1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN LỢI RONG BIỂN VIỆT NAM

15 2,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Việt nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển kéo dài từ bắc đến nam, biển cho ta tiềm năng lớn để phát triển đất nước và có ý nghĩa to lớn trong vấn đề an ninh quốc phòng, bên c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN NHA TRANG

KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

- -Ks Trần Anh Tuấn

TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN LỢI RONG BIỂN VIỆT NAM

Nha Trang, tháng 4 năm 2011

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: TÌNH NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG RONG BIỂN Ở VIỆT NAM 4

1.1 Tình hình nuôi trồng rong biển ở việt nam 4

1.1.1 Thế giới 4

1.1.2 Ở Việt Nam 5

1.2 Tình hình chế biến và sử dụng rong biển ở việt nam 8

1.2.1 Tình hình khai thác 8

1.2.2 Tình hình chế biến và sử dụng rong biển ở Việt Nam 9

CHƯƠNG II BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN RONG BIỂN Ở VIỆT NAM 11

2.1 Biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rong biển 11

2.1.1 Về khai thác 12

2.2.2 Chế biến 13

2.2.3 Kỹ thuật nuôi trồng 13

2.2 Định hướng phát triển nguồn lợi rong biển Việt Nam 14

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Việt nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển kéo dài từ bắc đến nam, biển cho ta tiềm năng lớn để phát triển đất nước và có ý nghĩa to lớn trong vấn đề an ninh quốc phòng, bên cạnh đó còn là nơi cung cấp một lượng lớn thực phẩm hàng ngày như tôm cá và đặc biệt là nguồn rong biển quý giá cho con người

Lợi ích từ rong biển mang lai cho nền kinh tế là rất lớn bên cạnh trực tiếp làm thực phẩm rong biển còn là nguồn nguyên liệu để làm thuốc trong y học và cũng là nguyên liệu để chiết xuất các loại keo tảo quan trọng phục vụ cho các ngành công nghiệp Mặt khác rong biển còn được dùng làm phân bón cho nông nghiệp, và trong tương lai hứa hẹn là nguồn cung cấp năng lượng sinh học để thay thế cho năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt Tuy nhiên trong thời gian qua ở nước ta chưa quan tâm nhiều đến nguồn nguyên liệu này, hiện tại chúng ta chỉ tập trung khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu trong nước làm thực phẩm là chủ yếu Trong khi đó chưa chú trọng nhiều vào quy hoạch phát triển trồng, bảo vệ và chế biến các loại rong biển có giá trị kinh

tế Để hiểu rõ hơn về vấn đề này tôi xin trình bày tiểu luận: “Đánh giá tình

hình nuôi trồng, chế biến và sử dụng rong biển ở Việt Nam? Có đề xuất gì cho

sử dụng hợp lý tài nguyên rong biển việt nam?” Thời gian qua việc phát triển

nuôi các đối tượng thủy sản đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát gây ra hậu quả lớn cho người nuôi Việc nghiên cứu bảo vệ và phát triển nguồn rong biển là rất cần thiết để góp phần cải tạo môi trường sinh thái đồng thời mang lại nguồn nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho con người Với tình thần của Đề án phát triển thủy sản đến năm 2020, chúng ta hy vọng trong tương lai không xa nữa Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển nghành thủy sản mạnh và bền vững, khai thác được tiềm năng to lớn của biển để phục đất nước

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TÌNH NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG RONG BIỂN Ở

VIỆT NAM

1.1 Tình hình nuôi trồng rong biển ở việt nam.

1.1.1 Thế giới.

Việc sử dụng rong biển làm thực phẩm được bắt đầu ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ

IV và ở Trung Quốc thế kỷ thứ VI Hiện nay hai quốc gia này cùng với Hàn Quốc là những nước tiêu thụ rong biển làm thực phẩm lớn nhất và nhu cầu của họ là cơ sở của một nghề nuôi trồng thủy sản mà hằng năm sản lượng thu hoạch toàn thế giới đạt khoảng 6.000.000 tấn rong tươi với một giá trị lên tới 5 tỉ đô la Mỹ Nhu cầu ngày càng tăng trong suốt năm mươi năm qua đã vượt qua khỏi khả năng đáp ứng nhu cầu từ các nguồn rong khai thác tự nhiên Việc nghiên cứu về vòng đời các loài rong này dẩn đến

sự phát triển nghề nuôi trồng rong biển mà hiện nay nó tạo ra sản phẩm đáp ứng hơn 90% nhu cầu của thị trường

1.1.2 Ở Việt Nam.

