Còn với kiểu truyện người con riêng: Hình tượng nhân vật người con hiền thảo tốt bụng, người dì ghẻ tham lam độc ác sẽ đem lại cho các Xuất phát từ thực tế dạy và học, từ vai trò chức nă
Trang 1Lời cảm ơn
Khoá luận được hoàn thành dưới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Lan Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn chân thành sâu sắc
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam, các thầy, các cô trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuý Ngân
Trang 2Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu trong kho¸ luËn lµ trung thùc Kho¸ luËn nµy cha tõng ®îc c«ng bè trong bÊt cø c«ng tr×nh nµo NÕu nh÷ng lêi cam ®oan trªn lµ sai t«i xin hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm
Sinh viªn
NguyÔn ThÞ Thuý Ng©n
Trang 3Mục lục
Trang
Lời cảm ơn 1
Lời cam đoan 2 Mở đầu 4 1 Lý do chọn đề tài 4 2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Phạm vi nghiên cứu 7 4 Phương pháp nghiên cứu 7 5 Lịch sử vấn đề 7
Nội dung 12
Chương 1 Giới thuyết chung 12
1.1 Khái niệm “truyện cổ tích” và “truyện cổ tích thần kỳ” 12
1.1.1 Truyện cổ tích 12
1.1.2 Truyện cổ tích thần kỳ 12
1.2 Kiểu truyện người con riêng 13
1.2.1 Khái niệm “kiểu truyện” và “môtíp” 13
1.2.2 Cơ sở hình thành kiểu truyện người con riêng 15
1.2.3 Đặc điểm nội dung kiểu truyện 17
Chương 2 Khảo sát các môtíp đặc trưng của kiểu truyện người con riêng 21
2.1 Môtíp người con riêng bị hành hạ bạc đãi 22
2.2 Môtíp người con riêng bị bức hại 30
2.3 Môtíp người con riêng báo thù 40
2.4 Môtíp thử hài 47
2.5 Môtíp miếng trầu 52
Kết luận 57
Danh mục 25 truyện khoá luận khảo sát 60
Tài liệu tham khảo 61
Trang 4Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, từ lâu, truyện cổ tích đã đựơc
đánh giá là “một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất trong các thể loại
tự sự dân gian” [13] Có thể nói, truyện cổ tích thần kỳ với những kiểu truyện
như: Kiểu truyện người dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người mang
lốt đã cho thấy sự đa dạng và phong phú trong tư duy nghệ thuật của người
xưa Góp phần làm nên diện mạo của truyện cổ tích thần kỳ còn có sự đóng góp không nhỏ của kiểu truyện người con riêng Với cốt truyện đặc sắc, hàm chứa những bài học luân lý làm người có giá trị, kiểu truyện người con riêng
đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học dân gian Sự quan tâm
được thể hiện qua các công trình nghiên cứu, giáo trình Đại học và Cao đẳng
Tuy nhiên, việc tìm tòi nghiên cứu kiểu truyện còn ở mức độ khái quát chung chung, chưa đi sâu vào cụ thể Chính vì vậy, vấn đề kiểu truyện người con riêng vẫn còn là vấn đề để ngỏ Do đó, với mong muốn đóng góp một cái
nhìn cụ thể và toàn diện hơn về kiểu truyện, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm
hiểu kiểu truyện người con riêng trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam”
(qua khảo sát một số môtíp đặc trưng)
1.2 Truyện cổ tích là một thể loại lớn được đưa vào nhà trường ở các
cấp học khác nhau, từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao
đẳng và Đại học Sở dĩ có sự “ưu ái ” như vậy là bởi chính vai trò và chức năng của truỵên cổ tích trong việc dạy và học, đó là chức năng giáo huấn, là “truyện
kể trong nhà cho trẻ nhỏ” [dẫn theo 24], đến với thế giới truyện cổ tích là đến
