1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN

73 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN

Trang 3

Lời cam đoan

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng

để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Đặng Nguyễn Hồng Phương

Trang 4

Lời cảm ơn

Nhân dịp hoàn thành luận văn kết thúc khóa học, bằng tất cả tấm lòng thành kính nhất, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Đĩnh - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài

Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các Thầy, Cô giáo khoa Nông học, đặc biệt là bộ môn Côn trùng, cùng khoa Sau Đại học đã hết sức ân cần chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ

và hỗ trợ tôi trong suốt cả khóa học

Cũng nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Cây ăn quả và Trung tâm VAC (trường Đại học Nông nghiệp 1), những hộ gia

đình trồng hoa hồng tại xã Mê Linh (Mê Linh, Vĩnh Phúc), xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện các thí nghiệm trong đề tài nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi muốn nói lời cảm ơn tới gia đình thân yêu, bạn bè, người thân và các em sinh viên K47, những người đã luôn bên tôi, động viên khích lệ tinh thần cũng như ủng hộ về mặt vật chất giúp tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thành công đề tài

Xin trân trọng cảm ơn !

Hà nội, ngày 20 tháng 09 năm 2006

Tác giả

Đặng Nguyễn Hồng Phương

Trang 5

2 Tổng quan tài liệu

2.1 Thành phần nhện hại cây trồng nói chung và hoa hồng nói riêng 4 2.2 Hình thái học và triệu chứng gây hại của một số loài nhện hại

2.4 Các biện pháp phòng chống nhện hại hoa hồng 11

3 Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Tình hình trồng và chăm sóc hoa hồng tại địa bàn nghiên cứu 24 4.2 Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng vụ Xuân hè

4.4 Đặc điểm sinh học của Tetranychus urticae 35

4.5 Sức tăng quần thể thực tế của Tetranychus urticae 43 4.6 Thử nghiệm các biện pháp phòng chống nhện hai chấm hại hoa

Trang 6

1 Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề

Trong khoảng 10 năm trở lại đây ở Việt Nam, nghề trồng hoa đang ngày càng được chú trọng phát triển Diện tích trồng hoa không chỉ tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống (như làng hoa Ngọc Hà - Hà Nội, Đà Lạt ) mà đã mở rộng phát triển ở nhiều địa phương khác Miền Bắc hiện nay có hai vùng trồng hoa lớn là Tây Tựu (Từ Liêm - Hà Nội)

và Mê Linh (Vĩnh Phúc) Tây Tựu đã phát triển nghề trồng hoa từ năm

1995, với trên 300 ha đất canh tác của toàn xã đã chuyển đổi hoàn toàn thành vùng chuyên canh hoa Mê Linh cũng có tới 270 ha trong tổng số

400 ha đất nông nghiệp chuyên canh hoa

Có thể nói, ở Việt Nam, loài hoa được trồng nhiều nhất và cho hiệu quả kinh tế cao chính là hoa hồng Ngoài giá trị làm đẹp, hoa hồng còn là một trong những nguồn dược liệu quý được đông y sử dụng làm thuốc chữa trị mụn nhọt, các bệnh về đường ruột, hô hấp Đây cũng là loài hoa

có hương thơm dịu dàng, quý phái và được rất nhiều người ưu thích, vì vậy, người ta còn sử dụng hoa hồng để chưng cất tinh dầu thơm Quan trọng hơn nữa là hoa hồng có giá trị xuất khẩu cao, nên trồng hoa hồng không chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa mà còn để xuất khẩu

Tuy nhiên muốn xuất khẩu hoa hồng có lợi nhuận cao và mang tính bền vững, đòi hỏi phải có một quy trình trồng và chăm sóc cây hoa hồng rất chặt chẽ sao cho những bông hồng xuất khẩu phải to và đẹp, cành hoa phải chắc khoẻ và lá phải xanh bóng Hoa hồng là cây không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng nên có thể sản xuất quanh năm, còn nếu nhiệt độ quá thấp (<80C) hoặc quá cao (>320C kéo dài liên tục), hoa hồng thường

Trang 7

rơi vào trạng thái ngủ nghỉ và bán ngủ nghỉ Với khí hậu có 4 mùa rõ rệt như ở Việt Nam, thực sự là yếu tố thuận lợi giúp cho người trồng hoa có

sự lựa chọn thích hợp thời vụ trồng hoa hồng theo từng điều kiện của địa phương Tuy nhiên vấn đề khó khăn là, những thời vụ thích hợp để trồng hoa hồng mang lại hiệu quả kinh tế cao (hoa hồng ưa nhiệt độ ban ngày

là 23-280C, ban đêm là 14-180C) lại có điều kiện sinh thái thích hợp cho nhiều loài nhện nhỏ hại hoa hồng phát sinh gây hại Chúng chích hút nhựa cây hoa hồng qua việc chích hút biểu bì lá làm cho lá mất đi màu xanh bóng, kéo theo hoa phát triển còi cọc, thậm chí không ra hoa nếu như nhện hại quá nặng làm rụng hết lá

Việc phòng chống dịch hại, đặc biệt là nhện hại nhằm đảm bảo cho hoa hồng sinh trưởng, phát triển với năng suất và phẩm chất cao là vô cùng quan trọng Điều đáng nói ở đây là, những nghiên cứu về nhện hại trên cây trồng nói chung và trên hoa hồng nói riêng không có nhiều khiến cho những người trồng hoa, nhất là ở những địa phương mới chuyển đổi sang trồng hoa, gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp phòng trừ Thường thì họ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hóa học để đối phó với nhện hại và sử dụng với tần suất cao, khiến cho chi phí bảo vệ thực vật tăng lên mà hiệu quả phòng trừ vẫn không cao do cơ chế chống thuốc của dịch hại cùng với những tác động xấu của thuốc tới các loài thiên địch, Hoa hồng cũng không vì thế mà đẹp hơn bởi tác động của hóa chất có thể gây cháy lá hoặc thui chột mầm hoa

Từ những vấn đề đặt ra trên đây, cộng với mong muốn được góp phần làm cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu về nhện hại hoa hồng,

chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu thành phần nhện hại, biện pháp phòng trừ

Trang 8

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

Xác định thành phần nhện hại hoa hồng, biến động mật độ của loài nhện hại chủ yếu và thử nghiệm biện pháp phòng chống đối với loài nhện hại chủ yếu trên cây hoa hồng vụ Xuân hè năm 2006

1.2.2 Yêu cầu

- Điều tra thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng tại

Hà Nội và vùng phụ cận

- Điều tra diễn biến mật độ của loài nhện hại chủ yếu trên hoa hồng

- Khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật (hóa học, sinh học), một số biện pháp khác trong việc phòng chống nhện hại hoa hồng

Trang 9

2 Tổng quan tài liệu

Người ta cho rằng lịch sử phát triển của giống hoa hồng có từ cách

đây 3,5-7 triệu năm, là kết quả biến đổi của tầm xuân dưới tác động của tự nhiên và sự chọn lọc của con người Cùng với sự phát triển của loài người, hoa hồng ngày càng trở nên gắn bó với cuộc sống, và cho đến nay, ở hầu khắp các nước trên thế giới đều có trồng hoa hồng Lẽ tất nhiên khi đã trở thành một loại cây trồng thì cũng bắt đầu xuất hiện sâu bệnh hại, vì thế

đòi hỏi người trồng hoa hồng phải quan tâm đến việc phòng trừ các loài sâu bệnh hại đó Những biến đổi của tự nhiên song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã có tác động rất lớn đến thành phần dịch hại cây trồng nói chung và hoa hồng nói riêng Bên cạnh những loài sâu hại quen thuộc và phổ biến như rệp, bọ trĩ, sâu xanh, sâu khoang, sâu xám , sự xuất hiện nhóm nhện nhỏ hại hoa hồng không chỉ là mối quan tâm của các nhà trồng hoa mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà côn trùng học trên thế giới và cả ở Việt Nam

2.1 Thành phần nhện hại cây trồng nói chung và hoa hồng nói riêng

Thành phần nhện nói chung và nhện nhỏ bộ Ve bét nói riêng là khá

đa dạng, chúng phân bố ở khắp nơi trên thế giới, từ trong nhà, ngoài đồng, trong rừng cho đến các bụi cây và các vùng đồi núi có độ cao thấp khác nhau, trong đó bao gồm cả có ích và có hại (Ehara, S., 1977) [27] Tuy vây, sự phân bố các loài nhện ở các khu vực khác nhau trên thế giới là khác nhau, có những họ chỉ có ở vùng ôn đới mà không có ở vùng nhiệt

đới, trong khi đó những loài chỉ ưa khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới

Ví như họ Atypidae và họ Paratopidae chỉ có ở vùng đồng bắng sông Amazon, hai như họ Migidae chỉ có ở Nam Phi và trên đảo Madagasca,

Trang 10

Milan [34] Việc nghiên cứu thành phần nhện hại là cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu chuyên sâu về từng đối tượng nhện nhỏ gây hại Trên thế giới, nhện nhỏ hại cây trồng là đối tượng gây hại phổ biến nên có rất nhiều nghiên cứu và những chuyên khảo về nhện hại Từ năm 1955 đã có công trình của Prichard & Baker nghiên cứu về thành phần nhện hại thuộc họ Tetranychidae [43]; tiếp đến là Tuttle & Baker (1968) với những nghiên cứu về nhện nhỏ hại cây trồng vùng Tây Nam Mỹ [49], đồng thời thống

kê lại thành phần nhện hại thuộc họ Tetranychidae; Jeppson & at al (1975)

