Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho đoàn viên, thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh trường đại học an giang từ năm 2002 đến nay
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng CNXH, Đảng và Nhà nước ta rấtquan tâm đến việc xây dựng con người, đặc biệt là việc rèn luyện phẩm chấtđạo đức Trong đó, vai trò của đoàn viên, thanh niên rất được coi trọng, bởi vìthanh niên là tương lai của đất nước Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnhphần lớn là do các thanh niên Nghị quyết Trung ương 4, khoá VII chỉ rõ: “Sựnghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vịtrí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam cóvững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vàolực lượng thanh niên, vào việc rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ thanh niên” [1; tr.135]
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, có ý kiến cho rằng, đức là hàngthứ yếu, không thể lấy cái đức ra để sống, để làm giàu cho bản thân, gia đình
và đất nước mà chỉ có tài mới giúp thành đạt, từ đó dẫn đến việc một số người,trong đó có thanh niên có thái độ sống cực đoan, lệch lạc không phù hợp vớitruyền thống tốt đẹp dân tộc Một bộ phận thanh niên còn ít quan tâm hoặcngại tham gia vào các tổ chức sinh hoạt đoàn thể chính trị, xã hội, chưa xácđịnh được lý tưởng sống đúng đắn, coi nhẹ những giá trị truyền thống nhânvăn của dân tộc, bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, văn hoá phương Tây vànhững mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, dẫn đến các tệ nạn xã hội, đặcbiệt là ma tuý, mại dâm, lối sống thực dụng… diễn biến phức tạp, đang là vấn
đề “nóng” mà trong đó thanh thiếu niên vừa là đối tượng vừa là nạn nhân hiệntượng này đã gây nhức nhối xã hội
Trong bối cảnh trên, vấn đề quan trọng đặt ra là phải không ngừng tăngcường công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho thanh niên, nhằm hình thànhmột lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường chủ
Trang 2nghĩa xã hội (CNXH), có lý tưởng sống cao đẹp, có văn hoá, giàu lòng yêunước, tinh thần quốc tế chân chính, tự cường dân tộc,… tạo ra môi trườngthuận lợi để phát triển toàn diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
An Giang nói chung và Đoàn Trường Đại học An Giang nói riêng đã có nhiềuhoạt động giáo dục sinh viên, học sinh giữ vững phong trào cách mạng củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Là một đoàn viên, thanh niên củatrường và là một giáo viên tương lai, tôi nghĩ bản thân không chỉ truyền đạtcho học sinh về tri thức mà còn giáo dục, bồi dưỡng những chuẩn mực làmngười Do đó, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đúng đắn, phù hợp thìthật cần thiết và cấp bách nhất là trong thời buổi hội nhập
Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho đoàn viên, thanh niên của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh Trường Đại học An Giang từ năm 2002 đến nay” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những chuẩn mực đạo đức cần thiết phải giáo dục cho đoànviên, thanh niên
- Nghiên cứu, khảo sát các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh Đoàn Trường Đại học An Giang
- Phân tích những nguyên nhân của những thành quả đạt được và nhữnghạn chế trong công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho đoàn viên, thanh niêncủa Đoàn Trường Đại học An Giang, đồng thời khóa luận kiến nghị một sốgiải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên Trường Đại học
An Giang ngày càng tốt đẹp hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 3Nghiên cứu những chuẩn mực đạo đức phù hợp để giáo dục cho đoànviên, thanh niên và thực tiễn giáo dục phẩm chất đạo đức của Đoàn TrườngĐại học An Giang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về một số chuẩn mực đạođức của con người Việt Nam mới được Đảng Cộng sản Việt Nam và ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xác định:
- Về lí luận: Vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức cho thanh niên đượcnhiều khoa học nghiên cứu như Triết học về con người, Triết học về đạo đứchọc, Tâm lí học giáo dục nhân cách, Giáo dục học, Xã hội học Nhưng ở khóaluận này, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề đặt ra ở góc độ khoa học Triết học
là chủ yếu
- Về thực tiễn: đề tài khái quát và phân tích thực trạng giáo dục phẩmchất đạo đức cho đoàn viên, thanh niên ở Trường Đại học An Giang từ năm
2002 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh:nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc thống nhất lý luận-thực tiễn, nguyên tắc lịch sử- lôgic…
- Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê, so sánh,…
5 Đóng góp của khóa luận:
- Điểm mới của khóa luận là góp phần nghiên cứu việc giáo dục phẩmchất đạo đức cho đoàn viên, thanh niên ở Trường Đại học An Giang, qua đó
đề ra những định hướng mới giúp đoàn viên, thanh niên có nhận thức đúngđắn hơn trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình
Trang 4- Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục rèn luyệnphẩm chất đạo đức cho đoàn viên, thanh niên.
- Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,giáo dục nhằm giúp đoàn viên, thanh niên sống tốt, sống đẹp, sống phù hợpvới truyền thống đạo đức dân tộc trong thời đại hội nhập toàn cầu
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệutham khảo, nội dung khóa luận gồm 2 chương:
CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ GIÁO DỤC
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
1 Vấn đề giáo dục đạo đức.
1.1 Bản chất đạo đức
1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam về giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên
2 Những phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho đoàn viên, thanh niên 2.1 Những căn cứ xác định.
2.1.1 Nghị quyết Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM từ năm
2002 đến nay
2.1.2 Chương trình giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở các trường
THPT và THCS
2.2 Nội dung cơ bản của các phẩm chất đạo đức cần giáo dục
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC AN GIANG
1 Thực trạng về giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên của Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học AG từ năm 2002 đến nay
Trang 51.1 Những thành quả đạt được.
