1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của tôm he nhật bản trong nuôi thương phẩm

94 646 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 4,28 MB

Nội dung

Với mục đích tìm hiểu ảnh hưởngcủa một số loại thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm he Nhật Bản trongnuôi thương phẩm đồng thời từ đó tìm ra loại và lượng thức ăn thích hợp chot

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Tôm he Nhật Bản là loài tôm chịu lạnh, chất lượng thịt thơm ngon, đượcthị trường trong và ngoài nước ưa chuộng Hiện nay đây là loài có giá trị thươngphẩm cao nhất trong các loài tôm nuôi Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản nóichung và tôm nói riêng trên thế giới ngày càng tăng Nhằm đáp ứng nhu cầu đó,một số nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…đã phát triển các mô hìnhnuôi tôm he Nhật Bản và đạt năng suất cao

Ở Việt Nam, tôm he Nhật Bản là loài tôm bản địa nhưng việc quan tâmphát triển loài tôm này còn chưa được đặt ra đúng mức Cho đến vài năm gầnđây, do nhận thấy tôm he Nhật Bản có giá trị xuất khẩu cao nên một số hộ nuôitôm đã nhập giống từ Trung Quốc về nuôi Tuy nhiên đa số các ao nuôi đều chonăng suất thấp Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó chưa xác định loại và lượngthức ăn phù hợp cho loài tôm này cũng là nguyên nhân cần phải quan tâm

Tôm he Nhật Bản là loài tiêu thụ ít thức ăn nhưng lại đòi hỏi chất lượngthức ăn cao, hàm lượng đạm trong thức ăn thường trên 50% Nhưng cho đến naychưa có công trình nghiên cứu nào xác định loại và lượng thức ăn phù hợp chotôm he Nhật Bản trong nuôi thương phẩm Với mục đích tìm hiểu ảnh hưởngcủa một số loại thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm he Nhật Bản trongnuôi thương phẩm đồng thời từ đó tìm ra loại và lượng thức ăn thích hợp chotừng giai đoạn phát triển của tôm nuôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của tôm

he Nhật Bản Penaeus japonicus trong nuôi thương phẩm”.

Trang 2

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của tôm he Nhật Bản

(Penaenus japonicus)

2.1.1 Đặc điểm phân bố

Tôm he Nhật Bản là loài có vùng phân bố rộng nhất trong số các loài tômnuôi có khả năng chịu lạnh (Kim, 1989; Bailey-Brock and Moss, 1992) Chúngsống ở biển Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương : từ Nhật Bản qua Đông Nam Á,xuống phía nam tới bắc và đông bắc Australia, Fiji, kéo dài về phía tây tới Namphi, qua kênh Suez tới phía đông của Địa Trung Hải Tôm thường sống ở vùngbiển có độ sâu từ 10 - 40 m, tại những nơi có đáy cát, nước trong, độ muối cao

và ổn định

Ở Ấn Độ tôm he Nhật Bản có nhiều ở Bombay và Madras Biển TrungQuốc chủ yếu phân bố vùng Giang Tô, biển Đông Hải và Nam Hải Nhật Bản lànơi có số lượng tôm phân bố nhiều nhất Ở Việt Nam, tôm he Nhật Bản là loài

có vùng phân bố rộng, trải dài khắp các vùng biển trong cả nước, từ Quảng Ninhtới Kiên Giang, nhưng chúng thường tập trung ở vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là vùngbiển từ Hải Phòng đến Hà Nam Ninh (Phạm Ngọc Đẳng, 1986) Do có khả năng

chịu lạnh tốt nên tôm P japonicus đang là đối tượng nuôi cần thiết để tăng sản

lượng trong những tháng lạnh của mùa đông, giải quyết được tình trạng khanhiếm tôm và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tôm vào dịp lễ tết

2.1.2 Tập tính sống

Từ Postlarva 10, tôm đã thể hiện đặc tính riêng của loài, vào khoảng thờigian có ánh mặt trời, dù trong bể ương hay ngoài ao nuôi, chúng đều không xuấthiện ở tầng nước giữa và tầng mặt Chúng nằm ở mặt đáy hoặc vùi trong bùn,cát Chỉ khi mặt trời lặn, chúng mới đồng loạt xuất hiện ở hầu khắp các tầngnước Đây là thời điểm tôm bắt mồi tích cực nhất Trong ao nuôi, thời gian bắtmồi của tôm he Nhật Bản rất ngắn, chỉ khoảng 2-3 giờ tôm đã ăn no Những cáthể đã ăn đủ, chúng lập tức ngừng bơi, từ từ chìm xuống mặt đáy và chỉ sau vài

Trang 3

giây, tôm đã lúi sâu vào trong cát chỉ để hở 2 ăng ten trên mặt đáy Nếu thức ănđược cung cấp đầy đủ, khoảng 2-3 giờ sáng, tôm đã ngừng hoạt động, mặt aotrở nên phẳng lặng

2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng của tôm he Nhật Bản

Tôm he Nhật Bản là một trong ba loài tôm biển có khả năng chịu lạnh

(hai loài còn lại là P chinensis và P penicillatus), vì vậy chúng có thể sinh

trưởng ở điều kiện nhiệt độ 10 – 32oC, nhiệt độ thích hợp nhất là 20 - 28oC Ởnhiệt độ dưới 10oC tôm ngừng ăn và sẽ bị chết nếu nhiệt độ dưới 4 - 6oC Nhiệt

độ dưới 15oC và trên 33oC tôm sinh trưởng chậm và dễ bị bệnh (Liao I.C, 1989;Trần Phúc Linh, 2002) Một đặc tính đặc biệt của tôm he Nhật Bản là khi hạnhiệt độ nước nuôi xuống 10oC thì cơ thể chuyển sang trạng thái “hôn mê”,không hoạt động và chúng có thể sống ngoài nước tới 20h tạo điều kiện cho việcvận chuyển tôm sống ở trạng thái khô đi những khoảng cách rất xa (Liao, 1992)

Tôm he Nhật Bản có khả năng sinh trưởng trong khoảng độ muối từ 15 38‰, độ muối thích hợp nhất là 20 - 28‰ Tôm dễ bị chết khi độ muối thay đổiđột ngột, nhất là sau các đợt mưa lớn (Kim, 1989)

-Giá trị pH của nước biển để tôm sinh trưởng là 7.8 – 8.9, thích hợp nhất là8.4 – 8.6

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước (DO) để tôm sinh trưởng tốt là >4ppm, tôm bị rơi vào trạng thái hôn mê và có thể gây chết nếu DO < 1ppm.Tôm he Nhật Bản ưa sống trong môi trường nước sạch, tuy nhiên giới hạn thíchứng với một số chỉ tiêu môi trường nuôi do các tài liệu đưa ra chưa thống nhất

Trang 4

Trung Quốc cho rằng độ trong > 50cm làm tôm sinh trưởng chậm.Trong khi

đó các tác giả Nhật Bản lại cho rằng độ trong nước nuôi có khoảng dao độngrất lớn (từ 30 – 200cm)

