1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

14 1,7K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

- Kiểm tra y học TDTT là đánh giá diễn biến hình thái, tình trạng sức khỏe, năng lực vận động của VĐV và người tập.. Kiểm tra ban đầu : Đây là khâu quan trọng nhất, bắt buộc phải thực hi

Trang 1

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN QUỐC GIA II

ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

TRẦN VĂN BÁ

LỚP ĐẠI HỌC TDTT TC 8 ( TÂY NINH )

1996 - 2000

Trang 2

PHẦN I : KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

A ĐẠI CƯƠNG :

I KHÁI NIỆM :

- Kiểm tra y học TDTT là một bộ phận cấu thành của y học TDTT

- Kiểm tra y học TDTT sử dụng các phương tiện, phương pháp của y học hiện đại

- Kiểm tra y học TDTT là đánh giá diễn biến hình thái, tình trạng sức khỏe, năng lực vận động của VĐV và người tập

II MỤC ĐÍCH :

- Kiểm tra y học để phân loại người khỏe và người có bệnh lí

- Đánh giá sự tác động của quá trình tham gia tập luyện TDTT

- Xác lập trình độ tập luyện của VĐV Từ đó lập kế hoạch huấn luyện trên cơ sở các thông số của y sinh học

III NHIỆM VỤ :

- Tổ chức và tiến hành theo dõi thường xuyên với tất cả những người tham gia tập luyện TDTT

- Đánh giá tuyển chọn và điều chỉnh các phương tiện tập luyện cho phù hợp

- Phát hiện sớm tổn thương ( Chấn thương, bệnh lí , ) của người tập

- Đánh giá mức độ phát triển thể lực, trìnhđộ tập luyện

IV HÌNH THỨC KIỂM TRA :

1 Kiểm tra ban đầu : Đây là khâu quan trọng nhất, bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc trong việc

tuyển chọn VĐV và huấn luyện thể thao – Phải đề ra yêu cầu của kiểm tra tiếp theo sau một thời gian tập luyện ( 6 hoặc 12 tháng ) : Kiểm tra các chỉ số hình thái Pignet ( chiều cao, cân nặng, vòng ngực ), nắm vững tình trạng sức khỏe lâm sàng

2 Kiểm tra thường kì : Kiểm tra thường kì thực chất chỉ phản ảnh một khía cạnh nào đó theo

nhận định của HLV Tổ chức kiểm tra suốt quá trình tập luyện và huấn luyện, chỉ kiểm tra một vài thông số định trước để đánh giá liên tục

3 Kiểm tra định kì : 6 tháng hoặc 1 năm dựa vào kế hoạch huấn luyện để kiểm tra

Nội dung kiểm tra tương tự kiểm tra ban đầu nhưng yêu cầu về chất lượng cao hơn, tỉ mỉ hơn

So sánh với kiểm tra ban đầu để đánh giá qua các thông số thu được về tình trạng sức khỏe của VĐV sau một thời gian tập luyện nhất định

4 Kiểm tra đột xuất : là hình thức kiểm tra y học không nằm trong kế hoạch huấn luyện Được

tiến hành khi có người tập hoặc VĐV bị chấn thương hay bệnh lí Sau khi điều trị đã khỏi thì tiến hành kiểm tra người tập hoặc VĐV đó để đánh giá tình trạng sức khỏe để có quyết định cho VĐV hoặc người tập đó nghỉ hay tiếp tục tập luyện Nếu tiếp tục tập thì phải đề ra thời gian tập, lượng vận động riêng

5 Tự kiểm tra : diễn ra trong suốt quá trình tập luyện do người tập hoặc VĐV tự kiểm tra theo

phương pháp do HLV hướng dẫn : VĐV tự theo dõi tần số mạch cơ sở, mạch yên tĩnh, tần số hô hấp, chiều cao, cân nặng, điều kiện sinh hoạt ( ăn uống, nghỉ ngơi ) Qua kết quả các thông số VĐV tự kiểm tra và ghi chép, HLV có đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe của VĐV đó

Trang 3

B CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Y HỌC TDTT :

I PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA LÂM SÀNG :

