Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về nền văn minh nổi tiếng trong thời cổ đại, cùng với sự tồn tại và phát triển của các tôn giáo lớn ở Ấn Độ, nên tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm tôn giáo
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý Thầy, Cô cùng các bạn sinh viên thân mến!
Trong suốt quá trình học Đại học, chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã tích lũy được cho mình một vốn kiến thức khá vững chắc để làm nền tảng cho những bước đi tiếp theo trong cuộc sống Để hoàn thành chương trình đại học của mình và đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và chân thành từ phía Thầy, Cô cũng như các bạn sinh viên lớp Du Lịch khóa 35
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô của bộ môn Lịch Sử - Địa Lý – Du Lịch đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn của mình
Người mà tôi muốn gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc của mình là Thầy Huỳnh Tương Ái, người đã dành nhiều thời gian quý báu của mình để hướng dẫn tận tình, cùng đồng hành với tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài luận văn này
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn đến toàn thể các bạn sinh viên lớp Du Lịch khóa 35 đã luôn ở bên cạnh để giúp đỡ cũng như động viên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn trong lúc thực hiện đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của mình, mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình nhưng có thể sẽ có những sai sót khó tránh khỏi, nên tôi rất mong nhận được
sự thông cảm cũng như sự đóng góp ý kiến chân thành của quý Thầy, Cô để đề tài luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 02 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Hồng Ngân
MSSV: HG09012
Lớp: Du lịch A2 – Khóa 35
Trang 4
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH
3 Biều đồ thể hiện số lượt khách du lịch đến Ấn Độ giai đoan
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phạm vi nghiên cứu 1
4 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Khái quát về du lịch 3
1.1.1 Khái niệm du lịch 3
1.1.2 Các loại hình du lịch 3
1.2 Một số vấn đề về tôn giáo 5
1.2.1 Khái niệm tôn giáo 5
1.2.2 Đặc điểm tôn giáo 6
1.3 Một số vấn đề về du lịch tôn giáo 8
1.3.1 Khái niệm du lịch tôn giáo 8
1.3.2 Vai trò của tôn giáo đối với hoạt động du lịch 8
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ ẤN ĐỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ 10 2.1 Khái quát chung về Ấn Độ 10
2.1.1 Vị trí địa lý 10
2.1.2 Lược sử Ấn Độ 11
2.1.2.1 Lịch sử tên gọi 11
2.1.2.2 Lịch sử Ấn Độ qua các thời kì 11
2.1.3 Điều kiện tự nhiên 18
2.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội 19
2.1.4.1 Dân số, phân bố dân cư và vấn đề dân tộc, sắc tộc 19
2.1.4.2 Tình hình phát triển kinh tế ở Ấn Độ 20
2.1.5 Nguồn tài nguyên du lịch 21
2.1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 21
2.1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 21
2.2 Đặc điểm tôn giáo ở Ấn Độ 23
2.2.1 Đôi nét chung về tôn giáo ở Ấn Độ 23
2.2.2 Sự hình thành và phát triển của các dòng tôn giáo tiêu biểu ở Ấn Độ 26
2.2.2.1 Ấn Độ giáo (Hinduism) 26
2.2.2.2 Hồi giáo (Islam) 27
2.2.2.3 Đạo Sikh (Sikhism) 27
2.2.2.4 Phật giáo (Buddhism) 28
2.3 Tiềm năng trong phát triển du lịch tôn giáo ở Ấn Độ 30
2.3.1 Một số thánh địa quan trong của Ấn giáo 30
Trang 62.3.1.1 Sông Hằng 30
2.3.1.2 Hang động Amarnath - đền thờ thần Shiva 33
2.3.2 Các thánh đường Hồi giáo tiêu biểu ở Ấn Độ 34
2.3.2.1 Taj Mahal – tình yêu bất diệt 34
2.3.2.2 Fatehpur Sirki – nhà thờ Jama Masjid 35
2.3.3 Những thánh địa nổi bật của đạo Sikh 36
2.3.3.1 Harmandir Sahib (Đền Vàng) 36
2.3.3.2 Sri Hemkunt Sahib 38
2.3.4 Hành trình Phật đạo 39
2.3.4.1 Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) 39
2.3.4.2 Sarnath (Vườn Lộc Uyển) 42
2.3.4.3 Thánh địa Kushinagar 44
Chương 3: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ 47
3.1 Hiện trạng phát triển du lịch ở Ấn Độ 47
3.2 Hiện trạng phát triển du lịch tôn giáo ở Ấn Độ 49
3.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Ấn Độ 52
3.3.1 Phương tiện giao thông 52
3.3.1.1 Giao thông đường bộ 53
3.3.1.2 Giao thông đường sắt 54
3.3.1.3 Giao thông đường hàng không 56
3.3.2 Hệ thống nhà hàng – khách sạn 56
3.3.2.1 Hệ thống nhà hàng 56
3.3.2.2 Hệ thống khách sạn 57
3.4 Những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển du lịch ở Ấn Độ 58
3.5 Đôi nét về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ 59
KẾT LUẬN 62
1 Kết quả đạt được 62
2 Hướng nghiên cứu tiêp theo 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Những điều cần biết khi du lịch đến Ấn Độ 65
Phụ lục 2: Một số chương trình tour 69
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về Ấn Độ 77
Trang 7MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi ngành du lịch trên Thế Giới đang ngày càng phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của du khách mà còn đang tiến xa hơn với những loại hình du lịch mới mẽ và cũng khá phát triển như du lịch hội nghị, du lịch thể thao,
và bên cạnh đó một loại hình du lịch cũng khá phát triển mạnh mẽ đó chính là du lịch tôn giáo hay còn gọi là du lịch hành hương Xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu về những yếu tố tâm linh, hiện nay đa phần các du khách đều chọn điểm đến là những điểm du lịch mang yếu tố linh thiêng, huyền bí
Và Ấn Độ - đất nước có vị thế khá đặc biệt với lưng dựa vào dãy núi Himalaya hùng vĩ nhất trên Thế Giới, mặt nhìn ra biển Ấn Độ Dương mênh mông Ngoài ra còn
có hai con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại Chính nơi địa linh nhân kiệt này đã sinh ra nhiều bậc vĩ nhân nổi tiếng trên Thế Giới như đức phật Thích Ca Mâu Ni, thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, thi hào Rabindranath Tagore Ấn Độ còn là chiếc nôi của các nền tôn giáo, trường phái triết học lớn trên Thế Giới và còn là mảnh đất của những thánh địa nổi tiếng bậc nhất trên thế giới
Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về nền văn minh nổi tiếng trong thời cổ đại, cùng với sự tồn tại và phát triển của các tôn giáo lớn ở Ấn Độ, nên tôi đã chọn đề tài
“Đặc điểm tôn giáo và sự phát triển du lịch tôn giáo ở Ấn Độ” để làm đề tài luận
văn cho mình Hy vọng thông qua đề tài luận văn này, tôi sẽ nâng cao thêm kiến thức của mình đối với sự phát triển du lịch về tôn giáo cũng như mở rộng sự hiểu biết của mình về nền văn minh Ấn Độ cổ đại Thông qua đó, tôi cũng muốn giới thiệu đến những người yêu thích du lịch và có hứng thú tìm hiểu về vấn đề tôn giáo có thêm thông tin để lựa chọn cho mình một điểm du lịch thích hợp
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Với việc chọn đề tài “Đặc điểm tôn giáo và sự phát triển du lịch tôn giáo ở Ấn Độ”, sẽ giúp tôi đào sâu hơn về vấn đề tôn giáo ở Ấn Độ cũng như loại hình du lịch
tôn giáo đang ngày càng phát triển mạnh ở đất nước này Mặt khác trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài luận văn của mình, tôi còn rèn luyện được kỹ năng tư duy logic thông qua việc tìm hiểu, thu thập và sắp xếp tư liệu sao cho nội dung nghiên cứu của mình được hoàn chỉnh và rõ ràng hơn
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do khoảng cách địa lý khá xa và đối tượng nghiên cứu khá rộng nên đề tài luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu ở vấn đề tôn giáo và thực trạng phát triển du lịch tôn giáo ở Ấn Độ Trước hết là tìm hiểu về vị trí địa lý, lịch sử hình thành cũng như những nét văn hóa độc đáo của nước Ấn Độ, sau đó là đi sâu hơn vào sự hình thành
Trang 8cũng như sự du nhập của các tôn giáo vào Ấn Độ Cuối cùng là tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch ở Ấn Độ, tự đó đánh giá được tiềm năng cũng như những khó khăn gặp phải trong phát triển du lịch để có những giải pháp khắc phục và đưa ra hướng phát triển trong thời gian tới
4 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có thể nói, hiện nay vấn đề về tôn giáo là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trên Thế giới, đặc biệt là Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo lớn trên Thế giới nên các nguồn tài liệu viết về sự phát triển tôn giáo ở Ấn Độ cũng khá đa dạng và phong phú
Cụ thể là trong cuốn sách “Hành trình về Phương Đông” – NXB Hồng Đức do
Nguyên Phong biên dịch đã giới thiệu rất cụ thể về sự hình thành cũng như sự sinh trưởng của các tôn giáo trên mảnh đất Ấn Độ huyền bí Ngoài ra còn có một số cuốn
sách như “Những tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại” – NXB Tôn giáo – 2007 do Thích Tâm Quang dịch hay cuốn “Lịch sử văn minh Ấn Độ” – NXB Văn hóa thông
tin – 2006 do Nguyễn Hiến Lê dịch cũng có đề cập một cách chi tiết và rõ ràng đến nền tôn giáo ở Ấn Độ Thông qua những cuốn sách trên, tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin bổ ích về lịch sử của nước Ấn Độ cũng như sự phát triển mãnh mẽ của những tôn giáo tại đất nước này Chính những nguồn tài liệu hữu ích này sẽ là nền tảng để tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực du lịch tôn giáo – du lịch hành hương tại Ấn
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập - xử lý thông tin – phân tích tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tài liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra Đồng thời sắp xếp và xử lý nguồn từ tiếng Anh sang tiếng Việt Quá trình tổng hợp sẽ có cái nhìn bao quát nhất về đặc điểm tôn giáo cũng như việc phát triển du lịch hành hương ở Ấn Độ Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với
độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất cho đề tài
5.2 Phương pháp bản đồ
Với phương pháo bản đồ này giúp tôi có thể đánh giá được vị trí, vị thế của Ấn Độ
trong việc phát triển du lịch, biết được các địa điểm hành hương nổi tiếng trong nước
Ấn Độ, từ đó đưa ra hướng kết hợp các điểm du lịch hành hương đạt hiệu quả và hấp dẫn hơn
Trang 9Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở
Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
Theo định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc): “Du lịch là tập hợp
các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”
Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của
một cá nhân đi đến là lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác”
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh du lịch như sau: “Du lịch
là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với nhiều lục đích khác nhau Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến
1.1.2 Các loại hình du lịch:
Du lịch là lĩnh vực hoạt động rất đa dạng và phức tạp nên có nhiều cách phân loại
du lịch khác nhau Dưới đây là một số cách phân loại du lịch thông dụng nhất:
- Theo mục đích đi du lịch: Phân loại theo mục đích còn gọi là theo động cơ đi du
lịch Tức là phân loại dựa vào mục đích chuyến đi của khách Có thể chia thành các loại mục đích như sau:
+ Du lịch tham quan: tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch
tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích một công tình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học hay cơ sở sản
Trang 10xuất… về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để chuyến
đi được coi là chuyến du lịch
+ Du lịch giải trí: Mục đích của chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bức ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng như tinh thần) Với mục đích này du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành Trong chuyến đi du lịch nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được Do vậy ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết phải có các chương trình vui chơi, giải trí cho
du khách trong chuyến đi Với sự phát triển của xã hội, mức sống gia tăng, số người đi
du lịch phần nhiều mang mục đích giải trí, tiêu khiển bằng các trò chơi cũng gia tăng đáng kể Để đáp ứng xu thế này cần quan tâm mở rộng các loại hình và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí như các công viên, các khu vui chơi giải trí
+ Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe cộng đồng Theo một số học giả trên thế giới, với chế độ du lịch hợp lý, cộng đồng có thể giảm được trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm Từ
xa xưa người ta đã phát hiện giá trị phục hồi sức khỏe, giá trị chữa bệnh của các vùng biển miền Nam Ngày nay, nhu cầu đi nghỉ càng lớn do sức ép của công việc căng thẳng, của môi trường ô nhiễm, của các quan hệ xã hội Số người đi nghỉ nhiều lần trong năm cũng tăng lên rõ rệt Số người đi nghỉ cuối tuần ở các nước công nghiệp phát triển chiếm hơn 1/3 dân số Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các vùng núi, vùng nông thôn, vùng ven bờ nước, đặc biệt là các bãi biển
