KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của tôm he nhật bản trong nuôi thương phẩm (Trang 40 - 42)

5.1. Kết luận

- Trong 3 loại thức ăn CP (>42% Pr.), T(>45% Pr), G(38 – 37% Pr) tôm he Nhật Bản sinh trưởng nhanh nhất và cho tỉ lệ sống cao khi ăn loại Thai-one là loại có hàm lượng đạm cao nhất trong 3 loại, tiếp đến là loại CP và cuối cùng là Grobest. Như vậy tôm he Nhật Bản yêu cầu thức ăn có độ đạm cao, điều này phù hợp với những nghiên cứu trước đó.

- Khẩu phần ăn hàng ngày của tôm phụ thuộc vào kích cỡ của chúng trong từng giai đoạn phát triển và loại thức ăn mà chúng sử dụng. Chúng tôi đã xác định được lượng thức ăn phù hợp của từng loại cho từng giai đoạn phát triển như sau:

+ Tôm P15 – P45 lượng thức ăn G, CP, Thai-one cho ăn hàng ngày là 14 – 10% khối lượng thân.

+ Tôm có khối lượng 1 – 2g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 8.5%, lượng CP là 9%, lượng Thai-one là 8% khối lượng thân.

+ Tôm có khối lượng 2 – 4g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 8.5%, lượng CP là 7%, lượng Thai-one là 7% khối lượng thân.

+ Tôm có khối lượng 4 - 8g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 8%, lượng CP là 5%, lượng Thai-one là 5% khối lượng thân.

+ Tôm có khối lượng 8 - 9g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 7%, lượng CP là 4%, lượng Thai-one là 3% khối lượng thân.

+ Tôm có khối lượng 9 - 11g lượng thức ăn G cho ăn hằng ngày là 5.5 - 4.5%, lượng CP là 3 - 2%, lượng Thai-one là 2% khối lượng thân.

+ Tôm có khối lượng >11g lượng thức ăn cho hằng ngày là 2% khối lượng thân, riêng loại G thì khối lượng tôm >13g, còn từ 11 – 13g phải cho ăn với lượng 3,5% khối lượng thân.

5.2. Đề xuất

- Ở nước ta hiện nay nuôi tôm he Nhật Bản chủ yếu sử dụng thức ăn của các loài tôm khác. Tôm P. japonicus loài tôm có xu hướng “ăn thịt” nên nó có

những đòi hỏi rất cao về hàm lượng protein cũng như hàm lượng vitamin thiết yếu trong thức ăn, vì vậy thức ăn của các loài tôm khác đã không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của P. japonicus, năng suất thu được chưa cao. Do đó nghiên cứu sản xuất thức ăn phù hợp cho tôm he Nhật Bản là việc làm rất cần thiết để nâng cao năng suất tôm nuôi.

- Để phát triển đối tượng này ngoài việc nghiên cứu sản xuất thức ăn chúng ta cần có những nghiên cứu đồng bộ từ con giống, công nghệ nuôi, phòng trừ dịch bệnh đến thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của tôm he nhật bản trong nuôi thương phẩm (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w