1.2 Những hạn chế cần khắc phục
2 Nguyên nhân
3 Một số kiến nghị, giải pháp.
Trang 6CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ GIÁO DỤC
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
1 Phương pháp luận giáo dục đạo đức:
1.1 Bản chất đạo đức
1.1.1 Khái niệm đạo đức:
“Đạo đức” là một từ Hán Việt, “Đạo” là con đường để theo đó ta đi,cũng có nghĩa là lẽ phải, là đạo lý theo đó ta hành động “Đức” là toàn bộnhững hành vi đối nhân xử thế của con người, mà những phẩm chất của hành
vi đó tốt hay xấu là do con người có biết và có thực hiện được đạo lý haykhông Đạo đức có gốc từ trong tiếng Hi Lạp cổ là Ethos, có nghĩa là truyềnthống, phong tục, đặc tính, loại hình tư tưởng Khái niệm đạo đức thườngđược dùng với hai ý nghĩa: trong đời sống hằng ngày và trong khoa học
Đạo đức trong đời sống hằng ngày người ta thường dùng khái niệm đạođức theo nghĩa để nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi của mọi người trong xãhội như đối xử trong gia đình, quan hệ thầy trò, bạn bè; đánh giá của cộngđồng về những chuẩn mực đạo đức xã hội Ví dụ, một người biết kính trọng,chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhường nhịn yêu thương anh chị em, … thì đượccoi là người con sống hiếu thảo, là người có đạo đức; một học sinh biết vânglời thầy cô giáo, luôn làm tốt những điều thầy cô giáo khuyên bảo, dạy dỗ thìđược gọi là trò ngoan,… nói chung, người ta dùng khái niệm đạo đức để tônvinh những người có trách nhiệm với công việc với tư cách là một công dân,một thành viên trong cộng đồng xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụđược giao phó, góp phần xây dựng cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội, thiếtlập quan hệ hàng xóm, láng giềng tốt đẹp
Ở góc độ khoa học các nhà đạo đức học phân tích khái niệm đạo đức làmột hình thái ý thức xã hội đặc trưng của xã hội loài người, nó có tính lịch sử
xã hội, bị chế ước, chi phối bởi những điều kiện khách quan của kinh tế, xã
Trang 7hội, dân tộc, lịch sử Trong lĩnh vực triết học người ta quan niệm, “Đạo đức làquy tắc chung trong xã hội và hành vi của con người, quy định những nhiệm
vụ của người này đối với những người khác và đối với xã hội” [2; tr 234].Chủ nghĩa Mác-Lênin xây dựng quan điểm về đạo đức và những yêu cầu củađạo đức không phải trên những định nghĩa chung, trừu tượng mà dựa trênnhững điều kiện lịch sử cụ thể Không có đạo đức nào ở ngoài xã hội loàingười Trong một xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp
Theo Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thanh, “Đạo đức là một hìnhthái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, những chuẩn mực xã hội, nhờ
đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích,hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ với con người, giữa
cá nhân và xã hội…”[3; tr 4] Đối với kết quả nghiên cứu của chương trìnhkhoa học công nghệ cấp Nhà nước do GS VS Phạm Minh Hạc làm chủnhiệm, mã số KHXH-04, được trình bày trong tác phẩm “Về sự phát triển toàndiện của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thì, “Đạo đức theonghĩa hẹp là luân lí, những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con ngườivới con người, với công việc, với bản thân kể cả thiên nhiên và môi trườngsống…”[4; tr 30] Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ vớiphạm trù chính trị, pháp luật, lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản của nhâncách, phản ánh bộ mặt nhân cách đã được xã hội hóa Đạo đức được biểu hiện
ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động, góp phần giải quyếthợp lí, có hiệu quả những mâu thuẫn của cuộc sống
1.1.2 Các quan điểm khác nhau về nguồn gốc, bản chất của đạo đức
Quan điểm tôn giáo cho rằng, đạo đức có nguồn gốc từ tôn giáo Vìvậy, bản chất đạo đức là bản chất tôn giáo Từ đó họ khẳng định, từ bỏ tôngiáo là từ bỏ đạo đức Đó là quan điểm sai lầm cả về phương diện logic cũngnhư về lịch sử Các lập luận như vậy là xa rời bản chất của đạo đức và biện hộcho sự hiện diện của tôn giáo, về mặt lịch sử, đạo đức xuất hiện trước tôn giáo
Trang 8Tôn giáo bắt nguồn từ niềm tin vào Thượng đế còn đạo đức bắt nguồn từ niềmtin con người Nếu đạo đức khẳng định đời sống hiện thực, thì tôn giáo lạihướng con người đến những lạc thú cá nhân ở thế giới bên kia Do vậy, đạođức chân chính về bản chất xa lạ với tôn giáo, cho nên nó không thể ra đời từtôn giáo.
Chủ nghĩa Mác- Lênin quan niệm rằng, nguồn gốc của đạo đức là dolao động sản xuất và cùng với lao động sản xuất là đời sống cộng đồng xã hội.Trong lao động, chẳng những con người làm biến đổi thể chất của mình màcòn làm nảy sinh ý thức và luôn luôn thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện củacon người Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội Tồntại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo Sự nảy sinh, phát triển
và hoàn thiện của đạo đức có nguồn gốc trong hoạt động vật chất của conngười, trong đó, lao động sản xuất đóng vai trò quyết định Trong xã hội cógiai cấp nhất là xã hội có giai cấp đối kháng, mối quan hệ giữa cá nhân và xãhội thường có mâu thuẫn là nhu cầu xã hội mà đạo đức phải tham gia, do vậyxuất hiện nhu cầu đạo đức, ý thức đạo đức Ý thức là sự phản ánh những nhucầu đạo đức của các giai cấp trong xã hội Mỗi giai cấp có nhu cầu đạo đứcriêng Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang bản chất giai cấp Bản chất giaicấp được thể hiện ở chỗ nó thể hiện sự thống trị của giai cấp thống trị và giảiquyết mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội theoquan điểm của giai cấp thống trị Trong xã hội tư sản, đạo đức tư sản là đạođức thống trị Thời đại ngày nay, những giai cấp đã suy tàn thì đạo đức của nócũng suy tàn theo Ngược lại, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến đứngtrung tâm của thời đại, gánh trên vai mình sứ mệnh lịch sử lãnh đạo xã hội,tiến lên giải phóng con người, giải phóng xã hội Vì vậy, những quan điểm đạođức của nó là bước phát triển mới về chất của đạo đức nói chung, là giai đoạnphát triển cao của đạo đức con người
Từ những quan điểm trên ta thấy, đặc trưng của đạo đức là năng lực ýthức và hành động tự nguyện, tự giác của con người vì cái thiện Lẽ tất nhiên
Trang 9của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người đòi hỏi sống trong cộng đồngphải biết tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực do xã hội đề ra để điềuchỉnh quan hệ của mình Hoạt động đạo đức của con người là hoạt động baogồm ý thức và hành vi vì cái thiện, đồng thời hoạt động đạo đức là hoạt động
có tính tự nguyện, tự giác điều này được xem là một đặc trưng cho xã hội loàingười
Như vậy, mục đích cao cả nhất của con người và xã hội loài người làđược tự do và hạnh phúc Để đạt được mục đích đó, con người phải khôngngừng phấn đấu một cách tự nguyện, tự giác vì lợi ích của người khác và vì lợiích của cộng đồng, xã hội Mặt khác, hạnh phúc còn đòi hỏi có sự hài hoà giữalợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng Vì lẽ đó mà thước đo của đạo đức (tiêuchuẩn giá trị của đạo đức) là tất cả những gì tích cực, phù hợp với lợi ích chânchính của con người và của tiến bộ xã hội