Tôm he Nhật Bản có tốc độ sinh trưởng thấp hơn so với các loài tôm nuôikhác, đặc biệt là tôm sú Sau 4,5 – 6 tháng nuôi, tôm he Nhật Bản đạt khối lượng

cá thể khoảng 15 – 25g (Main và Fulks, 1990) Để bù lại, giá của loài tôm nàyrất cao, vì vậy người nuôi vẫn thu được hiệu quả kinh tế không những khôngkém mà còn cao hơn các loài tôm khác

2.1.4 Nghiên cứu về dinh dưỡng của tôm he Nhật Bản

P japonicus là loài ăn tạp, nhưng thiên về ăn động vật Ngoài tự nhiên

tôm bắt mồi tích cực vào ban đêm, vào kỳ nước cường, lúc triều lên Tập tính ăncủa tôm thay đổi theo giai đoạn phát triển Khi thiếu thức ăn, chúng có thể ănthịt lẫn nhau

Cấu tạo và sự phát triển của ống tiêu hoá giống nhau ở tất cả các loàitôm Tổng dung lượng của ruột tăng từ giai đoạn Z đến PL Các men tiêu hoá đãhoạt động ở tất cả các giai đoạn ấu trùng Tuy nhiên, khi mới bắt đầu ăn thức ănngoài (giai đoạn phụ Z1), các loại men tiêu hoá chưa hoạt động hoặc hoạt độngchưa hiệu quả (MacDonald và ctv, 1990) Vì vậy, việc tiêu hoá thức ăn gặpnhiều khó khăn Để giúp cho quá trình tiêu hoá thức ăn thuận lợi, sinh vật phảilấy các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên mà trong thành phần sinh hoá củachúng có các men kích thích tiêu hoá Sự hoạt động của các men tiêu hoá ở cácgiai đoạn phát triển ấu trùng tôm cũng khác nhau Giai đoạn Z2, Z3 và M1 mentiêu hoá hoạt động mạnh Sự hoạt động yếu dần khi ấu trùng chuyển sang thời

kỳ đầu của PL Hoạt động phân giải protein nhờ men protease kém ở giai đoạn

N, tăng tới đỉnh cao ở giai đoạn Z rồi giảm dần và duy trì ở mức độ thấp khi ấutrùng chuyển sang giai đoạn PL (Luo, H.và Huang, H., 1981)

Những nghiên cứu tiếp theo đi sâu hơn về cơ chế tiếp nhận và khả năng

sử dụng thức ăn của ấu trùng Luo & Huang (1981) sử dụng phương pháp C14,

P32 để thiết lập thí nghiệm về tập tính bắt mồi và khả năng sử dụng các loại thức

Trang 5

ăn của hai loài tôm chịu lạnh P orientalis và P penicillatus Các tác giả kết luận

rằng ấu trùng Z1, Z2, Z3 của hai loài này ăn lọc, ấu trùng M1 mới bắt mồi chủđộng và bắt đầu ăn thịt Tác giả còn quan sát được thời gian thức ăn lưu lại trongống tiêu hoá tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của ấu trùng Giai đoạn Z, thờigian thức ăn lưu lại từ 7- 15 phút, M từ 14-24 phút, giai đoạn PL từ 1-3 h Khảnăng lọc thức ăn và lượng thức ăn được ấu trùng sử dụng cũng khác nhau quacác giai đoạn phát triển: ấu trùng Z lọc 1,5 - 6 ml/ ngày, M lọc 6-19 ml/ngày.Khẩu phần của ấu trùng Z1 khoảng 50.000 - 110.000 tế bào tảo

Platymonas/ngày Z2, Z3 khoảng 160.000- 320.000 tế bào/ ngày (Luo, H.vàHuang, H., 1981)

Giai đoạn Postlarvae sớm, tôm đã bắt mồi hoàn toàn chủ động Thức ăn là

động vật nổi như: Luân trùng, Artermia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác và

động vật thân mềm Trong giai đoạn này PL rất thích ăn thức ăn còn sống vìvậy trong ương nuôi, nếu thiếu thức ăn, bị đói chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, đâycũng là một nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của giai đoạn PL

Nhu cầu protein trong chế độ cho ăn của tôm penaeid trong khoảng 62% (Kanazawa, 1981; Dall và ctv, 1990) Trong đó nhu cầu protein của tôm

23-Penaeus japonicus được đánh giá là cao hơn so với những loài penaeid (Deshimaru và Kuroki, 1974; Deshimaru và Yone, 1978) P.japonicus là loài

tôm có xu hướng “ăn thịt” nên nó có những đòi hỏi rất cao về hàm lượng proteintrong thức ăn Theo Shunsuke Koshio và ctv (2006) hàm lượng protein tốt nhấttrong thức ăn là 52-57%.Với hàm lượng dinh dưỡng này đã đem lại hiệu quả caocho sự tăng trọng và tiêu hoá của tôm

Lim, Akiyama (1995) đó công bố kết quả nghiên cứu của mình về nhucầu Protein của các loài tôm khác nhau trong khẩu phần thức ăn:

P japonicus nhu cầu protein 40-60%

P monodom 35-50%

P merguiensis 34-50%

P indicus 40-43%

P vannamei >30%

Trang 6

Trong điều kiện nuôi để tôm he Nhật Bản sinh trưởng và phát triển bìnhthường thì hàm lượng protein trong thức ăn nhân tạo phải đạt tối thiểu 50%.Hydrocacbon có một vai trò rất lớn đến quá trình tiêu hoá của tôm Do tômkhông thể tự tổng hợp được hydrocacbon nên sự bổ sung từ thức ăn vào cơ thểtôm là rất cần thiết Lượng hydrocacbon chủ yếu được dùng cho việc cung cấpnăng lượng cho tôm, vai trò cầu trúc, tạo hình (vai trò của cellulose) và có gópphần cho tế bào có được tương tác đặc hiệu…Hàm lượng tốt nhất về disaccarit

và polysaccarit trong thức ăn là 20%

Các axit béo không no PUFA như 20: 4n-6, 20: 5n-3, 20: 6n-3 rất cần

thiết cho sự phát dục và đẻ trứng của tôm P japonicus Các axit béo họ 18: 2n-6,

18: 3n-3 có tác dụng kích thích tăng trưởng cho tôm Vì vậy các nhà khoa học

đã tính được hàm lượng acid béo cho tôm he Nhật Bản thích hợp khoảng 6% Cholesterol là thành phần không thể thiếu được với tôm nó có tác dụngcấu tạo nên cấu trúc của màng nguyên sinh chất, là tiền chất hình thành hormongiới tính.Các thử nghiệm đã cho thấy rằng tôm được bổ sung cholesterol trongthức ăn phát triển rất nhanh so với tôm không sử dụng cholesterol Hàm lượngthích hợp là 1,4-2,1%

Các loại Vitamin nhóm B rất quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triểncủa tôm he Nhật Bản Một số hàm lượng vitamin phù hợp cho sự phát triển củatôm như: Vitamin B1 chiếm 6 mg/100g thức ăn; Vitamin B6 12 mg/100g …Theo Kanasawa (1985), β-carotene và vitamin A bổ sung vào chế độ ăn có thể

làm cho P japonicus sinh trưởng tốt hơn

Năm 1993, Alava và cs đã chứng minh rằng vitamin A là cần thiết cho

phát triển buồng trứng bình thường của P.japonicus Mức cung cấp vitamin A

được giới thiệu trong thức ăn tôm để tôm có được sức khoẻ bình thường vànhững chức năng sống tốt như làm tăng sự phát triển buồng trứng là 15000UI/kg thức ăn

Trang 7

Nhâm Trạch Lâm và Vương Thụ Khang (1994), đã khẳng định tôm heNhật bản là loài đòi hỏi Protein và một số vi lượng trong thành phần thức ăncao hơn so với các loài tôm nuôi khác:

P japonicus P monodon P vannamei P orientalis

Theo Hudinaga (1942), mùa vụ sinh sản của tôm he Nhật Bản tại Nhật là

từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 9 nhưng tập trung nhất vào tháng 6, 7 và 8

Ở Việt Nam, tôm he Nhật bản sinh sản vào 2 mùa: tôm bắt đầu giao vĩ, chín và

đẻ trứng từ giữa tháng 6 đến tháng 8 và từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 nămsau (Phạm Ngọc Đẳng & ctv, 1986)

* Vòng đời.