+ Du lịch thể thao: Chơi thể thao nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, thể hiện mình… được coi là một trong các mục đích du lịch Đây là loại hình du lịch xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê các hoạt động thể thao của con người Trong những dịp có thời gian rỗi, nhiều người thay vì chọn một chuyến đi nghỉ thụ động lại tìm đến những nơi có điều kiện để tự mình được chơi một môn thể thao nào
đó nhưng không phải là tham gia thi đấu chính thức mà chỉ đơn giản là để giải trí Để kinh doanh loại hình này yêu cầu có các điều kiện tự nhiên thích hợp và có cơ sở trang thiết bị phù hợp cho từng loại hình cụ thể Mặt khác nhân viên cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho du khách chơi đúng quy cách Có thể phân biệt thể thao chủ động và thể thao bị động Du lịch thể thao chủ động là loại hình mà
du khách tham gia trực tiếp vào một hay nhiều môn thể thao, trong đó có tất cả những môn thể thao mạo hiểm, nhằm mục đích thể hiện bản thân, rèn luyện sức khỏe Du lịch thể thao thụ động là các chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao mà du khách ưa thích Trong trường hợp này các cổ động viên chính là du khách
+ Du lịch nghiên cứu: Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành Nhiều môn học, ngành học cần có hiểu biết thực tế như địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường,
Trang 11sinh học, dân tộc học… Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều nhà cung ứng du lịch đã xây dựng các chương trình du lịch đặc thù thích hợp với yêu cầu của từng ngành
+ Du lịch thăm thân: Đối với những nước có nhiều ngoại kiều, loại hình du lịch này rất được coi trọng vì nó đáp nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của những người thân giữa các miền, các nước Kiên Giang là một trong những tỉnh có số lượng kiều bào động của cả nước, vì vậy loại hình du lịch thăm thân cũng nên được xem trọng và đầu tư đúng mức
+ Du lịch kinh doanh: Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là thương gia Tìm cơ hội làm ăn, tìm đối tác kinh doanh … là những mục tiêu chính của họ trong chuyến đi Song đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú, đây lại là đối tượng phục vụ đặc biệt Đây là nhóm đối tượng du khách chiếm tỷ lệ khá cao so với các nhóm đôi tượng du khách khác trong ngành du lịch Fam Trip là một chuyến đi gần gũi và thân thiện dành cho các công ty lữ hành để giới thiệu cho họ các sản phẩm du lịch tốt tại các điểm đến Đây là một hình thức mới, tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả xúc tiến, vì chỉ trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã có dịp tiếp xúc với rất nhiều đối tác để giới thiệu sản phẩm du lịch của đơn vị mình
Và cuối cùng là loại hình du lịch tôn giáo, một loại hình du lịch đang ngày càng phát triển phổ biến và rộng rãi ở nhiều nước trên Thế giới Từ xa xưa, du lịch tôn giáo
là một loại hình du lịch phổ biến Đó là các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu về tôn giáo Điểm đến của du khách này là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO
1.2.1 Khái niệm:
Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có
một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm nó trở thành phổ biến trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác, vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới
Theo định nghĩa của trang web vi.wikipedia.org, tôn giáo hay đạo (tiếng Anh:
“religion” và “religion” xuất phát từ thuật ngữ “legere” (tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên – xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên, từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý,
lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục Trần tục là những gì bình thường
Trang 12trong cuộc sống của con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi bày tỏ sự tôn kính, sung bái, và đó chính là cơ sở của tôn giáo Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại Chính vì thế, những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học Số tôn giáo được hình thành
từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác
Đôi khi từ “tôn giáo” cũng được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là “tổ chức tôn giáo” - một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân “Tôn giáo” hay được nhận thức là “tôn giáo” có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm “tôn giáo” nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo)
Như vây: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau (Nguồn: Ban tôn giáo chính phủ)
- Một số thuật ngữ tương đồng với “tôn giáo”:
+ Đạo: từ này xuất phát từ Trung Hoa, tuy nhiên “đạo” không hẳn đồng nghĩa với tôn giáo vì bản thân từ đạo cũng có thể có ý nghĩa phi tôn giáo “Đạo” có thể hiểu là con đường, học thuyết Mặt khác, “đạo” cũng có thể hiểu là cách ứng xử làm người: đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo thầy trò…Vì vậy khi sử dụng từ “đạo” với ý nghĩa tôn giáo thường phải đặt tên tôn giáo đó sau từ “đạo” Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitô
+ Giáo: từ này có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể Chẳng hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo… “Giáo” ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo Tuy nhiên “giáo” ở đây cũng có thể đươc hiểu với nghĩa phi tôn giáo là lời dạy của thầy dạy học
1.2.2 Đặc điểm tôn giáo
Tôn giáo do con người sáng tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên nhiên, địa
lý phát tích và do chính con người chi phối Đồng thời mỗi tôn giáo đều mang những giá trị đặc sắc riêng, không nhầm lẫn giữa tôn giáo này với tôn giáo khác
Trong xã hội chưa có giai cấp, Ăng Ghen cho rằng tôn giáo xuất hiện ngay trong thời kì nguyên thủy, từ những quan niệm cổ xưa của con người về bản thân mình và thiên nhiên bao quanh họ Các tôn giáo nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản
Trang 13năng của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợi ích về kinh tế - xã hội Các hình thức phổ biến của tôn giáo nguyên thủy là các dạng như sau :
- Ma thuật giáo: Ma thuật theo tiếng Hy Lạp cổ là phép phù thủy Đây là biểu hiện của việc người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự nhiên bằng những hành động tượng trưng (cầu khẩn, phù phép, thần chú…) nghĩa là bằng con đương siêu nhiên Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong muốn Về sau, ma thuật trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu được của các tôn giáo phát triển Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép,…) Tàn dư của
ma thuật là các hiện tượng bói toán, tướng số ngày nay
- Bái vật giáo: Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ Bái vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tôn giáo và sự thờ cúng Bái vật giáo đặt niềm tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như hòn đá, gốc cây, bùa, tượng Họ cho rằng một lực lượng siêu nhiên, thần bí trú ngụ trong vật đó Bái vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tôn giáo Đó là sự thờ cúng các tượng gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vài sức mạnh kì quái của các lá bùa
- Vật linh giáo: Là hình thức tôn giáo xuất hiện muộn hơn, khi mà ý thức của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm Vật linh giáo là lòng tin ở linh hồn Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới : một thế giứoi tồn tại thật sự và một thế giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại Thế giới siêu nhiên này của người nguyên thủy cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác biệt gì lắm so với thế giới thực tại
Trong xã hội có giai cấp, sự xuất hiện các nhà nước, quốc gia với các vùng lãnh thổ riêng biệt, tôn giáo lúc này không chỉ còn là một nhu cầu tinh thần của một quần chúng mà còn là một phương tiện để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị áp bức giai cấp và bóc lột của mình và thực hiện sự bành trướng, xâm lược Vì vậ, tôn giáo gắn liền với chính trị và bị dân tộc hóa Từ đó đã dẫn đến sự xuất hiện các tôn giáo dân tộc
và tôn giáo thế giới
- Tôn giáo dân tộc: Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc của
nó Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền lực giới hạn trong phạm vi quốc gia Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia
- Tôn giáo thế giới: Sự phát triển của tôn giáo vượt ra khỏi biên giới một quốc gia
đã hình thành nên các tô giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo,… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới
Trang 14Và dù là tôn giáo gì thì những tín đồ của một tôn giáo thường họp mặt để làm lễ, đọc hay tụng kinh, cầu nguyện, thờ phụng và giúp đỡ tinh thần lẫn nhau Tuy nhiên, cầu nguyện và ngồi thiền một mình cũng thường được xem là quan trọng, cũng như sống theo tín ngưỡng ngoài đời hay với những người không theo đạo đó Đây thường
là một chức năng của tôn giáo
1.3 MỘT SỐ VẪN ĐỀ VỀ DU LỊCH TÔN GIÁO
1.3.1 Khái niệm
Trong cụm từ du lịch tôn giáo ta thấy có hai phần : Tôn giáo + du lịch
Du lịch: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (theo Luật du lịch Việt Nam)
Như vậy ta thấy rằng, du lịch tôn giáo là một hình thức của du lịch, là sự kết hợp của người hành hương giữa việc đi du lịch để mở mang kiến thức với việc tế lễ, thờ cúng
Tóm lại, du lịch tôn giáo là các chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của con người theo các tôn giáo khác nhau như truyền giáo tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo Vì vậy, nơi tổ chức các loại hình du lịch này là các địa bàn liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc lịch sử tôn giáo như các chùa, thánh địa, khu giáo dân Các trung tâm nổi tiếng của du lịch tôn giáo là Thánh địa Vartican, Jerusalem (theo Nguyễn Minh Tuệ (1996), Địa lý du lịch Việt Nam)
Hành hương: là từ được dùng để chỉ những người đi đến nơi thần thánh, tôn giáo của mình để tôn bái cầu nguyện Như vậy, hành hương cũng được xem là một dạng của du lịch tôn giáo
Như vậy, khái niệm trên đã nói đến một chuyến đi mang tính chất và mục đích của tôn giáo Khách hành hương đi cúng bái, tìm hiểu tôn giáo trong sự thành kính với tôn giáo bản xứ Yếu tố du lịch và bản sắc của đức tin tôn giáo phải đi đôi với nhau, như vậy mới có một khái niệm du lịch tôn giáo đúng nghĩa
1.3.2 Vai trò của tôn giáo đối với hoạt động du lịch
Muốn phát triển du lịch thì điều kiện tiên quyết là phải có nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời cũng cần có sự tác động của con người đến hoạt động du lịch Đối với loại hình du lịch tôn giáo, thì điều kiện tất yếu quyết định sự phát triển chính là yếu tố tôn giáo Để khai thác nguồn tài nguyên này chúng ta có thể tìm hiểu ở nhiều khía cạnh như các cơ sở thờ tự có đặc trưng về kiến trúc, lịch sử, mỹ thuật, các lễ hội, nghi lễ hay những sinh hoạt gắn liền với tôn giáo
Du lịch tôn giáo gắn liền với tôn giáo theo đúng tên gọi của nó Bất kỳ một tôn giáo nào muốn tồn tại thì phải có những hành vi thờ cúng và những hành vi này phải liên quan đến niềm tin, giáo lý và được thực hiện bởi các chức sắc, những người làm nghi
lễ tôn giáo - người giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong đời sống tín ngưỡng
Trang 15của họ Nghi lễ hay còn gọi là lễ thức là mối quan hệ của các thực thể bên kia với cuộc sống trần gian của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho nội dung giáo lý tôn giáo trở nên sống động hơn, phổ biến thông qua những hành vi của tôn giáo Đối với các tôn giáo, việc thực hiện nghi lễ có tác dụng dẫn con người đến với các đối tượng mà họ thờ cúng, ngược với nội dung tôn giáo là dẫn thế giới siêu linh đến với con người như là cầu nguyện, khấn lễ hay sự kiêng kỵ
Lễ hội cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng trong đời sống tôn giáo Có thể nói tôn giáo sẽ không tồn tại nếu không có thờ cúng hay lễ hội Hoạt động của lễ hội diễn ra theo chu kỳ được tổ chức trong cộng đồng nhằm khơi dậy niềm tin, gợi lên cho từng cá nhân nhận thấy mình thuộc về một cồng đồng tôn giáo hay một xã hội nhất định, nó làm cho con người thấy mình không lẻ loi, thấy mình được đùm bọc và che chở bởi cộng đồng
Chính những yếu tố trên đã góp phần tạo nên nhu cầu về du lịch tôn giáo Vì vậy
mà ngày nay có khá nhiều tour được tổ chức để nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người hành hương trên khắp thế giới có được cơ hội đến tham quan những điểm linh thiêng – là nơi mà các tín đồ hành hương luôn mong muốn được đến dù chỉ một lần trong đời
