GỢI Ý ĐÁP ÁN: Câu 1: 3 điểm 1.1 Đoạn văn trên là độc thoại nội tâm của nhân vật tôi ông giáo +Độc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
Trang 1ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10 CÓ ĐÁP ÁN (ĐỀ 6 ĐẾN ĐỀ 10)
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THP QUỐC HỌC HUẾ THỪA THIÊN HUẾ Ngày: 19.06.2006
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ 6
Câu 1: ( 3 điểm)
Đọc văn bản sau và hoàn thành các câu hỏi bên dưới:
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa con chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một đáng thêm buồn
* * * Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại theo một nghĩa khác.”
1.1 Theo em đoạn văn trên là độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích ngắn gọn lý do
Từ nôi dung đoạn trích và toàn tác phẩm hãy tìm hàm ý của câu:” Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một đáng thêm buồn Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại theo một nghĩa khác.”
1.2 hay theo một nghĩa khác”
Câu 2: ( 7 điểm)
Tác phẩm ghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều mới mẻ Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của minh góp vào đời sống xung quanh.”
Em hiểu thế nào về nhận đinh trên?
Chọn phân tích hai tác phẩm văn học Việt Nam, một tác phẩm thuộc thời kỳ trung đại
VN, một tác phẩmthuộc thời kì hiện đại để làm sáng rõ vấn đề
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1: ( 3 điểm)
1.1 Đoạn văn trên là độc thoại nội tâm của nhân vật tôi (ông giáo)
+Độc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng Trong văn bản tự sự, khi độc thoại nói thành lời thì phía trước gạch đầu dòng
+Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm
1.2 Hàmý:
a Câu : “Cuộc đời đáng buồn”: ngỡ ngàng thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (hiểu nhầm), nỗi chán ngán, chua hát chán ngán của ông giáo trước cuộc đời và thế thái nhân tình
b Câu : “Không nghĩa khác”:
+Khẳng định niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, người lao động lương thiện
Trang 2+Nỗi buồn xót xa cho số phận cuộc đời tối tăm, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ
Câu 2: ( 7 điểm)
a.Yêu cầu kĩ năng: bài có bố cuc rõ ràng 3 phần, nắm vững kĩ năng làm bài tổng hợp b.Nội dung:
+Giải thích: nêu lên một đánh giá về Nội dung của văn nghệ, liên quan đến tác phẩm và nhà văn:
-Chất liệu của tác phẩm là hiện thực khách quan
-Nghệ sĩ không dừng lại ở mô phỏng, sao chép đời sống khách quan đó mà luôn hướng tới những trị cao hơn- giá trị của sự sáng taọ không ngừng về nhận thức, về nội dung -Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, cũng là nơi gửi gắm bao tâm tư tình cảm, khát vọng dâng hiến cho đời
+Chứng minh:chọn hai tác phẩm phù hợp ở hai thời kì khác nhau Có sự đồng điệu giữa nhà văn, độc giả
Đề 7
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HUẾ THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 12.7 2007
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2 điểm)
1.1 Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở
1.2 Ở lớp 9, em đã học các văn bản nghị luận nào? (Nêu tên văn bản và tác giả)
Câu 2: (3 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt
đất ( ) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt
mưa ấm áp, trong lành Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa
cho cây cỏ Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy,
tràn lên các nhánh lá mầm non Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả
mùa hoa thơm trái ngọt.”
( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn
Câu 3: (5 điểm)
3.1 Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bằng một đoạn văn dài không quá mười hai dòng giấy thi.
3.2 Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu
Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?