Cũng như một số loài tôm khác thuộc giống Penaeus, quá trình phát triển

của tôm he Nhật bản trải qua 4 giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng: Nauplius,Zoae, Mysis, Postlavae Sau khi hoàn thành giai đoạn hậu ấu trùng, cấu trúc cơthể mới hoàn thiện trở thành tôm giống (tôm con) Từ tôm giống đến tiền trưởngthành và tôm trưởng thành tôm lột xác và lớn lên, cấu trúc cơ thể gần như khôngthay đổi ngoại trừ sự phát triển của tuyến sinh dục

Tôm trưởng thành ghép đôi giao vĩ và đẻ trứng ngoài biển khơi có độ sâu

20 - 30m Trứng thụ tinh, phôi, các giai đoạn ấu trùng Nauplius, Zoea và Mysissống trôi nổi ở vùng nước có độ muối cao, nơi mẹ chúng sinh ra Giai đoạn hậu

ấu trùng, tôm con, tiền trưởng thành tôm di cư vào ven bờ, cửa sông nơi có độmuối thấp, thức ăn phong phú để phát triển và sinh trưởng

Trang 8

Hình 2.1: Vòng đời phát triển của tôm he Nhật Bản (P japonicus)

2.2 Những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi tôm he Nhật Bản (Penaeus

japonicus) trên thế giới và ở Việt nam

Nhật Bản là cái nôi của công nghệ sản xuất nhân tạo giống tôm biển.Năm 1933, Motosaku Fujinaga, một cử nhân mới tốt nghiệp trường Đại họcTổng hợp Tokyo đã cho đẻ và ương nuôi thành công loài tôm kuruma

Vùng cửa sông Vùng triều Vùng biển khơi

Tôm giống Postlavae Mysis Zoae

Trang 9

(P.japonicus) trong phòng thí nghiệm Trên cở sở nghiên cứu này, hàng loạt các công trình nghiên cứu các đối tượng tôm kinh tế khác được ra đời: P orientalis (Oka, 1967), P.monodon, P semisulcatus (Liao, 1970), P latisulcatus (Shirota, 1970), P merguiensis (Vũ Văn Toàn, 2000) Từ đó, công nghệ sản xuất giống

tôm biển không ngừng được nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện Đến nay, sảnxuất tôm giống nhân tạo đã trở thành mắt xích quyết định đến sự phát triển củanghề nuôi tôm

Khó khăn nhất của quy trình sản xuất giống đó là việc chủ động nguồnthức ăn cho giai đoạn ấu trùng Công trình nghiên cứu thức ăn cho ấu trùng tômđầu tiên được tiến sĩ Hudinaga nghiên cứu vào năm 1942 Ông đã phát hiện

được một số loài tảo silic (Skeletonema spp., Chaetoceros spp ) là thức ăn thích

hợp cho ấu trùng Z, từ đó đề xuất và hoàn thiện phương pháp nuôi các loài tảo nàyvào năm 1996 Việc phát hiện, xác định loài tảo, loài động vật phù du làm thức ănthích hợp và nuôi thành công chúng để có đủ số lượng và chất lượng cho nhu cầudinh dưỡng của ấu trùng tôm là một bước ngoặt trong lịch sử sản xuất tôm giốngnhân tạo góp phần hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất giống tôm và cá biển(Lê Viễn Chí và Đỗ Văn Khương, 1991; Nguyễn Thị Xuân Thu, 1991)

Song song với việc phát hiện ra thức ăn thích hợp cho ấu trùng Z, năm

1955 Takashi đã thành công trong việc đưa loài luân trùng Brachionus plicatilis

và N của Artemia vào thử nghiệm làm thức ăn cho ấu trùng tôm ở giai đoạn M

Cho đến nay, cùng với sự phát triển của công nghệ sản xuất tôm giống,công nghệ sản xuất thức ăn tươi sống cũng dần được hoàn thiện, góp phầnkhông nhỏ vào sự phát triển ngành nuôi thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nóiriêng (Lê Viễn Chí và Đỗ Văn Khương, 1991; Vũ Dũng, 1991; Fast, 1992) Năm 1940, ở Nhật đã thành công với việc nuôi thương phẩm tôm he NhậtBản tuy nhiên kích cỡ của tôm vẫn còn nhỏ

Năm 1942, ông Hudinaga.M đã thành công trong việc mở rộng và tái sản

xuất nuôi thương phẩm tôm he Nhật Bản P.japonicus.

Trang 10

Trong những năm 1942-1949 các nhà nghiên cứu Nhật Bản bắt đầu chú ýđến những loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao đáp ứng được nhu cầuphát triển của tôm Ở giai đoạn nuôi thương phẩm, Huginaga.M mới chỉ nghiêncứu ảnh hưởng của các loại thức ăn tươi sống như tôm nhỏ ướp đông và thịtnhuyễn thể đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm nuôi Sau này một số tácgiả người Nhật bắt đầu nghiên cứu chế tạo thức ăn nhân tạo thay thế cho thức ăntươi sống Thức ăn có nguồn gốc protein được chế biến từ các các nguyên liệukhác nhau 17 công thức thức ăn được đưa vào thử nghiệm, chia thành 3 nhóm,

có nguồn gốc và hàm lượng protein khác nhau Nhóm 1 có 7 công thức, nguồngốc protein từ bột cá, hàm lượng protein trung bình là 69,7% 10 công thức cònlại nguồn gốc protein là thịt nhuyễn thể kết hợp với bột tôm, chia thành nhóm 2

có hàm lượng proteinlà 64,25% và nhóm 3 có hàm lượng protein là 70,5% Cả 3nhóm đều được bổ sung hỗn hợp vitamin và muối khoáng vớ hàm lượng nhưnhau Kết quả cho thấy tốc độ sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của tôm

ở nhóm 1 là thấp nhất mặc dù hàm lượng protein trong các công thức thức ăn ởnhóm 1cao hơn ở nhóm 2 và có thấp hơn ở nhóm 3 nhưng không nhiều Các tácgiả trên đã kết luận protein có nguồn gốc từ bột tôm, thịt của một số loài nhuyễn

thể hai mảnh vỏ (Venerupis Philippinarum, Mytilus edilus ) và mực cấu thành

nên thành phần thức ăn nhân tạo cho tốc độ sinh trưởng và hiệu suất sử dụngthức ăn của tôm tốt hơn so với protein có nguồn gốc từ bột của hầu hết các loài

cá Nguyên nhân của sự khác biệt về hiệu suất sử dụng thức ăn giữa protein cónguồn gốc từ thịt nhuyễn thể, thịt tôm so với thịt cá là ở chỗ sự sắp xếp cácamino acid trong protein của nhuyễn thể tương tự như cấu trúc trong thịt tôm Năm 1957 các nhà nghiên cứu về tôm của Nhật Bản đã thử nghiệm công

nghệ nuôi tôm với quy mô lớn nhất từ khi nghề nuôi tôm P japonicus bắt đầu

xuất hiện Các tác giả này bước đầu xây dựng quy mô nuôi ở bể, sử dụng công

nghệ nuôi tảo Skeletolema costatum làm thức ăn cho tôm Trong năm 1958,

thời gian đầu kết quả cũng thu được một số lượng tôm đạt kích cỡ thương phẩm

Trang 11

Tuy sản phẩm đạt được không nhiều nhưng đây chính là nền tảng đầu tiên chongành nuôi tôm trong bể sau này.

