1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ

29 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

Đề tài; KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ

Trang 1

Lời nói đầu

Trong xu thế hội nhập hợp tác kinh tế toàn cầu mở rộng với những cơ hội

và thách thức, thị trường luôn luôn biến động; việc tồn tại, ổn định và sản xuấtkinh doanh và có lãi rất khó khăn đòi hỏi các đơn vị kinh tế luôn luôn phải sángtạo, năng động, chủ động với các tình huống trên thương trường, huy động mọinguồn lực thế mạnh của mình khai thác các điểm yếu của các đối thủ, tranh thủcác điều kiện thuận lợi chớp thời cơ kinh doanh

Cùng với xu thế đó các Công ty dệt may, giày da nói chung, Công ty GiàyNgọc Hà nói riêng đã có những chủ động trong việc hội nhập này bằng chứng làhoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty các năm gần đây không ngừng tăngtrưởng Tuy vậy trong môi trường mới mẻ không thể tránh khỏi những khókhăn, nhưng đó chỉ là những chắc chở ban đầu để có được sự phát triển và ổnđịnh lâu dài

Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Giày Ngọc Hà em đã có điều kiệntiếp xúc với các công việc sản xuất kinh doanh thực tế và tích luỹ được một sốthông tin kinh nghiệm nhất định được phản ánh trong báo cáo thực tập tổng hợpdưới đây

Báo cáo gồm 3 phần:

Phần I: Khái quát sự hình thành và phát triển

Phần II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Phần III: Đánh giá nhận xét chung về Công ty Giày Ngọc Hà và hướng đềtài tốt nghiệp

Trong quá trình viết bản báo cáo không thể tránh được những sai sót, emđược sự quan tâm chỉ dẫn thêm của các thầy cô trong khoa đặc biệt là thầyNghiêm Sỹ Thương Qua đây em cũng xin được cảm ơn các cán bộ, nhân viênphòng Kế hoạch Công ty Giày Ngọc Hà về sự giúp đỡ tận tình để em hoàn thànhbản báo cáo này

Trang 2

Phần I

KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG:

Công ty Giày Ngọc Hà là một doanh nghiệp Nhà nước, do Nhà nước cấpvốn đầu tư ban đầu Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, cótài khoản tiền gửi tại các ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch mang tên

"Công ty Giày Ngọc Hà" vì thế Công ty hoàn toàn chủ động trong việc liên hệ,

ký kết hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước

Công ty Giày Ngọc Hà trước đây là cơ sở II của xí nghiệp Giày da Hà Nội,đặt tại Đội Nhân - Cống Vị - Ba Đình - Hà Nội Ngày 12 tháng 4 năm 1991 theoQuyết định số 618/QĐ-UBND thành phố Hà Nội, đơn vị được chính thức tách rathành một xí nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập dưới sự quản lý của Sở Côngnghiệp Hà Nội

Khi mới thành lập Công ty có tổng mặt bằng rộng 9.800m2, trong đó4.397m2 là nhà xưởng sản xuất, kho tàng và 1.067m2 là nhà làm việc thuộc khuvực gián tiếp phục vụ sản xuất Máy móc trang bị gồm 250 đầu máy, chủ yếu làmáy công nghiệp và một số máy chuyên dụng khác như: máy định hình, máy cắtvòng

Tổng vốn kinh doanh được bàn giao từ Xí nghiệp Giày da Hà Nội là:1.733.000.000 đ Trong đó:

Trang 3

cán bộ có bằng cấp hạn chế dẫn đến sự tiếp cận với công nghệ hiện đại và thịtrường gặp nhiều khó khăn Nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty

và sự đoàn kết nhất trí của cán bộ công nhân viên, Công ty vừa thực hiện côngtác bàn giao, vừa tìm kiếm việc làm và nâng cao tay nghề cho công nhân

Năm 1991, Công ty đã trang bị máy móc và sản xuất được một số sảnphẩm có chất lượng cao và đã xuất khẩu sang các thị trường Cộng hoà Liênbang Đức, Angiêri như găng tay da, giày dép da phụ nữ, trẻ em Công ty cũngliên kết với nhà máy bạn ở Hải Phòng sản xuất mẫu giày thể thao gửi đi chàohàng ở các nước Đông Âu và Angiêri

Sang năm 1992 sản xuất của Công ty đã dần đi vào ổn định, cơ sở vật chấtđược cải tạo hình thành nên những phân xưởng phù hợp với quy trình công nghệsản xuất thêm vào đó là sự đầu tư sửa chữa lớn một số công trình bảo vệ, vệ sinhmôi trường, bảo đảm an toàn sức khỏe và vệ sinh cho cán bộ công nhân viêntrong Công ty Công ty tiếp tục cải tiến công nghệ, tay nghề của công nhân,nâng cao trình độ quản lý và bắt đầu nhận làm gia công các hàng da, vải, giày,mũ cho các đối tác Đài Loan, Hàn Quốc

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ.