Trang 3ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm)
1.1 Kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở:
(1 điểm)
- Văn bản tự sự, - Văn bản miêu tả
- Văn bản biểu cảm, - Văn bản thuyết minh
- Văn bản nghị luận, - Văn bản điều hành (hành chính - công vụ)
* Cho điểm:
+ HS kể đủ 6 kiểu văn bản : 1 điểm
+ HS kể 4-5 kiểu văn bản : 0,75 điểm
+ HS kể 3 kiểu văn bản : 0,5 điểm
+ HS kể 1-2 kiểu văn bản : 0,25 điểm
1.2 Nêu tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 9 (có tên tác giả):
(1 điểm)
- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan)
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lit Ten)
* Cho điểm: Tính điểm riêng cho tên văn bản (0,5 điểm) và tên tác giả (0,5
điểm); không tính điểm nếu gán nhầm lẫn tên tác giả cho văn bản :
+ HS nêu đúng 4 tên : 0,5 điểm
+ HS nêu đúng 1-3 tên : 0,25 điểm
Câu 2: (3 điểm)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng:
(1,5 điểm)
- Phép nhân hóa (0,25 điểm) làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)(0,25 điểm) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.(0,25 điểm)
- Phép so sánh (0,25 điểm ) làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) (0,25 điểm) trở nên cụ thể, gợi cảm.(0,25 điểm)
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn:
(1,5 điểm)
- Liên kết nội dung:(0,75 điểm)
+ Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn (0,25 điểm) là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời (0,25 điểm)
+ Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý (0,25 điểm)
- Liên kết hình thức: (0,75 điểm)
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây
cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt
Trang 4+ Phép thế: cây cỏ - chúng
+ Phép nối: và
* Cho điểm:
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 4 phép liên kết : 0,75 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 2-3 phép liên kết : 0,5 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 1 phép liên kết : 0,25 điểm
Câu 3: (5 điểm)
3.1.Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng)
(1 điểm)
- Hình thức: Đoạn văn dài không quá 12 dòng giấy thi (0,25 điểm)
- Nội dung: Nêu được cốt truyện, nhân vật và các tình tiết chính (0,75 điểm)
3.2 Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu, từ đó rút ra bài học:
(4 điểm)
■ Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm có đủ ba phần: Mở - Thân - Kết
- Bài làm thể hiện kỹ năng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
- Bố cục chặt chẽ; luận điểm mạch lạc, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng chính xác, chọn lọc; suy nghĩ chân thành; diễn đạt trôi chảy, bài sạch sẽ, chữ rõ ràng
■ Yêu cầu về kiến thức:
● Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu: (3,5 điểm)
- Có thể phân tích vấn đề theo hai nhân vật chính (Ông Sáu và bé Thu).
- Cũng có thể phân tích theo hai tình huống truyện (Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách của hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ).
- Sau đây là các ý trọng tâm cần làm rõ:
+ Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù
trước đó em cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh.(1,25 điểm )
+ Sự thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua
kỷ vật “chiếc lược ngà”- biểu hiện của tình cha con cao đẹp.(1,75 điểm)
+ Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo
le của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công: tình huống truyện bất ngờ, hợp lý; hệ thống nhân vật chân thực, tự nhiên; ngôn ngữ tác phẩm
đặc sắc, đậm chất Nam bộ.(0,5 điểm)
● Bài học rút ra từ câu chuyện: (0,5 điểm)
Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là:
+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó
+ Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ
Trang 5
Thời gian 120 phút
Câu 1 : 3đ
a Vì sao Nguyễn Thành Long lại đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “
Lặng lẽ Sa Pa” ?
b Ghi ra câu văn nêu chủ đề của tác phẩm
c Có ý kiến cho rằng : “ Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn giàu chất thơ”
Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Hãy giải thích vì sao?
Câu 2 : 2đ
Có một câu chuyện nhỏ như sau:
Gia đình nọ rất quí mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới – người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ Một hôm, ông lão khoe: " Không biết ai
đã để ở trước của nhà tôi một thùng quần áo cũ" Gia đình biết ông Lão cũng thiếu thốn lắm nên rất vui: "Chúc mừng ông ! Thật là tuyệt !" Ông lão mù nói: "Tuyệt thật ! Nhưng tuyệt nhất là vừa đứng lúc tôi biết có một gia điình thực sự cần những quần áo đó."