với một thế giới khác cuộc đời hàng ngày, trẻ em trong thế giới ấy được “vận
động, chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với cái ác”
Trang 5(V.Xukhômlinxki) [dẫn theo24] Đó chính là giá trị lớn lao mà truyện cổ tích nói chung đem tới Còn với kiểu truyện người con riêng: Hình tượng nhân vật người con hiền thảo tốt bụng, người dì ghẻ tham lam độc ác sẽ đem lại cho các
Xuất phát từ thực tế dạy và học, từ vai trò chức năng của kiểu truyện nói riêng và thể loại truyện cổ tích nói chung đã đặt ra cho các nhà sư phạm sự quan tâm đặc biệt tới tâm lý tiếp nhận của học sinh trong quá trình dạy học, với mong muốn khi ra trường sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy học văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng
1.3 Còn có lý do khác để chúng tôi lựa chọn đề tài này là xuất phát từ
chính sự yêu thích của bản thân với đề tài Bởi kiểu truyện người con riêng
với một vẻ đẹp riêng, không chỉ tạo ra sức hút kỳ lạ với trẻ thơ, mà còn đem
đến cho người lớn đến những rung cảm mãnh liệt, đưa tâm hồn mình đến một
thế giới khác hẳn “Cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn, đầy tiếng thở than
của những kẻ tham lam khôn cùng và ghen ghét đến thành bản năng ”
(M.GoRơKy) [Dẫn theo 14] , một thế giới trong đó “sự giản dị đẹp đẽ, sự dốt
nát kỳ diệu của người thời cổ được bảo quản tươi nguyên như hoa với cả hương thơm” (A phơ - răng - xơ) [dẫn theo 14]
Trang 6Truyện cổ tích đã khơi sâu vào con người những dòng suối cảm xúc, những khát khao và hy vọng về hạnh phúc khác với thực tại trần trụi, đua tranh Truyện cổ tích nuôi dưỡng những giá trị tinh thần, xích con người lại gần nhau hơn giữa cuộc đời bề bộn, vất vả Nó như một nốt lặng để con người cảm nhận, nghiền ngẫm và thanh lọc tâm hồn mình Như vậy, truyện cổ tích
thần kỳ đã: “mở ra trước mắt ta một cửa sổ trông vào cuộc sống” [dẫn theo
21] ở đó những con người biết sống, biết hành động và biết mơ ước đến một cuộc đời tốt đẹp hơn
Chính sức hấp dẫn của truyện cổ tích nói chung và của kiểu truyện người con riêng nói riêng, đã tạo hứng thú và niềm say mê đặc biệt cho chúng tôi khi tiếp cận đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
Đã có không ít những ý kiến của các nhà nghiên cứu khi bàn về kiểu truyện người con riêng Song, tất cả chỉ mới dừng lại ở những nhận định khái quát chung chung Để có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đề tài với mục đích:
- Giới thuyết về kiểu truyện người con riêng, thông qua sự xác định
khái niệm “kiểu truyện” trong tương quan với khái niệm “môtíp”, đồng thời
thông qua việc khảo sát tư liệu rút ra những nhận xét ban đầu về kiểu truyện nghiên cứu
- Tiến hành nhận diện một số môtíp phổ biến - hạt nhân tạo dựng cốt truyện và kiểu truyện người con riêng Thông qua các môtíp phổ biến chúng ta
sẽ thấy rõ hơn về nội dung, ý nghĩa, góp phần lý giải sức hấp dẫn rất riêng của kiểu truyện người con riêng so với những kiểu truyện khác trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Trang 73 Phạm vi nghiên cứu
3.1 Tư liệu
- Chúng tôi lựa chọn đề tài có tên: “Tìm hiểu kiểu truyện người con
riêng trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” điều đó cho thấy chúng tôi chỉ
giới hạn phạm vi tư liệu ở truyện cổ tích thần kỳ
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tham khảo 12 tập truyện