đã có những mô tả chi tiết về từng loài nhện nhỏ hại cây trồng kinh tế, từ

đặc điểm hình thái đến các biện pháp phòng chống [34]; Baker (1975) đã công bố 90 loài nhện tìm thấy ở Đông Nam á và Nhật Bản, trong đó có 61 loài mới tìm thấy ở Thái Lan [19]; và Mever (1981) có công trình nghiên cứu về nhện nhỏ hại cây trồng ở Nam Phi [38]

Về nghiên cứu thành phần nhện hại trên hoa hồng, Eric Day (2003) cho biết có tới hơn 180 loại hoa là ký chủ của nhện nhỏ hại như anh thảo, thục quỳ, trúc đào, violet trong đó có hoa hồng Những loài nhện hại hoa hồng chủ yếu đều thuộc họ Tetranychidae gồm nhện hai chấm

(Tetranychus urticae Koch), nhện đỏ châu Âu (Panonychus ulmi Koch), nhện đỏ phuơng Nam (Oligonychus ilicis McGregor), nhện nhỏ hại gỗ hoàng dương (Eurytetranychus buxi Gaman), nhện nhỏ hại gỗ sồi (O

bicorlor Banks), và nhiều loài khác nữa, trong đó loài gây hại quan trong

nhất là Tetranychus urticae [29]

Trong số những loài nhện hại hoa hồng, có những loài không gây hại trực tiếp nhưng lại là môi giới truyền một số bệnh cho cây hoa hồng Những loài nhện này chủ yếu thuộc họ Eriophydae và là nhóm đối tượng

Trang 11

được quan tâm nghiên cứu thứ hai sau Tetranychus urticae Khi nghiên

cứu về bệnh đốm sao hại hoa hồng, George L Philley đã phát hiện ra loài

nhện Phyllocoptes fructiphilus có kích thước rất nhỏ, cơ thể phủ một lớp

lông mịn, tuy không gây hại trực tiếp cho cây hoa hồng nhưng lại là môi

giới truyền bệnh nói trên: những vết thương trên lá do P fructiphilus gây

ra chính là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh đốm sao hoa hồng xâm nhập và lây bệnh [30]

Theo một số nghiên cứu trong nước, trên hoa hồng được trồng ở

các vùng ngoại thành Hà Nội, có hai loài nhện hại là Tetranychus

cinnabarinus và Panonychus citri [12, 15]

2.2 Hình thái học và triệu chứng gây hại của một số loài nhện hại chủ yếu trên hoa hồng

Tổng hợp các tài liệu nước ngoài cho thấy, loài Tetranychus

urticae là loài nhện hại hoa hồng được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất

Không thấy nhiều tài liệu nói về các loài nhện khác hại hoa hồng Do đó, phần lớn các tài liệu nghiên cứu về nhện hại hoa hồng chủ yếu là mô tả

đặc điểm hình thái, và triệu chứng gây hại chủ yếu là đối với loài

Tetranychus urticae

Tetranychus urticae là loài nhện chăng tơ, có phổ ký chủ rộng, có

mặt trên rất nhiều loại cây trồng, đặc biệt là những cây thực phẩm được trồng trong nhà kính như cà chua, dưa chuột, tiêu hay hoa cúc, hoa lan; các cây ăn quả như táo, đào, nho; cây công nghiệp như bông, đậu tương Ngoài ra, chúng cũng có thể sống trên các cây không phải là ký chủ để tích lũy số lượng

Trang 12

Tetranychus urticae tấn công gây hại bằng cách dùng miệng kìm

chọc thủng biểu bì lá và hút dịch tế bào Vết hại để lại trên lá là những chấm nhỏ li ti màu trắng hoặc tái xanh do bị mất diệp lục Lá bị hại năng, các chấm nhỏ li ti kết thành đám màu vàng rồi chuyển dần sang màu đồng Gặp thời tiết khô nóng, lá trở nên giòn và dễ bị rụng Trên các cây ký chủ khác như bông [21], cà chua [40], táo và đào [39], dâu tây [45] đều có dấu hiệu tương tự Khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ

nhện hai chấm Tetranychus urticae đến phẩm chất hoa hồng trong nhà

kính, Landeros et al (2004) đã khẳng định, sự biến động mật độ nhện hai chấm làm ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa CO2, sự thoát hơi nước và

sự đóng mở khí khổng của lá hoa hồng Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tích lũy chất dinh dưỡng hữu cơ trong cây nên hệ quả là ảnh hưởng đến đường kính và chiều dài thân cành, chất lượng nụ hoa và sự ra hoa của cây Các tác giả kết luận, khi mật độ nhện đỏ khoảng 10-50 con/lá, chiều dài cành hoa có thể giảm tới 17-26% so với những cây không có nhện hai chấm phá hại [36]

Hình dạng của Tetranychus urticae được mô tả qua rất nhiều tài liệu

khác nhau đã được CAB International tổng hợp Trứng có đường kính khoảng 0,13 mm, hình cầu và có màu trong mờ; nhện non tuổi 1 có màu xanh xám, có sáu chân; sang tuổi 2, tuổi 3, trên cơ thể có những điểm tối

và có tám chân Trưởng thành cái dài khoảng 0,6 mm, cơ thể màu xanh tái hoặc xanh vàng với hai chấm rõ rệt trên lưng, hình ovan và có nhiều lông dài Con cái qua đông có màu đỏ cam, con đực có cơ thể nhỏ hơn, phần thân sau dài và nhọn hơn con cái [23] Nhưng theo David (1992), vào mùa

hè trưởng thành và nhện non có màu trắng với hai chấm màu xanh đen,

đến mùa đông có màu đỏ cam rất dễ nhầm lẫn với một số loài khác

Trang 13

Nhện đỏ son Tetranichus cinnabarinus được xem là loài nhện

hại quan trọng trên đậu đỗ và một số cây rau khác, tuy nhiên hoa hồng cũng là một cây ký chủ của chúng Trưởng thành có màu đỏ hoặc đỏ hơi vàng với vệt đỏ sẫm và hai đốm trên lưng, lưng có nhiều lông Trứng hình cầu màu vàng nhạt, nhện non tuổi một có hình bầu dục, màu trắng ngà, có ba đôi chân và trên thân có nhiều lông dài ; nhện non tuổi hai có 4 đôi chân, cơ thể màu vàng nhạt ; nhện non tuổi ba gần giống trưởng thành, màu vàng rơm hoặc vàng đậm, bắt đâu xuất hiện hai đốm màu nâu nhạt trên cơ thể

Tetranychus cinnabarinus sống ở mặt dưới lá, gần gân chính, nhả

tơ tạo màng tơ phủ chằng chịt Chúng dùng kìm chích vào mô lá cạnh gân chính tạo nên các vết nhỏ li ti không có hình dạng nhất định, màu trắng nhạt sau chuyển màu trắng vàng Khi bị hại nặng, các vết chích liên kết với nhau tạo nên các mảng lá màu trắng vàng dẫn đến mô lá bị chết Nếu gặp mưa gió, các mảng lá này bị thủng hoặc cây bị rụng lá

Vì nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus có đặc điểm hình thái khá giống với Tetranychus urticae nên có rất nhiều nghiên cứu so sánh

và phân biệt hai loài này Enohara, Armano (1996) thấy sự giống nhau

về màu sắc và đặc điểm hình thái tới mức khó phân biệt giữa 6 loài

Tetranychus ở Nhật Bản, trong đó có Tetranychus cinnabarinus và Tetranychus urticae Vì thế, các tác giả này đã lấy mẫu các alloenzyme

của enzym esteraza có trong cơ thể các loài nhện này để phân tích và nhờ đó có thể phân biệt được các loài với nhau [28] Đến năm 1997, Goka và Takafuji tiếp tục nghiên cứu sử dụng các enzym PGI và MDH mã hóa để phân biệt các loài nhện thuộc họ Tetranychidae bằng phương

Trang 14

2.3 Đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loài nhện hại chủ yếu trên hoa hồng

Trưởng thành cái của Tetranychus urticae có thể ở trạng thái ngủ

nghỉ trong những điều kiện môi trường và thức ăn không thuận lợi (thường

là vào mùa đông) Khi đó, chúng di chuyển đến các khe, các điểm nứt gãy trong đất, trong các thân cây, các bờ tường và ngừng ăn cũng như ngừng

đẻ trứng Sang xuân chúng lại phục hồi mọi hoạt động như bình thường

Theo tổng hợp của CAB International (2004), Tetranychus urticae

có tốc độ phát triển rất nhanh, nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao Với ngưỡng nhiệt độ thích hợp là 30-320C, pha trứng kéo dài 3-5 ngày, pha nhện non cũng chỉ mất 4-5 ngày, pha trưởng thành đến khi đẻ trứng chỉ

có 1-2 ngày Như vậy, vòng đời của loài nhện này chỉ diễn ra trong vòng 8-12 ngày, và trong suốt một đời (khoảng 30 ngày) mỗi con cái có thể đẻ trung bình 90-110 quả trứng Điều này giải thích vì sao mà nhện hai chấm phát sinh rất nhanh vào mùa hè và trong các nhà kính

