ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP BO
: XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KỊNH TẾ ;
CỦA VIỆC XỦ LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THOC TRƯỚC KHI ĐỰA VÀO DỰ TRỮ
Đỏng chủ nhiệm : PGS.TS Nguyễn Đặng Hùng
KS Đỗ Ngọc Anh - Giám đốc T.T KHBQ và BDNV
Thư ký : KS Nguyễn Thị Hoà Bình -Trưởng phòng KHBQ- T.T KHBQ va BDNV Công tác viên :
- KS Diém Cơng Hồn - Giám đốc DTQG khu vực Hà Sơn Bình ~ TS Nguyễn Đức Tháng - Giảng viên chính - ĐH Bách khoa HN - KS Bùi Mạnh Hùng ~ Trung tâm KHBQ và BDNV
- KS Nguyễn Văn Tình - Trung tâm KHBQ và BDNY
Trang 2
Số: 2, IQĐ- BIC Hà nội, ngày 6 thang J ndm 2005
QUYET DINH CUA BO TRUONG BỘ TÀI CHÍNH Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành
để đánh giá đề tài NCKH cấp Bộ năm 2003 BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
- Căn cứ Quyết định số 152/2001/QĐ-BTC ngày31/12/2001 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định vẻ tổ chức nghiên cứu khoa học và
quản lý tài chính trong công tác khoa học;
- Căn cứ Quyết định số 452/QĐ/BTC ngày 5 tháng 3 năm 2003 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu KHTC năm 2003;
- Xét để nghị của Thường trực Hội đỏng Khoa học Tài chính và Viện trưởng Viện Khoa học Tài chính;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1; Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá để
tài NCKH cấp Bộ năm 2003: "Xác định hiệu quả của việc xử lý nâng cao chất lượng thóc-trước khi dưa vào dự trữ" do PGS.,TS Nguyễn Đặng Hing
- Nguyên Giám đốc Trung tâm khoa học bảo quản và bồi dưỡng nghiệp vụ, Cục dự trữ Quốc gia, Bộ Tài chính làm chủ nhiệm :
Trang 3nghiệp và công nghệ sau thu hoạch - Bộ nông nghiệp và phát
thôn - Phản biện Ì
3 Ong Ngo Xuan Linh - PGS.,TS - Pho Vien trưởng Viện di truyền
học - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Phản biện 2
4 Ông Nguyễn Đình Hợi - TS - Phó trưởng khoa Quản trị Kinh
doanh - Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thành viên
5 Ơng Ngơ Xn Mạnh - PGS TS - Trưởng khoa công nghệ thực phẩm trường Đại học Nông nghiệp I, Hà nội - Thành viên
6 Ông Lê Văn Ái - PGS TS - Phó viện trưởng Viện Khoa học Tài
chính - Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thành viên
7 Ông Lê Xuân Quý - PGS TS - Viện Kỹ thuật nhiệt đới Viện Khoa
học và Công nghệ Việt nam - Thành viên
8 Bà Trần Thị Mai - TS - Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ
sau thu hoạch, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - “Thành viên
9 Ông Đỗ Đức Minh - PGS TS - Phó Viện trưởng Viện Khoa học
Tài chính - Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thư ký Hội đồng
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thị hành kể từ ngày ký Thường
trực Hội đồng Khoa học Tai chính và các Ông (Bà) có tên ở Điều 1, Điều 2
chỉu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.>⁄⁄
gi nhân ni KT/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Bộ KH&CN (để báo cáo), hứ trưở
- Các Ông (Bà) có tên ở Điều 1, Điểu2; Thứ trưởng
- Lưu: VP, Viện KHTC
Trang 4
BAN NHAN XET
(ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU CAP BO)
Tên đề tài: “Xác định hiệu quả kinh tế của việc xử lý nâng cao chất lượng thóc trước khi đưa vào dự trữ”
Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Nguyễn Đặng Hùng
KS Đỗ Ngọc Ánh
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Khoa học bảo quản và Bồi dưỡng nghiệp vụ - cục Dự trữ Quốc gia
Người nhận xét: PGS TS Nguyễn Kim Vũ
Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch
Bảo quản thóc gạo là công việc đã được tiến hành từ xa xưa, bảo quản dự trữ
lương thực phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau cũng vậy Tuy nhiên để bảo quản lương thực được tốt, đáp ứng nhu câu: Tổn thất bảo quản về số lượng, chất lượng
thấp; thời gian bảo quản dài, đâu tư ít, chỉ phí bảo quản thấp luôn là vấn đề được
mọi người quan tâm
Để giảm tổn thất trong bảo quản (cả vẻ số lượng và chất lượng) người ta
thường đưa hạt thóc về trạng thái “ngủ sâu” trong môi trường thích hợp và an toàn
nhất Trong phần tổng quan của bản báo cáo, nhóm tác giả đã trình bày chỉ tiết
nhiều kỹ thuật để đạt được mục tiêu trên như: Bảo quản kín hạt trên sàn có che phủ, bảo quản kín trong mơi trường khí kiểm sốt (hàm lượng oxy thấp, CO; cao), bảo
quản kín trong môi trường giàu nitơ, bảo quản trong chân không, bảo quản trong
nhiệt độ mát (5°C) Những kiến thức cơ bản, sâu đã được tác giả trình bày, có phân tích và trích dẫn các tư liệu của các nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực bảo quản hạt Tác giả cũng đã trình bày tổng quát tình hình công nghệ bảo quản lương thực trong các kho dự trữ của nước ta từ đó có nhận định:
- Từ đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Quốc gia (DTQG) đã nghiên cứu áp
dụng nhiều còng nghệ tiến tiến trong bảo quản lương thực thí dụ như: Bảo quản
Trang 5- Tuy vậy do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, công tác bảo quản lương
thực còn một số vấn đề cần hoàn thiện như:
+) Cần đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp trong bảo quản
để chủ động quản lý chất lượng hạt, phòng chống sinh vật hại kho
+) Xử lý hạt trước bảo quản để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong
bảo quản
+) Đầu tư trang bị kỹ thuật giúp cán bộ kho có điều kiện thực hành nhiệm vụ
tốt hơn Tôi nghĩ rằng, đây là những nhận định đúng đắn Từ các nhận định trên, nhóm tác giả đề ra mục tiêu của đề tài nghiên cứu là: Thông qua thực nghiệm, đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc xử lý thóc trước bảo quản từ đó đề xuất các giải
pháp bổ xung, hoàn thiện quy trình bảo quản thóc, mục tiêu của đề tài là hợp lý là hợp lý, có tính thực tiễn cao
Do nguồn kinh phí có hạn, thực nghiệm của tác giả chỉ diễn ra tại một nơi (Tổng kho Trung Hoà, Hà Sơn Bình) trong 2 ngăn kho (1 thí nghiệm, 1 đối chứng),
mỗi ngăn kho 120 tấn Với điều kiện thí nghiệm như vậy, các số liệu thu được bị
hạn chế nhiều về tính đại diện chung Tuy vậy, nhóm tác giả đã bố trí việc theo dõi,
lấy mẫu, phân tích, đánh giá theo đúng các qui chuẩn hiện hành, đảm bảo các số
liệu thu được có độ chính xác cao
“Thành công của đề tài được thể hiện chính ở các kết quả sau đây
+) Việc xử lý thóc trước bảo quản đã nâng cao chất lượng thóc đưa vào bảo quản khá rõ nét: Nếu so với mẫu đối chứng độ ẩm giảm (0,1%); độ tạp chất giảm (0,28%); dung trọng tăng (24g/1)
+) Chính do chất lượng thóc bảo quản tăng, nên môi trường bảo quản được cải thiện: nhiệt độ trung bình trong kho trong 7 tháng theo dõi (bảng 3.I) giảm từ
25,50°C xuống 23,76% Độ ẩm tương đối của môi trường từ 76,38% xuống 75,72% Chính vì vậy nhiệt độ của khối hạt đã giảm từ 31,2°C xuống 30,6°C Thuy
Trang 63.7: Trong đó đáng chú ý là tỷ lệ gạo lật đã tăng từ 73,23% lên 75,0%; mật độ côn
trùng giảm từ 22 con/kg xuống 15 con/kg
+) Nhóm tác giả đã phân tích hiệu quả kinh tế của công việc mình làm theo 2
giả thiết: Bán thóc bảo quản cùng một giá và bán thóc bảo quản theo cluất lượng hạt
Từ cách phân tích trên, nhóm tác giả đã rút ra 4 hiệu quả kinh tế - kỹ thuật
như:
* Tiết kiệm 20 000 tấn tính lượng kho, nếu toàn bộ Cục DTQG áp dụng công nghệ mới này
* Giảm tổn thất chất khô gạo lật từ 0,79% còn 0,58%
* Giảm chỉ phí bảo quản 10 - 15%
* Tận dụng phụ phế phẩm cho chăn nuôi
Tác giả cũng đề xuất 5 hiệu quả kinh tế - xã hội như:
* Đảm bảo hiệu quả cao hơn của hoạt động Cục DTQG * Hạn chế sự lây lan côn trùng hại kho
* Đảm bảo tốt hơn sức khoẻ của người coi kho và cộng đồng xã hộ
Với những kết quả nghiên cứu thu được, nhóm tác giả đã đề xuất: Cân bổ
xung khâu xử lý thóc trước bảo quản trong qui trình bảo quản của Cục DTQG Đồng thời cần có sự thay đổi quan điểm kinh tế trong hoạt động mua nguyên liệu dự trữ và bán sản phẩm sau bảo quản Nên dựa trên cả số lượng và chất lượng bảo quản, tránh tình trạng chỉ dựa vào số lượng như trước đây
Như vậy xét tổng thể, nhóm tác giả đã hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu của đề tài và đạt được mục tiêu đã đăng ký với cơ quan quản lý Đây là
kết quả có tính khoa học và thực tiễn cao, là số liệu tốt để các nhà quản lý tham
khảo
Trang 7ân
- Rất tiếc do thời gian ngắn, nhóm tác giả chưa thực hiện được khâu: trọng lượng của 2 kho thí nghiệm và đối chứng sau khi kết thúc nghiên cứu để có số liệu chính xác tính toán hiệu quả kinh tế Nếu có số liệu trên, tính thuyết phục của
để tài sẽ cao hơn nhiều
- Việc đánh giá hiệu quả tách tạp chất mà máy SQ-3000 đạt được cũng như
