NGHIÊN CỨU RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG, HẠT XOÀI SAU THU HOẠCH Ở MIỀN NAM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHÚNG ĐỐI VỚI XOÀI XUẤT KHẨU
Trang 1-][\^ -
Nguyễn hữu đạt
nghiên cứu ruồi đục quả phương đông (bactrocera dorsalis hendel, tephritidae, diptera) hại xoμi sau thu
hoạch ở miền nam vμ đề xuất biện pháp phòng trừ
chúng đối với xoμi xuất khẩu
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.10.01
Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp
Hà Nội, 2008
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
VIệN KHOA HọC NÔNG NGHIệP Việt Nam
Tập thể hướng dẫn khoa học:
1 PGS_TS Nguyễn Thị Thu Cúc
2 PGS_TS Nguyễn Văn Tuất
Phản biện 1: GS_TSKH Vũ Quang Côn
Phản biện 2: GS_TS Nguyễn Văn Đĩnh
Phản biện 3: TS Phạm Thị Vượng
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại:
Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam
Vào hồi 8 giờ 30’ ngày 14 tháng 02 năm 2008
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
- Thư viện Cục Bảo vệ thực vật
các công trình đ∙ công bố có liên quan đến luận án
1 Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004), “Một số dẫn liệu về sinh học
và thức ăn nhân tạo của ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis Hendel)”,
Tạp chí Bảo vệ thực vật, (số 5/2004), trang 3-9
2 Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Văn Tuất (2004), “Kết quả sử dụng hơi nóng
xử lý ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis Hendel) hại xoài sau thu hoạch”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, (số 3/2004), trang 27-31
3 Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Văn Tuất (2007), “So sánh khả năng chịu nhiệt của các pha phát triển tiền hóa nhộng, của 3 lòai ruồi đục quả phổ
biến ở miền nam Bactrocera dorsalis, B correcta và B cucurbitae”,
Tạp chí Bảo vệ thực vật, (số 2/2007), trang 7-14
Trang 346,50C trong 20 phút, ẩm độ tương đối 50-60%, đạt hiệu quả trừ diệt
99,99% ruồi, đồng thời không làm giảm chất lượng quả xoài Cát Chu,
nhưng lại hạn chế được nấm gây nhiễm bệnh thán thư (Colletotrichum
gloeosporioides) Chế độ bảo quản lạnh ở [130C] sau xử lý nhiệt giúp
loại bỏ 2 loại bệnh thối quả do Fusicoccum sp và Phomopsis sp gây
ra, kéo dài được thời gian bảo quản của quả xoài đến hơn 17 ngày
1.7 Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đã xây dựng qui trình
nhân nuôi ruồi B dorsalis và qui trình xử lý khí nóng phòng trừ ruồi
B dorsalis trên xoài Cát Chu, chuẩn bị cho bước thương mại hóa xử lý
nhiệt phục vụ xuất khẩu
+ Qui trình nhân nuôi ổn định có thể cung cấp 1 số lượng ruồi
đồng nhất khỏe mạnh và đúng lúc: lồng nuôi trưởng thành kéo dài 2
tháng, tổng thời gian khai thác trứng là 47 ngày Qui trình nhân nuôi
phòng thí nghiệm với không gian nuôi lớn, có thể cung cấp số lượng
lớn ruồi và khâu vận hành tốn nhiều công lao động: lồng nuôi trưởng
thành kéo dài 1,5 tháng, tổng thời gian khai thác trứng là 24 ngày
+ Qui trình xử lý không khí nóng trừ ruồi đục quả B dorsalis có
thể vận hành với máy xử lý không khí nóng rẻ tiền hoặc máy xử lý hơi
nước nóng hiện đại Qui trình được xây dựng hoàn chỉnh từ khâu chọn
lọc, thải loại, phân loại quả, phương thức vận hành máy cho đến khâu
làm mát, cách ly chống tái nhiễm ruồi sau xử lý, đóng gói, bảo quản
và vận chuyển
2 Đề nghị
Công nhận thông số xử lý không khí nóng nêu ở trên như là một
biện pháp quản lý nguy cơ ruồi B dorsalis Hendel ở Việt Nam, xây
dựng báo cáo kỹ thuật chính thức để gửi cho Cơ quan KDTV các nước