Những năm gần đây ở Việt Nam, loài Tetranychus urticae bắt đầu

phát triển mạnh mẽ trên nhiều loại cây trồng khác nhau không chỉ riêng hoa hồng Bình quân một trưởng thành cái có thể đẻ tới 200 trứng trong suốt thời gian sống và tỷ lệ trứng nở có thể đạt tới 90% [9]

Loài tiếp theo được kể đến là Tetranychus cinnabarinus Loài này ít

được nghiên cứu hơn vì nó có đặc điểm gần giống với Tetranychus urticae,

và rất nhiều tác giả cho rằng chúng là cùng một loài nằm trong phức hợp gồm 59 tên trùng gây hại trên hoa hồng nói riêng và hơn 150 cây trồng

khác nói chung [34] Theo Smith & Baker (1968), Tetranychus urticae và

T cinnabarinus rất giống nhau về mặt hình thái, nhưng nếu chúng giao

Trang 15

phối lẫn nhau thì không cho kết quả Vì vậy, các tác giả này đã đề xuất tách

ra thành 2 loài khác biệt [47]

Tác hại của T cinnabarinus thường bắt đầu từ mặt dưới của lá già,

vết hại lúc đầu là những chấm vàng trắng hoặc vàng đồng cạnh gân lá, khi bị hại nặng toàn bộ lá biến vàng hoặc vàng đồng và rụng, tơ nhện chăng khắp cây và cây chết [34, 37, 38]

Nhiệt độ thích hợp cho nhện đỏ son phát triển là 320C Độ ẩm cao làm kéo dài giai đoạn lột xác của các tuổi nhện Theo Mever (1981), nhiệt độ phát triển thích hợp của chúng là 290C - 320C với độ ẩm tương

đối thấp Vòng đời khoảng 10 - 14 ngày, có khả năng đẻ từ 10 - 150 trứng trong vòng 20 - 30 ngày Nguyễn Văn Đĩnh (1994) đã có những

nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học của loài T cinnabarinus ở Việt

Nam, nhưng không phải gây hại trên hoa hồng mà là gây hại trên sắn và rau đay đỏ Chúng có vòng đời ngắn (trung bình trên sắn là 9,8 ngày ; trên rau đay đỏ là 8,8 ngày), tỷ lệ tăng tự nhiên cao (0,24 và 0,308) [7]

Nguyễn Thị Kim Oanh (2003) ghi nhận Tetranychus cinnabarinus

hại trên hoa hồng vùng Hà Nội, phát sinh gây hại mạnh vào tháng 3 và tháng 4 [12]

Theo báo cáo của Nguyễn Tùng (2005) [15], loài nhện đỏ hại cam

chanh Panonichus citri cũng xuất hiện gây hại trên hoa hồng Nhện

trưởng thành cỏi cú thể đẻ từ 20 đến 56 trứng trong 11 đến 15 ngày Trứng thường được đẻ ở mặt dưới của lỏ Ở điều kiện nhiệt độ 25oC độ

ẩm 80% thời gian trứng nở là khoảng 6 ngày, nhện non tuổi 1 hoạt động chậm chạp sau khoảng 2,4 ngày lột xỏc chuyển sang tuổi 2 Từ tuổi 2 trở

đi nhện non hoạt động nhanh nhẹn, thời gian chuyển tuổi cũng nhanh

Trang 16

hơn (thời gian chuyển từ tuổi 2 sang 3 là 1,5 ngày và từ tuổi 3 chuyển sang trưởng thành là 1,1 ngày)

Những nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và đặc điểm sinh học của

Panonichus citri có rất nhiều Helle et al (1985) đã quan sát thấy trứng

nhện qua đông ở các vùng lạnh của Nhật Bản [33] Jeppson et al (1975) cho biết loài nhện này phát triển gây hại quanh năm ở hầu hết các vùng Ngoài gây hại trên cam chanh, chúng cũng có nhiều ký chủ khác, trong

đó có hoa hồng Thời tiết nóng trên 400C hay một số ngày nóng trên

320C và có gió sẽ làm P citri chết nhiều Trong điều kiện nhiệt độ 260

C-270C vòng đời của chúng là 14 ngày Nhiệt độ càng thấp, thời gian phát triển càng kéo dài, ở 100C thời gian phát triển của chúng kéo dài gấp 9 lần so với ngưỡng nhiệt độ trên [34]

2.4 Các biện pháp phòng chống nhện hại hoa hồng

Xu hướng của các nhà bảo vệ thực vật trên thế giới hiện nay là sử dụng các biện pháp sinh học và IPM để phòng chống các loài nhện hại hoa hồng nói riêng và các loài dịch hại nói chung

Nhìn chung, thành phần kẻ thù tự nhiên của nhện hại rất phong phú Chúng gồm các nhóm chính là vi sinh vật, côn trùng và nhện bắt mồi Nhóm nhện bắt mồi thuộc Bộ Ve bét giữ vai trò quan trọng trong việc khống chế nhện hại, có 3 Họ chủ yếu là Phytoseiidae, Stigmaeidae

và Anystidae Trong đó, nhóm nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae được

xem là khống chế nhện Tetranychus urticae hiệu quả nhất.Các loài nhện bắt mồi trong số này có Amblyseius sp., Euseius sp., Neoseiulus sp và

Phytoseiulus sp đã góp phần không nhỏ vào việc điều hòa số lượng nhện Tetranychus urticae hại trên hoa hồng và những cây trồng khác

Trang 17

Từ nửa cuối thế kỷ XX, người ta thực sự quan tâm đến vai rtrò của nhện bắt mồi Trong vòng 15 năm (1970-1985) đã có tới 500 công trình nghiên cứu về phòng trừ sinh học bằng nhện bắt mồi được công bố Các nhà nghiên cứu đã đưa ra tiêu chuẩn cho một loài nhện bắt mồi hiệu quả như; vòng đời ngắn, sức sinh sản cao, khả năng ăn mồi lớn, khả năng tìm kiếm vật mồi và khả năng sống sót cao khi nguồn thức ăn bị hạn chế, có các điều kiện về ký chủ và sinh thái tương ứng với vật mồi, có khả năng

chống chịu với các loại thuốc trừ dịch hại Phytoseiulus persimilis thuộc

họ Phytoseiidae là loài đạt được tương đối đầy đủ các tiêu chuẩn trên, có tính chuyên hóa cao [24] nên có khả năng khống chế thành công nhên hại trong nhà kính Vì vậy, loài này đã được nhân thả rộng rãi ngoài sản xuất với số lượng lớn Ngoài ra còn có 6 loài khác thuộc họ này (đều là

giống Amblyseius) cũng có khả năng kìm hãm nhện hại rất tốt, ngay cả

khi mật độ nhện bắt mồi chỉ có 1-3 con/lá

Bên cạnh nhóm nhện bắt mồi, còn có rất nhiều kẻ thù tự nhiên

khác trong các bộ côn trùng như bọ rùa Stethorus sp., loài cánh cộc

Oligota,

Các tài liệu nghiên cứu về nhện bắt mồi trong nước hiện nay có rất

ít, chủ yếu là những nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh [2, 3, 4] Theo

các nghiên cứu này, Amblyseius sp là kẻ thù tự nhiên khá lý tưởng với

khả năng thích nghi cao, sức tấn công và sức ăn vật mồi khỏe Mỗi ngày

nó có thể ăn tới 18 quả trứng nhện hại Giai đoạn trưởng thành, nhện bắt

mồi có sức ăn khỏe nhất Phytoseiulus persimilis đã được nhập nội và

nhân thả thành công tại Việt Nam Nuôi tại trường Đại học Nông nghiệp

I - Hà Nội, loài này có tỷ lệ tăng tự nhiên khá cao (r > 0,3) và khống chế

Trang 18

Năm 2005, Nguyễn Văn Đĩnh và Nguyễn Thị Kim Oanh còn mở ra hướng mới về nhân nuôi nhện bắt mồi trên các môi trường thức ăn khác

nhau, và thấy rằng nuôi trên T cinnabarinus là thích hợp nhất Khi đó, vòng đời của Amblyseius sp rất ngắn (6,32 ngày), tỷ lệ sống cao và di chuyển nhanh nhẹn Từ đó, các tác giả đã kết luận Amblyseius sp là một

loài kẻ thù tự nhiên có triển vọng ở nước ta [13]

Ngoài các biện pháp phòng chống bằng đấu tranh sinh học, biện pháp hóa học gần như vẫn không thể thay thế được đối với những người trồng hoa, mặc dù đã có những khuyến cáo về những tác hại không mong muốn do hóa chất mang lại Thế nên có khá nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ nhện hại hoa hồng không ngoài mục

đích tìm kiếm những loại thuốc có tính chọn lọc cao, ít độc với thiên địch

và môi trường để đưa ra sản xuất, cố gắng hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc hóa học

Nhóm tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới

Tetranychus urticae và nhện thiên địch Stethorus punctumpicipes của

chúng đã khuyến cáo, việc phun thuốc mlathion không ảnh hưởng đến

quần thể Stethorus, nhưng các loại thuốc bifenthrin, permethrin lại tiêu diệt quần thể Stethorus nên mật độ nhện hai chấm lại tăng lên Phải 6 - 7 tuần sau khi phun thuốc perrmethrin, mật độ Stethorus mới xuất hiện trở

lại, phục hồi số lượng và khống chế gia tăng số lượng [18]