1 2 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên:
1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã luôn luôn quan tâm đến công việc giáo dục đạo đức thanh thiếu niên, coinhiệm vụ “bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau là một nhiệm vụrất quan trọng và rất cần thiết”[5; tr 498] Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định,Đoàn Thanh niên phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức, giáodục thanh niên trở thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệpđấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩacộng sản ở Việt Nam Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài của toànĐảng, toàn dân, đó cũng là trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh Những lời dặn dò, dạy bảo quý báu của Bác, vềgiáo dục thanh thiếu niên thể hiện sự vận dụng sáng tạo những quan điểm lớncủa công tác giáo dục, vận động thanh niên và công tác xây dựng Đảng củaChủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, sẽ mãi soi đường cho
Trang 10thanh niên của Đảng và của Nhà nước ta vững vàng bước vào thế kỷ XXI.Ngày nay, trước yêu cầu mới và vận hội mới của Tổ quốc hết sức cấp bách,của nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, công tácgiáo dục thanh niên và xây dựng Đoàn vững mạnh lại càng đặt ra tầm quantrọng đặc biệt đối với Đảng và Nhà nước ta trong việc hoạch định chiến lượcphát triển thanh niên và cơ chế quản lý Nhà nước về công tác thanh niên Do
đó, việc nghiên cứu nhằm hệ thống hoá tư tưởng, lý luận về công tác thanhniên và xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM sẽ có ý nghĩa to lớn vàoviệc đổi mới công tác thanh niên trong thời kỳ mới của Đảng, để góp phần vàothực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vănminh Từ buổi đầu thời kỳ tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã sớm khẳngđịnh rằng, muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên Đó là
tư tưởng chiến lược, nhạy cảm và sáng suốt của Người trong trong quá trìnhhoạt động cách mạng ở Việt Nam, Bác Hồ luôn dành cho thế hệ trẻ lòng yêuthương vô hạn và sự ân cần chăm sóc đầy đủ Những quan điểm của Bác vềviệc xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh tuy cách đây mấy mươi năm, nhưngvẫn mang tính thời sự và có giá trị rất cơ bản Nó là bó đuốc soi đường, là kimchỉ nam cho thanh niên ta vững bước đi lên trong cuộc sống và là cơ sở đểgiúp cho cán bộ có ý thức bản lĩnh chính trị vững vàng để thực thi nhiệm vụcấp trên giao phó đặc biệt là trong công tác giáo dục thanh niên
Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kì mới, tiến lên CNH, HĐH vị trí
và vai trò của Đoàn Thanh niên phải thích ứng với sự nghiệp phát triển củathanh niên và vị thế của đất nước Do đó, Đoàn Thanh niên phải phát triển caohơn, mạnh hơn để tạo điều kiện tốt nhất giúp thanh niên chuẩn bị hành trang đivào thế kỷ XXI vững chắc Điều đó có nghĩa là Đoàn Thanh niên phải chủđộng đề xuất, tham mưu cho Đảng về những chương trình, chính sách thanhniên thích hợp và phải tổ chức thực hiện tốt đường lối, chính sách, đổi mới củaĐảng và Nhà nước ta, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, bồi dưỡng vậnđộng thanh niên: xã hội hóa, tri thức hoá và hiện đại hoá thế hệ trẻ cho phùhợp với yêu cầu của thời đại thông tin đang đặt ra, để thanh niên có khả năng
Trang 11chuyển hoá kiến thức, liên thông kỹ thuật, nhạy bén thông tin, bừng nở sángkiến; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, có nghị lực và ý chí,dám nghĩ dám làm trong học tập, trong lao động và trong phong trào lập thânlập nghiệp, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ công nghệ vào việc pháttriển kinh tế- xã hội của đất nước với một bản lĩnh thật vững vàng và lòng
quyết tâm cao Muốn vậy chúng ta phải làm cho đoàn viên, thanh niên nhận
thức được:
Thứ nhất, phải làm cho đoàn viên thanh niên hiểu được đạo đức cáchmạng là cái gốc của con người Trong nhiều bài huấn thị của Bác đều thể hiệnđạo đức là cái gốc làm người, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng.Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thìsông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải
có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân”[6; tr 32-33] Trong đó, nội dung đạo đức mà Hồ Chí Minh nêu ra đó làyêu nước, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội và quyết tâm thực hiện cho đượcnhững nhiệm vụ có ích cho cách mạng, cho nhân dân Người dạy rằng, “Có tài
mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính giỏi nhưng lại đi đếnthụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hạicho xã hội nữa”[7; tr.74]
Thứ hai, vận mệnh, sự phát triển của dân tộc tuỳ thuộc vào sự giác ngộ
và trách nhiệm của thanh niên Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dânPháp” xuất bản năm 1925 Người viết “Hỡi Đông Dương đáng thương hại!Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồisinh”[8; tr.133], chính Bác Hồ đã nhìn thấy sức sống dân tộc đang tiềm ẩn bêntrong thế hệ thanh niên, dù thế hệ đó đang bị đầu độc, đang bị ru ngủ “Đằngsau sự phục tùng tiêu cực, Người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục,đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”[9; tr 30] Dovậy, muốn hồi sinh dân tộc trước hết phải hồi sinh thanh niên
Trang 12Thứ ba, thanh niên phải không ngừng tự giác, tự rèn luyện, có lòng gan
dạ, sự sáng tạo, có ý chí hăng say luôn có tinh thần vượt khó khăn, gian khổ
luôn gương mẫu trong mọi phong trào Trước lúc đi xa Người căn dặn “Đoàn
viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng, Đoàn cần phải chăm lo giáo dụcđạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành người kế thừa xây dựng chủnghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau là một việc quan trọng và cần thiết” [9; tr 510] Chủ tịch Hồ Chí Minhđánh giá rất cao vai trò của thanh niên, đồng thời Người cũng nhận thấy thanhniên như là một chủ thể đang phát triển, đang dần dần hoàn thiện mình Ngườiviết “Ưu điểm của thanh niên là hăng hái, giàu tinh thần xung phong Khuyếtđiểm là ham chuộng hình thức, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng” [9; tr 197] Dovậy, thanh niên muốn xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà thì mộtyếu tố quan trọng là phải tự giác rèn luyện bản thân Sự rèn luyện đó thể hiện
ở mọi phương diện: Rèn luyện đạo đức cách mạng; trau dồi và nâng cao trình
độ văn hoá và nghiệp vụ chuyên môn; rèn luyện ý chí và lòng dũng cảm; rènluyện thân thể.vv Người còn nhấn mạnh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hộiphải có con người xã hội chủ nghĩa, do vậy trước tiên, “thanh niên phải rènluyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa”[9; tr 305] Người dùng nhiều
từ ngữ thuộc về những phẩm chất ý chí, để giáo dục đoàn viên thanh niên như:
cả quyết, quyết đoán, nhẫn nại, hy sinh, dũng cảm, quyết chí, quyết tâm…Người nêu những câu châm ngôn để dạy thanh niên “Ở đâu cần thanh niên có,nơi nào khó có thanh niên” hay “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng khôngbền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” [11; tr 37]
Thứ tư, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là rất quan trọng và
cần thiết Theo Người, cách mạng là sự nghiệp lâu dài khó khăn và là tráchnhiệm của nhiều thế hệ Vì vậy, vấn đề quan tâm, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻchính là thực hiện theo quy luật khách quan nhằm đưa sự nghiệp cách mạngcủa đất nước không ngừng phát triển Người căn dặn thanh niên phải: Yêu Tổquốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và yêu
Trang 13kỷ luật Nói như Xpi-kin nhà Triết học Liên Xô cũ, một người mà không cócái lõi đạo đức bên trong thì giống như con tàu chòng chành giữa biển cảmênh mông đầy sóng gió Bác Hồ cũng từng dạy, “đạo đức cách mạng khôngphải từ trên trời rơi xuống Nó do đấu tranh, rèn luện bền bĩ hằng ngày màphát triển, mà củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng,vàng càng luyệncàng trong” [9; tr 293]
Vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng cho một thế hệ là công việc hết sứccông phu và bền bỉ, Người quan niệm rằng, việc giáo dục, đào tạo và rèn luyệncho thế hệ trẻ là sự nghiệp “trồng người” và Người nêu tư tưởng chiến lược:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Công tácgiáo dục phải tạo nên một thế hệ vừa giỏi chuyên môn, có trình độ cao, phùhợp với sự phát triển của xã hội; đồng thời phải có phẩm chất đạo đức, phảitrở thành là lực lượng “vừa hồng, vừa chuyên” Bằng niềm tin mãnh liệt, sứcmạnh và nghị lực của thanh niên, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanhniên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Trên cơ sở tư tưởngcủa Người, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo, phát huy vai trò của thanh niêntrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủnghĩa
1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức
Đảng ta đánh giá rất cao vai trò của thanh niên Việt Nam trong sựnghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Ngày nay, trong cuộc đổi mới nóichung và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói riêng, thanh niên có vị trí và vaitrò hết sức quan trọng, bởi lẽ thanh niên là nguồn nhân lực trẻ, chiếm trên 50%lực lượng lao động của nước ta, là lớp trẻ khỏe, nhanh nhạy trước những biếnđổi của xã hội, có khả nǎng tiếp thu cái mới, lĩnh hội nhanh những kiến thứckhoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại, có khả nǎng vận dụng mộtcách sáng tạo những tri thức và kỹ nǎng vào quá trình sản xuất, đáp ứng cácyêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Theo “Kết quả điều tra lao động
và việc làm toàn quốc”: Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, dân số
Trang 14thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) trong những năm gần đây khoảng từ 22 đến23,8 triệu người Do tác động không nhỏ của quá trình CNH, HĐH làm cho cơcấu thanh niên cũng có sự chuyển dịch từ nông thôn đi làm ăn, sinh sống ở các
đô thị từ 24,1% năm 2000 lên 25,2% năm 2004 và dự đoán đến năm 2006 là49,5% Về tình hình tư tưởng, nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên,đánh giá chung theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 của Banchấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII ngày 28/3/2004 khẳng định: Nhữngnăm qua, tư tưởng, thái độ chính trị của thanh niên có những chuyển biến tíchcực Đa số thanh niên tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào thành công củacông cuộc đổi mới, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Tinh thần xung phong tìnhnguyện, tính tích cực trong công tác chính trị-xã hội của thanh niên được tiếpthu khơi dậy và phát huy Ý chí tự lực tự cường, không cam chịu đói nghèo lạchậu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống là xu hướng ngày càng được khẳng địnhtrong lớp trẻ Đoàn viên thanh niên ngày càng gắn bó hơn với tổ chức Đoàn
Số thanh niên được kết nạp Đoàn, số đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảngngày càng tăng Mỗi năm, đã có hàng chục triệu lượt đoàn viên, thanh niênhăng hái tham gia trong các phong trào thi đua; hàng triệu thanh niên được kếtnạp mới vào hàng ngũ của Đoàn
Theo Việt báo “số đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng là 1.981.943đoàn viên, trong đó được Đảng xem xét kết nạp 645.332 đồng chí, chiếm53,26% tổng số đảng viên mới kết nạp Riêng năm 2005, đã có 226.194 đoànviên ưu tú được giới thiệu cho Đảng, trong đó 107.124 đồng chí được kết nạpvào Đảng, tăng 12,66% so với năm 2004 và chiếm 63,51% trong tổng số đảngviên kết nạp năm 2005 (đạt chỉ số cao nhất từ trước tới nay), trong đó, hàngngàn đồng chí đoàn viên trẻ được kết nạp Đảng khi tuổi đời mới tròn 18”.Điều đó đã góp phần tăng cường sinh lực trẻ cho Đảng; khẳng định xu hướngtích cực chính trị - xã hội trong thanh niên; đồng thời cũng chính là thành quả
to lớn trong chiến lược phát triển nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta,
là hạnh phúc của các bậc làm cha, làm mẹ Trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập
Trang 15quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanhniên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanhniên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh củathanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa Xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn trong mọi thời kỳ cách mạng luôn lànhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.Thời kỳ CNH, HĐH đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và tuổi trẻ chúng ta nhữngnhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang Để thực hiện được thắng lợi sứmệnh lịch sử này, thế hệ trẻ phải đương đầu với mọi khó khăn, gian khổ,đương đầu với mọi thách đố “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không,đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giớihay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủnghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc rènluyện, bồi dưỡng thế hệ thanh niên”.[1; tr.135] Để thực hiện trách nhiệm vẻvang đó, Đoàn Thanh niên phải được xây dựng và củng cố, Đảng phải tăngcường và nâng cao vai trò lãnh đạo xã hội, trong đó có sự giáo dục, lãnh đạođoàn viên, thanh niên của mình cho phù hợp với thời kỳ nhằm đáp ứng nhucầu phát triển của xã hội và sự trưởng thành của thanh niên Lý tưởng cáchmạng của đoàn viên thanh niên là độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội đã trởthành niềm tin, lẽ sống của nhiều thế hệ thanh niên cách mạng kế tiếp nhautrên nửa thế kỷ qua Con đường đi đến lý tưởng cao đẹp là con đường phải đổnhiều xương máu, mồ hôi, nhưng là con đường đầy vinh quang và sự tích anhhùng Chính vì vậy mới có được nhiều thắng lợi của cuộc cách mạng thángTám thành công, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuânnăm 1975 Con đường tiếp tục hôm nay còn phải vượt qua nhiều thử thách vôcùng lớn lao, đòi hỏi không ít những hành động dũng cảm anh hùng, nhữngchịu đựng hy sinh, gian khổ Có giác ngộ lý tưởng cao đẹp sâu sắc, có niềm tincách mạng, đoàn viên, thanh niên mới đảm đương đựơc sứ mệnh lịch sử củamình, đưa lá cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và của dân tộc ta đến thắnglợi cuối cùng trong chặng đường CNH, HĐH đất nước Để giác ngộ sâu sắc về
