ii Đánh giá sự biến động hàm lượng alcaloid theo các tháng trong năm và tìm mối liên hệ liên quan đến hàm lượng alcaloid giữa các bộ phận khác nhau của cây, giữa các mùa trong năm và quá
Trang 1B ộ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
% % 'ỉ' % 'í' % i jí í fí i Ịí i jí i ịí >Ịí ĩỊc
HOÀNG NGỌC M AI
KHO Á LUẬN TỐT NGHIỆP Được sĩ ¡010 Á 1997 - 2002
Người hướng dẫn:
GS - TS Phạm Thanh Kỳ
Người thực hiện
Sinh viên Hoàng Ngọc Mai
Thời gian thực hiện
Từ 10/01/2001 đến 10/05,
Hà Nội, Tháng 5 năm 2002
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp bảo vệ khoá luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ nhiệt tình,.sự quan tâm chỉ bảo ân cần của các thầy cô hướng dẫn
GS TS Phạm Thanh KỳTh.s Đỗ Quyên
Bên cạnh đó em cũng xin bày tỏ tình cảm trân trọng đối với các thây cô ơ các Bộ môn đặc biệt là Bộ môn Dược liệu đã giúp đỡ, dạy bảo em trong suốt 5 năm học; sự quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện của gia đình cùng sự động viên, hỗ trợ của bè bạn tronci suốt thời gian qua
Trang 3MỤC LỤC * *
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 3
1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Đặc điểm thực vật 4
1 2 Thành phần hoá học 5
1.3 Tác dụng và sử dụntí; 8
2 NGUYÊN UỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cú u I I 2.1 Nguyên liệu 11
2 2 Phương pháp nghiên cứu 11
3 THỰC NGHIỆM & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU /2
3.1 Định lượng alcaloid 12
3.1.1 Nguyên tắc 12
3.1 2 Hàm lượng alcaloid trong lá Bỏng nổ 13
3.1.3 Hàm lượng alcaloid trong thân Bỏng nổ 75
3.1.4 Hàm lượng alcaloid trong rễ Bỏng nổ 17
3.1.5 Sự biến động hàm lượng alcaloid trong lá, 19
thân và rễ Bỏng nổ 3 2 Định tính alcaloid bằng sắc kí lớp mỏng 21
3.3 Chiết xuất alcaloid toàn phần trong thân 23
Bỏng nổ 3.4 Phân lập alcaloid trong thân cây Bỏng nổ 26
3.5 Nhận dạng alcaloid phân lập được 27
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC 34
Trang 4barbituric Tác dụng này là do thành phần alcaloid có trong cây Bỏng nổ ở
Việt Nam, đề tài nghiên cứu cây Bỏng nổ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS TS Phạm Thanh Kỳ Trong khuôn khổ thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, chúng tôi thực hiện một phần trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
(i) Hàm lượng alcaloid trong các bộ phận khác nhau của cây Bỏng
nỗ
(ii) Đánh giá sự biến động hàm lượng alcaloid theo các tháng trong
năm và tìm mối liên hệ liên quan đến hàm lượng alcaloid giữa các
bộ phận khác nhau của cây, giữa các mùa trong năm và quá trình sinh trưởng của cây Bỏng nổ
(iii) Chiết, tách và phân lập các alcaloiđ trong thân cây Bỏng nổ
(iv) Nhận dạng các chất phân lập được và xây dựng cấu trúc của
chúng
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆUKẾT QUẢ NGHIÊN cứu THEO TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
1.1 Đặc điểm thực vật chi Flueggea Willd - Euphorbiaceae
Đặc điểm thực vật chi Flueggea Willd.
Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, đơn tính khác gốc; phần lớn rụng lá; lá mọc
so le (mọc vòng hay hai hàng lá), cuống ngắn, có lá kèm, gân hình lông chim, mép lá nguyên Hoa ở nách lá, đơn độc hay mọc thành bó Lá bắc không rõ Hoa đực: cuống mảnh và dài, không có đốt; đài 4-7, lợp, thường mỏng như vảy; đĩa nhị 4-7, mảnh, đôi khi dính lại; nhị 4-7, chỉ nhị rời, bao phấn lộ ra ngoài, mở dọc; hạt phấn gần hình cầu, 3 lỗ rãnh; nhụy lép không phát triển hay tiêu giảm hoàn toàn, thường có 2-3 nhánh Hoa cái: cuống tròn hay có cạnh, không đốt; lá đài 4-7, lợp, mép nguyên hoặc có răng nhỏ; bầu có 3 ô (hiếm khi 2 hoặc 4), mỗi ô có 2 noãn nghiêng, nhẵn, vòi nhụy rời, chẻ đôi Quả nang tự mở thành 3 mảnh Mỗi ô chứa 2 hạt
nhiệt đới gió mùa của đai đất thấp thuộc vùng nhiệt đới cổ, chỉ có 3 loài phân bố ở vùng nhiệt đới mới
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tiến sĩ thực vật học Nguyễn Nghĩa
Thìn, chi Flueggea Willd có ba loài F virosa ( Roxb ex Willd ) Voigt,
Flueggea spirei Bei lie và Flueggea juUienii (Beille) W ebster, trong đó loài Flueggea virosa phân bố rất rộng rãi, còn loài Flueggea ịuììienii chỉ gặp ở
một vài điểm phía Nam Việt Nam và Lào
Bỏng nổ Flueggea virosa ( Roxb ex Willd ) Voigt là cây bụi nhỏ, cao
1-4 m, thường xanh, nhiều khi rụng lá rõ rệt ở nơi có mùa khô kéo dài và khắc nghiệt Cây phân cành nhiều, nhiều cành bên ở phần dưới thân thường rất ngắn và có phần tận cùng biến thành gai; nhiều cành ở phần trên cây thường trơn Cây đơn tính khác gốc v ỏ nhẵn màu nâu sáng đến màu gỉ sất
L á mọc so le, nhẵn, hình ô van, có kích thước thay đổi Phiến lá dài 3,5-8.5
Trang 6rộng 2,0 - 4,0 cm, mặl trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhại, hệ gân phụ rõ
ràng và hơi nổi ở mặl dưới, ngọn lá nhọn, cuống lá dài 4-9 mm Hoa đực và
hoa cái ở trên hai cây khác nhau; hoa rất nhỏ, màu vàng nhạt, dài khoảng 0,1-0,2 cm, có cuống nhỏ, mùi Ihơm, mọc Ihànlì bó ở nách lá Hoa cái lì
hơn hoa đực Hoa nở vào tháng 4 - 10 Q uả mọng hơi tròn, nạc, đường kính 0,5 - 0,8 cm, khi chín có màu trắng, chứa 3-4 hạt nhỏ, lất quyến rũ chim và động vật Mùa ra quả tháng 6 - 12
Trên thế giới, cây Bỏng nổ Flueggea virosa ( Roxb ex Willd ) Voigi
là loài có phân bố rộng rãi nhấl trong số 13 loài của chi Flueggea Willd.,
gặp khắp các vùng cổ nhiệt đới, lừ Tây Phi tới nhiệt đới Cliâu Á và Châu úc
Cây thường mọc ở rừng cây bụi dây leo vùng biển có giỏ mùa, mọc trên
các đụn cát bổi đã ổn định hoăc sườn đá ong liên bãi biển; ở rừng cây bui dây leo khô trên nền đất sa thạch hoặc đá lộ Ihiên trong rừng thưa; bờ thấp của các con sông và cạnh rừng thưa trên đất pha cát ư Việt Nam, cây đưực gặp ở khắp các tỉnh từ Lạng Sơn đến Kiên Giang, Minh Hải và một số đáo như Côn Đảo Loài này thường mọc thành đám ở các mảnh đất bỏ hoang sau canh tác trong các trảng cây bụi xen cỏ thứ sinh, ở ven đường và nhất
là các bãi bồi ven suối vùng đồi núi có độ cao ít khi vượt quá 500 m so với mặt biển
1.2 Thành phẩn hóa học
Theo V Snieckus [7] tổng kết nhổm alcaloid Securinega gồm 16 alcaloid,
