Xác định quan hệ cha, mẹ con là một hành vi pháp lý do các cơ quan, cá nhân theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận hoặc không thừa nhận quan hệ cha – con, mẹ con về mặt pháp lý, nhằm làm phát sinh hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái và ngược lại. Vấn đề xác định quan hệ cha mẹ con theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành căn cứ vào 2 sự kiện pháp lý đó là sự kiện sinh đẻ và sự kiện nhận con nuôi.
Trang 1MỞ ĐẦU
Nếu quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ pháp lý hôn nhân thì quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ
tự nhiên, đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội Có thể thấy rằng quan
hệ cha, mẹ con vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội Quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ được pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt các quyền về tài sản giữa cha, mẹ và con, về thừa kế tài sản… Bên cạnh đó quan hệ cha, mẹ con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và của con đối với cha mẹ Đồng thời khi có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đinh thì mối quan hệ này sẽ là cơ sở để giải quyết nhanh chóng kịp thời Đối với xã hội, việc xác định quan hệ cha mẹ con sẽ tạo được đơn vị là gia đình vì gia đình là cơ sở
tế bào của xã hội, gia đình có vai trò sản xuất ra con người duy trì nòi giống, tái sản xuất ra lao động bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên đồng thời giáo dục xã hội hóa con người Cá nhân là thành viên của gia đình đồng thời là công dân của xã hôi, vì vậy mỗi thành viên trong gia đình sẽ làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp và phát triển mọi mặt
Chính lẽ đó pháp luật hôn nhân gia đình đã quy định chi tiết cụ thể nhằm điều chỉnh quan hệ quan trọng trên bên cạnh đó còn có thêm một số chế định mới về xác định cha mẹ con trong thời đại mới – thời kỳ khoa học phát triển Xác định quan hệ cha, mẹ con là một hành vi pháp lý do các cơ quan, cá nhân theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận hoặc không thừa nhận quan hệ cha – con, mẹ - con về mặt pháp lý, nhằm làm phát sinh hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái và ngược lại Vấn đề xác định quan hệ cha mẹ con theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành căn cứ vào 2 sự kiện pháp lý đó là sự kiện sinh đẻ và sự kiện nhận con nuôi
Trang 2NỘI DUNG
I. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ
1. Căn cứ phát sinh quan hệ
Trong đời sống xã hội, việc một người phụ nữ sinh con, cho dù kết quả của hôn nhân là hợp pháp hay không hợp pháp với người đàn ông là cơ sở làm phát sinh quan hệ giữa cha, mẹ và con Đó là mối liên hệ huyết thống
tự nhiên theo quy luật sinh học Quan hệ cha, mẹ con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp
2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ con
2.1 Xác định quan hệ cha, mẹ con trong giá thú:
Mặc dù luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) 2014 không quy định thế nào là con trong giá thú (cũng như con ngoài giá thú) nhưng theo cách hiểu thông thường thì con trong giá thú là con mà cha mẹ sinh ra có có quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức là việc kết hôn đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận Luật HNGĐ 2014 quy định tại Điều 88
1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con
do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ
và phải được Tòa án xác định.
Quá trình điều tra khảo sát thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ta cho thấy ngày nay nam nữ được tự do yêu đương , tìm hiểu trước khi kết hôn có nhiều trường hợp người phụ nữ đã thụ thai trước khi kết hôn, sau khi kết hôn được thời gian ngắn thì sinh con Hôn nhân ở đây là thời kì quan hệ vợ chồng tồn tại (từ khi kết hôn đến khi chấm dứt theo pháp luật) Chấm dứt là vợ (hoặc chồng) chết (chết về mặt sinh học hoặc chết do tuyên bố chết) hoặc ly hôn (khi phán quyết của tòa án có hiệu lực) như vậy về nguyên tắc trong thời gian kết
Trang 3hôn đứa trẻ được sinh ra sẽ là con chung của 2 vợ chồng Chồng của người mẹ đứa trẻ là cha đứa trẻ
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân Tức là nếu 300 ngày sau khi chấm dứt hôn nhân (ý nghĩa việc chấm dứt ở trên) thì con của người vợ
là con chung trong giá thú của 2 vợ chồng
Theo khoản 2 điều 88: Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải
có chứng cứ và phải được Tòa án xác định Khi nghi ngờ người vợ không chung thủy để không thừa đứa trẻ do vợ sinh ra là con mình người chồng phải có nghĩa vụ chứng minh đứa trẻ đó không phải con mình.