Trong tình hình chung của đất nước có sự chuyển đổi về cơ chế hạch toánkhiến Công ty gặp không ít khó khăn nhưng cũng là cơ hội để Công ty tự khẳngđịnh mình thông qua những thành tích mà Công ty đạt được trong những nămvừa qua Công ty đã tìm và ký kết một số hợp đồng lâu dài với các đối tác nướcngoài thông qua việc thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng da công chủ yếu làgiày dép các loại, mũ đội và một số nguyên vật liệu và phụ liệu Sau khi hoàn tấtcác công đoạn sản xuất để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, Công ty sẽ thựchiện nghiệp vụ xuất khẩu theo thị trường chỉ định của đối tác hoặc thông qua đốitác ký kết hợp đồng với bên thứ 3 để sản xuất và xuất bán hàng hóa

1.3 VỀ TÌNH HÌNH BỐ TRÍ LẮP ĐẶT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.

Trang 4

Hầu hết các máy móc, thiết bị, các cụm chi tiết trong dây chuyền công nghệcủa Công ty đều được nhập từ Đài Loan và Hàn Quốc, một số các bộ phận cònlại được nhập từ Nhật Bản và Cộng hoà Liên bang Đức Dây chuyền công nghệcủa Công ty đều được nhập từ các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triểncao và đều là các công nghệ tương đối mới mẻ tiên tiến, bên cạnh đó Công tycòn có bộ phận chuyên nghiên cứu dự báo công nghệ, kiểm tra các chỉ tiêu kỹthuật bảo đảm thường xuyên kiểm tra thay thế sửa chữa theo nhu cầu kinh tế kỹthuật của Công ty vì thế sản lượng sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩmluôn được đảm bảo Qua được tiếp xúc làm việc với các máy móc thiết bị tiêntiến trình độ tay nghề của công nhân viên đều được nâng cao tạo thành một độingũ lao động đủ chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện tại và các yêu cầu caohơn trong tương lai.

Sơ đồ bố trí mặt bằng bộ phận giày vải và các vùng phụ cận

Trang 5

Hiện nay Công ty có 786 đầu máy các loại trong đó máy chuyên dụng là

177 đầu máy còn lại là các loại máy phục vụ khác

Qua đặc điểm, tính chất công nghệ và các bước công việc cụ thể của bộphận sản xuất giày và mũ thì ở một số bước công việc của hai bộ phận này đượcghép với nhau khá hợp lý giúp giảm thời gian sản xuất qua đó tăng năng suất laođộng, giảm chi phí đầu tư tài sản cố định, đầu tư nhân lực đồng thời tiết kiệmđược không gian sản xuất Kết hợp hài hoà những điểm tương đồng trong côngnghệ sản xuất giày và mũ thể hiện ở hai mặt chuyên môn hoá kết hợp đa dạnghoá ở các khâu như: Bôi keo, cắt chặt, bồi vải, tẩy Mặc dù vậy cách bố trí cáckhu vực sản xuất còn một số bất cập như khu vực nguyên liệu chuẩn bị sản xuất

và khu vực thành phẩm, bao gói nên bố trí ở hai đầu của khu vực sản xuất để tạothành hai đầu dây chuyền công nghệ với một đầu vào, đầu ra hay dây chuyềncông nghệ hình chữ "U" để rút ngắn thời gian thực hiện công việc

Tuy nhiên, với một mặt bằng không phải là lớn với tổng diện tích khu vựcsản xuất là 4.397m2 thì việc bố trí hai dây chuyền công nghệ như sơ đồ trên làhợp lý và khoa học Sắp tới Công ty có nhu cầu mở rộng quy mô Công ty vàdiện tích sản xuất thì vấn đề trên sẽ được giải quyết một cách thoả đáng

Công ty có 3 phân xưởng: Phân xưởng giày, phân xưởng may 1 và phânxưởng may 2 gồm 26 tổ sản xuất trong đó phân xưởng giày gồm 11 tổ sản xuấtphân xưởng mũ có 15 tổ sản xuất bao gồm cả một số tổ sản xuất của các sảnphẩm khác như ủng da, va ni, túi sách