chủ yếu được phân lập từ chi Securinega, Flueggea và Phyllanlhus Securinin và
Norsecurinin là hai alcaloid chính Irontì nhổm alcaloid này
1.2.1 Nhóm alcaloỉd kiêu Securinin
o
Trang 7Securinin lần đầu tiên được phân lập lừ loài Sehirineqa suffructicosci
Rehder bởi nhóm nghiên cứu người Nga vào năm 1956 và cấu trúc của nỏ
được xác định vào năm 1962
Các alcaloiđ thuộc kiểu Securinin gồm :
2R, 7S, 9S - Securinin
Công thức phân tử : C UH 15N 0 2 Khối lượng phân lử : 217,1103 Nhiệt độ nóng chảy : 141 -142 °c UV: có Xinflx256,4 nm và XIliax 325,3 nin (MeOH)
Nguồn gốc : Securinega spp., Phyĩlanthus
discoides Schumacher
Securỉno] A
Công thức phân lử : C ,,H 17N O ,Khối lượng phân tử : 235,1208 Nhiệl độ nóng chảy : 135-136 °c
UV: \,»x 214,4 nm (EtOH)
Nguồn gốc : Securinega suffructicosa Reìtder
2.2.2 Nhóm alcnloid kiểu Norsccurinin
Trang 8hydrochloric! Norsecurinin được phân lập lần đầu tiên hởi Iketubosin và
Mathiesen từ loài Securinega virosa tìaill mọc ở Nigeria Norsecurinin có
cấu trúc tương tự như Securinin chi' khác ở vòng A mất đi một nhóm CH2 Nhóm alcaloid kiểu Norsecurinin gồm các alcaloid sau :
o
o
Norsecurinin
Cổng thức phân tử : C 12H u N 0 2 Khối lượng phân tử : 203,0946 Nhiệt độ nóng chảy : 36-37 °c ƯV: có À.1Ilax 255,5 nm (ElOH)
Nguồn gốc : Semrinega virosa Baiìì
D ỉliy d ro n o rsecu rỉn ỉn , V ỉrosine Cổng Ihức phân tử : C ,2H ,5N 0 2 Khối lượng phân tử : 205,1103 Nhiệt độ nóng chảy : 134-135 °c UV: có Àmilx 214,4 nin ElOH
Nguồn gốc : Sentrinega virosư tìaiìl
4-M ethoxynorsecurỉnin
Cồng thức phân tử : C ,,H I5N Oj Khối lượng phân lử : 233,1052 UV: có Ằmax 256 nm (MeOH)Nguồn gốc : PỉiylìaiUhus Iiiniri Mueìì.
Mặt khác, trong cây Bỏng nổ còn có Tallin chiếm 4,8-7,6 % Acid hữu
cơ 10,4% và Rutin xuất hiện ỏ’ lá 1111
Hàm lượng alcaloid thay đổi Iheo mùa theo tài liệu 1111 thì cây Bỏng
nổ ở vùng Tashkent (Liên xô cũ) có hàm lượng alcaloiil trong lá khổ là0,58-0,84%, trong vỏ Ihân và Irong vỏ rễ là 0.4-0,6%
Trang 91.3 Tác dụng và sử dụng
Theo tài liệu [8, 9, 10] người thổ dân Châu ú c uống dịch sắc lá non để chữa đau bụng Dịch chiết dùng ngoài để chữa ngứa, mụn nhọt, phát ban mẩn
đỏ, thủy đậu, vết thương ngoài da và bệnh hủi
Theo tài liệu của Ân độ [9, 11] lá và dịch chiết lá làm thành bột nhão với thuốc lá để diệt giun, sán và ấu trùng Đồng thời dịch chiết lá cũng được
sử dụng để nhuận tràng, hạ nhiệt khi sốt và rửa vết thương
Trong vỏ cây chứa Tanin được sử dụng để thuộc da và nhuộm thảm đen Vỏ cây cầm máu rất tốt dùng để chữa đi ngoài và viêm phổi Rễ cũng
có tác dụng cầm máu, ngoài ra còn có tác dụng tẩy và xổ, cùng với lá đôi khi dùng để điều trị bệnh hoa liễu Dịch chiết vỏ thân đem tiêm dưới da chuột gây chết 60%
Quả chín có thể ăn được [1, 5, 8, 9]
Ở Liên xô đã tiến hành thí nghiệm và chỉ ra chế phẩm alcaloid Securinin có thể thay thế chế phẩm của Strychnin và hạt mã tiền bởi nó tác dụng kích thích thần kinh trung ương tương tự như Strychnin nhưng ít độc hơn Do đó alcaloid này có thể điều trị bệnh liệt ở thể không hoàn toàn mà nguyên nhân do bệnh nhiễm khuẩn hay rối loạn tâm thần [ 11]