nhập khẩu có tiềm năng, xin rỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xoài Cát Chu
của Việt Nam
Mở đầu
1 tính cấp thiết của đề tμi
Việt Nam có nhiều loại quả nhiệt đới, trong đó, xoài (nhất là xoài Cát) và thanh long là 2 loại quả ngon nổi tiếng và thuộc nhóm có tiềm năng xuất khẩu lớn, đặc biệt cho khu vực Phía Nam Trong các giống xoài trồng ở Việt Nam, giống xoài Cát Chu vừa đạt yêu cầu về chất lượng, vừa dễ trồng, cho sản lượng cao, có vỏ dày nên dễ sơ chế, phân loại, vận chuyển và bảo quản Tuy nhiên trong những năm qua xoài Cát Chu của ta chưa xuất khẩu được ra các thị trường khó tính trên thế giới Một trong những nguyên nhân đó là ruồi đục quả, đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước
Giải quyết cho các vấn đề khoa học và vượt qua rào cản kiểm dịch,
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ruồi đục quả
Phương Đông (Bactrocera dorsalis h endel, Tephritidae, Diptera)
gây hại xoài sau thu hoạch ở miền Nam và đề xuất biện pháp phòng trừ chúng đối với xoài xuất khẩu”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tμi
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các đặc điểm hình
thái, sinh học và sinh thái của Bactrocera dorsalis Hendel trong tự
nhiên và nuôi nhân tạo, xây dựng qui trình xử lý nhiệt bằng không khí nóng để diệt trừ chúng, không ảnh hưởng đến phẩm chất quả xoài sau thu hoạch, nhằm góp phần xuất khẩu được quả xoài đạt hiệu quả kinh
tế và môi trường
3 ý nghĩa khoa học vμ thực tiễn của đề tμi
ý nghĩa khoa học của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu, xây dựng qui trình xử lý
nhiệt để phòng trừ ruồi đục qủa phương Đông Bactrocera dorsalis
trên xoài một cách có hệ thống và toàn diện
Trang 4- Cung cấp nhiều dẫn liệu mới về các đặc điểm hình thái, sinh học,
sinh thái cũng như khả năng gây hại trên xoài Cát Chu và tính chống
chịu nhiệt của ruồi đục quả phương Đông
- Xây dựng được qui trình nuôi nhân B.dorsalis số lượng lớn ở điều
kiện ổn định và phòng thí nghiệm với hiệu suất kinh tế kỹ thuật cao
- Xác định được nhiều thông số xử lý nhiệt phù hợp để trừ ruồi đục
quả, hạn chế sự phát triển của các loài nấm bệnh hại quả sau thu
hoạch và đảm bảo được phẩm chất quả xoài theo tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm để xuất khẩu
- Cung cấp được nhiều thông số, số liệu có giá trị, là cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu xử lý nhiệt các loại quả khác để xuất khẩu
ý nghĩa thực tiễn
- Qua việc xây dựng thành công qui trình xử lý nhiệt để phòng trừ
ruồi đục quả phương Đông, đề tài đáp ứng được yêu cầu xử lý quả
xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đặc biệt là xoài Cát Chu sang các quốc
gia như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Tân Tây Lan và úc
- Kết quả về thành phần ruồi đục quả trên quả xoài sau thu hoạch
và ở vùng trồng xoài miền Nam Việt Nam hỗ trợ tốt cho việc cung cấp
thông tin phân tích nguy cơ cho nước nhập khẩu về các loài dịch hại
có khả năng đi theo hàng hoá một cách có lợi nhất cho Việt Nam
4 Đối tượng vμ phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Ruồi đục quả phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel gây hại
trên xoài Cát Chu ở miền Nam Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thành phần các loài ruồi đục quả trên quả xoài sau thu hoạch và ở
vùng trồng xoài của miền Nam Việt Nam
1.3 Nhân nuôi được ruồi ở cả 2 điều kiện ổn định và phòng thí nghiệm:
+ Trong chế độ nhân nuôi ổn định: thời điểm thu trứng vào 17-32 ngày sau vũ hóa, thu nhộng và tạo lồng nuôi mới vào 7 ngày sau thu trứng là thời điểm tốt và hợp lý nhất để nhân nuôi qua các thế hệ và cung cấp ruồi (trứng, giòi) cho thí nghiệm Với chu kỳ 1 ngày thu trứng 1 lần và 1 lần thu trong 1 giờ, có thể thu 8.000-10.000 trứng cho
1 lồng nhỏ gồm 1500 trưởng thành
+ Trong chế độ nhân nuôi phòng thí nghiệm: thời điểm thu trứng vào 25-32 ngày sau vũ hóa, thu nhộng và tạo lồng nuôi mới vào 8 ngày sau thu trứng là thời điểm tốt và hợp lý nhất để nhân nuôi qua các thế hệ Với chu kỳ 1 ngày thu trứng 1 lần và 1 lần thu trong 1 giờ,
có thể thu 50.000 trứng trong vòng 1 giờ thu trứng của chu kỳ 1 ngày thu trứng 1 lần, cho 1 lồng lớn gồm 15.000 trưởng thành
1.4 Giải pháp lây nhiễm quả bằng cách “cấy trứng vào quả và tạo thông thoáng” và “châm kim hỗ trợ đẻ trứng” theo phương pháp Peterson (2001a) [123] tỏ ra có hiệu quả rất cao cho 2 qui mô thí nghiệm xử lý nhiệt nhỏ và lớn
1.5 Thời gian phôi phát triển 80% và thời gian trứng phát triển 90% có sự tương đồng và có lớp phôi bì bảo vệ phôi nhận diện được Trứng ở thời điểm này (trứng già 26 giờ ủ ở 28±0,10C) có khả năng chống chịu nhiệt cao nhất so với các giai đoạn phát triển trứng và giòi khác (trứng non, giòi tuổi 1, 2, 3), cả trong trường hợp xử lý ruồi trần trụi trong nước nóng (460C trong thời gian từ 2-20 phút) lẫn xử lý ruồi
đang sống trong quả xoài Cát Chu bằng không khí nóng (ở mức 42 -
470C)
1.6 Biện pháp xử lý trừ ruồi B dorsalis cho xoài Cát Chu bằng
không khí nóng với thông số xử lý nhiệt là nhiệt độ tâm quả đạt
Trang 5nuôi trưởng thành kéo dài 1,5 tháng; tổng thời gian khai thác trứng là
24 ngày, một ngày thu 1 lần, 1 lần thu 1 giờ được 50.000 trứng cho 1
lồng lớn 15.000 trưởng thành; tương ứng 9 lồng trưởng thành chỉ phải
duy trì 45 hộp sâu non (giòi) mật độ 6.000 trứng/1kg cà rốt tươi
3.4.4.2 Quy trình xử lý nhiệt trừ B dorsalis bằng không khí nóng
Qui trình xử lý không khí nóng trừ ruồi đục quả B dorsalis cho
xoài Cát Chu có thể vận hành hoặc với máy xử lý không khí nóng rẻ
tiền sản xuất được ở Việt Nam với dãy biên độ ẩm từ 50-85%
(Peterson 2002), hoặc bằng một máy xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng
hiện đại theo công nghệ của hãng Sanchu có các chế độ cài đặt ẩm độ
buồng xử lý trong một phạm vi rất rộng từ 50-95% - tức có cả chức
năng xử lý bằng không khí nóng lẫn hơi nước nóng (JICA-IPQTF,
2005-2007) Qui trình đã được xây dựng hoàn chỉnh từ khâu chọn lọc,
thải loại, phân loại quả, phương thức vận hành máy cho đến khâu làm
mát, cách ly chống tái nhiễm ruồi sau xử lý, đóng gói, vận chuyển
Kết luận vμ đề nghị
1 Kết luận
1.1 Thành phần ruồi đục quả xoài Cát Chu sau thu hoạch chỉ gồm
2 loài B dorsalis và B correcta, đây cũng là 2 loài ruồi đục quả
thường gặp nhất trong bẫy ME và dễ có khả năng bắt gặp nhất trên các
loại quả phổ biến khác ở vùng trồng xoài ở miền Nam Các loài ít phổ
biến B carambolae, B verbascifoliae và B zonata có xuất hiện trong
vùng trồng xoài nhưng không gây hại xoài cũng như các quả trồng
phổ biến khác trong vùng
1.2 Vòng đời B dorsalis nuôi trong 2 điều kiện ổn định và phòng
thí nghiệm tuần tự là 24 và 26 ngày: trong đó trứng là 33 và 38 giờ,
sâu non (giòi) là 137 và 144 giờ (6 ngày), nhộng là 7,5 và 8,5 ngày và
thời gian tiền đẻ trứng là 9 và 10 ngày
- Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của B dorsalis và kỹ thuật nuôi nhân B dorsalis số lượng lớn ở 2 điều kiện nuôi ổn định và
phòng thí nghiệm