(Phỏng theo bộ sách những tấm lòng cao cả)
Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu rõ nhũng suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 3 : 5đ
Cho các câu văn sau :
“ Bài thơ “ Đồng chí” kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí , đồng đội của người lính, là biểu tượng về cuộc đời người chiến sĩ”
a Chép chính xác ba câu thơ cuối bài thơ
b Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
c Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhận xét trên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1 : 3đ
a Nhan đề : “Lặng lẽ Sa Pa” : Vẻ đẹp của những người lao động bình
thường, công việc thầm lặng cống hiến cho đất nước
b Câu văn nêu chủ đề của tác phẩm : “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới
những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện ngh ngơi, có những con người làm việc và lo ngĩ như vậy cho đất nước”
c “ Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn giàu chất thơ” vì kết hợp tự sự, trữ tình và bình luận
+Chất trữ tình: toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp đầy thơ môn gj của Sa
Pa qua cái nhìn của họa sĩ , thấm đượm trong cuộc sống một mình của anh
Trang 6thanh niên , toát lên cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị, từ những nét đẹp, câu chuyện anh thanh niên kể
Yếu tố bình luận: Nhận xét nho nhỏ mà sâu sắc
Câu 2 : 2đ
a.Xác định được hàm ý qua câu chuyện
b.Nêu cảm nghĩ chân thành sâu sắc
c.Đảm bảo không quá 12 câu
Câu 3 : 5đ
Cho các câu văn sau :
“ Bài thơ “ Đồng chí” kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí , đồng đội của người lính, là biểu tượng về cuộc đời người chiến sĩ”
a Chép chính xác ba câu thơ cuối bài thơ
b Chính Hữu, viết vào năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông( 1947)
c *Phân tích:
+ Nền "Rừng hoang sương muối" không chỉ là hiện thực thiên nhiên thử thách mà cao hơn nó khái quát chiến tranh khốc liệt
+ Trứơc hiện thực thử thách người lính cùng người bạn chiến đấu vững vàng cây súng trong tay chờ giặc tới“chờ giặc tới”- chủ động, ung dung, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, vì độc lập tự do hạnh phúc cho nhân dân
+Người lính không cô đơn vì bên cạnh đã có đồng đội và cây súng Đặc biệt thiên nhiên, vầng trăng trên bầu trời cũng trở nên thân thiết gắn kết với khẩu súng Hình ảnh thơ độc đáo, vừa hiện thực vừa lãng mạn; "ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO"
-“Súng”: chiến tranh khốc liệt, hiện thực chiến đấu gắn chiến sĩ
-“Trăng”: hòa bình thơ mộng, biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc của nhân loại,
hình ảnh đất nước thanh bình trong tương lai, gắn thi sĩ
*Cảm nghĩ: Nhờ sự liên tưởng thông minh tài tình, sự cảm nhận tinh tế, TG đã
tạo được một hình ảnh đầy chất thơ Sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa hiện thực
và chất thơ lãng mạn, bay bổng đã làm cho câu thơ bao hàm cả cái tình, cái ý sâu sắc Hình ảnh đó mang tính thẩm mĩ sâu sắc cho người đọc, trở thành hình tượng
đa nghĩa, đôc đáo của thi ca Nó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lính- những phút giây hiếm hoi trước khi vào tận đánh, dù biết có thể sẽ hi sinh nhưng người lính vẫn ung dung thả hồn thơ với trăng sao.Đó chính là vẻ đẹp của thơ ca kháng chiến
Trang 7
ĐỀ: 10
Câu 1: (2 điểm)
Phân tích những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau :
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Trần Đăng Khoa – Đêm Côn Sơn)
Câu 2 : ( 3 điểm)
a.Hãy chép lại những câu thơ nêu nguyện ước của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
b.Cho biết những điểm giống và khác nhau của hai nhà thơ qua những câu thơ ấy?