Khi nghiên cứu các biện pháp phòng chống nhện Tetranychus

urticae trên hoa hồng trong nhà kính, Van Labece và Blinderman đã so

sánh hiệu quả của hai phương pháp với nhau là phun thuốc hóa học (fenbutatinoxide + hexythiazox) và sử dụng kết hợp hai loài thiên địch

Trang 19

là nhện bắt mồi Phytoseiulus persimillis với 1 loài thiên địch trong bộ Diptera (Feltiella acarisuga) Theo dõi trong suốt một năm, các tác giả

đã kết luận: Thiên địch chỉ phát huy tác dụng vào tuần thứ 39, còn trước

đó sự gia tăng số lượng thiên địch chưa đủ cần thiết để khống chế nhện hại Vì vậy, việc sử dụng các thuốc hóa học có tính chọn lọc cao, không

độc với thiên địch hỗ trợ cho biên pháp sinh học là cần thiết và phù hợp với IPM (quản lý dịch hại tổng hợp)

Baldo Villegas cho biết nhện hai chấm Tetranychus urticae là một

trong những đối tượng gây hại quan trọng ở California, và một trong những biện pháp phòng chống có hiệu quả là phun nước dạng sương mù vào mặt dưới lá khi mật độ nhện hai chấm còn thấp [20]

Xu hướng sử dụng cây kháng nhện hại cũng đang được quan tâm

và là một hướng đi mới trong tương lai Từ năm 1996, Aguliar et al đã

nghiên cứu tạo tính kháng Tetranychus urticae bằng cách kết hợp các

thành phần trong hạt đậu và hạt thóc theo một tỷ lệ nhất định, sau đó

nuôi Tetranychus urticae trên đĩa lá để đánh giá Kết quả nuôi trong một

số kết hợp có sự giảm tỷ lệ sinh sản và khả năng sinh sản của

Tetranychus urticae so với khi nuôi ở điều kiện thường Từ đó, các tác

giả đã kết luận tăng cường tính kháng đối với loài nhện Tetranychus urtcae của cây trồng là một phương hướng có khả thi

Trang 20

3 Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thành phần nhện hại hoa hồng và thiên địch của chúng

- Các biện pháp phòng chống loài nhện hại hoa hồng chủ yếu

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Điều tra thành phần nhện hại hoa hồng và thiên địch của chúng tại: Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội; Xã Tây Tựu - Huyện Từ Liêm - Hà Nội; và Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - Tỉnh Vĩnh Phúc

- Điều tra diễn biến mật độ của loài nhện hại chủ yếu, kết hợp với điều tra tình hình sản xuất được thực hiện tại Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc

- Tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và một số biện pháp phòng trừ loài nhện hại chủ yếu được thực hiện tại Trường

Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra

* Phỏng vấn nhóm hộ gồm 10 - 12 thành viên để xác định :

- Những loài sâu, nhện hại quan trọng trong trồng và chăm sóc hoa hồng

- Các biện pháp bảo vệ thực vật thường dùng và hiệu quả của chúng

- Những khó khăn trở ngại trong việc bảo vệ cây hoa hồng

- Các đề nghị của nhóm hộ về giải pháp bảo vệ cây hoa hồng

* Sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn 30 hộ nông dân về thực trạng trồng

và chăm sóc để nắm bắt tình hình bảo vệ thực vật đối với cây hoa hồng dựa trên những hiểu biết của người nông dân về chăm sóc và bảo vệ cây hoa hồng (Phụ lục 1)

Trang 21

3.2.2 Điều tra trên đồng ruộng

* Điều tra xác định thành phần nhện hại hoa hồng và thiên địch của chúng theo phương pháp điều tra tự do, số điểm điều tra càng nhiều càng tốt Điều tra

định kỳ 1 tuần/lần Thu mẫu bằng cách ngắt các lá kép ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau trên cây, cho vào túi nilon và mang về soi dưới kính để giám định

Mức độ phổ biến được lượng hóa theo công thức:

Σ điểm bắt gặp A(%) = - x 100

Σ điểm điều tra

điều tra Tính mật độ theo công thức:

- Mức độ gây hại của nhện hại trên các giống hoa hồng khác nhau

- Mức độ gây hại của nhện hại theo tuổi cây

- Mật độ nhện hại ở các tuổi lá khác nhau trên cùng một cây

Trang 22

3.2.3 Nuôi sinh học đối với loài nhện hại hoa hồng chủ yếu

Tiến hành nuôi cá thể đối với loài nhện hại chủ yếu trong điều kiện nhiệt độ bình thường của phòng thí nghiệm, theo dõi vòng đời và đặc điểm sinh học của chúng Các bước như sau:

- Thiết kế khay nuôi nhện gồm 1 khay nhựa có thành cao khoảng 5

cm, bên trên đặt một miếng xốp có kích thước vừa với khay nhựa, miếng xốp này được khoét các lỗ thông hai mặt có đường kính khoảng

5 mm, đặt vào các lỗ thông đó những ống nhựa có kích thước tương ứng để cắm lá hoa hồng Mục đích của việc làm này là giữ ẩm cho lá hoa hồng để nhện hại có thể sống và hoàn thành vòng đời trên lá

- Lá hoa hồng được sử dụng là lá đơn, được tỉa nhỏ bớt (đường kính lá tỉa khoảng 2,5 cm) Dùng bút lông chuyển 10 nhện cái trưởng thành lên mỗi lá, chờ nhện đẻ trứng khoảng 3 giờ, sau đó chuyển toàn bộ các giai đoạn của nhện ra ngoài, chỉ giữ lại mỗi lá một quả trứng Mỗi ngày theo dõi 2 lần quá trình lột xác để xác định tuổi của nhện hại và vòng đời của nó Trong quá trình theo dõi, đồng thời rút

bỏ khỏi khay xốp những lá có nhện trưởng thành đực và những lá có nhện bị chết Các khay lá thường xuyên được thay để đảm bảo lá tươi cho nhện phát triển thuận lợi nhất

- Sau khi nhện hại lột xác hóa trưởng thành, cho ghép đôi giao phối đến khi nhện đẻ quả trứng đầu tiên, theo dõi 1 lần/ngày cho đến khi nhện chết sinh lý để xác định tuổi đời của chúng Tất cả số trứng đẻ ra trong các ngày tiếp theo được chuyển ra ngoài để đảm bảo trên mỗi lá hồng luôn chỉ 1 cặp nhện hại

Trang 23

3.2.4 Đánh giá tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ đực cái của loài nhện hại chủ yếu

Trong số trứng được chuyển ra ngoài từ thí nghiệm trên, giữ lại các trứng được đẻ trong các ngày thứ 3, 6, 9, 12 và chuyển vào các khay lá hồng mới, 4 - 5 ngày sau đem soi dưới kính để đánh giá tỷ lệ nở trứng Tỷ lệ trứng

nở được tính theo công thức:

Tổng số vỏ trứng

Tỷ lệ trứng nở (%)= - x 100 Tổng số vỏ trứng + tổng số trứng ung

Nhện non nở ra, tiếp tục chuyển sang các khay lá mới, nuôi đến khi hóa trưởng thành để tính tỷ lệ đực, cái theo công thức:

Tổng số cá thể cái thu được

Tỷ lệ nhện cái (%) = - x 100

Tổng số cá thể

Tỷ lệ nhện đực (%) = 100 - tỷ lệ nhện cái

3.2.5 Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của loài nhện hại chủ yếu

Khả năng phát triển quần thể của một loài được đánh giá qua một chỉ tiêu sinh thái học gọi là chỉ số hoặc tỷ lệ tăng tự nhiên (là thế năng sinh học tổng hợp của tốc độ sinh sản, tốc độ phát triển, tỷ lệ giới tính và tỷ lệ sống tự nhiên) Chỉ số này còn được gọi là tiềm năng sinh học hay chỉ số môi trường,

ký hiệu là r trong phương trình:

rN dt

dN =

Trong đó: dN - số lượng chủng quần gia tăng trong thời gian dt

N - số lượng chủng quần ban đầu

Tỷ lệ tăng tự nhiên cũng chính là tỷ lệ sinh trừ tỷ lệ chết:

r = b – d (1)

Trang 24

Hoặc dưới dạng tích phân: Nt = N0 e-rt (2)

Với e - là cơ số logarit tự nhiên

Nt - số lượng chủng quần ở thời điểm t

N0 - số lượng chủng quần ở thời điểm ban đầu

= 1 (3) (Theo Nguyễn Văn Đĩnh, 1994)

Để tính được công thức này cần xác định một số chỉ tiêu gồm : tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) qua các tuổi (x)

+ Tỷ lệ sống (lx) là xác suất sống sót của các thể cái ở tuổi x với l0 = 100% + Sức sinh sản (mx) là số con cái sống sót trung bình của một cá thể mẹ

ở tuổi x, đẻ ra trong một đơn vị thời gian

Tổng số con cái sinh ra sống sót trong một thế hệ (do một mẹ đẻ ra)

được gọi là hệ số nhân của một thế hệ (R0) :

R0 = Σ lx.mx (4) Thời gian của một thế hệ được đo bằng hai giá trị là TC và T (tuổi trung bình của cá thể mẹ khi đẻ con)

0

.