- Biện pháp xử lý nhiệt và tác động của biện pháp xử lý nhiệt bằng không khí nóng và chế độ bảo quản lạnh sau xử lý đến phẩm chất quả
- Xây dựng qui trình nuôi nhân B dorsalis và qui trình xử lý nhiệt
bằng không khí nóng để trừ diệt chúng đảm bảo chất lượng quả xoài Cát Chu xuất khẩu
5 Những đóng góp mới của luận án
- Xác định được thành phần các loài ruồi đục quả trên quả xoài sau thu hoạch và ở vùng trồng xoài của miền Nam Việt Nam theo yêu cầu phân tích nguy cơ dịch hại của nước nhập khẩu
- Bổ sung được nhiều dẫn liệu khoa học mới có liên quan đến các
đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của B dorsalis
- Xây dựng được qui trình nuôi nhân và cung cấp B dorsalis Hendel số lượng lớn trong điều kiện ổn định và phòng thí nghiệm
- Cung cấp các thông số kỹ thuật và xây dựng qui trình xử lý nhiệt
bằng không khí nóng trừ ruồi B dorsalis nhiễm hại quả xoài Cát Chu
6 Bố cục của luận án
Luận án gồm 154 trang, 3 chương, 39 bảng, 35 hình, tham khảo
162 tài liệu trong và ngoài nước, có 3 công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến luận án được công bố và phần phụ lục
chương 1 tổng quan tμi liệu vμ cơ sở khoa học của đề tμi 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Ruồi đục quả là một trong những đối tượng kiểm dịch thực vật quan trọng và là rào cản xuất nhập khẩu quả tươi nhiệt đới sang các nước phát triển Để xuất khẩu được quả tươi, các nước đang phát triển đều
Trang 6phải nghiên cứu lựa chọn giải pháp kỹ thuật xử lý ruồi trên quả tươi
giai đọan sau thu họach như là một giải pháp trước mắt ít tốn kém
nhất (Peterson, 2001; Waddell, 2005; Heather, 1994, 2001)
1.2 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Một số tác giả như Allwood và ctv (2003), CABI (2001), Corcoran
và ctv (1998), Drew và Hancock (1994), EPPO (2005), Heither và
ctv (1985), Heither (1994, 2001), JICA (1996), Peterson (2000b),
PPQ-USDA APHIS (2007), White và Hancock (1997), White và
Harris (1992), đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân bố, tác hại
của ruồi đục quả phương Đông nói chung và với xoài nói riêng, cũng
như về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ruồi đục quả
phương Đông và về những biện pháp xử lý ruồi đục quả phương Đông
trên quả sau thu hoạch (trong đó có xoài)
Để diệt các loài ruồi thuộc giống Anastrepha trên xoài từ Mê-hi-cô
nhập vào Mỹ thì nhiệt độ xử lý là 43oC trong thời gian 6 giờ, để trừ
Anastrepha ludens trên xoài từ Hawai vào Mỹ thì chỉ cần giữ 43oC
trong 4 giờ Đối với xoài từ Đài Loan, để tiêu diệt B dorsalis và B
cucurbitae, người ta sử dụng hơi nước nóng bão hòa (100%RH), xử lý
ở 46,5oC trong 30 phút Thông số nhiệt cho xoài từ Thái Lan để trừ
ruồi B dorsalis là 44oC trong 3 giờ hoặc 46oC trong 1 giờ hoặc 48oC
trong 30 phút tùy thuộc đặc tính chịu nhiệt cuả các giống xoài khác
nhau Với xoài từ Philippines thì việc trừ ruồi B occipitalis, B
cucurbitae và B philippinensis cần ẩm độ 100%, nhiệt độ xử lý là
46oC, giữ trong 10 phút (PPQ-USDA APHIS, 2007 )
1.3 Nghiên cứu ở trong nước
Một số tác giả trong và ngoài nước như Nguyễn Thị Thu Cúc
(2000), Huỳnh Trí Đức và ctv (2004), Bùi Công Hiển và Trần Huy
Thọ (2003), Lê Đức Khánh và ctv (2004), Drew và ctv (1999-2000),
khí nóng ở [46,50C trong 20 phút] bảo quản được lâu hơn (hơn 17 ngày), quá trình chín diễn ra chậm hơn, màu sắc của quả giữ xanh đẹp lâu hơn Quả xoài có đủ khả năng đáp ứng được thời gian vận chuyển, bày bán ở các cửa hàng ở các nước nhập khẩu Các chỉ tiêu chất lượng khác sau xử lý không khí nóng đều không khác biệt so với đối chứng không xử lý Khảo sát về tác động của việc xử lý không khí nóng và bảo quản lạnh cũng ghi nhận: xử lý không khí nóng [46,50C/20 phút]