Tiềm năng về rong biển.

Ở nước ta có khoảng 794 loài rong biển, phân bố ở vùng biển miền Bắc 310 loài, miền Nam 484 loài, 156 loài tìm thấy cả hai miền (Nguyễn Hữu Dinh, 1998)

Trong số đó có các đối tượng quan trọng là: rong Câu (Gracilaria), rong Mơ (Sargassum), rong Đông (Hypnea), rong Mứt (Porphyza), và rong Bún

(Enteromorpha).

Theo số liệu nghiên cứu nguồn lợi rong Nâu có giá trị ở vùng biển Quảng Nam,

Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Định cho thấy khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ trữ lượng rong quá lớn và chất lượng cao Vùng biển Khánh Hòa có diện tích rong mơ lớn nhất trong số các tỉnh điều tra, tổng diện tích có rong lên tới 2.000.000m2,

Trang 5

trữ lượng có thể khai thác được hàng năm ước tính hơn 11.000 tấn rong tươi Trên cơ

sở nghiên cứu thành phần và phân bố của sinh lượng trong không gian và thời gian, đã

sơ bộ đánh giá trữ lượng của các rong mơ và rong câu ở ven biển Việt Nam qua bảng

1 và bảng 2

Bảng 1 Trữ lượng rong mơ mọc tự nhiên ven biển việt nam.

Vùng ven biển Trữ lượng (tấn tươi) Tỷ lệ % Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

Đà Nẵng đến Ninh Thuận

Bình Thuận đến Kiên Giang (gồm Côn Đảo, Phú

Quốc)

25.000 35.000 15.000

33.4 46.6 20.0

Bảng 2 Trữ lượng rong câu mọc tự nhiên ven biển Việt Nam.

Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

Đà Nẵng đến Kiên Giang

6.500 4.500

59.0 41.0

Tình hình nghiên cứu và nuôi trồng ở Việt Nam.

Ở việt nam, việc nghiên cứu phân loại rong biển có lịch sử lâu đời Sự ra đời của Viện Hải Dương học Nha Trang đã thúc đẩy việc nghiên cứu phân loại rong biển theo hướng được tổ chức hoàn hảo hơn so với trước đó Nghiên cứu sinh học rong biển phục

vụ nuôi trồng được thực hiện vào những năm đầu thập kỷ 1960 với sự ra đời của các trạm trại tiền thân của viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng và phân Viện Hải Dương học Hải Phòng sau này Nghiên cứu sinh học, phân loại và nuôi trồng rong biển được triển khai ở nhiều cơ quan nghiên cứu trong cả nước, trong đó phải kể đến trường Đại học Thủy Sản, Phân Viện Vật Liệu Nha Trang, Viện nghiên cứu Hải Sản Hải Phòng, Viện Hải Dương học Nha Trang

Trang 6

Nguồn rong trồng bao gồm chủ yếu các loại rong Đỏ như: rong Câu chỉ vàng

(G.verrucosa), rong Câu cước (G.acerosa), rong Câu (G.asiatica và G.heteroclada), rong Sụn (Alvarezii) Trong đó G.acerosa và G.asiatica được trồng ở vùng nước lợ từ

những năm 1970 ở phía Bắc, từ năm 1980 ở phía Nam với tổng diện tích 1000 ha đạt

sản lượng khoảng 1.500-2.000 tấn khô/năm Rong Câu cước (G.acerosa) cũng được

trồng ở vùng thủy triều, vịnh, ao, đìa với diện tích khoảng 100 ha, sản lượng khoảng 150-200 tấn khô/năm