Người chồng có thể chứng minh bằng cách:
- Sự thừa nhận của người vợ đó là con của người khác
- Người chồng chứng minh được rằng mình vắng mặt trong thời gian vợ có thể thụ thai đứa bé đó
- Ngoài ra có thể là chứng cứ khác như người chồng bị vô sinh hoặc giám định AND,…
Nếu người chồng nghi ngờ nhưng không chứng minh thì tòa án buộc coi đứa trẻ
là con chung của 2 vợ chồng
Nếu trong thời gian 300 ngày sau ly hôn mà người vợ kết hôn với người khác thì đứa trẻ được coi là con chung của vợ và người chồng sau
2.2 Xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú:
Luật HNGĐ năm 2014 không định nghĩa “con ngoài giá thú” nhưng theo cách hiểu thông thường thì con ngoài giá thú là con do cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hoặc do cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn sinh ra
Trang 4Trường hợp này có thể là do người mẹ không có chồng mà sinh con, người
mẹ có chồng nhưng ngoại tình và sinh con với người khác, hai bên nam nam nữ
có chung sống với nhau nhưng cha mẹ không có đăng kí kết hôn, hoặc đã ly hôn
có phán quyết của tòa án và phán quyết này có hiệu lực nhưng sau đó lại tái hợp lại với nhau nhưng không đăng ký kết hôn nữa, sau đó sinh con,… đó đều là những trường hợp dẫn đến có con ngoài giá thú
Để xác định cha cho đứa trẻ khi có yêu cầu với toà án thì áp dụng quy định tại các điều 89, 90, 91 Luật HNGĐ 2014 đó là Quyền xác định con của người được nhận là cha, mẹ hoặc không nhận là cha, mẹ; quyền nhận cha, mẹ của người con; quyền nhận con của cha mẹ kể khi con đã chết,… Việc xác định cha me cho con ngoài giá thú bằng cách giám định y học có thể là khả năng sinh lý, yếu tố di truyền gen,… suy đoán từ các quan hệ của mẹ đứa trẻ với người đàn ông mà thẩm phán đưa ra phán quyết hợp lý
2.3 Xác định cha mẹ cho con khi sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản:
Duy trì nòi giống là một trong những mục đích cơ bản của hôn nhân chính vì thế sinh con là vấn đề mà mọi cặp vợ chồng hướng đến khi xây dựng gia đình Trong cuộc sống bên cạnh những cặp vợ chồng có khả năng sinh sản thì do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh hay nhân tạo mà vẫn còn đó những cặp vợ chồng bị mất đi khả năng sinh sản Khoa học ngày càng phát triển đã giúp các cặp vợ chồng vô sinh mong mỏi có con trở thành hiện thực Đứng trước xu thế phát triển của xã hội, luật pháp cũng có những sự điều chỉnh để theo kịp với thời đại nhằm tạo điều kiện cho xã hội phát triển, việc xác định cha mẹ cho con khi sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản trên phương diện pháp lý là rất quan trọng Tất cả các quy định đó đều nằm ở các điều từ 93 đến 100 luật Hôn nhân gia đình năm 2014 và NĐ số 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Biện pháp hỗ trợ sinh sản hiện này chủ yếu là thụ tinh trong ống nghiệm,
Trang 5thụ tinh nhân tạo Không những thế các biện pháp này không chỉ trong nội bộ những cặp vợ chồng vô sinh mà còn liên quan đến người thứ ba có thể người đó
là người cho mang thai hộ Các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình về xác định cha mẹ cho con khi sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản được phân loại thành:
2.3.1 Con sinh ra bởi người vợ trong cặp vợ sinh mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm:
Việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra bằng biện pháp trên đã được quy định tại Khoản 1 điều 93 "Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này" từ đó con được sinh ra trong trường hợp này là con chung của vợ chồng
Theo đó NĐ số 10/2015/NĐ-CP đã giải thích một số từ ngữ:
Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống
nghiệm để tạo thành phôi
Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục
trung bình từ 2 - 3 lần/ tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai (Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 NĐ số 10/2015/NĐ-CP)
Các điều kiện về thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định cũng có trong Nghị định này Trong Nghị định quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (Điều 7), hay trình tự thủ tục
đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (Điều 11)
2.3.2 Con sinh ra do người phụ nữ độc thân sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Pháp luật cũng cho phép người phụ nữ độc thân được áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản Đây là quyền lợi chính đáng của người phụ nữ khi họ không muốn kết
Trang 6hôn song vẫn muốn có con Khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã xác định người phụ nữ độc thân sinh con bằng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm là mẹ của con được sinh ra Trong trường hợp này chỉ có người mẹ phải nuôi con, không áp dụng căn cứ để xác định cha mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp Việc xác định cha mẹ, con chỉ căn cứ vào sự tự nguyện của người phụ nữ độc thân đói với việc sinh con theo phương pháp khoa học và sự kiện sinh đẻ của người đó Vì thế trong trường hợp này chỉ có quan hệ mẹ con duy nhất
Việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha,
mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người được sinh ra 2.3.3 Xác định cha mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều 94 luật HNGĐ 2014 quy định "Con sinh ra trong trường hợp mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra."