thành phần tạp chất mà máy tách được có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả bảo quản
sau này Rất tiếc nhóm tác giả trình bày chưa sâu
Đánh giá chung: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã đáp ứng mục đích yêu
cầu của đề tài Mặc dù còn một số thiếu sót, nhưng kết qủa thu được là một công
trình khoa học kinh tế có giá trị cao Dé nghị cục DTQG, Bộ Tài chính cho nghiệm
thu
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 nãi 5
Người nhân xét
Trang 8Hà Nội, ngay 16 tháng I năm 2005
BẢN NHẬN XÉT
ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ _
`'« XÁC ĐỊNH HIỆU QUA KINH TE CUA VIỆC XỬ LÝ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THÓC TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO DỰTRỮ”
Họ và tên người nhận xét: Nguyễn Xuân Linh Phần biện 2
Học hàm: Phó giáo sư Học vị: Tiến sỹ nông nghiệp
Cơ quan công tác: Viện Di truyền Nông nghiệp
Nhận xét báo cáo để tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Xác định hiệu quả kinh tế của việc xử lý nâng cao chất lượng thóc trước khi đưa vào dự trữ ”
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm khoa học bảo quản và bồi dưỡng nghiệp vụ
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Đặng Hùng
KS Dé Ngoc Anh
Báo cáo dé tai “ Xác định hiệu quả kinh tế của việc xử lý nâng cao chất lượng
thóc trước khi đưa vào dự trữ ” được trình bày trong 89 trang đánh máy vi tính khổ A4 Gồm 9 bảng số liệu, 2 sơ đồ, I ảnh minh hoạ Tài liệu tham khảo gồm 30 tài liệu trong và ngoài nước
Báo cáo gồm các phần :
Mỡ đầu: 3 trang
Tác giả trình bày tính cấp thiết của dé tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
nội dung nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của đề tài
Chương I: Công nghệ bảo quản của các nước trong khu vực và thực trạng công nghệ bảo quản lương thực DTQG - 34 trang
Trong phần này tác giả trình bày tổng quan vẻ công nghệ bảo quản lương
thực Về vai trò bảo quản lương thực dự trữ Một số công nghệ tiên tiến trong bảo
quản lương thực như công nghệ bảo quản kín, bảo quản kín tạm thời, bảo quản
bằng khí quyển có điều tiết, công nghệ bảo quản mát, công nghệ bảo quản chân
không, :
Tác giả cũng đã trình bày về thực trạng công nghệ bảo quản lương thực DTQG hiện nay của Việt Nam
Trên cơ sở phân tích tình hình bảo quản lương thực dự trữ, tác giả đã rút ra 6 nhận xét về bảo quản lương thực dự trữ hiện nay Qua phần này thể hiện các tác giả đã nắm vững tình hình về bảo quản lương thực hiện nay Đây là cơ sở quan trong để
Trang 9
- Sự cần thiết phải xử lý thóc trước khi nhập kho dự trữ Đó là để hạn chế sự hô hấp
của hạt, hạn chế tác hại của các yếu tố gây hao hụt số lượng và chất lượng thóc bảo
quản
- Tác giả cũng trình bày thực nghiệm xử lý làm sạch thóc trước khi nhập kho Trình bày về mục đích của thực nghiệm, thiết bị xử lý làm sạch thóc trước khi nhập kho, nội dung thực nghiệm.( thóc thí nghiệm, địa điểm thí nghiệm, kết quả thuc nghiém.,
phương pháp đánh giá các chỉ tiêu, hiệu quả )
Chương 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm - 23 trang
Qua quá trình thực nghiệm tác giả đã có những kết quả chính sau: Xử lý thóc trước khi nhập kho đem lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật tốt:
- Cải thiện tiểu khí hậu trong kho thóc
- Hạn chế sự phát triển của côn trùng và nấm mốc
- Hạn chế sự suy giảm về chất lượng của thóc
- Hạn chế sự hao hụt của thóc
- Đã sơ bộ hạch toán về chỉ phí cho xử lý: Kết luận và khuyến nghị - 2 trang Tài liệu tham khảo và phần phụ lục
Bản báo cáo có các ưu và khuyết điểm sau:
1/ Về hình thức: Hình thức báo cáo viết ngắn gọn, rõ ràng, có nhiều bảng số liệu
minh chứng Báo cáo đạt yêu cầu một báo cáo tổng kết để tài khoa học cấp bộ
2/ Về nội dung:
- Dé tai có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất tốt đối với bảo quản thóc DTQG trong điều kiện cụ thể của Việt Nam Đề tài đã nghiên cứu một cách khoa học cơ sở của biện pháp xử lý thóc trước khi đưa vào giữ trữ Trên cơ sở kết quả của đề tài sẽ giúp cho các cấp quản lý bổ sung hoàn thiện quy trình bảo quan thóc GTQG Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo quản thóc GTQG
- Đề tài đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng trong nghiên cứu, bảo quản thóc ở Việt Nam hiện nây Phương pháp nghiên cứu là chuẩn xác
- Nội dung: Để tài đã nghiên cứu các ảnh hưởng của biện pháp xử lý thóc trước khi
nhập kho bảo quản đến chất lượng, khối lượng thóc, ảnh hưởng đến môi trường kho bảo quản một cách đầy đủ, chặt chẻ và đạt kết quả tốt Kết quả nghiên cứu thứ
nghiệm có độ tin cậy cao Để tài đã đề cập tương đối toàn diện và đáp ứng đảy đủ
mục đích yêu cầu của để tài đặt ra
- Các kết quả nghiên cứu của đẻ tài không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu khác Các tác giả là tập thể đầu tiên ở Việt Nam đề xuất biện pháp xử lý thóc trước
Trang 10số cơ chế quản lý thóc DTQG cho phù hợp, khoa học và hiệu quả hơn
- Hạn chế : Vì kinh phí để tài có hạn, thời gian ngắn, nên số liệu điều tra, phân tích,
xử lý còn có hạn chế Vì vậy đề tài cần tiếp tục theo dõi thêm
- Kết luận: Đê tài “ Xác định hiệu quả kinh tế của việc xử lý nâng cao chất lượng
thóc trước khi đưa vào dự trữ ” đã được tiến hành chặt chẻ, đầy đủ và nghiêm túc
Kết quả đạt được rất tốt Kết quả của đề tài vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn Để tài đã xây dựng cơ sở khoa học cho biện pháp xử lý thóe trước khi đưa
vào bảo quản DTQG
Chúng tôi đánh giá cao kết quả của đề tài kính đề nghị Hội đồng cho nghiệm thu
Trang 11
Chương I: CÔNG NGHỆ BAO QUAN CUA CAC NUGC TRONG KHU VUC
VA THUC TRANG CN BAO QUAN LUONG THỰC DTQG 7
1.1 Tổng quan về công nghệ bảo quản lương thực
1.2 Thực trạng công nghệ bảo quản lương thực DTQG ở Việt nam
Chương II: THỤC NGHIỆM XỬ LÝ THÓC TRƯỚC KHI NHẬP KHO 4I
2.1 Sự cần thiết phải xử lý thóc trước khi nhập kho dự trữ -. 42
2.2 Thực nghiệm xử lý làm sạch thóc - + cctstcvcxcsvsrrrrrsre 47
2.2.1 Muc dich thuc nghiém 2.2.2 Thiết bị lựa chọn để xử lý 2.2.3 Nội dung thực nghiệm
Chương III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 62
Trang 121 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Dự trữ lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hơạt động dự trữ Quốc gia (DTQG) Từ khi quỹ DTQG được hình thành cho đến nay, lương thực DTQG luôn luôn đóng vai trò là nguồn dự trữ chiến lược quan trọng của Nhà nước, được Chính phủ sử dụng có hiệu quả trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước
Khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, lương thực DTQG không chỉ có vai trò trong cứu trợ, viện trợ để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn mà còn tham gia điều tiết giá lương thực, góp phần bình ổn thị trường và
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
dự trữ quốc gia về lương
Để đáp ứng yêu cầu ngày một cao đối với công tác
thực, những năm vừa qua, Ngành DTQG đã có nhiều cố gắng nghiên cứu đổi mới
công nghệ bảo quản, thử nghiệm, ứng dụng dụng một số công nghệ bảo quản mới
như bảo quản gạo bằng CO,, bằng N; với quy mô hàng vạn tấn mỗi năm, đạt kết quả tốt Với phân lớn lương thực dự trữ (80%) còn lại, mặc dù đang phải bảo quản theo phương pháp cổ truyền, nhưng nhờ kết quả của nhiều sáng kiến cải tiến
về kho tàng và các khâu kỹ thuật bảo quản khác nên đã đảm bảo việc giữ gìn số lượng, chất lượng lương thực ngày một tốt hơn
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp cổ truyền để bảo quản một khối lượng thóc tương đối lớn (hàng trăm tấn/Ingăn kho) với thời gian dài (từ 1-2 năm) trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hệ thống kho tàng đang xuống cấp và trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu như hiện nay ở ta là công việc đầy khó khăn, thách thức đối với Ngành Dự trữ Không những thế, chất lượng thóc nhập kho hiện nay đang là một vấn đẻ khá bức xúc Bởi lẽ, chất lượng thóc nhập kho để dự trữ phụ thuộc
Trang 13độ ẩm, tỷ lệ tạp chất, hạt khơng hồ thiện cịn vượt quá các tiểu chuẩn cho phép đối với việc bảo quản lương thực dài ngày Mặc dù vậy, sau khi mua, thóc được nhập kho ngay để dự trữ, không qua các công đoạn xử lý lại Tình trạng
thóc nhập kho với chất lượng thấp sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình bảo
quản và ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng thóc khi xuất kho Vì vậy, để bảo đảm số lượng, chất lượng thóc ít bị suy giảm trong quá trình bảo quản dài ngày thì việc xử lý thóc trước khi nhập kho là hết sức cân thiết Đối với thóc dự trữ của Nhà nước, khâu kỹ thuật này càng không thể bỏ qua!
