1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu

94 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

không liên quan đến chất thải như tác động do tiếng ồn, do nhiệt độ cao, do độrung lớn, các sự cố, tai nạn lao động hay những tác động đến tình hình an ninhtrật tự tại địa phương cũng có

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 7

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8

1 Các nội dung chính của dự án 8

2.Các tác động đến môi trường kinh tế, tự nhiên và xã hội 8

3.Biện pháp giảm thiểu tác động và sự cố môi trường 9

4.Chương trình quản lý môi trường 10

MỞ ĐẦU 12

1 Xuất xứ của dự án 12

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 13

2.1 Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật 13

2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng 15

2.3 Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM 15

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 16

4 Tổ chức thực hiện ĐTM 17

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 18

1.1 Tên dự án 18

1.2 Chủ dự án 18

1.3 Vị trí địa lý của dự án 18

1.3.1 Mối tương quan đối với các đối tượng tự nhiên 19

1.3.2 Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội 19

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án 19

1.4.1 Mục tiêu của dự án 19

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án 20

1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công các công trình của dự án 20

1.4.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 21

1.4.5 Danh mục máy móc thiết bị 22

1.4.6 Nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm của dự án 24

1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án 26

1.4.8 Vốn đầu tư 26

1.4.9 Tổ chức thực hiện và quản lý dự án 27

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 29

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 29

Trang 2

2.1.1 Điều kiện về địa lý và địa chất 29

2.1.2 Điều kiện về khí tượng 30

2.1.3 Điều kiện thủy văn, hải văn 31

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường 31

2.1.4.1 Hiện trạng môi trường không khí 31

2.1.4.2 Hiện trạng môi trường nước mặt 33

2.1.4.3 Hiện trạng môi trường nước ngầm 34

2.1.1.4 Hiện trạng môi trường nước thải 36

2.1.4.5 Hiện trạng môi trường đất 37

2.2 Hiện trạng tài nguyên sinh học 37

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

2.3.1 Điều kiện về kinh tế 37

2.3.2 Điều kiện xã hội 38

2.3.2.1 Dân số và lao động 38

2.3.2.2 Giáo dục và y tế 39

2.3.2.3 Các công trình văn hóa, xã hội 39

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 40

3.1 Đánh giá tác động 40

3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 40

3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 40

3.1.2.1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 40

3.1.2.2 Tác động của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 41

3.1.2.3 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng .55

3.1.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành hoạt động của dự án 56

3.1.3.1 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành hoạt động 56

3.1.3.2 Tác động của dự án trong giai đoạn vận hành hoạt động 63

3.1.4 Tác động do các rủi ro, sự cố 67

3.1.4.1 Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 67

3.1.4.2 Những rủi ro trong giai đoạn dự án đi vào vận hành hoạt động .68 3.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của đánh giá 69

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 71

4.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra 71

4.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị 71

4.1.2 Trong giai đoạn xây dựng 71

Trang 3

4.1.2.1 Các biện pháp quản lý 71

4.1.2.2 Các biện pháp kỹ thuật 71

4.1.3 Trong giai đoạn vận hành hoạt động 76

4.1.3.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 76

4.1.3.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 77

4.1.3.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn 79

4.1.3.4 Trồng cây xanh trong khuôn viên Nhà máy 79

4.1.3.5 Các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự 79

4.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 80

4.2.1 Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố 80

4.2.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị 80

4.2.1.2.Trong giai đoạn xây dựng 80

4.2.1.3 Trong giai đoạn vận hành 80

4.2.2 Biện pháp ứng phó sự cố môi trường 82

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG83 5.1 Chương trình quản lý môi trường 83

5.2 Chương trình giám sát môi trường 86

5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng 86

5.2.1.1 Giám sát môi trường nước 86

5.2.1.2 Giám sát môi trường không khí 86

5.2.2 Giai đoạn vận hành hoạt động 87

5.2.2.1 Giám sát môi trường nước 87

5.2.2.2 Giám sát môi trường không khí 87

5.2.3 Chi phí cho công tác giám sát môi trường 87

CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 88

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 89

1 Kết luận 89

2 Kiến nghị 89

3 Cam kết 89

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC I 92

PHỤ LỤC II 93

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ĐTM : Đánh giá tác động môi trườngKCN : Khu công nghiệp

KTM : Kinh tế mởTNHH : Trách nhiệm hữu hạnBDMT : Tấn khô

ADMT : Tấn tươiTCVN : Tiêu chuẩn Việt NamTCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao độngQCVN : Quy chuẩn Việt Nam

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệpGPMB : Giải phóng mặt bằng

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóaCOD : Nhu cầu oxy hóa họcVOC : Hợp chất hữu cơ dễ bay hơiTSS : Tổng chất rắn lơ lửng

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 17

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm giới hạn của khu đất triển khai dự án 18

Bảng 1.2 Phân bố diện tích xây dựng các hạng mục của dự án 20

Bảng 1.3 Danh mục các máy móc thiết bị chính tại Nhà máy 22

Bảng 1.4 Bảng thống kê hiện trạng đất tỉnh Quảng Nam 24

Bảng 1.5 Bảng thống kê hiện trạng rừng trồng tỉnh Quảng Nam 25

Bảng 1.6 Nhu cầu cung cấp nước cứu hoả cho nhà máy (m 3 /1 đám cháy) 26

Bảng 1.7 Bộ máy quản lý, vận hành Nhà máy 27

Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 31

Bảng 2.2 Bảng tham khảo kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí (06 tháng cuối năm) trong KCN Bắc Chu Lai 32

Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt 33

Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 35

Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải 36

Bảng 2.6 Thống kê một số loại bệnh thường gặp ở xã Tam Hiệp năm 2008 và 2009 .39

Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn xây dựng 40

Bảng 3.2 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 41

Bảng 3.3 Hệ số phát sinh bụi do các xe vận chuyển chạy trên đường 41

Bảng 3.4 Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển 42

Bảng 3.5 Hệ số khuyếch tán bụi trong không khí theo phương z 43

Bảng 3.6 Nồng độ bụi trong không khí 43

Bảng 3.7 Hệ số ô nhiễm với các loại xe tải (tải trọng 3,5-16 tấn) chạy dầu DO .44

Bảng 3.8 Tải lượng chất ô nhiễm trong khói thải các phương tiện vận tải 44

Bảng 3.9 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 45

Bảng 3.10 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường. .47

Bảng 3.11 Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người 48

Bảng 3.12 Lượng chất bẩn do sinh hoạt hàng ngày của 1 người thải ra 50

Bảng 3.13 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 50

Trang 6

Bảng 3.14 Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên công

trường 51

Bảng 3.15 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án 55

Bảng 3.16 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 55

Bảng 3.17 Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động 57

Bảng 3.18: Hệ số ô nhiễm của xe chạy xăng 58

Bảng 3.19 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông 59

Bảng 3.20 Nồng độ các chất ô nhiễm tại các khoảng cách khác nhau 60

Bảng 3.21 Hệ số tải lượng bụi trong công đoạn bốc xếp và chặt mãnh 60

Bảng 3.22 Tải lượng bụi phát sinh 61

Bảng 3.23 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở khu dân cư Kim Liên .61

Bảng 3.24 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 62

Bảng 3.25 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn vận hành hoạt động dự án 64

Bảng 3.26 Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Nhà máy 64

Bảng 3.27 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình dự án đi vào vận hành hoạt động 67