cũng hạn chế nấm gây nhiễm bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides) và ở điều kiện bảo quản 130C±1 sau xử lý, hạn chế
được Fusicoccum sp và Phomopsis sp
3.4.4 Quy trình nhân nuôi và cung cấp ruồi và quy trình xử lý nhiệt với xoài Cát Chu đảm bảo chất lượng xuất khẩu
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về ruồi đục quả và biện pháp
xử lý nhiệt, chúng tôi đã xây dựng được hai quy trình:
3.4.4.1 Quy trình nhân nuôi và cung cấp ruồi
a Qui trình nuôi ở điều kiện ổn định có thể cung cấp một số lượng lớn ruồi đồng nhất, khỏe mạnh: lồng nuôi trưởng thành kéo dài 2 tháng, tổng thời gian khai thác trứng là 47 ngày, một ngày thu 1 lần, 1 lần thu 1 giờ được 8000-10.000 trứng cho 1 lồng nhỏ 1.500 trưởng thành; tương ứng 20 lồng trưởng thành chỉ phải duy trì 2 hộp sâu non (giòi) mật độ 18.000 trứng/1kg cám mì
b Qui trình nuôi phòng thí nghiệm vẫn có thể cung cấp một số lượng lớn ruồi, thậm chí lớn hơn ở điều kiện nuôi ổn định, do phòng nuôi phòng thí nghiệm có thể có kích thước lớn hơn rất nhiều so với không gian nuôi hạn chế của phòng nuôi ổn định Tuy nhiên chất lượng trứng (tỉ lệ trứng nở và tỉ lệ sâu non phát triển thành con trưởng thành) và sự tiện lợi trong khâu vận hành (công lao động) ở qui trình nuôi phòng thì nghiệm thì không bằng ở qui trình nuôi ổn định: lồng
Trang 7Bảng 3.27 Mức độ tử vong của ruồi ở các mức thời gian xử lý khác
nhau (Số nhộng còn sống và tỉ lệ chết trong các quả đã xử lý) [2004]
Thời gian
xử lý (phút)
ở 46.50C
Số nhộng ở lô đối chứng
Con số
xử lý (ước tính)
Số nhộng sống sót
Mức độ tử vong mong đợi (xác suất 95%)
Chú thích: Thời gian xử lý 0 phút ở 46,5 0 C có nghĩa xử lý nhiệt cho
đến khi nhiệt độ tâm quả đạt đến 46,5 0 C thì ngưng, quả lúc
này được lấy ra khỏi buồng xử lý ngay lập tức
3.4.2 Thí nghiệm chính thức (thí nghiệm xác nhận)
Thí nghiệm chính thức cho thấy không có cá thể ruồi nào sống
trong số 32.358 trứng già được xử lý ở 46,50C trong 20 phút, với mức
độ tử vong mong đợi là 99,99%, ở mức xác suất 95% (bảng 3.28)
Bảng 3.28 Mức độ tử vong của ruồi ở 46,5 0 C/20 phút,qua các lần lặp
lại (Số nhộng còn sống và tỉ lệ chết trong các quả đã xử lý) [2004]
Lần lập lại Số nhộng
ở lô đối chứng
Số trứng già xử lý
ước tính
Số nhộng hồi phục (sống sót)
Mức độ tử vong mong đợi (xác suất 95%)
3.4.3 ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt bằng không khí nóng
và chế độ bảo quản lạnh sau xử lý đến phẩm chất của quả
Chế độ bảo quản lạnh ở [130C±1] kéo dài được thời gian bảo quản
của quả xoài Cũng ở chế độ bảo quản này, quả xoài sau xử lý không
HORTRESEARCH-PPD-SOFRI (2005), Peterson và ctv (2002),
PPD/MARD (2003), Waddell (2005) đã có nhiều công trình nghiên cứu riêng cho Việt Nam về thành phần ruồi đục quả nói chung và ruồi
đục quả xoài nói riêng; về phân bố, tác hại của ruồi đục quả phương
Đông nói chung và với xoài nói riêng; về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ruồi đục quả phương Đông; về xây dựng hệ thống kiểm dịch trước và sau thu hoạch; về qui trình thu hoạch và chuẩn bị xử lý bằng một biện pháp KDTV trừ ruồi đục quả cho xoài Cát Chu; và về kinh nghiệm trong phân tích nguy cơ hàng hóa với nước nhập
1.4 Nhận xét chung và vấn đề quan tâm