Tuy nhiên, việc đưa khâu xử lý thóc trước khi nhập kho vào quy trình bảo
quản thóc DTQG hiện hành, đang còn bị vướng mắc cả về nhận thức cũng như vẻ cơ chế quản lý Vì vậy, trước hết cần phải làm rõ về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
kinh tế-xã hội của việc xử lý Phải tìm được các giải pháp kinh tế, kỹ thuật hợp lý Trên cơ sở đó, những đề xuất về việc đưa khâu xử lý thóc trước khi nhập kho bổ sung vào quy trình bảo quản thóc DTQG mới có giá trị thuyết phục và có tính khả thi Vì vậy, nghiên cứu xác định hiệu quả kinh tế của việc xử lý nâng cao chất lượng thóc trước khi đưa vào dự trữ là đòi hỏi bức xúc từ thực tế và có quan
hệ trực tiếp đến hiệu quả hoạt động dự trữ Quốc gia về lương thực
2 Mục tiêu nghiên cứu:
“Thông qua nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật, hiệu
quả kinh tế-xã hội của việc xử lý thóc trước khi nhập kho; Đề xuất các giải pháp
bổ sung, hoàn thiện quy trình bảo quản thóc để giữ gìn số lượng, chất lượng
Trang 14tiến bộ và tồn tại trong công nghệ bảo quản thóc DTQG của nước ta;
-_ Xử lý làm sạch thóc: Thử nghiệm thiết bị và sơ bộ xác định mức chỉ phí để
xử lý làm sạch thóc trong điều kiện hiện tại;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật, kinh tế-xã hội của việc xử lý làm sạch thóc trước khi nhập kho dự trữ
- Để xuất quan điểm và giải pháp để hoàn thiện quy trình bảo quản lương thực
DTQG
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : Kho thóc dự trữ Quốc gia bảo quản đồ rời ở miền Bắc, lúa chiêm xuân nhập kho tháng 07/ 2003
+ Phạm vì nghiên cứu: Tại một vùng kho DTQG trong thời gian từ khi nhập kho tháng 07/2003.đến tháng 07/2004 với một loại thóc tiêu biểu
Š Phương pháp nghiên cứu:
- Phuong pháp thí nghiệm so sánh 2 lô hàng, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu
chất lượng theo TCVN 5451 - 1991, TCVN — 5164-90
~ Phương pháp kinh tế lượng ~ Phương pháp tổng hợp so sánh
6 Kết cấu của đề tài:
- Chương [ : Công nghệ bảo quản của các nước trong khu vực và thực trạng công nghệ bảo quản lương thực DTQG
~ Chương II : Thực nghiệm xử lý thóc trước khi nhập kho dự trữ
- Chương III : Đánh giá kết quả thực nghiệm
Trang 15KHU VUC VA THUC TRANG CONG NGHE BAO
Trang 16Bảo quản lương thực là một công tác quan trọng của công nghệ sau thu hoạch, góp phần bảo đảm an toàn lương thực, vấn đề được mọi quốc gia quan tâm Mục đích chính của việc bảo quản lương thực đối với nền kinh tế của mỗi nước là nhằm giảm sự giao động về thị trường cung cấp từ vụ này sang vụ khác
và từ năm này qua năm khác Làm ổn định thị trường cung cấp đồng nghĩa với
việc bình ổn giá cả thị trường Đó cũng là một trong những mục tiêu của công tác
DTQG vẻ lương thực trong nền kinh tế thị trường Ngoài vấn đè lợi nhuận thì
nông dân, các doanh nghiệp cũng như nhà nước đều có những lý do riêng để bảo quản dự trữ lương thực Bảo quản dự trữ là một thành phần nằm trong hệ thống, nông nghiệp, trong các doanh nghiệp thương mại và trong chính sách của Nhà nước
Dự trữ quốc gia về lương thực của các nước có thể nhám các mục đích khác
nhau:
Dự trữ cho mục đích an ninh lương thực: Lương thực dự trữ của Nhà nước có thể được bán hoặc phân phối trợ cấp cho người dân trong các trường hợp
thiếu hụt lương thực do những lý do khác nhau (mất mùa, thiên tai, hỏa hoạn
Mục đích của lương thực DTQG trong trường hợp này không nhằm vào việc ổn
định giá, bảo hộ người sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng, mà nhằm phục vụ mục tiêu an ninh lương thực cho toàn xã hội
-_ Dự trữ để bình ổn giá lương thực: Tại một số nước như Indonesia, Trung
Trang 17thực Loại hình này thường phổ biến ở các nước có cơ chế quản lý theo kế hoạch
tập trung của Nhà nước như Cu Ba, CHDCND Triều Tiên hay ở nước ta trong thời kỳ bao cấp
1.1.2 Một số công nghệ tiên tiến trong bảo quản lương thực quy mô lớn
1.1.2.1.Công nghệ bảo quản kín (Hermetic Storage)
Để thành công trong bảo quản kín đòi hỏi việc tạo ra và duy trì oxy
ở nồng độ thấp Với môi trường này, hầu hết nấm mốc không thể phát
triển được, thậm chí trong môi trường có độ ẩm tương đối cân bằng trên
70% ERH ( thuỷ phân xấp xỉ 14% ) Điều này không thể phát triển trong
các hệ thống bảo quản mở Nhiều loại nấm hại kho thuộc nhóm các sinh
vật ưa ít oxy nhưng sự phát triển vé sau của chúng lại bị suy yếu đi nhiều
ở cường độ oxy thấp (cái được gọi là yếu tố hạn chế), trong khi sự tăng
nồng độ khí Carbonic ( CO; ) cũng có thể có tác dụng bổ sung nhỏ
Nếu o-xy đi vào bị hạn chế tới mức tối thiểu, và nồng độ oxy bên trong ở một số nơi khoảng từ 0,5% đến 1,0% ( hầu hết mức 0; có thể đạt được trong những kho bảo quản kín có tính thương mại ) thì khi đó ngũ
cốc vẫn còn tốt và tránh khỏi những loại mốc mắt thường có thể trông
thấy được
Trang 18Ngũ cốc được đưa vào bảo quản ở thuỷ phần 12% và nhiệt độ là
20°C, néng 4 O; và CO, ở trong không khí thay đổi tới 3 - 4% va 10%
Nếu đưa vào bảo quản ngũ cốc ở nhiệt độ cao hơn, sự di chuyển độ ẩm sẽ
trở thành một vấn đề Việc xây dựng hệ thống AUS cũng sẽ bị hạn chế ở
những vùng sản xuất mà ngũ cốc được thu hoạch ở độ ẩm thấp
1.1.2.1.1 Bảo quản gắn kín tạm thời (Temporary-transit Sealed Storage)
Thiết kế kho dùng để dự trữ ngũ cốc nên phù hợp mới mục đích đã được xác định Ở Australia, những kho silo được làm bằng thép cỡ nhỏ và
nhẹ được sử dụng cho việc bảo quản ngắn hạn
Mô hình bảo quản tạm thời ngồi trời thơng thường có ở châu Á vì thiếu khả nang bao quản dai hạn, chỉ phí xây dựng kho cao, tỉ lệ sử dụng
thấp trong điều kiện số ngũ cốc sản xuất được không đáng kể hoặc ở
những vùng còn đang thiếu hụt về mặt tài chính Đối với ngũ cốc đóng bao thì những mô hình công nghệ bảo quản “Cover and Plinth” (CAP)-
bảo quản “sàn và phủ” đã được chấp nhận Những hệ thống này cũng sẽ
không có hiệu quả khi xông hơi và những thiệt hại đã từng xảy ra có thể là đáng kể nếu thời gian bảo quản kéo dài hơn Những khó khăn sẽ được
giảm đến mức tối đa nếu ngũ cốc hoàn toàn được bao phủ trong một lớp
bọc PVC (bán thấm) chống được khí và khi việc bảo quản ngoài trời được sử dụng trong suốt cả khoảng thời gian mà khả năng về sự xâm nhập của côn trùng là tương đối thấp Sự cải tiến các hệ thống bảo quản CAP và
AUS được phát triển và hiện tại đang được sử dụng phổ biến ở Austalia
