,… Xác định hoạt tính enzyme để biết được khả năng thủy phân cơ chất để lấy chất dinh dưỡng của nấm, từ đó biết nấm có khỏe hay không

3 Chuẩn bị môi trường

Môi trường khảo sát hoạt tính enzyme amylase là Czapek Dox, thay đường bằng tinh bột (15g/ lít)

Môi trường khảo sát hoạt tính enzyme amylase là Czapek Dox, thay đường bằng CMC (15g/ lít)

Thành phần môi trường Czapek - Dox:

Trang 18

Môi trường sau khi chuẩn bị được hấp khử trùng ở 121oC trong vòng 30-40 phút

và phân phối vào đĩa petri  để môi trường đông cứng lại

Nuôi ủ ở nhiệt độ phòng cho đến khi khuẩn lạc (tơ nấm) đạt đường kính khoảng trên 4cm

5 Kết quả

Sau 3 ngày nuôi ủ ở nhiệt độ thường, mang các đĩa nuôi cấy ra và nhỏ lugol lên toàn bộ bề mặt thạch Kết quả như sau:

Trang 19

NẤM BÀO NGƯ NẤM LINH CHI

Nấm linh chi có khả năng thủy phân môi trường chứa CMC cao hơn môi trường chứa tinh bột

Trang 20

VII CẤY CHUYỀN TỪ MÔI TRƯỜNG THẠCH SANG MÔI TRƯỜNG HẠT

1 Mục đích

Để cho nấm làm quen và thích nghi dần với môi trường mới với khối lượng lớn hơn Đồng thời có thể tăng sinh số lượng mấu nuôi cấy vì từ một ồng nghiệm có thể cấy chuyền sang nhiều bịch môi trường hạt

2 Nguyên tắc

Cấy chuyền trong không gian vô trùng của ngọn lửa đèn cồn Tất cả dụng cụ cấy chuyền và tay người cấy đều phải vô trùng bằng cồn trước và sau khi cấy để tránh nhiễm tạp vào mẫu cấy

Môi trường hạt phải chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho nấm sử dụng và phải được hấp khử trùng

3 Chuẩn bị môi trường lúa

Môi trường meo hạt (hạt lúa): Lúa hoặc lúa nảy mầm  rửa sạch (bỏ trấu)  nấu cho đến khi nứt nanh  vớt ra để nguội  áo một lớp cám bắp hoặc cám gạo (cám bắp

có nhiều dinh dưỡng hơn cám gạo)  cho vào túi nilon nhỏ

Trang 21

4 Tiến hành

 Sử dụng nấm giống

đã nuôi trên đĩa petri hay ống nghiệm vài ngày khi tơ nấm đã mọc đầy

 Dùng mũi dao cấy cắt một hoặc nhiều miếng thạch có tơ nấm mọc  chuyển sang bịch hạt  buộc chặt lại, để nuôi ủ ở nhiệt độ thường cho tơ nấm phát triển

5 Kết quả

Sau vài ngày nuôi ủ ở nhiệt độ 30-350C, tơ nấm (màu trằng) mọc đầy bình nuôi cấy

(Ảnh tham khảo)

Trang 22

VIII CẤY CHUYỀN TỪ MÔI TRƯỜNG HẠT SANG MÔI TRƯỜNG

CỌNG

1 Chuẩn bị môi trường cọng

Môi trường meo cọng khoai mì: Thân cây khoai mì, róc vỏ, chặt lóng 10 – 12cm, chẻ nhỏ, phơi thật khô Ngâm nước vôi 48 giờ Sau đó rửa lại bằng nước, để ráo, thêm cám bắp vào trộn đều, sau đó cho vào dụng cụ chứa (chai hoặc bao PP - polypropylen) Hấp khử trùng trong nồi hấp ở 1210C trong 2giờ

Sau vài ngày nuôi ủ ở nhiệt độ 30-350C, tơ nấm

(màu trắng) bám đầy trên cọng mì tạo thành lớp áo màu

trắng

Trang 23

IX CẤY CHUYỀN TỪ MÔI TRƯỜNG CỌNG SANG MÔI TRƯỜNG

Kiểm tra độ ẩm bằng cách: dùng tay vắt một nắm mạt cưa trong lòng bàn tay,

bóp mạnh nếu thấy nước rịn ra ở tay thì dư nước, nếu thấy mạt cưa rời ra thì thiếu nước (độ ẩm chưa đạt), nếu khi thả tay mạt cưa không bị bời rời là được Nếu làm quen chỉ nhìn mạt cưa có thể xác định được độ ẩm