Thông qua du lịch tôn giáo, khách hành hương có cơ hội được tìm hiểu và thị sát thực tế những nơi gắn liền với tâm linh của họ, được giao lưu với những người đồng đạo đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới Đến với những nơi hành hương của mình, khách du lịch không chỉ lĩnh hội được đầy đủ thông tin về cội nguồn tôn giáo
mà trong suốt quá trình hành hương, họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: cầu nguyện, chiêm bái, niệm kinh, tịnh tâm,… tạo cho họ có thêm sức mạnh, niềm tin vào tôn giáo
Ngoài ra thì tôn giáo còn là một yếu tố cơ bản để tạo nên các loại sản phẩm du lịch tôn giáo, làm cho hoạt động du lịch thêm phần phong phú và đặc sắc Muốn thu hút khách du lịch đến với loại hình du lịch tôn giáo này thì đòi hỏi các sản phẩm của du lịch tôn giáo phải độc đáo, đa dạng và phải luôn đổi mới về hình thức cũng như chất lượng Bên cạnh đó, chính du lịch tôn giáo lại là động cơ để duy trì và phát triển nguồn tài nguyên tôn giáo, phải chú trọng sự kết hợp hài hòa giữa các loại tài nguyên tôn giáo thì mới có hấp dẫn du khách và nâng cao chất lượng sản phẩm của loại hình du lịch tôn giáo so với các loại hình du lịch khác
Mặt khác, sự hòa đồng, gần gũi giữa các tôn giáo trong xã hội cũng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển du lịch tôn giáo bởi lẽ đây là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội Nếu như có sự phân hóa giữa các tôn giáo, mẫu thuẫn dẫn tới xung đột, dẫn đến việc du khách không cảm thấy an toàn, thoải mái khi tham gia vào hoạt động du lịch gắn với tôn giáo Đồng thời, một môi trường du lịch tôn giáo an toàn, văn minh với những chính sách bình đẳng, hòa đồng, gần gũi, thân thiện sẽ thúc đẩy được
số lượng khách tham quan gia tăng
Trang 16Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ ẤN ĐỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ẤN ĐỘ
2.1.1 Vị trí địa lý
Hình 1 Bản đồ nước Cộng hòa Ấn Độ
(http://www.indembassy.com.vn/tabid/1000/default.aspx)
Trang 17Ấn Độ với quốc hiệu đầy đủ là Cộng hoà Ấn Độ, là một quốc gia nằm ở khu vực Nam Á, nằm trên bán đảo Trung Ấn và chiếm hầu hết lãnh thổ của bán đảo này
Thủ đô chính là thành phố New Delhi
Ấn Độ có ranh giới lãnh thổ giáp với các quốc gia Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Nepal, Bangladesh, Afranistan, Bhutan
Với diện tích khá rộng lớn trên 3.287.590 km2, xếp hạng 7 trên toàn Thế giới, người
ta thường nghĩ đến Ấn Độ như là một tiểu lục địa đông dân với sự da dạng về chủng tộc, ngôn ngữ, văn học, triết học và đặc biệt là tôn giáo
ta mới dùng tên gọi này để chỉ nước Ấn Độ
Đến thời Trung Cổ, người phương Tây dùng khái niệm “India” để chỉ phần phía đông của xứ Persia (Ba Tư) “India” là một khái niệm địa lý để chỉ vùng đất chưa được xác định rõ trên bản đồ của người châu Âu thời bấy giờ
2.1.2.2 Lịch sử phát triển Ấn Độ qua các thời kì
Lịch sử Ấn Độ được ghi chép sớm nhất giờ đây nằm ở phế tích, vùng phía tây đất nước, ở nơi khi xưa là thung lũng màu mỡ của người Indu Vào khoảng năm 3000 trước CN, khu đô thị tại Mohenjodaro và Harappa (ngày nay, cả hai đều ở Pakistan) thuộc nền Văn minh Thung lũng Indus Cho đến ngày nay, tàn tích của những thành phố này chỉ rõ sự hiện hữu của người dân có mức độ phát triển cao, thể hiện ở các khu dân cư – các khu này cho thấy một sự hiểu biết tinh tường về thiết kế đô thị, được bố trí theo hình kẻ ô gồm các con đường lát đá chạy vuông góc với nhau, nhà gạch xây chắc chắn, kho lúa gạo, nhà tắm công cộng và thậm chí cả hệ thống thoát nước nữa
Cư dân của nền văn hóa chủ yếu là nông nghiệp này cũng sử dụng tiền tệ, tham gia hoạt động kinh doanh và sử dụng chữ viết Những con dấu khai quật được cho biết một số điều về cuộc sống và thời đại của họ Trên những con dấu được tìm thấy nhiều nhất thường có hình con trâu, tượng trưng cho nền văn hóa nông nghiệp; còn trên các con dấu khác có hình nữ thần, cho thấy phụ nữ được kính trọng
Một thay đổi lớn diễn ra cùng với sự xuất hiện của người Aryan vào năm 1.500 trước CN Một số nhà sử học cho họ là quân xâm lược, số khác cho rằng họ là dân di
cư đi thành từng làn sóng kế tiếp nhau Người ta hiện đang tranh cãi về việc liệu có phải người Aryan ép buộc cư dân của nền Văn minh lưu vực Indus đi về phương nam, hay sự di cư này là do các yếu tố khác gây ra, như động đất và lũ lụt chẳng hạn Dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì kết quả là, những người Aryan đầu tiên đã ổn định
Trang 18cuộc sống ở thung lũng Indus và trở thành xã hội nông nghiệp và lập nên các cộng đồng làng xã nhỏ ở Punjab
Về phần mình, người Aryan cũng có một số đóng góp đáng kể Họ mang theo kỵ binh và tôn giáo của họ Chiến tranh kỵ binh khiến văn hóa Aryan lan nhanh khắp miền bắc Ấn Độ, gieo mầm các đế chế lớn Tiếng Phạn – ngôn ngữ của người Aryan –
là cơ sở và nhân tố chung trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ, còn đền thờ các vị thần, thần thoại và truyền thuyết của người Aryan trở thành nền tảng của tôn giáo Hindu
Lối sống định cư này đã dẫn đến việc hình thành các hệ thống hành chính, hình thức chính phủ và các mô hình xã hội phức tạp, mà quan trọng nhất trong số đó là sự hình thành chế độ đẳng cấp Với mục đích ban đầu là hoạt động như chế độ phường hội, chế độ đẳng cấp đã chuyển thành chế độ xã hội chính trị khắt khe dựa vào nguồn gốc Thời kỳ này cũng chứng kiến sự xuất hiện các vương quốc và nước cộng hòa, sự kiện hai bộ sử thi Ấn Độ vĩ đại Ramayana và Mahabharata; cả hai tác phẩm đều được cho là ra đời vào khoảng thời gian này Có tính chất phúng dụ và tượng trưng cao, hai
bộ sử thi cung cấp một số bài học hay nhất về sự khôn ngoan, từng trải Điều này được thấy đầy đủ trong Bhagwad Gita, một phần của Mahabharata có lời khuyên dạy của Thần Krishna cho hoàng tử Arjuna nhà Pandava Không lấy gì làm ngạc nhiên khi ta tìm thấy các bản văn khác như bốn tập kinh Veda – tất cả cùng giúp biến nền văn hóa thô lậu, thiếu tế nhị và hiếu chiến thành nền văn minh tao nhã, tinh vi
Đến thế kỷ thứ 6 trước CN, tinh thần đúng đắn của Ấn Độ giáo bị kẹt trong cách
lý giải theo lễ nghi và khắt khe vốn khiến cho các nhà tư tưởng như Mahavir và Gautama Buddha tìm kiếm và đưa ra các con đường khác – đó là đạo Jains (Mahavir)
và đạo Phật (Gautama Buddha) Điểm chung cho cả hai tôn giáo này là sự nhấn mạnh lòng khoan dung, tự tu tập và phi bạo lực Ở những người theo đạo Jains, điều này được thể hiện rõ hơn Tín đồ Jains truyền thống đeo mặt nạ vải và quét sạch đường trước khi đi để không sinh vật nào bị đau hay bị giẫm bẹp Phật tử biểu lộ đức tin này thông qua phương pháp tiếp cận mang tính quan điểm Đạo Jains lan truyền chủ yếu ở
Ấn Độ, thường là các vùng phía tây, còn đạo Phật được đưa sang các vùng đất khác, bắt đầu từ Sri Lanka rồi lan sang Đông và Đông Nam Á
Vua Mauryan – Ashoka Đại đế (268-231 trước CN), cháu hoàng đế Ấn Độ vĩ đại đầu tiên Chandragupta Mauryan – là người quan trọng nhất trong số những người có trách nhiệm truyền bá đạo Phật Vương quốc mà Ashoka thừa kế từ người cha Bindusara, trải dài gần như toàn bộ tiểu lục địa Nói về tham vọng hoàng đế thì Ashoka đã thôn tính thành công một vài vương quốc mà vương quốc cuối cùng là Kalinga
Sự kiện đó làm thay đổi cuộc đời của vị vua này và tiến trình lịch sử Ấn Độ Mệt mỏi với nỗi ân hận khi nhìn thấy quá nhiều máu đổ, Ashoka nhận ra tính phù phiếm của quyền lực thế gian Ông trở thành Phật tử nhưng không bao giờ ép buộc tôn giáo
Trang 19của mình cho thần dân Tuy nhiên, ông không tiếc công sức tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, dù là dưới dạng sắc dụ khắc trên đá hoặc trụ đá hay cử sứ giả đi các nước Hình bốn con sư tử trên đỉnh trụ đá Asoka – quốc huy Ấn Độ – được cho là tượng trưng cho việc truyền bá giáo pháp Phật đi khắp bốn phương
Đến thế kỷ thứ hai, miền Bắc Ấn Độ bị chia thành nhiều công quốc nhỏ Tuy nhiên, ở miền Nam nổi lên ba vương triều lớn – đó là Cholas, Pandyas và Cherasl; ba vương triều này đã chiến đấu để giành uy quyền tối cao trong vùng Chính trong thời
kỳ này, sự giao dịch với các tàu buôn La Mã lần đầu tiên được thiết lập Thánh Thomas được cho là đã đến Kerala vào thế kỷ thứ nhất sau CN và thành lập cộng đồng
Cơ đốc giáo ở đó
Ở miền Bắc, giai đoạn từ năm 320 đến 480 sau CN chứng kiến sự xuất hiện và phát triển của đế chế Gupta ở Magadha Thời kỳ này, còn được gọi là Thời đại vàng son của Ấn Độ, chứng kiến sự phát triển của các loại hình nghệ thuật cổ điển Nghệ thuật, kiến trúc và các công trình điêu khắc đáng chú ý nhất của thời kỳ này vừa hoàn hảo về kỹ thuật lại vừa sinh động trong nét mới lạ Hoạt động nghệ thuật đa dạng và các khuynh hướng tư tưởng mới có ảnh hưởng rất mạnh Các luận thuyết uyên bác đề cập đến nghệ thuật tình yêu – đó là Kamasutra
Tất cả những thứ này đều tồn tại trong thời gian ngắn Quân xâm lược Hun (Hungnô) ở tây bắc đã làm cho đế chế Gupta sụp đổ nhanh và tiếp theo đó là một thời
kỳ bất ổn về chính trị kéo dài
Do vậy, trung tâm phát triển chuyển về phía nam vùng núi Vindhya Trong vòng
600 năm kể từ giữa thế kỷ thứ 6, bốn vương quốc lớn – Chalukyas, Cholas, Pallavas và Pandyas – dính líu vào cuộc xung đột bất phân thắng bại Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của nền văn hóa Tamil với phong cách nghệ thuật và kiến trúc khác biệt (cũng như hệ thống chữ viết khác biệt), và đạt đến tột đỉnh vào thế kỷ 12 dưới thời Cholas
Các vương quốc ở phía nam biểu lộ sự nhân nhượng dân chủ mà về một ý nghĩa nào đó, về cơ bản là mang tính chất Ấn Độ Trong suốt thời Cholas, những người đi biển đã đưa văn hóa Ấn Độ và Ấn Độ giáo vượt biển đến với các nước ở Đông Nam Á; ở đó, cả hai thứ đều trở nên phổ biến và được người dân ưa thích Quay trở lại Ấn
Độ, ở Kerala, triều đại nhà Cheras tiếp đón dòng người buôn Ả Rập tràn đến Ấn Độ khi họ phát hiện ra tuyến đường đến nước này một cách nhanh nhất, bằng cách sử dụng gió mùa Nhiều người quyết định định cư ở Ấn Độ và được phép tự do hành đạo Hậu duệ của họ là cộng đồng Moplah hay tín đồ Hồi giáo Malabar Đặc điểm liên văn hóa này thể hiện rõ nhất ở quần đảo Lakshadweep ngoài khơi bờ biển Kerala, nơi đạo Hồi truyền thống được tuân theo một cách nghiêm ngặt y hệt như truyền thống mẫu hệ phi Hồi giáo du nhập từ đất liền
Ảnh hưởng của đạo Hồi ở miền nam được lặp lại ở miền bắc Bị lôi cuốn bởi những câu chuyện về vùng đồng bằng màu mỡ ở Punjab và số lượng lớn đền Ấn Độ
Trang 20giáo, vua Mahmud của vương quốc Ghazni ở Afghanistan tấn công Ấn Độ lần đầu tiên vào thế kỷ 10 sau công nguyên Những kẻ tấn công khác ở Trung Á đi theo Mahmud Cuối thế kỷ 12, Qutb-ud-din Aibak lập ra triều đại Slave ở Delhi, tạo dựng trung tâm của vương quốc Hồi giáo Delhi hay sự cai trị của các vua Thổ Nhĩ Kỹ hoặc Afghan –
đó là Khiljis, Tughlaqs, Lodis
Nhưng bộ tộc Mughals – bộ tộc Trung Á do Babur lập ra vào thế kỷ 16 – tạo ra ảnh hưởng lâu dài hơn nhiều Mặc dù chinh phục Hindustan là tham vọng của Babur, nhưng Babur chưa bao giờ quan tâm đến việc định cư ở Ấn Độ – vùng đất không có loại “dưa thung lũng Ferghana” nổi tiếng mà ông rất thích Nhưng số phận đã dành cho Babur hướng phát triển khác Sau trận Panipat đầu tiên thắng Ibrahim Lodi, Babur tự xưng là người sáng lập triều đại Mughal
Con trai Babur là Humayun củng cố nền móng của triều đại Mughal vững chắc hơn, nhưng sự vĩ đại của triều đại này lại được thừa nhận dưới thời cháu Babur là Akbar (1562-1605) Sức mạnh trần thế không phải là lý do duy nhất giải thích tại sao hoàng đế này được gọi là Akbar Đại đế Ngoài việc sáp nhập các vùng đất rộng lớn vào đế chế của mình, Akbar còn nỗ lực thực hiện một trong những thể chế hành chính hiệu quả hơn, được tiếp nối hàng thế kỷ sau đời ông Nhưng di sản của Akbar sẽ luôn
là việc ông đã cố gắng tạo ra nền văn hóa bao gồm những điều tốt đẹp nhất của Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong tôn giáo Din-e-llahi của mình Để thực hiện ý tưởng của mình, thậm chí ông còn kết hôn với công chúa Ấn Độ, trong khi kiến trúc Sikandra và thành phố do ông tạo dựng – Fatehpur Sikri ở gần Agra – thì pha trộn xu hướng Ấn Độ giáo
và Hồi giáo Văn hóa Mughal đạt đến tột đỉnh dưới thời cháu Akbar là Shah Jahan – vốn được biết đến là nhà kiến tạo và bảo trợ nghệ thuật vĩ đại Shah Jahan dời thủ đô
từ Agra đến Delhi mặc dù ông dành bờ sông Yamuna ở Agra làm nơi yên nghỉ mãi mãi cho người vợ yêu quí Mumtaz Mahal – đó là Taj Mahal Là một mẫu hình tuyệt vời của kiến trúc và công trình bằng đá, giờ đây Taj thu hút cả các nguyên thủ quốc gia lẫn khách du lịch có cùng cảm quan về cái đẹp và kỳ quan Như một tổng thống Mỹ khi đến thăm quan Taj đã nhận xét: “Thế giới chia thành hai nửa: những người đã nhìn thấy Taj và những người chưa.”