(20)
T6 chitc Grain Elevators Board cia N.S.W., Australia đã phát triển một hệ thống bảo quản bằng những kho hàng với mục đích chính là thuận
Trang 19trong suốt mùa thu hoạch bội thu Điều này xuất phát từ ý niệm cơ bản của việc bảo quản ngầm dưới đất đã được thực hiện từ xa xưa, nhưng gần đây đã được sửa đổi nhiều Trong suốt vụ mùa ở những năm 1979/1980,
có khoảng 1/4 triệu tấn lúa mì được dự trữ ở Victoria, Australia theo cách
thức này Những ngăn hàng này có nên móng là 13 mét, cao 2,5 mét, và
đỉnh rộng 6 m Mỗi ngăn hàng rộng khoảng 30 mét và chiều dài được xây
theo yêu cầu sức chứa Khi ngăn hàng được bao kín bằng một bức tường dat va bé mat của lúa mì được phủ miếng polythene khác cùng với
khoảng 1/2 mét tường đất
Kết quả lí tưởng đã thu được khi người ta sử dụng phosphin với một tử lệ liều lượng xấp xỉ 0,2 viên/tấn (ca 1 viên) Có được kết quả này là do _ kho xông hơi được làm kín và khả năng bao phủ khối hạt sau khi xông
hơi rất đảm bảo
Hệ thống bảo quản ngũ cốc rời được bao phủ bằng PVC chỉ ra rằng:
Hình thức bảo quản này có khả năng đáp ứng trực tiếp cho việc bảo quản là do hai lý do chính sau:
- Nhu cầu cần thiết giảm đến mức tối thiểu giá thành bảo quản
- Nhu cầu cần thiết kiểm soát được sự xâm nhập của côn trùng đối với
ngũ cốc mà không cần sử dụng đến việc bảo vệ bằng hoá học và có thể không cần sử dụng thuốc xông
Với việc thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt độ ẩm ngũ cốc ban đầu và
sự xâm nhập của côn trùng thì các vấn để thiệt hại có liên quan đến sự
Trang 201.12.1.2 Bảo quản bằng khí quyển có điều tiét Controlled Atmosphere Storage(CA)
Những kĩ thuật có liên quan trong việc cải biến hoặc kiểm soát khí
quyển trong kho bảo quản ngũ cốc đòi hỏi sự thay đổi khí bình thường
trong không khí hiện tại (21% 0;, 0,03% C0;, 1% argon và một chút khí,
cân bằng khí nitơ ) để đạt được một môi trường không khí nhân tạo có
khả năng trừ các loài sinh vật hại, ngăn ngừa sự phát triển của mốc và
tránh sự suy giảm chất lượng.(12)
Ba dạng khí quyển được kiểm soát được nghiên cứu do Tổ chức
Nghiên cứu công nghiệp và Khoa học Liên bang Australia (CSIRO)(8): 1- Không khí có nồng độ oxy thấp được tạo ra do cách thanh lọc bằng khí nitơ, và duy trì bằng cách bổ sung khí nitơ thêm vào để bù cho khí ở đầu vào nhỏ hơn 2%O;
2- Nồng độ oxy thấp được tạo ra và được duy trì bằng việc đốt cháy nhiên liệu carburhydro (13% C0; 1% 0;, phần còn lại là N,)
3- Không khí được thanh lọc có nồng độ khí CO; cao ( 35 - 80% )
*' Bảo quản trong khí quyển có điều tiết với việc sử dụng nitơ lỏng
Bảo quản bằng phương pháp khí quyển có điều tiết có thể xem xét
trong 2 phase Pha thanh lọc là pha mà khí quyển theo yêu cầu được thu nhận trong thùng hay trong cấu trúc bảo quản nào đó Pha thứ hai là pha duy trì Trong pha này khí quyển được biến cải sẽ được duy trì theo yêu cầu đã đặt ra
Trang 21hợp cho việc tỉnh lọc cho những thùng có sức chứa 300 - 7000 tấn Sự tăng tốc độ dòng gas có thể làm giảm hiệu quả trong việc khử thế oxy
trong pha tỉnh lọc khí ở các kho silo.khác với những cái được thiết:kế với
việc dẫn khí vào, bởi lẽ các túi không khí có thể duy trì với các mức độ ©; cao trước khi bắt đầu bị mất đi do khuyếch tán và đối lưu, do vậy, gas bị lãng phí
Lượng khí vào phải liên tục không bị làm gián đoạn cho đến khi khoảng trống trên đỉnh silo chứa 0; giảm đến nồng độ 1% Thực hiện lọc
khí trong khối hạt là ngũ cốc xảy ra như là việc lọc trực tiếp không khí đi
qua những kẽ hở có trong đống ngũ cốc
Nếu chỉ yêu cầu đối với việc diệt côn trùng cho ngũ cốc thì việc Sử
dụng hệ thống CA trong thời gian dài cho mục đích để tiêu diệt côn trùng
là không cân thiết Tuy nhiên, cách bảo quản kín hoàn toàn sẽ chống được côn trùng gây hại và vì vậy ngăn cản được sự lan truyền của côn trùng gây hại, nhưng để làm được điều này phụ thuộc vào những yêu cầu vẻ điều kiện độ kín nhất là kích cỡ các khe hở ( hoặc một lỗ hở lớn, hoặc
kết hợp nhiều lỗ hở nhỏ )
Bảo quản bằng nitơ làm giảm sự hình thành aflatoxins từ nhóm Aspergillus flavus oryzae và làm giảm tổng số các nấm đếm được Điều
này cho phép kho an toàn trong điều kiện thuỷ phần của hạt trong kho không vượt quá 12%
*_ Bảo quản bằng khí quyển có điều tiết bằng việc bổ sung CO,
Cách làm höặc gây ra thiếu hut O, trong bảo quan CA bang nito
hay gây ra hoạt tính độc của nồng độ CO; cao trong không khí có thể giết
Trang 22soát sự phát triển của các loài mốc trong lúa mỳ có độ ẩm trong phạm vi
tir 12 — 16% ( Banks, 1979 ) Độ độc của CO; trong không khí giàu CO;
không phụ thuộc vào nồng độ khí CO; ở phạm vi trên 60% trong không
khí, trong khi độc tính giảm đi giữa 60-35% và có một số loài có khả
năng sống sót hoặc chịu đựng được khi nông độ CO; ngay dưới 35% Tuy
vậy tốc độ sinh sản bị giảm đi nhiều ngay cả ở nồng độ khi CO, gin 10%
trong không khí
Việc ứng dụng kỹ thuật và đưa vào sử dụng CO; trong các kho cũng
giống như đối với nitơ lỏng, nhưng sau việc làm tỉnh lọc bắt đầu đã thấy
rằng rằng cần thiết có sự tuần hoàn gas để tránh có những vùng thiếu hụt
khí CO; ở những phần trên của kho ( Wilson, et.al., 1980 )
Sự tuần hoàn khí là rất cân thiết đối với những kho có cấu trúc cao bởi vì lượng khí CO; nặng hơn 1,5 lần so với không khí và do vậy khí
CO; sẽ di chuyển tự nhiên từ trên cao xuống và làm giảm nồng độ khí CO; trong những khoảng trên của kho Gió thổi với vận tốc 3 cu.m.min”" là phù hợp với mục đích này Sự tuân hoàn khí nên tiến hành trong thời
gian tối thiểu khoảng 10 ngày ( đảm bảo nồng độ khí CO; trong những khoảng không không bị
nhất là 14 ngày ( khi đó nông độ khí CO, được duy trì trên 35% )
Từ những năm cuối của thập kỷ 70, người ta đã bắt đầu nghiên cứu iảm thấp hơn 40% ) hoặc thời gian thích hợp
ứng dụng công nghệ bảo quản kín trong đó thành phần không khí cải biến
bằng việc đưa CO; bên ngoài vào và đạt kết quả khả quan Năm 1980, ở
Trung Quốc, người ta đã tiến hành bảo quản thóc đóng bao và đổ rời bằng phương pháp này cho hàng ngàn tấn thóc thu được kết quả là sau 24
tháng bảo quản, thóc vẫn giữ được chất lượng tốt, hao hụt giảm hẳn so