cổ tích của các dân tộc Việt Nam và tập hợp được 25 truyện thuộc kiểu truyện người con riêng Với số lượng chưa phải là nhiều, nhưng nó là cơ sở để chúng tôi bước đầu có một cái nhìn nhất quán và đầy đủ hơn về kiểu truyện
3.2 Nội dung
Chúng tôi tập trung tìm hiểu kiểu truyện qua một số môtíp đặc trưng Bởi môtíp chính là tiêu chí hàng đầu để có thể nhận diện các kiểu truyện nói chung và kiểu truyện người con riêng nói riêng
Trong cuốn Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian của tác giả Cao Huy
Đỉnh, xuất bản năm 1974, trong phần phân loại văn học dân gian cổ truyền, tác giả đã thấy được những xung đột trong nội bộ gia đình phụ quyền, lý tưởng hoá những nhân vật bất hạnh và chỉ ra đề tài và cốt
Trang 8truyện trong thời kỳ đầu của xã hội có giai cấp xoay quanh: “số phận
của những con người mồ côi (Sọ Dừa), người em út (Cây khế) và người con riêng của chồng (Tấm Cám) và ước mơ hạnh phúc của họ Đó là những con người bị gạt ra khỏi gia đình phụ quyền bị ngược đãi khổ sở, gặp nhiều tai hoạ và chịu nhiều thử thách gay go, nhưng cũng là những con người hiền lành, đẹp đẽ, tài giỏi, siêng năng, kiên trì và quả cảm,
được nhân dân yêu quý, giúp đỡ, che chở và cuối cùng được hạnh phúc” ở đây, tác giả mới chỉ bàn đến số phận người con riêng mà chưa
đặt ra vấn đề xem xét kiểu truyện một cách cụ thể, toàn diện
Năm 1983, kiểu truyện người con riêng được nhắc đến trong cuốn Văn
học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam của tác giả Võ Quang
Nhơn ở đây, vấn đề nguồn gốc ra đời của kiểu truyện đã được đề cập
đến một cách sâu sắc Đó là khi xã hội bắt đầu có sự thay đổi, gia đình lớn phân tán thành gia đình nhỏ, chế độ mẫu quyền được thay thế bằng
chế độ phụ quyền: “Cùng với sự giải thể của gia đình lớn về mặt xã hội,
xuất hiện sự tích luỹ tài sản tư hữu theo từng gia đình riêng lẻ Cơ sở xã hội và cơ sở kinh tế sâu xa ấy tạo điều kiện cho sự xuất hiện một loạt truyện dân gian khá phổ biến ở các dân tộc ít người Đó là loại truyện
về các nhân vật bất hạnh như người em út, người con riêng ” Đây
chính là những gợi ý có giá trị cho chúng tôi khi tìm hiểu về cơ sở hình thành của kiểu truyện người con riêng
Giáo trình văn học dân gian Việt Nam của tác giả Trần Gia Linh, xuất
bản năm 1991, khi giới thuyết và phân loại truyện cổ tích cũng đã đề cập đến nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích cũng như kiểu truyện:
“Truyện xuất hiện rất xưa nhưng chủ yếu phát triển ở thời kỳ đã phân
chia giai cấp Chế độ tư hữu tài sản và gia đình riêng đã tạo nên những
Trang 9xung đột gay gắt đe doạ số phận con người Những nhân vật bất hạnh trong xã hội như những người đi ở, con riêng, em út, mồ côi đã trở thành những nhân vật được quan tâm biểu hiện đặc biệt” Kiểu truyện
người con riêng còn được thể hiện qua phần nội dung của truyện, có ví
dụ minh hoạ về nội dung và nhân vật song còn riêng lẻ và chưa cụ thể :
“Nội dung của truyện hướng về những con người bình thường, bất hạnh
để nêu bật số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng Đó là những con người mồ côi, bơ vơ, không nơi nương tựa bị hất ra lề đường kiểu Thạch Sanh mình trần khố có một manh nơi gốc đa Đó là những người con riêng bị đày đoạ, chết đi sống lại nhiều lần mà vẫn chưa hết khổ kiểu cô Tấm Đó là những người em bị tước đoạt mọi quyền lợi như chàng trai truyện Cây Khế ”