Bảng 3.28 Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 70

Bảng 5.1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án 84

Bảng 5.2 Dự toán tổng hợp chi phí giám sát chất lượng môi trường 87

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất và chế biến gỗ dăm 21

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 27

Hình 4.1 Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt 77

Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn 78

Trang 8

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1 Các nội dung chính của dự án

Dự án “Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu tại KCN Bắc Chu Lai, xã TamHiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” do Công ty TNHH Sài Gòn HàoHưng làm chủ đầu tư Mục tiêu chính của dự án là sản xuất, chế biến dăm gỗxuất khẩu với các sản phẩm tinh chế từ gỗ nguyên liệu để xuất khẩu làm nguyênliệu sản xuất giấy và các loại ván dùng để áp tường, làm sàn nhà dùng trongtrang trí nội thất để tiêu thụ ở thị trường trong nước và nước ngoài

Dự án “Nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu tại KCN Bắc Chu Lai, xã TamHiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” được xây dựng tại lô 20B2, KCNBắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Tổng diện tíchmặt bằng khu đất: 50.087m2 Vị trí Nhà máy có nhiều thuận lợi như: khu vựcxây dựng dự án đã có cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, hệ thống giao thông gầnđương quốc lộ 1A, ga Núi Thành, Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai…

Các công trình chính và phụ trợ của Nhà máy bao gồm: 01 bãi chứa nguyênliệu cây, 01 xưởng sản xuất và cơ khí, 01 bãi chứa dăm gỗ, 01 trạm cân xe, 01nhà văn phòng điều hành, 03 nhà bảo vệ, 01 nhà để xe nhân viên, Gara ô tô, xemáy, nhà ăn công nhân, bể cá cảnh, bể PCCC, trạm biến áp, vườn hoa, cây xanh.Quy mô sản phẩm năm bình quân là 200.000 BDMT/năm (tấn khô) ≈450.000 ADMT/năm (tấn tươi) Máy móc thiết bị của Nhà máy được sản xuấttại Việt Nam, ngoài ra các xe chuyên dụng được nhập khẩu từ Đài Loan, HànQuốc, Trung Quốc Thiết bị dùng cho Nhà máy là mới hoàn toàn

Nguồn nguyên liệu của Nhà máy chủ yếu là gỗ rừng trồng (Bạch đàn, keo) và

gỗ rừng tự nhiên được thu mua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận

2 Các tác động đến môi trường kinh tế, tự nhiên và xã hội

Trong các giai đoạn thi công và hoạt động, dự án sẽ có những ảnh hưởngkhác nhau đến môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội

- Trong giai đoạn thi công xây dựng

Với các hoạt động như san ủi mặt bằng, vận chuyển đất san nền, đào móng,đóng cọc, vận chuyển tập kết nguyên vật liệu, thi công xây dựng các công trình,lắp đặt máy móc thiết bị… thì nguồn ô nhiễm chủ yếu vẫn là bụi, khí thải vàtiếng ồn của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, phục vụ thicông Nước thải phát sinh từ việc bảo dưỡng bê tông, làm mát thiết bị, lắp đặtmáy móc thiết bị có chứa nhiều cặn lắng, vật liệu thải, dầu mỡ nước thải sinhhoạt của công nhân xây dựng có chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chấtcặn bã, vi sinh và nước mưa chảy tràn qua công trường thi công có chứa hàmlượng cao chất lơ lửng, bùn đất và nhiều tạp chất khác Chất thải rắn phát sinh từquá trình xây dựng, sinh hoạt của công nhân Bên cạnh đó là những tác động

Trang 9

không liên quan đến chất thải như tác động do tiếng ồn, do nhiệt độ cao, do độrung lớn, các sự cố, tai nạn lao động hay những tác động đến tình hình an ninhtrật tự tại địa phương cũng có những tác động đáng kể đến sức khỏe của côngnhân và đời sống của cộng đồng.

- Trong giai đoạn hoạt động

Dự án sản xuất chế biến dăm gỗ xuất khẩu đi vào hoạt động sẽ gây ảnhhưởng đến môi trường không khí tại khu vực bởi các yếu tố như bụi gỗ, các loạikhí thải như SOx, NOx… từ hoạt động của dây chuyền sản xuất và hoạt động củamáy móc thiết bị tại nhà máy, từ hoạt động giao thông vận tải của các phươngtiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của nhà máy Nguồn phát sinhnước thải chủ yếu từ nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, và nướcmưa chảy tràn qua khu vực nhà máy Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạtđộng chủ yếu là chất thải rắn sản xuất, phần lớn là gỗ vụn từ công đoạn cắt sảnphẩm Chất thải nguy hại là các bình đựng hóa chất, các loại dẻ lau dính dầu,bóng đèn huỳnh quang Ngoài ra, còn có một lượng chất thải rắn sinh hoạt củacán bộ công nhân viên của nhà máy

Ngoài những tác động liên quan đến chất thải thì trong quá trình hoạt độngcủa nhà máy cũng có những tác động không liên quan đến chất thải như: các sự

cố môi trường, an toàn lao động, tiếng ồn, độ rung cũng như những tác động đếntình hình an ninh trật tự tại địa phương

Các nguồn chất thải này nếu không được quản lý sẽ là nguồn gây ô nhiễmcho môi trường không khí, nước, đất Ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật, đờisống của nhân dân xung quanh khu vực dự án Bên cạnh đó, các tác nhân nàycòn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ của con người tùy thuộc vàomức độ ô nhiễm và thời gian tiếp xúc sẽ gây ra các tác hại như: mệt mỏi, bệnhđiếc nghề nghiệp, thoái hóa tai…

3 Biện pháp giảm thiểu tác động và sự cố môi trường

- Trong giai đoạn xây dựng

Để hạn chế các tác động trong quá trình chuẩn bị xây dựng và thi công xâydựng; chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện một số giải pháp như: Quy định cụ thể thời gian làm việc trong ngày, không vận hành các phươngtiện, máy móc thiết bị vào buổi trưa và ban đêm

Phương tiện tham gia vận tải phải có giấy đăng kiểm, phải đạt các tiêuchuẩn lưu hành, lái xe phải có bằng lái, yêu cầu tuân thủ các quy định về an toànkhi tham gia lưu thông

Xây dựng nội quy về an toàn lao động, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo

hộ lao động cho công nhân như áo quần bảo hộ, giày, mũ, kính, nón bảo hộ,găng tay

Trang 10

Đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng công trình Nâng cao ý thức giữgìn an ninh trật tự - xã hội, thực hiện nội quy sinh hoạt cá nhân trong đội ngũcán bộ công nhân thi công công trình.