Trang 23Ở Indoneisa, BULOG bắt đầu triển khai công nghệ bảo quản kín nạp khí CO; từ năm 1984 với quy mô nhỏ chừng 700 tấn gạo Sau khi thu được kết quả tốt, BULOG đã mở rộng quy mô đến 6400 tấn và năm 1991 là 200.000 tấn gạo Đến cuối thập kỷ 90, BULOG bảo quản khoảng 2-3 triệu tấn gạo hoàn toàn bằng công nghệ bảo quản kín có nạp khí CO, dưới một số hình thức khác nhau như phủ màng PVC hay trong các container bằng kim loại
Thái Lan cũng tiến hành nghiên cứu bảo quản gạo bằng công nghệ bảo
quản kín có nạp khí CO, với khối lượng 1,97 kg CO, / 1 tấn Sau 6 tháng bảo
quản, không thấy có côn trùng sống, nấm mốc cũng không phát triển Nhiều Quốc gia khác như Philipines, India, Malaysia, Australia, Hongkon cũng đã áp
dụng công nghệ bảo quản kín bằng CO; như trên.(20)
* Bdo quản trong nồng độ ôxi thấp tự nhiên ở Trung Quốc
Gạo được phủ và dán kin bing mang plastic Ham lugng CO, phia trong
màng tăng và lượng oxy giảm nhờ hô hấp của các vi sinh vật.(1 1)
Độ ẩm (thành phân nước) của hạt:
“Tất cả các loại hạt trừ các loại hạt giống có thể được bảo quản trong điều kiện ôxi thấp Độ ẩm của thóc và gạo trong phương pháp bảo quản này là 14,5%
- 16% Nếu độ ẩm của gạo quá thấp, sự hô hấp của gạo sẽ không thể đạt dược
điểu kiện oxy thấp Nếu độ ẩm trong hạt quá cao, sự hô hấp diễn ra mạnh dẫn đến kết quả là sự chuyển hoá chất dinh dưỡng ngoài ý muốn Bên cạnh đó, sự
phân giải yếm khí tăng lên cũng dẫn đến làm hư hại chất lượng của gạo
Kĩ thuật làm kín khí:
Trang 24b) Màng PVC cân được kiểm tra lại trước khi sử dụng Nếu màng thủng
cẩn dán một miếng nhựa tổng hợp vào chỗ thủng đó bằng keo dán làm từ
dichloroethane va perchloroethlene theo ty 1¢ (4:1)
e) Sàn kho được phủ một lớp vật liệu chống ẩm (2 lớp vải bao tải hoặc
thảm) mà trên đó được phủ màng PVC cũ rồi sau đó màng PVC kín khí được trải trên nó Phân để chừa lại của màng khỏi đống hạt khoảng 50 -100cm để dán kín
Trên đỉnh và 4 mặt của đống hạt được phủ kín hoàn toàn bằng bao tải rơm hay
các tấm thảm để tránh đọng sương Cuối cùng PVC được đặt lên và dán kín với màng ở đáy
Quản lý:
a) Kiểm tra lại màng PVC một lần nữa khi việc gắn kín được kết thúc b) Kiểm tra nhiệt độ của hạt định kỳ 3 ngày một lần, và kiểm tra khí bên trong 1 tuần 1 lần, kiểm tra chất lượng gạo 2 tuần một lần
e) Gạo được đóng kín trong mùa có nhiệt độ thấp sao cho nhiệt độ của hạt luôn giữ ở mức nhỏ hơn nhiệt độ môi trường xung quanh, khi nhiệt độ môi trường xung quanh giảm xuống vào tháng 9, nhiệt độ gạo lúc này cao hơn nhiệt
độ của môi trường, sự ngưng tụ của hơi nước có thể xảy ra Trong trường hợp này
cân tháo bỏ màng PVC và bảo quản hạt theo phương pháp truyền thống
Sự thay đổi vỉ khí quyển khối hạt trong bảo quản với oxi thấp tự nhiên
a) Khi khối hạt được đóng kín, hàm lượng oxy bên trong giảm từ từ, nhưng hàm lượng CO, lại tăng lên; mức độ tăng giảm phụ thuộc vào từng giống gạo, độ
chín của lúa, nhiệt độ và độ ẩm của gạo
b) Tốc độ giảm của oxy phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của hạt nghĩa là:
Trang 25độ ẩm của hạt thấp dưới tiêu chuẩn an toàn trong bảo quản thì sẽ khó đối với
việc loại trừ oxy một cách trọn vẹn
* Bảo quản bằng khí Nitrogen ở Trung Quốc
Nguyên lý của việc bảo quản kín bằng khí nitơ tương tự như bảo quản với lượng oxy thấp tự nhiên Có thé tinh loc khí N; trong đống hạt bằng một số cách:
a) Không khí phía trong màng PVC được hút ra bằng bơm hút chân không,
và sau đó khí nitơ được đưa vào ở tỷ lệ ImŸ/t hạt Trong trường hợp này thành phần oxy trong bao hầu như bằng không
b) Không khí trong bao được tuần hoàn nhiều lần bằng máy sàng phân tử
để làm giàu nitơ Trong trường hợp này thành phân oxy có thể đạt được dưới 2% e) Đưa các tác nhân loại trừ oxy vào trong các bao (2kg/t hạU) để giảm thấp oxy hoặc thậm chí đạt đến 0%
Sự thay đổi không khí trong bảo quản bằng Ñ;
Khi khí nitơ được đưa vào thì lượng khí oxy khoảng 2 - 5% và sau đó giảm từ từ xuống 0% do sự hô hấp của hạt và các vi sinh vật Sự giả
thuộc vào độ ẩm của hạt, nhiệt độ và nồng độ của khí nitơ Thông thường, nồng độ khí nitơ cao hơn, thì oxygen thấp hơn trong quá trình bảo quản; độ ẩm và nhiệt độ của hạt cao hơn thì sự giảm oxy sẽ dién ra nhanh hơn, khi độ ẩm hạt thấp, hàm lượng CO; khoảng 3 - 6% đối với gạo được bảo quản qua mùa hè,
ngược lại CO, có thể cao ở mức 8 - 9% nếu độ ẩm của hạt cao Bảo quản bằng CO; ở Trung Quốc
Nồng độ caỏ của CO, có thể kìm hãm sự phát triển của nấm mốc, tiêu diệt
côn trùng và làm chậm quá trình trao đổi chất của hạt Phương pháp tạo CO;
Trang 26a) Khong khí phía trong màng PVC được hút ra sau đó bơm CO, với nồng
độ trên 80%
b) Do chỗ CO; nặng hơn không khí, CO; được bơm vào từ đáy bao và không khí sẽ tuôn ra ngồi qua lối thốt trên miệng bao Nồng độ CO; đạt trên 80%
c) Néng độ CO; giảm xuống một cách từ từ do hạt hấp thụ và sự rò rỉ của
màng PVC CO, được bơm bổ sung lại theo định kỳ 25-30 ngày để giữ nồng độ ở
70% và nếu bơm lại theo định kỳ 45-50 ngày và 50-60 ngày thì giữ được nồng độ
CO, là 50% và 30% tương ứng Để diệt côn trùng thì việc bơm CO; ở nồng độ
80% một lần là đủ
Tác động của phương pháp bảo quản khí quyển có điều tiết tới nãm mốc
và chất lượng của hạt
+ Tác động vào nấm mốc
Hầu hết côn trùng không thể tồn tại nếu hàm lượng ôxi trong không khí ở dưới 2% Nhưng nấm mốc chỉ bị ngăn chặn khi hàm lượng ôxi bằng 0 Vì vậ
tốn thời gian nếu tẩy ôxi bằng con đường hô hấp của hạt, đống hạt bị nhiễm mốc một phần chỉ trong một thời gian ngắn Một vài vấn đề có thể xảy ra nếu nồng độ của nitrogen không đủ cao
Trang 27b) Trong khi CO,
Nếu bơm CO; lần đâu tới 80 - 90% và duy trì thường xuyên ở mức 70%,
thì chất lượng gạo được đảm bảo tốt và càng tốt hơn nếu được bổ sung bằng điều kiện nhiệt độ thấp, gần như thấp Chất lượng nấu nướng của gạo hầu như đảm bảo tốt như gạo mới và độ dẻo bị giảm đi không đáng kể
Các túi nhựa kép đã được sử dụng cho đóng gói gạo bán lẻ (từ 2 - 2,5kg) Các túi này trước tiên được hút chân không sau đó bơm đây khí CO; Các màng nhựa lót bên trong túi để ngăn chặn sự hấp thụ CO; của gạo Theo cách bảo quản này chất lượng của gạo được đảm bảo thậm chí sau l năm
1 1 2 2 Cong nghé bao quan mat (Chilling Storage)
Phương pháp bảo quản mát đối với các loại hạt đã được nghiên cứu và thử
nghiệm từ chiến tranh thế giới lân thứ hai và được ứng dụng từ những năm 1960 ở
nhiều nước Chau Au, Chau A(7)