1 Khái niệm : Kiểm tra lâm sàng là sử dụng mọi biện pháp để tìm các dấu hiệu thực thể để tìm ra

bệnh lí hay chấn thương – Tìm hiểu về di truyền, giòng họ

2 Phương pháp kiểm tra : Thực hiện các biện pháp NHÌN – SỜ – GỎ – NGHE –ĐO

+ Kiểm tra dấu hiệu di động bất thường thông qua quan sát

+ Tìm các điểm đau thông qua sờ nắn theo hướng từ xa đến gần

+ Gỏ để tìm các vùng tổn thương ở cơ quan nội tạng

+ Nghe những biến đổi trong âm thanh của cơ quan nội tạng để tỉm ra vùng tổn thương

+ Đo để so sánh đối xứng, tìm ra cơ quan bị chấn thương, tổ thương

Ngoài ra còn dựa vào dấu hiệu cận lâm sàng thông qua một số biện pháp hổ trợ về y học như : X quang, siêu âm, nội soi,

3 Chẩn đoán lâm sàng :

a Bệnh sử : Gia đình, bản thân, bệnh hiện tại,

b Quan sát : Về tư thế khi nằm, ngồi, đứng, làm các tư thế

c Sờ, gỏ, nghe : các nơi có nghi vấn

d Khám vận động : Đánh giá về trương lực cơ tăng hay giảm

+ Vận động chủ động :Bệnh nhân tự vận động theo lời bác sĩ

+ Vận động thụ động : Bác sĩ di chuyển cơ quan vận động sau đó thả ra để bệnh nhân khống chế

e Đo : Để so sánh hai phần cơ quan đối xứng, chiều dài chi, vòng chi, góc độ, biên độ vận động

của khớp

II PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA HÌNH THÁI : ( Test về nhân trắc )

° Khái niệm : Hình thái học là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự xuất hiện, tiến hóa thể lực của cơ thể con người và nhân chủng học Hình thái học TDTT nghiên cứu về quy luật biến đổi hình thái, chức năng xuất hiện ở cơ thể do ảnh hưởng của tập luyện TDTT Có nhiều chỉ số để xác định sự phát triển hình thái của cơ thể nhưng đòi hỏi phải có phương tiện chuyên biệt và nội dung tiến hành phức tạp

° Dụng cụ để đo : Thước đo nhân trắc Martin – Compa trượt – Compa đo lớp mỡ dưới da – Lực kế đo lực cơ – Phế dung kế – Thước dây

1 Phương pháp xác định chiều cao cơ thể :

a Chiều cao đứng : Phản ảnh tầm vóc của một con người, một chủng tộc

Số đo tính từ đỉnh đầu đến gót chân ( Mặt đất ) Người được đo ở tư thế thẳng đứng Phần sau

cơ thể bảo đảm 3 chạm ( chẩm, mông, gót )

b Chiều cao ngồi : Số đo tính từ đỉnh đầu đến mông ( Mặt ghế ) Người được đo ngồi ngay ngắn

trên ghế có tựa lưng

c Chiều dài chi dưới : là hiệu số chiều cao đứng và chiều cao ngồi

2 Phương pháp xác định chiều rộng cơ thể :

a Chiều rộng vai : Số đo khoảng cách giữa hai mỏm cùng vai

b Chiều rộng hông : Số đo khoảng cách giữa hai gai chậu trước trên

Trang 4

c Chiều rộng ngực : Số đo khoảng cách giữa hai điểm phải - trái nơi gặp nhau của gian sườn 5

và đường giữa của hốc nách chạy xuống

d Chiều sâu ngực : Số đo khoảng cách từ xương ức đến mỏm gai của đốt sống lưng ngang mức

với gian sườn 5 Sử dụng compa trượt ( Chính xác đến milimet )

3 Phương pháp xác định trọng lượng cơ thể :

a Phần cố định : Chiếm 1 / 3 tổng số cân nặng cơ thể gồm : xương, gân, da, các tạng và thần

kinh

b Phần thay đổi : Chiếm 2/3 tổng số cân nặng cơ thể Trong đó bao gồm 3/4 trọng lượng là cơ

và 1/4 trọng lượng là mỡ

Trọng lượng cơ thể là một trong các chỉ số chủ yếu để đánh giá sự phát triển về mặt thể lực

của cơ thể cũng như chẩn đoán về bệnh tật Trọng lượng cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố : lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, điều kiện làm việc, chế độ dinh dưỡng,