Rong sụn Kapaphycus alvarezii được di trồng vào vùng biển nước ta từ năm

1993, loại rong này có chất lượng tốt để sản xuất carrageenan Ngày nay, các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đang kết hợp nuôi trồng các loài rong biển với các đối tượng thủy sản như tôm, cá, nhuyễn thể để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích mặt nước Đây là một phương pháp hữu hiệu để vừa phát triển nuôi thủy sản vừa phát triển nguồn lợi rong biển ở các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng Vùng quy hoạch và diện tích có thể quy hoạch nuôi trồng rong biển ở một số địa phương miền Trung theo số liệu đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 1998 của Nguyễn Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn và Ngô Đăng Nghĩa trường Đại học Thủy sản được nêu ở bảng 1 Kết quả nghiên cứu khảo sát của đề tài cho thấy: nguồn rong mọc tự nhiên chủ yếu là rong Nâu với trữ lượng khoảng 10.000 tấn khô/năm Nguồn rong Đỏ

tự nhiên có khoảng 1.500 – 2.000 tấn khô/năm và có khoảng 14 loài rong Nâu mọc tự nhiên tại các tỉnh miền Trung

Bảng 3: Diện tích các vùng có thể qui hoạch nuôi trồng rong biển ở

một số tỉnh duyên hải.

Vùng quy hoạch Diện tích các vùng có thể quy hoạch nuôi trồng (ha)

Trang 7

Rong Câu cước Rong Sụn

Bịnh Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Ninh Thuận

Bình Thuận

Bà rịa - Vũng Tàu

1.140 1.750 5.050 390 Chưa quy hoạch 4.500

610 2.580 8.160 2.030 Chưa quy hoạch 6.140

1.2 Tình hình chế biến và sử dụng rong biển ở việt nam.

1.2.1 Tình hình khai thác.

Nhiều nước như cChile, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc hàng năm khai thác

và sử dụng hàng chục ngàn tấn rong biển Ở việt nam hiện nay người ta tập trung chủ yếu khai thác rong câu làm nguyên liệu chế biến agar tiêu thụ trong nước Các loại rong được khai thác chủ yếu tập trung vào hai nhóm rong câu và rong mơ Nhịp độ khai thác rong câu tự nhiên hàng năm khoảng 6.000 – 7.000 tấn tươi, phần lớn là rong câu chỉ vàng chiếm 90 – 95% Năm 1991 sản lượng rong câu đạt 2500 tấn khô, đã sản xuất được khoảng 150 tấn agar từ cở sở sản xuất trong nước Sản lượng rong câu chủ yếu từ các loài rong câu sinh trưởng trong đầm phá nước lợ Nhiều loài rong câu và rong đỏ phân bố ở bãi triều hầu như bỏ phí chưa được khai thác

Việc khai thác rong mơ sargassum ở nước ta hàng năm chỉ đạt khoảng 3 – 5% trữ lượng tự nhiên Năm khai thác nhiều nhất chỉ đạt 25-30% Một lượng lớn rong mơ còn lại đang bị bỏ phí Trong những năm tới nếu việc nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng khác của alginate đối với nền kinh tế quốc dân, có thể nhu cầu về nguyên liệu rong mơ sẽ tăng lên

Hiện nay, việc khai thác rong biển ở nước ta nhìn chung vẩn còn mang tính tự phát Nhiều nơi do chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt, không những rong mà cả địa

Trang 8

bàn sinh trưởng của chúng cũng bị tàn phá nghiêm trọng Ngoài ra việc sử dụng một số ngư cụ khai thác mang tinh hủy diệt như giã cào, xiết điện…đã tận diệt nhiều nguồn lợi thủy sản, trong đó có rong biển tóm lại việc khai thác rong biển ở nước ta hiện chưa tận dụng hết khả năng nguồn lợi, nhưng có nơi có lúc việc khai thác không mang tính bền vững

1.2.2 Tình hình chế biến và sử dụng rong biển ở Việt Nam.

Sử dụng rong biển làm thực phẩm.