Năm 1992, Shigueno.K phát triển hình thức nuôi quảng canh P

japonicus sang hình thức nuôi thâm canh Mặc dù không thu được nhiều kết quả

song đây cũng là một bước tiến mới, nó đánh dấu sự mở đầu trong tiến trình sản

xuất tôm P japonicus theo quy mô công nghiệp.

Cho đến nay trên thế giới đang có 3 hình thức nuôi đối với loài tôm P

japonicus này: bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh Nuôi bán thâm

canh chủ yếu có ở Trung Quốc, sử dụng thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein

53 – 55%, thỉnh thoảng bổ sung thêm cá tạp và thịt nhuyễn thể, thời gian nuôi 5– 6 tháng, năng suất có thể đạt 1 – 1,5 tấn/ha/vụ (Liao và Chien, 1994; TrầnPhúc Linh và ctv, 2002) Nhật Bản, Đài Loan, Australia là những nước thường

áp dụng hình thức nuôi thâm canh loài tôm này, sử dụng hoàn toàn thức ăn côngnghiệp, thời gian nuôi 4,5 – 6 tháng, khối lượng cá thể có thể đạt 15 – 20g/con(Nhật Bản có thể đạt 20 – 25g/con), năng suất đạt 2,5 – 4,5 tấn/ha/vụ (Main vàFulks, 1990; Shigueno, 1992; Liao và Chien, 1994) Nuôi siêu thâm canh cũngđược hình cùng thời điểm với nuôi bán tham canh và thâm canh Hình thức nàyxuất phát dựa trên nhu cầu tiêu thụ lớn và giá bán cao của loài tôm P Japonicus,mật độ nuôi có thể tới trên 100 con/m2, cho ăn thức ăn có hàm lượng protein trên60%, năng suất có thể đạt tới 35 tấn/ha/vụ Tuy nhiên loại hình nuôi này có chiphí xây dựng rất cao, hoạt động rất tốn kém; mặt khác do mật độ nuôi và sinhkhối tôm trong bể nuôi quá cao rất dễ xảy ra dịch bệnh cho nên loại hình nuôinày không phát triẻn được (Fast, 1992; Shigueno, 1992; Liao và Chien, 1994)

2.2.2 Việt Nam

Hiện nay, loài tôm này còn là đối tượng mới ở nước ta tuy nhiên với đặctính thích nghi được với điều kiện lạnh và có giá trị kinh tế cao nên tôm

P.japonicus đang là đối tượng hết sức triển vọng trong việc cung cấp nguồn tôm

thương phẩm khi thị trường khan hiếm Những năm trước đây có một số nơithuộc Hải Phòng, Quảng Ninh đã nuôi loài tôm này để tận dụng những vụ ao

Trang 12

đầm nuôi vào mùa cuối thu đầu đông nhưng sản lượng thu hoạch không cao,khoảng vài chục đến 200 kg/ha/vụ do chưa có hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinhhọc cũng như kỹ thuật nuôi loài tôm này

Chúng ta đã có một số công trình nghiên cứu về tôm he Nhật Bản: NgôVĩnh Hanh (Luận văn thạc sỹ nông nghiệp) đã nghiên cứu đặc điểm sinh sản

của tôm he Nhật Bản (P japonicus Bate, 1888) ở ngoài tự nhiên làm cơ sở lựa

chọn tôm mẹ cho sinh sản nhân tạo

Sau 2 năm nghiên cứu (2000-2002), Viện Nghiên cứu Hải sản đã thànhcông trong việc cho đẻ và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạoloài tôm he Nhật bản Quy trình đã được tiếp tục hoàn thiện tại Hải Phòng vào năm

2003 Hiện nay, quy trình sản xuất giống tôm he Nhật Bản đã có thể phổ biến, ápdụng rộng rãi ở các trại giống thuỷ sản tại địa phương để phát triển sản xuất

Tháng 7/2004, Viện Nghiên cứu Hải Sản đã được Bộ Thuỷ sản giao

nhiệm vụ thực hiện dự án “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm

he Nhật Bản cho 4 tỉnh miền Bắc (Quảng Ninh ,Hải Phòng ,Thái Bình, Nam

Định)” Với mục tiêu là chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất giống nhân tạo

tôm he Nhật Bản cho 4 tỉnh thông qua các Trung tâm khuyến ngư để phát triển

mở rộng đối tượng nuôi vụ thu đông, góp phần tăng lượng sản lượng thuỷ sảnphục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành tổchức tập huấn cho 13 kỹ thuật viên của 4 đơn vị tiếp nhận Kết quả của đợt tậphuấn là nuôi vỗ được 20 con thành thục, đạt tỷ lệ 60% ; số tôm đẻ là 16 con, đạt

tỉ lệ 83% ; số trứng thu được là 5,55 triệu, nở thành 5,05 triệu Nauplius, đạt tỉ lệ89%; số P 15 thu được là 1,76 triệu ,đạt tỉ lệ sống 35%

Nguyễn Văn Quyền (2007) Nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm

tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) và tôm Rảo (Metapenaeus ensis).

Cho đến vài năm gần đây, do nhận thấy tôm he Nhật Bản có giá trị xuấtkhẩu cao nên một số chủ trại nuôi tôm ở Quảng Ninh đã tiến hành nhập giống từTrung Quốc về nuôi tại địa phương vào vụ thu - đông (thức ăn và các hoá chấtđều được nhập từ Trung Quốc) Đa số các ao nuôi đều cho năng suất thấp từ vài

Trang 13

chục kg đến 200kg/ha/vụ, một số hộ nuôi đạt năng suất 400 - 600kg/ha/vụnhưng năng suất không ổn định Nguyên nhân nuôi chưa thành công ở đây làchất lượng tôm giống và thức ăn chưa đảm bảo, thiết kế và vận hành hệ thốngchưa phù hợp với những yêu cầu sinh thái đặc trưng của tôm he Nhật Bản Mặtkhác vấn đề phòng và trị bệnh cho tôm chưa được quan tâm đúng mức mặc dùloài này dễ cảm nhiễm với một số bệnh do vi rút, vi khuẩn, nấm gây ra(Nakano H và ctv, 1994).

