1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY – HỌC SINH HỌC 10 NÂNG CAO CHƯƠNG CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

27 993 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀXuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học PPDH hiện nay, nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay, nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, biết tìm ra các giải pháp hợp

lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội.

Trong luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được

Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1996 ở mục II trong điều 4 đã nêu rõ: "Phương

pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tính tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên".

Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: "Đổi

mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là thanh niên ".

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Đảng ta cũng đề ra

nhiệm vụ là: "Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước

bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới" Bởi vậy, vấn đề đặt ra của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải

đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới

Công cụ để thực hiện các đổi mới trên là các PPDH tích cực Dạy học tích cực có những đặc trưng thể hiện ở cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh và nếu được sử dụng thường xuyên sẽ hình thành được cho học sinh thói quen tư duy trước những vấn đề đặt ra, đề ra được các giả thuyết, tìm phương hướng gảii quyết và nảy sinh tư duy sáng tạo Đó là mầm mống của khả năng độc lập nghiên cứu khoa học Một trong những PPDH tích cực mạng lại nhiều hiệu quả đối với học sinh Trường THPT Đạteh trong điều kiện hiện nay là sử dụng phiếu học tập (PHT) Sử dụng PHT là một PPDH tích cực có tính phức tạp, trong đ1o PHT là phương tiên để gáio viên yêu cầu học sinh tiến hành các hoạt động tự lực để tìm ra tri thức mới các PHT được sử dụng vào các thời điểm thích hợp trong ácc tiết học trên lớp tương ứng với những nội dung phù hợp sẽ

có giá trị cao như:

- Lời giải đúng trong PHT sẽ là tri thức mới cho học sinh

Trang 2

- Tri thức mới đến với học sinh nhờ hoạt động tư duy tích cực của chính học sinh với PHT, nhờ đó học sinh không chỉ giành được các tri thức mà còn rèn luyện được các phương pháp nhận thức.

- PHT có ý nghĩa lớn khi yêu cầu học sinh kết hợp tiềm năng của mình với việc nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) Lúc này các nội dung PHT có vai trò kích thích định hướng nhận thức, đồng thời định hướng việc nghiên cứu tài liệu SGK, do đó SGK sẽ là nguồn tư liệu qua trọng để học sinh nghiên cứu tìm lời giải Như vậy, PHT được sự dụng để tổ chức các hoạt động nhận thức các kiến thức một cách khá triệt để, có thể khắc phục được tình trạng học thụ động, dạy độc thoại và trình trạng SGK bị “thừa”

Với những giá trị nêu trên của việc sự dụng PHT trong dạy học và nhằm đáp ứng mục tiêu của cuộc đổi mới gáio dục một cách toàn diện hiện nay, thì việc thiết kế và sử dụng các PHT trong dạy học là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội diện đại Để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện hiên nay cùng những kinh gnhie65m giảng dạy của bản thân tôi xây dựng

đề tài: “Phiếu Học tập Trong Dạy và Học Sinh Học 10 Nâng Cao – Chương Cấu Trúc Tế Bào”

PHẦN II NỘI DUNG GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

1 Cơ sở lí luận:

1.1 Khái niệm phiếu học tập:

Về khái niệm PHT, tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Thành đã xây dựng khái

niệm như sau: "Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người ta phải dùng các

phiếu hoạt động học tập gọi tắt là PHT Còn gọi cách khác là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc PHT là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học Trong mỗi PHT có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác

tư duy để giao cho học sinh ".

Nội dung hoạt động được ghi trong PHT có thể là tìm ý điền tiếp hoặc tìm thông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi Nguồn thông tin để học sinh hoàn thành PHT có thể từ tài liệu giáo khoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ mô hình, mẫu vật hoặc sơ đồ hoặc từ những mẩu tư liệu được giáo viên giao cho mỗi học sinh sưu tầm trước khi học

1.2Vai trò của phiếu học tập (PHT):

PHT là phương tiện định hướng hoạt động độc lập của học sinh trong quá trình dạy học Trên cơ sở của PHT, học sinh độc lập tiếp thu kiến thức mới hoặc

Trang 3

củng cố kiến thức đã học PHT còn là phương tiện rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nhận thức như: Phân tích - so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá…

PHT đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi, khám phá Trên cơ sở đó rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh

Thông qua tổ chức các hoạt động bằng PHT, giáo viên có thể thu được thông tin ngược về kiến thức và kĩ năng của học sinh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời

Với lượng kiến thức rất lớn trong mỗi bài của chương, việc sử dụng PHT

để tổ chức hoạt động học tập trong một số bài dạy mới có thể đạt được mục tiêu của bài học