R

mx lx x

Trang 25

Do vế trái ít khi đúng với e7, vì thế cần phải tìm 2 giá trị gần đúng trên

và dưới của r, rồi bằng phương pháp đồ thị có thể tìm được r đúng

Ngoài ra, lấy logarit nghịch cơ số e của r ta tính được giá trị G (chỉ số giới hạn tăng tự nhiên), nó cho biết số lần chủng quần tăng lên trong một đơn

vị thời gian :

G = er (Baddi và McMurtry, 1984; Laing, 1968)

3.2.6 Sự phát triển quần thể của loài nhện hại chủ yếu trên hoa hồng

Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi công thức

có kích thước 1 m2

Công thức I: Thả 2 cặp nhện hại trưởng thành/1 lá kép Công thức II: Thả 4 cặp nhện hại trưởng thành/1 lá kép Công thức III: Thả 6 cặp nhện hại trưởng thành/ 1 lá kép Sau 7 ngày bắt đầu tiến hành điều tra mật độ nhện trên lá với tần suất 7 ngày/lần, tại mỗi công thức hái 3 lá kép cho vào túi nilon, đem về phòng thí nghiệm soi dưới kính để đếm số lượng (cả pha trứng và pha di động) Từ đó xác định được sự phát triển quần thể làm cơ sở đánh giá sơ bộ sức tăng quần thể của loài nhện hại xác định

3.2.7 Khả năng khống chế của nhện bắt mồi Amblyseius sp đối với loài

nhện hại chủ yếu trên hoa hồng

Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi công thức

Trang 26

Trước hết, trên mỗi lá kép thả 2 cặp nhện hại trưởng thành Khoảng 14 ngày sau, khi quần thể nhện hại được xác lập, kiểm tra mật độ nhện hại Tiếp theo, tiến hành thả nhện bắt mồi lên các lá kép theo các công thức trên và theo dõi biến động số lượng của cả nhện bắt mồi và nhện hại sau 7, 14, 21, 28 ngày Phương pháp điều tra là lấy ngẫu nhiên 3 lá kép ở mỗi công thức cho vào túi nilon, đem về phòng thí nghiệm đếm dưới kính Từ thí nghiệm này xác

định khả năng khống chế sinh học của loài nhện bắt mồi Amblyseius sp đối

với loài nhện hại

3.2.8 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với loài nhện hại

chủ yếu trên hoa hồng

3.2.8.1 Trong phòng thí nghiệm

Các loại thuốc BVTV được sử dụng gồm có: Soka 24,5EC; Nissorun 5EC; Comite 73EC; Pegasus 500SC; Tập kỳ 1,8EC; TP thần tốc; Kinalux 25EC; và Selecron 500EC Như vậy sẽ có 8 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại

- Bước 1: Dùng trứng được chuyển ra ngoài của thí nghiệm 3.2.4, nuôi

đến khi hóa trưởng thành và cho ghép đôi, sau 2-3 ngày, chuyển trưởng thành cái ra các lá có đường kính 2,5 cm, mỗi lá 10 con

- Bước 2: Dùng panh gắp các lá có chứa nhện hại nhúng vào dung dịch thuốc trong thời gian 5 giây, chuyển ra đặt lên giấy thấm khoảng 15 phút cho bay hơi nước

- Bước 3: Cắm lá lên khay xốp, sau 48 giờ đếm số nhện còn sống Thao tác đếm được thực hiện dưới kính lúp Những con nhện không phản ứng khi chạm vào được gọi là chết (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994)

Trang 27

Độ hữu hiệu (K%) của thuốc được tính theo công thức Abbott:

100

% = ư ì

C

T C K

Trong đó: C - số nhện sống ở công thức đối chứng

T - số nhện sống ở công thức xử lý thuốc

3.2.8.2 Ngoài phòng thí nghiệm

Từ kết quả ở thí nghiệm 3.2.8.1, chọn 3 loại thuốc có nguồn gốc khác

nhau và hiệu lực có sự sai khác, đưa ra khảo sát để đánh giá hiệu lực trừ nhện ngoài phòng thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiễn hoàn chỉnh (RCB) với 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi công thức có kích thước 1 m2

Lây thả nhện hại với mật độ 2 cặp/ lá kép, sau 14 ngày, khi quần thể nhện hại được xác lập, tiến hành phun thuốc Điều tra mật độ nhện hại trước khi phun thuốc, tiếp tục theo dõi biến động số lượng nhện hại sau khi phun thuốc 7 ngày, 14 ngày bằng cách hái ngẫu nhiên 3 lá kép tại mỗi thời điểm

điều tra, cho vào túi nilon đem về phòng thí nghiệm, soi dưới kính đếm số lượng nhện hại còn sống

Hiệu lực (%) của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton:

100

1

b a

T C

C T

Trong đó: Ta - số nhện sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lý thuốc

Tb - số nhện sống ở công thức thí nghiệm trước khi xử lý thuốc

Ca - số nhện sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý thuốc

C - số nhện sống ở công thức đối chứng trước khi xử lý thuốc

Trang 28

3.2.9 HiÖu qu¶ cña biÖn ph¸p t−íi phun trong phßng trõ loµi nhÖn h¹i chñ yÕu

ThÝ nghiÖm ®−îc bè trÝ víi 3 c«ng thøc vµ 3 lÇn nh¾c l¹i, mçi c«ng thøc

3.3 Xö lý sè liÖu

Toµn bé sè liÖu ®−îc xö lý theo ph−¬ng ph¸p thèng kª th−êng vµ thèng

kª so s¸nh IRRISTAT

Trang 29

4 Kết quả Nghiên cứu và thảo luận

4.1 Tình hình trồng và chăm sóc hoa hồng tại địa bàn nghiên cứu

Nhằm thuận lợi cho quá trình điều tra tình hình sản xuất, chúng tôi đã lựa chọn xã Mê Linh - huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc, là một trong hai mô hình trồng hoa hồng được xem là lớn nhất hiện nay ở nước ta để thực hiện phỏng vấn điều tra

Từ 0,5 ha diện tích đất trồng hoa hồng vào năm 1993, đến nay diện tích đó

đã là 240 ha, xã Mê Linh hiện đang là một trong những địa phương có mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả nhất hiện nay với hiệu quả kinh tế thu được

từ trồng hoa hồng gấp tới 5 - 10 lần so với trồng lúa nước

Chúng tôi đã phát phiếu điều tra tình hình sản xuất cho 30 hộ trồng hoa hồng nhằm nắm bắt thực trạng sản xuất của xã Mê Linh Kết quả cho thấy:

Giống hồng được trồng chủ yếu là hồng đỏ Pháp, các giống hồng khác như hồng ý, hồng phấn, hồng vàng, vàng viền, hồng đu đủ, hồng trắng, tỉ muội đều

có nhưng diện tích nhỏ hơn và không phải hộ nào cũng trồng, một số rất ít hộ chỉ trồng cây gốc ghép (tầm xuân)

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng giống hoa hồng tại xã Mê Linh

Trang 30

Bình quân 1 năm có thể cho thu hái từ 2 - 5 vạn bông/sào (tương đương khoảng 50-140 bông/m2/năm), tùy theo giống và điều kiện chăm sóc của mỗi

hộ trồng hồng Trong số đó có khoảng 70 - 80% số bông hữu hiệu, tức là đạt tiêu chuẩn về cảm quan và hình dáng, màu sắc của hoa, lá, cành Phần lớn hoa hồng thu hái về được mang ra chợ bán hoặc đóng hàng gửi cho các tỉnh trong cả nước Chưa có hộ nào nghĩ đến việc xuất khẩu hoa hồng ra nước ngoài, một phần vì chưa tìm được đầu ra, phần khác quan trọng hơn là chưa có một quy trình chuẩn nào cho trồng, chăm sóc và thu hái hoa hồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu Cũng chưa có hộ nào sử dụng hoa hồng vào việc chưng cất tinh dầu thơm như ở nhiều nước trồng hoa hồng vẫn làm: riêng vùng Alpes Maritimes (Pháp) có tới 20.000 gia đình trồng hoa hồng để chưng cất tinh dầu thơm

Theo ý kiến của các hộ, các loài sâu hại chủ yếu trên hoa hồng gồm có rất nhiều loài như sâu xanh, sâu khoang, dòi đục lá, bọ trĩ, rệp xanh, nhện đỏ, nhện trắng, sâu cuốn lá Còn trong giai đoạn hiện tại, loài gây hại quan trọng nhất là nhện đỏ, nhện trắng Biện pháp duy nhất được sử dụng ngăn chặn sự phá hại của nhện hại là phun thuốc hóa học Các thuốc được dùng là Comite, Pegasus, Sherpa, Sher-Sài gòn, Tập Kỳ

Hình 4.1 Phun thuốc bảo vệ thực vật cho hoa hồng

Trang 31

Không giống như những cây trồng cung cấp lương thực, thực phẩm đòi hỏi thời gian cách ly nghiêm ngặt sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật, hoa hồng chỉ là sản phẩm mang tính thẩm mỹ, vì vậy việc phun thuốc trừ dịch hại diễn ra khá thường xuyên (1 lần/tuần, thậm chí 2 lần/tuần nếu nhiều sâu bệnh) và gần như không có ai quan tâm đến việc có đảm bảo thời gian cách ly hay không Mặc dù khi được hỏi về những nguyện vọng đối với bảo vệ thực vật trên hoa hồng, phần lớn bà con nông dân đều mong muốn một biện pháp phòng chống dịch hại hợp lý hơn và ít tốn kém so với phun thuốc Thế nhưng thực tế, khi tính hiệu quả kinh tế từ hoa hồng mang lại, người ta thấy rằng, việc tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật để ngăn chặn dịch hại đồng nghĩa với việc tăng số lượng

và chất lượng hoa hồng (tức là giá thành của hoa cao hơn), nên người trồng hoa vẫn có lãi Với những lợi ích gần gũi và thiết thực như vậy, để có thể thay đổi suy nghĩ về phòng chống dịch hại quả thật là khó khăn và bất cập, nhất là khi chưa có một chương trình IPM nào về trồng và chăm sóc hoa hồng đưa về phổ biến ở địa phương (trao đổi với Tổ Bảo vệ thực vật xã)