°Phương pháp đo : Sử dụng cân y học chính xác đến 100 gram

4 Phương pháp xác định chiều dài các đoạn cơ thể :

a Chiều dài cánh tay : Chiều cao mỏm cùng vai – Chiều cao khe khớp khuỷu

b Chiều dài cẳng tay : Chiều cao khe khớp khuỷu – Chiều cao mỏm trâm quay

c Chiều dài bàn tay : Chiều cao mỏm trâm quay – Chiều cao ngón tay số 3

d Chiều dài sãi tay : Chiều dài tay trái + Chiều dài tay phải + Chiều rộng vai

e Chiều dài đùi : Chiều cao gai chỏm trước trên – Chiều cao khe khớp gối

f Chiều dài cẳng chân : Chiều khe khớp gối – Chiều cao mắt cá trong ( xương chày ).

°Phương pháp đo :

+Chiều cao mỏm cùng vai : số đo mỏm cùng vai đến mặt đất

+ Chiều cao khe khớp khuỷu : số đo khe khớp khuỷu đến mặt đất

+ Chiều cao mỏm trâm quay : số đo mỏm trâm quay đến mặt đất

+ Chiều cao ngón số 3 : từ dầu ngón tay đến mặt đất

+ Chiều cao gai chỏm trước trên : số đo gai chỏm trước trên đến mặt đất

+ Chiều cao khe khớp gối : số đo khe khớp gối đến mặt đất

+ Chiều cao mắt cá chân : số đo mắt cá chân đến mặt đất

ª Các chỉ số được sử dụng trong đánh giá về mặt hình thái và thể lực :

a Chỉ số

thân

Chiều cao ngồi X 100 Chiều cao đứng < 50,9 : Thân ngắn ; 51 – 52,9 : Thân TB;

> 53 : Thân dài

b Chỉ số

Quetelet

Cân nặng ( g ) Chiều cao ( cm) 3,9 – 5,4 : Béo 3,6 – 3,9 : Trung bình

2,9 – 3,5 : Gầy 2,0 – 2,9 : Rất gầy

c Chỉ số

Pignet

Chiều cao – ( Cân nặng + Vòng ngực )

Nam

< 22

22 – 27

27 – 32

Nữ

12 – 17

17 – 22

Cực khỏe Rất khỏe Khỏe

Trang 5

32 – 39

39 – 47

47 – 56

22 – 29

29 – 34

34 – 46

Trung bình Yếu Rất yếu

d Chỉ số

Pimo

( Chiều cao – 100) + Dung tích sống + ( Vòng bụng – Cân nặng )

< 1 Cực khỏe

1 – 8,9 Rất khỏe 9,0 – 18,9 Khỏe

19 – 29 Trung bình 29,1 – 39 Yếu 39,1 – 49 Rất yếu

e Chỉ số

ngực

Cách 1 :

Đường kính trước sau – Đường kính ngang ngực

Ngực nở : ĐK trước sau

> ĐK ngang ngực

Ngực lép : ĐK ngang ngực

> ĐK trước sau

Cách 2 : Đánh giá số đo vòng ngực > 80 Rất tốt

74,1 - 80 Tốt 68,1 - 74 Khá

62 - 68 Trung bình

56 – 61,9 Yếu

50 – 55,9 Rất yếu

f Chỉ số

Hirts

Vòng ngực hít vào hết sức – Vòng ngực thở ra gắn sức

- Chỉ số đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống hô hấp

- Chỉ số trung bình 5 – 10 ( cm)

Người có tập luyện chỉ số cao hơn

g Chỉ số

Demeny

Dung tích sống ( ml ) Cân nặng ( kg )

> 0,1 Rất tốt 0,091 – 0,1 Tốt 0,081 – 0,09 Khá 0,070 – 0,080 Trung bình 0,060 – 0,069 Yếu 0,050 – 0,059 Rất yếu