Để trừ ruồi đục quả giai đoạn sau thu hoạch, chỉ có biện pháp xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng hoặc không khí nóng (khi ẩm độ xử lý thấp hơn 95%) đang là vấn đề thời sự trong việc áp dụng để phá bỏ rào cản kiểm dịch (Heither, Corcoran và Kopittke, 1997; JICA, 1996) Quả xoài và biện pháp xử lý không khí nóng tỏ ra thích hợp với bước nghiên cứu mở đầu cho việc xuất khẩu quả tươi của Việt Nam
chương 2 : địa điểm, thời gian, vật liệu,
nội dung vμ phương pháp nghiên cứu 2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Trung tâm Kiểm dịch Thực vật Sau nhập khẩu II (2000 - 2007)
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Nguồn ruồi B dorsalis nuôi sẵn trong phòng; với 2 hệ thống nuôi
B dorsalis: *1 ở chế độ ổn định [gồm tủ định ôn nuôi trứng
(280C±0,1), biotron nuôi giòi và ruồi trưởng thành (280C±0,5 và
70-80%RH) và biotron trữ quả nhiễm (280C±0,5) tự động, với nguồn thức
ăn cám mì nhập nội nuôi giòi, protein khô cao cấp trộn đường nuôi trưởng thành, mật độ nuôi 1500 ruồi trong lồng nuôi nhỏ (30x30x40)
cm3] và *1 ở chế độ phòng thí nghiệm [tủ định ôn nuôi trứng
Trang 8(280C±0,5), phòng nuôi giòi và ruồi (270C±1 và 60-85%RH), phòng
trữ quả nhiễm (280C±0,5) tự thiết kế, nguồn thức ăn cà rốt tươi nuôi
giòi, protein ướt và đường cho ruồi, mât độ nuôi 15.000 ruồi trong
lồng nuôi lớn (70x70x70) cm3]; quả các loại và xoài Cát Chu bọc quả,
không phun thuốc trước thu hoạch; vật liệu nghiên cứu khác: máy
nhúng nước nóng, máy xử lý không khí nóng và các thiết bị đi kèm
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Thành phần ruồi đục quả sau thu hoạch ở miền Nam
- Đặc điểm hình thái, sinh học cơ bản của B dorsalis Hendel
- Cơ sở khoa học để dùng nhiệt xử lý ruồi đục quả phương Đông
và xây dựng qui trình nhân nuôi ổn định và phòng thí nghiệm
- Nghiên cứu xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả phương Đông hại xoài
Cát Chu sau thu hoạch và xây dựng qui trình xủ lý nhiệt
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Về thành phần ruồi đục quả sau thu hoạch ở miền Nam: sử
dụng bẫy Methyl Eugenol thu các loài trong giống Bactrocera và thu
thập ngẫu nhiên các loại quả nhiễm (gồm xoài và các loại quả phổ
biến khác) trong vùng trồng xoài, hàng tháng, trong 3 năm 2000, 2001
và 2002; giám định tên giống loài ruồi theo khóa phân loại của White
và Harris (1992) , Drew và Hancock (1994)
2.4.2 Về đặc điểm hình thái cơ bản: dựa theo phương pháp của
Peterson (2000a), Norris và Upton (1974); các mô tả lý thuyết của
Peterson (2000) và Miyazaki (JICA-IPQTF, 2006); khoá phân loại của
White và Harris (1992), Drew và Hancock (1994)
2.4.3 Về đặc điểm sinh học cơ bản: theo phương pháp của
Peterson (2000, 2001), Miyazaki, Yoneda (JICA-IPQTF, 2006)
2.4.4 Về cơ sở khoa học để dùng nhiệt xử lý ruồi đục quả phương
Đông: theo phương pháp nghiên cứu của Peterson (2000a, 2001a,
Trứng già chống chịu nhiệt cao nhất trong quả xoài Cát Chu Nhiệt độ xử lý dự kiến theo tính toán lý thuyết, đạt tới 47,150C sẽ diệt
được 99% trứng già và các pha phát triển khác của ruồi B dorsalis
trong quả xoài Cát Chu Thông thường các kết quả nghiên cứu trên thế giới không xử lý nhiệt vượt quá mức 470C vì lý do kỹ thuật để tránh quả bị tổn thương nhiệt Người ta thường có khuynh hướng xử lý quả ở ngưỡng nhiệt độ thấp hơn 470C (thí dụ 46,50C) nhưng kéo dài thời gian xử lý (5, 10, 20’) để vừa tránh tổn thương nhiệt vừa tiết kiệm nguồn nhiệt lượng lưu tồn lại trong buồng xử lý (JICA, 1996)
3.4 Nghiên cứu xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả phương Đông hại xoài Cát Chu sau thu hoạch
