Chương 1: Lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.1 Tổng quan về vốn của doanh nghiệp 1.1.1 Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp là biểu
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
Chương 1: Lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 3
1.1.5 Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay 4
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn 4
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 4
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 4
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 5
1.2.5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 5
Chương 2: Thực trạng về việc sử dụng vốn tại Công ty TNHH Ống Thép 190 7
2.1 Khái quát về Công ty TNHH Ống Thép 190 7
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 7
2.1.5 Tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Ống Thép 190 12
2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng toàn vốn tại Công ty TNHH Ống Thép 190 12
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Ống Thép 190 13
2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ống Thép 190 14
2.2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Ống Thép 190 18
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Ống Thép 190 20
3.1 Định hướng và phương hướng kinh doanh tại Công ty TNHH Ống Thép 190 đến năm 2020 20
3.1.1 Về sản phẩm: 20
3.1.2 Về nguồn nhân lực: 21
3.1.3 Về năng lực sản xuất: 21
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Ống Thép 190 21
3.2.1 Giải pháp chung đối với công ty 21
3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 23
3.2.3 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 24
3.2.4 Một số kiến nghị 27
Trang 3Chương 1: Lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp 1.1 Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận
1.1.2 Vốn cố định
1.1.2.1 Khái niệm vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kì kinh doanh
1.1.2.2 Đặc điểm của vốn cố định
Vốn cố định được biểu hiện dưới hai hình thái:
- Hình thái hiện vật: đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanh nghiệp
- Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu
1.1.3 Vốn lưu động
1.1.3.1 Khái niệm
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và là vốn lưu động
1.1.3.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp có đặc điểm chính như sau:
- Vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh
- Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình tuần hoàn luân chuyển
- Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
1.1.4 Phân loại vốn
Phân loại vốn theo nguồn hình thành: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Trang 4Phân loại theo quỹ thời gian huy động vốn: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Phân loại theo phạm vi huy động vốn: vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
1.1.5 Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
Vai trò của vốn được thể hiện rõ nét qua các mặt sau:
Một là: Về mặt pháp lý, một doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định mà lượng vốn này tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập
Hai là: Về mặt kinh tế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nó không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong giai đoạn hiện nay – một nền kinh tế phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào họat động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.3.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Vòng quay hàng tồn kho:
Hàng tồn kho bình quân
- Vòng quay các khoản phải thu:
Các khoản phải thu bình quân
- Kì thu tiền bình quân:
4
Trang 5Kì thu tiền bình quân = 360
Vòng quay các khoản phải thu
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động bình quân
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Doanh thu thuần
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Vốn cố định bình quân
1.2.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh bình quân
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.5.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
• Sử dụng đòn bẩy kinh tế
• Đảm bảo khả năng tài chính
Trang 6• Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ
1.2.5.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Xác định chính xác vốn lưu động thường xuyên, cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở cả 3 khâu: trong khâu dự trữ, trong khâu sản xuất và trong khâu lưu thông
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
6
Trang 7Chương 2: Thực trạng về việc sử dụng vốn tại Công ty TNHH
Ống Thép 190 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Ống Thép 190
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Ống Thép 190
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP 190 (190 STEEL PIPES LIMITED COMPANY)
- Loại hình: Công ty tư nhân
- Công ty TNHH Ống Thép 190 được thành lập vào ngày 01/04/2001
- Địa chỉ: Số 91- khu Cam Lộ - phường Hùng Vương – quận Ngô Quyền – TP Hải Phòng
- Quy mô hoạt động: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH Ống Thép 190 là đơn vị hạch toán độc lập