Thực tế ở Việt Nam cây Bỏng nổ chủ yếu sử dụng theo kinh nghiệm dân gian như nước nấu lá, cành và rễ để tắm cho người bị ghẻ, lở thậm chí
cả người bị hủi; uống nước sắc để chữa đau bụng Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi [5] và Phạm Hoàng Hộ [1] dịch chiết cành và lá cây Bỏng nổ có tác dụng trừ sâu, sát trùng vết thương
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu CÂY BỎNG Nổ ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về cây Bỏng nổ chủ yếu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Phạm Thanh Kỳ, Đỗ Quyên và cộng sự [2,
3, 4, 6, 7], kết quả đã nghiên cứu được trình bày tóm tắt như sau :
Trang 10v ề thực vật
• Mô tả đặc điểm giải phẫu của lá, thân và rễ cũng như đặc điểm bột lá,thân và rễ góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu
Vê hóa học
• Đã định tính các nhóm chất khác nhau như alcaloid, glycosid tim,flavonoid, antraglycosid, coumarin, saponin trong các bộ phận lá, vỏthân, vỏ rễ và gỗ rễ bằng phản ứng trong ống nghiệm cho thấy thành phần chính trong Bỏng nổ là alcaloid
• Khảo sát sự biến động hàm lượng alcaloid theo các tháng trong năm của
lá và vỏ thân cây Bỏng nổ thu hái ở Hà Nội Nhờ đó đã xác định được thời gian thu hái dược liệu cho hàm lượng alcaloid cao nhất ở lá vào tháng 7 và 8 (2,01-2,11%) Đối với vỏ thân, hàm lượng alcaloid biến động không đáng kể
• Phân lập được 3 alcaloid tinh khiết từ lá cây Bỏng nổ Căn cứ vào độ chảy, phổ khối, phổ tử ngoại, phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 'H, 13c và phổ nhiễu xạ tia X đã nhận dạng 3 alcaloid phân lập
Dihydroallosecurinin
Vê tác dụng sinh học
• Đã tiến hành thử độc tính cấp của Securinin, xác định được liều tối đa an toàn là 200 mg/kg chuột nhắt trắng, liều LD50 là 237mg/kg chuột nhắt trắng và liều tối thiểu chí tử là 300 mg/kg chuột nhắt trắng
• Securinin có tác dụng lên thần kinh trung ương Thực nghiệm của chúng tôi đã chứng minh cơ chế tác dụng của Securinin là ức chế nhân đỏ của não thỏ, làm mất luồng xung phát sinh từ nhân đỏ đến ức chế nhân tiền đình
• Đã so sánh tác dụng của Strychnin với tác dụng của Securinin lên hoạt tính điện của tế bào thần kinh bán cầu não bộ của chim bồ câu cho thấy
Trang 11Securinin có tác dụng hoạt hóa các tế bào thần kinh giống như Strychnin.
• Đã thử tác dụng của Securinin lên huyết áp và điện tim thỏ ở hai liều khác nhau: liều 50 mg/kg và liều 100 mg/kg thể trọng cho thấy :
Securinin ở liều 50mg/kg thể trọng qua đường uống không ảnh hưởng tới huyết áp cũng như hoạt động của tim thỏ (qua nhịp tim và điện tim)
Securinin ở liều 100mg/kg thể trọng có tác dụng làm giảm
huyết áp, làm thay đổi nhịp tim và ngoại tâm thu thất Tinh trạng này
sẽ qua trong vòng 40 - 50 phút hoặc gây tử vong (ở 15% số thỏ nghiên cứu)
Trang 12CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1 Nguyên liệu
• Nguyên liệu nghiên cứu đã lấy được liêu bản có hoa và được GS Phan
Kế Lộc xác định lên khoa học là Flueggea virosa (Roxb ex Wiỉld.)
Voigt - Euphorbiaceae, họ Thầu dầu.