Câu 3 : ( 5 điểm))
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng và nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2diểm)
* Nội dung (5điểm) cần đảm bào các ý sau:
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ
bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Am thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu 1 Tác giả đảo ngữ đưa
“rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng
mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền
ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa
Trang 8dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ
“rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tặng cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính chất
“mỏng” Chiếc lá đa như có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao
* Hình thức: (1 điểm) : Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, văn phong lưu loát, không mắc lỗi chính tả
Câu 2: ( 3 điểm)
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài mùa xuân về thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ Miền nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình
b HS chọn đoạn thơ để viết nhằm làm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ
- Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng
và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là
đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng
- Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giộng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc Đó là giọng điệu vừa nghiêm trang, sâu lắng, vừa thiết tha th hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót, làm đoá hoa toả hương, làm cây tre trung hiếu đi theo con đường mà Bác đã chọn
Trang 9Câu 3: ( 5 điểm)
I Yêu cầu chung :
1 Kiểu bài : Nghị luận
2 Nội dung : Trình bày cảm nhận của em bản thân về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du
II Yêu cầu cụ thể :
1 Mở bài :(1,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Nêu khái quát suy nghĩ bản thân về vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng sinh động, đẹp đẽ
2 Thân bài :(10 điểm)
Cần thể hiện rõ và đủ các ý sau:
2.1/ Vẻ đẹp của từng nhân vật cần nêu các ý chính sau:
- Mở đầu truyện Kiều , Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân rất thành công Vẻ đẹp của hai chị em thanh tao trong trắng như là mai, là tuyết
“Đầu lòng hai ả tố nga … Mười phân vẹn mười”
- Tiếp đến giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân :đoan trang phúc hậu Vẻ đẹp dự báo số phận yên ổn, may mắn của nàng
“Vân xem trang trọng…… tuyết nhường màu da”
- Nàng Vân đã tuyệt dịu như vậy rồi, nàng Kiều còn đẹp hơn nữa:
“ Làn thu thủy nét xuân sơn … họa hai”
Kiều có vẻ đẹp“sắc sảo mặn mà” làm mê đắm lòng người Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy, dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều, quyến rũ của Thúy Kiều rất có hiệu quả
Về sắc thì chắc chắn chỉ có một mình nàng là đẹp, về tài thì họa chăng mới có người thứ hai sánh kịp Nàng có tài thơ, tài họa, tài đàn Tài nào cũng xuất sắc cũng thành “nghề”cả Riêng tài đàn nàng còn sáng tác cả bản nhạc mang tiêu đề
“Bạc mệnh” rất cuốn hút lòng người
- Nhân vật thứ ba là Kim Trọng: là con người hào hoa phong nhã, đa tình Chàng
là mẫu hình về vẻ đẹp của một văn nhân :phong lưu, thông minh, tài hoa, cư xử lịch sự Vẻ đẹp của nàng làm bừng sáng cả cảnh vật Chàng cũng là người rất chung tình
2.2 Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du :
- Nguyễn Du dùng bút pháp miêu tả ước lệ của văn thơ cổ, nhưng đã kết hợp với việc chọn lọc chi tiết miêu tả, một số chi tiết tả thực, nên các nhân vật có gương mặt riêng khá sinh động
- Nguyễn Du chú ý đến hoàn cảnh xuất hiện các nhân vật, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành vi và ngôn ngữ để bộc lộ tính cách nhân vật
Trang 10- Nguyễn Du đặc biệt thành công khi phân tích tâm lí nhân vật Chính những phân tích tâm lí đó giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về nhân vật
-Trong khi miêu tả, ngoài những nhận xét trực tiếp, Nguyễn Du còn dự báo số phận của các nhân vật ngay trong từ ngữ miêu tả, trong cách miêu tả
3 So sánh với các nhân vật khác: để thấy được cách miêu tả của Nguyễn Du linh
hoạt, biến hóa va đa dạng đã tạo ra hàng loạt các nhân vật sống động trở thành các
“điển hình” của đời sống
- Từ Hải được miêu tả như một anh hùng, từ vẻ mặt đến dáng người hùng dũng cao lớn cho đến tài trí và chí hướng:
“Râu hùm hàm én … đạp đất ở đời”
- Mã Giám Sinh, tác giả miêu tả bản chất bẩn thỉu của hắn qua các từ ngữ tả thực rất đắt như : “ngồi tót”, “cò kè”:
“Ghế trên ngồi tót … vàng ngoài bốn trăm”
- Tú Bà cũng đồng môn với Mã Giám Sinh thì lộ rõ mánh lới xảo quyệt, độc ác và tham lam qua nhiều câu thơ điển hình :
“Nhác trông nhờn nhợt … đẫy đà làm sao”
3 Kết bài:(1,5 điểm)
- Nguyễn Du có nghệ thuật miêu tả người rất đặc sắc và tiêu biểu Mỗi nhân vật tốt hay xấu, chính diện hay phản diện cũng đều biểu hiện được bản chất bên trong qua hình dáng bên ngoài
- Nghệ thuật miêu tả của tác giả đáng để chúng ta trân trọng và học tập
* Hình thức : Bài văn có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, chữ viết đẹp, trình bày rõ ràng,
khoa học, văn phong lưu loát, không mắc lỗi chính tả.(1 điểm)
ĐỀ9:
Câu 1: (1đ) Cho câu
Phong cảnh thiên nhiên hiện lên thật hấp dẫn lòng người.