Aurangzeb – hoàng đế Mughal cuối cùng – mở rộng đế chế sang tận miền nam
Ấn Độ, nhưng do thái độ không khoan dung đối với các tôn giáo khác vốn có ở ông và
sự trỗi dậy của dòng họ Rajput và Maratha đang thách thức đế chế, nên thời kỳ trị vì của ông là một thời kỳ náo loạn Đó là khởi đầu cho một sự cáo chung bởi vì các hoàng đế kế tiếp không thể ngăn chặn được các cuộc nổi dậy và ngày càng trở nên vô dụng sau khi đế chế Anh nắm quyền ở Ấn Độ Thậm chí Hoàng đế Mughal cuối cùng
là Bahadur Shah Zafar còn bị quân Anh trục xuất khỏi Ấn Độ, đưa đến Burma rồi chết trong cô đơn ở đó
Ảnh hưởng của Hồi giáo tới văn hóa Ấn Độ thật lớn Hồi giáo ảnh hưởng lâu bền đến sự phát triển tất cả các lĩnh vực của nỗ lực của con người, ngôn ngữ, quần áo, ẩm
Trang 21thực, tất cả các loại hình nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế đô thị, phong tục và giá trị xã hội
Trong lĩnh vực tôn giáo, lời răn dạy của hai nhân vật tôn giáo vĩ đại thế kỷ 14-15 – Kabir và Nanak – phản ánh sự hấp thu cả hai nền văn hóa Dựa vào tín đồ Hindu Bhakti (mộ đạo) và tín ngưỡng Hồi giáo Sufi, tinh thần khoan dung của Ấn Độ giáo và các tư tưởng về bình đẳng của Hồi giáo, họ thực hành một thứ tôn giáo chủ trương cuộc sống đơn giản và kinh nghiệm thực tiễn Kabir nhấn mạnh tính độc nhất của thần thánh trong câu thơ của mình, còn Guru Nanak lại lập ra đạo Sikh có nhiều người theo
ở Punjab
Làn sóng ảnh hưởng tiếp theo làm thay đổi tiến trình lịch sử Ấn Độ bắt nguồn từ người châu Âu mà cuối cùng là người Anh Những người đi biển vùng tây bắc Âu, Anh, Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha đến Ấn Độ vào đầu thế kỷ 17 và thiết lập các thương điểm dọc bờ biển Ấn Độ Những người mới đến này nhanh chóng bộc lộ sự ganh đua lẫn nhau và tìm kiếm sự giúp đỡ của người trị vì địa phương trong việc chiến đấu cùng phe với họ, củng cố lãnh thổ hay vị trí kinh doanh của họ Cuối cùng, việc này biến thành tham vọng chính trị và họ lợi dụng tình trạng bất hòa giữa những người trị vì Ấn Độ Người Anh là kẻ chiến thắng cuối cùng và thiết lập uy quyền chính trị tối cao ở miền đông Ấn Độ sau trận Plassey năm 1757; đến cuộc chiến tranh độc lập lần thứ nhất năm 1857 thì người Anh đã thống trị phần lớn tiểu lục địa này
Không giống những người đi trước, người Anh không định cư ở Ấn Độ để thiết lập đế chế địa phương Thay vào đó, Ấn Độ giúp thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp non trẻ ở Anh bằng cách cung cấp nguyên vật liệu thô rẻ, vốn và thị trường bị khống chế lớn cho công nghiệp Anh Vùng đất này được tổ chức lại theo chế độ zamindari (địa chủ) hà khắc nhằm tạo điều kiện thu thuế, đồng thời ở một số vùng, nông dân bị buộc phải chuyển từ trồng cây lương thực sang các cây thương phẩm như cây chàm, đay, chè và cà phê Điều này dẫn đến nạn đói và các cuộc nổi dậy trên phạm
vi lớn
Một thế kỷ tích tụ mối bất bình dẫn đến sự kiện thường được gọi là binh biến và ngày nay gọi là Chiến tranh Độc lập Ấn Độ lần thứ nhất năm 1857 Binh biến mau chóng gây ra cuộc xung đột tự phát chống lại luật pháp Anh, như Chủ thuyết Truất quyền của Dalhousie Các tiểu vương quốc, tầng lớp quý tộc và nông dân cùng nhau nổi dậy chống lại người Anh Cuộc nổi dậy bị đàn áp dã man và năm 1858, Ấn Độ trở thành lệ thuộc vào Anh
Nhưng mầm mống độc lập đã được gieo Từ đó trở đi, thông qua giáo dục và cải cách xã hội cho đến các cuộc khởi nghĩa vũ trang và phong trào chính trị, khí phách
Ấn Độ luôn sục sôi chống lại xiềng xích bóc lột của Anh Hệ thống đường sắt rộng lớn
do Anh thiết lập đã làm cho sự thống nhất Ấn Độ trở thành rõ ràng trong ý niệm, bởi
vì cùng với sự đi lại của người dân thì các ý tưởng và tư tưởng độc lập cũng viễn du theo Do một nhóm người nước ngoài không thể cai trị được nổi một đất nước to lớn
Trang 22như Ấn Độ, nên người Anh bắt đầu kiến tạo đội ngũ tinh hoa bản xứ để giúp họ trong nhiệm vụ này Những người này – vốn được giáo dục theo truyền thống và tư tưởng tốt nhất của Anh – đã khắc sâu những quan niệm phương Tây vào cơ cấu xã hội và trí thức Ấn Độ Chủ yếu nhờ nỗ lực của lớp trí thức được Tây hóa này, mà các ý niệm về dân chủ, tự do cá nhân, bình đẳng, lan truyền đến quần chúng nhân dân Ấn Độ và lên đến cực điểm ở phong trào tự do Đây cũng là thời kỳ biến động xã hội lớn lao với sự hiện diện của Raja Ram Mohan Roy, Bankim Chandra Chatterjee và Vidyasagar – tất
cả đều là người vùng Bengal và lãnh đạo các phong trào cải cách xã hội to lớn Năm
1885, Đảng Quốc đại Ấn Độ được thành lập và nhận thức tâm lý về thống nhất quốc gia được hình thành
Cuối thế kỷ 19, phong trào tự do đến được với dân thường nhờ việc các nhà lãnh đạo, như Bal Gangadhar Tilak và Aurobindo Ghose, phát động phong trào Swadeshi (dùng hàng quốc nội) Nhưng chỉ khi Gandhi, một trong những nhà lãnh đạo có sức hấp dẫn lớn nhất Ấn Độ, xuất hiện thì quần chúng mới hoàn toàn được huy động
Mohandas Karamchand Gandhi là luật sư người Ấn Độ học luật ở Anh Ở Nam Phi, ông nổi tiếng nhờ việc tổ chức cộng đồng người Ấn xa xứ chống lại chủ nghĩa Apacthai Về sau, ông đưa ra phương pháp phản đối phi bạo lực gọi là satyagraha và được gọi là Mahatma hay Linh hồn Vĩ đại Khi trở về Ấn Độ vào năm 1915, ông trở thành nhân tố quyết định của Đảng Quốc đại vốn đang tìm kiếm một lãnh tụ như thế Như Jawaharlal Nehru nói: “Ông là luồng không khí mới khiến chúng tôi vươn vai, hít một hơi dài và đem lại sức sống mới cho phong trào tự do”
Dưới sự lãnh đạo của Gandhi, Đảng Quốc đại phát động một loạt phong trào quần chúng – phong trào phi bạo lực, bất hợp tác (1920-1922), phong trào bất tuân dân
sự (1930); và khởi đầu với cuộc Hành trình muối, Gandhi đã thu hút và khích động người dân Ấn Độ bằng việc dẫn đầu đoàn người đi theo từ Sabarmati đến Dandi, cách
xa 200 dặm, để làm muối, tức là vi phạm Luật muối của người Anh Phong trào độc lập lớn mạnh dần Tháng 8 năm 1942, phong trào “Quit India” (đòi thực dân Anh rút khỏi Ấn Độ) được phát động chống lại thực dân Anh và thực dân Anh đã dùng đến biện pháp đàn áp dã man Người Anh hiểu ra rằng, chỉ có thể duy trì đế chế của mình ở
Ấn Độ với cái giá phải trả khổng lồ Cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, Chính phủ Anh bắt đầu các bước đi có tính thể chế để thực hiện chuyển giao quyền lực cho Ấn
Độ
Ngày 15 tháng 8 năm 1947, Ấn Độ giành được độc lập Trong bài phát biểu lúc nửa đêm tại Nghị viện Ấn Độ, vị Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru nói: “Từ bao năm qua chúng ta đã ước hẹn với số phận, và nay là lúc chúng ta thực hiện lời hứa, không phải một cách đầy đủ hay trọn vẹn mà là một cách cơ bản Ngay vào thời khắc lúc nửa đêm, khi cả thế giới đang chìm trong giấc ngủ thì Ấn Độ sẽ thức giấc để được sống và hưởng tự do Thời khắc lịch sử hiếm hoi đang đến, khi chúng ta bước ra khỏi
Trang 23quá khứ để đến với tương lai, khi một thời đại sẽ kết thúc, khi hồn thiêng dân tộc, vốn
bị áp bức bao lâu nay, sẽ bắt đầu cất tiếng.”
Trong ba năm tiếp theo, Ấn Độ đã xây dựng Hiến pháp duy trì bộ khung của nền dân chủ hiện đại vốn được tạo thành chủ yếu trên mô hình nghị viện Anh, nhưng bao gồm các ý tưởng của ít nhất chín Hiến pháp khác trên thế giới Ấn Độ trở thành nước cộng hòa vào ngày 26 tháng 1 năm 1950, khi Hiến pháp có hiệu lực và người dân Ấn
Độ được quyền bầu cử, được đảm bảo quyền tự do ngôn luận, thể hiện và tín ngưỡng,
và quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử
Ấn Độ áp dụng chế độ nghị viện để lãnh đạo quốc gia, với hai viện – Lok Sabha (Hội đồng Nhân dân) và Rajya Sabha (Hội đồng các bang) – là cơ quan lập pháp tối cao của đất nước Các bang cũng theo phương thức này, mặc dù một số bang bỏ qua hình thức thượng viện Tổ chức hành pháp và tư pháp là hai bộ phận khác của bộ máy quản lý ở Ấn Độ Hệ thống hành chính của thực dân Anh vẫn là “khung sắt” của chế
độ quản lý, có nhiệm vụ thực thi luật pháp và các chính sách
Các chính phủ trước đi theo lý tưởng của ý tưởng xã hội chủ nghĩa và thế tục, tìm cách đưa nhà nước Ấn Độ vượt qua khỏi tình trạng ủng hộ một tôn giáo, một sắc tộc hoặc một đẳng cấp nhất định hay sự phân tầng xã hội nào đó Điều này vẫn còn là phương châm quản lý của Ấn Độ, với dân số hơn một tỉ người thuộc mọi giáo phái tôn giáo và thành phần xã hội Về chính sách đối nội, nó dẫn tới một loạt hành động quyết đoán và các chính sách cải cách ruộng đất nhằm tạo ra một trật tự bình đẳng hơn
Về chính sách đối ngoại, tư tưởng trên khiến các nhà lãnh đạo đất nước thiên về ủng hộ quan điểm mang tính xã hội chủ nghĩa và điều này đưa Jawaharlal Nehru – Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ – trở thành một trong những người sáng lập Phong trào Không Liên kết (NAM), không tham gia khối phương Tây do Mỹ đứng đầu hay khối Xô-viết do Liên Xô cũ đứng đầu Mặc dù vậy, sau năm 1971, Ấn Độ thực sự liên kết khăng khít hơn với Liên Xô cũ, phát triển một mối quan hệ sâu sắc và bền vững Với việc kết thúc Chiến tranh lạnh và Liên Xô cũ tan rã thành nước Nga và các nước độc lập khác, mối quan hệ của Ấn Độ mở rộng ra, bao gồm cả các nước cộng hòa mới
Trong lúc đó, mô hình kinh tế hỗn hợp mà Ấn Độ đi theo trong hơn 40 năm đã bị triệt tiêu sau năm 1991 Nhiều cải cách kinh tế nâng cao một cách cơ bản mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ vốn giờ đây đang là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ Sự tăng trưởng của khu vực công nghệ cao ở Ấn Độ cũng làm mối quan hệ Ấn-Mỹ và quan hệ của Ấn Độ với các nước khác trên thế giới thêm vững chắc, vì Ấn Độ dường như có khả năng tốt hơn trong việc “vật lộn” với những phức tạp của trật tự kinh tế mới đang nổi lên trên thế giới
Ngày nay, trong trật tự thương mại quốc tế đã xuất hiện, với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên của GATT và sau đó là WTO, Ấn Độ luôn cố gắng không mệt mỏi nhằm đảm bảo sao cho lợi ích của thương mại toàn cầu đến với các nước đã phát triển cũng như các nước đang phát triển Toàn cầu hóa đã thu hẹp thế giới và cảm
Trang 24nhận về việc không còn khoảng cách hiếm khi rõ hơn so với, chẳng hạn, dân chài vùng biển Kerala – những người thậm chí trong lúc ở ngoài khơi vẫn có thể kiểm tra được thông tin giá cá mới nhất ở các thị trường bán buôn
Bước sang thế kỷ 21, giờ đây Ấn Độ có thể tự hào về một số thành tựu Đó là nước dân chủ lớn nhất trên thế giới với hơn một tỷ người dân tham gia tích cực vào các quá trình chính trị - xã hội của đất nước Ấn Độ là nền kinh tế mạnh và phát triển, vững bước tiến vào khu vực công nghệ cao và hướng tới một xã hội dựa trên các nguyên tắc thế tục và bình đẳng
2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Ấn Độ khá rộng và trải dài khắp lục địa Ấn Độ, với địa hình phân hóa đa dạng từ tây sang đông Phần phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ là dãy núi Hymalaya hùng