Trong kỹ thuật này, nhiệt độ trong kho hạt được duy trì ở dưới 15°C nhờ
thiết bị làm mát để duy trì điều kiện nhiệt, ẩm trong kho ở phạm vi có thể ngăn
cản sự phát triển và phá hoại của hầu hết các sinh vật hại trong kho và đảm bảo chất lượng hạt một cách an toàn
* Lợi thế của bảo quản ở nhiệt độ thấp
+ Đảm bảo chất lượng gạo
Nhiệt độ thấp có thể làm chậm sự hư hỏng của chất lượng gạo trong thời
gian bảo quản và đảm bảo chất dinh dưỡng của gạo Sự thay thay đổi chất lượng của gạo keng (gạo Japolica) với độ ẩm là 15% sau thời gian 6 tháng bảo quản
như sau:
Trang 28~ Hàm lượng axit béo tăng thêm 350% và 50% ở nhiệt độ 10°C và 15C
- Độ đẻo của gạo giảm đi 65% và 12% ở các nhiệt độ tương ứng là 30°C va
10°C
~ Hàm lugng nitrogen hoà tan trong nước tăng lên 82%; 50%; 28%; ở nhiệt độ
tuong tmg 30°C; 20°C; va 15°C
- Hoat tinh cla enzyme peroxide hydrogen tang một chút trước tháng 7 va giảm nhanh khoảng 40% và 30% ở nhiệt độ 30°C và 20C tương ứng và 10% ở
nhiệt độ 15C và 10C Qua đó cho thấy bảo quản ở nhiệt độ thấp là phương pháp
tốt để đảm bảo hoạt tính của protein trong gạo cũng như chất lượng ăn uống của
gao
+ Giảm sự hô hấp của gạo và sự hao hụt vật chất khô
Người ta kiểm tra khả năng hô hấp khí của gạo xay, loại gạo không bị ảnh
hưởng bởi bệnh nấm trong 24h ở nhiệt độ 15°C va 35°C, kết quả cho thấy sự hô
hấp của gạo ở nhiệt độ 150C chỉ đạt 12,8 - 22,8% so với sự hô hấp của gạo ở nhiệt độ 350C Điều đó có nghĩa dinh dưỡng ở nhiệt độ thấp thì bị mất đi ít hơn so với
nhiệt độ cao
+ Phòng tránh sự xâm hại của côn trìng
Thử nghiệm về sự xâm hại của côn trùng ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau Kết quả cho thấy sự sinh sôi của côn trùng chậm ở nhiệt độ từ 18 - 20C và khi nhiệt độ ở 15°C, ngoại trừ các loại nấm mốc thì bọ cánh cứng và các loại sâu
bướm phát sinh chậm và chúng bị chết ở 10C
+ Ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc
Hâu hết nấm mốc phát triển ở nhiệt độ 15C - 30°C, mặc dù sự phát triển
Trang 2915,3%, bảo quản ở 10°C trong 20 tháng, nấm mốc chỉ tăng lên một lần, nhưng,
trái lại nấm mốc sẽ tăng lên 20 lần nếu bảo quản gạo ở nhiệt độ 25°C chỉ trong 2 tháng
Dưới đây là một số mô hình bảo quản má
Bảo quản lương thực trong nhiệt độ thấp ở Trung @uốc(11)
Bảo quản trong nhà (fla) là phương pháp bảo quản phổ biến ở Trung Quốc Lúa gạo chủ yếu được bảo quản trong các bao ở các thành phố lớn và vừa
Bảo quản Flat sẽ chống được ẩm, cách nhiệt, được thông, gió chủ động và độ kín
thích hợp Bảo quản flat bao gồm bảo quản theo nhiệt độ môi trường xung quanh,
nhiệt độ cận thấp và bảo quản nhiệt độ thấp Phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp được sử dụng chủ yếu ở các thành phố lớn và trung, bình
Bảo quản nhiệt độ thấp và hiếm khí oxy là những phương pháp truyền thống ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm nay Cùng với sự phát triển của máy
làm lạnh và kỹ thuật khí quyển có điều tiết từ những năm đầu của thập kỉ 70,
phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp và bảo quản khí quyển có điều tiết đã trở thành một trong những phương pháp bảo quản phổ biến đối với lúa gạo ở Trung Quốc Lúa gạo ở trong điều kiện nhiệt độ thấp không bị tác động bởi nhiệt độ cao và độ ẩm không khí cao ngoài trời Nhiệt độ thấp có thể ngăn chặn quá trình trao
Trang 301.1.2.2.1 Bảo quản nhiệt độ thấp tự nhiên
Nhiệt độ thấp dưới 5°C ở vùng sông Yangste chỉ kéo dài khoảng 40 ngày, và ở các tỉnh miền Nam của Trung Quốc chỉ có vài ngày nhiệt độ ở mức dưới 5°C
này Vì vậy việc tận dụng không khí lạnh trong thời điểm đó là vô cùng quan
trọng Khi thời tiết ấm dần vào mùa xuân, thóc gạo được dựng trong các bao tải và các bao sợi, đóng cửa kho và các cửa sổ kho để giảm sự ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm bên ngoài Bằng cách sử dụng phương pháp này, thời gian bảo quản có thể kéo dài thêm 1 - 2 tháng so với thóc gạo được bảo quản trong các kho không cách nhiệt Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những tác động từ nhiệt độ
bên ngoài, lúa gạo vẫn hoàn toàn có thể bị phá hoại bởi côn trùng và nhiễm mốc sau khi hết mùa hè
1.1.2.2.2 Bảo quản nhiệt độ thấp cơ giới
Nhiệt độ thấp do sử dụng máy móc đó là việc tận dụng các thiết bị làm lạnh và các nguyên nhiên liệu cách nhiệt để duy trì nhiệt độ thấp cho bảo quản
dài hạn, nhằm ngăn cản sự phá hoại của côn trùng và tối thiểu hoá sự mục nát
của gạo Tuy nhiên cần xem xét chỉ phí bảo quản và đảm bảo chất lượng thóc
ga0
Thông thường, nhiệt độ được ổn định ở 15°C va I8°C bởi vì thành phần nước của gạo Japonoca ở Trung quốc thường thấp hơn 15,5%
+ Các phương tiện và nguyên vật liệu cách nhiệt
Có 2 kiểu cấu trúc bảo quản ở nhiệt độ thấp: gạch và gỗ, bê tông; gạch và
gõ Nguyên vật liệu cách nhiệt được chỉ trong bảng 2 Hệ số biến đổi nhiệt của
Trang 31*Trdn: c6 hai dạng:
a 10cm x6p nhua polyethylene
b Trần được trát 5cm vôi va dé tron perlite sau đó phủ khoảng I5cm bột
đá perlite và che mái bằng tấm nhựa tổng hợp (PVC)
* Tường: Sử dụng tường 2 lớp Độ dày của lớp tường bên trong khoảng
24cm và lớp ngoài là 12cm với khoảng trống giữa 2 lớp tường là 20 - 30 cm, ở
lớp trống này có thể đổ đầy bằng bột đá perlite hoặc vỏ trấu
+ Trang thiết bị đông lạnh
a Bảo quản trong diện tích 1000m” và tường cao 6,5m, kho sẽ được lắp đặt
các trang thiết bị sau để đảm bảo yêu cầu nhiệt độ là 15C:
Máy làm lạnh kiểu KD-20 với công suất 56.000kcal/h Nó bao gồm máy nén 22kw, I quạt 4kw, một máy bơm 2,3 - 3 kw, 1 quat cho tháp lam lanh 1,7kw và một bộ máy dự phòng cho trường hợp cần thiết (máy làm lạnh KD-I0 với công suất 28.000 kcal/h, hoặc 2 bộ máy làm lạnh Lk 3,5 voi cong suất mỗi máy 35.000 kcal/h) Các máy trên được lắp đặt trong phòng máy gần kho bảo quản
b Khi nhiệt độ yêu cầu là 18 - 20C, kho sẽ được lắp đặt các trang thiết bị gồm: 8 bộ máy điều hồ khơng khí kiểu CKT-3, 1/7 kw với công suất
3,000kcal/máy Ở Thượng Hải, khi thời tiết ấm dân vào tháng 5, các máy lạnh
hoạt động 2-3 h/ngày và 8-16 h/ngày vào thời điểm mùa hè nóng nhất cho 2 cách bảo quản trên ở độ ẩm tương đối là 75% và tương ứng với nhiệt độ 15 và 18C
+ Quản lý bảo quản ở nhiệt độ thấp
a Độ ẩm của gạo được bảo quản ở 15°C là 15,5% và 14,5%, nếu được bảo quản ở nhiệt độ 18°C, khi độ ẩm là 16%; gạo sẽ cần được bảo quản kết hợp cả 2