Sau đây là sơ đồ khối dây chuyền công nghệ sản xuất giày dép dán và dâychuyền công nghệ sản xuất mũ vải

Trang 6

Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giày ép gián

Bồi nguyên liệu

(Máy Đài Loan)

ép đế - ép cạnh (Máy Đài Loan) Kiểm tra

Vệ sinh CN đánh bóng (Máy ĐL)

Nhổ phom (Máy Đài Loan) Làm lạnh (Máy Đài Loan)

ép đế - ép cạnh (Máy Đài Loan)

Định vị (Máy Đài Loan)

Đóng hộp, thùng

Bôi keo đế sấy (Máy Đài Loan) Hấp chân không (Máy Đài Loan)

Mài chân gò (Máy Đài Loan)

Xử lý mốc (Máy Đài Loan)

Trang 7

Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất mũ đội

Dây chuyền công nghệ sản xuất giày ép gián gồm 3 công đoạn:

- Công đoạn 1 gồm 4 bước công việc: Bồi nguyên liệu, cắt chặt, dây da vàkiểm tra bán thành phẩm cắt Ở công đoạn này chủ yếu là xử lý nguyên liệuchuẩn bị cho công đoạn 2

- Công đoạn 2 là công đoạn may, định hình thô sơ phan giày bằng việc dập

và gập da vải, gián các miếng vải Công đoạn này gồm ba bước công việc: Thủcông, may, kiểm tra bán thành phẩm may

- Công đoạn 3 là công đoạn kế tiếp các công đoạn trên để sản xuất ra mộtsản phẩm hoàn chỉnh gồm 14 bước công việc từ việc sản xuất chính đến cácbước công việc xử lý công nghệ bảo quản vệ sinh và kiểm tra chất lượng đếncông việc cuối cùng là đóng thùng nhập kho thành phẩm

Dây chuyền công nghệ sản xuất mũ đội gồm 3 công đoạn

- Công đoạn 1 là các công đoạn chuẩn bị sản xuất, nguyên liệu thô được cắtchặt theo đúng kích cỡ và các định mức chỉ tiêu kỹ thuật về nguyên liệu Côngđoạn này gồm 2 bước công việc: Cắt chặt và là mếch

Là mếchoặc (Máy Hàn Quốc)

Cắt chặt (Máy Đức

- Đài Loan)

May (Máy Nhật - Hàn - Đài Loan)

Thêu tán (Máy Nhật - Hàn)

Tán chóp (Máy Hàn

Quốc)

Công đoạn 3 Công đoạn 2

Trang 8

- Công đoạn 2 là các công đoạn sản xuất chính gồm 3 bước công việc:Nguyên liệu từ công đoạn 1 được may, thêu tán, tán chóp mũ.

Công đoạn 3 gồm 4 bước công việc là các khâu sau cùng chuẩn bị nhậpkho thành phẩm bao gồm: Vệ sinh, là và kiểm tra sai sót, kiểm tra sản phẩmhỏng, sau cùng là đóng hộp

Như vậy cả hai dây chuyền sản xuất mũ đội và giày da đều là các dâychuyền công nghệ khép kín từ khâu đaàu tiên là nguyên liệu cho đến khâu cuốicùng là nhập kho, thể hiện sự chuyên môn hoá cao trong các bước công việc, tạo

ra các sản phẩm có chất lượng tốt

1.4 ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC.

1.4.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức chung của Công ty.

Công ty Giày Ngọc Hà có mô hình quản lý rất gọn nhẹ được tổ chức bố tríkhoa học phù hợp yêu cầu quản lý của Công ty trong tình hình chung

Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty giữ vai trò lãnh đạo chungtoàn Công ty và chỉ đạo đến từng phân xươngr, tổ sản xuất Giám đốc là ngườiđại diện Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, sở chủ quản về kết quả hoạtđộng kinh doanh của Công ty Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc cótrách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, thay mặt giám đốc giải quyếtcông việc khi Giám đốc đi vắng

Công ty gồm 6 phòng ban được tổ chức như sau:

- Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi tình hình tăng, giảm số lượng côngnhân viên trong toàn Công ty, quản lý hồ sơ nhân sự, cùng với ban Giám đốcquyết định xét duyệt, tuyển chọn công nhân, quản lý con dấu của Công ty, chịutrách nhiệm về văn thư, lưu trữ hồ sơ của toàn Công ty và tiếp nhận công văngiấy tờ khác