vĩ, nơi bắt nguồn của hai con sông lớn chảy qua Ấn Độ là sông Ấn và sông Hằng, tạo nên một vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ cho vùng đất Trung Ấn Phần còn lại ở phía tây Ấn là sa mạc Thar rộng lớn và cũng là đường biên giới tự nhiên giữa Ấn Độ
và Pakistan, nơi đây được xem là nơi khô hạn nhất ở Ấn Độ Phần phía Nam bán đảo
Ấn Độ là toàn bộ cao nguyên Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi Ghâts Tây và Ghâts Đông
Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, trong đó có 3 con sông lớn có vai trò quan trọng là sông Ấn, sông Hằng và sông Brahmaputra
+ Sông Ấn (Indus) có chiều dài hơn 3.180m, xuất phát từ vùng núi Caracarums thuộc dãy Himalaya và chảy qua vùng Jammu – Cashmir và Punjab, sau đó đổ vào lãnh thổ Pkistan
+ Sông Hằng có chiều dài là 2.700km và sông Brahmaputra với chiều dài là 2900km, cr hai con sông này đều bắt nguồn từ dãy Himalaya – sơn nguyên Tây Tạng chảy qua miền Bắc Ấn Độ và đổ vào vịnh Bengal, bồi đắp vùng cửa sông thành tam giác châu màu mỡ
Khí hậu Ấn Độ khá phong phú và có sự tương phản từ phía Bắc xuống phía Nam Khí hậu ở Bắc Ấn Độ chịu ảnh hưởng của dãy núi Hymalaya, với độ cao khá lớn nên thường có tuyết rơi trong thời gian dài, khí hậu ở vùng này chủ yếu là khí hậu ôn đới Nhưng đồng thời hai dãy núi Hymalaya và dãy Hindu Kush (Pakistan) lại là hai tấm lá chắn lớn ngăn luồng gió lạnh từ Trung Á thổi xuống, khiến cho vùng Trung Ấn khá
ấm và mát mẻ Phía tây nam Ấn Độ có khí hậu nhiệt đới, do chịu ảnh hưởng của cao nguyên Deccan và sa mạc Thar ở phía tây mang theo gió mùa tây nam làm cho nơi này mưa nhiều hơn
Có thể chia khí hậu Ấn Độ ra thành ba rõ rệt như sau:
+Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau: khí hậu nơi này tương đối mát mẻ, trời trong, không mưa, nhiệt độ trung bình thường không quá 30oC
Trang 25+ Từ tháng 2 đến tháng 6: khí hậu vào khoảng thời gian này bắt đầu trở nên oi bức hơn, nhiệt độ cũng lên cao dần, nhiều nơi nhiệt độ lên cao đến hơn 36oC, đặc biệt
là ở vùng cao nguyên Deccan
+ Từ tháng 6 đến tháng 10: đây là thời gian bắt đầu vào mùa mưa ở Ấn Độ, mưa thường bắt đầu từ bờ tây của Ấn Độ, ở lưu vực sông Hằng mưa thường đến muộn hơn
từ 2 đến 3 tuần
Lượng mưa phân bố rất mất cân đối trên vùng đất Ấn Độ:
+ Nơi có lượng mưa cao nhất là sườn tây của dãy Ghâts Tây với hơn 2000mm/năm
+ Nơi có lượng mưa thấp nhất là lưu vực sông Ấn và cao nguyên Deccan với lượng mưa dưới 500mm/năm
Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Ấn Độ khá đa dạng và phong phú Ấn Độ có nhiều vùng đất màu mỡ phục vụ cho phát triển nông nghiệp, ngoài ra vùng đất đen trên nền
đá bazan ở cao nguyên Deccan còn thích hợp trồng cây công nghiệp như vải bông Phần lớn các loại khoáng sản có giá trị trong vùng Nam Á đều tập trung trên lãnh thổ
Ấn Độ như cao nguyên Deccan, vịnh CamBay, lưu vực sông Ấn Ấn Độ có hệ động - thực vật khá phong phú và quí hiếm, được liệt vào danh sách quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất trên Thế giới cả về số loài và số lượng cá thể Ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3.000 con hổ Bengal, 10.000 voi châu Á và khoảng 8.000 con bò tót, những loài thú quí hiếm bậc nhất thế giới
Với thiên nhiên đa dạng và phong phú như thế, Ấn Độ có rất nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế đa ngành tương xứng với qui mô “tiểu lục địa”
2.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.4.1 Dân số, phân bố dân cư và vấn đề dân tộc, sắc tộc
Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên Thế giới với ước tính khoảng 1,2 tỷ người
(2011), tỷ lệ tăng tự nhiên là 1.76%/năm trong thời gian 2001 - 2011 Mật độ dân số trung bình là 329người/km2
Do ảnh hưởng của sự phân hóa về địa hình cũng như tự nhiên nên sự phân bố dân
cư ở Ấn Độ trở nên mất cân đối, dân cư tập trung chủ yếu ở những vùng lưu vực sông
và vùng cửa sông, chiếm 70% dân số cả nước Một số vùng thành thị đông dân nhất là BomBay, Kolkata, New Delhi, Chennai và Bangalore với dân số hơn 10 triệu dân
Vấn đề dân tộc và ngôn ngữ là một vấn đề phức tạp ở Ấn Độ, điển hình là khi Anh đến xâm lược Ấn Độ vào thế kỉ XVIII, Ấn Độ khi đó có 600 tiểu vương quốc và
sử dụng hơn 1000 ngôn ngữ khác nhau Ngày nay, trên cơ sở dân cư, Ấn Độ được chia thành 29 bang và 7 vùng lãnh thổ Theo điều tra dân số năm 2001, dân cư Ấn Độ bao gồm 2 nhóm chính là Indo – Aryan (chiếm 71% dân số), Dravidian (chiếm 25% dân số) và 3% còn lại thuộc về người Mông Cổ và những chủng thiểu số khác
Ấn Độ sử dụng đến 15 ngôn ngữ là quốc ngữ, phần lớn những ngôn ngữ này xuất phát từ hai hệ ngôn ngữ chính là hệ ngôn ngữ Ấn-Aryan (hơn 74% dân số sử dụng) và
Trang 26hệ Dravida (với 24% dân số sử dụng), trong đó tiếng Anh là phổ ngữ được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra các ngôn ngữ khác cũng được sử dụng rộng rãi:
+ Hơn 200 triệu người nói tiếng Hindu
+ Hơn 70 triệu người nói tiếng Telugu, Bengali
+ Hơn 60 triệu người nói tiếng Marati, Tamun…
Trong trường phổ thông Ấn Độ thường phải dạy cùng lúc 2 hoặc 3 ngôn ngữ là tiếng địa phương, tiếng Hinđu và tiếng Anh
Về vấn đề giáo dục: vì Ấn Độ là nước đang phát triển, nền kinh tế còn khá nghèo nàn, cùng với vấn đề dân số và ngôn ngữ phức tạp nên trình độ dân trí ở đất nước này còn khá thấp Nhưng hiện nay, những nổ lực nhằm xóa bỏ tình trạng mù chữ ở Ấn Độ đang có những bước thành công nhất định, nếu như vào năm 1947 tỉ lệ biết chữ ở Ấn
Độ là 11% thì hiện nay con số này đã đạt đến hơn 65%, từ đó cũng góp phần nâng cao đời sống của người dân ở Ấn Độ
2.1.4.2 Tình hình phát triển kinh tế ở Ấn Độ
Theo ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Ấn Độ đạt giá trị 1.848 tỷ USD vào năm
2011, xếp thứ 10 trên toàn thế giới Tốc độ tăng trưởng trông nhiều năm qua đạt mức 5.8% và tăng lên mức 6.2% vào năm 2011-2012
Trong đa phần lịch sử độc lập của mình, Ấn Độ có khuynh hướng tiếp cận xã hội chủ nghĩa, với quản lý chặt chẽ của chính phủ trên lĩnh vực tư nhân, thương mại nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài Cho đến năm 1990, Ấn Độ đã dần dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cái cách kinh tế, giảm bớt quản lý của chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu tư nước ngoài, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Ấn Độ và nền kinh tế hiện nay ở Ấn Độ dần trở thành kinh tế tư bản Ngày 01 tháng 01 năm 1995, Ấn Độ chính thức trở thành thành viên của tổ chức Kinh tế Thế giới WTO
Năm 2011, Ấn Độ trở thành nước có lực lượng lao động lớn thứ 2 trên Thế giới với 487.6 triệu lao động Đóng góp của các ngành vào tổng quốc dân là khá cao, trong
đó ngành dịch vụ chiếm 55.6%, ngành công nghiệp chiếm 23.6% và ngành nông nghiệp chiếm 18.1% Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu đúng thứ 10 và xuất khẩu đứng hàng 19 trên toàn thế giới năm 2011 Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm dầu
mỏ, hàng dệt may, đồ trang sức, phần mềm, hàng hóa kĩ thuật… và nhập khẩu các mặt hàng như dầu thô, máy móc, phân bón, hóa chất… Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hóa dầu và kĩ thuật đạt 42%, tăng gấp đôi so với năm 2001
Mặc dù nền kinh tế Ấn Đô phát triển khá ấn tượng trong thời gian qua, nhưng vẫn gặp phải một số vấn đề khó khăn như khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, bên cạnh đó còn có các yếu tố nội địa như sự phân hóa giàu nghèo, bình quân đầu người còn thấp Tuy nhiên, theo như báo cáo của Pricewaterhouse Coopers năm 2011, GDP của Ấn Độ có thể vượt qua cả Hoa Kỳ trong năm 2045, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiên trong 4 thập niên tới của Ấn Độ có thể đạt mức 8%, đưa nền kinh tế Ấn Độ trở
Trang 27thành nền kinh tế phát triển mạnh nhất Thế giới Ngân hàng thế giới cảnh báo rằng, để đạt được tiềm năng kinh tế như thế, Ấn Độ cần tiếp tục tập trung vào cải cách khu vực công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển nông nghiệp nông thôn,…
2.1.5 Nguồn tài nguyên du lịch:
2.1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Trên khắp đất nước là những khu bảo tồn động vật hoang dã rộng hàng nghìn km2 Tại đây, các loài động vật được sống trong môi trường tự nhiên Mỗi khu bảo tồn lưu giữ một số loài động vật, trong đó có một loài là đặc trưng Đôi khi, có cả những loài quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng Chẳng hạn, Rừng Gir ở Gujarat là nơi
cư trú duy nhất còn sót lại của loài sư tử châu Á, Manas và Kaziranga ở Assam là nơi sinh sống của một số lượng đáng kể tê giác một sừng, Periyar ở Kerela là nơi lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng loài voi hoang dã Loài nai Thamin ở rừng quốc gia Keibul Lamjao – Manipur, hươu Hangul hay Kashmir ở Dachigam, Srinagar, linh dương ở Velavadhar – Gujarat Đây là những nơi duy nhất còn lưu giữ được các loài vật này
Sự đa dạng về địa hình cũng là một trong những yếu tố góp phần cho sự phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Ấn Độ, tất cả các sở thích khám phá mạo hiểm của
du khách đều được đáp ứng Từ những chuyến đi nhẹ nhàng nhất cho đến các hoạt động sôi nổi hơn, luôn luôn có điều gì đó cho mọi cấp độ năng lực, từ người mới bắt đầu cho đến người có kinh nghiệm Các hoạt động du lịch mạo hiểm chính ở Ấn Độ bao gồm: đi thám hiểm và trượt tuyết trên dãy Himalayas, bơi thuyền ở Gangas, trượt nước ở Goa, câu cá hồi ở Himachal Pradesh và Uttar Pradesh, trượt tuyết ở Himachal Pradesh, lướt sóng, lặn và du thuyền ở các đảo Andamans & Lakshadweep…
Ấn Độ còn được biết đến với những bãi biển đẹp như Goa, Mamallapuram, Kovalam, Pondicherry, Puri-Konark Thêm vào đó, du lịch đảo còn phát triển ở Andaman/Nicobar và Lakshadweep
Mỗi năm có hàng ngàn khách du lịch đến Ấn Độ để được tắm nắng ở một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới Ấn Độ có những vụng và phá lặng nước, vịnh và động bao quanh bằng đá dung nham, các cửa biển đầy cá, những bờ biển có bãi cát vàng mịn và những cây cọ Bờ phía Tây của biển Ả Rập và bờ biển phía Đông trên vịnh Bengal mở ra trước mắt du khách những khung cảnh hết sức ấn tượng Các bờ biển của Ấn Độ có nhiều đặc sản biển, các spa nghỉ dưỡng, các môn thể thao dưới nước cùng nhiều địa điểm hấp dẫn cho một kỳ nghỉ
2.1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn:
Ấn Độ có một kho tàng di sản văn hóa giàu có với một số loại hình nghệ thuật và ngành nghề thủ công Bharatnatyam, Odissi, Kathakali, Kuchipudi, Mohiniattam là những loại hình múa truyền thống phổ biến nhất bắt nguồn từ những bang khác nhau trên khắp đất nước Ấn Độ Mỗi loại hình múa có một ngôn ngữ biểu đạt riêng dùng để diễn tả các cảm xúc như yêu thương, ao ước, buồn đau…, và tất cả các cung bậc cảm
Trang 28xúc này lại được thể hiện qua động tác và chuyển động của cơ thể, cánh tay, ngón tay, khuôn mặt, đôi mắt