Điểm mới của luận án ở đây là dùng không khí nóng để xử lý xoài xuất khẩu Về định nghĩa biện pháp không khí nóng là biện pháp mà sau giai đoạn làm nóng nhiệt độ trong buồng xử lý, ẩm độ sẽ được duy trì ổn định ở mức 50% trong suốt quá trình xử lý Do tính chất qui mô lớn, thí nghiệm xác nhận được thực hiện trên một liều lượng xử lý duy nhất (với trứng già), trên cơ sở kết quả của thí nghiệm tiên đoán, thực hiện với nhiều mức liều lượng khác nhau(với trứng già)
3.4.1 Thí nghiệm thăm dò (thí nghiệm tiên đoán)
Thí nghiệm tiên đoán được thực hiện ở nhiệt độ 46,50C trong khoảng từ 0 đến 40 phút (0’, 5’, 10’, 20’, 30’, 40’) theo phương pháp Peterson (2001) Kết quả ghi nhận ở các điều kiện nhiệt độ 46,50C và thời gian xử lý từ 5 đến 40 phút, không quan sát thấy giòi sống sót (bảng 3.27) Theo khuyến cáo của Peterson (2001), nên chọn thí nghiệm xác nhận ở mức thời gian xử lý cao hơn mức chết tối thiểu 2
mức độ xử lý, tức ở mức xử lý với thời gian 20 phút
Trang 9Bảng 3.24 LT50 và LT 99,9968 - kiểu hình Probit không chuyển
đổi log (2005-2006)
Trứng non -5,235 (-8,15 – -2,59) 15,31 (12,58 – 18,39)
Trứng già 17,762 (16,61 – 18,99) 38,31 (35,59 – 41,72)
Giòi tuổi 1 11,982 (11,06 – 12,91) 32,53 (30,13 – 35,55)
Giòi tuổi 2 2,269 (0.98 – 3,44) 22,82 (20,72 – 25,40)
Giòi tuổi 3 6,109 (5,076 – 7,09) 26,66 (24,45 – 29,42)
Ghi chú: + Độ tin cậy 95%
+ LT50 : Mức nhiệt gây chết 50% số ruồi + LT99,9968 : Mức nhiệt gây chết 99,9968% số ruồi
3.3.3.2 ở kiểu xử lý khi trứng, giòi nằm trong quả xoài Cát Chu
Trường hợp xử lý trứng, giòi nằm trong quả xoài, kết quả khảo sát
cũng ghi nhận trứng già có khả năng chịu nhiệt cao nhất (bảng 3.26)
Bảng 3.26 LD50 và LD99 - kiểu hình CLL (2004)
Pha phát dục LD50 (95% FL) LD99 (95% FL)
Trứng già 43,26 (42,66-43,80) 47,15 (46,43-48,11)
Trứng non 41,11 (40,31-41,77) 45,00 (44,30-45,87)
Giòi tuổi 1 41,56 (40,87-42,13) 45,45 (44,81-46,27)
Giòi tuổi 2 41,07 (40,27-41,73) 44.96 (44.26-45.82)
Giòi tuổi 3 41,07 (40,19-41,80) 44,95 (44,19-45,90)
Ghi chú : LD 50 : Mức nhiệt gây chết 50% số ruồi thử nghiệm
LD 99 : Mức nhiệt gây chết 99% số ruồi thử nghiệm
FL: Fiducial limit – Giới hạn chuẩn để so sánh
Nhiệt độ xử lý dự kiến theo tính toán lý thuyết, đạt tới 47,150C sẽ
diệt được 99% trứng già và các pha phát triển khác của ruồi B
dorsalis trong quả xoài Cát Chu
3.3.3.3 Tổng hợp và thảo luận
2001b), Miyazaki, Yoneda (JICA-IPQTF, 2006), phương pháp vi phẫu của Bộ môn Mô phôi, trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, và bố trí thí nghiệm, chọn lựa quả và thống kê số liệu theo Kopittke (2001) 2.4.5 Về xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả phương Đông hại xoài Cát Chu sau thu hoạch: theo phương pháp nghiên cứu chung của Peterson (2001b), phương pháp định lượng sự nhiễm hại nấm của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1998), và phương pháp bố trí thí nghiệm, chọn lựa quả, thống kê số liệu của Kopittke (2001)
chương 3 : kết quả vμ thảo luận
3.1 Thành phần ruồi đục quả sau thu hoạch ở miền Nam
3.1.1 Thành phần ruồi đục các loại quả trồng ở vùng trồng xoài
3.1.1.1 Thành phần ruồi đục quả ở vùng trồng xoài
Thành phần ruồi đục quả trong vùng trồng xoài và độ thường gặp của từng loài trong bẫy Methyl Eugenol như sau:
Có 5 loài Bactrocera vào bẫy, bao gồm: B dorsalis, B correcta,
B carambolae, B verbascifoliae, B zonata (Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Thành phần ruồi đục quả vào bẫy Methyl Eugenol qua các tháng trong năm ở một số tỉnh Nam Bộ (2000-2002)
Tháng trong năm Thành phần loài