Trang 16lý tưởng và niềm tin cách mạng, đoàn viên thanh niên trước hết cần được trang
bị kiến thức về thế giới quan duy vật và phương pháp luận của Chủ nghĩaMác- Lênin, về nhân sinh quan cách mạng và những hiểu biết đúng đắn vềCNH, HĐH đất nước theo chủ nghĩa xã hội, tự tin trong học tập, tu dưỡng rènluyện, trong quá trình hình thành bản lĩnh chính trị cho đoàn viên thanh niên.Trong đó, xây dựng và phát triển bản lĩnh nhân cách cho đoàn viên thanh niên
là tập trung để nâng cao ý chí độc lập, tự chủ, lập thân, lập nghiệp, trong xử lýđúng đắn các mối quan hệ hoạt động, giao tiếp và thực hiện nghĩa vụ đượcgiao một cách tốt nhất
1.2.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của thanh niên
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ CNH, HĐH sự nghiệp
đó đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và thanh niên những nhiệm vụ nặng nềnhưng rất vẻ vang “sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nướcbước vào thế kỷ XXI có vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không,chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định”[17; tr.135] Nhưnglực lượng thanh niên, sức mạnh của tuổi trẻ muốn được phát huy họ phải đượcbồi dưỡng, đào tạo, phải được tổ chức, tập hợp, được Đảng quan tâm lãnh đạo
và Nhà nước quản lý, trong đó vai trò của Đoàn trong việc dẫn dắt giáo dục vàbảo vệ, tổ chức và rèn luyện thanh niên thông qua phong trào cách mạng lànhân tố quyết định
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá VII về thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới
có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường
xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vàoviệc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đềsống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại củacách mạng”[18, tr.12] Nghị quyết lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
Trang 17khóa X đã đề ra những quan điểm chỉ đạo đối với công tác thanh niên thời kỳCNH, HĐH đất nước:
Thứ nhất: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai
của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm
lo, phát triển, thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn
định và phát triển vững bền của đất nước.
Thứ hai: Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa
hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thốngchính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội
Thứ ba: Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng củathanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xâydựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới
Từ những quan điểm chỉ đạo đó Đảng ta đã phát huy vai trò lãnh đạocủa mình cùng với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã đề ranhững chủ trương và biện pháp để phát huy được vai trò của thanh niên trong
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bước đầu đã đạt đựoc một số kết quả đángghi nhận
1.2.2.2 Chủ trương của Đảng trong việc giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên
- Thứ nhất cần tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lốisống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩmchất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự
nghiệp CNH, HĐH Lý tưởng cách mạng của thanh niên là độc lập tự do cho
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lý tưởng đó đã trở thành niềm tin, lẽ sống củanhiều thế hệ thanh niên cách mạng kế tiếp nhau qua nhiều thế kỷ qua Ngàynay, vấn đề quan trọng và cần thiết trong công tác thanh niên chính là tăngcường giáo dục, đào tạo thanh niên thành lớp người vừa “hồng” vừa “chuyên”,
Trang 18nói cách khác là phải nâng cao chất lượng phong trào “rèn đức”, “luyện tài” đểgóp phần hình thành đội ngũ đông đảo những người lao động trẻ - nguồn nhânlực trẻ - đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳmới để “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ kính yêu hằngmong muốn và tin tưởng
Thứ hai là đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọithanh niên có cơ hội được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức
và kỹ năng, vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới.Giáo dục bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là con đường ngắn nhất để đào tạo bồidưỡng thế hệ kế cận hùng hậu cho tương lai đất nước Quán triệt tư tưởng HồChí Minh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là rất quan trọng và cầnthiết” Đảng ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và mục tiêu chiến lượccho sự phát triển kinh tế- xã hội
Thứ ba: Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thunhập và cải thiện đời sống cho thanh niên Sau hơn 20 năm đổi mới và pháttriển đất nước, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tưBan Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), tình hình về thanh niên nóichung và tình hình về chất lượng lao động, vấn đề việc làm, thu nhập và cảithiện đời sống đã có những bước chuyển biến rất mạnh mẽ “Một trong nhữngthành tựu của công cuộc đổi mới là đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời
kỳ mới có đạo đức, nhân cách, có trí thức, sức khỏe, tư duy năng động và hànhđộng sáng tạo; … đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, môitrường sống an toàn”[19; tr 37] Bên cạnh những mặt tích cực mà thanh niênViệt Nam đã đạt được thì Hội nghị cũng đã đưa ra một số hạn chế của thanhniên hiện nay đó là: “học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niênnông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiếnthức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế Tính độc lập, chủ động, sáng tạo,năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa”[19, tr.38]
Trang 19Trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho thanh niên Đảng ta
đã chủ trương nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thunhập và cải thiện đời sống cho thanh niên nhằm khắc phục những hạn chế của
và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên vào công cuộc xóa đói, giảmnghèo và thúc đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
2 Những phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho đoàn viên, thanh niên:
có ý chí vươn lên, chủ động lập thân, lập nghiệp và nâng cao tính tích cựcchính trị, xã hội, những phẩm chất của tuổi trẻ trong thời kỳ mới ở những nơikhó khăn nhất, hăng hái đi vào thực tế cuộc sống để rèn luyện và trưởng thành,qua đó một lớp thanh niên tiên tiến với nhiều tài năng trẻ xuất hiện trong công
cuộc đổi mới, góp phần làm rạng danh đất nước Từ đó, vị trí, vai trò của