Để tôm he Nhật Bản trở thành đối tượng nuôi trong tương lai thì cần phải

có những nghiên cứu sâu hơn nữa và nghiên cứu một cách có hệ thống về đặcđiểm sinh học cũng như công nghệ nuôi loài tôm này

Trang 14

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng: tôm he Nhật Bản từ P20 đến đạt khối lượng thương phẩm Theo thống kê của FAO, tôm he Nhật Bản là loài có giá trị kinh tế cao,được phân loại như sau:

Nghành chân khớp… …… Arthropoda

Lớp giáp xác ……… Crustacea

Phân lớp giáp xác bậc cao… Malacostraca

Bộ mười chân…… Decapoda

Bộ phụ bơi lội …… .Natantia

Họ tôm he… Penacidae

Giống… Penaeus

Loài Penaeus Japonicus Bate, 1888

Tôm he Nhật Bản phân bố ở nhiều nước khác nhau nên nó có các tên:Flowery prawn ở Hongkong, ở Nhật Bản là Kuruma ebi, ở Hàn quốc là Orientalbrown shrimp, ở Mỹ là Kuruma shrimp, ở Australia là Japanese king prawn…

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2008

- Địa điểm: Trạm nghiên cứu thuỷ sản nước lợ Quý Kim - Hải Phòng

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành trên 9 bể ximăng có dung tích 3,5 m3/bể, đáy

bể rải cát, sục khí 24/24h, các yếu tố môi trường được đảm bảo như nhau ở các

bể trong suốt thời gian làm thí nghiệm

- Mật độ thả: 60 con/ m2

- Thời gian thí nghiệm: 100 ngày

- Thí nghiệm với 3 loại thức ăn là CP, Thai one, Grobest

Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn:

Trang 15

Bảng 3.1: Thức ăn Grobest

Loại

Thành phần dinh dưỡng (%) Đạm

Trang 16

- Khẩu phần ăn ban đầu cho tôm P20 được lấy là 16 – 15– 14% khối lượngthân tôm Cứ sau 10 ngày khẩu phần ăn điều chỉnh một lần bằng cách dựa vàokết quả thu được của giai đoạn thí nghiệm trước, ở lô nào cho tỉ lệ sống cao, sinhtrưởng nhanh hơn và môi trường ổn định thì lấy lượng thức ăn đó làm lượngkhởi đâù cho giai đoạn tiếp theo Cứ như vậy, thí nghiệm tiến hành đến khi kếtthúc thí nghiệm.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

3.2.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong thí nghiệm

- Phương pháp xác định tỉ lệ sống: cứ sau 10 ngày tháo cạn nước, đếm số tôm có trong mỗi bể Tỉ lệ sống được xác định bằng công thức:

Ts (%) =A/ B × 100

Trong đó:

Ts: tỉ lệ sống ở mỗi giai đoạn

A: số lượng tôm ở giai đoạn sau

- Xác định lượng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển

Trang 17

B: số lượng tôm ở giai đoạn trước

- Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng: 10 ngày xác định 1 lần, lấy 30con tôm ở mỗi lô thí nghiệm, cân khối lượng và đo chiều dài thân tôm

Tốc độ sinh trưởng ngày :

Tính theo khối lượng:

t1 - t2

Wt1 2 W

Tính theo chiều dài:

1 2

1 2

t t

Lt Lt AL

Trong đó:

AW, AL: tốc độ sinh trưởng ngày theo khối lượng (g) và theo chiều dài (cm)

Wt1, Wt2: khối lượng tôm ở thời điểm t1, t2

Lt1, Lt2: chiều dài tôm ở thời điểm t1, t2

- Phương pháp xác định các thông số môi trường trong suốt quá trình thí nghiệm:

Các thông số DO, pH, nhiệt độ được xác định 2lần/ ngày vào lúc 6 – 7h

và 15 – 17h

NH3 được xác định 3 ngày/ lần

+ Đo độ mặn bằng máy Refratomater

+ Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thuỷ ngân

+ Đo độ trong bắng đĩa Secchi

+ Dùng bộ Test để kiểm tra pH, NH3, DO

3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Số liệu được xử lí bằng phần mềm Excel

Trang 18

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Để xác định loại và lượng thức ăn phù hợp chúng tôi bố trí thí nghiệm với

3 loại thức ăn: CP, Thai-one, Grobest Mỗi loại được bố trí với 3 lượng khácnhau Loại và lượng thức ăn thích hợp cho từng giai đoạn được xác định dựatrên tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng môi trường Thực tế thì cứ sau 5– 7 ngày lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh, nhưng để thuận tiện cho việc thínghiệm thì cứ sau 10 ngày chúng tôi điều chỉnh 1 lần Sau 100 ngày nuôi thínghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trang 19

Bảng 4.2: Chiều dài, khối lượng trung bình và tỉ lệ sống

Trang 20

4.1 Ảnh hưởng của lượng thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống

4.1.1 Giai đoạn từ 0 – 10 ngày

Từ ngày bắt đầu nuôi đến lần kiểm tra 1 tốc độ sinh trưởng của tôm không

có sự khác biệt rõ rệt giữa các lượng thức ăn khác nhau và giữa các loại thức ănkhác nhau Chúng chỉ khác nhau rất ít về chiều dài và khối lượng Cụ thể: Đốivới thức ăn G, khi cho tôm ăn với lượng là 16 – 15 – 14 % khối lượng thân thìchiều dài và khối lượng của tôm lần lượt là 2.32(cm), 0.15(g); 2.32 (cm),0.12(g); 2.51 (cm), 0.17(g) Cũng với lượng thức ăn như vậy nhưng khi cho ănbằng loại CP thì kết quả thu được là: 2.32(cm), 0.13(g); 2.34(cm), 0.15(g),2.47(cm), 0.17(g); Cho ăn bằng T thu được kết quả là: 2.35(cm), 0.11(g);2.26(cm), 0.13(g); 2.39(cm), 0.16(g)

Tỉ lệ sống thu được khi cho ăn với các lượng khác nhau cũng có sự khácnhau Ở cả 3 loại thức ăn, khi cho ăn với lượng 14% khối lượng thân thì đều cho

tỉ lệ sống cao hơn so với các lượng còn lại

Các yếu tố môi trường ở các lô thí nghiệm trong giai đoạn này không có

sự khác biệt nhau nhiều lắm, chất lượng môi trường đều được đảm bảo Riêngchỉ có lô thí nghiệm cho ăn 16% khối lượng thân (đối với loại G) là thừa thức ăn

và lô thí nghiệm cho ăn 15% khối lượng thân (đối với loại CP) cũng thừa nhưngrất ít

Từ số liệu thu được chúng tôi thấy rằng ở giai đoạn này khi cho tôm ănvới lượng 14% khối lượng thân (đối với cả 3 loại G, CP, T) đều cho kết quả tốt

về sinh trưởng, tỉ lệ sống cũng như chất lượng môi trường Vì vậy lượng thức ănnày sẽ được lấy để làm lượng thức ăn khởi đầu cho giai đoạn tiếp theo

4.1.2 Giai đoạn từ 10 – 20 ngày

Giai đoạn này cho tôm ăn với lượng 14 – 13 – 12% khối lượng thân Đếnlần kiểm tra thứ 2 thấy có sự khác biệt về chiều dài và khối lượng