• Nguyên liệu nghiên cứu được thu hái tại hai địa điểm Hà Nội và Thái Nguyên Tại Hà Nội, nguyên liệu được thu hái vào ngày mồng l() trong
12 tháng, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2001 để xác định sự hiến Ihiên hàm lượng alcaloid trong cây Nguyên liệu thu hái tại Thái Nguyên dùng
để nghiên cứu thành phần và cấu trúc hỏa học nhóm chấl alcaloitl
Nguyên liệu được sấy khô trong tủ sấy ở 50 - 60°c, sau đó được nuhiền thành bột bằng thuyền tán và bảo quản ở nơi khô ráo.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
• Định tính các nhóm chất có trong nguyên liệu bằng các phản línu định tính trong ống nghiệm và sắc ký lớp mỏng
• Hàm ẩm của dược liệu được xác định tại Bộ môn dược liệu, trường ĐH Dược Hà Nội trên máy Precisa HA 60
• Định lượng alcaloid toàn phần theo phương pháp axil-bazơ
• Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh học
• Phân lâp alcaloid theo phương pháp sắc ký cột
• Độ chảy được đo trên máy OSI (Pháp) tại phòng nghiên cứu tổng hợp hữu cơ - trường Đại học Dược Hà Nội
• Phổ khối đo tại viện Hoá, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, trên máy 5989B MS (HP)
• Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 'H và 13c đo lại viện Hoá, Trung tâm Khoa học lự nhiên và Cổng nghệ quốc gia, trên máy Brucker (500 H/.)
Trang 13CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM & KẾT QUẢ NGHIÊN cứu■ ■
3.1.1 Nguyên tắc
Chiết alcaloid toàn phần bằng dung môi hữu cơ trong môi trường kiềm Sau đó tinh chế để thu được cắn alcaloid ở dạng bazơ và định lượng bằng phương pháp acid bazơ với chỉ thị là metyl đỏ
Tiến hành :
Cân chính xác 5 gam bột nguyên liệu, thấm ẩm bằng dung dịch NHịOH 25% trong 1 giờ, sau đó cho vào túi làm bằng giấy lọc Đặt túi vào bình Soxhlet, chiết bằng Chloroíbrm trong 4 giờ thì kiệt alcaloid trong nguyên liệu Dịch chiết được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm cho đến khi còn khoảng 50 %, cho vào bình gạn, lắc với dung dịch HC1 0,1N năm lần, mỗi lần 10 ml cho đến kiệt alcaloid, sau đó kiềm hóa dung dịch này bằng NH4OH 25% đến pH = 9 - 10 Lắc hỗn hợp trên với Chloroform khoảng 5 lần, mỗi lần 10 ml để lấy hết alcaloid Rửa kiềm còn trong dịch chiết Chloroíbrm bằng cách lắc với nước cất 2 lần, mỗi lần 5 ml
Cho dịch chiết Chloroform vào bình nón, đun cách thủy tới khô Cặn
để nguội, sau đó hòa tan với lượng chính xác 10 ml HC1 0,1N Định lượng acid HC1 dư bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị màu là methyl đỏ Hàmlượng alcaloid toàn phần trong nguyên liệu được tính theo Securinin theocông thức:
_ ( 1 0 - V ) * 0 , 0 2 1 8 * 1 0 0
a - b
Trong đó :
- V là thể tích NaOH 0,1N dùng để trung hoà hết acid HCỈ dư
- a là số gam dược liệu
- b là số gam nước trong dược liệu (hàm ẩm)
Trang 14- Mỗi mẫu được định lượng 6 lần, kốl quả hàm lượng alcaloid được tính theo công thức ( 1) và xử lý theo phương pháp thống kê.