4.2 Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng vụ Xuân hè 2006 (từ tháng 2/2006 đến tháng 5/2006)

4.2.1 Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng

Việc thu thập thành phần nhện hại hoa hồng được chúng tôi thực hiện chủ yếu tại hai vùng trồng hoa hồng lớn ở miền Bắc hiện nay là Tây Tựu - Từ Liêm

- Hà Nội, và Mê Linh - Vĩnh Phúc Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng điều tra thành phần ở những nơi có trồng hoa hồng tại trường Đại học Nông nghiệp I và một số khu vực dân cư quanh địa bàn Hà Nội

Kết quả thu được là 9 loài nhện hại thuộc bộ ve bét (Acarina) và 2 loài nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae Trong số 9 loài nhện hại, họ nhện chăng tơ Tetranychidae nhiều nhất, có 6 loài Họ Tarsonemidae có 2 loài, họ Tenuipalpidae có 1 loài và họ Eriophyidae có 1 loài Trong số các loài nhện

Trang 32

hại có 3 loài thường xuyên xuất hiện và mức độ gây hại lớn hơn cả là

Tetranychus urticae Koch, T cinnabarinus Boisduval và Panonychus citri

McGregor đều thuộc họ Tetranychidae Đây cũng là các loài đã và đang gây hại đáng kể các loại cây trồng khác ở nước ta cũng như trên thế giới

Bảng 4.2: Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng

vụ Xuân hè 2006 tại Hà Nội và vùng phụ cận

1 Nhện hai chấm Tetranychus urticae Koch Tetranychidae +++

2 Nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus

Boisduval Tetranychidae ++

3 Nhện đỏ hại

cam chanh Panonychus citri McGregor Tetranychidae ++

4 Nhện đỏ vàng Tetranychus piercei McGregor Tetranychidae +

5 Nhện bánh xe đỏ Oligonychus biharensis Hirst Tetranychidae +

6 Nhện xanh đen Eutetranychus orientalis

2 Nhện bắt mồi nâu đỏ Amblyseius sp Phytoseiidae -

(+++): nhiều (++): trung bình (+): ít (-): rất ít

Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng, tại khu vực trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, thành phần nhện hại và nhện bắt mồi phong phú nhất

Trang 33

với đầy đủ các loài có trong Bảng 4.2 Tại Mê Linh (Vĩnh Phúc), thành phần nhện hại ít nhất (chỉ có 3 loài) và không tìm được loài nhện bắt mồi nào Tại Tây

Tựu (Từ Liêm - Hà Nội) có 6 loài nhện hại và 1 loài nhện bắt mồi là Amblyseius

sp Loài nhện hai chấm Tetranychus urticae được tìm thấy ở cả 3 nơi điều tra; nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus có tần suất xuất hiện nhiều nhất ở Tây

Tựu, sau đến trường Đại học Nông nghiệp I, không tìm thấy loài này ở Mê Linh;

còn nhện đỏ hại cam chanh Panonychus citri lại bắt gặp nhiều ở trường Đại học

Nông nghiệp I, tiếp đến là Mê Linh, ở Tây Tựu cũng bắt gặp nhưng rất ít

Như vậy, rõ ràng quá trình thâm canh mà đặc biệt là sự sử dụng thái quá thuốc BVTV đã làm giảm đáng kể thành phần nhện trên hoa hồng Giảm thành phần nhện, trong đó có cả nhện hại, không những không mang lai kết quả tích cực mà trái lại làm giảm đa dạng sinh học, tạo điều kiện cho một vài loài nhện hại phát triển và trở nên nguy hiểm hơn đối với cây hoa hồng Và thực tế trong quá trình điều tra cho thấy, mật độ nhện 2 chấm trên hoa hồng tại Mê Linh và Tây Tựu cao hơn nhiều so với hoa hồng tại các vườn nhỏ trong

địa bàn Hà Nội Ngoài ra ta thấy thành phần nhện trên hoa hồng tại Mê linh ít hơn nhiều so với Tây Tựu, điều này chỉ có thể giải thích la do trình độ thâm canh cao hơn và thời gian thâm canh trong thời gian dài hơn so với vùng Tây Tựu Sự khác biệt rõ nhất là trên hoa hồng ở Tây Tựu có xuất hiện loài nhện

bắt mồi nâu đỏ Amblyseius sp

Trên các lá hoa hồng được thu thập về, các lá có sự xuất hiện của

nhện hai chấm Tetranychus urticae bị hại nhiều nhất Cá biệt có khu ruộng ở Mê Linh, Tetranychus urticae xuất hiện gây hại nhiều đến mức

trên nụ và hoa cũng có nhện, toàn bộ lá cây rụng gần hết khiến cả khu

ruộng trông xơ xác Nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus và nhện đỏ hại cam chanh Panonychus citri cũng khá phổ biến nhưng không thấy có

sự gây hại mạnh như nhện hai chấm

Trang 34

4.2.2 Hình thái và triệu chứng gây hại của một số loài nhện hại trên hoa hồng vụ xuân hè 2006

- Nhện hai chấm Tetranychus urticae:

+ Trưởng thành cái hình ovan, cơ thể có màu trắng đến vàng, trên lưng có hai đốm đen cân xứng ở hai bên lưng Trưởng thành đực nhỏ hơn con cái, cuối bụng thon nhọn, cơ thể màu vàng Trứng hình cầu, màu vàng trong, có một chấm đỏ, đẻ rải rác khắp mặt dưới lá

Hình 4.2: Trưởng thành, trứng và triệu chứng gây hại

của nhện 2 chấm Tetranychus urticae

+ Tetranychus urticae sống ở mặt dưới lá, chủ yếu là lá già và lá

bánh tẻ Khi mật độ cao, chúng di chuyển cả lên lá non, nụ, hoa và đẻ trứng trên đó Chúng chích vào mô lá tạo nên các vết châm rất nhỏ màu trắng, khi mật độ cao, các vết châm liên kết với nhau Quan sát ở mặt dưới, tại những chỗ có nhện tập trung, vết hại là những mảng khô màu nâu vàng, còn ở mặt trên thấy có các mảng biến vàng, lá mất độ bóng, dần dần rụng hết lá

Trang 35

- Nhện đỏ hại cam chanh Panonychus citri:

+ Trưởng thành cái hình ovan hơi tròn, màu đỏ đến đỏ thẫm, lông trên lưng rất dài và có u lông, kích thước từ 0.3 - 0.35 mm Trưởng thành

đực nhỏ hơn, kích thước khoảng 0.2 - 0.25 mm, màu đỏ tươi, chân rất dài và

di chuyển chậm chạp Trứng hình quả quýt, màu vàng đến đỏ tươi, trên có một cuống dài, từ trên cuống có những sợi tơ mảnh kéo dài ra xung quanh xuống bề mặt trứng giống hình nón

Hình 4.3: Trưởng thành cái Panonychus citri

+ Sống cả ở mặt trên (mẫu ở Đại học Nông nghiệp I) và mặt dưới lá già

và lá bánh tẻ, dùng miệng chích vào biểu bì lá để hút dịch, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng

Về các pha phát dục thì tất cả các loài nhện hại cây trồng đều như nhau, gồm: trứng, nhện non tuổi 1, nhện non tuổi 2, nhện non tuổi 3 và trưởng thành

- Nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus và nhện đỏ vàng Tetranychus piercei