Tổ chức thi công hợp lý, che chắn xung quanh khu vực dự án bằng tole, sanlấp đến đâu lu đến đó, tiến hành phun nước giữ ẩm

Thu gom và lưu giữ tạm thời chất thải rắn, chất thải nguy hại và hợp đồngvới các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định

Kiểm tra độ ồn của các thiết bị tham gia thi công, thiết bị nào vượt tiêuchuẩn cho phép thì phải có giải pháp kỹ thuật giảm ồn, không sử dụng các thiết

bị cũ, lạc hậu, gây ồn lớn

Xây dựng các công trình vệ sinh tạm thời để thu gom và xử lý nước thảisinh hoạt, không cho chảy tràn trên bề mặt

Ưu tiên việc sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương

Phối hợp với dân phòng địa phương thường xuyên kiểm tra sinh hoạt củacông nhân ở lại công trường vào ban đêm

- Trong giai đoạn hoạt động

Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa những tác độngđến môi trường lao động cũng như môi trường bên ngoài nhằm tạo một môitrường tốt nhất cho công nhân Để có được điều đó chủ đầu tư đã thực hiện ngay

từ khâu thiết kế nhà xưởng đến trang bị các thiết bị mới hoàn toàn; thực hiện xâydựng các hệ thống thu hút bụi, khí thải để đưa về hệ thống xử lý nhằm khôngcho bụi phát tán ra bên ngoài; tiến hành vệ sinh xưởng sản xuất, sân vườn cũngnhư văn phòng làm việc của công ty một cách thường xuyên; trồng cây xanhxung quanh nhà máy; xây dựng hệ thống thu gom nước thải và hệ thống thu gomnước mưa riêng biệt, hệ thống thu gom nước mưa có bố trí nhiều hố gas và songchắn rác trước khi thải vào môi trường Chất thải rắn và chất thải nguy hại đềuđược thu gom, lưu giữ tạm thời tại khu vực riêng biệt và hợp đồng với đơn vị cóchức năng để tiến hành xử lý đúng theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ xây dựng quy chế làm việc cụ thể và yêu cầu tất cảcác nhân viên trong nhà máy phải chấp hành nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo antoàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống sự cố môi trường xảy ra trongquá trình hoạt động, chủ đầu tư sẽ thành lập tổ quản lý môi trường và chăm sóccây xanh để theo dõi giám sát việc chấp hành bảo vệ môi trường của công nhâncũng như báo cáo định kỳ cho lãnh đạo công ty về công tác bảo vệ môi trường

và trồng cây xanh

4 Chương trình quản lý môi trường

Chủ đầu tư dựa trên các giải pháp công nghệ xử lý môi trường đã đề xuấttrong báo cáo tiến hành quy hoạch, xây dựng các công trình xử lý môi trườngphù hợp với thiết kế của dự án Việc xây dựng các công trình xử lý môi trường

Trang 11

được tiến hành song song với việc triển khai dự án, sẽ hoàn thành cùng lúc vớihoàn thành các hạng mục khác của nhà máy.

Thành lập tổ quản lý môi trường ít nhất 3 người, trong đó có 1 người tổtrưởng có chuyên ngành môi trường để vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các côngtrình xử lý môi trường và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà máy

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

Ngành chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu đang trở thành một trong nhữngngành kinh tế quan trọng ở nước ta, kim ngạch xuất khẩu trong những năm vừaqua liên tục tăng cao, thị trường xuất khẩu sản phẩm ngày càng mở rộng, khôngchỉ các nước ASEAN mà phát triển sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ và sảnphẩm gỗ xuất khẩu cũng phát triển ngày càng đa dạng

Ngành chế biến lâm sản nhất là sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu không nhữngmang lại hiệu quả kinh tế mà còn giải quyết được vấn đề xã hội vô cùng quantrọng, đó là việc làm cho người lao động Ngành chế biến gỗ phát triển sẽ tạocho lực lượng lao động của doanh nghiệp và của địa phương có công ăn việclàm, giảm bớt thất nghiệp và các tệ nạn nảy sinh do thất nghiệp Mặc khác, trướctình hình thế giới có nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng gây gắt, xu thế hộinhập và đầu tư theo chiều sâu ngày càng được chú trọng, yêu cầu đặt ra cho cácdoanh nghiệp Việt Nam là phải tự trang bị cho mình những điều kiện sản xuấtkinh doanh tốt nhất để tồn tại và tiếp tục phát triển trong nền kinh tế thị trường.Với điều kiện sản xuất của nước ta còn ở mức thấp, máy móc thiết bị cònlạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, do đó đòi hỏi cácdoanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất cả về chiềurộng lẫn chiều sâu, trang bị máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại và kịp thời đổi mới

cơ chế quản lý cho phù hợp với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường

Sự phát triển nhanh chóng của ngành chế biến gỗ ở nước ta trước hết là dochính sách đúng đắn về định hướng xuất khẩu, sản phẩm tinh chế của Nhà nước

và các cơ chế chính sách phù hợp, thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp

tự chủ trong phát triển kinh doanh Định hướng phát triển xuất nhập khẩu ởnước ta thời kỳ 2001-2010 đã được xác định tại chỉ thị số 22/2000/CT-TTg củaThủ tướng Chính phủ là chiến lược toàn quốc, toàn diện, đột phá với nhữngbước đi vững chắc, ưu tiên cao nhất cho xuất nhập khẩu, tạo nguồn hàng có giátrị và chất lượng cao nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên trường quốc

tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Quảng Namđang phát huy thế mạnh, hàng hóa xuất khẩu sang nhiều nước, thu hút đượcnhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh nhà, đồng thời tăngthêm khả năng hội nhập của kinh tế địa phương với nền kinh tế chung của cảnước Tuy nhiên, sự đầu tư phát triển của một số doanh nghiệp sản xuất chế biến

gỗ dăm xuất khẩu trong tỉnh hiện tại vẫn còn nhỏ bé so với tiềm năng to lớn vềtài nguyên và lao động tại địa phương Với những lợi thế có sẵn tại địa phương,đặc biệt là KCN Bắc Chu Lai, đã có cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, cóCảng biển nước sâu Kỳ Hà được hoàn thành và gần tuyến Quốc lộ Bắc - Nam,

Trang 13

đi Cảng Kỳ Hà thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu và tậpkết gỗ nguyên liệu

Với những thuận lợi và tiềm năng để phát triển, Công ty TNHH Sài GònHào Hưng đầu tư xây dựng dự án Nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu tại KCNBắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các quy định quản lý, bảo vệ môitrường do Nhà nước ban hành Nay, Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng là cơquan chủ đầu tư tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự ánvới sự tư vấn của Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Môi trường QN.Qua đó, Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng xác định được các tác động gây ônhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản và trong giai đoạn hoạt độngcủa Dự án Từ đó, nghiên cứu và đưa ra các biện pháp cần thiết để giảm thiểucác tác động bất lợi, ngăn ngừa và ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ranhằm bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật

- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005;

- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998;

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phíbảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy địnhviệc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vàonguồn nước;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chínhphủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lýchất thải rắn;

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoátnước đô thị và khu công nghiệp;

- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định

về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Trang 14

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việcquy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, camkết bảo vệ môi trường;

- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ TN&MT về hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trườngđối với nước thải;

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tàinguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệcao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài Nguyên vàMôi trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên vàmôi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày18/04/2011 về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2002 của Bộ Xây dựng vềviệc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việcban hành các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Trang 15

- Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 của Ủy ban nhân dântỉnh Quảng Nam về ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của UBND tỉnh QuảngNam về việc uỷ quyền và giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai;

2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng

- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn chophép của kim loại nặng trong đất

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước mặt

- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước ngầm

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngkhông khí xung quanh

- QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảicông nghiệp

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- TCVN 7957: 2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêuchuẩn thiết kế

- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêuchuẩn thiết kế

2.3 Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM

* Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

1 Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

(1993);

2 PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh, Giáo trình đánh giá tác động môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội (2005);

3 Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - tập 1, 2, 3, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (2001);

4 Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội (1997);

5 PTS.Hoàng Huệ, Cấp thoát nước, NXB xây dựng Hà Nội (1993);

6 PGS.Hoàng Huệ, Xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội (1996);

Trang 16

7 Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB

10 Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội (2001);