- Phòng kỹ thuật cơ điện: Theo dõi hệ thống điện phục vụ sản xuất, kiểmtra kỹ thuật, các thông số trên máy móc thiết bị bảo đảm sản xuất đúng mẫu mã;phòng kỹ thuật có nhiệm vụ cùng Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sáng chế vàcải tiến mẫu mã xây dựng và kiểm tra định mức vật tư, định mức lao động

Trang 9

- Phòng Kế hoạch và Kho vận: Lập kế hoạch sản xuất, khai thác nguồn vàthu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất từng ngày, tháng, quý,năm, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho Công ty, giúp Giám đốc theodõi quá trình sản xuất, quản lý kho tàng, vận tải, phụ trách công tác hoạt độnggiữa Công ty và các đơn vị khác, thực hiện các nghiệp vụ xuất - nhập khẩu.

- Phòng Tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản, vốn của Công ty, chịu trách nhiệmtrước Giám đốc về chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước, thường xuyên kiểmtra việc chi tiêu của Công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng vốn cóhiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn cho kinh doanh Phòng Tài vụ giúp choGiám đốc nắm được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phântích các hoạt động hàng tháng để chủ động sản xuất kinh doanh

- Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, trật tự an ninh và tổchức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy cho toàn Công ty

- Phòng đời sống: Theo dõi các vấn đề về đời sống của cán bộ công nhânviên toàn Công ty, phối hợp với các phòng khác trực tiếp lắng nghe ý kiến củacán bộ công nhân viên để đề xuất ý kiến tổ chức phù hợp giữa công tác sản xuất

và đời sống người lao động

Mỗi phòng ban có chức năng khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ đểcùng thực hiện tốt công việc của Công ty

1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất.

Công ty Giày Ngọc Hà có ba phân xưởng sản xuất chính hoạt động theodây chuyền liên tục từ khâu đưa nguyên liệu vào đến khâu hoàn thành sản phẩm,

ở mỗi phân xưởng đều có một quản đốc để chỉ đạo việc triển khai thực hiện kếhoạch sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, số lượng chất lượng theo đúng các chỉ tiêukinh tế kỹ thuật quy định

Các phân xưởng được tổ chức dưới dạng nhiều tổ sản xuất tuỳ theo cácbước chế tạo sản phẩm, phụ trách tổ sản xuất là tổ trưởng tổ sản xuất

- Phân xưởng giày: Chuyên sản xuất các loại giày vải, giày thể thao, giày

da nữ gia công cho Đài Loan và tiêu dùng trong nước Nguyên liệu sử dụng là

Trang 10

vải, cao su, da hoá chất chủ yếu nhập từ Đài Loan phân xưởng giày gồm 11 tổsản xuất.

- Phân xưởng may I: Gồm 9 tổ sản xuất với các máy móc thiết bị nguyênvật liệu và quy trình công nghệ do Hàn Quốc cung cấp, chuyên sản xuất các loạicặp, túi sách va li xuất khẩu sang Hàn Quốc

- Phân xưởng may II: Chuyên sản xuất các loại mũ lưỡi chai, găng tay phânxưởng gồm 6 tổ sản xuất

1.4.3 Cơ cấu tổ chức công tác kế hoạch và kho vận.

Phòng kế hoạch và kho vận có 7 người

- Trưởng phòng kế hoạch và kho vận: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tracác nhân viên trong phòng thực hiện công việc đồng thời là người lên kế hoạchcho hoạt động của phòng, trực tiếp tham gia đề xuất ý kiến lên Giám đốc cácvấn đề về kế hoạch sản xuất tiêu thụ, phát triển thị trường

- Nhân viên thống kê tổng hợp: Thống kê toàn bộ các số liệu liên quan đếncác kế hoạch đã thực hiện và đang thực hiện, cung cấp thông tin chủ yếu choTrưởng phòng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Nhân viên thư ký - văn thư: Ghi chép và tiếp nhận các thông tin giúptrưởng phòng lên kế hoạch sản xuất, làm và kiểm tra các thủ tục, giấy tờ liênquan đến các hoạt động xuất nhập khẩu

- Nhân viên thủ quỹ phòng: Quản lý tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợppháp, hợp lệ tiến hành xuất quỹ, nhập quỹ và ghi sổ quỹ

- Nhân viên xuất - nhập khẩu: Nhận và làm các thủ tục hải quan xuất nhậpkhẩu hàng hóa, tiếp nhận và giải quyết các đơn hàng

- Nhân viên kho vận: Quản lý kho hàng, nguyên vật liệu, làm thủ tục xuấtnhập - kho và tham gia công tác vận tải

Trang 11

Cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch và kho vận

văn thư

Nhân viên thống kê tổng hợp

Nhân viên kho - vận

Trang 12

da nữ xuất khẩu với tổng vốn đầu tư là: 5.868.737.386 đồng tính hết năm 1999Công ty có tổng giá trị tài sản cố định nguyên giá là 20.568.380.760 đồng vàkhông ngừng được cải tiến hoàn thiện để nâng cao hiệu suất.