+ Có hình thái khá giống nhau: Con cái có hình ovan, lưng hơi vồng

lên, màu đỏ (loài T piercei có màu nhạt hơn), cỏ hai đốm đen trên lưng giống

Tetranychus urticae Con đực nhỏ hơn con cái, cuối bụng thon nhọn và có

màu đỏ vàng Trứng hình cầu trơn nhẵn, màu vàng trong giống trứng của

Tetranychus urticae

Trang 36

+ Hai loài này chỉ khác nhau ở bộ phận dương cụ của con đực, loài T

piercei có hình vát nhọn, còn loài T cinnabarinus có hình vát tù

+ Đặc điểm gây hại giống Tetranychus urticae

Hình 4 3: A - Trưởng thành và dương cụ của T cinnabarinus

B - Trưởng thành và dương cụ của T piercei

Ngày đăng: 22/04/2013, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Tuyển tập Tiêu chuẩn Việt Nam, Quyển 1, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tiêu chuẩn Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2001
2. Bộ môn Côn trùng - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I (2004), Giáo trình Côn trùng chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Côn trùng chuyên khoa
Tác giả: Bộ môn Côn trùng - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
3. Cục Bảo vệ thực vật(1995), Ph−ơng pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph−ơng pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng
Tác giả: Cục Bảo vệ thực vật
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
4. Nguyễn Văn Đĩnh (1991), “Bảng sống và tỷ lệ tăng tự nhiên của Phytoseiulus persimilis A-H, một loài bắt mồi có triển vọng ở Việt Nam”, Tuyển tập Hội nghị khoa học Côn trùng học quốc gia Việt Nam lần thứ nhất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng sống và tỷ lệ tăng tự nhiên của "Phytoseiulus persimilis" A-H, một loài bắt mồi có triển vọng ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Năm: 1991
5. Nguyễn Văn Đĩnh, M.W. Sabelis và Nguyễn Thị Hoa (1991), “Tập tính kiếm mồi và khả năng tiêu diệt nhện đỏ Tetranichus urticae Koch của loài nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis A-H”, Tuyển tập Hội nghị khoa học Côn trùng học quốc gia Việt Nam lần thứ nhất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập tính kiếm mồi và khả năng tiêu diệt nhện đỏ "Tetranichus urticae" Koch của loài nhện bắt mồi "Phytoseiulus persimilis" A-H”
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh, M.W. Sabelis và Nguyễn Thị Hoa
Năm: 1991
6. Nguyễn Văn Đĩnh (1992), “Những vấn đề phòng chống nhện hại cây trồng hiện nay”, Tạp chí BVTV số 1/1991, tr 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề phòng chống nhện hại cây trồng hiện nay”, "Tạp chí BVTV
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Năm: 1992
7. Nguyễn Văn Đĩnh (1994), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng phòng chống một số loài nhện hại cây trồng vùng Hà Nội, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng phòng chống một số loài nhện hại cây trồng vùng Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Năm: 1994
8. Nguyễn Văn Đĩnh (2002), Nhện nhỏ hại cây trồng và biện pháp phòng chống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhện nhỏ hại cây trồng và biện pháp phòng chống
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
9. Nguyễn Văn Đĩnh (2004), Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
10. Nguyễn Văn Đĩnh (2005), “Ngiên cứu khả năng phát triển quần thể của nhện bắt mồi Amblyseius sp. (Acarina: Phytoseiidae) nuôi trên nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus”, Hội thảo Quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngiên cứu khả năng phát triển quần thể của nhện bắt mồi Amblyseius sp. (Acarina: Phytoseiidae) nuôi trên nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus”", Hội thảo Quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Năm: 2005
11. Nguyễn Xuân Linh (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa và kỹ thuật trồng hoa
Tác giả: Nguyễn Xuân Linh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
12. Nguyễn Thị Kim Oanh (2003), “Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nhện Tetranychus cinnabarinus hại hoa hồng vùng Hà Nội”, Tạp chí BVTVsè 2/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nhện Tetranychus cinnabarinus hại hoa hồng vùng Hà Nội”, "Tạp chí BVTV
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh
Năm: 2003
13. Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Đĩnh (2005), “Kết quả nghiên cứu b−ớc đầu về sự phát triển của loài nhện bắt mồi Amblyseius sp.(Phytoseiidae: Acarina) nuôi trên 5 loại thức ăn”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr 464-466 14. Nguyễn Thị Kim Oanh, Hà Quang Hùng, Nguyễn Văn Đĩnh và ctv Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu b−ớc đầu về sự phát triển của loài nhện bắt mồi "Amblyseius" sp. (Phytoseiidae: Acarina) nuôi trên 5 loại thức ăn”," Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Đĩnh
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2005
15. Nguyễn Đức Tùng (2006), Điều tra thành phần sõu nhện hại, nghiờn cứu đặc điểm phát sinh, phát triển của một số loài hại chính trên hoa Hồng (Rosa sp.) tại nhà lưới trường Đại học Nông nghiệp I –Hà Nội và các vùng hoa ngoại thành Hà Nội , Báo cáo Khoa học, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thành phần sâu nhện hại, nghiên cứu đặc điểm phát sinh, phát triển của một số loài hại chính trên hoa Hồng (Rosa sp.) tại nhà lưới trường Đại học Nông nghiệp I –Hà Nội và các vùng hoa ngoại thành Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Đức Tùng
Năm: 2006
16. Phạm Chí Thành (1998), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ph−ơng pháp thí nghiệm đồng ruộng
Tác giả: Phạm Chí Thành
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
17. Aguilar H.G., L.K. Tanigosi, T.A. Lumpkin (1996), “Evaluation of Vigna angularis (Willd.) Ohwi and Ohashi accession for resistance to Tetranyachus urticae Koch (Acari: Tetranichydae)”, Experimental &amp;Applid Acarology, pp 237-247 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of Vigna angularis (Willd.) Ohwi and Ohashi accession for resistance to" Tetranyachus urticae "Koch (Acari: Tetranichydae)”, "Experimental & "Applid Acarology
Tác giả: Aguilar H.G., L.K. Tanigosi, T.A. Lumpkin
Năm: 1996
18. Antonelli L., Carl H. Shanks, Bruce D. Congdon (1992), Impact of Insecticides on the spider mite Destroyer and Twospotted spider mite on Red Raspberries in Washington, Agricultural Research Center College of Agricultural, Human and Natural Resource Sciences Washington State University, Pullman, Washington Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of Insecticides on the spider mite Destroyer and Twospotted spider mite on Red Raspberries in Washington
Tác giả: Antonelli L., Carl H. Shanks, Bruce D. Congdon
Năm: 1992
19. Baker E.W (1975), Spider mites (Tetranychidae: Acarina) from Southeast Asia and Japan, U.S department of Agricultural Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spider mites "(Tetranychidae: Acarina) "from Southeast Asia and Japan
Tác giả: Baker E.W
Năm: 1975
20. Baldo Villegas (2002), IPM of insect/mite pests of the rose garden, Orangevale, California, http:// www.sactorose.org/ipm Sách, tạp chí
Tiêu đề: IPM of insect/mite pests of the rose garden
Tác giả: Baldo Villegas
Năm: 2002
21. Bondada B.R., D.M. Oosterhuis, N.P. Tugwell, K.S. Kim (1995), “Physio- logical and cytological studies of two-spotted spider mite Tetranychus urticae Koch injury in cotton”, Southwestern Entomologist, pp 178-180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Physio- logical and cytological studies of two-spotted spider mite Tetranychus urticae Koch injury in cotton”, "Southwestern Entomologist
Tác giả: Bondada B.R., D.M. Oosterhuis, N.P. Tugwell, K.S. Kim
Năm: 1995