Trang 32b Gạo được đưa vào bảo quản khi mùa đông đến ở miền Nam, lúc này nhiệt độ xuống dưới 10C, vì vậy có thể tận dụng nhiệt độ thấp vào mùa đông và tiết kiệm được năng lượng ở Shanghai (Thượng Hải) lượng tiêu thụ điện hàng năm cho bảo quản ở 15°C 1a 11kwh/T va 6 Kwh/T cho bảo quản ở nhiệt do 18°C
e Nên bảo quản thành đống
d Kiểm tra nhiệt độ bằng điều khiển từ xa khoảng 1 - 2 lần/tuần Cứ 2 tuần kiểm tra độ ẩm của gạo và khả năng phát sinh côn trùng đồng thời kiểm tra sự
giảm chất lượng của gạo nếu có
e Kiểm tra thường xuyên thành phần của CO2 trong bảo quản nhằm đảm bảo
sự an toàn cho những người điều khiển máy móc
1.1.2.3 Công nghệ bảo quản chân không,
Sự giảm sút về chất lượng là hiển nhiên vì bảo quản gạo thông thường (trong các kho có bao) chỉ có thể đảm bảo chất lượng gạo chỉ trong 6 - 7 tháng
Trong tình trạng này, đóng gói chân không mở ra những cơ hội để khác
phục những khó khăn Chính vì vậy, ở Indonesia, vào năm 1982 BULOG dã quyết định sử dụng phương pháp đóng gói chân không cho bảo quản gạo dài hạn (hơn 2 năm) Quyết định này dựa trên nhu cầu đảm bảo chất lượng gạo trong thời gian dài hạn
Bảo quản chân không có những lợi thế tương tự các hệ thống bảo quản trước Với độ ẩm 12%, sự tích ẩm chỉ có thể xảy ra ở thời kì đầu của bảo quản
Một lợi thế nữa đó là bảo quản đóng gói chân không có thể được sử dụng
ngoài trời Các nhà sản xuất tuyên bố rằng các lồi gặm nhấm khơng có kha nang
Trang 33cắn đứt các nút buộc) Đó là điều giải thích tại sao khi bao quản ngoài trời, nên
xây dựng hệ thống chống loài gặm nhấm Quá trình đóng thàng chân không, bao gồm:
- Đúc thùng; - Sấy;
- Tao chan khong
Đúc thàng: Thùng được làm bằng nhựa LDPE thông qua quá trình đúc khuôn Các vật liệu phụ gia được sử dụng là tinuvin và irganox Tinuvin được sử dụng để chống lại sự thoái hóa do nhiệt , trong khi đó irganox dùng để bảo vệ tránh hư hại do tỉa cực tím Trong sản xuất thùng, các nguyên vật liệu tái sinh có thể được sử dụng 20% Tỷ lệ vật liệu tái sinh qúa cao sẽ gây nên sự rạn nứt sớm Vấn đẻ chính trong sản xuất thùng là chỉ phí vật liệu LDPE cao, vật liệu này là sản phẩm
độc quyền của hãng Baylon
$ấy: Quá trình làm khô được thiết kế nhằm giảm độ ẩm từ 14% xuống 12% với
công suất xấp xỉ 20 tấn/giờ
Máy làm khô là một máy sấy liên hồn kiểu L§U, được trang bị hệ thống
điều khiển nhiệt độ Việc khử ẩm nhằm mục tiêu loại trừ lượng hơi nước tích tụ
trong bảo quản đối với gạo đóng thùng Độ khô của gạo liên qua đến mức độ
chân không trong thùng Trong thời điểm hiên nay, độ chân không và độ ẩm
được thiết lập theo đề xuất của các nhà chế tạo
Trang 34không dao động trên dưới 300 milibar, trong quá trình dán kín lắc thùng và nén chặt BULOG vẫn đang nghiên cứu mức độ chân không cho bảo quản khả thi
nhất
Chỉ phí hoạt động Chỉ phí hoạt động của hệ thống vẫn chưa được biết đến, vì nhà máy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm Chỉ phí mới nhất cho việc đóng thùng khoảng 60 - 75 Rubi/kg hoặc trên dưới 0,06 - 0,075 USD/kg Việc xây dựng hệ
thống bảo vệ các loài gặm nhấm đang được xem xét tiến hành Sau đó các máy móc đóng bao cũng cần được lắp đặt
BULOG đang cố gắng tìm kiếm vật liệu thay thế cho nhựa tổng hợp
chuyên dụng, tinuvin và inox trên, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả khả quan
1.1.3 Triển vọng của công nghệ CA trong bảo quản lương thực dự trữ
Kỹ thuật bảo quản khí quyển có điều tiết (Controlled atmosphere storage-
CA) đã được phát triển từ các thập kỷ cuối thế kỷ XX cho đến nay(22) Quy trình
chỉ tiết đối với bảo quản lớn dài hạn, bảo quản chồng bao có màng phủ, bảo quản bằng các container hàng hải và bảo quản gói nhỏ đã được công bố
Kỹ thuật CA có vai trò quan trọng trong hệ thống bảo quản hạt đòi hỏi chất lượng cao Kỹ thuật này thích hợp để sử dụng một cách rộng rãi hơn trong tương lai
Hạn chế chủ yếu trong việc ứng dụng kỹ thuật CA là sự hao phí của gas
Trang 35
đi cùng với mức độ tăng lên của việc sử dụng kỹ thuật CA một kỹ thuật đang được ủng hộ và áp dụng ngày càng rộng rãi hơn
Các thủ tục của kỹ thuật bảo quản hạt bằng phương pháp khí quyển có điều tiết CA đã được biết từ đâu những năm 70 Ba dang chủ yếu của khí quyển được
cải biến là: CO; cao, O; thấp và hệ thống khí đốt:
Khí quyển Cấu thành đặc trưng
- CO, cao 60% CO2, phần nên: không khí
~ O; thấp 1% O;, phần nên: N; và khí tro
- Khí đốt 1% O,, 12% CO2, phần nền N; & khí
trợ
Những ưu điểm của việc bảo quản hạt bằng phương pháp CA
Tác dụng tiêu điệt côn trùng:
Trong điều kiện nhiệt độ khối hạt cao, thường là trên 30°C trong mita thu
các lồi cơn
hoạch ở nhiều nước, môi trường khí quyền được kiểm soát, hầu hết
trùng bị tiêu diệt trong vòng từ 7-10 ngày Ngược lại ở những vùng lạnh hơn, phải sau thời gian kéo dài đến 1 tháng mới có khả năng tiêu điệt hoàn tồn các lồi cơn trùng
Khí quyển chứa hàm lượng CO; cao có tác dụng tốt để diệt các côn trùng
nhóm ăn hại bên trong hạt và ngài đêm Trong khi khí quyển nghèo oxy có tác dụng tiêu diệt các loại côn trùng cánh cứng xâm hại từ ngoài hạt
Tác dung kim hãm sư phát triển của vi sinh vật
Để điều khiển sự phát triển của nấm mốc, kỹ thuật CAS có một phạm vi giới
Trang 36số nấm mốc ưa nước Tuy vậy, có thể thấy ít nhất với khí quyển hiếm oxy có mối
tương quan nhạy cảm giữa khả năng sinh sôi nảy nở với CA tại hoạt độ nước thấp (a„) Vì vậy CA có thể kéo dài thời gian bảo quản của hạt tại độ ẩm an toàn trong bảo quản của hạt (a„= 0,7- 0,8)
Tác đông đến chất lượng hàng hóa
Nhìn chung không có các dấu hiệu tác động bất lợi đối với hàng hóa khô
(ay <0,65) được bảo quản trong CA tại nhiệt độ bảo quản thông thường (<30C) CA có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt hoặc các ảnh hưởng khác đối
với khả năng duy trì sức sống của hạt nhưng toàn bộ các tác động xấu của CA với bất cứ mức độ nào cũng nhỏ hơn khi so với các tác động xấu gây ra bởi sự thay
đổi nhỏ về nhiệt độ, ẩm độ và không có vấn để gì về mặt thương mại Các chỉ tiết kỹ thuật đối với việc ing dung CA
Những yêu cầu vẻ kỹ thuật cho việc ứng dụng khí quyển có điều tiết có
liên quan đến:
-_ Sự biến đổi của cấu trúc bảo quản để tiếp nhận và giữ khí được đưa vào;
- Cung cấp gas như thế nào và tỷ lệ ra sao?