Bằng việc sử dụng các PHT, chuyển hoạt động của giáo viên từ trình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo Mọi học sinh được tham gia hoạt động tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng

Khi dùng PHT, giáo viên có thể kiểm soát đánh giá được trình độ của học sinh và từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng và tăng hiệu quả dạy học

1.3 Yêu cầu về thiết kế phiếu học tập

a Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập:

Để thiết kế một PHT tốt, đáp ứng được các vai trò trên, theo tôi phải tuân thủ các quy tắc sau:

- Có mục đích rõ ràng, nội dung ngắn gọn, chính xác trong diễn đạt ý

- Có khối lượng công việc vừa phải, có phần chỉ dẫn nhiệm vụ rõ ràng

- Có khoảng trống phù hợp để học sinh điền kết quả của công việc đã làm

- Có quy định thời gian hoàn thành

- Trình bày phiếu khoa học

- Có đánh số thứ tự nếu biên soạn nhiều phiếu học tập trong một tiết học

b Cấu trúc của phiếu hoc tập:

- Phần chung: Tên trường, lớp, nhóm học sinh, đề bài, số thứ tự của phiếu.

- Phần cụ thể: Thành phần cấu tạo của PHT:

Về giá trị dạy học, thì PHT là tài liệu hướng dẫn học, nghĩa là hướng dẫn học sinh trình tự thực hiện các thao tác, để tìm ra được kết quả học tập Do vậy thành phần cấu tạo của PHT phải là:

+ Phần dẫn hay là dẫn dắt.Vừa là điều kiện cho, vừa chỉ dẫn nguồn thông tin cần sử dụng VD: Nghiên cứu SGK mục I bài 10, thì điều kiện cho là những thông tin trong mục I bài 10, nguồn thông tin là từ mục I bài 10 Điều kiện cho còn là những thông số cần thoả mãn khi tìm ra lời giải

Trang 4

+ Phần hoạt động hay là các công việc thực hiện.

+ Thời gian hoàn thành

+ Đáp án (Sẽ có ở phần riêng)

Nâng Cao – Chương Cấu Trúc Tế Bào.

Qua ph©n tÝch néi dung c¸c bµi chương II – Cấu trúc của tế bào Sinh

học lớp 10 nâng cao tôi thấy rất nhiều nội dung có thể sử dụng phiếu học

tập để giúp người học tự lực và tích cực trong quá trình học Chính vì vậy tôi

đã thực hiện xây dựng PHT cho chương Cấu trúc của tế bào – sinh học 10

nâng cao.

2 Thực trạng

Giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm, Trường học đã được đầu tư về

cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống projecter trong mỗi phòng học đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới về nội dung và phương pháp

giảng dạy, đổi từ cách dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương

pháp dạy – học tích cực”.

Bản thân được học tập đầy đủ các khóa tập huấn thay sách giáo khoa, được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy do Sở tổ chức Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ dạy học phổ biến như Powerpoint, violet Ngoài các tài liệu tham khảo từ sách tôi luôn dành thời gian để nghiên cứu tài liệu từ internet, chắt lọc những nội dung, phương pháp để thực hiện có hiệu quả Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, quý đồng nghiệp và các em học sinh trong qúa trình thực hiện đề tài, đặc biệt là sự hỗ trợ chuyên môn, giúp đỡ, chia sẻ và tạo điệu kiện về thời gian của thầy cô trong tổ Sinh

Phần lớn học sinh chưa có tâm thế học tập một cách chủ động, tự nghiên cứu hay đọc SGK trước khi tiết học mới bắt đầu

Khi đặt mục tiêu học tập thì đa số học sinh chưa có kế hoạch nào cụ thể

về những công việc, mức độ công việc, thời gian thực hiện công việc để đạt được mục tiêu đó, đa số học sinh theo lối suy nghĩ “đến đâu hay đến đó”, chính điều này đã i hình thành thói quen làm việc không có kế hoạch trong học sinh Học sinh vẫn còn thụ động trong tiếp thu kiến thức, việc thực hiện theo các yêu cầu đổi mới phương pháp học chủ động, tích cực, sáng tạo vẫn còn hạn chế, chưa chủ động trong việc tự hình thành kiến thức cốt lõi của từng nội dung sau khi được thảo luận, nghiên cứu để tự rút cho mình kiến thức cần thiết nhất

Trang 5

Khối lớp 10 chỉ có 2 lớp ban KHTN và chia cho 2 giáo viên dạy nên việc thực nghiệm - đối chứng chỉ mang tính định tính qua nhận thấy thái độ học tập

và kết quả chung ở bài kiểm tra 1 tiết, thi học kì

3 Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng “Phiếu Học tập Trong

Dạy và Học Sinh Học 10 Nâng Cao – Chương Cấu Trúc Tế Bào”

