1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh cương lĩnh và luận cương tháng 10-1930

21 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 624,5 KB

Nội dung

So sánh cương lĩnh và luận cương tháng 10-1930

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Đề tài: So Sánh Cương Lĩnh Chính

Trị Đầu Tiên Của Đảng Và Luận Cương Chính Trị Tháng 10 -1930

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG 3

1./ Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung 3

1.1./ Cương Lĩnh Chính Trị Đầu Tiên 3

1.1.1./ Hoàn cảnh ra đời 3

1.1.2./ Nội Dung 6

1.2./ Luận Cương Chính Trị Tháng 10 – 1930 9

1.2.1./ Hoàn cảnh ra đời 9

1.2.2./ Nội Dung 12

2./ So Sánh 13

2.1./ Những điểm giống nhau: 14

2.1.1./ Về phương hướng chiến lược của cách mạng 14

2.1.2./ Về nhiệm vụ cách mạng 14

2.1.3./ Về lực lượng cách mạng 15

2.1.4./ Về phương pháp cách mạng 15

2.1.5./ Về vị trí quốc tế 15

2.1.6./ Lãnh đạo cách mạng 15

2.2./ Những điểm khác nhau 15

2.2.1./ Điểm thức nhất 16

2.2.2./ Điểm thứ hai 16

3./ Ý Nghĩa 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

NỘI DUNG

1./ Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung

1.1./ Cương Lĩnh Chính Trị Đầu Tiên

1.1.1./ Hoàn cảnh ra đời

- Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lượcViệt Nam Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũlực Thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch nhân dân ta cả về kinh tế -chính trị- văn hoá Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa củaPháp.Chính sách cai trị của Pháp đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội ViệtNam trở nên gay gắt Đó là mâu thuẫn giữa các tầng lớp thống trị và nhândân lãnh đạo cực khổ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc và Việt Nam với đếquốc, phong kiến Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, các phong trào đấutranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và mạnh mẽ ở Việt Nam đầu thế kỷXX

- Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêunước cuối tháng 3-1929, ở Hà Nội, một số hội viên tiên tiến của tổ chứcThanh niên ở Bắc Kỳ đã thành lập ra chi bộ công sản đầu tiên ở Việt Nam,

do đồng chí Trần Văn Cung làm Bí thư chi bộ

- Tại đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên( tháng 5-1929 ) đã xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thànhlập đảng cộng sản, mà thực chất là sự khác nhau giữa những đại biểu muốnthành lập ngay một đảng cộng sản và giải thể tổ chức Hội Viện Nam cáchmạng thanh niên, với những đại biểu cũng muốn thành lập đảng cộng sảnnhưng “ không muốn tổ chức đảng ở giữa Đại hội thanh niên và cũng không

Trang 4

muốn phá Thanh niên trước khi thành lập đảng” Trong hoàn cảnh đó, các tổchức công sản ở Việt Nam ra đời.

- Đông Dương Cộng sản Đảng: Ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, Đại biểucác tổ chúc cộng sản ở miền Bắc họp Đại Hội, quyết định thành lập ĐôngDương Cộng sản Đảng Tuyên ngôn của Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản ĐôngDương tổ chức đại đa số và thực hành công nông liên hiệp mục đích là đánh

đổ đế quốc chủ nghĩa; đánh đổ tư bản chủ nghĩa; diệt trừ chế độ phong kiến;giải phóng công nông; thực hiện xã hội bình đẳng, tự do bác ái, tức là xã hộicộng sản

- An Nam Cộng sản Đảng: trước sự ra đời của Đông Dương Cộng Sản

và để đáp ứng yêu cầu của phòng trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồngchí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc vàNam Kỳ đã thành lập An Nam Cộng sản Đảng

- Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn: Việc ra đời của Đông DươngCộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã làm cho nội bộ chi bộ ĐảngTân Việt phân hoá mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đãthành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

- Mặc dù đều vươn cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựngchủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên hoạt độngphân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Namlúc này Đến cuối năm 1929 những người cách mạng Việt Nam trong các tổchức đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảngcộng sản thống nhất

- Ngày 27-10-1929 Quốc tế Cộng sản gửi những người công sản ĐôngDương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sựchia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng một đảng của giai cấp

vô sản

- Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở ĐôngDương, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc Người chủ trì hội nghị

Trang 5

hợp nhất Đảng họp từ ngày 6-1 đến ngày 7-2 1930 tại Hương Cảng TrungQuốc.

