Nhận thấy được những tác động tiêu cực của rủi ro cho vay đối với hoạt động của NHTM, nên qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế,em đã lựa chọn: ”Giải pháp và phòng ngừa hạn chế rủi
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Rủi ro là một hiện tượng rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội của con người Nhất là trong hoạt động tín dụng NH, cụ thể là hoạt động cho vay - một nghiệp vụ chủ yếu, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi NH thì rủi ro là vấn đề càng không tránh khỏi
Bên cạnh đó, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế cũng có thể làm cho rủi ro gia tăng trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến các NH cũng như các TPKT phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Đặc biệt, trong năm 2011 cuộc khủng hoảng TC toàn cầu với những tác động tiêu cực của nó đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn như: lạm phát tăng mạnh,thâm hụt cán cân thương mại,thi trường chứng khoán liên tục sụt giảm
Trong tình hình kinh tế biến động bất ổn như vậy, rủi ro cho vay là một trong những vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu, bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mỗi TCTD mà cao hơn là tác động tới toàn bộ hệ thống NH và toàn bộ nền kinh tế
Nhận thấy được những tác động tiêu cực của rủi ro cho vay đối với hoạt động của NHTM, nên qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế,em đã lựa chọn:
”Giải pháp và phòng ngừa hạn chế rủi ro cho vay tại NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
Ngoài phần mở đầu và kết luận,luận văn của em được chia làm 3 chương:
Phần II: Thực trạng cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB chi
nhánh Đống Đa.
Phần III: Một số kiến nghị.
Trang 2Phần 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIB CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB chi nhánh Đống Đa Hà Nội
Ngân Hàng TMCP Quốc tế VIB chi nhánh Đống Đa Hà Nội được thành lập ngày 25/01/1996 của Tổng giám đốc Ngân Hàng TMCP Quốc tế VIB Việt Nam
và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1998
Địa chỉ chi nhánh: Số 88, phố Phạm Ngọc Thạch, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại:5729750
Hoạt động kinh doanh trên địa bàn còn nhiều khó khăn, nhưng với những
cố gắng của tập thể CBVC ngân hàng luôn bám sát định hướng của Tỉnh, nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đồng thời thường xuyên được sự quan tâm của Ban lãnh đạo NHTMCPQT VIB, sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền địa thành phố cùng với tính chủ động sáng tạo trong điều hành của Ban giám đốc và nỗ lực phấn đấu của toàn Ngân Hàng nên hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng ngày càng một đi lên, xứng đáng là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn
Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng với phương châm “Hoạt động an toàn và phát triển bền vững”, NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:
- Nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng
- Tiếp nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư từ chính phủ NHNN và các tổ chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nước cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và thực hiện các hình thức huy động khác
Trang 3- Đầu tư vốn TD, cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế, cho vay tài trợ theo dự án…
- Kinh doanh ngoại tệ
- Cung ứng các dịch vụ: Chi trả kiều hối, các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tiền gửi, bảo lãnh,…
Về cơ cấu tổ chức NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa:
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa
Từ mô hình tổ chức trên cho thấy cơ cấu bộ máy NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa, gồm:
- Ban điều hành: Gồm 1 GĐ và 1 PGĐ
- Các phòng ban nghiệp vụ, bao gồm:
* Phòng TD:
* Phòng kế toán – ngân quỹ:
* Bộ phận hành chính:
Với cơ cấu tổ chức khá đơn giản cho thấy quy mô hoạt động của NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa chưa được phát triển rộng, đây sẽ là điểm yếu khi cạnh tranh mở rộng thị phần Tuy nhiên lợi thế đó là cơ cấu tổ chức gọn nhẹ sẽ là điều kiện quản lý có hiệu quả, tính chuyên môn hoá cao
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
GD
Hồng Hà
Phòng tín dụng
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Bộ phận hành chính
Trang 41.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng
- Phòng TD:
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng + Phân tích kinh tế theo nghành, nghề kĩ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao
+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ,
bộ, nghành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích NQH, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định
- Phòng kế toán – ngân quỹ:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định
+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định Thực hiện nghiệp
vụ thanh toán trong nước và nước ngoài Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề
+ Quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của NHNN trên địa bàn Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định
+ Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề
- Bộ phận hành chính:
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh
+ Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh
Trang 5Phần 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA-HÀ NỘI
2.2 Khái quát hoạt động kinh doanh tại NHTMCPQT VIB
2.2.1 Tình hình huy động vốn:
Nhân thức được mục tiêu quan trọng của Ngân Hàng TMCP Quốc tế VIB
đề ra là: ”Phát triển NHTMCPQT VIB trở thành NHTM lớn hang đầu Việt Nam trên mọi phương diện như: Lãi trên vốn, tổng lợi nhuận, tổng tài sản có, tổng tiền gửi, đảm bảo đời sống CBCNV và từng bước trở thành ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới”, nên trong những năm qua NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống
Đa đã không ngừng nỗ lực hết mình để hướng tới mục tiêu chiến lược đó
Bảng 2.2.1 Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2010,2011
Đơn vị:Tỷ đồng
Số tiền
Tỉ trọng
%
Số tiền
Tỉ trọng
%
(+) (-) Tỷ lệ % (+) (-)
I.Phân theo đối tượng
II.Phân theo kỳ hạn
(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011)
Trang 6Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm Năm 2011 là 369,8 tỷ đồng tăng 39,5 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 11,9% Trong đó:
Nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2011 đạt 343,2 tỷ đồng tăng 55,5 tỷ đồng so với năm 2010 Điều này cho thấy sự phục hồi chậm của nền kinh tế và người dân đã có lòng tin vào ngân hàng cùng với đó là lãi suất tiền gửi hấp dẫn
Tiền gửi từ TCKT năm 2011 là 24 tỷ đồng giảm 15,6 tỷ đồng so với năm 2010 Tiền gửi tiền vay từ TCTD năm 2011 là 2,6 tỷ đồng giảm 0,4 tỷ đồng so với năm 2010
Vốn huy động phân theo kỳ hạn cũng có những thay đổi trong hai năm qua Tiền gửi không kỳ hạn tăng với số tiền 5,8 tỷ đồng (5,29%) Tiền gửi có kỳ hạn năm 2011 tăng 33,7 tỷ đồng (15,26%) so với năm 2010
Để đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như vậy là do NH đã áp dụng đồng bộ các biện pháp từ chính sách lãi suất đến tiếp thị, khuyến mại, dự thưởng,… đồng thời đa dạng hóa hình thức huy động vốn Trong đó tranh thủ triệt để nguồn tiền gửi của Kho Bạc nhà nước
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn(cho vay)
Bảng 2.2.2 Tình hình dư nợ cho vay của NH
Đơn vị:Tỷ đồng
Số tiền
Tỉ trọng
%
Số tiền
Tỉ trọng
%
(+) (-)
I.Phân theo thời gian
II.Phân theo TPKT
(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010,2011)
Trang 7Từ tình hình hoạt động đó cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ qua từng thời
kỳ của NH luôn ở mức tương đối cao