11 Trần Hiếu Nhuệ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, tập 1-2,

NXB KH&KT, Hà Nội (1992);

12 Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP.HCM, Sổ tay hướng dẫn xử lý

ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, T.P Hồ Chí Minh, (1999);

13 Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, năm 2010

14 Tài liệu khí tượng thủy văn từ Đài khí tượng thủy văn khu vực TrungTrung Bộ

15 World Health Organization, Assessment of sources of air, water and land pollution, Geneva (1993);

16 World Bank, Environment assessment sourcebook, volume II, sectoral

guidelines, environment, Washington D.C (8/1991)

* Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập

01 Thuyết minh Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩucủa Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng, tháng 10 năm 2011

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu và thông tin về điều

kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội tại khu vực dự án

- Phương pháp liệt kê mô tả và đánh giá mức tác động: Liệt kê các tác

động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra, bao gồm các tác động từnước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường,bệnh nghề nghiệp trong khu vực nhà xưởng Đây là một phương pháp tươngđối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt độngkhác nhau lên cùng một nhân tố

- Phương pháp thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm: Phương pháp

này xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môitrường nước và môi trường đất tại khu vực dự án

Trang 17

- Phương pháp đánh giá nhanh: Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO) thiết lập để tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt độngcủa dự án

- Phương pháp so sánh: Đánh giá tình trạng ô nhiễm, mức độ tác động trên

cơ sở so sánh các số liệu đã tính toán với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam

về môi trường đã được ban hành

4 Tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chếbiến dăm gỗ xuất khẩu do Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng là chủ dự án kếthợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Môi trường

QN thực hiện

Chủ dự án: Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng.

Đại diện: Ông Thang Văn Hóa Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ liên hệ: Lô 20B2, Khu CN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện NúiThành, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0919.27.55.66

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Môi trường QN

Đại diện: Ông Huỳnh Tấn Phước Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ liên hệ: 76 Tiểu La, TP Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0510.3828782

Bảng danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

I Chủ dự án: Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng

II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Môi

trường QN

2 Nguyễn Thị Minh Lang Kỹ sư Nhân viên CN Môi trường

Trang 18

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên dự án

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu

1.2 Chủ dự án

Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng

Địa chỉ liên hệ: Lô 20B2, KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện NúiThành, tỉnh Quảng Nam

Vị trí giới hạn của Dự án được xác định như sau:

+ Phía Đông Bắc: Giáp lô 20B1 của Công ty CP kính cường lực ViệtHoàng Chu Lai

+ Phía Đông Nam: Giáp đường số 01 KCN Bắc Chu Lai

+ Phía Tây Bắc : Giáp Khu liên hợp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải+ Phía Tây Nam : Giáp đường nội vụ gần với KCN Bắc Chu Lai (giai đoạn 2)

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm giới hạn của khu đất triển khai dự án

Trang 19

1.3.1 Mối tương quan đối với các đối tượng tự nhiên

a Hệ thống giao thông

Hệ thống đường nội bộ được quy hoạch nối liền với hệ thống đường chínhrất thuận lợi cho việc giao thông Phía Đông giáp đường quốc lộ 1A - tuyến giaothông huyết mạch quốc gia và tuyến đường sắt Bắc Nam, nằm gần cảng Kỳ Hà(cách khoảng 6km) và sân bay quốc tế Chu Lai nên rất có lợi thế về giao thôngvận tải, trao đổi hàng hoá và giao lưu với các vùng, khu vực khác

b Hệ thống sông suối

Dự án nằm ở vùng hạ lưu sông Bến Ván, Trường Giang, An Tân, sôngTrầu, sông Chợ đổ vào vịnh An Hoà trước khi đổ ra biển

1.3.2 Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội

a Khu dân cư

Khu vực dự án nằm trong khu công nghiệp nên cách xa khu vực dân cưsinh sống, vị trí khu dân cư gần nhất cách khu vực dự án khoảng 1,5km

b Các đối tượng kinh doanh, dịch vụ

- Kinh doanh: Hiện tại, trong KCN Bắc Chu Lai đang có nhiều nhà máy

hoạt động với tổng cộng 23 dự án đầu tư, trong đó 15 dự án đã đi vào hoạt độngsản xuất kinh doanh như: Công ty Cổ phần kính nổi Chu Lai, Công ty gỗ MinhDương, Công ty TNHH CCI, Công ty CP khoáng sản Đất Quảng, Công ty LDtrồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Quảng Nam, Công ty TNHHMapei, Công ty TNHH Vinh Gia, Công ty CP gạch men Anh Em, Công ty LDDacotex Hải Âu Xanh, Công ty TNHH Quan Châu… bên cạnh lô đất chuẩn bịthực hiện dự án này có Công ty TNHH Việt Khánh, Nhà máy sàng tuyển rửa cátChu Lai, Công ty CP kính cường lực Việt Hoàng Chu Lai (Công ty này chưatriển khai xây dựng)

- Dịch vụ: Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, KCN

còn có thể hài lòng các nhà đầu tư bằng hệ thống dịch vụ đa dạng tại KCN như:Ngân hàng, cơ quan Hải quan, trạm xăng dầu, hệ thống thông tin liên lạc hoànchỉnh, các công viên cây xanh tạo vẽ mỹ quan cho toàn KCN

c) Các công trình văn hóa, di tích lịch sử, du lịch

Gần khu vực dự án trong vòng bán kính 01 km không có các công trình vănhóa - tôn giáo, di tích lịch sử cần bảo tồn

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1 Mục tiêu của dự án

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng mới một Nhà máy sản xuất, chế biếndăm gỗ xuất khẩu với các sản phẩm tinh chế từ gỗ nguyên liệu để xuất khẩu làmnguyên liệu sản xuất giấy và các loại ván dùng để áp tường, làm sàn nhà dùngtrong trang trí nội thất để tiêu thụ ở thị trường trong nước Thông qua dự án sẽ

Trang 20

tạo lợi nhuận cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động vàgóp phần phát triển kinh tế địa phương.

Dự án được đầu tư xây dựng và lắp đặt một dây chuyền thiết bị đồng bộ cócông suất bình quân là 200.000 BDMT/năm (tấn khô) ≈ 450.000 ADMT/năm(tấn tươi)

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án

Dự án Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sài GònHào Hưng tại lô 20B2 - KCN Bắc Chu Lai - huyện Núi Thành - tỉnh QuảngNam, được bố trí xây dựng trên diện tích 50.087m2

Bảng 1.2 Phân bố diện tích xây dựng các hạng mục của dự án

Các hạng mục công trình chính

1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công các công trình của dự án

Dự án được đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và lắp đặt máy mócthiết bị theo thiết kế quy hoạch sử dụng đất Cụ thể như sau:

+ 60% diện tích được dùng để xây dựng các hạng mục công trình chính

Trang 21

+ 23% diện tích xây dựng đường đi nội bộ.