Hình 1: Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc

Hình 2: Hình vẽ Hội nghị hợp nhất 3 Đảng Cộng Sản.

- Tại Hội nghị hợp nhất có sự tham gia của: 1 đại biểu Quốc tế Cộngsản; 2 Đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 2 Đại biểu của An NamCộng sản Đảng Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản đểlập ra Đảng cộng sản Việt Nam Hội nghị đã thông qua các Chánhcương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt của Đảng vàĐiều lệ vắn tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đó là các văn kiện củaCương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam

Trang 7

nhân dân với địa chủ phong kiến chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủphong kiến trong đó cương lĩnh xác định mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhấtquyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thẩy.

1.1.2.1./ Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam

- Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân (trước đây Đảng ta gọi là cách mạng tư sản dân quyềntheo lối mới) và cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai giai đoạn cách mạng ấyđều thuộc phạm trù cách mạng vô sản Giữa hai giai đoạn cách mạngkhông có bức tường nào ngăn cách Cương lĩnh viết Chủ trương làm tư sảndân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Mụctiêu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam là " đánh đổ đế quốcPháp, phong kiến Việt Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng mục tiêucuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Đảng cộng sản ViệtNam Điều đó chứng tỏ, ngay từ đầu Đảng ta đã thấu suốt con đường pháttriển tất yếu của cách mạng nước ta, nhận rõ mối quan hệ chặt chẽgiữa cách mạng dân tộc, dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa vàgiương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đường lối

đó nhất quán suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam, đã đưa cáchmạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

1.1.2.2./ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng

- Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến,

làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nôngbinh, tổ chức quân đội công nông

Trang 8

- Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thức quốc trái, tịch thu toàn bộ sản

nghiệp lớn ( như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư bản đế quốc chủnghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý, tịch thu toàn bộruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo,

bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thihành luật ngày làm tám giờ

- Về văn hoá – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình

quyền,…, phổ thông giáo dục theo công nông hoá

- Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận

dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh

đổ bọn đại địa chủ và bọn phong kiến; phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền

và dân cày ( công hội, hợp tác xã ) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng củabọn tư bản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trungnông, Thanh niên, Tân Việt, … để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp đối vớiphú nông, trung, tiêu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cáchmạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào

đã ra mặt phản cách mạng ( như Đảng lập hiến, ….) thì phải đánh đổ

- Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách

mạng Việt Nam Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phụccho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạođược dân chúng; trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, khôngkhi nào nhượng bộ một chút lợi ít gì của công nông mà đi vào con đườngthoã hiệp

- Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải

thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất

là giai cấp vô sản Pháp

Trang 9

1.2./ Luận Cương Chính Trị Tháng 10 – 1930.

1.2.1./ Hoàn cảnh ra đời.

- Đồng chí Trần Phú (bí danh Lý Quý), sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xãTùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Hình 5: Ảnh đồng chí Trần Phú.

- Tháng 7/1925, Hội Phục Việt tập hợp những trí thức yêu nước rađời Đồng chí Trần Phú gia nhập Hội Phục Việt, hăng hái tham gia mở lớpdạy chữ quốc ngữ cho người nghèo khổ, mượn bục giảng để truyền bá tinhthần yêu nước cho học trò Giữa năm 1925, đồng chí đã thôi nghề dạy học

để bước vào con đường hoạt động cách mạng chuyên nghiệp

- Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của đồng chí Trần Phú làđược Hội Phục Việt cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt NamCách mạng Thanh niên Là thành viên của Hội Phục Việt, giữa lúc đanglúng túng về đường lối, đồng chí Trần Phú được gặp lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện, đào tạo Tại lớphuấn luyện chính trị, đồng chí miệt mài học tập, tỏ rõ năng khiếu tư duy lýluận cách mạng, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tin tưởng kết nạp vào Cộng

Trang 10

sản Đoàn, nhóm nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Kếtthúc khóa huấn luyện, đồng chí trở về nước hoạt động Bị mật thám Pháptruy lùng ráo riết, theo yêu cầu của Hội Phục Việt, đồng chí tạm lánh ranước ngoài hoạt động Đồng chí đã trở lại Quảng Châu, làm việc tại Tổng bộThanh niên Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tin cậy, cử sang Liên Xô học ởTrường đại học Phương Đông Đầu năm 1927, đồng chí Trần Phú được giớithiệu vào Đảng Cộng sản Liên xô

- Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Phương Đông, tháng 11/1929đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động với cương

vị là cán bộ chủ chốt của Đảng Đồng chí được Đảng giao nhiệm vụ chuẩn

bị dự thảo Luận cương chính trị

- Chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 7/1930 đến đầu tháng10/1930 sống trong điều kiện bị địch truy lùng gắt gao; ban ngày đồng chícải trang đi khảo sát thực tế ở địa phương, khuya về dự thảo văn kiện; điềukiện làm việc khó khăn, di chuyển địa điểm nhiều lần, nhưng đồng chí TrầnPhú đã trực tiếp biên soạn dự thảo nhiều văn kiện, chỉ đạo biên soạn hàngloạt văn kiện quan trọng của Đảng mở đường cho phong trào cách mạng vàbước phát triển đi lên của cả dân tộc

Trang 11

Hình 6: Hình ảnh Luận cương chính trị.

- Tháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trungương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) đồng chí Trần Phú đã trìnhbày bản dự thảo Luận cương chính trị của Đảng và đã được Hội nghị nhất tríthông qua

- Nội dung chính của Hội nghị:

+ Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụcần kíp của Đảng và thảo luận Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng

và điều lệ các quần chúng

+ Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sảnĐông Dương

+ Cử Trần Phú làm Tổng Bí thư

Trang 12

1.2.2./ Nội Dung.

- Luận cương phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửaphong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền

ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo

1.2.2.1./ Về mâu thuẫn giai cấp

- Mâu thuẫn diễn ra gay gắt “một bên thì thợ thuyền, dân cày và cácphần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủnghĩa”

1.2.2.2./ Về phương hướng chiến lược cách mạng Đông Dương:

- Lúc đầu sẽ làm cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa vàphản đế Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cáchmạng Sau khi tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời

kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

1.2.2.3./ Về nhiệm vụ cách mạng.

- Sự cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến,thực hành thổ địa triệt để; tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làmcho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệkhăng khít với nhau, trong đó vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sảndân quyền là cơ sở để

Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày

- Về nhiệm vụ cách mạng: “Giai cấp vô sản và nông dân là hai động

lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động

Trang 13

lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân là động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tưsản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ theo đế quốc Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kì đầu Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp thì mới đi theo cách mạng mà thôi”

- Về phương pháp cách mạng Lúc thường thì tuỳ theo tình hình mà

đặt khẩu hiệu "phần ít " để dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trườngcách mạng Đến lúc có tình thế cách mạng, Đảng phải lập tức lãnh đạo quầnchúng sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền

- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Điều kiện cốt yếu cho thắng lợi củacách mạng Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có đường lốichính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từngtrải tranh đấu mà trưởng thành Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản,lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nòng cốt

- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của

cách mạng thế giới; vì thế vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vôsản thế giới, trước hết là vô sản Pháp

2./ So Sánh

- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là mộtbước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam Để xác lập đường lối, chiến

Trang 14

nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, cương lĩnhchính trị đã được vạch ra Tại hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3/2/1930 đếnngày 7/2/1930 ở Hương Cảng – Trung Quốc, các đại biểu đã nhất trí thôngqua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm tắt doNguyễn Ái Quốc soạn thảo Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trịđầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh Tiếp theo đó, vào tháng10.1930 cũng tại Hương Cảng-Trung Quốc Ban chấp hành Trung ương họpHội nghị lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí TrầnPhú soạn thảo

- Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thểhiện đường lối cách mạng của Đảng ta

- Hai văn kiện trên được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thựctiễn, xác định rõ phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lựclượng cách mạng, phương pháp cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnhđạo của Đảng

Trong mỗi khía cạnh trên đều thể hiện rõ sự giống và khác nhau giữa hai vănkiện

2.1./ Những điểm giống nhau:

2.1.1./ Về phương hướng chiến lược của cách mạng

- Cả 2 văn kiện đều xác định được tính chất của cách mạng Việt Namlà: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tưbản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nốitiếp nhau không có bức tường ngăn cách Phương hướng chiến lược đã phảnánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam

2.1.2./ Về nhiệm vụ cách mạng.

- Đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dântộc

Ngày đăng: 18/11/2015, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w