- Với n < 30, mẫu phân phối tuân llieo phân phối Studien k = n -1 là bậc tự do
ta,k là hệ số phụ thuộc hạc lự do
Hàm lưựng alcaloid toàn phẩn trong lá Bỏng nổ mỗi lần định lưựng được tính theo công Ihứe ( 1), xử lý bàng phương pháp thống kê xác định hàm lượng alcaloid theo công thức (2) và (3)
Kết quả hàm lượng alcaloid trong lá cây Bỏng nổ tháng 1 năm 2001
Trang 15Với số mẫu n = 6, kết quả hàm lượng alcaloid trong lá cây Bỏng nổ đirực xử lý theo phương pháp ihống kê được trình bày ở bảng 2
Bảng 2 : Hàm lượng alcaloid trong lá Bỏng nổ tháng ln ă m 2001
Bảng 3 : Hàm lượng alcaloid trong lá Bỏng nổ từ tháng 1-12 năm 2001
Trang 16Đồ thị 1 : Sự biến động hàm lượng aìcaloid trong lá Bỏng nổ theo các tháng
Nhân x é t:
- Nhìn chung hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá BỎĨ12; nổ biến động rõ rệt theo các tháng trong năm, hàm lượng alcaloid thấp nhất
là 0,31% và cao nhất là 1,48% tính theo trọng lượng khô tuyệt đối
- Nhìn vào đường biểu diễn sự biến động hàm lượng alcaloid của lá cây Bỏng nổ trong 12 tháng năm 2001, chúng tôi chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ 1- từ tháng 5 đến tháng 8 hàm lượng alcaloid giảm rõ rệt, đây cũng là thời kỳ cây có hoa và có quả, khi cây có quả già vào tháng 8 là hàm lượng alcaloid xuống thấp nhất Thời kỳ 2 từ tháng 9 đến tháng 12 hàm lượng alcaloid tăng lên và dao động nhẹ Bất đầu sang mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 4 (thời kỳ 3) hàm lượng alcaloid tăng lên rõ rệt và đạt giá trị cao nhất vào tháng 2 , mùa này cây có nhiều lá mới và bắt đầu có nụ hoa
Tương tự để xác định hàm lượng alcaloid trong thân cây Bỏng nổ được thực hiện như mẫu nguyên liệu lá về phương pháp, tiến hành và cách
xử lý kết quả
Kết quả hàm lượng alcaloid thân Bỏng nổ tháng l được trình bày ở bảng 4 và bảng 5
Trang 17Bảng 4 : Hàm lượng alcaloỉd trong 6 mẫu nguyên liệu thân Bỏng nổ
Trang 18Đồ thị 2 : Sự biêh động hàm lượng aỉcaloid trong thân Bỏng nổ theo các
tháng trong năm Nhân x é t :
- Hàm lượng alcaloid toàn phần trong thân cây Bỏng nổ ít biến động
Từ tháng 5 đến tháng 12 hàm lượng alcaloid dao động nhẹ và hàm lượng alcaloid thấp < 0 ,5 % Thời kỳ này cây có hoa, quả và rụng lá Sang mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 4 hàm lượng alcaloid tăng dần
và đạt giá trị cao nhất khoảng 1% So với hàm lượng alcaloiđ trong
lá, chúng tôi nhận thấy hàm lượng alcaloid trong thân cây vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân giống sự biến động hàm lượng alcaloid trong lá, hàm lượng alcaloid tăng lên rõ rệt và đạt giá trị cao nhất vào tháng 1
Tương tự như mẫu nguyên liệu lá và thân, hàm lượng alcaloid trong
rễ Bỏng nổ tháng 12 năm 2001 được trình bày ở bảng 7 và bảng 8
Trang 19Bảng 7 : Hàm lượng alcaloicl trong 6 mẫu nguyên liệu rễ Bỏng nồ
Trang 20Sự biến động hàm lượng alcaloid toàn phần trong rễ cây Bỏng nổ được biểu diễn ở đồ thị 3.
Đồ thị 3 : Sự biêh động hàm lượng aìcaìoid trong rễ Bỏng nổ theo
các tháng Nhân x é t :
- Nhìn vào đồ thị chúng tôi thấy sự biến động hàm lượng alcaloid toàn phần trong rễ Bỏng nổ cũng giống như hàm lượng alcaloid trong thân, ít biến động trong thời gian cây có hoa và quả (khoảng từ tháng
6 đến tháng 12) Cũng giống như hàm lượng alcaloid trong lá, alcaloid trong 1'ễ tăng lên từ đầu mùa xuân đến đầu mùa hè (từ tháng
1 đến tháng 5)
- Như vậy tuy hàm lượng trung bình của alcaloid trong lá, thân và rễ cây Bỏng nổ khác nhau (xấp xỉ 1%; 0,5% và 0,64% tương ứng) nhưng sự biến động hàm lượng khá giống nhau khi chúng ta phân tích mối liên quan theo các tháng trong năm, theo mùa và theo quá trình sinh trưởng
Chúng tôi biểu diễn hàm lượng alcaloid trong rễ, thân và lá cây Bỏng
nổ theo các tháng năm 2001 ở biểu đồ 1