+ 2% diện tích để xây dựng Nhà công vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.+ 15% diện tích để trồng cây xanh, vườn hoa cây cảnh

1.4.4 Công nghệ sản xuất, vận hành

* Quy trình công nghệ sản xuất dăm gỗ xuất khẩu

* Thuyết minh quy trình công nghệ

- Bước 1: Gỗ cây được thu mua dưới dạng đã bóc vỏ và chở về Nhà máybằng ô tô vận tải 10T ÷ 14T và được lưu trữ tại bãi chứa gỗ Thành phần gỗ làbạch đàn, keo có đường kính từ 5 ÷ 30cm, chiều dài từ 2 ÷ 2,4m đã được bóc

vỏ, làm sạch đất bụi và các tạp chất khác, xếp riêng từng loại

- Bước 2: Dùng xe nâng 5T và cần trục 5T ÷ 10T đưa vào khu vực băm dămmảnh, tại đây gỗ được chặt thành mảnh nhỏ theo kích thước 2,5cm x 2,5cm

- Bước 3: Gỗ được băm nhỏ qua máy sàng lựa và được phân loại:

+ Những mảnh đủ tiêu chuẩn được chuyển tới bãi chứa sản phẩm bằng

Mảnh lớn không đạt tiêu chuẩn

Mùn cưa dăm

gỗ chất đốt

Tàu vận tải xuất khẩu

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất và chế biến gỗ dăm

Trang 22

+ Mảnh nhỏ hơn kích thước được chuyển tới bãi chứa làm chất đốt hoặc

1.4.5 Danh mục máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị của Nhà máy được sản xuất tại Việt Nam, ngoài ra các xechuyên dụng được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc ; thiết bịdùng cho Nhà máy là mới hoàn toàn

Bảng 1.3 Danh mục các máy móc thiết bị chính tại Nhà máy

5 Hệ thống xuất liệu và các thiết bị phụ trợ Hệ thống 10 Việt Nam

10 Hệ thống băng tải đồng bộ từ máy chặt

mảnh đến máy sàng

* Thiết bị sản xuất dây chuyền chế biến dăm gỗ:

- Máy chặt mảnh: Đây là thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất Quamáy chặt mảnh, gỗ cây được chặt làm nhiều mảnh nhỏ theo quy cách tiêu chuẩn.Máy chặt mảnh có nhiều loại tùy theo công suất của Nhà máy Thông thường

Trang 23

năng suất của máy chặt 20 tấn/giờ, công suất động cơ 150KW, đường kính đĩadao 1600mm.

- Hệ thống thiết bị sàng lựa: Hệ thống thiết bị sàng lựa được đặt sau máychặt mảnh Máy sàng lựa được đặt một lưới sàng có kích thước mắc sàng đảmbảo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn đi qua và sàng loại những mảnh không đủ tiêuchuẩn Kích thước hình học của máy sàng 1500mm x 2000mm, công suất động

cơ điện 7,5KW/h

- Dao băm dăm: Dao băm dăm được chế tạo đồng bộ với máy băm dăm.Máy băm dăm cần 12 lưỡi dao Trong quá trình sản xuất, dao phải được thaythường xuyên do bị cùn, thông thường cứ 3 tiếng phải mài dao một lần Như vậy

để hoạt động liên tục không phải chờ đợi thời gian mài dao thì mỗi máy băm cần

5 bộ dao Thời gian sử dụng của dao băm không quá 100 lần mài

- Máy mài dao: Sử dụng máy mài dao của Đài Loan, công suất điện tiêuthụ từ 1,5 đến 2,5KW/h

- Băng tải: Băng tải dùng để chuyển nguyên liệu vào băm, chuyển sảnphẩm ra bãi chứa và chuyển mảnh lớn quay lại băm tiếp, băng tải xuất dăm.Chiều dài của băng tải tùy thuộc vào vị trí đặt máy và bãi chứa sản phẩm Côngsuất động cơ 125KW/h

- Máy bơm nước: Máy bơm nước dùng để rửa nguyên liệu, làm mát máy

và sinh hoạt Sử dụng loại máy bơm có lưu lượng 5m3/h và áp lực 25m cột nước,công suất động cơ 2,5KW/h

Ngoài các máy nêu trên còn một số máy cầm tay khác phục vụ cho sản xuất.Máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất chế biến dăm gỗ đồng bộ đượcchế tạo tại Việt Nam, một số thiết bị được nhập khẩu từ Hàn Quốc, TrungQuốc Thiết bị mới 100% và được sản xuất từ năm 2005

* Thiết bị phục vụ:

Thiết bị phục vụ sản xuất bao gồm:

- Xe ủi: Xe ủi được sử dụng đẩy sản phẩm đã sản xuất thành đống lớn Cự

ly hoạt động của xe ủi trong phạm vi bãi chứa sản phẩm Dăm gỗ có trọng lượngriêng nhẹ nhưng khối lượng lại lớn cần đẩy lên cao Vì vậy cần chọn 02 xe ủi đã

sử dụng của Nhật Bản, có công suất 75CV, sản xuất từ năm 2000 trở lại đây vàchất lượng còn 80% trở lên

- Xe xúc: Xe xúc dùng để xúc sản phẩm thành đống kết hợp cùng xe ủi vàxúc sản phẩm vào containers khi xuất hàng Để đảm bảo thời gian và số lượnghàng hóa cần xe xúc có thể tích gầu 3m3 Dùng loại xe xúc bánh lốp đã qua sử

Trang 24

dụng của Nhật Bản, sản xuất từ năm 2000 trở lại đây, chất lượng từ 80% trở lên.Hoặc của Trung Quốc mới 100%.

- Ô tô con dùng để đi công tác và quan hệ thu mua nguyên liệu, bánsản phẩm nên cần loại xe 2 cầu nhập khẩu từ Nhật Bản, Thái Lan hoặc củaViệt Nam

- Máy phát điện khi điện lưới bị mất, tạo điều kiện cho sản xuất được liêntục Từ công suất động cơ của các thiết bị, chọn máy của Hàn Quốc có công suất75KVA

- Containers, xe cải tiến được chế tạo tại Việt Nam

- Trạm biến thế điện do Nhà máy biến thế Đông Anh chế tạo

- Hệ thống cân điện tử sản xuất mới của Việt Nam

- Thiết bị văn phòng mua mới 100%

1.4.6 Nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm của dự án

* Nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu chính của Nhà máy là gỗ rừng trồng (Bạch đàn, keo) và

gỗ rừng tự nhiên được thu mua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận

Bảng 1.4 Bảng thống kê hiện trạng đất tỉnh Quảng Nam

Vùng nguyên liệu thuộc rừng trồng các huyện như Núi Thành, Nam Trà

My, Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức,Quế Sơn, Đại Lộc, Tiên Phước, Thăng Bình, Phú Ninh, và các tỉnh miền Trung,Tây Nguyên

Trang 25

Bảng 1.5 Bảng thống kê hiện trạng rừng trồng tỉnh Quảng Nam

(Đơn vị tính: ha)

TT Hiện trạng rừng trồng diện tích Tổng

Rừng thuần loài

Rừng hổn giao

Tổng 173.414 151.444 136.572 12.829 1.863 22.150

1 Trong vùng dự án 153.093 139.441 124.999 12.638 1.804 13.652

2 Ngoài vùng dự án 20.321 12.003 11.573 191 59 8.498Diện tích rừng nguyên liệu gồm Keo, Bạch đàn chiếm 86% diện tích rừngtrồng toàn tỉnh Đây là nguồn nguyên liệu khá lớn cung cấp cho Nhà máy chếbiến lâm sản của Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam)

Như vậy, gỗ nguyên liệu chủ yếu được sử dụng từ các nguồn sau:

+ Mua trực tiếp của người dân tại Nhà máy

+ Thu mua tại các đại lý của Nhà máy

+ Thu mua từ nguồn cây trồng phân tán trong dân

+ Công ty lập các tổ thu mua để đến thu mua từ các vùng nguyên liệu.+ Kết hợp trồng rừng

* Nhu cầu cung cấp điện năng:

Căn cứ hiện trạng lưới điện vùng dự án, công suất của các phụ tải (các máymóc thiết bị chế biến gỗ, điện dùng cho quản lý…) lấy hệ số cos Φ = 0,85 thìcông suất máy biến áp được chọn phục vụ cho dự án là 2.000KVA – 22/0,4KV

Để đảm bảo nguồn điện cho sản xuất Công ty sẽ đầu tư xây dựng một trạmđiện mới hoàn toàn với công suất máy biến áp là 2.000KVA – 22/0,4KV

* Nhu cầu cấp nước:

Công ty sử dụng nguồn nước máy hiện có dẫn đến cung cấp cho các Nhàmáy trong Khu công nghiệp

- Giai đoạn thi công xây dựng:

+ Nước cấp cho công nhân làm việc tại công trường:

80 người x 45 lít/người/ngày = 3,6 m3/ngày

+ Nước cấp cho xây dựng khoảng: 20m3/ngày

→ Tổng nhu cầu sử dụng nước khoảng: 23,6 m3/ngày

Trang 26

- Giai đoạn nhà máy đi vào vận hành

Trong sản xuất dăm gỗ xuất khẩu nhu cầu nước phục vụ cho sản xuấtkhông nhiều, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt

Lượng nước cấp sử dụng cho công nhân viên được tính như sau:

200 người x 50 lít/người/ngày = 10000 lít/ngày = 10 m3/ngày

Đối với cấp nước cứu hỏa, nhu cầu cung cấp được tính theo Tiêu chuẩn phòngcháy, chữa cháy cho nhà ở và công trình - TCVN 2622-1995, cụ thể như sau:

Bảng 1.6 Nhu cầu cung cấp nước cứu hoả cho nhà máy (m 3 /1 đám cháy)

1 Chữa cháy ngoài nhà

- Số đám cháy xảy ra đồng thời n = 2

- Lưu lượng nước để dập tắt đám cháy Q = 10l/s

- Lượng nước cần dự trữ trong bể để

2 Chữa cháy trong nhà Q = 2,5l/s n = 2 54

vệ sinh, đài nước, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà như san nền, giao thông nội bộ vàsân bãi, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp nước cứu hỏa vàPCCC, hệ thống cấp điện tổng thể và chiếu sáng ngoài nhà, hệ thống thu sét chủđộng, hệ thống thoát nước thải và cây xanh

Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 11 năm 2011 và dự kiến hoàn thànhvào cuối tháng 07 năm 2012

1.4.8 Vốn đầu tư

Dự án được đầu tư với tổng nhu cầu vốn là 64.653.422.770 đồng

Nguồn vốn được sử dụng từ:

+ Nguồn vốn tự có của Công ty

+ Vốn lưu động sẽ tính toán huy động cụ thể sau khi dự án đi vào hoạtđộng sản xuất

Trang 27

1.4.9 Tổ chức thực hiện và quản lý dự án

Khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn Hào Hưng

tổ chức quản lý vận hành, kinh doanh đảm bảo theo đúng quy trình, quy địnhcủa Nhà nước

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý:

- Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, là người có quyền điều

hành cao nhất của mọi hoạt động của Nhà máy theo chế độ một thủ trưởng, phùhợp với chính sách đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quảsản xuất kinh doanh

- Quản đốc: Là người giúp việc và tham mưu, quản lý và điều hành toàn bộ

các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, lựa chọn những phương án tổchức sản xuất kinh doanh hợp lý Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật

về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và ủy nhiệm

Bộ máy quản lý, vận hành Nhà máy dự kiến như sau:

Bảng 1.7 Bộ máy quản lý, vận hành Nhà máy

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

QUẢN ĐỐC

CHUNG

Phòng kế hoạch,

kỹ thuật, phương tiện cơ giới

Trang 28

4 Kỹ thuật Người 01

C – Lao động trực tiếp sản xuất Người 165

Trang 29

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ

-XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1 Điều kiện về địa lý và địa chất

* Điều kiện địa lý khu vực dự án:

Hiện nay khu đất nằm trên địa hình bằng phẳng, đã hoàn thành xong côngtác bồi thường giải phóng mặt bằng và san nền, xung quanh lô đất đã đầu tư cơ

sở hạ tầng hoàn chỉnh thuộc KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành,tỉnh Quảng Nam

Khu đất có vị trí khá thuận lợi về giao thông vì thuận tiện tiếp xúc với cáctuyến giao thông chính của huyện như tuyến đường khu kinh tế mở Bắc Chu Laivới Quốc lộ 1A, có khoảng cách ly với Quốc lộ 1A nên hạn chế ảnh hưởng đếngiao thông của tuyến đường này

* Địa chất khu vực dự án:

Theo bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000, loại tờ D-49-I,xuất bản năm 1996 và bản đồ địa chất và khoáng sản Quảng Nam tỷ lệ1:100.000, về cấu trúc địa chất khu vực xã Tam Hiệp gồm các hệ tầng sau:

- Trầm tích biển ven bờ tuổi Holocen hạ - trung mQ21-2 Thành phần trầmtích chủ yếu là cát hạt mịn đến thô lẫn bột sét hoặc cát-bột chứa sạn sỏi thạchanh, silic, vảy mica, vảy xerixit, cát bở rời có độ chọn lọc tốt; màu xám trắng,xám tro

- Trầm tích Đệ tứ không phân chia có nguồn gốc edQ, adQ, apdQ phân bố ởchân các sườn núi và các đồng bằng cao trước núi và ở các lòng sông suối

- Thành tạo đá thuộc Giới Proterozoi giữa, Hệ tầng Khâm Đức bao gồm cácphụ hệ tầng sau:

+ Phụ hệ tầng trên: đá phiến thạch anh biotit, đá phiến amphibol plagioclas, đá phiến plagiocla - epidot

-+ Phụ hệ tầng giữa: gneis amphibol, plagiogneis amphibol, đá phiếnthạch anh có silimanit - disten, đá phiến thạch anh - biotit, phiến thạch anh -biotit có graphit, đá hoa canxiphia và các thấu kính amphibolit

+ Phụ hệ tầng dưới: đá phiến thạch anh-biotit, đá phiến biotit, đá phiếnbiotit có silimanit, gneis amphibol, gneis biotit amphibol granat

- Đá magma xâm nhập thuộc Giới Proterozoi giữa, phức hệ Chu Lai vớithành phần bao gồm: plagiogranit migmatit, granit migmatit biotit có amphibol,granit dạng gneis, granit biotit dạng vân dải

2.1.2 Điều kiện về khí tượng

Trang 30

Khu vực Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chialàm 2 mùa rõ rệt: mùa khô (bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8) và mùa mưa (bắt đầu

+ Tổng lượng mưa trung bình năm : 2.300 mm

+ Số ngày mưa trung bình trong năm : 140 – 150 ngày

Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 và kết thúc vào tháng 1 Thời gian mưanhiều nhất tập trung vào ba tháng là 9, 10 và 11 Trong ba tháng này, tổng lượngmưa đạt 1.000 - 1.200 mm, chiếm khoảng 43 - 52% lượng mưa cả năm

Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 Thời gian ít mưa nhất tập trung vào batháng là 2, 3, 4 với lượng mưa trung bình tháng đạt 20 - 40 mm

- Chế độ gió: Đặc điểm chế độ gió khu vực dự án như sau:

+ Gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

+ Gió Nam, Đông Nam và Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8

Vận tốc gió trung bình năm 2,9 m/s, lớn nhất trung bình từ 14 – 28 m/s vậntốc gió cực đại 40 m/s (xảy ra khi có bão)