Ấn Độ là miền đất của hội chợ và lễ hội, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerela, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, v.v
Là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới và là sự tiếp nối các triều đại thống trị suốt dọc chiều dài và chiều rộng đất nước, Ấn Độ có rất nhiều ví dụ tiêu biểu về các kiến trúc cung điện Các cung điện của Rajasthan và miền Trung Ấn Độ là những công trình nổi tiếng nhất Mỗi cung điện có một truyền thuyết
và chất chứa sức quyến rũ riêng biệt Bên cạnh đó, Ấn Độ còn có một nền văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo Tiểu lục địa này có lịch sử phát triển gần như không gián đoạn trong lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc; nhiều loại hình nghệ thuật cổ điển bắt nguồn từ nền tảng dân gian hay sắc tộc và kết nối với tôn giáo, không chỉ về khía cạnh huyền bí mà thậm chí cả phương diện thế tục Từ nền tảng dân gian, nghệ thuật, kiến trúc và văn hóa Ấn Độ phát triển thành các loại hình cổ điển và đạt tới đỉnh cao huy hoàng dưới thời Đế chế Gupta Ấn Độ cũng rất giàu di tích lịch sử hấp dẫn và được bảo tồn tốt, các đền đài cổ xưa với kiến trúc đồ sộ, thánh đường Hồi giáo không quá
cổ, nhà thờ và những nơi thờ tự của các tín ngưỡng khác nhau Gắn liền với một câu chuyện tình lãng mạn, đền Taj Mahal nổi tiếng khắp thế giới bởi kiến trúc độc đáo Bên cạnh đền Taj Mahal, pháo đài Agra, Sikandra, Rambagh và phế tích vương triều ở thành Mughal tại Fatehpur Sikri là một số trong những ví dụ đẹp nhất của phong cách kiến trúc kết hợp giữa đạo Hindu và đạo Hồi Đền Ajanta và hang động Ellora với những bức vẽ trong hang động kỳ thú lưu giữ một vài trong số các tác phẩm điêu khắc tinh tế nhất thế giới Một số danh thắng văn hóa khác bao gồm Quần thể Hang Elephanta ở Maharashtra, Đền thờ thần Mặt trời Konark và đền thờ Jagannath ở Orissa, Quần thể đền Khajuraho ở Madhya Pradesh, Đền Vàng ở Amritsar, Punjab, Các đền thờ Mamallapuram và Kanchipuram ở Tamil Nadu, Các đền đài ở Karnatka, v.v
Đối với những người mua sắm tinh tường, Ấn Độ thực sự là một mỏ vàng những
đồ thủ công mỹ nghệ với kiểu dáng và giá cả phong phú Khi mua sắm ở Ấn Độ, bạn
sẽ có cơ hội dạo qua những cửa hàng nhiều tầng có điều hòa nhiệt độ - nơi bán sản phẩm mỹ nghệ được chọn lựa kĩ lưỡng từ khắp mọi miền đất nước Được đến những khu phố với các gian hàng nhỏ bán hàng đặc sản, rồi cả các phiên chợ địa phương nơi quầy hàng được dựng ngay trong đêm và bán rất nhiều đồ lạ quý hiếm Ấn Độ thực sự
là một “bách hóa mua sắm” độc đáo đối với du khách
Trang 29Ấn Độ là đất nước có nền văn hóa đặc sắc, đến thăm Ấn Độ, khám phá từng thành phố riêng biệt sẽ vô cùng thú vị khi được tìm hiểu văn hóa của từng vùng miền: + Delhi: thủ đô Ấn Độ có hàng ngàn năm lịch sử và là trung tâm của vùng Bắc
Ấn
+ Bangalore: Thành phố của những hoa viên, đã từng được coi là nơi “dưỡng già” nhưng bây giờ trở thành thành phố đầy quán rượu, công nghệ và các công ty lớn + Chennai: Trước đây là Madras – cảng chính ở Nam Ấn, cái nôi của âm nhạc Carnatic và Bharatanatyam, nổi tiếng với bãi biển Marina, là một trung tâm của ngành công nghệ thông tin ở Ấn Độ
+ Trivandrum: thủ đô của Kerala và là cửa ngõ của những bãi biển đầy cát và hệ thống kênh đào Tây Nam Ấn Độ
+ Jaipur: Thành phố Màu hồng là trung tâm triển lãm chính của văn hóa Hindu Rajput thời Trung Cổ vùng Bắc Ấn
+ Kolkata: thủ đô văn hóa Ấn Độ, Kolkata là nơi có nhiều tòa nhà theo kiểu thực dân Ngày nay được gọi là Thành phố Hoan hỷ
+ Mumbai: trước đây là Bombay, thủ đô tài chính của Ấn Độ là cái nôi của Bollywood – Phim ảnh Ấn
+ Shimla: thủ đô mùa hè cũ của người Anh tại Ấn Độ, tọa lạc trên ngọn đồi thấp với khu vực rất rộng theo kiến trúc Victorian
+Varanasi: được xem là thánh địa của đạo Hindu, tọa lạc hai bên bờ sông Ganges, một trong những thành phố cổ nhất thế giới
Với những tiềm năng và thuận lợi kể trên, những năm gần đây Ấn Độ không ngừng phát triển ngành du lịch trong nước Đến với Ấn Độ du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều loại hình du lịch phong phú khác nhau Chính vì vậy, mà hiện nay du lịch đang là một trong những ngành kinh tế đang được chú trọng phát triển ở quốc gia này
2.2 ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ
2.2.1 Đôi nét chung về tôn giáo ở Ấn Độ
Câu chuyện về các tôn giáo ở Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2.500 năm trước CN Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh trước khi nhóm dân du mục Aryan đến chiếm ngự và làm chủ cả miền bắc Ấn
Độ vào khoảng 1.500 năm trước công nguyên để dồn người Dravidian xuống miền nam Từ đó trang sử các tôn giáo Ấn Độ bắt đầu
Có 4 tôn giáo lớn được khai sinh trên đất nước Ấn Độ chính là Ấn Độ giáo (Hinđuism), Phật giáo (Buddhism), đạo Jain (Jainism) và đạo Sikh (Sikhism)
Các tôn giáo tại Ấn Độ được phân ra làm 2 loại: hữu thần và vô thần Các tôn giáo hữu thần tin vào quyền năng sáng tạo vũ trụ và con người của Thượng Đế mà đại biểu
là Ấn Độ Giáo Trong khi đó, các tôn giáo vô thần không tin vào quyền năng sáng thế
Trang 30của Thượng Đế mà chỉ tin vào khả năng tự tạo của con người gồm Phật Giáo và Kỳ
Bảng thống kê số lượng dân số theo các tôn giáo ở Ấn Độ
Trang 31Hình 3 Bản đồ phân bố các tôn giáo ở Ấn Độ
(http://www.mapsofindia.com/maps/india/religion.jpg)
Sự đa dạng của các hệ thống niềm tin tôn giáo hiện có ở Ấn Độ ngày nay là kết quả của sự tồn tại nhiều tôn giáo bản địa cùng với sự đồng hóa và hội nhập xã hội của các tôn giáo được đưa tới khu vực này thông qua những nhà thương nhân, dân nhập cư và thậm chí là những kẻ xâm lược trong lịch sử Ấn Độ
Tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Ấn Độ, tôn giáo thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống, từ những sinh hoạt diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đến cả những khía cạnh lớn như giáo dục và chính trị Mỗi một tôn giáo tuy có những khác biệt về hình thức thờ phụng, nghi lễ và các hoạt động tôn giáo khác đều nổi bật trog đời sống hàng ngày nhưng đều có chung một đặc điểm là đều có một niềm tin, hệ thống giáo lý, những truyền thuyết huyền bí về tôn giáo của mình, những lễ hội và những cuộc hành hương truyền thống
Theo Hiến pháp của Ấn Độ, thì quyền tự do tôn giáo được xem là một quyền cơ bản của người dân Thêo điều 25 của Hiến pháp Ấn Độ đã khẳng định rằng “bất kỳ công dân Ấn Độ nào cũng đều có quyền để thực hành bất kỳ ngành nghề hoặc bất cứ tôn
Trang 32giáo nào” Chính điều này đã góp phần tạo một không gian rộng cho tất cả các tôn giáo phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ
2.2.2 Sự hình thành và phát triển của các dòng tôn giáo tiêu biểu ở Ấn Độ
2.2.2.1 Ấn Độ giáo (Hinduism)
Với hơn 80.5% dân số theo đạo Ấn, Ấn giáo trở thành tôn giáo chính ở Ấn Độ
Ấn giáo không chỉ là truyền thống tôn giáo lớn và lâu đời nhất của riêng Ấn Độ mà ngày nay còn trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới Ấn Độ Giáo không phải được khai sáng bởi một vị giáo chủ độc nhất hya có một hệ thống thống nhất về niềm tin hay tín điều, mà chỉ là một hiện tượng tôn giáo bắt nguồn và dựa vào các truyền thống Veda Ấn giáo có đặc tính cởi mở và bao dung được tất cả các niềm tin khác nhau Người ta cũng có thể định nghĩa Ấn Độ Giáo như là một phương thức sống Chứng liệu xưa nhất về Ấn giáo là vào Thời Đại Đồ Đá Mới tức khoảng thời gian của nền văn minh Harappa từ 5.500 tới 2.600 năm trước CN Niềm tin và sự thực hành tôn giáo thời đại cổ xưa (1.500 tới 500 năm trước CN) được gọi là “tôn giáo Vệ
Đà Lịch Sử.” Ấn giáo mà ngày nay chúng ta thấy được phát sinh từ các bộ Vệ Đà, mà văn bản cổ nhất là Rigveda, khoảng 1.700 tới 1.100 năm trước CN
Chữ Hindu bắt nguồn từ chữ Phạn Sindhu, là tên gọi theo lịch sử địa phương của con Sông Ấn nằm ở phía tây bắc của Ấn Độ Vào thề kỷ thứ 13, chữ Hindustan được biết đến rộng rãi như là chữ thay thế cho India, có nghĩa là “lãnh thổ của Ấn Độ Giáo” Thuật ngữ Ấn Độ Giáo được giới thiệu trong tiếng Anh vào thế kỷ thứ 19 để nói đến truyền thống tôn giáo, triết học và văn hóa bản địa của Ấn Độ Vào thế kỷ thứ 19, các học giả Max Muller và John Woodroffe đã thành lập một học viện nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ từ một viễn cảnh của Âu Châu Họ mang văn học Veda, cổ sử, kinh điển,
và triết lý tới Âu Châu và Hoa Kỳ
Ấn giáo có nhiều hệ phái khác nhau Theo lịch sử, Ấn giáo có 6 trường phái tư tưởng chính, nhưng chỉ có 2 trường phái Vedanta và Yoga là phát triển lâu dài Hiện nay, Ấn giáo có các trường phái chính như Vaishnavism, Shaivism, Smartism, và Shaktisn
Các giáo thuyết chủ đạo của Ấn giáo gồm Dharma (Pháp, nguyên lý đạo đức và chức phận), Samsàra (Luân hồi, sống, chết và tái sinh), Karma (Nghiệp, hành động tạo tác và kết quả của hành động tạo tác), Moksha (Giải thoát khỏi luân hồi), và Yoga (các phương pháp tu tập)
Không giống như hầu hết các tôn giáo khác, Ấn Độ giáo có rất nhiều thần nhưng không có một tín ngưỡng độc nhất nào, mỗi người dân đều có thờ thần Vishnu, thần Shiva hay thần Shakti, tùy theo trường phái mà họ chọn Một trong những điều quan tâm chính của Ấn giáo là khái niệm về sự thanh thiết và viêc phân chia xã hội thành những đẳng cấp theo nhóm nghề truyền thống: Brahmans (tu sĩ), Kshatriya (chiến binh
và sĩ quan), Vaishya (nhà buôn, nông dân) và Shudra (thường dân, người hầu)
Trang 33Một số những lễ hội của Ấn giáo phổ biến là Deepawali, Holi, Dussehra, Ganesh Chaturthi, Pongal, Janamasthmi và Shiva Ratri Những dịp lễ hội này vô cùng hấp dẫn tuyệt vời và làm cho phong phú và đầy màu sắc truyền thống Ấn Độ
2.2.2.2 Hồi giáo (Islam)
Hồi giáo, tuy không phải là tôn giáo chính thống của Ấn Độ, nhưng lại chiếm 1
số lượng lớn dân số của Ấn Độ Với khoảng 150 triệu tín đồ Hồi Giáo, Ấn Độ trở thành nước có số lượng tín đồ Hồi giáo đông thứ 2 trên Thế giới, sau Indonesia
Hồi Giáo là nhất thần giáo, là tôn giáo cũng từ tổ phụ Abraham nhưng dựa trên Kinh Quran, mà tín đồ Hồi Giáo tin là lời mặc khải của Thượng Đế cho Giáo Chủ Muhammad – sinh năm 570 tại Thành Phố Mecca của nước Ả Rập Saudi, Trung Đông, và mất năm 632 sau CN
Hồi giáo du nhập đến Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VII sau CN, theo đường buôn bán của thương gia người Ả Rập gốc Hồi giáo, khởi điểm là bờ biển Malabar Mãi cho đến thế kỷ thứ 12, Hồi Giáo mới truyền bá tới miền Bắc Ấn Độ và cũng kể từ đó thâm nhập vào văn hóa và tôn giáo của Ấn Đền thờ Hồi Giáo đầu tiên được xây dựng tại
Ấn Độ vào năm 629 sau CN, tại Kodungallur, Kerala, lúc Giáo chủ Muhammad còn sống
Khi mới du nhập vào Ấn Độ, Hồi giáo đã có sự xung đột mạnh với Phật giáo và
Ấn giáo Hồi giáo theo chủ nghĩa hiếu chiến, lấn át Phật giáo Trong suốt thời gian đầu mới du nhập, Hồi giáo đã thực hiện phương pháp cái đạo rất tàn độc là bắt người Ấn phải lựa chọn 1 trong 3 cách: theo Hồi giáo, bị giết chết, bị đóng thuế nặng nề Nhưng