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhằm thuận lợi cho quá trình điều tra tình hình sản xuất, chúng tôi đã lựa chọn xã Mê Linh - huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc, là một trong hai mô hình trồng hoa  hồng đ−ợc xem là lớn nhất hiện nay ở n−ớc ta để thực hiện phỏng vấn điều tra - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
h ằm thuận lợi cho quá trình điều tra tình hình sản xuất, chúng tôi đã lựa chọn xã Mê Linh - huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc, là một trong hai mô hình trồng hoa hồng đ−ợc xem là lớn nhất hiện nay ở n−ớc ta để thực hiện phỏng vấn điều tra (Trang 29)
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng giống hoa hồng tại xã Mê Linh - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng giống hoa hồng tại xã Mê Linh (Trang 29)
Hình 4.1. Phun thuốc bảo vệ thực vật cho hoa hồng - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.1. Phun thuốc bảo vệ thực vật cho hoa hồng (Trang 30)
Hình 4.1. Phun thuốc bảo vệ thực vật cho hoa hồng - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.1. Phun thuốc bảo vệ thực vật cho hoa hồng (Trang 30)
Bảng 4.2: Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng vụ Xuân hè 2006 tại Hà Nội và vùng phụ cận  - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.2 Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng vụ Xuân hè 2006 tại Hà Nội và vùng phụ cận (Trang 32)
Bảng 4.2: Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.2 Thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên hoa hồng (Trang 32)
4.2.2. Hình thái và triệu chứng gây hại của một số loài nhện hại trên hoa hồng vụ xuân hè 2006  - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
4.2.2. Hình thái và triệu chứng gây hại của một số loài nhện hại trên hoa hồng vụ xuân hè 2006 (Trang 34)
4.2.2. Hình thái và triệu chứng gây hại của một số loài nhện hại trên hoa  hồng vụ xuân hè 2006 - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
4.2.2. Hình thái và triệu chứng gây hại của một số loài nhện hại trên hoa hồng vụ xuân hè 2006 (Trang 34)
Hình 4.3: Tr−ởng thành cái Panonychus citri - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.3 Tr−ởng thành cái Panonychus citri (Trang 35)
Hình 4.3: A- Tr−ởng thành và d−ơng cụ của T.cinnabarinus                              B - Tr−ởng thành và d−ơng cụ của T - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.3 A- Tr−ởng thành và d−ơng cụ của T.cinnabarinus B - Tr−ởng thành và d−ơng cụ của T (Trang 36)
Hình 4. 3:   A - Tr−ởng thành và d−ơng cụ của T. cinnabarinus - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4. 3: A - Tr−ởng thành và d−ơng cụ của T. cinnabarinus (Trang 36)
Hình 4.7: Nhện dẹt đỏ - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.7 Nhện dẹt đỏ (Trang 37)
Hình 4.4: Nhện bánh xe đỏ - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.4 Nhện bánh xe đỏ (Trang 37)
Hình 4.8: Nhện bắt mồi vàng - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.8 Nhện bắt mồi vàng (Trang 37)
Hình 4.5: Nhện xanh đen - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.5 Nhện xanh đen (Trang 37)
Hình 4.5: Nhện xanh đen - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.5 Nhện xanh đen (Trang 37)
Hình 4.4: Nhện bánh xe đỏ - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.4 Nhện bánh xe đỏ (Trang 37)
- Nhện gỉ sắt Aceria sp. : Cơ thể hình dạng củ cà rốt, màu vàng nhạt. Xuất hiện trên các lá hoa hồng có triệu chứng nhiễm bệnh gỉ sắt - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
h ện gỉ sắt Aceria sp. : Cơ thể hình dạng củ cà rốt, màu vàng nhạt. Xuất hiện trên các lá hoa hồng có triệu chứng nhiễm bệnh gỉ sắt (Trang 38)
Hình 4.10: Nhện gỉ sắt Aceria sp. - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.10 Nhện gỉ sắt Aceria sp (Trang 38)
Bảng 4.3: Biến động mật độ Tetranychus urticae trên một số giống hoa hồng - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.3 Biến động mật độ Tetranychus urticae trên một số giống hoa hồng (Trang 39)
Bảng 4.4: Biến động mật độ nhện Tetranychus urticae trên giống hồng Pháp ở các giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau  - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.4 Biến động mật độ nhện Tetranychus urticae trên giống hồng Pháp ở các giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau (Trang 39)
Bảng 4.4: Biến động mật độ nhện Tetranychus urticae trên giống hồng Pháp - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.4 Biến động mật độ nhện Tetranychus urticae trên giống hồng Pháp (Trang 39)
Quan sát các bảng trên thấy rằng, mật độ nhện hại trên các giống hoa khác nhau không có sự sai khác rõ rệt - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
uan sát các bảng trên thấy rằng, mật độ nhện hại trên các giống hoa khác nhau không có sự sai khác rõ rệt (Trang 40)
Bảng 4.5: Biến động mật độ Tetranychus urticae trên các tuổi lá khác - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.5 Biến động mật độ Tetranychus urticae trên các tuổi lá khác (Trang 40)
Hình 4.11: Bố trí thí nghiệm nuôi sinh học loài Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.11 Bố trí thí nghiệm nuôi sinh học loài Tetranychus urticae (Trang 41)
Hình 4.11: Bố trí thí nghiệm nuôi sinh học loài Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.11 Bố trí thí nghiệm nuôi sinh học loài Tetranychus urticae (Trang 41)
Bảng 4.6: Thời gian các pha phát triển của nhện Tetranychus urticae Các pha phát triển Thời gian sống (ngày)   - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.6 Thời gian các pha phát triển của nhện Tetranychus urticae Các pha phát triển Thời gian sống (ngày) (Trang 42)
Bảng 4.6: Thời gian các pha phát triển của  nhện Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.6 Thời gian các pha phát triển của nhện Tetranychus urticae (Trang 42)
Bảng 4.7: Tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ giới tính (%) của nhện Tetranychus urticae Tỷ lệ trứng nở Tỷ lệ con cái Ngày  - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.7 Tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ giới tính (%) của nhện Tetranychus urticae Tỷ lệ trứng nở Tỷ lệ con cái Ngày (Trang 43)
Bảng 4.7: Tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ giới tính (%) của nhện Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.7 Tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ giới tính (%) của nhện Tetranychus urticae (Trang 43)
Bảng 4.8: Bảng sống của nhện Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.8 Bảng sống của nhện Tetranychus urticae (Trang 44)
Bảng 4.8: Bảng sống của nhện Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.8 Bảng sống của nhện Tetranychus urticae (Trang 44)
Qua Bảng 4.8 và Hình 4.13 có thể thấy tỷ lệ sống của loài nhện T.urticae là rất cao tới 19 ngày tuổi vẫn đạt 100% - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
ua Bảng 4.8 và Hình 4.13 có thể thấy tỷ lệ sống của loài nhện T.urticae là rất cao tới 19 ngày tuổi vẫn đạt 100% (Trang 45)
Hình 4. 13: Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản của Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4. 13: Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản của Tetranychus urticae (Trang 45)
Bảng 4.9: Kết quả các giá trị tăng tự nhiên (r) của nhện Tetranychus urticae r  = 0,245 r = 0,25  - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.9 Kết quả các giá trị tăng tự nhiên (r) của nhện Tetranychus urticae r = 0,245 r = 0,25 (Trang 46)
Bảng 4.9: Kết quả các giá trị tăng tự nhiên (r) của nhện Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.9 Kết quả các giá trị tăng tự nhiên (r) của nhện Tetranychus urticae (Trang 46)
Hình 4.14: Giá trị đúng của tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của loài Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.14 Giá trị đúng của tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của loài Tetranychus urticae (Trang 47)
Hình 4. 14: Giá trị đúng của tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của loài Tetranychus urticae - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4. 14: Giá trị đúng của tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của loài Tetranychus urticae (Trang 47)
Hình 4.15: V−ờn bố trí thí nghiệm sức tăng quần thể thực tế của - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.15 V−ờn bố trí thí nghiệm sức tăng quần thể thực tế của (Trang 49)
Bảng 4.11: Sự phát triển của quần thể nhện Tetranychus urticae trên hoa hồng - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.11 Sự phát triển của quần thể nhện Tetranychus urticae trên hoa hồng (Trang 49)
Bảng 4.11: Sự phát triển của quần thể nhện Tetranychus urticae trên hoa hồng - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.11 Sự phát triển của quần thể nhện Tetranychus urticae trên hoa hồng (Trang 49)
Hình 4.15: V−ờn bố trí thí nghiệm sức tăng quần thể thực tế của - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4.15 V−ờn bố trí thí nghiệm sức tăng quần thể thực tế của (Trang 49)
Bảng 4.13: Biến động số l−ợng nhện bắt mồi Amblyseius sp. - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.13 Biến động số l−ợng nhện bắt mồi Amblyseius sp (Trang 51)
Bảng 4.12: Diễn biến mật độ nhện Tetranychus urticae trên hoa hồng sau khi thả nhện bắt mồi Amblyseius sp. - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.12 Diễn biến mật độ nhện Tetranychus urticae trên hoa hồng sau khi thả nhện bắt mồi Amblyseius sp (Trang 51)
Bảng 4.12: Diễn biến mật độ nhện Tetranychus urticae trên hoa hồng - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.12 Diễn biến mật độ nhện Tetranychus urticae trên hoa hồng (Trang 51)
Bảng 4.13: Biến động số l−ợng nhện bắt mồi Amblyseius sp. - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.13 Biến động số l−ợng nhện bắt mồi Amblyseius sp (Trang 51)
Tại bảng 4.13 biến động nhện bắt mồi phản đúng sự phong phú của vật mồi. 14 ngày sau khi thả nhện bắt mồi, l− ợng nhện bắt mồi tăng trung bình  khoảng 15 lần - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
i bảng 4.13 biến động nhện bắt mồi phản đúng sự phong phú của vật mồi. 14 ngày sau khi thả nhện bắt mồi, l− ợng nhện bắt mồi tăng trung bình khoảng 15 lần (Trang 52)
Hình 4. 15: Diễn biến mật độ của Tetranychus urticae và Amblyseius sp. - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Hình 4. 15: Diễn biến mật độ của Tetranychus urticae và Amblyseius sp (Trang 52)
Bảng 4.14: Biến động mật độ nhện T.urticae khi phun nước - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.14 Biến động mật độ nhện T.urticae khi phun nước (Trang 53)
Bảng 4.15: Hiệu lực (%) diệt nhện Tetranichus urticae của 8 loại thuốc trong phòng thí nghiệm  - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.15 Hiệu lực (%) diệt nhện Tetranichus urticae của 8 loại thuốc trong phòng thí nghiệm (Trang 54)
Bảng 4.15: Hiệu lực (%) diệt nhện Tetranichus urticae của 8 loại thuốc - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.15 Hiệu lực (%) diệt nhện Tetranichus urticae của 8 loại thuốc (Trang 54)
Bảng 4.16: Hiêu lực (%) của một số loại thuốc BVTV đối với nhện hai chấm Tetranychus urticae  - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.16 Hiêu lực (%) của một số loại thuốc BVTV đối với nhện hai chấm Tetranychus urticae (Trang 56)
Bảng 4.16 chỉ ra rằng, Soka và Pegasus là 2 loại thuốc có hiệu lực cao, sau  7 ngày đạt trên 80%, nh− ng sau 14 ngày hiệu lực trừ nhện giảm đáng kể - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.16 chỉ ra rằng, Soka và Pegasus là 2 loại thuốc có hiệu lực cao, sau 7 ngày đạt trên 80%, nh− ng sau 14 ngày hiệu lực trừ nhện giảm đáng kể (Trang 56)
Bảng 4.16 chỉ ra rằng, Soka và Pegasus là 2 loại thuốc có hiệu lực cao,  sau  7 ngày đạt trên 80%, nh−ng sau 14 ngày hiệu lực trừ nhện giảm đáng kể - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.16 chỉ ra rằng, Soka và Pegasus là 2 loại thuốc có hiệu lực cao, sau 7 ngày đạt trên 80%, nh−ng sau 14 ngày hiệu lực trừ nhện giảm đáng kể (Trang 56)
Bảng 4.16: Hiêu lực (%) của một số loại thuốc BVTV - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN NHỆN HẠI, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI CHỦ YẾU HÓA HỒNG VỤ XUÂN HÈ 2006 TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN
Bảng 4.16 Hiêu lực (%) của một số loại thuốc BVTV (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w