- Bão và áp thấp nhiệt đới:

+ Khu vực Quảng Nam chịu ảnh hưởng từ 2 - 3 cơn bão hoặc áp thấpnhiệt đới

+ Bão và áp thấp nhiệt đới thường ảnh hưởng đến vùng biển QuảngNam vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm

+ Khi bão đổ bộ vào đất liền, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa ĐôngBắc nên thường có gió mạnh kèm theo mưa vừa đến rất to

+ Bão và áp thấp nhiệt đới là hiện tượng thời tiết rất nguy hiểm, gây thiệthại nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng, cây cối và đặc biệt là thiệt hại về con người

2.1.3 Điều kiện thủy văn, hải văn

Trang 31

* Thủy văn:

Ở huyện Núi Thành nước sông vùng hạ lưu chịu ảnh hưởng của chế độ thủytriều, bồi lắng ở cửa sông và xói lở bờ, phân dòng khá mạnh, độ dốc sông > 2%,đáng chú ý có một số con sông chảy qua như: sông Trường Giang, sông Tam Kỳ,sông Ba Túc, sông An Tân, sông Trầu đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc có độdốc lớn chảy về hướng Đông và đổ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lỡ

Các con sông đều có lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, chiều dài từ 20 - 40 km Lưulượng nước thay đổi theo mùa Một số con sông được ngăn lại ở thượng nguồn làm

hồ chứa nước như: hồ Phú Ninh trên con sông Tam Kỳ, hồ Thái Xuân trên sôngTrầu Các dòng sông này đều hội tụ về phía Đông tạo nên những vùng xoáy bồiđắp nên những cồn cát và tạo các đầm phá ở các xã Tam Quang, Tam Anh Nam,Tam Anh Bắc, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Tiến

* Hải văn:

Nhật triều xảy ra trong tháng 10 khoảng 15 ngày, còn lại đều là bán nhậttriều Mức nước trung bình 1,2m; cường độ triều lớn là 1,2 - 2m, triều kém là0,5m Tốc độ dòng chảy trung bình 0,2 - 0,3 m/s, tốc độ cực đại 2,5 m/s Nướcdâng khi gió bão lên tới l,5 - 3,25m

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường

Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực Dự án được xác định thôngqua việc khảo sát, đo đạc, phân tích các thành phần môi trường tại khu vực xâydựng dự án Các thành phần môi trường được đánh giá trong khuôn khổ của dự ánnày bao gồm: môi trường không khí, môi trường nước ngầm, môi trường nướcmặt, môi trường đất Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích các mẫu được thực hiện bởiCông ty TNHH Xây dựng – Thương mại và Môi trường QN phối hợp với Trungtâm nghiên cứu bảo vệ môi trường thuộc trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng Sơ

đồ lấy mẫu môi trường nền được thể hiện ở Phụ lục II

2.1.4.1 Hiện trạng môi trường không khí

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

Trang 32

5 Bụi Chì 10 UV - VIS g/m 3 KPH KPH

-8 Tiếng ồn TES 1350B dBA 69 - 71 67 – 69 70 *

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường – Đại học Đà Nẵng.

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- Vị trí lấy mẫu như sau:

+ KK1: Mẫu khí thu tại phía Đông Nam khu vực dự án

Tọa độ (X: 1707788.72; Y: 591763.99)+ KK2: Mẫu khí thu tại giữa lô đất khu vực dự án

Tọa độ (X: 1707908.13; Y: 591630.27)

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí ngày 15/12/2011trong khu vực dự án cũng như khu vực gần dự án so với các Quy chuẩn ViệtNam QCVN tương ứng cho thấy rằng nồng độ các thông số đều nằm trong giớihạn cho phép

Như vậy hiện trạng môi trường không khí tại khu vực nơi thực hiện dự ánchưa có dấu hiệu ô nhiễm

Tham khảo một số kết quả mà các đơn vị hoạt động trong KCN Bắc ChuLai (giai đoạn 1) lấy mẫu môi trường không khí trong 06 tháng cuối năm 2011như sau:

Bảng 2.2 Bảng tham khảo kết quả phân tích chất lượng môi trường không

khí (06 tháng cuối năm) trong KCN Bắc Chu Lai.

TT Thông số Đơn vị đo Ký hiệu mẫu 05:2009/BTNMT QCVN

Trang 33

-3 Tiếng ồn dBA 60 – 62 70 – 71

70 * (QCVN26:2010/BTNMT)

+ KK1: Gần trạm biến áp, phía Tây Công ty TNHH Việt Khánh

+ KK2: Cổng vào KCN Bắc Chu Lai

Kết luận:

Chất lượng môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án nằm trongKCN Bắc Chu Lai (giai đoạn 1) chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

2.1.4.2 Hiện trạng môi trường nước mặt

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt gần nơi thực hiện dự ánđược trình bày tại bảng 2.3

Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả thử nghiệm

QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1)

Trang 34

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Vị trí lấy mẫu như sau:

+ NM1: Nước kênh dẫn từ đập Thái Xuân, đoạn chảy qua thôn Phái Nhơn.+ NM2: Nước kênh dẫn từ đập Thái Xuân, đoạn chảy qua thôn Thọ Khương

2.1.4.3 Hiện trạng môi trường nước ngầm

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm gần nơi thực hiện dự

án được trình bày tại bảng 2.4

Trang 35

Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

KPHT: Không phát hiện thấy

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

- Vị trí lấy mẫu:

+ NN1: Nước giếng khoan tại Công ty Việt Khánh

+ NN2: Nước giếng tại nhà ông Lê Văn Toàn, thôn Phái Nhơn (phía TâyBắc KCN Bắc Chu Lai)

Nhận xét:

So sánh kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ngày 15/12/2011 gần nơithực hiện dự án với với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT cho thấyhàm lượng các chất đều nằm trong giới hạn cho phép Từ đó, cho thấy chấtlượng nước ngầm trong khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

Trang 36

2.1.1.4 Hiện trạng môi trường nước thải

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải của KCN Bắc Chu Lai(giai đoạn 1) tại cống thoát chung KCN được trình bày tại bảng 2.5

Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải

- Vị trí lấy mẫu:

NT: Mẫu nước thải tại cống thoát nước KCN Bắc Chu Lai

Trang 37

Nhận xét:

Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải thải ra tại cống thoát chungcủa KCN Bắc Chu Lai ngày 15/12/2011 cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu nằmtrong giới hạn cho phép, riêng một số chỉ tiêu như COD, chất rắn lơ lững TSS,coliform có vượt nhưng ở mức độ thấp Nguyên nhân do toàn bộ lượng nướcthải của cả KCN Bắc Chu Lai hòa trộn với nước mưa và chưa qua xử lý Các chỉtiêu này sẽ được xử lý sau khi Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Bắc ChuLai đi vào hoạt động khoảng đầu năm 2012

Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Bắc Chu Lai công suất 1.900m3/ngày đêm đi vào hoạt động sẽ tách riêng hoàn toàn nước thải và nước mưa, đồngthời xử lý nước thải đạt chất lượng cột A Quy chuẩn Việt Nam QCVN24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

2.1.4.5 Hiện trạng môi trường đất

Khu đất thực hiện dự án lô 20B2 nằm trong KCN Bắc Chu Lai đã được sannền hoàn chỉnh, cos nền theo quy hoạch chung của KCN