Năm 1992, trong phần: Đặc điểm truyện cổ tích Việt Nam in cuối tập 5
Kho tàng truyện cổ tíchViệt Nam, Nguyễn Đổng Chi cũng điểm: “Đối tượng mà truyện cổ tích ra sức bênh vực là những nhân vật nghèo khổ, bất hạnh, những kẻ bị áp bức, bóc lột, những người xấu số là đối tượng của xung khắc gia đình: con côi, em út, con vợ trước, ngốc nghếch ”
ở đây, tác giả cũng chỉ mới bàn đến kiểu nhân vật “con vợ trước” (người con riêng) mà chưa đặt ra vấn đề xem xét kiểu truyện một cách
cụ thể toàn diện
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường của tác giả
Nguyễn Xuân Lạc, xuất bản năm 1998, tác giả đã đánh giá sâu sắc về vai trò, chức năng của truyện cổ tích, đồng thời đã có những nhận định khái quát chung nhất về các kiểu truyện, kiểu nhân vật và môtíp nghệ
thuật ở đây, khi xác định về kiểu truyện tác giả nêu: “Tập hợp những
truyện có cùng chủ đề và cốt truyện tương tự nhau được gọi là kiểu
Trang 10truyện” và lấy ví dụ: “kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam gồm có các truyện Tấm Cám của người Việt, truyện TuaGia - TuaNhi của người Tày .” Tác giả gọi kiểu truyện bằng tên truyện chứ không phân biệt
thành kiểu truyện người con riêng, mà chỉ có những kiểu nhân vật bất hạnh (người em út, người mồ côi, người con riêng, người xấu xí, người
đi ở )
Cùng năm 1998, cuốn Văn học tập 2, giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu
học hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2 do tác giả Đỗ Bình Trị và Trần Đình Sử chủ biên cũng điểm qua một vài khía cạnh cơ bản có liên quan đến kiểu truyện người con riêng trong mục xung đột trong truyện
cổ tích thần kỳ Theo hai tác giả: “Nhân vật trung tâm của truyện kể
được gọi là “Tự sự xã hội” này (tức truyện cổ tích) là nhân vật bất hạnh - loại nhân vật xuất hiện lần đầu trong truyện kể dân gian Xung
đột xã hội trong truyện cổ tích đặc biệt trong truyện cổ tích thần kỳ, thường diễn ra trong phạm vi nhiều quan hệ gia đình Ta hiểu vì sao nhân vật bất hạnh lại luôn luôn là những thành viên lép vế nhất trong gia đình gia trưởng ngày xưa: người em út, người con riêng .” Mỗi
một nhận định đều mang một ý nghĩa riêng nhất định, vì vậy dù chỉ mang tính chất điển hình, sơ lược, khái quát, ý kiến của Đỗ Bình Trị và Trần Đình Sử trên cũng góp phần đem đến cho chúng tôi một cái nhìn ban đầu về nhân vật trung tâm của kiểu truyện người con riêng
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam - Đinh Gia Khánh (chủ biên)
Nxb GD (tái bản lần thứ 6) năm 2002, tác giả đã chỉ ra nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích thông qua khái quát vấn đề mâu thuẫn trong truyện
cổ tích: “Khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã và xã hội chuyển sang
chế độ có giai cấp, thì công xã thị tộc cũng tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ Nếu những mâu thuẫn trong xã hội được truyện
Trang 11cổ tích phản ánh qua cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ, giữa địa chủ
và nông dân thì những mâu thuẫn trong gia đình được truyện cổ tích phản ánh qua cuộc đấu tranh giữa mẹ ghẻ và con chồng, anh cả và em
út, vợ cả và vợ lẽ ” Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời của truyện cổ tích
thông qua các mâu thuẫn chưa được cụ thể hoá mà mới chỉ dừng ở mức