5 Phương pháp xác định chu vi các phần cơ thể :

a Đo vòng ngực : Chỉ số vòng ngực cho phép đánh giá về thể lực, chức năng hô hấp Số đo

của các trạng thái phụ thuộc vào các yếu tố : tình trạng phát triển của cơ quan hô hấp, hình dạng lồng ngực, sự phát triển của hệ cơ hô hấp ( đặc biệt là cơ hoành )

°Phương pháp đo : Sử dụng thước dây mềm đo qua mũi ức và 2 bờ dưới xương bã vai Đo chu

vi lồng ngực ở ba trạng thái : yên tĩnh – Khi hít vào hết mức – Khi thở ra gắn sức

b Đo vòng bụng : Chỉ số vòng bụng cho phép đánh giá mức độ béo phì của cơ thể, mức độ dinh

dưỡng của quá trình chuyển hóa các chất

°Phương pháp đo : Sử dụng thước dây mềm đo theo mặt phẳng cắt ngang dưới rốn 2 cm hoặc trên mào chậu Đo chu vi vòng bụng ở trạng thái “ đói “

Trang 6

c Đo vòng mông : Chỉ số vòng mông cho phép đánh giá mức độ phát triển của cơ thể, mức độ

dinh dưỡng của quá trình chuyển hóa các chất

°Phương pháp đo : Sử dụng thước dây mềm đo theo mặt phẳng cắt ngang đi qua phần lớn nhất của mông ( Cơ mông lớn )

d Đo vòng cánh tay duỗi : Chỉ số cho phép đánh giá mức độ phát triển của xương cánh tay và cơ

nhị đầu cánh tay

°Phương pháp đo : Sử dụng thước dây mềm đo theo mặt phẳng cắt ngang đi qua phần lớn nhất của cơ nhị đầu cánh tay

e Đo vòng cánh tay co : Chỉ số cho phép đánh giá mức độ phát triển của xương cánh tay và cơ

nhị đầu cánh tay

°Phương pháp đo : Sử dụng thước dây mềm đo theo mặt phẳng cắt ngang đi qua phần lớn nhất của cơ nhị đầu cánh tay

f Đo vòng cẳng tay : Chỉ số cho phép đánh giá mức độ phát triển của xương trụ, xương quay và

các cơ khu vực cẳng tay

°Phương pháp đo : Sử dụng thước dây mềm đo theo mặt phẳng cắt ngang đi qua phần lớn nhất của cẳng tay ( gần khuỷu tay )

g Đo vòng bàn tay : Chỉ số cho phép đánh giá mức độ phát triển của xương các ngón và các cơ

khu vực bàn tay

°Phương pháp đo : Sử dụng thước dây mềm đo theo mặt phẳng cắt ngang đi qua phần lớn nhất của bàn tay đi qua sát gốc ngón 1 ( Hổ khẩu )

h Đo vòng đùi : Chỉ số cho phép đánh giá mức độ phát triển của xương đùi và các cơ khu vực

đùi

°Phương pháp đo : Sử dụng thước dây mềm đo theo 2 phương pháp :

+ Phương pháp Martin : Người được đo đứng thẳng Đo theo mặt phẳng cắt ngang đi qua phần

lớn nhất của cơ đùi ( phần giáp giữa đùi và mông )

+ Phương pháp CDDIC : Người được đo ngồi gát chân duỗi thẳng trên ghế song song với mặt

đất Đo theo mặt phẳng vuông góc trục dọc của đùiqua điểm giữa đùi ( Cách bờ trên xương bánh chè 20 cm, trẻ em có chiều cao < 150 cm là 15 cm )

i Đo vòng cẳng chân : Chỉ số cho phép đánh giá mức độ phát triển của xương chàyï, xương mác

và các cơ khu vực cẳng chân

+ Sử dụng thước dây mềm đo theo mặt phẳng cắt ngang đi qua phần lớn nhất của cẳng chân ( gần gối )

III PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC TEST CHỨC NĂNG CHUẨN VÀ CHỨC NĂNG TỐI

ĐA :

1 Phương pháp kiểm tra chức năng hệ tim mạch :

a Mạch đập :