Tuy nhiên hoạt động TD chưa đa dạng, vốn cho vay vẫn tập trung chủ yếu cho hộ sản xuất, tiếp đến là cho vay tiêu dùng, DN và HTX có doanh số hoạt động còn thấp, trong đó không có cho vay DNNN Từ đối tượng đầu tư đó chúng
ta có thể thấy rằng chính sách ”thắt chặt” thị trường tiền tệ của NHNN đã có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế NH thì thắt chặt cho vay còn về phía doanh nghiệp thì không có NH hỗ trợ hoặc không tiếp tục hỗ trợ cho vay làm cho những doanh nghiệp này chậm thanh toán hoặc không thanh toán được công nợ cho doanh nghiệp khác.Vì vậy đã làm giảm uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam
Về cơ cấu dư nợ thì đa số lại cho vay ngắn hạn Như vậy cơ cấu vốn đầu tư ngắn hạn, trung và dài hạn là tương đối hợp lý vì nguồn vốn huy động chủ yếu
là vốn ngắn hạn Vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn, nên
để có được nguồn vốn này phải sử dụng nguồn vốn điều hòa từ cấp trên
2.2.3 Kết quả kinh doanh
Bảng 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Đơn vị:Tỷ đồng
2010
Năm
(+) (-) Tỷ lệ % (+) (-)
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010,2011)
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa như sau:
Về tổng thu nhập, nhìn chung thu nhập của NH tăng đều qua các năm.Năm
2010 là 34,5 tỷ đồng Năm 2011 là 39,3 tỷ đồng, tăng 4,8 tỷ đồng tương ứng tỷ
Trang 8lệ tăng 13,91% so với năm 2010 Sự tăng lên của tổng thu nhập chủ yếu là do nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng lên
Về chi phí: chi cho hoạt động tín dụng là khoản chi chủ yếu của NH, bao gồm chi trả lãi tiền vay và chi trả lãi tiền gửi Tổng chi phí năm 2011 tăng 2,42
tỷ đồng so với năm 2010 tương đương tăng 7,36% Ngoài ra, chi phí tăng là do
NH chi cho quản lý,chi về tài sản,chi dự phòng,bảo hiểm tiền gửi cũng tăng nên
so với năm 2010 Do tính chất cạnh tranh, NH cũng phải tăng chi phí cho mua sắm các thiết bị văn phòng
Tuy chi phí tăng nhưng tốc độ tăng chi phí không bằng tốc độ tăng thu nhập nên NH cũng đạt được lợi nhuận cụ thể như sau: Năm 2010 đạt 1,62 tỷ đồng,năm 2011 đạt 4 tỷ đồng Lợi nhuận của NH tăng như vậy là do NH đã có nhiều chính sách hợp lý để thu hồi nợ vay, mở rộng các hoạt động dịch vụ để thu tiền dịch vụ
2.3 Thực trạng rủi ro cho vay tại NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa
2.3.1 Cơ cấu dư nợ quá hạn tại NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa.
Bảng 2.3.1 Bảng cơ cấu dư nợ quá hạn tại chi nhánh
Đơn vị:Tỷ đồng
Số tiền Tỉ trọng % tiền Số Tỉ trọng % (+) (-) Tỷ lệ % (+) (-)
-NQH có khả năng thu
-NQH có khả năng
(Nguồn:Báo cáo KQHĐKD năm 2010,2011 tại chi nhánh)
Tỉ trọng NQH trên tổng dư nợ qua 2 năm đã tăng lên Năm 2010 là 2,1 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 1,07%/tổng dư nợ.Năm 2011 là 3,3 tỷ đồng, chiếm 1,35%/tổng dư nợ, tăng 57,14% so với năm 2010 Trong đó, NQH có khả năng
Trang 9thu hồi chiếm tỉ trọng cao hơn và đạt tỷ lệ cũng cao hơn NQH có khả năng mất vốn Cụ thể như sau:
- Năm 2011, NQH có khả năng thu hồi chiếm tỉ trọng 1,35%/tổng dư nợ,tăng 57,14 % so với năm 2010
- NQH có khả năng mất vốn chiếm tỉ trọng 0,01% trong năm 2011, giảm 40% so với năm 2010
Tỉ lệ NQH tăng từ 1,07% năm 2010 lên 1,35% năm 2011 nguyên nhân là
do giá cả biến động, ảnh hưởng đến quá trình SXKD, luân chuyển vốn và hàng hóa,làm chậm kế hoạch kỳ trả nợ NH của khách hàng Do vậy, họ không thể trả
nợ NH đúng thời hạn được
2.3.2 Cơ cấu nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay
Bảng 2.3.2: Bảng cơ cấu NQH phân theo thời gian
Đơn vị :Tỷ đồng
Số tiền
Tỉ trọng
Tỉ trọng
%
(+) (-)
Tỷ lệ % (+) (-)
(Nguồn:Báo cáo KQHĐKD năm 2010,2011 tại chi nhánh)
Cơ cấu NQH có sự thay đổi: Tỉ trọng NQH ngắn hạn/tổng NQH tăng lên từ 91,42% năm 2010 lên 93,03% năm 2011.Và NQH trung và dài hạn/tổng NQH thì giảm từ 8,57% năm 2010 xuống còn 6,96% năm 2011.Tuy nhiên,do tổng