độ khái quát
Như vậy, trong thời gian khá dài, vấn đề kiểu truyện người con riêng
không hề bị lãng quên nhưng chưa thực sự được coi là vấn đề lớn cần giải
quyết một cách sâu sắc và cặn kẽ Quá trình nghiên cứu kiểu truyện người
con riêng của các tác giả còn ở mức độ nông sâu khác nhau Nhưng những
thành quả ấy đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều ý tưởng và phần nào định hình
hướng đi trong khoá luận của mình “Tìm hiểu kiểu truyện người con riêng
trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” (Qua khảo sát một số môtíp đặc
trưng), với mục đích tiếp tục phát triển ý kiến của tác giả đi trước và cố gắng nghiên cứu một cách cụ thể hơn để tìm ra những nét độc đáo và hấp dẫn của kiểu truyện này
Trang 12Nội Dung
Chương 1 Giới thuyết chung
1.1 Khái niệm “truyện cổ tích” và “truyện cổ tích thần kỳ”
1.1.1 Truyện cổ tích
Cho đến nay, truyện cổ tích đã có rất nhiều khái niệm song nhìn chung
là giống nhau về cơ bản Mỗi một khái niệm mà các nhà nghiên cứu đưa ra đã
bổ sung, làm phong phú thêm những hiểu biết của chúng ta về thể loại truyện
cổ tích ở đây, chúng tôi xin điểm qua một số khái niệm truyện cổ tích trong các công trình nghiên cứu lớn
Theo tác giả Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì truyện cổ tích là : “Một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội có giai cấp
với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt”
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên), khái niệm truyện cổ tích được diễn đạt ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là truyện cổ
dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kỳ, tượng trưng và ước lệ”
1.1.2 Truyện cổ tích thần kỳ
Phân loại tác phẩm cổ tích là một trong những vấn đề tồn tại đáng kể của khoa học về truyện cổ tích trên thế giới ở nước ta, vấn đề này vẫn chưa
Trang 13có nhiều người đi sâu nghiên cứu, kết quả đạt được còn rất ít Song hiện nay, cách phân loại được chấp nhận nhiều nhất là chia truyện cổ tích thành ba biến thể : Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích về loài vật
Trong khoá luận này, với mục đích tìm hiểu: kiểu truyện người con
riêng trong truyện cổ tích thần kỳ Vì vậy, chúng tôi muốn hiểu đôi nét về
khái niệm truyện cổ tích thần kỳ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận
quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên
có một vai trò rất quan trọng Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ”
1.2 Kiểu truyện người con riêng
1.2.1 Khái niệm “kiểu truyện” và “môtíp”
1.2.1.1 Kiểu truyện
Xuất phát điểm của mọi quá trình nghiên cứu khoa học, dù với quy mô lớn hay nhỏ đều là đi tìm và thống nhất nội hàm của khái niệm đang được sử dụng hay được phân tích, lý giải Bởi, người viết tự xác định được thật chính xác và rõ ràng vấn đề của mình và cần phải cùng với người đọc tìm đến một
điểm nhìn duy nhất Mỗi một khái niệm, một thuật ngữ thường có nhiều cách hiểu, nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Khái niệm “kiểu truyện” không quá phức tạp, rộng rãi như khái niệm “truyện cổ tích” hay nhiều khái niệm khác nhưng chưa phải đã có sự thống nhất cao độ về thuật ngữ này
Theo tác giả Nguyễn Bích Hà trong cuốn Thạch sanh và kiểu truyện
dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam á thì : “kiểu truyện là tập hợp những truyện kể có những môtíp cùng loại hình Trong một kiểu truyện có
Trang 14nhiều môtíp nhưng không nhất thiết mỗi truyện trong kiểu truyện đó phải có
đủ tất cả các môtíp chung”
Từ khái niệm trên chúng ta có thể xác định được một số kiểu truyện thường gặp trong truyện cổ tích đó là:
+ Kiểu truyện người con riêng
+ Kiểu truyện người mồ côi
+ Kiểu truyện người mang lốt
+ Kiểu truyện dũng sĩ
+ Kiểu truyện người em út
1.2.1.2 Môtíp
Khái niệm “môtíp” đã từng được nhà khoa học nga là A.N.Vexelopxki
nêu lên và định nghĩa từ những năm cuối thế kỉ XIX: “tôi hiểu môtíp như một
công thức, vào thủa ban đầu của xã hội loài người, trả lời cho những câu hỏi
mà giới tự nhiên ở mọi nơi đặt ra đối với con người, hoặc ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ quan trọng và lặp lại nhiều lần”[dẫn theo 4]
Năm 1993, khi hoàn thành cuốn Nghiên cứu môtíp truyện cổ tác giả Kristina Lindell cung cấp cho bạn đọc cách hiểu: “môtíp là những chi tiết nhỏ
nhất tạo nên cốt truyện” [dẫn theo 9]
Còn theo Từ điển văn học thì lại đưa ra hai cách hiểu sau:
1 Môtíp là hạt nhân của cốt truyện, là công thức từ đó cốt truyện được triển khai
2 Môtíp là yếu tố hợp thành cốt truyện
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ môtíp nhưng nhìn
chung những định nghĩa ấy đều thống nhất: “môtíp nhằm chỉ những thành tố,
những bộ phận lớn nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật nhất là trong văn học dân gian” [8]
Trang 15Như vậy, chúng ta có thể hiểu “môtíp” là những hình ảnh, những chi tiết lặp
đi, lặp lại mang giá trị thẩm mĩ
Khái niệm “kiểu truyện” nhỏ hơn “môtíp” về ngoại diên và lớn hơn về
nội hàm Bởi vì, làm nên một kiểu truyện là sự hợp thành của nhiều môtíp
khác nhau trong một loạt truyện kể Chẳng hạn, làm nên kiểu truyện người
dũng sĩ là sự hợp thành của các môtíp: diệt Đại bàng, diệt trăn tinh, cứu người
đẹp; kiểu truyện người mồ côi thì hợp thành của môtíp: người mồ côi chịu
khổ đau, bạc đãi, người mồ côi trải qua thử thách, nhờ các thế lực siêu nhân trợ giúp sau đó vượt qua thử thách giành hạnh phúc Trong kho tàng truyện cổ
tích, số lượng kiểu truyện chắc chắn ít hơn số lượng môtíp rất nhiều lần Một
môtíp có thể xuất hiện trong kiểu truyện này hoặc kiểu truyện khác Ví dụ :
Môtíp thân phận nghèo hèn có thể xuất hiện trong kiểu truyện người con
riêng hoặc cũng có thể xuất hiện trong kiểu truyện người em út
1.2.2 Cơ sở hình thành kiểu truyện người con riêng
1.2.2.1 Cơ sở xã hội
Có thể thấy, phần lớn các nhân vật mang tính xã hội phổ biến của truyện cổ tích như: người mồ côi, người con riêng, người mang lốt, đều là sản phẩm của những biến động xã hội Nhân vật người con riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó Khi xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã, cũng là lúc cơ cấu xã hội được hình thành bởi những gia đình riêng lẻ, chế độ phụ quyền được xác lập, thay thế cho chế độ mẫu quyền Điều này đã tạo ra nhiều xung đột và xung đột dì ghẻ - con chồng là một hiện tượng đặc hữu và tiêu biểu của xã hội phụ hệ Xoay quanh xung đột dì ghẻ con chồng là chủ đề sinh hoạt xã hội phản ánh sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, của chế độ thị tộc, chế độ hôn nhân theo huyết thống Sự chuyển từ thị tộc sang gia đình dẫn đến sự vi phạm chế độ hôn nhân cổ truyền giữa các thị tộc trong bộ lạc Theo chế độ hôn nhân cổ truyền ấy thì gia đình nguyên thuỷ cổ điển không có người dì ghẻ