- Dựa vào tính đàn hồi của thành mạch ( Khi tâm thu di lực tống máu của tim vào động mạch, thành mãch giãn ra, khi tâm trương thành mạch trở lại trạng thái cũ ) để đo mạch

- Tần số mạch có liên quan chặt chẽ với lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe

- Tần số mạch phụ thuộc vào thời gian trong ngày, tính chất bệnh lý, chế độ làm việc và nghỉ ngơi

Trang 7

- Đo mạch đập có ý nghĩa lớn trong việc kiểm tra sức khỏe, kiểm tra lượng vận động, cũng như theo dõi sự mệt mõi

° Mạch cơ sở : Khi cơ thể không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt ( Lúc vừa ngủ dậy ) Nếu tần số thay đổi thất thường có chiều hướng tăng là biểu hiện của tập luyện quá sức hoặc bệnh lí, ngược lại tần số ổn định và có chiều hướng giảm dần là biểu hiện của tập luyện phối hợp, có tác dụng tốt

° Đánh giá : Nam Nữ Rất tốt

Tốt Trungbình Xấu

< 50

< 60

65 – 75

> 75

< 50

< 65

70 – 80

> 80

° Mạch yên tĩnh : Đo mạch bất cứ lúc nào trong ngày, người được đo nghỉ ngơi 5 – 10 phút

trước khi đo

° Mạch trước vận động : Trước khi VĐV khởi động Nhằm đánh giá sự biến đổi bất thường, tình trạng sức khỏe của người tập, là cơ sở để so sánh sau khi tác động lượng vận động

°Mạch trong vận động : Ngay sau khởi động là đo mạch, thời gian lấy 10 ’’

Tần số này để đánh giá lượng vận động ở mức độ nào

100 lần / phút

130 lần / phút

150 lần / phút

165 lần / phút

180 lần / phút

Nhẹ Vừa Tương đối lớn Lớn Nặng

° Mạch sau vận động : Phút thứ 2 sau khi kết thúc vận động bắt đầu đo, cứ mỗi phút đo mạch một lần 15 ’’, đo cho đến khi tần số mạch trở về bằng tần số mạch trước vận động Ghi thời gian hồi phục

- Tần số này để đánh giá khả năng tập luyện của người tập Là cơ sở để HLV điều chỉnh kịp thời LVĐ cho phù hợp Đối với Bác sĩ TDTT đây là cơ sở để đánh giá tình trạng sức khỏe và bệnh lí

- Thời gian hồi phục càng nhanh bao nhiêu sẽ chứng tỏ khả năng vận động càng tốt bấy nhiêu

- Tần số mạch hồi phục là nguyên lí cơ bản trong các test thữ nghiệm, đánh giá chức năng tim mạch của người tham gia tập luyện TDTT

°Phương pháp đo : Các động mạch được đo thường ở các vị trí thuận lợi : nông ở dưới da, bên dưới là nền cứng Thường lấy mạch ở động mạch cảnh ( cổ ), động mạch quay ( cổ tay ), động mạch bẹn

- Người được đo đặt tay trái lên bàn, cẳng tay nằm ngang tim Người đo đặt 3 đầu ngón tay thuận 2, 3, 4 ( phần mềm ngón tay ) trên động mạch Khi mạch nhảy đẩy ngón tay lên là 1 nhịp đo theo cách 15’’X 4 ; 30 ’’X 2 hoặc 60 ’’ để tính tần số mạch trong 1 phút

b Phản ứng chức năng tim mạch :

°Phản ứng bình thường : Sau vận động mạch tăng song song với cường độ vận động Huyết áp tối đa tăng song song với mạch, huyết áp tối thiểu giảm nhẹ 5 – 19 mmHg Thời gian hồi phục

đúng qui định ( Bảng 1 )

Trang 8

° Phản ứng trương lực mạnh : Sau vận động mạch tăng cao Huyết áp tối đa tăng không song

song với mạch, huyết áp tối thiểu tăng cao Thời gian hồi phục kéo dài ( Bảng 2 )

°Phản ứng trương lực yếu : Sau vận động mạch tăng cao Huyết áp tối đa tăng chậm không song

song với mạch, huyết áp tối thiểu giảm mạnh Thời gian hồi phục kéo dài ( Bảng 3 )