Với uy tín và chất lượng Công ty đã ký kết được một số hợp đồng lâu dàivới các đối tác nước ngoài chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản, đưa sản lượngCông ty không ngừng tăng, tạo vị thế cạnh tranh và đà phát triển của Công tytrong các năm tới

2.1 XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THỤ:

2.1.1 Xuất khẩu theo mặt hàng:

Trang 14

Qua biểu ta thấy giá trị sản lượng xuất khẩu của các loại giày đều tăng ởmức cao năm 2002 so với năm 2001 và đều đạt trên 129% so với năm trước sảnlượng giày da tăng 436.321 USD sản lượng giày vải tăng 407.622 USD sảnlượng giày giả da tăng 198.062 USD và sản lượng xuất khẩu này vẫn tăng trongnăm 2003 so với năm 2002 đặc biệt là giày da tăng 786.683 USD đạt 140,8%,giá trị xuất khẩu của giày giả da và giày vải tăng trên 122% Tuy vậy tốc độ này

đã giảm chút ít so với tốc độ tăng của năm trước trên 129% Giá trị sản lượngdép xuất khẩu tăng 311 USD tương ứng 128,71% Ngược lại sản lượng mũ lưỡichai lại giảm khá nhiều còn 29,74% và sản lượng mũ phớt còn 29,5% so vớinăm 2001 Mặc dù vậy theo kế hoạch Công ty sẽ tăng giá trị sản lượng xuấtkhẩu hai mặt hàng trên trong năm 2003 sẽ đạt ở mức 210,21% đối với sản phẩm

mũ lưỡi chai Tuy vậy giá trị sản lượng xuất khẩu mũ lưỡi chai trong năm 2003vẫn chưa bằng so với năm 2001 Năm 2003 giá trị xuất khẩu sản lượng mũ phớt

sẽ tăng rất lớn trên 9 lần so với năm trước đạt ở mức 16.178,83 USD

Như vậy so với năm 2001 thì sản lượng giày dép xuất khẩu các loại đềutăng ở hai năm tiếp sau giá trị sản lượng mũ các loại có giảm trong năm 2002nhưng sẽ được phục hồi trong năm 2003 và đã có tăng trưởng

2.1.2 Xuất khẩu theo thị trường mặt hàng giày dép các loại (USD).

Bảng

Theo bảng phân tích trên, giá trị sản lượng xuất khẩu theo thị trường mặthàng giày dép các loại thì kim ngạch xuất khẩu chiếm 78,71% so với tổng kimngạch và tỷ lệ này dự báo là ổn định trong năm 2003 ở mức 75,6% Châu Âu làthị trường lớn nhất của Công ty chiếm 87,67% và tỷ lệ này năm 2003 có thể là86,13% Tuy vậy giá trị xuất khẩu sang khu vực này vẫn tăng là 489.828,46USD Hà Lan là thị trường lớn nhất tại khu vực Châu Âu và là thị trường lớnnhất của Công ty chiếm 50,32% Tiếp đó là Đức 18,96% và Anh là 9,1%

Các thị trường còn lại của Công ty đều rất khiêm tốn, Châu Á là 10,97%trong đó đứng đầu là Isarael chiếm 2,63% Tại Châu Mỹ thị trường xuất khẩumặt hàng này cũng không đáng kể Dự báo trong năm 2003 cả hai khu vực Châu

Ngày đăng: 22/04/2013, 15:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ bố trí mặt bằng bộ phận giày vải và các vùng phụ cận - KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ
Sơ đồ b ố trí mặt bằng bộ phận giày vải và các vùng phụ cận (Trang 4)
Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giày ép gián - KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ
Sơ đồ kh ối dây chuyền sản xuất giày ép gián (Trang 6)
- Công đoạn 2 là công đoạn may, định hình thô sơ phan giày bằng việc dập và gập da vải, gián các miếng vải - KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ
ng đoạn 2 là công đoạn may, định hình thô sơ phan giày bằng việc dập và gập da vải, gián các miếng vải (Trang 7)
Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất mũ đội - KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ
Sơ đồ kh ối dây chuyền sản xuất mũ đội (Trang 7)
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ - KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w