về sau, nhờ có nhà giảng thuyết Khwaja Chishti và giáo phái của ông là Sufi, đã truyền
bá Hồi giáo với thông điệp hòa bình và yêu thương Sự tương tác giữa hai tôn giáo đã dẫn đến sự tổng hợp các yếu tố của Ấn giáo và Hồi giáo trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân Ấn Độ
Khi du nhập vào Ấn Độ, Hồi giáo đã có những ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội của người dân Ấn Độ Tuy có những khác biệt so với Hồi giáo chính thống nhưng tín đồ Hồi giáo ở Ấn Độ vẫn tuân thủ theo những giới luật nghiêm ngặt như: tin tưởng tuyệt đối vào thánh Ahlah tối cao và duy nhất Mỗi ngày đều phải cầu nguyện 5 lần và khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca, chay giới trong tháng Ramadan, hành hương đến thánh địa Mecca ít nhất là 1 lần trong đời
2.2.2.3 Đạo Sikh (Sikhism)
Đạo Sikh được sáng lập vào thế kỷ thứ 15 tại khu vực Punjab thuộc Ấn Độ bởi Đạo Sư Nanak Đạo sư Guru Nanak sinh ngày 15 tháng 4 năm 1469 và mất ngày 22 tháng 9 năm 1539 trong một gia đình Ấn Độ Giáo ở làng Rai Bhoi di Talwandi mà ngày nay gọi là Nankana Sahib, gần Lahore của Pakistan Guru Nanak lập gia đình với Mata Sulakhni năm 19 tuổi Hai vợ chồng có được với nhau 2 người con trai là Sri Chand và Lakhmi Chand
Trang 34Sinh ra là một tín đồ Ấn giáo, nhưng cũng có cảm hứng với những lời dạy từ giáo
lý Hồi giáo, đạo sư Nanak bắt đầu rao giảng sự thống nhất giữa hai tôn giáo này vì ông cho rằng giáo lý cơ bản của hai tôn giáo này khá giống nhau Sau đó, Nanak đã thu hút được rất nhiều người nghe thuyết giảng của mình, từ đó hình thành một tôn giáo mới trên đất nước Ấn Độ là đạo Sikh
Chữ Sikh bắt nguồn từ tiếng Phạn, có nghĩa là “đệ tử” hay sự giáo huấn Theo giáo điển của Đạo Sikh thì tín đồ Sikh được định nghĩa: “bất cứ người nào tin thành thật vào một Đấng Bất Tử, 10 vị Đạo Sư, từ Đạo Sư Nanak trở xuống, là lời dạy của
10 vị Đạo Sư và tôn giáo được truyền lại bởi 10 vị Đạo Sư, và người không có bất cứ lòng trung thành nào với bất cứ một tôn giáo nào khác”
Đạo Sikh chủ trương đồng nhất thể tâm với Thượng Đế Tín đồ Sikh tu tập để tư tưởng và hành động thoát khỏi sự ô nhiễm của tham lam, giận dữ, dục vọng, vật chất,
và bản ngã và từ đó hợp nhất tâm với Thượng Đế Đạo Sikh tin rằng vòng sanh tử luân hồi là thoát ra từ đồng nhất thể này Đạo Sikh cho rằng tất cả mọi người đều bình đẳng, và tình huynh đệ bao trùm khắp vũ trụ giữa con người và Thượng Đế Tối Cao Năm nguyên lý căn bản mà tín đồ Đạo Sikh đặt niềm tin và thực hành là Sự Thật, Bình Đẳng, Tự Do, Công Lý, và Nghiệp Bảo vệ quyền tự do tôn giáo và chính trị của tất cả mọi người và ngăn chận sự kỳ thị là một trong những phần quan trọng của niềm tin trong Đạo Sikh
Tín đồ Đạo Sikh được nhận dạng dựa vào 5 chữ K: 1) Kesh là tóc để dài và quấn lại; 2) Kara là vòng đeo tay bằng sắt tượng trưng cho sự bất diệt; 3) Kirpan là cây kiếm nhỏ mang theo người; 4) Kashera là cái quần lót làm bằng bông vải đặc biệt để nhắc nhở giữ gìn trinh bạch; và 5) Kanga là cái lược bằng gỗ thường để ở dưới chiếc khăn Đạo Sikh tuy chỉ chiếm 1.87% dân số Ấn Độ, nhưng lại rất có thế lực trong quân đội Ấn Độ Số quân nhân và sĩ quan theo Đạo Sikh chiếm tới 15% quân số Ấn Độ, đó
là tỉ lệ nhiều gấp 10 lần so với tất cả các tôn giáo khác tại Ấn Độ
2.2.2.4 Phật giáo (Buddhism)
Phật giáo được khởi nguồn từ đất nước Nepal, phía Bắc Ấn Độ Người khai sáng
ra Phật giáo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), ông sinh vào năm
624 trước CN tại Thành Phố Lâm Tỳ Ni (Lumbini) mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ Ngài nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) của dòng họ Cồ Đàm (Gautama) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu) Phụ vương của Thái Tử là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu hậu là Hoàng Hậu Maya Năm 16 tuổi Thái Tử kết hôn với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara) Năm 29 tuổi Thái Tử vào Himalaya để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh
Sau hơn 6 năm tầm sư học đạo, nhưng thái tử Sĩ Đạt Ta vẫn chưa thỏa mãn với những giáo lý mà Ngài học được từ những Đạo sư Sau đó ngài quyết định theo con đường tu khổ hạnh, cuối cùng Ngài kiệt sức và ngã quỵ Cuối cùng, Ngài quyết định bắt đầu tu hạnh theo pháp môn riêng của mình Ngày đến dưới gốc cây Bồ Đề (Bodhi
Trang 35Tree) ngồi thiền định Sau 49 ngày đêm thiền tọa, Thái Tử đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàn và trở thành Phật với tên gọi Thích Ca Mâu Ni vào năm ngài tròn 35 tuổi Sau đó, Đức Phật bắt đầu đi truyền giảng cho dân chúng về pháp môn mà Ngài đã giác ngộ Bài pháp đầu tiên mà đức Phật giảng - cũng gọi là chuyển Pháp luân tức lăn bánh
xe Chánh Pháp cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nghe và tu tập là Tứ Diệu Đế, bốn chân lý mầu nhiệm (Khổ, Tập, Diệt và Đạo Đế) Và đó cũng là lần đầu tiên đức Phật thiết lập Tăng Đoàn với 3 ngôi báu là Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng Đức Phật đã tuần
tự đi bộ khắp lưu vực Sông Hằng để giảng dạy về pháp môn giác ngộ và giải thoát từ
đó cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi tức là vào năm 544 trước CN
Sakyamuni là tiếng Phạn, các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Năng Nhơn Tịch Mặc có nghĩa là Người có khả năng tự dứt sạch vô minh phiền não và an trú trong vắng lặng của Niết Bàn Chữ Phật tiếng Phạn là Buddha, các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Giác Giả có nghĩa là vị đã giác ngộ hoàn toàn Giác ngộ có 3 ý nghĩa: Tự mình giác ngộ (tự giác), giác ngộ cho người khác (giác tha), và hoàn thành sự giác ngộ cho mình và người (giác hạnh viên mãn)
Nội dung giáo nghĩa Phật Giáo có thể tóm lược trong 4 điểm chính: Vô Thường (Anitya), Khổ (Duhkha), Không (Sunya), và Vô Ngã (Anatma), thường được gọi là Bốn Pháp Ấn Bốn giáo nghĩa này có mặt trong tất cả hệ thống giáo lý của các trường phái, bộ phái Phật Giáo từ Nguyên Thủy, Tiểu Thừa, đến Đại Thừa và ngay cả Kim Cang Thừa của Phật Giáo Tây Tạng Vô thường là bản chất của mọi hiện tượng tâm lý
và vật lý Không một hiện tượng nào trên thế gian này thoát khỏi sự chi phối của vòng sinh, trụ, dị và diệt Khi các hiện tượng đều là Không trong tự tánh thì cũng đồng nghĩa là chúng không hề có tự ngã, chúng chỉ hiện hữu do các duyên hòa hợp mà thôi
Vì vô ngã, Phật Giáo không chấp nhận sự hiện hữu của Thượng Đế với ý nghĩa là đấng sáng tạo vũ trụ
Phật Giáo tại Ấn Độ đã trải qua nhiều thăng trầm tùy thuộc vào các triều đại chính trị có hậu thuẫn hay tiêu diệt Phật Giáo, dĩ nhiên, trong đó không thể bỏ qua yếu
tố then chốt là sự hưng thịnh hay suy đồi của nội lực Phật Giáo mà hàng ngũ Tăng Ni
và cư sĩ Phật tử đóng vai trò chủ đạo Trong lịch sử Ấn Độ, đã từng có thời gian Phật giáo là tôn giáo thống trị ở đất nước này Mãi cho đến thế kỉ XII sau CN, khi có sự xâm lược của Hồi giáo vào Ấn Độ, với chính sách cải đạo đã tiêu diệt tận gốc Phật giáo ở Ấn Độ Nhưng nhờ trước đó, Phật giáo đã được truyền bá ra khỏi lãnh thổ Ấn
Độ đến các nước lân cận nên Phật giáo vẫn được phát triển sâu rộng tại các nước châu
Á cho đến ngày nay
Hiện nay, Phật giáo đã trở thành một trong những tôn giáo lớn trên Thế giới, và Phật giáo tại Ấn Độ cũng đang dần hồi phục và một số lượng khá lớn khoảng 1.9% dân số của Ấn Độ và chi phối rất nhiều trong vấn đề giáo dục cũng như văn hóa của người dân Ấn Độ
Trang 362.3 TIỀM NĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ
Với bề dày lịch sử hơn hàng trăm thế kỷ qua, Ấn Độ có thể được xem là một đất
nước giàu giá trị văn hóa cũng như tâm linh Bất kể là tín đồ của một tôn giáo nào đi nữa, nếu muốn một lần tìm về nơi có thể giúp chúng ta thỏa mãn như cầu tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng như chiêm ngưỡng những công trình kiến trrúc tôn giáo nguy nga đồ sộ thì nơi lý tưởng để chọn đó chính là Ấn Độ Mỗi một tiểu bang của đất nước tâm linh này đều sở hữu một nền văn hóa và tôn giáo riêng, và nhiều nơi trong số đó là nơi đã sáng lập ra các tôn giáo lớn được cả Thế giới tin theo
Dù là người theo đạo Ấn, đạo Hồi, đạo Sikh, đạo Jain hay đạo Phật khi thực hiện cuộc hành trình tâm linh đến với Ấn Độ đều cùng chùng một mục đích là tìm sự bình yên cho tâm hồn và cầu nguyện những điều tốt lành cho bản thân và gia đình Có thể nói, Ấn Độ là nơi có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu tâm linh của du khách vì đất nước này có một tiềm năng nhất định trong việc phát triển loại hình du lịch tôn giáo Như ta đã biết, du lịch tôn giáo là một hoạt động du lịch gắn liền với các hoạt động tôn giáo, là sự kết hợp giữa du lịch và hành hương để thực hiện một hành trình đến những điểm linh thiêng có ý nghĩa về tôn giáo như chùa chiền, thánh đường, nhà thờ… để có thể thỏa mãn nhu cầu du lịch, thưởng ngoạn và tâm linh của du khách Vậy ta có thể thấy, để có thể phát triển được loại hình du lịch tôn giáo thì điều kiện cần thiết là có nguồn tài nguyên về du lịch tôn giáo mà điển hình là các thánh địa hay thánh tích có giá trị về mặt tôn giáo cao Là chiếc nôi của các dòng tôn giáo lớn, Ấn Độ sở hữu một lượng lớn các công trình kiến trúc tôn giáo hùng vĩ, các thánh địa nổi tiếng như dòng sông Hằng linh thiêng, nhà thờ Hồi giáo Taj Mahal, đền Vàng hay các thánh tích Phật giáo quan trọng như Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển, thánh tích Kushinagar… Có thể nói, đây là một tiềm năng quan trọng thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch tôn giáo ở đất nước này
2.3.1 Một số thánh địa quan trọng của Ấn giáo
2.3.1.1 Sông Hằng
Ấn Độ xưa nay luôn được nhân loại xem là một trong những quốc gia huyền bí nhất Thế giới Sự huyền bí ấy bao gồm cả thiên nhiên, con người, văn hóa và đặc biệt
là lĩnh vực văn hóa tâm linh Và một trong những điểm tín ngưỡng nổi bật của Ấn Độ
từ hàng nghìn năm nay chính là tín ngưỡng sông Hằng Sông Hằng được xem là một trong những con sông nổi tiếng không chỉ vì nó là một trong những con sông lớn nhất, dài nhất, mà vì nó là cội nguồn của Ấn giáo, là tín ngưỡng thiêng liêng của gần một tỷ người dân của Ấn Độ và toàn Thế giới
Sông Hằng bắt nguồn từ những đỉnh núi tuyết phủ ngàn năm thuộc dãy Himalaya của vùng Garwhal, bang Uttar Pradesh, có độ cao từ 3.000 đến 4.500m so với mực nước biển Người dân Ấn Độ rất coi trọng các con sông, với họ dòng sông là người mẹ nuôi dưỡng và sinh ra thức ăn cho sự sống
Trang 37Có nhiều huyền thoại liên quan đến việc giáng trần của Nữ thần sông Hằng được
mô tả trong các sử thi của Ấn Độ như Mahabharata, Devi Bhavata, Bhagawata Purana, v.v… Theo sử thi Bhagawata Purana, sông Hằng được tạo ra từ việc đo ba thế giới trong ba bước chân của thần Vishnu (thần Bảo vệ), móng chân trái của thần Vishnu đã chọc thủng một lỗ trên Thiên hà chảy xuống dãy Himalaya hùng vĩ, sông Hằng có từ ấy; nó bắt nguồn từ Thượng giới và có tên Vishnupani (theo chân Vishnu)
