Y học thể thao Viêm gân vùng cổ tay Chấn thương cổ tay hay xảy ra ở các vận động viên chuyên nghiệp do sử dụng cổ tay thường xuyên thời gian dài, hay còn gọi là chấn thương do quá tải..
Trang 1Y học thể thao
Viêm gân vùng cổ tay
Chấn thương cổ tay hay xảy ra ở các vận động viên chuyên nghiệp do sử dụng
cổ tay thường xuyên thời gian dài, hay còn gọi là chấn thương do quá tải Chấn thương thường gặp nhất là viêm gân dạng duỗi ngón cái, gân gập cổ tay, gây đau mạn tính vùng cổ tay và làm giảm phong độ của người chơi
Viêm gân duỗi, dạng ngón cái tại vị trí dưới dây chằng xương quay nằm ngay
dưới da gây đau mặt ngoài cổ tay Chứng viêm gân này còn gọi là Hội chứng De
Quervain, thường gặp do sử dụng cổ tay quá nhiều trong môn ném, cầu lông, tennis…
Khi đau nên :
Ngưng làm nặng, hạn chế cử động cổ tay để gân được nghĩ ngơi
Mang nẹp hoặc băng thun cổ tay
Chườm đá ngày 2 lần lên chỗ đau
Trang 2Dùng thuốc kháng viêm giảm đau
Không nên làm:
Xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng… làm tình trạng viêm nặng thêm
Nắn bẻ không đúng làm tổn thương thêm gân, khớp
Điều trị chuyên khoa: thuốc đặc trị phối hợp với siêu âm vật lý trị liệu để làm
giảm sưng nề bao gân, hay chích Corticoid tại chổ trong những trường hợp nặng Nếu mức độ đau trầm trọng hơn và điều trị nội khoa không hết, phẫu thuật giải phóng bao gân bị chèn ép hoặc dùng sóng radio
Phòng ngừa
1 Tránh hoạt động bàn tay, cổ tay lập đi lập lại trong thời gian dài mà thiếu nghỉ ngơi
2 Kỹ thuật phải đúng
3 Không nên nắm cán vợt quá chặt thường xuyên lúc chơi Điều này sẽ làm cho gân cơ vùng cẳng tay và cổ tay gồng thường xuyên, dễ bị chấn thương và mau gây mỏi cơ
4 Không dùng cổ tay và bàn tay là vị trí khởi động lực, mà phải khởi động lực đánh từ sự phối hợp đồng bộ và đúng kỹ thuật từ bộ chân, thân người, vai sau đó mới truyền lực xuống khuỷu, cẳng tay và cổ tay
5 Cầm cán vợt quá úp, sau đó vặn cổ tay để tạo lực banh xoáy khi tạt banh sẽ
dễ làm bong gân cổ tay Tư thế tốt nhất tránh bong gân cổ tay và tennis elbow là cầm cán vợt sao cho mặt vợt cùng mặt phẳng với cẳng tay và tạo với cẳng tay hình chữ L
6 Tập mạnh sức cơ bắp và tầm độ khớp cổ tay:
7 Tập sức mạnh gân cơ vùng cẳng tay và cổ tay Hầu hết các gân cơ này đều bắt đầu ở vùng khuỷu hoặc bên dưới khuỷu, nên tập mạnh gân cơ sẽ giúp lực đánh
Trang 3mạnh hơn, và hạn chế chấn thương vùng khuỷu và cổ tay Nhưng nhớ rằng phải tập từ nhẹ tới nặng, và không nên tập ngay trước khi chơi sẽ làm mỏi cơ dễ bị chấn thương
8 Áp dụng thuần thục các bài tập kéo căng(stressching)
9 Khởi động, làm nóng thật tốt trước khi chơi
Trang 4Viêm gân chi trên ở người chơi thể thao
Viêm gân ở chi trên là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở người chơi thể thao, lao động nặng, hoặc ngay cả ở phụ nữ có thai, tuổi tiền mãn kinh mãn kinh Bệnh
lý này gây dễ nhầm lẫn với đau khớp do vị trí đau gần khớp Nếu không chẩn đoán và điều trị đúng, người bệnh sẽ bị bệnh lý gân mạn tính gây đau nhức và mất chức năng
Chức năng chi dưới là đi, đứng, chạy, nhảy, làm trụ cho cơ thể Chi trên lại thực hiện hầu hết các động tác tinh tế của con người và giúp cơ thể giữ thăng bằng, chống
đỡ khi té ngã Trong thể thao, có rất nhiều môn dùng tay thực hiện các động tác chính yếu của môn thể thao như cầu lông, tennis, bóng bàn, bóng chuyền, bóng ném, golf, ném đĩa, ném lao…hoặc phối hợp với chi dưới và thân người như bơi lội, võ thuật, thể hình…và giữ thăng bằng cho các động tác chi dưới như bóng đá, chạy bộ, cầu đá…
Do thực hiện nhiều động tác với tầm vận động rộng, lập đi lập lại nên chi trên rất dễ bị chấn thương, đặc biệt là các chấn thương viêm do quá tải, mà gân cơ tại chỗ bám vào phần xương gần khớp là thành phần dễ bị nhất Do đó, viêm gân rất dễ bị tưởng lầm là đau xương, khớp
Biểu hiện chính của viêm gân là đau, ban đầu chỉ đau âm ỉ khi thực hiện động tác thể thao Sau đó, đau khi sinh hoạt hàng ngày, rồi đến nghỉ ngơi cũng đau và đôi khi đau nhức làm mất ngủ, cuối cùng là giảm sức mạnh và hạn chế vận động và cứng khớp
Trang 5Có 3 vùng khớp lớn nơi xảy ra hầu hết các chứng viêm gân ở chi trên là vai, khuỷu và cổ tay
Chẩn đoán chính xác bằng khám lâm sàng và MRI
Các biện pháp điều trị gồm: thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu sóng ngắn, siêu
âm, chích corticoid tại chỗ, băng nẹp giảm chấn, cuối cùng là phẫu thuật hoặc nội soi dùng sóng radio để làm tan mô viêm và tái cấu trúc sợi gân