Trang 24

Tưới DPA 3‰ (phân N và P), không được quá 5‰ vì nếu nhiều quá dễ làm ngộ độc cho nấm Trong khi tưới dùng tay trộn đều Tưới đến khi đạt độ ẩm thích hợp (nắm mạt cưa không rời, không rỉ nước)

Bổ sung cám gạo 6%, không cho quá nhiều vì cho quá nhiều dễ làm bịch phôi nấm bị nhiễm

Có thể bổ sung thêm MgSO4 1-2‰

Đem ủ đống trong 3 ngày

Sau đó đóng vô bịch (trung bình 1 bịch 1 kg)

Đem ủ đống trong 3 ngày (đối với mạt cưa cao su ủ 3 ngày là tốt nhất)

Sau đó đóng vô bịch (trung bình 1 bịch 1 kg)

Trang 25

Cách vô bịch:

2 Tiến hành cấy chuyền

Sử dụng nấm giống (linh chi và bào ngư) đã nuôi trong bịch meo cọng khi tơ nấm

đã bám trên cọng mì tạo thành một lớp áo màu trắng

Dùng kẹp gắp 1 cọng từ bịch meo cọng cấy sang bịch mạt cưa

Đóng nút và nuôi ủ ở nhiệt độ thích hợp cho to nấm phát triển

 Đối với nấm bào ngư: 27-32oC

 Đối với nấm linh chi: 28-32oC

Mạt cưa sau khi ủ Cho vô 1/3 bịch đóng chặt Cho một que gỗ tròn vô giữa bịch

Đóng chặt

Rút que gỗ ra Gắn nút nhựa Cho tiếp mạt cưa vô đầy bịch

Bọc báo đem đi hấp khử trùng

Đậy nút bông

Trang 26

Các bịch mạt cưa đều được chuẩn bị hấp khử trùng đồng thời, do đó:

 1 bịch không có dấu hiệu phát triển của tơ nấm có thể do bịch mạt cưa sau khi hấp khử trùng chưa để nguội hoàn toàn, dẫn đến chết tơ nấm

 1 bịch bị dòi có thể là do thao tác cấy chưa tốt, mẫu bị nhiễm khi thao tác

Trang 27

X ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MEO GIỐNG

Đánh giá chất lượng meo giống cũng là một khâu quan trọng trong nghề trồng nấm Meo giống sau khi nuôi cấy qua từng giai đoạn tốt hay xấu sẽ quyết định năng suất của việc trồng nấm, do đó cần biết được chất lượng meo giống để có biện pháp xử lí kịp thời nếu meo không đạt yêu cầu

 Tơ nấm dày và trắng đều trên các

loại cơ chất ở mỗi giai đọan

(thạch, lúa, cọng, giá môi)

 Bị nhiễm tạp: nguyên liệu nhầy nhớt,

có màu đục sữa (nhiễm trùng), có màu sắc lạ (nhiễm mốc)

 Tơ mọc thưa, cuộn hoặc rối bông

 Tơ nhạt màu thành từng mãng trên bịch meo giống

 Tơ được giữ nơi thóang, mát trong

suốt thời gian tăng trưởng

 Tơ còn trắng, môi trường chưa

Trang 28

XI MÔI TRƯỜNG TRỒNG NẤM LÀ RƠM

Trồng các loại nấm (như nấm bào ngư, nấm rơm) ngoài việc sử dụng môi trường giá môi là mạt cưa, chúng ta còn có thể trồng trên rơm rạ

lớp 5cm, rồi gieo meo hạt của loại

nấm cần nuôi trồng lên trên, tiếp

tục cho rơm vào thêm lớp 5cm

nữa, rồi lại cho meo hạt vào, sau

đó làm lớp thứ 3, lớp này meo

giống được gieo đều khắp bề mặt

rơm làm lớp phủ Cuối cùng xếp

miệng bao lại để tránh bụi và

nguồn bệnh rơi vào Nuôi ủ cho tơ

ăn đầy và đem ra tưới đón nấm

Trang 29

XII TƯỚI ĐÓN NẤM

Sau khi tơ nấm mọc đầy bịch phôi thì tiến hành rạch bịch hay mở nút bịch để nấm

ra quả thể Có thể làm lạnh trước khi rạch bịch để kích thích nấm ra quả thể tốt hơn

Điều kiện để nấm ra quả thể:

Nấm rơm Nấm bào ngư Nấm linh chi

Ánh sáng (lux) 1200 – 2000 400 – 2000 500 – 1200

Ngày đăng: 23/11/2015, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w