Trang 10NQH năm 2011 cao hơn năm 2010, nên số tiền NQH ngắn hạn trong năm 2011 cao hơn so với năm 2010 là 1,15 tỷ đồng, NQH trung và dài hạn năm 2011 cao hơn năm 2010 là 0,05 tỷ đồng
2.3.3 Cơ cấu nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.3.3 Bảng cơ cấu NQH phân theo TPKT
Đơn vị:Tỷ đồng
trọng
%
Số tiền
Tỉ trọng
%
(+) (-)
(Nguồn:Báo cáo KQHĐKD năm 2010,2011 tại chi nhánh)
- Đối với hộ SXKD, NQH vẫn tập trung cao ở khối này: Năm 2010 là 1,83
tỷ đồng,chiếm 87,14% Đến năm 2011 là 2,96 tỷ đồng, chiếm 89,69 %
-Đối với cho vay tiêu dung: Năm 2010 là 12,85%, đến năm 2011 còn 10,30%, nhưng số tiền vẫn tăng 0,07 tỷ đồng so với năm 2010
Cho vay tiêu dùng trả nợ bằng lương của khách hàng và thu nợ hàng tháng gặp nhiều khó khăn đôt xuất hoặc không thể đến trả nợ dẫn đến việc trả nợ không đúng kỳ hạn Thêm vào đó là thiên tai, bão lụt, giá cả leo thang, thị trường BĐS rơi vào trầm lắng, tài sản thế chấp khó bán,…nên khách hàng khó
có thể trả nợ NH đúng hạn
Trang 112.3.4 Cơ cấu nợ quá hạn phân theo thời gian
Bảng 2.3.4 bảng cơ cấu NQH phân theo thời gian
Đơn vị:Tỷ đồng
Số tiền
Tỉ trọng
%
Số tiền
Tỉ trọng
%
(+) (-)
Tỷ lệ % (+) (-)
1,006
-NQH từ 91-180
-NQH từ 181-360
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2010,2011 tại chi nhánh)
Kết quả ở bảng trên cho thấy các khoản NQH tập trung chủ yếu là NQH dưới 10 ngày và NQH từ 10-90 ngày
Năm 2011, NQH dười 10 ngày chiếm tỉ trọng 30,5%, đạt tỉ lệ 59,76%; NQH từ 10-90 ngày chiếm tỉ trọng 37,6%, đạt tỉ lệ 68,7%
NQH từ 91-180 ngày và NQH từ 181-360 ngày tuy đạt tỉ lệ cao, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng NQH
Đối với NQH trên 360 ngày, năm 2010 là 0,14 tỷ đồng, chiếm 7% Sang năm 2011 chỉ còn 0,07 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 2,4%, tỉ lệ giảm 50%
Điều này cho thấy sự tích cực trong công tác phòng chống rủi ro cũng như quyết tâm lớn của ban lãnh đạo và cán bộ chi nhánh không để xảy ra nợ xấu, nợ khó đòi
Trang 122.4 Đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa
2.4.1 Những kết quả đạt được
Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ, trích dự phòng, xử lý rủi ro theo đúng Quyết định số 493 của NHNN Xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, kiên quyết không dấu nợ xấu, mạnh dạn phân loại vào nhóm nợ xấu các khoản tuy chưa quá hạn nhưng có nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng Chi nhánh thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng để xếp loại đúng
và có hướng đầu tư phù hợp, giảm thiểu rủi ro; thực hiện các biện pháp nhằm thu nợ đã xử lý rủi ro
Nhìn chung cán bộ tín dụng của NHTMCPQT VIB chi nhánh Đống Đa có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế
- tài chính - ngân hàng
Triển khai chuyển đổi chương trình giao dịch FOX sang chương trình IPICAS cho các phòng giao dịch trực thuộc, hoàn thành nâng toàn bộ đường truyền từ Dial – Up lên Megawan cho các phòng giao dịch trực thuộc và quản lý tập trung tại trụ sở
2.4.2 Những hạn chế còn vướng mắc
Quá trình xét duyệt các khoản vay đôi khi còn chậm trễ, điều này khiến cho khách hàng không thỏa mãn Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ tín dụng còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
Việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh chất lượng còn thấp,thiếu thực tế Công tác tiếp thị, chăm sóc và tiếp cận các khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh về với ngân hàng cho vay của các phòng kinh doanh, nguồn vốn ngoại tệ chưa tốt
Thông tin thẩm định cho công tác định giá chưa phong phú, đa dạng để có thể đánh giá đúng thực trạng của dự án Hiện nay nguồn thông tin chủ yếu là lấy
từ hồ sơ do khách hàng lập Việc cán bộ thẩm định trực tiếp khảo sát còn ít được thực hiện, chưa đem lại hiệu quả thực sự cao cho công tác thẩm định tại NH
Số lượng báo cáo nhiều, các phần mềm hỗ trợ nhặt báo cáo còn chưa đáp ứng kịp thời về thời gian nhặt dữ liệu, nên việc báo cáo gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tạo và gửi báo cáo