° Phản ứng vô lực : Sau vận động mạch tăng rất cao Huyết áp tối đa không tăng hoặc tăng ít,

huyết áp tối thiểu giảm trung bình Thời gian hồi phục kéo dài ( Bảng 4 )

° Phản ứng giảm bậc thang : Sau vận động, ở phút đầu huyết áp tối đa không tăng so với trạng thái yên tĩnh Sau đó huyết áp tối đa bắt đầu tăng cao từ phút thứ 2 trở đi, huyết áp tối thiểu

giảm nhẹ Mạch tăng cao Thời gian hồi phục kéo dài ( Bảng 5 )

BẢNG 1 NGHỈ VĐ % BẢNG 2 NGHỈ VĐ %

MẠCH 10

l/10’’ l/10’’19 90 MẠCH 10 l/10’’ l/10’’23 130

HA 110 / 70 150 / 70 HA 110 / 70 190 / 90

HA TB 40 80 100 HA TB 40 100 150

BẢNG 3a NGHỈ VĐ % BẢNG 3b NGHỈ VĐ %

MẠCH 10

l/10’’

25

l/10’’

150 MẠCH 10 l/10’’ 30

l/10’’

200

HA 110 / 70 115 / 65 HA 110 / 70 100 / 70

HA TB 40 80 25 HA TB 40 30 25

BẢNG 4a Phút thứ 1 Phút thứ 2 Phút thứ 3 Phút thứ 4 Phút thứ 5

MẠCH 25 18 14 13 12

HA 190 / 0 170 / 50 150 / 60 130 / 70 120 / 70

BẢNG 4b Phút thứ 1 Phút thứ 2 Phút thứ 3 Phút thứ 4 Phút thứ 5

MẠCH 25 20 18 16 14

HA 190 / 0 180 / 0 170 / 0 150 / 50 160 / 70

BẢNG 5 Phút thứ 1 Phút thứ 2 Phút thứ 3 Phút thứ 4 Phút thứ 5

MẠCH 25 17 14 12 12

HA 130 / 50 150 / 70 140 / 65 130 / 70 120 / 70

c Huyết áp : là sự tuần hoàn máu trong động mạch với một áp suất nhất định

Có thể khái niệm khác : Huyết áp là áp lực của máu đè lên thành mạch

+ Khi tâm thu áp lực của máu đè lên thành mạch cao nhất gọi là huyết áp tâm thu ( Huyết áp tối

đa ) HA max

+ Khi tâm trương áp lực của máu đè lên thành mạch cao giảm gọi là huyết áp tâm trương

( Huyết áp tối thiểu ) HA min

Trang 9

chỉ số huyết áp dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe, trình độ tập luyện và chẩn đoán bệnh lí Huyết áp phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính

°Phương pháp đo :

Dùng phương pháp đo Corokov, sử dụng máy đo thủy ngân hoặc máy đo đồng hồ

+ Người được đo đặt tay trái ngang tim – Người đo quấn vải sát vào cánh tay người được đo, dán băng dính lại, đặt ống nghe lên động mạch cánh tay ( phía dưới băng vải )

+ Bàn tay nắm bơm cao su ( ngón 1, 2 nắm nút van của bơm ) Từ từ bóp hơi vào bơm, mắt nhìn kim đồng hồ huyết áp kế Khi không còn nghe tiếng mạch đập thì ngưng bơm

+ Từ từ mở van bơm( xả hơi ra chậm ) kim chạy xuống dần, khi nghe tiếng mạch đập đầu

tiên chỉ số trên đồng hồ lúc đó là huyết áp tối đa

+Tiếp tục xả hơi, khi nghe có sự thay đổi tiếng mạch đập ( âm sắc, cường độ yếu dần ), chỉ số

trên đồng hồ lúc đó là huyết áp tối thiểu

+ Đơn vị để đo huyết áp là mm Hg hoặc cm Hg+ Chỉ số huyết áp của người Việt nam ở tuổi trưởng thành :

HA max : 110 mmHg ( Có thể dao động 90 < 140 )