Rong biển là một trong những loại hải sản quan trọng có nhiều công dụng thực

tế Từ lâu rong biển việt nam đã được sử dụng làm thực phẩm như rong Câu

Gracilaria, rong Mứt Porphyra, rong Đông Hypnea, rong Cạo Gigartina, rong Thun

Thút Catenlla, rong Cải biển Ulva, rong Giấy Monostroma…các món ăn chế biến từ

rong biển như nộm, gỏi, chè, thạch, muối dưa, ăn tươi, nấu canh Ở Đồ Sơn người ta thu rong Thun Thút rửa sạch phơi khô, nghiền nhỏ cho vào chai lọ và sử dụng như bột sắn dây Ở quỳnh tiến Nghệ An, nhân dân thường khai thác loài rong cao dẹp

Gigartina intermedia và chế biến thành bánh kẹo bán ở chợ Chế biến thực phẩm từ

rong biển nước ta chưa phát triển, chủ yếu thực hiện ở các cơ sở nhỏ quy mô gia đình, các sản phẩm chưa nhiều, chưa phổ biến, rất ít người dân biết đến các loại thực phẩm đặc biệt này Rong biển là nguồn nguyên liệu quý, có khả năng gúp cơ thể phòng chống được một số bệnh nên việc tiến tới sản xuất thực phẩm quy mô công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu con người là rất cần thiết

Rong biển còn có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón.

Nhân dân vùng ven biển nước ta đã thu nhiều loài thuộc nghành rong lục Chlorophyta và rong đỏ Rhodophyta để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm Ở Thanh

Hóa, Nam Định, Thái Bình người ta thu rong bún Enteromorpha và rong đuôi chó

Ceratophyllum demersum làm thức ăn cho lợn.

Trang 9

Rong biển là một trong những nguồn phân hữu cơ rất tốt, có thể đẩy nhanh quá trình nãy mầm, quá trình đồng hóa chất dinh dưỡng và làm tăng tính chịu bệnh, chịu rét của cây trồng nhân các vùng đảo cái chiên, vĩnh thực, cô tô, cát bầu, quan lạt, cát bà thường lấy rong mơ bón cho khoai, sắn, đậu, củ cải

Chiết xuất các loại keo tảo biển.

Ước tính có khoảng 60-70%, sản lượng rong biển toàn cầu được sử dụng trực tiếp làm thực phẩm (rong biển ăn được), khoảng 10-15% được dùng để chiết xuất hydrocolloit (arga, carageenan và alginat)

Sản xuất Argar ở Việt Nam bắt đầu từ 1960 tại Hải Phòng, năm 1976 công nghệ này được chuyển giao vào Huế, Nha Trang, Tp Hồ Chí Minh Tại Nha Trang, năm 1983-1984 nhóm chuyên gia bộ môn Công nghệ Chế biến trường Đại học Thủy sản đã nghiên cứu sản xuất Argar cho công ty hóa chất Miền Trung tại Đà Nẵng Sau đó công nghệ được chuyên giao cho nhà máy nước ngọt Nha Trang, nguyên liệu sản xuất chủ

yếu là từ rong câu chỉ vàng (G.verrucosa, G.acerosa, G.tenuistipitata) Gần đây, nhóm

nghiên cứu của Phân Viện Vật Liệu Nha Trang đã nghiên cứu dùng nguyên liệu

G.heteroclada để sản xuất Argar

Nhìn chung, công nghệ sản xuất Agar ỏ Việt Nam còn non yếu, chưa đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng về Agar như hiện nay Mặt khác chất lượng Agar sản xuất ra còn có nhược điểm sức đông thấp, độ kiềm cao nên ít được sử dụng cho các ngành công nghệ cao và chưa đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu, đặc biệt chưa có nhiều sản phẩm Agaroza cung cấp cho thị trường