thanh niên trong xã hội không ngừng được khẳng định và nâng cao thông quaviệc thanh niên tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả vào sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước Công việc đó làcủa toàn xã hội nhưng trước hết là của thanh niên Với tinh thần ở đâu cần thìthanh niên có, nơi nào khó thì có thanh niên CNH, HĐH là cơ hội để thanh
Trang 20niên rèn luyện cống hiến và trưởng thành, đồng thời cũng là thách thức lớn đốivới thanh niên Vì thế, thanh niên cần phải có tri thức cao, tay nghề giỏi, cóđạo đức trong sáng, lối sống cao đẹp và sức khỏe tốt Bác Hồ kính yêu củachúng ta từng nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhàthịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên”[20; tr.9] Do đó, Bác
Hồ và Đảng ta luôn chăm lo sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng lý tưởng và giáodục toàn diện đặc biệt là việc giáo dục đạo đức với các công tác tuyên truyền,giáo dục Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được triển khai vàthực hiện có hiệu quả với nhiều hình thức và nội dung phong phú, sáng tạo
- Trước hết, Đoàn Thanh niên phải đặc biệt quan tâm giáo dục chính trị,bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho thanh niên, bảo đảm sự vữngvàng, kiên định của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,trong hội nhập kinh tế và trong giao lưu văn hóa quốc tế Ra sức xây dựng lốisống và nếp sống văn hóa trong sạch, lành mạnh, gương mẫu, có kỷ luật, kỷcương, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng vị kỷ, coi đồngtiền là trên hết, lấy hưởng thụ làm chính, thiếu trách nhiệm với gia đình, xã hộicũng như các biểu hiện tiêu cực khác
- Thứ hai, phát triển các phong trào Đoàn Thanh niên vừa phải xuấtphát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninhquốc phòng của đất nước, vừa phải gắn với yêu cầu, lợi ích chính đáng và phùhợp với đặc điểm, khả năng của thanh niên Thanh niên phải vươn tới tầm cao,
ra sức học tập và góp phần xây dựng một “xã hội học tập”, tiến quân vào pháttriển khoa học, công nghệ, tiên phong trong các cuộc vận động”, “toàn dânđoàn kết, xây dựng lối sống văn hóa”, “toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi nhằmlàm giàu cho mình, cho cộng đồng cơ sở và cho đất nước”[21; tr.24]
- Thứ ba, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương thức giáo dục đối với
thanh niên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, "học" đi đôi với "hành".Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên cần gắn chặt với những
Trang 21yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và cụ thể hoá phù hợp với từng hoàn cảnh, đốitượng thanh niên Môi trường giáo dục hiệu quả nhất chính là đưa thanh niênhoà mình vào các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng (kể cảkhi thanh niên còn đang ngồi trên ghế nhà trường) Thông qua thực tiễn phongtrào để giáo dục và nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng của tuổi trẻ.
- Thứ tư là, trong sự quan tâm của toàn Đảng và toàn xã hội, Đoàn
Thanh niên ý thức rất rõ những khó khăn, hạn chế và trách nhiệm trong xâydựng tổ chức Đoàn vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủsức đảm nhận tốt vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và các hội củathanh niên; xác định công tác giáo dục thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu, làchức năng chủ yếu của tổ chức Đoàn trong đó nội dung giáo dục lý tưởng cáchmạng cho thanh niên là cốt lõi và xuyên suốt trong mọi hoạt động của mình
Từ đó, các tổ chức thanh niên sẽ tiếp tục tìm tòi, đổi mới các phương thức,hình thức, tăng cường các nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức cho thanhniên; lồng ghép nội dung giáo dục trong tất cả các mặt công tác, các hoạt độngkhác của Đoàn như đoàn kết, tập hợp thanh niên, tổ chức các phong trào thiđua, đảm nhận các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, thông qua
đó để giáo dục và rèn luyện thanh niên; xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hộitạo nguồn phát triển đảng viên từ thanh niên; nâng cao năng lực tham mưu, đềxuất với các cấp uỷ, chính quyền và phối hợp với các cấp, các ngành, đoànthể, các lực lượng xã hội để tăng cường công tác giáo dục thanh niên
2.1.2 Chương trình giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở các trường THPT và THCS
Việc học tập môn Giáo dục Công dân (GDCD) ở các trường trung họcphổ thông (THPT) và trung học cơ sở (THCS) đã trang bị cho đoàn viên, họcsinh những hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phương pháp luậnbiện chứng, biết được những phạm trù cơ bản của đạo đức như chủ nghĩa yêunước, lòng nhân ái, hiếu học, cần cù… bên cạnh đó việc học tập GDCD sẽgiúp cho học sinh hiểu được một cách sâu sắc những yêu cầu những đòi hỏi
Trang 22của thanh niên hiện nay kết hợp với những chuẩn mực đạo đức mà học sinh đãđược học ở các lớp dưới được nâng lên thành những giá trị đạo đức, tư tưởngchính trị, lối sống của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH nhằm giảiquyết hợp lý, có hiệu quả các mối quan hệ xã hội một cách tốt nhất Đồng thời,việc học tập môn GDCD ở nhà trường phổ thông còn giúp học sinh có nhậnthức rõ trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN, trang bị cho học sinh phương pháp luận đúng đắn đểhọc sinh có đủ bản lĩnh, đủ năng lực chủ động và tự giác xác định và thực hiệnphương hướng phát triển của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thôngbằng các hình thức học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đạihọc… để tạo thuận lợi cho thanh niên có được những năng lực cơ bản của bảnthân, giao tiếp và ứng xử, tổ chức quản lý, hoạt động chính trị- xã hội, hợp tác
và cạnh tranh lành mạnh Năm điều Bác Hồ dạy là sự thực hiện những nguyêntắc đạo đức XHCN dưới một hình thức giản dị nhất và phù hợp nhất đối vớilứa tuổi thanh thiếu niên, trong hoàn cảnh cụ thể nước ta cũng như sự pháttriển nhanh của thời đại CNH, HĐH Trong công tác giáo dục con người nóichung và công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên nói riêng, để xây dựng chođoàn viên thanh niên hiểu được những nguyên tắc đạo đức, cần chú ý bảo đảmcác yêu cầu sau:
- Thứ nhất, cần trang bị cho đoàn viên thanh niên có những quan niệm
đạo đức đúng đắn, có kiến thức sâu rộng, có tình thương yêu con người, cóthái độ và hành động chân thực, kiên định vững vàng và khéo léo trong xử lýmọi tình huống Đó là cơ sở của những nền tảng để giúp cho con người có tinhthần trách nhiệm trước bản thân, gia đình, tập thể và xã hội, từ đó giữ đượcnhững nguyên tắc sống đúng đắn Nếu không có những mặt đạo đức cơ bản vàtối thiểu đó con người sẽ dễ bị tác động xấu của hoàn cảnh sống hoặc nhữngham muốn bản năng dẫn đến những hành động mù quáng, làm liều gây nhữnghậu quả tai hại đối với bản thân và xã hội
Trang 23- Thứ hai, giáo dục tinh thần tự lực tự cường, phong cách làm việc củangười công dân dưới chế độ mới: có kỷ cương, nề nếp, tình thương và ý thứctrách nhiệm cao Nguyên tắc này phù hợp với đạo lý làm người, đó cũng làtiêu chí để xây dựng con người XHCN ở nước ta hiện nay.