* Mục tiêu chương:

- Về kiến thức: Đây là chương bao gồm những kiếc thức cơ bản để tiếp thu các kiến thức khác sau này, nên chú ý xây dựng hệ thống các khái niệm cơ bản như: tế bào, tế bào nhân sơ tế bào nhân thực, màng sinh chất, bào quan Học sinh có được những kiến thức cơ bản về cấu trúc tế bào và chức năng của những thành phần hóa học, các bộ phận trong tế bào Học sinh cần hiểu rõ tính thống nhất sự liên quan chặt chẽ giữa các bài trong chương

- Về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng tư duy: tư duy thực nghiệm - quy nạp, phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp khái quát hóa, kĩ năng nhận dạng) Phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng, biểu, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, kĩ năng trình bày trước tổ, lớp…Phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm làm tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính hiển vi…

- Về thái độ: Học sinh củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học Học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập Học sinh xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống

* Cấu trúc của chương:

Bài 13: Tế bào nhân sơ

Bài 14: Tế bào nhân thực

Bài 15: Tế bào nhân thực (tiếp)

Bài 16: Tế bào nhân thực (tiếp)

Bài 17: Tế bào nhân thực (tiếp)

Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Bài 19: Thực hành: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi.Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Bài 20: Thực hành: Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào

Và được chia thành 12 tiết dạy: trong đó có 3 tiết thực hành, 2 tiết bài tập

và tiết kiểm tra

Trang 6

Tôi bắt đầu thực hiện giải pháp này khi dạy sinh lớp 10 nâng cao năm học 2011

- 2012, và áp dụng cho học sinh lớp 10 nâng cao năm học 2013 -2014, đến nay

khi dạy lớp 10 nâng cao năm học 2015 -2016 tôi đã tiếp tục áp dụng có bổ sung

và hoàn thành trong các tuần dạy vừa qua (tháng 9, 10 năm 2015)

5 Giải pháp thực hiện: Thiết kế PHT trong các bài cụ thể của chương II:

CẤU TRÚC TẾ BÀO – sinh 10 nâng cao

5.1 MỘT SỐ PHIẾU HỌC TẬP THEO BÀI:

Trong điều kiện cho phép, tôi thiết kế một số PHT sử dụng trong dạy học một số bài thuộc chương II Cấu Trúc Của Tế Bào

PHT 01.13 II.10 Tiết 12, Bài 13: Tế Bào Nhân Sơ

Bài tập 1(1phút – cá nhân): Quan sát hình trên màn chiếu , và cho biết thành

phần cấu trúc cơ bản của tế bào?

Bài tập 2 (4 phút - thảo luận nhóm): Dựa vào hình 13.1/ SGK trang 45 Hoàn

thành bảng sau bằng cách điền dấu (+) nếu có hoặc (-) nếu không có:

khuẩn

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

Vỏ nhầy

Thành tế bào

Tăng sức bảo vệ tế bàoQuy định hình hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ

tế bàoVách ngăn giữa bên trong và

Trang 7

Màng sinh

chất

Chất tế bào

Nhân tế bào

bên ngoài tế bào, thực hiện trao đổi chất cho tế bào: vận

chuyển, thẩm thấu

Là nơi thực hiện các phản ứng chuyển hóa của tế bào Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Bài tập 3 (7 phút- thảo luận nhóm): Hãy chú thích hình vẽ về cấu trúc của một trực khuẩn? Nghiên cứu SGK trang 47, 48 ghi ngắn ngọn cấu tạo và c hức năng của mỗi thành phần cấu trúc? Chức năng mỗi thành phần cấu trúc :

PHT 02.14 II.10

Trang 8

Tiết 13, Bài 14: Tế Bào Nhân Thực Bài tập 1(3 phút - thảo luận nhóm):Quan sát hình vẽ hãy liệt kê các cấu trúc cơ

bản của tế bào động vật, tế bào thực vật, cho biết điểm giống nhau và khác nhau

của hai loại tế bào đó?