Khoản 22 Điều 3 trong luật cũng giải thích Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi
áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được quy định cụ thể tại Điều
95 Luật HNGĐ 2014 và Chương V NĐ số 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều kiện của bên nhờ mang thai hộ được quy định tại khoản 2 Điều 95 luật HNGĐ 2014 đó là có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người vợ
Trang 7không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Vợ chồng đang không có con chung, đã được tư vấn về pháp lý, y tế, tâm lý mà
cụ thể ở các điều 15, 16, 17 của NĐ số 10/2015/NĐ-CP ví dụ như các nguy cơ tai biến có thể xảy ra, vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên được quy định tại điều
97, điều 98, vấn đề xác định cha mẹ cho con tại điều 94, các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này, tác động tâm lý đến đứa trẻ như thế nào…
Điều kiện của bên mang thai hộ được quy định tại khoản 3 Điều 95 luật HNGĐ
2014 đó là người đó phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ, đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần, có
độ tuổi thích hợp và được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận về khả năng mang thai hộ, được tư vấn về pháp lý, y tế, tâm lý cũng ở các điều 15, 16, 17 của
NĐ số 10/2015/NĐ-CP, nếu người mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý của người chồng đó
Thỏa thuận mang thai hộ được lập thành văn bản có công chứng nếu có ủy quyền thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng (Điều 96) Thỏa thuận đó phải có các nội dung cơ bản được quy định tại Khoản 1 Điều 96 Hồ sơ
đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tuân theo Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải tuân theo nguyên tấc được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều 3 NĐ số 10/2015/NĐ-CP
Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không còn mà bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ theo quy định của
Bộ luật dân sự Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không nhận con và bên mang thai hộ không tự nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, thì Tòa án chỉ
Trang 8định người giám hộ cho đứa trẻ, bên nhờ mang thai hộ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
II. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện nhận con nuôi
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi (Khoản 1 Điều 3 Luật con nuôi năm 2010) … dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ con nuôi Quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp này được hình thành bằng con đường nuôi dưỡng nhằm mục đích gắn bó, xác lập quan hệ gia đình giữa cha mẹ nuôi
và con nuôi, đảm bảo cho đứa trẻ chưa thành niên được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong môi trường Để nhận con nuôi có hiệu lực thì phải tuân theo các điều kiện quy định trong luật con nuôi 2010
Điều 8 luật con nuôi 2010 Người được nhận làm con nuôi
1 Trẻ em dưới 16 tuổi
2 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3 Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4 Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Điều 14 luật con nuôi 2010 Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1 Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2 Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
Trang 9d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3 Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Khoản 2 Điều 28 Luật con nuôi 2010
2 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
3 Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
4 Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
III. Thẩm quyền trình tự thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con:
Khi có đầy đủ điểu kiện cho việc nhận cha, mẹ, con quy định tại Điều 102 Luật HNGĐ 2014 và Điều 30 NĐ 126/2014/NĐ-CP khi đó các bên sẽ làm hồ sơ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận quan hệ Trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết thì thuộc thẩm quyền
có Tòa án nhân dân và được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự Ngược lại nếu không có tranh chấp thì giải quyết theo thủ tục hành chính Điều 31 NĐ 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người nhận là cha,
mẹ, con công nhận và đăng ký việc nhận cha mẹ con có thẩm quyền công nhận
và đăng ký việc nhận cha mẹ con trên và Ủy ban nhân dân có trách nhiệm niêm
Trang 10hiện xác minh Ngoài ra còn quy định đối với trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì cơ quan đại diện tại nơi cư trú một trong hai bên, công nhận và đăng ký việc nhận cha con Hồ sơ nhận cha mẹ con cũng được quy định tại Điều 32 NĐ 126/2014/NĐ-CP
Thời hạn giải quyết việc nhận cha mẹ con là không quá 25 ngày kể từ ngày Sở
Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận hồ sơ hợp lệ và lệ phí Trường hợp cần xác minh theo quy định thì kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc (Điều 33 NĐ 126/2014/NĐ-CP) Trên cơ sở thẩm tra nếu thấy các bên cha, mẹ, con đáp ứng
đủ điều kiện nhận cha mẹ con thì Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, nếu từ chối thì Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, xã hội dần thay đổi
và hội nhập quốc tế Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực giúp cho nền kinh tế, văn hóa phát triển còn có những ảnh hưởng tiêu cực kìm nén sự phát triển đó, tiêu biểu như hiện tượng nam, nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân hay tình trạng
“sống thử” dẫn đến trường hợp những đứa trẻ sinh ra lại không có cha mẹ mình
là ai Vì vậy, việc quy định các vấn đề liên quan đến việc xác định cha, mẹ và con trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Bên cạnh đó, việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh từ việc xác định cha,
mẹ, con còn nhiều bất cập và vướng mắc Vì vậy, pháp luật cần quy định cụ thể
và chi tiết hơn các quy định liên quan đến các chế định trên