Truyền thuyết về sông Hằng theo sự khẩn cầu của vua Bhagiratha là hấp dẫn nhất Vua Bhagiratha bị một đạo sĩ độc ác dùng ánh mắt giận dữ thiêu đốt sáu mươi ngàn tổ tiên của vua thành tro bụi và chỉ có nước trên Thiên hà mới cứu được linh hồn của họ Vua đã thành tâm khẩn cầu thần Shiva (thần Tái tạo) cứu giúp Thương tình vị vua nhân từ, thần Shiva để dòng Thiên hà chảy qua mái tóc của Ngài và cũng xuống
hạ giới, nhờ thế mà trái đất không bị vỡ vụn bởi sức mạnh kinh khiếp của nó Thiên hà chảy xuống dải Himalaya, nơi dòng sông uốn khúc để khóa chặt vị đạo sĩ gian ác kia
và chảy vào bình nguyên Ấn Độ, rồi chảy ra đại dương Ở đó, nó tiếp tục chảy xuống địa ngục để tạo lại hình dáng cho tổ tiên của vua Như thế sông Hằng được mệnh danh
là dòng sông của ba cõi: Thiên đường, trần gian và địa ngục
Tín ngưỡng của sông Hằng theo Ấn giáo: Đất nước Ấn Độ được bao bọc bởi phần lớn núi non và sa mạc sông ngòi rất ít Trong khi ấy, sông Hằng là con sông lớn, lại chảy giữa lòng đất Ấn, vun bồi phù sa màu mỡ, bồi đắp hằng năm để tạo thành một đồng bằng rộng lớn, một bình nguyên thoáng mát, trù phú, cung cấp lương thực cho hàng trăm triệu người dân Đây là một trong những nguyên nhân khiến người dân Ấn yêu quý, kính ngưỡng và dần dần thần thánh hóa dòng sông Sông Hằng không những
là “vùng đất hứa” cho người dân xứ Ấn mà còn thu hút người dân các nước khu vực như Afganistan, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập, v.v… đến sinh sống đông đúc dọc theo hai bên bờ Chính sự gặp gỡ của người bản xứ và người nhập cư đã làm cho nền văn hóa Ấn Độ càng đa dạng và phong phú hơn Cho đến nay, số người sống ở đồng bằng sông Hằng đã hơn ba trăm triệu người và đã được ghi vào sách Kỷ lục thế giới về mật
độ dân cư sống đông đúc nhờ vào nguồn lợi của dòng sông
Người Ấn giáo tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng, nước sông Hằng có thể giúp
họ rửa sạch mọi tội lỗi; tắm và uống nước sông Hằng có thể trừ mọi tật bệnh, mang lại hạnh phúc và sức mạnh Khi chết, nếu được ném xác hay tro cốt xuống sông Hằng, linh hồn sẽ được lên thiên giới Từ đó, đã tạo nên tín ngưỡng tắm, rước nước, uống nước, nguyện cầu trên sông Hằng Đặc biệt là những nghi lễ đốt xác và ném tro xác xuống dòng sông… Vì thế, sông Hằng được mệnh danh là dòng sông thiêng, dòng sông huyền bí Ở thượng nguồn, vùng Garwhal được xem là nơi linh thiêng nhất, là cội nguồn của Ấn giáo Nơi đây có cả một cộng đồng giáo sĩ, thầy tu, ẩn sĩ thuộc Ấn giáo đầy màu sắc lạ lùng và huyền bí Ở bình nguyên, hằng năm, vào dịp lễ chính, tháng một đến tháng hai, hàng triệu người Ấn giáo từ khắp mọi miền trên xứ Ấn tìm cách hành hương về các nơi “Thánh địa” như Bernares, Haridwar, Alahabad, v.v… để tắm
Trang 38gội, cầu nguyện, cúng tế, v.v… bất chấp những gian nan, nguy hiểm trên cuộc hành trình Người Ấn giáo tin rằng dù có chết trên đường hành hương hay chết trên dòng sông Hằng cũng là may mắn giúp họ được mau siêu thoát Và họ cho rằng, hành hương về sông Hằng là hành trình “Đi tìm cái sinh trong cõi tử”
Hàng năm, cũng trên con sông Hằng huyền bí này, hàng ngàn tín đồ Ấn giáo từ khắp nơi đổ về đây để cùng tham gia Đại lễ sông Hằng - một trong những lễ hội quan trọng của Ấn giáo
Đại lễ sông Hằng thường kéo dài 5 ngày, là 5 ngày quan trọng nhất của cả mùa lễ hội kéo dài từ suốt tháng 10 tới tháng 3 năm sau Trong những ngày này, việc được cầu nguyện tại những ngôi đền hàng ngàn năm tuổi, được tắm trên đoạn sông Hằng linh thiêng chảy qua Varanasi - “thành phố của các đền đài”, “thành phố thánh của Ấn Độ”… là ước nguyện của bất kỳ tín đồ Ấn giáo nào
Khu vực quan trọng nhất của đại lễ sông Hằng nằm tại các ghat Ghat, theo tiếng Hindu có nghĩa là các bậc thang Nhưng ở Varanasi, Ghat là một danh từ miêu tả chuỗi các bậc thang nối từ bờ sông xuống thẳng lòng sông Hằng, có những Ghat lớn cao hàng chục mét Đây là một địa điểm cực kỳ đặc thù và thiêng liêng, là nơi diễn ra các nghi lễ tắm rửa (để gột bỏ tội lỗi), tế lễ dâng ánh sáng sông Hằng và cả lễ hỏa thiêu xác người qua đời… của các tín đồ Ấn giáo
Vào mùa lễ hội, số lượng tín đồ Ấn giáo hành hương về các thành phố dọc theo sông Hằng là rất lớn Ước tính, số lượng người tắm trên sông Hằng ở các thành phố
“thánh địa” như Allahabab, Varanasi, Bernares có thể đạt đến con số hơn 100 triệu người
Hiện nay, sông Hằng đang có dấu hiệu ô nhiễm nặng Những xác chết trôi trên sông, những hài cốt được hỏa táng quyện vào dòng chảy của sông, cùng những sinh hoạt hàng ngày của người dân Ấn Độ trên con sông này đã dẫn đến sự ô nhiễm trầm trọng tại con sông này Theo những thông tin công bố chính thức, riêng đoạn sông Hằng chảy qua Varanasi được coi như là đoạn sông "chết" vì quá ô nhiễm, không có khí oxy và lượng vi khuẩn trong mỗi 100ml nước lên tới 1,5 triệu con (tiêu chí an toàn
đồ Ấn giáo
Trang 39
2.3.1.2 Hang động Amarnath - đền thờ thần Shiva
Nếu như hàng năm các tín đồ Hồi giáo vẫn hành hương về thánh địa Mecca để
tôn kính thánh Allah, thì những người theo Ấn giáo cũng có một cuộc hành hương tương tự, đó là đến hang động Amarnath để thờ kính thần Shiva - vị thần Hủy diệt trong tín ngưỡng của tín đồ Ấn giáo
Hang động Amarnath nằm trên dãy núi Himalayas tuyết phủ quanh năm, cách khu vực Srinagar, Kashmir 135km Nằm trên độ cao gần 4km so với mực nước biển, nơi đây thu hút hàng chục ngàn người hành hương mỗi năm Để đến được với hang Amarnath, người hành hương phải vượt qua một chặng đường dài với nhứng dốc núi dựng đứng, những dòng sông băng lạnh giá, nhưng với những tín đồ Ấn giáo, thì hang động Amarnath như là một thánh địa mà họ không tiếc công trở về
Bên trong hang là một ngôi đền thờ thần Shiva, có cùng tên gọi với hang động là đền Amarnath Ngôi đền này là một điểm nhấn quan trọng trong Ấn giáo, và được xem
là một trong những ngôi đền thiêng liêng nhất ở Ấn Độ
Trong hang động Amarnath có một măng đá lớn có hình dạng như một Linga, tượng trưng cho thần Shiva - vị thần hủy diệt trong đạo Hinđu Theo truyền thuyết của
Ấn giáo, thì hang động này từng là nơi sinh sống của thần Shiva
Hang động này đã có lịch sử hình thành từ rất xa xưa, nhưng chưa được biết đến nhiều Từ đó, dẫn đến việc có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh câu chuyện hang động này được phát hiện như thế nào Trong đó có một truyền thuyết kể rằng vào thế
kỉ 15, có một mục tử tên là Buta Malik được một vị thần linh ban cho một túi than đầy
ắp Đến khi người mục tử này về đến nhà, mở túi ra thì thấy trong túi toàn là vàng bạc châu báu Quá vui mừng, ông liền quay lại nơi đã gặp được vị thần đó nhưng không tìm thấy ngài, và cũng tại nơi đó, ông đã phát hiện ra hang đá này Nhìn thấy bên trong hang có một măng đá khổng lồ kì lạ như thế, ông nhanh chóng trở về thông báo cho dân làng biết, từ đó người dân bắt đầu xây dựng một ngôi đền thờ thần Shiva bên trong hang động và nơi này trở thành nơi thiêng liêng của những cuộc hành hương Ấn giáo Hàng năm, có hơn hàng trăm nghìn người hành hương về ngôi đền Amarnath này Trong năm 2012, nơi này đã đón hơn 622.000 người đến với ngôi đền này Khoảng thời gian mà người dân theo Ấn giáo hành hương về đây đông nhất và vào mùa lễ hội Shravani Mela tổ chức trong tháng 7 hàng năm Chính vì vậy, mà bắt đầu
từ tháng 6 hàng nghìn tín đồ đã bắt đầu hành trình gian khổ của mình để hành hương
về với đền Amarnath
Để tới được hang động, những tín đồ phải khởi hành từ thành phố Srinagar tới Sanga Ấn Độ, trên lộ trình dài 135 km và tiếp tục leo tới vị trí ngôi đền, cách mặt nước biển 3.888 m
Tuy hành trình khá gian nan và vất vả nhưng số lượng tín đồ đến hành hương tại đây vẫn đạt con số cao, khẳng định niềm tin tôn giáo đối với người dân Ấn Độ là hết sức mạnh mẽ
Trang 402.3.2 Các thánh đường Hồi giáo tiêu biểu ở Ấn Độ
2.3.2.1 Tajmahal - biểu tượng của tình yêu bất diệt
Đền Taj Mahal – ngôi đền Hồi giáo nổi tiếng ở Ấn Độ, biểu trưng cho tình yêu
bất diệt giữa Hoàng đế Shah Jahan và Hoàng hậu Mumta Mahal
Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Uttar Pradesh, phía bắc Ấn
Độ Ngôi đền được xây bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp diễm lệ, thanh khiết của nó Taj Mahal được xem là một nét độc đáo tiêu biểu cho nền kiến trúc Mughal, một phong cách kiến trúc kết hợp các yếu tố từ kiến trúc Hồi giáo, kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì và Ấn Độ
Lịch sử xây dựng Taj Mahal gắn liền với câu chuyện về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan với người vợ yêu quý là hoàng hậu Mumtaz Mahah Shah Jahan, một vị hoàng đế của đế chế Mughal, đế chế hùng mạnh nhất trogn lịch sử Trung đại của Ấn Độ Năm 1631, người vợ của ông là Hoàng hậu Mumtaz Mahal không may qua đời ở tuổi 39 sau khi hạ sinh người con thứ 14 của họ Vì quá yêu người vợ của mình và để tưởng nhớ đến bà, hoàng đế Shah Jahan cho tiến hành xây dựng đền Taj Mahal với mục đích chính là làm lăng mộ cho Hoàng hậu Mumtaz Mahal và cũng để lưu truyền lại câu chuyện tình yêu cảm động của họ
Đền Taj Mahal được khởi công xây dựng vào năm 1632 và hoàn thành vào năm
1648 Mất gần 22 năm liền với hơn 22.000 nhân công lao động cộng với sức của 1000 con voi để có hoàn thành được tuyệt tác như ngày hôm nay Vật liệu dùng để xây dựng ngôi đền này hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng, được chuyển về từ khắp các vùng của Ấn Độ và cả khu vực Trung Á Ngay sau khi ngôi đền này được hoàn thành, thì vương triều của Shah Jahan bị lật đổ bởi con trai riêng của ông Sau khi Shah Jahan mất, ông được chôn tại lăng mộ trong ngôi đền Taj Mahal cùng với người vợ yêu quí của mình Từ đó, Taj Mahal cũng chôn vào quên lãng Mãi cho đến thế kỉ XIX, công trình này được phục hồi và mở rộng nhằm mục đích khôi phục lại những giá trị kiến trúc độc đáo của ngôi đền này
Quần thể kiến trúc này bao gồm 5 hạng mục: cổng chính, vườn cây, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ và lăng mộ chính Taj Mahal được xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m Chính giữa là một lâu đài (lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah) đáy hình bát giác cao 75m với mái vòm tròn được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch Bao quanh là 4 vòm tròn nhỏ Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m Theo quan niệm Hồi giáo, số 4 tượng trưng cho sự thiêng liêng và bất diệt Chiều cao của ngôi đền khoảng 80m Xung quanh tòa lâu đài là những bức tường nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn, được chạm khắc cực kỳ tinh xảo bằng các loại đá quý khác nhau Trên gian phòng lớn ở tầng hai là 2 ngôi mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal được khảm bằng 12 loại đá quý nhiều màu sắc trên nền cẩm thạch trắng trang trí nhiều họa tiết trang nhã Các công trình phụ xung