Nhận xét chung

Qua kết quả phân tích các mẫu từ bảng 2.1 đến bảng 2.5 cho thấy chấtlượng môi trường không khí, nước ngầm, nước mặt tại khu vực thực hiện dự ánchưa có dấu hiệu bị ô nhiễm Riêng phần nước thải chung của KCN Bắc ChuLai sẽ được xử lý sau khi Nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt độngvào đầu năm 2012

2.2 Hiện trạng tài nguyên sinh học

Trong khu vực thực hiện dự án nằm trong KCN nên không có tồn tại nguồntài nguyên sinh học này, không có loài động thực vật quý hiếm sinh sống, cũngkhông có loài vật nào nơi đây cần được bảo vệ

Riêng gần khu vực dự án (khu dân cư của thôn Phái Nhơn lân cận), một số

hộ dân có nuôi cá, ếch nhưng cũng chỉ ở mức độ nhỏ lẽ, không đáng kể

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Xã Tam Hiệp nằm dọc theo quốc lộ 1A, có tổng diện tích tự nhiên là 3.550 ha.Vùng phía Đông Tam Hiệp đa phần là cát trắng bị nhiễm chua, mặn bởi thủy triềucủa sông Trường Giang Vùng đất đỏ phía Tây gồm nhiều gò đồi thích hợp choviệc phát triển lâm nghiệp Nhân dân Tam Hiệp sống bằng nghề nông là chủ yếu,một bộ phận khác sống bằng nghề đánh bắt thủy sản và các hoạt động dịch vụ… Hiện nay, xã Tam Hiệp được chọn là trọng điểm phát triển công nghiệp củaKhu KTM Chu Lai

2.3.1 Điều kiện về kinh tế

Xã Tam Hiệp được Ban Quản lý Khu KTM Chu Lai lựa chọn là vùng phát

Trang 38

triển công nghiệp trọng điểm nhờ hội tụ khá nhiều điều kiện thuận lợi như quỹ đấtrộng, gần các đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, sân bay Chu Lai,cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp sắp hình thành, tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần lướiđiện quốc gia 220 kV Nhờ đó, trong những năm gần đây tình hình phát triểnkinh tế của xã có những bước chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyểndịch dần theo chiều hướng công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng, đời sống của ngườidân ngày càng được cải thiện.

* Hiện trạng phát triển một số ngành sản xuất chính của xã Tam Hiệp:

- Nông nghiệp: Năm 2010, xã Tam Hiệp đạt năng suất lúa 47,63 tạ/ha; sảnlượng lúa 1.574 tấn/năm Sản lượng cây lương thực đạt 1.683 tấn/năm

- Lâm nghiệp: Đất rừng sản xuất chiếm 961,1 ha, đất rừng phòng hộ chiếm

741 ha Giá trị sản xuất lâm nghiệp của toàn huyện Núi Thành năm 2010 đạt39.295 triệu đồng, trong đó: trồng và nuôi rừng đạt 3.814 triệu đồng, khai tháclâm sản đạt 35.053 triệu đồng, dịch vụ lâm nghiệp đạt 427 triệu đồng

- Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: Hoạt động nuôi trồng thủy sảntại xã Tam Hiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nuôi tôm nước lợ với sản lượngđạt được trong năm 2010 là 145 tấn, năng suất 72,28 tạ/ha Hoạt động đánh bắtthủy sản chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng cá nước ngọt đạt 83,7 tấn/năm,các thủy sản khác 21,75 tấn/năm

- Chăn nuôi: Theo thống kê năm 2010, đàn trâu có 350 con, đàn bò có 430con, đàn lợn có 1.215 con; đàn gia cầm có 39.035 con

- Hoạt động công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp tại xã trongnhững năm gần đây có sự phát triển khá mạnh mẽ nhờ việc hình thành KCN BắcChu Lai, KCN Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải và KCN Tam Hiệp Tính đếncuối năm 2010, đã có 84 cơ sở sản xuất công nghiệp đã đi vào hoạt động trên địabàn xã, góp phần giải quyết lượng lớn lao động trong vùng Giá trị sản xuất CN

- TTCN ngoài quốc doanh năm 2010 đạt 767 tỷ đồng, trong đó kinh tế tư nhân,công ty đạt 759 tỷ, cá thể đạt 8 tỷ

- Hoạt động thương mại dịch vụ: Nhờ vào sự hình thành của các KCN tại

xã Tam Hiệp nên hoạt động thương mại, dịch vụ tăng lên đáng kể so với năm

2009 với tổng doanh thu đạt 37,572 tỷ đồng, tăng trưởng năm 2010 so với năm

Trang 39

nữ là 2.835 người (chiếm 54,6%).

2.3.2.2 Giáo dục và y tế

- Toàn xã có 04 trường học, trong đó có: 01 trường mẫu giáo, 02 trường cấp

I và 01 trường cấp II Hiện nay, xã đã hoàn thành việc xoá mù chữ, phổ cập giáodục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Xã có một trạm y tế bảo đảm việc sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thôngthường cho nhân dân Tình hình chăm sóc sức khỏe trên địa bàn được thực hiệntương đối tốt

Theo số liệu của trạm y tế xã Tam Hiệp, tình hình bệnh tật của xã trongnăm 2008 và những tháng đầu năm 2009 được trình bày trong bảng 2.6

* Tham khảo thêm một số loại bệnh thường gặp ở các năm trước tại xã TamHiệp của một số năm trước

Bảng 2.6 Thống kê một số loại bệnh thường gặp ở xã Tam Hiệp năm 2008 và

2009

Loại bệnh

Số trường hợpmắc bệnh(người)

Tỷ lệ(%)

Số trường hợpmắc bệnh(người)

Tỷ lệ(%)

Nguồn: Trạm Y tế xã Tam Hiệp, tháng 8 năm 2009

2.3.2.3 Các công trình văn hóa, xã hội

Xung quanh KCN Bắc Chu Lai trong vòng bán kính khoảng 500 m không cócác công trình văn hóa, tôn giáo hay di tích lịch sử nên hoạt động của Dự án khôngảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân trong vùng

* Nguồn: - Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm 2010;

- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Tam Hiệp năm 2010;

- Các báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư trên địa bàn xã Tam Hiệp đã được phê duyệt.

Trang 40

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Đánh giá tác động

3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu của Công ty TNHHSài Gòn Hào Hưng được Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai cấp Giấy chứng nhậnđầu tư tại lô đất 20B2, KCN Bắc Chu Lai (giai đoạn 1) với diện tích 5 ha

Công ty đã nhận bàn giao mặt bằng theo biên bản thảo thuận triển khai dự

án đầu tư trong tháng 10 năm 2011 với Công ty Phát triển hạ tầng KCN ChuLai, dự án nằm trong KCN Bắc Chu Lai nên đã thực hiện các thủ tục đền bù giảiphóng và san lấp mặt bằng, rất thuận tiện về giao thông, mạng lưới điện nước,thông tin liên lạc, cấp thoát nước đã được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, đưa tớichân công trình

Do vậy, giai đoạn này không đánh giá tác động

3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

3.1.2.1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

a Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựngđược trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn xây dựng.

- Môi trường không khí

- Sức khỏe và an toàn của công nhân

Quá trình thi công

xây lắp

- Bụi, CO, SO2, NO2

- Tiếng ồn, độ rung

- Rác thải xây dựng

- Môi trường không khí

- Môi trường nước

- Tiếng ồn, bụi, CO, SO2,

Ngày đăng: 05/11/2015, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w