có đầy đủ tư cách pháp nhân trước pháp luật Nhà máy là đơn vị trực thuộc công ty hạch toán báo sổ
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập ngày 01/04/2001 với tên gọi ban đầu là “Công ty TNHH thương mại 190”, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các loại sản phẩm kim khí Cuối năm 2002, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cũng như cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo, công ty đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy ống thép và đổi tên thành công ty TNHH Ống Thép 190 tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng và đa ngành nghề hơn: sản xuất các loại ống thép, thép hộp, xà gồ thép, gia công cơ khí các sản phẩm từ thép, vận tải hàng hóa
Qua 12 năm hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên thị trường: Sản phẩm Ống Thép 190 đã được người tiêu dùng trên cả nước biết đến,
Trang 8năm 2012 sản lượng thực tế đạt gần 40000 tấn với doanh thu lên tới hơn 913 tỷ đồng
Ra đời với vốn điều lệ là 28,6 tỷ đồng đến nay quy mô của Công ty đã lên đến 100 tỷ đồng sản lượng thép tiêu thụ đến hết tháng 4 năm 2013 chiếm 8,7% thị phần thép ống
cả nước Với phương châm hoạt động ‘‘Quản lý hoàn thiện - nhân công lành nghề - giải pháp công nghệ đồng bộ và hiện đại” cùng đội ngũ lao động lành nghề với số lượng cán bộ công nhân viên lên đến 240 người trong đó trình độ đại học chiếm 30%, Công ty TNHH Ống Thép 190 đã đang và sẽ phấn đấu hoàn thành mục tiêu ‘‘Đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng”
2.1.1.3 Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của công ty
Kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư kim khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm công nghệ, phế liệu, phế thải
Kinh doanh sản xuất ống thép các loại
Kinh doanh dịch vụ bến bãi
Kinh doanh, phá dỡ tàu cũ
Gia công cơ khí
Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thủy bộ
Vận tải hàng hóa, hành khách thủy – bộ
Vận tải hành khách đường bộ
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng của công ty
8
Trang 9Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Công ty TNHH Ống Thép 190)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng
Ban lãnh đạo bao gồm:
Giám đốc công ty: do chủ tịch Hội đồng thành viên công ty bổ nhiệm, là người
trực tiếp điều hành, quản lý và giám sát mọi hoạt động của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về mặt kỹ thuật sản xuất kinh doanh
Chủ tịch Hội Đồng thành viên
Chủ tịch Hội Đồng thành viên
Giám đốc Giám đốc
PGĐ Kinh doanh 1
PGĐ Kinh doanh 1
PGĐ Tài chính
PGĐ Tài chính
PGĐ Kỹ thuật
PGĐ Kỹ thuật
Phòng Kinh doanh
Phòng Kinh doanh
Ban KCS
Ban KCS
Phòng Vận tải
Phòng Vận tải
Phòng Hành chính
Phòng Hành chính
PGĐ Kinh doanh 2
Tổ Sản xuất
Tổ Sản xuất
Trang 10Phó giám đốc kỹ thuật kiêm trưởng phòng kỹ thuật sản xuất: chỉ đạo lập các
định mức kinh tế kỹ thuật, lập tiến độ sản xuất, biện pháp thi công tổng thể và chi tiết Cân đối nguồn lực của công ty để đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc
Phó giám đốc tài chính: quản lý chung và điều hành công việc của phòng Tài
chính – kế toán, tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực quản lý tài chính
và quản lý hoạt động kế toán của công ty
Phó giám đốc kinh doanh: trợ giúp cho giám đốc, phụ trách tình hình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
Phòng Hành chính:Nghiên cứu đề xuất kiến nghị với giám đốc biện pháp giúp
đỡ các đơn vị thực hiện đúng chế độ nguyên tắc thủ tục hành chính Quản lý công tác văn thư hành chính, lưu trữ tài liệu công văn, bảo quản con dấu của công ty
Phòng Kế toán: có chức năng tổ chức việc thu chi đảm bảo nguồn tài chính
phục vụ tốt cho việc xuất nhập khẩu, phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, thanh toán đầy đủ kịp thời mọi khoản thu nhập của người lao động Bao quát từ khâu đầu vào, tổ chức quản lý sản xuất đến khâu đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức bộ máy hạch toán kế toán toàn công ty theo chế độ kế toán Nhà nước quy định Tham gia hoạt động sản xuất kinh tế của công
ty Đề xuất các phương án kinh tế mang tính hiệu quả cao
Phòng Kỹ thuật: do Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp điều hành, có nhiệm vụ:
Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất, điều hành sản xuất, kiểm tra chất lượng vật tư, sản phẩm, tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu Lập kế hoạch sản xuất, góp phần vào việc nâng cao năng suất, thiết bị, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất Quản lý kỹ thuật, công nghệ và cơ điện
Phòng Vận tải: điều hành đội xe phục vụ công tác sản xuất, bán hàng và cung
cấp dịch vụ vận tải
Phòng Kinh doanh: tổng hợp thep dõi và phân tích tình hình kinh doanh của
công ty Lập kế hoạch kinh doanh, phân tích mở rộng thị trường.đàm phán, ký kết hợp đồng trong và ngoài nước
Phòng Kho: chịu trách nhiệm về lưu kho sản phẩm và thống kê số lượng nhập,
xuất, tồn hàng hóa trong tháng
Ban KCS: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đầu ra.