HA min : 70 mmHg ( Có thể dao động 60 < 90 )

Các test đánh giá chức năng tim mạch 1a Test chịu đựng lượng vận động chuẩn :

- Vận động viên đứng lên, ngồi xuống 20 lần / 30 ’’

- Đo mạch và huyết áp trước và sau thử nghiệm

- Thông số đánh giá : Mạch tăng 30 – 50% HA max tăng 10 20 mmHg

HA min giảm 4 10 mmHg Thời gian hồi phục sau 2 phút TỐT

1b Chỉ số công năng tim :

° Đánh giá ảnh hưởng của lượng vận động đối với hệ tim mạch

Đây là chỉ số thể hiện phản ứng của hệ tim mạch và đặc biệt là tim đối với lượng vận động

nhất định

- Vận động viên nghỉ ngơi 10 – 15’ trước thử nghiệm

- Đo mạch yên tĩnh 15’’ x 3 lần ( Nếu cả 3 lần trùng nhau đó là mạch yên tĩnh chính thức

Nếu có sai lệch thì phải thực hiện đo mạch lại ) f 1

- Cho vận động viên đứng lên, ngồi xuống 30 lần / 30’’ ( theo máy đếm nhịp Nếu thực hiện sai 1 nhịp thì thực hiện lại lần khác )

- Đo mạch 15’’ ngay sau vận động f 2

- Đo mạch sau vận động 1 phút f 3

< 1

1 – 5

6 – 10

11 – 15

> 16

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

1c Test Haward :

Trang 10

° Nghiên cứu về sự hồi phục ( sự thay đổi về mạch ) ngay sau khi ngưng hoạt động có định

lượng

Nam > 18 tuổi Nữ > 18 tuổi Nam 12 – 18 tuổi Nữ 12 –18 tuổi Trẻ em ( 8 – 11 )

50 43 45 40 35

5’

5’

4’

4’

3’

- Trong thời gian thực hiện test phải bước lên, bườc xuống bục theo đúng tần số

30 lần / phút ( Máy đếm nhịp 120 lần / phút )

- Mỗi bước lên – xuống gồm 4 chuyển động Mỗi chuyển động tương ứng 1 nhịp của

máy đếm nhịp :

+ Nhịp 1 : VĐV đặt chân trái lên bục

+ Nhịp : VĐV đặt chân phải lên bục

+ Nhịp 1 : VĐV đặt chân trái xuống sàn nhà

+ Nhịp 1 : VĐV đặt chân trái xuống sàn nhà

Khi đứng trên bục, chân phải thẳng gối, người ở tư thế thẳng, đánh tay như đi bộ

- Sau thử nghiệm, đo mạch từ phút thứ 2 sau khi nghỉ vận động 30’’ x 2

Test Haward

HST = t x 100 / 2 ( f 2 + f 3 + f 4 )

> 90

80 – 89

65 – 79

55 – 64

< 55

Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Kém

t : Thời gian thực hiện test 100 : constant thể hiện test theo số nguyên

2 : chỉ số mạch trong 1 phút f 2 , f 3 , f 4 :chỉ số mạch hồi phục phút thứ 2, 3, 4

5 môn phối hợp 152 6 Bóng chuyền 115 5

Đi bộ thể thao 126 9 Đấu kiếm 105 5 Đua thuyền 125 5 Thể dục 92 9 Bóng đá 119 5 Thuyền buồm 74 8

1d Test P.W.C 17O : ( Physical Working Copacity )

° Đánh giá khả năng làm việc của cơ thể ở tẩn số mạch 170 lần / phút

Thử nghiệm chức năng nhằm xác định công suất hoạt động của VĐV khi tần số mạch ở

170 lần / phút

- VĐV được kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện test

- Đo mạch trước vận động

- VĐV đạp xe đạp lực kế lần thứ nhất với công suất N 1

(VĐV > 16 tuổi : 40 – 60 W ; < 16 tuổi : 30 – 35 W ; < 12 tuổi : 20 W )

- Thời gian thực hiện lần thứ nhất ( tương ứng với N 1 ) là 5’.

Ngày đăng: 11/11/2015, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w