Chiều dài, khối lượng và tỉ lệ sống của tôm khi cho ăn loại G với các lượngkhác nhau lần lượt là: 3.67(cm), 0.29(g), 79.8%; 3.56(cm), 0.28(g), 79.4%;4(cm), 0.31(g), 81.3% Như vậy, cho ăn với lượng 12% khối lượng thân đã đem

Trang 21

lại kết quả tốt hơn hai lượng còn lại cả về sinh trưởng và tỉ lệ sống Tuy nhiên ở

cả 3 bể cho ăn G đều thấy thừa thức ăn Điều đó chứng tỏ mặc dù với lượng12% khối lượng thân cho kết quả tốt nhưng lượng chúng tôi cho ăn là hơi nhiều

Vì vậy trong giai đoạn tiếp theo lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp

Thức ăn CP cũng cho kết quả tương tự Chúng tôi chọn lượng thức ăn chogiai đoạn sau là 12% khối lượng thân

Cũng cho ăn với lượng 14 – 13 – 12% khối lượng thân nhưng ở thức ăn T, lượng13% lại cho kết quả về sinh trưởng, tỉ lệ sống cao hơn

Nhìn chung, giai đoạn từ 0 – 20 ngày sự khác biệt về chiều dài, khốilượng giữa các lô thí nghiệm là không đáng kể Có thể lý giải điều này như sau:khi chuyển tôm PL15 vào các bể chúng sẽ phải mất một thời gian để thích nghivới điều kiện môi trường mới, thức ăn của chúng ở giai đoạn này chủ yếu lànguồn thức ăn có sẵn trong bể, các loại thức ăn công nghiệp được chúng sử dụngrất ít do đó mối quan hệ sinh trưởng của tôm nuôi với thức ăn bổ sung chưa thểhiện rõ rệt

4.1.3 Giai đoạn từ 20 – 30 ngày

Bảng 4.3a: Khẩu phần thức ăn Grobest và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 20 – 30 ngày

5.17a;0.85b

5.05a;0.83a

Tốc độ sinh trưởng ngày

Trang 22

Tốc độ sinh trưởng ngày của tôm ở bể 8 là 0.161 (cm); 0.057(g), tiếp theo là bể9: 0.141(cm); 0.052 (g), chậm nhất là bể 7: 0.105 (cm); 0.052 (g) Tỉ lệ sống củatôm ở bể 8 cũng cao hơn so với bể 7 và bể 9 Điều đáng chú ý là mặc dù bể 7 cótốc độ sinh trưởng ngày và tỉ lệ sông thấp hơn bể 9 nhưng năng suất lại cao hơn

bể 9, lý do là khối lượng trung bình tôm bể 7 lớn hơn bể 9 Qua đó ta thấy rằngnếu chỉ dựa vào tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống để đánh giá thì chưa hoàn toànthỏa đáng, đó là lý do vì sao chúng tôi đưa thêm cả chất lượng môi trường đểđánh giá hiệu quả thức ăn Đến lần kiểm tra thứ 3 tác động của thức ăn đến chấtlượng môi trường đã thể hiện Lượng thức ăn thừa nhiều ở bể 9 đã tạo điều kiệncho tảo phát triển nhiều, làm giảm độ trong của nước, đặc biệt là hàm lượng NH3

cao hơn các bể khác Bể 8 tuy có thừa thức ăn (ít) nhưng chất lượng môi trườnglại không khác nhiều so với bể 7 không thừa, cả hai bể đều ít có sự biến động sovới giai đoạn trước

Qua phân tích chúng tôi thấy rằng với lượng thức ăn 10% khối lượng thân đãcho kết quả tốt về sinh trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng môi trường trong giai đoạn

20 – 30 ngày Vì vậy lượng thức ăn này sẽ được lấy làm lượng khởi đầu cho giaiđoạn tiếp theo Trên thực tế thì chúng tôi giảm xuống 9.5% khối lượng thân

Bảng 4.3b: Khẩu phần thức ăn CP và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 20 – 30 ngày

CP

Chiều dài, khối lượng L(cm), W(g) 5.11a;

0.75a

5.01a; 0.72a

5.44b;0.79b

Tốc độ sinh trưởng ngày

Trang 23

Khẩu phần ăn 10% khối lượng thân đối với thức ăn CP cũng cho kết quảtốt nhất về tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng môi trường Khẩu phần12% làm tốc độ tăng trưởng của tôm về chiều dài và khối lượng đạt 5.11(cm),0.75(g), tiếp đến là khẩu phần 11%, đạt 5.01(cm), 0.72(g) Tuy nhiên về mặtthống kê sự sai khác này là không có ý nghĩa (P<0.05) Lượng thức ăn khởi đầucho 10 ngày tiếp theo được chọn là khẩu phần 10%

Cả 3 khẩu phần ăn của thức ăn T đều làm tốc độ sinh trưởng của tômnhanh cả về chiều dài và khối lượng, trong đó tăng nhanh nhất ở khẩu phần11% Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3c: Khẩu phần thức ăn Thai-one và các yếu tố theo

dõi giai đoạn 20 – 30 ngày

5.32a;0.86A

5.4a;0.91B

Tốc độ sinh trưởng ngày

4.1.4 Giai đoạn 30 – 40 ngày

Trang 24

Bảng 4.4a: Khẩu phần thức ăn Grobest và các yếu tố theo

dõi giai đoạn 30 – 40 ngày

GROBEST

Chiều dài, khối lượng L(cm),

W(g)

6.65b;

2A

6.88b;2.02A

6.3a;1.99A

Tốc độ sinh trưởng ngày

Tỉ lệ sống của tôm ở bể 8 đạt cao nhất (93%), tiếp đến là bể 9 (91.3%), saucùng là bể 7 (88.1%)

Giai đoạn 20 – 30 ngày và 30 – 40 ngày bể 9 đều thừa thức ăn làm cho chấtlượng môi trường nước xấu đi, độ đục tăng, nước bắt đầu có mùi, mùi này chủyếu là mùi của tảo đã phát triển nhiều trong bể NH3 ở cả 3 bể đều tăng so vớigiai đoạn trước, tuy nhiên vẫn đang trong giới hạn chịu được của tôm Thức ăn

G trong giai đoạn 30 – 40 ngày đem lại kết quả tốt khi cho tôm ăn với khẩu phần8.5% Giai đoạn tiếp theo sẽ cho tôm ăn với khẩu phần 8.5 – 7.5 – 6.5% khốilượng thân

Bảng 4.4b: Khẩu phần thức ăn CP và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 30 – 40 ngày

CP

Trang 25

BỂ 6 BỂ 5 BỂ 4Khẩu phần ăn (% khối lượng

6.63b;1.93A

7.03c;1.95A

Tốc độ sinh trưởng ngày

Bảng 4.4c: Khẩu phần thức ăn Thai-one và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 30 – 40 ngày

THAI-ONE

Chiều dài, khối lượng L(cm), W(g) 6.72a;

Hai loại thức ăn CP, T giai đoạn 30 – 40 ngày cùng cho ăn với khẩu phần

10 – 9 – 8% khối lượng thân nhưng loại CP cho kết quả tốt ở lượng 9% còn loại

T lại cho kết quả tốt ở lượng 8% Khẩu phần ăn cho giai đoạn sau qua đây đãđược xác định: 9 – 8 – 7% đối với thức ăn CP và 8 – 7 – 6% đối với thức ăn T