Sự cải biến của bảo quản gắn kín
Có sự cân bằng giữa tỷ lệ giảm sút của CA do sự rò rỉ và tỷ lệ gas cẩn được cung cấp một cách tiết kiệm để duy trì nó Sự cân bằng này ảnh hưởng đến
chỉ phí và nỗ lực để làm kín kho Cho đến nay chỉ phí về gas là đáng kể nó đòi
hỏi thiết bị bảo quản phải đạt tiêu chuẩn cao về độ kín Nếu đạt được độ kín khí tối ưu thì có thể giải quyết được cản trở cơ bản trong kỹ thuật CA Hiện tại ở Australia, các kho có tích lượng lớn (>10.000t), các hâm bê tông tích lượng
~2000t và các container bằng gỗ (500 đang được sử dụng với kỹ thuật CA được
làm kín khá hoàn hảo Các tấm PVC cũng được sử dụng để phủ kín các chồng
Trang 37Sự phân bố hệ thống ống dẫn khí
Nói chung kỹ thuật CA không đòi hỏi hệ thống ống dẫn khí bên trong để
đưa N; hay CO, vào nhưng cần một vài cách thức để tránh hạt làm tắc, cản trở khí đưa vào Trong những cấu trúc cao, khí CO; cân được tuần hoàn cả thể tích
kho với chu kỳ khoảng một lần trong một ngày Việc cung cấp khí
Để tạo ra CA, người ta sử dụng CO; hay N; được sản xuất công nghiệp
hoặc khí quyển có điều tiết bên trong kho bằng việc đốt khí hydrocarbon trong
không khí Cả hai cách này đã được áp dụng trong những cấu trúc kho có tích
lượng từ vài chục tấn đến vài chục ngàn tấn Về nhu cầu gas để tạo ra CA ở ba
kiểu bảo quản với kho lúa mì được làm kín hoàn hảo như sau:
Nhu cầu khí cần thiết để tạo được các dạng khí quyển biến đổi khác nhau
đối với kho kín hoàn hảo:
Khí quyển Lượng áp dụng để cho hôn hợp khí di
- CO; cao 1-2 tấn/ 1000 tấn hạt na ÐÔ|
- O; thấp 1-3 mỶ/ tấn
- Gas đèn hydrocarbon _ | 0,08-0,3 kg propane/ tấn
Việc thay CO;
Sự phát triển của kỹ thuật PSA (Pressure-swing Absorption-hút áp lực) và
kỹ thuật màng phân ly để chiết rút N; từ không khí đã tạo ra sự thay đổi tính kinh
tế và tính khả thi của kỹ thuật CA dựa trên không khí nghèo oxy (low oxygen atmosphere) Hiện tại, cả hai kỹ thuật đó đã được sử dụng, để tạo nguồn N; cho bảo quản CA đối
tự các kho bảo quản hạt Kỹ thuật bảo quản khí quyển có điều tiết điển hình dối
i hoa quả tươi được dự trữ trong các kho có kích cỡ lớn tương
với quả, ví dụ như táo thường đòi hỏi thành phần oxy là 2%, trong khi với hạt
Trang 38Hệ thống đèn hydrocarbon nhu propane để loại trừ O; ra khỏi không khí,
tạo ra khí quyển có nồng độ oxy thấp đã được phát triển để bảo quản hạt và nó cũng được dùng trong bảo quản quả tươi bằng kỹ thuật CA Hệ thống đèn dựa
trên cơ sở hoặc là hệ thống “open plne ”- “ngọn lửa cháy” (Agrisas) hoặc chất
cháy bên trong (Agricase) Cả hai cách đều có khả năng về mặt thương mại trong bảo quản quy mô lớn (>2000T) bằng CA và được chấp nhận rộng rãi để bảo quản hạt
Khí quyển giàu CO; dựa trên sự cung cấp khí từ các nguồn bên ngoài (đá
băng khô, dạng hóa lỏng) Mặc dù vẻ mặt lý thuyết, đây là phương pháp hoàn
toàn khả thi Song để cung cấp gas cần thiết để tạo ra khí quyển có tỷ lệ CO, cao
(40%) sẽ đòi hỏi chỉ phí lớn và phức tạp Lợi thế của kỹ thuật CA với CO; cao
không đủ để bù lại những tốn phí đó
Qua kết quả ứng dụng công nghệ bảo quản thóc gạo dự trữ quy mô lớn
bằng khí quyển có điều tiết của nhiều nước cho thấy: Đây là công nghệ bảo quản
tiên tiến, yêu cầu về trang thiết bị kỹ thuật, chỉ phí cho bảo quản không lớn nhưng lại đạt hiệu quả cao, hoàn toàn có thể áp dụng cho việc bảo quản lương
thực DTQG của Việt Nam
1.2.Thực trạng công nghệ bảo quản lương thực DTQG hiện nay
1.2.1 Kho bảo quản lương thực DTQG
Qua số liệu điều tra năm 2002 và qua đánh giá thực tế, có thể sơ bộ rút ra
nhận xét sau:
(1) Sự phân bố kho DTQG vẻ lương thực hiện có còn rất phân tán Số liệu khảo sát ngẫu nhiên ở 8 DTQG khu vực đã có tới 117 điểm kho ; (Toàn Cục DTQG có 19 DTQG khu vực, mỗi DTQG khu vực có 6-7 Tổng kho, mỗi Tổng có
Trang 39thời chiến nhưng không còn phù hợp với yêu câu CNH, HĐH và cơ chế quản lý DTQG trong điều kiện mới
(3) Chất lượng của kho dự trữ lương thực đang xuống cấp Số kho lương
thực ở các chỉ cục phía bắc vĩ tuyến 17 phần lớn (60-80%) được xây dựng và dưa
vào sử dụng trước năm 1975, trong đó có những kho đã sử dụng từ những năm 1958-1960 Nhìn chung, kho dự trữ lương thực hiện tại được xây dựng theo nhiều
kiểu hình kiến trúc và thiếu sự thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật Nhiều kho đã
xuống cấp, hỏng nát, phải sửa chữa hoặc thanh lý Theo đánh giá của các nhà
chuyên môn, để bảo quản lương thực dự trữ với công nghệ bảo quản như hiện
thì ít nhất từ nay đến 2007, 50-70% số kho ở các Dự trữ quốc gia khu vực cần
phải thanh lý, số kho còn lại cũng đều phải nâng cấp, sửa chữa 1.2.2 Cơ sở vật chất & trang thiết bị kỹ thuật
Qua kết quả khảo sát ở một số Dự trữ quốc gia khu vực và qua theo dõi đánh
giá chung, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
(1) Do các công việc cân đong, nhập, xuất, đảo hạt, phòng chống chuột, côn trùng còn rất thô sơ, nặng về các thao tác thủ công nên các trang thiết bị bảo quản ở các điểm kho còn rất nghèo nàn Dụng cụ trang bị cho thủ kho chủ yếu là
xẻng sắt, trang gỗ, thúng mủng, cân bàn, sàng côn trùng Các ngăn kho đã có
thiết bị theo đối ôn, ẩm độ không khí ngoài cửa kho, nhưng lại không có thiết bị
theo đõi ôn, ẩm độ trong khối hàng Việc theo dõi diễn biến ôn ẩm độ, mật độ
Trang 40(2) Các thiết bị đo lường còn thô sơ (ở các điểm kho chỉ có cân bàn, ở tổng
kho chỉ có cân kỹ thuật, một số máy đo độ ẩm nhanh (máy Ket\) có độ chính xác không cao chưa đáp ứng yêu câu cân thiết cho công tác quản lý số lượng và chất lượng đâu vào, đầu ra của lương thực trong quá trình bảo quản
Hầu hết các phòng kiểm tra chất lửợng thóc gạo của các Dự trữ quốc gia khu
vực không đạt yêu cầu của một phòng kiểm nghiệm cấp cơ sở: Các phòng này chỉ mới xác định được các chỉ tiêu về thủy phần, tạp chất và một vài chỉ tiêu cơ lý đơn giản khác bằng những thiết bị như cân kỹ thuật, tủ sấy đã cũ, có độ chính xác không cao
1.2.3 Công nghệ bảo quản lương thực DTQG
Hiện tại, hầu hết lương thực DTQG (khoảng 80%) đều được bảo quản theo phương pháp truyền thống Số còn lại (khoảng 20%) được bảo quản bằng phương pháp bảo quản kin (trong CO,, trong N,)
1.2.3.1 Bảo quản thóc DTQG theo phương pháp truyền thống
Phương pháp bảo quản truyền thống (trong đó, hơn 90% bảo quản theo
phương thức đổ rời, số còn lại theo phương thức đóng bao để thơng thống tự
nhiên) được thực hiện theo “Quy phạm tạm thời bảo quản thóc DTQG” đã ban hành kèm theo Quyết định số 150/KTBQ của Cục trưởng Cục DTQG ký ngày
15/5/1996 [11]
Qua các bước của quy trình bảo quản thóc đổ rời hoặc đóng bao để thoáng tự
nhiên, có thể nhận thấy: về cơ bản, công nghệ bảo quản thóc DTQG không khác
nhiều so với phương pháp bảo quản truyền thống ở các nông hộ trừ một số đổi
mới như: nhà kho được xây dựng kiên cố, các khâu kê lót, chống thấm, dột, tạo điều kiện thông gió tự nhiên và phòng chống chỉm chuột, côn trùng được thực hiện một cách bài bản và có hiệu quả hơn Nhờ đó trong những năm qua, tỷ lệ