10
Trang 11Các tổ sản xuất: nhận và lập kế hoạch sản xuất Tổ chức triển khai thực hiện tốt
mọi kế hoạch sản xuất được giao đúng tiến độ, đạt năng suất chất lượng, hiệu quả Quản lý, bảo dưỡng, sử dụng có hiệu quả các máy móc thiết bị, khuôn mẫu, các công
- Cút Nối Ống (Măng sông)
2.1.5.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Ống
Lồng trữ băng xẻ
Tạo hình ống (bước
1)
Hàn cao tần
Tạo hình ống bước 2
(định kích thước chuẩn)
Cắt ống
theo yêu cầu
Lồng trữ
băng xẻ
Trang 122.1.5.3 Khách hàng và thị trường chủ yếu của công ty
Khách hàng chủ yếu của công ty là các đại lý bán thép ống hộp, thép cuộn, các công trình xây dựng và các công ty xây dựng, công ty kinh doanh thép…
Các sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, bên cạnh đó có rất nhiều công ty trên cả nước đặc biệt là khu vực miền bắc Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu ra nước ngoài như: Mỹ, Hàn Quốc, Anh…
2.1.5.4 Các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn của công ty
Công ty cổ phần thép Việt Nhật
Công ty cổ phần Thép Miền Bắc
Ngoài ra, Công ty TNHH Ống Thép 190 còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thành phố Hải Phòng như: Công ty TNHH Hùng Cường, Công ty TNHH Thép Đồng Đạt, Công ty TNHH Thép Hùng Nguyên
Bên cạnh các công ty trên địa bàn Hải Phòng, công ty TNHH Ống Thép 190 còn có nhiều đối thủ cạnh tranh khác như: công ty TNHH Thép Thanh Bình HTC, công ty cổ phần Thép Hòa Phát,…
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Ống Thép 190
2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng toàn vốn tại Công ty TNHH Ống Thép 190
Bảng 2.5: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn vốn tại Công ty TNHH Ống Thép
190
Trang 13Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh = Doanh thu thuần / Vốn kinh doanh bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh hay chính là vòng quay vốn kinh doanh có
sự biến động trong 3 năm 2011, 2012, 2013 Năm 2012 vòng quay vốn kinh doanh là 2,55 vòng giảm 0,1 vòng so với năm 2011 trong khi đó năm 2013 vòng quay vốn kinh doanh tăng lên 2,67 vòng Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng vốn kinh doanh bỏ vào sản xuất tại ra 2,67 đồng doanh thu thuần vào năm 2013
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2012 giảm do sản lượng tiêu thụ được
ít, doanh thu giảm do đó hiệu suất sử dụng vốn giảm Năm 2013, do có sự thay đổi về chính sách bán hàng nên doanh thu tăng lên
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế / Vốn kinh doanh bình quân
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh giảm mạnh liên tục từ năm 2011 đến năm
2013 Tỷ suất này phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2012 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,012 đồng lợi nhuận sau thuế và giảm xuống còn 0,009 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2013 Trong khi đó một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,059 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2011
Tỷ suất này giảm là do doanh thu giảm, năm 2011 doanh thu đạt cao nhất trong
3 năm, đạt hơn 913 tỷ đồng trong khi năm 2013 doanh thu chỉ còn hơn 890 tỷ đồng trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh vào năm
2013 làm cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh Hiệu quả sử dụng toàn vốn chưa tốt
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Ống Thép 190
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của công
ty Quy mô vốn cố định quyết định trình độ trang bị tài sản cố định của công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 2.7: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH
Ống Thép 190
Đvt: VNĐ
Trang 14Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần / Vốn cố định bình quân
Năm 2013, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm so với năm 2012 và năm 2011
Cụ thể, năm 2013, cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 16,75 đồng doanh thu trong khi năm
2012 một đồng vốn cố định dưa vào sản xuất tạo ra 18, 23 đồng doanh thu và 23,69 đồng doanh thu vào năm 2011 Hệ số này ở mức trung bình do vốn của công ty đầu tư vào tài sản cố định là cũng nhiều
Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng chưa
có hiệu quả vốn cố định hay tài sản cố định Tài sản cố định quá nhiều, chưa được sử dụng triệt để hiệu quả và công suất Công ty cần cải thiện một số máy móc còn cũ, hiệu quả kinh tế chưa cao
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định bình quân
Hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn cố định giảm Năm 2013, một đồng vốn cố định tạo ra 0,057 đồng lợi nhuận sau thuế trong khi năm 2012 một đồng vốn cố định tạo ra 0,086 đồng lợi nhuận sau thuế Mức sinh lời này còn quá thấp do hiệu quả sử dụng vốn tài sản cố định còn chưa cao Công ty cần cải thiện chỉ tiêu này
2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ống Thép 190
2.2.3.1 Vòng quay hàng tồn kho