4.1.5 Giai đoạn 40 – 50 ngày

Bảng 4.5a: Khẩu phần thức ăn Grobest và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 40 – 50 ngày

GROBEST

Khẩu phần ăn (% khối lượng

Trang 26

Chiều dài, khối lượng L(cm),

W(g)

7.81b;3.7A

7.98b;3.8A

7.32a;3.74A

Tốc độ sinh trưởng ngày

So với giai đoạn trước đó, tốc độ sinh trưởng giai đoạn này có chậm hơn.Tốc độ sinh trưởng về chiều dài, khối lượng và tỉ lệ sống giữa các bể là khôngkhác nhau nhiều Tuy nhiên bể 9 vẫn cho kết quả tốt hơn về tốc độ sinh trưởng,

tỉ lệ sống và chất lượng môi trường Khẩu phần ăn cho giai đoạn sau vẫn là 8.5%khối lượng thân

Bảng 4.5b: Khẩu phần thức ăn CP và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 40 – 50 ngày

CP

Chiều dài, khối lượng L(cm), W(g) 7.34a;

3.76A

7.76b;3.88B

8.18c;3.93B

Tốc độ sinh trưởng ngày

Trang 27

Ở giai đoạn 40 – 50 ngày, trong 3 khẩu phần ăn 9 – 8 – 7 % của CP thìkhẩu phần 7% là tốt nhất Khẩu phần ăn cho giai đoạn tiếp theo là 7%.

Bảng 4.5c: Khẩu phần thức ăn Thai-one và các yếu tố theo dõi giai đoạn 40 –

8.1b;4.04B

8.23b;4.1B

Tốc độ sinh trưởng ngày

Tỉ lệ sống của tôm khi cho ăn khẩu phần 7% là cao nhất, đạt 100%, tiếptheo là khẩu phần 6%, đạt 98%, sau cùng là khẩu phần 8%, đạt 96.7%

Tốc độ sinh trưởng ngày về chiều dài và khối lượng của tôm ở khẩuphần 7% là cao nhất trong 3 khẩu phần Như vậy thức ăn Thai-one giai đoạn này

đã cho kết quả tốt ở khẩu phần 7% Khẩu phần ăn cho giai đoạn tiếp theo là 7%

4.1.6 Giai đoạn 50 – 60 ngày

Bảng 4.6a: Khẩu phần thức ăn Grobest và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 50 – 60 ngày

GROBEST

Khẩu phần ăn (% khối lượng

Trang 28

Chiều dài, khối lượng L(cm),

W(g)

8.91b;7.33A

9b;7.29A

8.25a;7.29A

Tốc độ sinh trưởng ngày

cứ khoảng 10 ngày chúng tôi tiến hành bón chế phẩm sinh học, việc làm nàyđược tiến hành đồng đều ở tất cả các bể thí nghiệm

Cũng giống giai đoạn đoạn trước đó, giai đoạn này bể 9 vẫn là bể cho kếtquả tốt hơn so với các bể còn lại Tỉ lệ sống ở bể 9 (khẩu phần ăn 8.5%) là100%, trong khi đó tỉ lệ sống ở hai bể cho ăn 7.5 – 6.5% là 97.6 % và 96.1%.Chiều dài và khối lượng tôm ở bể 9 là 8.91(cm), 7.33(g), ở bể 8 là 9(cm),7.29(g) và bể 7 là 8.25(cm), 7.29(g) Chiều dài, khối lượng tôm ở hai bể 8, 9không khác nhau rõ rệt và đều lớn hơn ở bể 7 Xét về tốc độ sinh trưởng chiềudài và khối lượng thì bể 9 cũng cao hơn so với hai bể còn lại Khẩu phần 8.5%

đã cho kết quả tốt vì thế sẽ được chọn để làm lượng khởi đầu cho giai đoạn tiếptheo, tuy nhiên kết thúc giai đoạn này thấy vẫn còn thừa một lượng nhỏ thức ăntrong bể 9, để giữ cho môi trường không bị ô nhiễm bởi thức ăn thừa chúng tôigiảm xuống còn 8% cho giai đoạn sau

Bảng 4.6b: Khẩu phần thức ăn CP và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 50 – 60 ngày

Trang 29

Có sự khác nhau rõ rệt về chiều dài và khối lượng của tôm ở khẩu phần

ăn 5% so với hai khẩu phần còn lại, chiều dài và khối lượng tôm ở khẩu phần5% là lớn nhất (9.29cm, 7.46g)

Tỉ lệ sống của tôm ở các lô thí nghiệm đến giai đoạn này đều cao, cao nhất

ở khẩu phần 5%, tiếp đến là khẩu phần 7%, cuối cùng là khẩu phần 6%, lần lượt

là 98.9%, 97.5%, 96.5%

Hiệu quả sử dụng thức ăn tốt của tôm ở bể 4 trong giai đoạn này khiến môitrường bể không bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn thừa Độ trong của môi trườngnước bể 4 cao hơn và hàm lượng NH3 thấp hơn so với bể 5, bể 6 Qua phân tíchchúng tôi thấy khẩu phần 5% cho kết quả tốt nhất trong 3 khẩu phần 7 - 6 - 5%của CP Giai đoạn tiếp theo vẫn cho tôm ăn khẩu phần 5%

Bảng 4.6c: Khẩu phần thức ăn Thai-one và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 50 – 60 ngày

THAI-ONE

Chiều dài, khối lượng L(cm), W(g) 9.01a;

7.36A

9.11a;7.69B

9.33b;7.8B

Tốc độ sinh trưởng ngày L(cm/ngày),

Trang 30

cao hơn khẩu phần 5%, tỉ lệ sống ở cả hai khẩu phần là bằng nhau Tuy nhiênchiều dài và khối lượng của khẩu phần 5% lại cao hơn khẩu phần 7%, vì vậynăng suất ở khẩu phần 5% là cao hơn Hơn nữa ở khẩu phần 5% không thấy cóhiện tượng thừa thức ăn, môi trường lại sạch hơn so với khẩu phần 7% Do đókhẩu phần 5% được đánh giá là khẩu phần cho kết quả tốt và sẽ được lấy làmlượng thức ăn khởi đầu cho giai đoạn tiếp theo.