- Thứ ba, cần kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, như
sự hèn nhát, thói bàng quang, vô trách nhiệm, vụ lợi Vì chủ nghĩa cơ hội làchủ nghĩa cá nhân nên trong bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào người cơ hội cũngsẵn sàng lấy lợi ích của người khác để bảo vệ lợi ích và quyền lợi của bảnthân Họ rời bỏ trận địa, chạy sang hàng ngũ kẻ thù hoặc bàng quang trong đấutranh lẫn trách nhiệm, nịnh bợ kẻ có chức, có quyền… tất cả những hiện tượng
đó là sự biểu hiện của sự đánh mất những nguyên tắc đạo lý làm người
- Thứ tư, cần phải chống những hiện tượng vô nguyên tắc đạo đứctrong sinh hoạt cũng như trong đời sống, thói tuỳ tiện, thiếu khoa học vàkhông có kế hoạch, thường để lại những hậu quả khó lường không những ảnhhưởng đến bản thân mà còn gia đình và xã hội
Vì vậy, việc học tập tốt, rèn luyện tốt môn GDCD các trường THPT vàTHCS nhằm trang bị cho đoàn viên, thanh niên những chuẩn mực đạo đức cơbản là việc làm thật cần thiết và có ý nghĩa thiết thực nhất là trong giai đoạnhiện nay
2.2 Nội dung cơ bản của các phẩm chất đạo đức cần thiết
Từ những căn cứ xác định về phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho đoàn viên,thanh niên, ta thấy những nội dung cần để rèn luyện phẩm chất đạo đức conngười Việt Nam nói chung và đoàn viên thanh niên nói riêng theo tinh thầnNghị quyết Trung ương V, khóa VIII về nhiệm vụ xây dựng con người ViệtNam trong thời kì CNH, HĐH là: 1 –Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cườngdân tộc; 2- Ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng – nước; 3 –Lòng nhân ái, khoan dung; 4 – Vì nghĩa; 5 – Cần Cù; 6 – Lạc quan; 7 – Hiếuhọc
Trang 242.2.1 Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc
Có thể nói, lòng yêu nước, yêu quê hương là “sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn
bộ lịch sử Việt Nam”[22; tr.114] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu củadân tộc ta”[9; tr.117] Lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, từ VănLang, Âu Lạc đến nay, không ai có thể phủ nhận tình cảm yêu nước là mộttình cảm lớn nhất của dân tộc Việt Nam Với dân tộc Việt Nam, Tổ quốc làtrên hết, là thiêng liêng nhất Đặc biệt, tình cảm yêu nước đã nâng lên thànhchủ nghĩa yêu nước và trở thành thứ “vũ khí” bất khả chiến bại trước mọi kẻthù xâm lược Nội dung đạo đức của lòng yêu nước thể hiện ở:
Thứ nhất, yêu nước là yêu nhân dân lao động Đây là nguyên tắc đòihỏi con người cần có lòng tự hào dân tộc, lòng yêu kính đối với nhân dân…tạo thành ý thức trách nhiệm trước vận mệnh đất nước
Thứ hai, yêu nước ngày nay gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội và dựatrên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân
Có thể khẳng định rằng, trên thế giới chưa có nước nào bị xâm lượcnhiều lần bởi những nước lớn mạnh nhất thế giới qua các thời đại như ViệtNam Đó là các triều đại phong kiến hùng mạnh của Trung Quốc như: Tần,Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và các nước thực dân, phát-xít:Pháp, Nhật, Mỹ Nhưng chính chủ nghĩa yêu nước đã giúp nhân dân ta đấutranh giành lại độc lập cho dân tộc Điều quan trọng đáng lưu ý nữa là lòngyêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với ý chí tự cường dântộc Tinh thần ấy đã được hun đúc và thử thách trong khi đối mặt với những kẻthù tàn bạo nhất thế kỷ và cuối cùng nó được khằng định như một chân lý, tinhthần yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường được thừa nhận như một giá trị caoquý nhất của người Việt Nam
2.2.2 Ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình –làng – nước
Trang 25Kết cấu cá nhân – gia đình – làng xã – nước là một kết cấu bền chặt của
xã hội Việt Nam Đối với người Việt Nam, gia đình là nước thu nhỏ, nhưng
mở rộng gia đình là làng Cho nên, “Làng cũng là mở rộng của huyết thống”[23; tr.7] Nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy, lịch sử nước ta gắn liền với việcđắp đê chống lũ, chống ngoại xâm Chính trong điều kiện đó, nhân dân ta đoànkết gắn bó với nhau và yêu thương cộng đồng, đất nước Đây là hai yếu tốđược xem như sản phẩm “bẩm sinh” của tính cộng đồng và tính tự trị làng xãViệt Nam Chính vì vậy, có thể nói rằng, hoàn cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam
đã sinh ra một “sản phẩm đặc thù” đáng quý, đó là tính cộng đồng Nhờ tínhcộng đồng, người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau,coi mọi người trong cộng đồng như anh em một nhà; “Tay đứt ruột xót”, “chịngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách” Họ đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cánhân, lợi ích của làng – nước lên trên lợi ích của gia đình Họ thích sống, hoạtđộng và cống hiến trong cộng đồng và muốn đặt mình trong quan hệ với giađình – làng xã – Tổ quốc Ngày nay, ở những làng quê tính cộng đồng, tìnhlàng nghĩa xóm vẫn duy trì bền chặt Người ta chia sẻ nhau những niềm vuitrong lễ hội, tân gia, mừng thọ; người ta cũng chia sẻ nhau nhiều nỗi buồn bấthạnh của cuộc đời như: ma tang, hỏa họan, bệnh tật… hay vừa qua, cả nướccùng nhau ký hàng triệu chữ ký đòi Mỹ phải bồi thường những thiệt hại,những mất mát cuộc đời của những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam
đã góp phần nào xoa dịu nổi đau khó có thể bù đắp được Chính vì vậy, có thểnói rằng, tính cộng đồng là một truyền thống quý báu, là nguồn sức mạnh nộisinh của con người Việt Nam từ xa xưa cho đến ngày nay; “là cốt lõi củanhững giá trị truyền thống trong văn hóa Việt Nam” [24; tr.93]
2.2.3 Lòng nhân ái
Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ thời kỳcông xã nguyên thủy, buổi đầu dựng nước “Nhân ái” trong quan hệ gia đìnhcủa người Việt Nam biểu hiện ở chỗ, cha mẹ lo cho con từ khi còn nhỏ, concái có trách nhiệm lo cho cha mẹ khi cha mẹ già yếu, bệnh tật Còn anh em
Trang 26trong nhà thì xem “như chân với tay” Đối với người dưng, lòng nhân ái thểhiện ở việc giúp người nghèo khổ, vượt qua cơn hoạn nạn mà không cần bất kì
sự trả ơn nào Trong quan hệ xóm làng thì lòng nhân ái thể hiện “chín bỏ làmmười”, “nhường cơm, xẻ áo”, “là lành đùm lá rách”, “tối lửa, tắt đèn có nhau”,mọi việc xem xét “có lý có tình”, lòng nhân ái của dân tộc là cơ sở cho lòngbao dung ngày càng rộng mở trong cuộc sống cộng đồng, nó bao hàm cả tấmlòng vị tha Theo báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa IX đến nay 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đượccác đơn vị tổ chức nhận phụng dưỡng đến cuối cuộc đời; hàng chục vạn thânnhân của liệt sĩ được đỡ đầu… điều này không chỉ bó hẹp trong cộng đồng dântộc Việt Nam mà cả đối với kẻ thù xâm lược Có thể nói, lòng nhân ái đã tạonên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam Đúngnhư Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ V: “Thươngnước - thương nhà, thương người, thương mình là truyền thống đậm đà củanhân dân ta”.[25; tr.69]
2.2.4 Vì nghĩa
“Vì nghĩa” thực chất là đặt cái chung lên trên cái riêng, nếu cần, dám
hy sinh cái riêng vì cái chung Có ý kiến cho rằng, vì nghĩa là bản tính, làthuộc tính căn bản của người Việt Cổ với quốc gia Văn Lang Nguyễn Trãi,
Đồ Chiểu là những điển hình Trong đời sống gia đình truyền thống Việt Nam
“nghĩa” là tình cảm hết sức sâu nặng, gắn kết giữa vợ và chồng Có khi tìnhkhông còn sâu đậm nhưng vì nghĩa vợ chồng vẫn chung sống với nhau Trongthời kì chống thực dân, đế quốc, chữ “nghĩa” truyền thống vẫn tiếp tục cótruyền thống mạnh mẽ trong đời sống nhân dân Nó đẹp không chỉ trên nhữngvần thơ, những án văn bất hủ mà nó trở thành một nguyên tắc đạo đức, nguyêntắc sống, đồng thời nó còn là một giá trị tinh thần của dân tộc, định hướng chocác nhà lãnh đạo hành động cách mạng Đặc biệt, từ khi có Đảng, chữ “nghĩa”được nhận thức sâu sắc hơn, quan trọng hơn Nhân dân ta đã có ý thức rằng,cách mạng là chính nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm là chính nghĩa,
Trang 27lớp lớp người Việt Nam đã hy sinh quên mình, hàng triệu trái tim trên thế giới
đã ủng hộ cho cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, vì sự nghiệp giảiphóng dân tộc, giải phóng đất nước, giành lại độc lập cho nhân dân Hồ ChíMinh là một tấm gương vì nghĩa Người đã hy sinh cả đời mình cho đại nghĩa,
đó là con người giải phóng dân tộc
2.2.5 Cần cù
Từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, con người Việt Nam vừa chốngchọi với thiên tai, lũ lụt, hạn hán vừa phải chống giặc ngoại xâm Hoàn cảnhnày đã góp phần hình thành nên đức tính cần cù của dân tộc ta Không ai cóthể phủ nhận rằng, dân tộc Việt Nam rất cần cù để có miếng ăn, manh áo,người lao động Việt Nam đã phải cha truyền con nối chịu đựng gian khổ, cầnmẫn lao động ngày đêm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, “một năng haisương”, “chân lắm tay bùn” quanh năm đổ mồ hôi, sôi nuớc mắt một dân tộcmấy ngàn năm sống bằng nghề nông với phương thức “con trâu đi trước cáicày theo sau” lệ thuộc vào thiên nhiên vì vậy đòi hỏi con người cần có sự cần
cù, chịu khó để chiến thắng tai họa nhằm tồn tại và phát triển Sau khi Bác Hồxem Bảo tàng cách mạng, Bác viết bài báo đăng ở Báo Nhân Dân, ngày 4tháng 7 năm 1959 Bài báo có đoạn: “Đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu có.Nhân dân Việt Nam thông minh và cần cù”[26; tr.212] Đó cũng chính là nhậnxét, đánh giá của rất nhiều người nước ngoài Hình ảnh đầu đội, vai gánh, lưngcõng, tay nhanh nhẹn khéo léo, chân chạy như bay, đi suốt hàng ngàn cây số
đê điều, cấy cày công phu, cặm cụi làm vườn cho dù mưa dầm, nắng cháy, rétbuốt đêm khuya, con người Việt Nam vẫn tươi cười, điều này không nhữngđược thấy trong các thần thoại, truyền thuyết, những tục ngữ ca dao mà cònthể hiện ở cả trong văn chương bác học; không chỉ thể hiện ở những cá nhân
mà còn thể hiện ở cả cộng đồng dân tộc
Có thể khẳng định, đức tính cần cù là một đức tính lớn của dân tộc ViệtNam Nó đã làm nên bản sắc của nền văn hóa và được biểu hiện rõ nét trongđời sống của dân tộc ta Đức tính này góp phần quan trọng trong công cuộc