Công nghệ sản xuất Alginat ở Việt Nam được nghiên cứu và sản xuất tại Hải Phòng, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh song chất lượng còn kém, số lượng ít, chưa chiếm lĩnh được thị trường trong nước Trường Đại Học Thủy sản năm 1997 đã nghiên cứu đưa ra quy trình sản xuất Aglinat bằng phương pháp có sử dụng CaCl2 trên các loài rong Nâu ở nha trang và quy trình sản xuất Aglinat bằng phương pháp xử lý

formol trên hai loại rong S.meclurei và S.kjellmanianum vùng biển Nha Trang - Khánh

Trang 10

Hòa Tóm lại công nghệ sản xuất Aglinat của nước ta con rất non yếu, tuy chúng ta có tiềm năng nhiều về rong Nâu nhưng phải nhập khẩu sản phẩm keo rong Nâu phục vụ cho 21 nghành công nghiệp trong nước

Công nghệ sản Carrageenan ở Việt Nam cũng chưa phát triển do nguyên liệu rong Đỏ chứa Carrageenan ở nước ta chưa nhiều Gần đây, một số cơ quan nghiên cứu

di trồng loại rong sụn chứa Carrageenan vào nước ta và trong tương lai sẽ phát triển loại rong này để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu sản xuất Carrageenan trong nước

CHƯƠNG II BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN RONG BIỂN Ở VIỆT

NAM

2.1 Biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rong biển.

Để có những biện pháp bảo vệ nguồn lợi rong biển hiệu quả cần phải đánh giá khả năng nguồn lợi và xây dựng các biện pháp bảo vệ dựa trên các góc độ như sau:

 Tài nguyên môi trường: đó là các vấn đề về sinh học cây rong như sinh lượng quần thể tự nhiên, chất lượng giống, sinh trưởng, sinh sản…; vấn

đề môi trường như sự ô nhiễm, không gian vùng nước có thể nuôi trồng, các điều kiện khí hậu, thủy văn

 Kỹ thuật: kỹ thuật khai thác, nuôi trồng thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đội ngũ cán bộ kỹ thuật có sẳn

Trang 11

 Kinh tế- xã hội: ý nghĩa kinh tế của cây rong như giá trị thực phẩm (protein, acid amin, vi lượng…), dược phẩm (manitol, iod-tamine…), nguyên liệu cho công nghiệp keo (alginate, agar,carrageenan); thị trường tiêu thụ rong thương phẩm và chế phẩm từ nó, tính ổn định của thị trường, sự cạnh tranh…; khả năng đầu tư, nguồn lao động tại chổ, trình

độ dân trí, mức sống của người dân, khả năng thu nhập…

Hiện nay, do sự chuyên môn hóa sâu nên ngay cùng một góc độ đánh giá củng đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia khác nhau Ví dụ nghiên cứu đánh giá các vấn đề sinh học của cây rong có người chuyên nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, có người chuyên đánh giá sinh lượng…

Qua đó, ta thấy việc đánh giá khả năng nguồn lợi một cách toàn diện, trên cơ sở

đó để xây dựng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi rong biển một cách hiệu quả là một hiệm vụ không đơn giản

2.1.1 Về khai thác.

Đa dạng hóa đối tượng khai thác: điều này sẽ làm giảm áp lực lên khai thác lên một nhóm loài rong nào đó, để thực hiện tốt biện pháp này, ta phải nắm rõ đặc điểm sinh học của các loài có tiềm năng khai thác, xem chúng thuộc nhóm rong nào, là nguyên liệu để chiết xuất agar, alginate, carrageenan hay để làm thực phẩm Khai thác hợp lý và có hiệu quả cao nguồn lợi rong biển tự nhiên Việc khai thác rong mơ rong câu tự nhiên cần được tiến hành đúng mùa vụ, đúng kỹ thuật khai thác, nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, bảo vệ nguồn lợi

Chỉ khai thác các cây rong sau khi nó sinh sản (phóng bào tử) hoặc đổ nước bào

tử vào lại biển: biện pháp này nhằm tái tạo chủng quần bằng chính nguồn lợi rong tự nhiên đang được khai thác

2.2.2 Chế biến.

Ngày đăng: 23/11/2015, 12:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w