4.1.7 Giai đoạn 60 – 70 ngày

Bảng 4.7a: Khẩu phần thức ăn Grobest và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 60 – 70 ngày

10.42b;8.79A

9.54a;8.59A

Tốc độ sinh trưởng ngày

Với tiêu chí lựa chọn như các giai đoạn trước, trong 3 khẩu phần 8 – 7 – 6

% của Grobest giai đoạn này khẩu phần 7% cho kết quả tốt nhất Khẩu phần ăncho giai đoạn tiếp theo được xác định là 7%

Tương tự, khẩu phần 4% trong 3 khẩu phần 5 – 4 – 3% của loại CP, khẩuphần 3% trong 3 khẩu phần của loại Thai-one cho kết quả tốt nhất, những lượngnày được lấy làm lượng thức ăn khởi đầu cho giai đoạn sau

Trang 31

Bảng 4.7b: Khẩu phần thức ăn CP và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 60 – 70 ngày

10.19b;8.73A

10.59c;8.86A

Tốc độ sinh trưởng ngày

Bảng 4.7c: Khẩu phần thức ăn Thai-one và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 60 – 70 ngày

10.4a;9.09AB

10.83bb;9.3A

Tốc độ sinh trưởng ngày

4.1.8 Giai đoạn 70 – 80 ngày

Bảng 4.8a: Khẩu phần thức ăn Grobest và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 70 – 80 ngày

GROBEST

Khẩu phần ăn (% khối lượng

Trang 32

Chiều dài, khối lượng L(cm),

Trang 33

Bảng 4.8b: Khẩu phần thức ăn CP và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 70 – 80 ngày

CP

Chiều dài, khối lượng L(cm),

W(g)

10.9a;9.97A

11.46b;10.2A

11.81b;10.31A

Tốc độ sinh trưởng ngày

Tốc độ sinh trưởng ngày của tôm ở khẩu phần 3% cao hơn ở khẩu phần4% và 2% Do không có lượng thức ăn thừa nên môi trường nước ở khẩu phần3% đảm bảo hơn, độ trong cao hơn ở hai khẩu phần còn lại Khẩu phần 3% làlượng khởi đầu cho giai đoạn sau

Bảng 4.8c: Khẩu phần thức ăn Thai-one và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 70 – 80 ngày

11.52a;10.5B

11.98b;10.8C

Tốc độ sinh trưởng ngày

Trang 34

Thai-và môi trường Lượng này sẽ được duy trì cho những ngày tiếp theo, đến lúc kếtthúc thí nghiệm

4.1.9 Giai đoạn 80 – 90 ngày

Bảng 4.9a: Khẩu phần thức ăn Grobest và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 80 – 90 ngày

12.52c;11.63B

11.16a;11.1A

Tốc độ sinh trưởng ngày

Trang 35

Bảng 4.9b: Khẩu phần thức ăn CP và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 80 – 90 ngày

12.21b;11.31B

Tốc độ sinh trưởng ngày

Bảng 4.9c: Khẩu phần thức ăn Thai-one và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 80 – 90 ngày

THAI-ONE

Chiều dài, khối lượng L(cm), W(g) 11.89a;

11.2A

11.92a;11.55B

12.88b;12.3C

Tốc độ sinh trưởng ngày

Mặc dù cho ăn cùng loại thức ăn Thai-one và cùng lượng 2% nhưng tốc

độ sinh trưởng ở các bể cũng có sự khác nhau

4.1.10 Giai đoạn 90 – 100 ngày

Trang 36

Hai loại thức ăn CP và Thai-one đến giai đoạn này đều cho ăn với khẩuphần 2% Thức ăn Grobest cho với khẩu phần 3.5% đã đem lại kết quả tốt vềsinh trưởng.

Bảng 4.10a: Khẩu phần thức ăn Grobest và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 90 – 100 ngày

GROBEST

Chiều dài, khối lượng L(cm), W(g) 12.6713Bb; 13.7213.35cC; 11.8912.02aA;Tốc độ sinh trưởng ngày L(cm/ngày),

Bảng 4.10b: Khẩu phần thức ăn CP và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 90 – 100 ngày

CP

Chiều dài, khối lượng L(cm), W(g) 12.26a;

Bảng 4.10c: Khẩu phần thức ăn Thai-one và các yếu tố theo dõi

giai đoạn 90 – 100 ngày

Trang 37

4.2 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống

Để tìm ra loại thức ăn phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của tôm

P japonicus chúng tôi đem so sánh lượng tốt nhất của từng loại của cùng một

giai đoạn với nhau Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Trang 39

Từ bảng số liệu ta thấy trong khoảng 20 ngày nuôi đầu mối quan hệ sinhtrưởng của tôm nuôi với các loại thức ăn bổ sung chưa thể hiện rõ rệt lắm, tốc độsinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm không khác nhau nhiều khi cho các loại thức

ăn CP, G, Thai-one

Khi tôm đạt khối lượng khoảng từ 1g trở đi thì tôm bắt đầu thể hiện đặctính của loài, chiều dài, khối lượng và tỉ lệ sống cao hơn khi ăn khẩu phần Thai-one Thai-one tỏ ra là loại thức ăn phù hợp cho tôm he Nhật Bản Tốc độ sinhtrưởng của tôm nhanh hơn và tỉ lệ sống cao hơn ở hầu hết các giai đoạn tiếp theo

đó Chiều dài trung bình và tỉ lệ sống toàn giai đoạn của tôm khi cho ăn G, CP,Thai-one lần lượt là 12.76(cm), 43.63%; 12.93(cm), 47.36%; 13.13(cm),51.63% Thai-one là thức ăn không những phù hợp cho sinh trưởng của tôm heNhật Bản mà còn mang lại hiệu quả kinh tế bởi hệ số thức ăn thấp nhất trong 3loại Theo tính toán của chúng tôi trong quá trình thí nghiệm hệ số thức ăn củaThai-one là 1.37, trong khi đó của CP là 1.47 và của Grobest là 2.5

Trang 40

V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT5.1 Kết luận

- Trong 3 loại thức ăn CP (>42% Pr.), T(>45% Pr), G(38 – 37% Pr) tôm

he Nhật Bản sinh trưởng nhanh nhất và cho tỉ lệ sống cao khi ăn loại Thai-one làloại có hàm lượng đạm cao nhất trong 3 loại, tiếp đến là loại CP và cuối cùng làGrobest Như vậy tôm he Nhật Bản yêu cầu thức ăn có độ đạm cao, điều nàyphù hợp với những nghiên cứu trước đó

- Khẩu phần ăn hàng ngày của tôm phụ thuộc vào kích cỡ của chúng trongtừng giai đoạn phát triển và loại thức ăn mà chúng sử dụng Chúng tôi đã xácđịnh được lượng thức ăn phù hợp của từng loại cho từng giai đoạn phát triển nhưsau:

+ Tôm P15 – P45 lượng thức ăn G, CP, Thai-one cho ăn hàng ngày là 14 –10% khối lượng thân

+ Tôm có khối lượng 1 – 2g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 8.5%,lượng CP là 9%, lượng Thai-one là 8% khối lượng thân

+ Tôm có khối lượng 2 – 4g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 8.5%,lượng CP là 7%, lượng Thai-one là 7% khối lượng thân

+ Tôm có khối lượng 4 - 8g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 8%, lượng

CP là 5%, lượng Thai-one là 5% khối lượng thân

+ Tôm có khối lượng 8 - 9g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 7%, lượng

CP là 4%, lượng Thai-one là 3% khối lượng thân

+ Tôm có khối lượng 9 - 11g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 5.5 - 4.5%,lượng CP là 3 - 2%, lượng Thai-one là 2% khối lượng thân

+ Tôm có khối lượng >11g lượng thức ăn cho hằng ngày là 2% khối lượngthân, riêng loại G thì khối lượng tôm >13g, còn từ 11 – 13g phải cho ăn vớilượng 3,5% khối lượng thân

5.2 Đề xuất

- Ở nước ta hiện nay nuôi tôm he Nhật Bản chủ yếu sử dụng thức ăn của các

loài tôm khác Tôm P japonicus là loài tôm có xu hướng “ăn thịt” nên nó có

Ngày đăng: 23/11/2015, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w