B dorsalis Hendel +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++
B correcta Bezzi +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++
B carambolae Drew &
Hancock
B verbascifoliae Drew &
Hancock
Ghi chú: ( + ) độ thường gặp < 5%; ( ++ ) độ thường gặp ≥ 5% và < 80%; ( +++ ) độ thường gặp ≥ 80%
Trang 10Bactrocera dorsalis và B correcta có độ thường gặp trong bẫy
cao nhất, luôn ở mức 90-100% ở các tháng trong năm Các loài
Bactrocera khác có độ thường gặp chung chiếm từ 2-7,5%, gồm B
carambolae, B verbascifoliae và B zonata Các tháng có độ thường
gặp ruồi cao là tháng 1, 2, 4, 5, 6 và 10 (hình 3.1)
0 20 40 60 80 100 120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
B dorsalis
B correcta
B spp
Hình 3.1 Độ thường gặp trung bình của ruồi đục quả trong bẫy Methyl
Eugenol qua các tháng trong năm ở một số tỉnh Nam Bộ (2000-2002)
3.1.1.2 Thành phần ruồi đục quả trên một số loại quả ở vùng
trồng xoài
Khảo sát xoài, na, gioi và ổi, được thu mua tại các kho sơ chế
hoặc chợ địa phương cấp xã thuộc vùng Đông và Tây Nam Bộ vào
tháng 5 (2000, 2001, 2002) Chọn tháng 5 khảo sát vì đây là một trong
những tháng trong năm ruồi có độ thường gặp cao trong bẫy ME,
đồng thời cũng là tháng cuối vụ thu hoạch xoài Kết quả khảo sát chỉ
phát hiện được 2 loài ruồi B dorsalis và B correcta, hai loài này luôn
có sự xuất hiện song hành Về mức độ nhiễm ruồi trên quả, B dorsalis
chiếm ưu thế, cả về tỉ lệ nhiễm lẫn số cá thể ruồi nhiễm; cá biệt chỉ có
ổi thu mua ở Tây Nam Bộ là có vẻ nhiễm B correcta nặng hơn
Xét về quả nhiễm ruồi sau thu hoạch: quả xoài ít bị ruồi nhiễm hại
nhất so với các loại quả trồng phổ biến khác trong vùng trồng xoài
(3%), bằng mức độ nhiễm thấp nhất khi ở trong vườn (3% - 18%) (Lê
Đối với trứng non, có sự khác biệt giữa có xử lý và không xử lý nhiệt: trứng có xử lý nhiệt bị đục lại không còn trông rõ phần phôi bên trong, trong khi trứng không xử lý nhiệt vẫn có hình dạng bình thường Với trứng già, do có lớp tế bào bảo vệ vỏ trứng che khuất nên không phát hiện khác biệt của phôi có và không xử lý
b Cấu trúc mô tế bào sâu non (giòi) tuổi 1, 2, 3
Quan sát lớp cắt mô tế bào sau khi nhuộm màu: ở cả 3 giai đoạn giòi tuổi 1, 2, 3, phần mô không xử lý nhiệt (a) đều gồm những tế bào còn liên kết chặt chẽ với nhau trong tổ hợp mô, phần tế bào chất bên trong tế bào vẫn còn được duy trì, thể hiện ở sự nhuộm màu đồng nhất trong nội phần các tế bào; Ngược lại, những tế bào trong phần mô có
xử lý nhiệt (b) tổ hợp mô không còn liên kết chặt chẽ, phần tế bào chất bên trong tế bào không còn được duy trì nguyên vẹn, kết quả là
sự nhuộm màu rời rạc, không đồng nhất trong nội phần các tế bào 3.3.2.3 Nghiên cứu phương pháp lây nhiễm ruồi để phục vụ thí nghiệm xử lý nhiệt chính thức - Độ sâu trứng, vị trí giòi trong quả
Độ sâu trứng, vị trí giòi trong quả quyết định mức nhiệt độ xử lý Kết quả đáng chú ý là không có sự khác biệt về độ sâu trứng và sâu non (giòi) trong quả qua 2 cách lây nhiễm tự nhiên và có hỗ trợ của lỗ kim châm: như vậy dù có áp dụng lây nhiễm có hỗ trợ bằng châm kim để tiến hành thí nghiệm chính thức về mức nhiệt xử lý để trừ được ruồi, cũng không sợ mức nhiệt này cao hơn so với thực tế
3.3.3 Khả năng chịu nhiệt của ruồi đục quả phương Đông
Khả năng chịu nhiệt của ruồi đục quả được khảo sát ở 2 kiểu: xử
lý trần trụi và xử lý khi ruồi nằm trong quả xoài
3.3.3.1 ở kiểu xử lý trần trụi (trứng và giòi ở ngoài quả xoài)
Trứng non là giai đoạn phát dục mẫn cảm nhiệt nhất, trứng già chống chịu nhiệt nhất rồi đến sâu non/giòi tuổi 1 (bảng 3.24)