Bài tập 2(10 phút - thảo luận nhóm): nghiên cứu nội dung II, III,IV và quan

sát hình 14.3, 14.4, 14.5 SGK/ 51,52,53 hãy mô tả cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực: ribôxôm, khung xương tế bào, trung thể theo bảng sau:

Các bào quan Đặc điểm cấu trúc Chức năng

Trang 9

Tiết 14, Bài 15: Tế Bào Nhân Thực Bài tập 1 (3 phút – cá nhân): Qua kiến thức đã học sinh học lớp 8 hãy cho

biết hình dưới mô tả bào quan nào trong tế bào? ghi chú thích cho hình (tham khảo SGK /55)

Bài tập 2 (5 phút – thảo luận nhóm): tham khảo nội dung SGK /55, 56 cho biết

cấu trúc và chức năng của lục lạp và hoàn thành bảng sau:

Lục lạp

Bài tập 3 (về nhà): Qua kiến thức bài học em hãy nêu những điểm giống và

khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu tạo và chức năng, hoàn thành vào bảng sau:

Trang 10

Chức năng

PHT 04.16 II.10 Tiết 15, Bài 16: Tế Bào Nhân Thực Bài tập 1(10 phút - thảo luận nhóm): nghiên cứu nội dung VII, VIII.1 và quan

sát hình 16.1, 16.2, SGK/ 57,58 hãy mô tả cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực: lưới nội chất, bộ máy Gôngi theo bảng sau:

Lưới nội chất

Bộ máy Gôngi

Bài tập 2(2 phút – cá nhân): Điều gì sẽ xảy ra nếu vì lí do nào đó mà lizôxôm

của tế bào bị vỡ ra?

PHT 05.17 II.10 Tiết 16, Bài 17: Tế Bào Nhân Thực Bài tập 1(5 phút- thảo luận nhóm): Quan sát hình 17.1 SGK/ 60 Chú thích thành

phần cấu tạo nên màng sinh chất ở hình dưới? Qua đó nêu các thành phần cấu tạo màng sinh chất

Trang 11

Bài tập 2(5 phút – thảo luận nhóm): nghiên cứu nội dung SGK nêu chức năng

của các thành phần cấu tạo của màng sinh chất theo bảng sau:

Tầng photpholipit kép

Protein xuyên màng

Protein bám màng

Glicoprotein

Colesteron

Bài tập 3(2 phút - Cá nhân): Giải thích vì sao khi ta nấu canh cua (cua giả nhỏ

và được lọc lấy để nấu canh ) thì có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi lên mặt nược nồi canh?

PHT 06.18 II.10 Tiết 17, Bài 18: Vận Chuyển Các Chất Qua Màng Sinh Chất

Bài tập 1 (7 phút - thảo luận nhóm): Qua kiến thức đã học phần 1- vận chuyển

thụ động, nghiên cứu mục II vận chuyển chủ động và hình 18.2 SGK/ 64-66 để

phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động

Trang 12

Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ độngNguyên nhân

Nhu cầu năng lượng

Bài tập 1(cho học sinh giỏi): Mặc dù có những khác biệt rõ rệt về cấu trúc giữa

các sinh vật nhân thực và các sinh vật nhân sơ Song giữa chúng vẫn tồn tại nhiều sự giống nhau chung cho mọi dạng sinh vật hiện đang sống trên Trái đất,

và người ta cho rằng chúng có cùng một tổ tiên chung Dựa vào cấu trúc tế bào

vi khuẩn và cấu trúc của các tế bào nhân thực, em hãy chứng minh điều đó?

Bài tập2: Hãy cho biết trong tế bào nhân thực những bộ phận nào có cấu trúc

màng đơn hoặc màng kép hay không có màng bao bọc? Đánh dấu vào ô tương ứng bảng sau:

Cấu trúc trong tế bào Màng đơn Màng kép Không có màngNhân

Riboxom

Ti thể

Lục lạp

Mạng lưới nội chất

Trang 13

Bộ máy gôngi

Lizoxom

Không bào

Trung thể

Bài tập 3: Mô tả cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân

thực: mạng lưới nội chất, bộ máy Gôngi, không bào, khung xương tế bào, trung thể vào bảng sau:

Các bào quan Đặc điểm cấu trúc Chức năng

Bài tập 2

khuẩn

Tế bào động

Tế bào thực

Ngày đăng: 22/11/2015, 10:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học (Phần đại cương), NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học sinh học
Tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2001
2. Trần Bá Hoành (1965), Kỹ thuật dạy học sinh học, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật dạy học sinh học
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1965
3. Sinh học 10, Nguyễn Thành Đạt, Nxb GD, năm 2006 Khác
4. Sinh học 10 sách giáo viên, Nguyễn Thành Đạt, Nxb GD năm 2006 Khác
5. Sinh học 10 nâng cao, Vũ Văn Vụ, Nxb GD năm 2006 Khác
6. Sinh học 10 nâng cao sách giáo viên, Vũ Văn Vụ, Nxb GD năm 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w