Trang 16(mẹ kế), bởi vì chế độ hôn nhân cổ truyền ấy với hình thức hôn nhân con cô lấy con cậu, tức là lấy con gái của anh, em mẹ Trong hệ thống như vậy thì tất cả các người vợ của cha hoặc có khả năng trở thành vợ của cha đều là chị em,
do đó cũng đều được gọi là mẹ như người mẹ chính thức Khi chế độ hôn nhân
đó tan rã, tức khi người chồng lấy vợ sau là người ngoài dòng họ của người vợ trước, thì lúc đó người vợ sau của cha không còn là mẹ của cô gái nữa mà trở
thành mẹ kế Và người mẹ kế này trở thành người “xa lạ”, một mối quan hệ
“ghẻ lạnh” xuất hiện giữa mẹ kế và con riêng của chồng Và sự thống khổ của người con riêng -“thành viên thấp cổ bé họng ” nhất trong gia đình đã được
tác giả dân gian đưa vào truyện cổ tích và trở thành một kiểu nhân vật khái quát hoá: Nhân vật người con riêng Đây là kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam Tập hợp những truỵên kể về người con riêng với
những mô típ đặc trưng, ta có một kiểu truyện vô cùng đặc sắc: Kiểu truyện
người con riêng
1.2.2.2 Cơ sở kinh tế
Khi sự phát triển của gia đình phụ quyền diễn ra song song với sự phát triển của chế độ tư hữu tư sản, ý thức cá nhân của con người nảy sinh và thế là cuộc xung đột giữa cá nhân bắt đầu ở đây, các thành viên trong gia đình phụ quyền cũng phân chia thành các lực lượng đối lập, một bên là thành viên lớn tuổi (dì ghẻ), một bên là thành viên nhỏ tuổi (người con riêng) cuộc xung đột
ấy diễn ra kéo dài và vô cùng gay gắt Là người giữ “tay hòm chìa khoá ”
trong gia đình (chồng nhu nhược hoặc đã mất) dì ghẻ thường là người cay nghiệt, đoạ đày con riêng của chồng một cách dã man để hòng nắm được quyền hành cũng như đem lại quyền lợi cho mình và con đẻ của mình Dì ghẻ hành hạ đối xử với con riêng của chồng tàn tệ: bắt làm lụng vất vả, lên chín, lên mười đã phải ra suối gánh nước, vào rừng lấy củi.Tuy làm những công việc
quá sức nhưng luôn bị dì ghẻ chửi mắng roi vọt (truyện Cô gái có lòng thảo)
Trang 17hay bị đẩy lên nương trông nom của cải một mình làm việc quần quật từ tối
đến sáng (ò ché và hùm tinh, Gồng Naovà trâu đầu đàn).Người con riêng
không được hưởng môt chút quyền lợi nào trong khi đó con đẻ của mụ dì ghẻ
được chăm sóc, chiều chuộng hết sức chu đáo Có thể nói: người con riêng là nhân vật bất hạnh, là nạn nhân của sự phá bỏ tinh thần dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong công xã thị tộc nguyên thuỷ Càng biết nhiều khía cạnh éo le, cơ cực của nhân vật, ta càng thấy rõ cổ tích về người con riêng chính là hình thức lý tưởng hoá những con người nghèo khổ trong xã hội manh nha giai cấp
Những mâu thuẫn của xã hội có giai cấp thực chất được phản ánh một cách chân thực qua những mâu thuẫn trong gia đình cá thể ăngghen cho
rằng: “gia đình cá thể là một hình thức thu nhỏ của những đối kháng và mâu
thuẫn mà trong đó, từ đầu thời kì văn minh, xã hội chia thành giai cấp vẫn hằng vận động” [dẫn theo 6 ] Nếu như ở ngoài xã hội có kẻ giàu bóc lột người
nghèo thì trong gia đình phụ quyền cũng tồn tại bất bình đẳng một cách vô lý
mà nạn nhân phải chịu sự bất bình nhiều nhất chính là những con người “nhỏ
bé” cả về hình hài lẫn địa vị như: Đứa con nuôi, đứa con riêng, đứa trẻ mồ côi,
đứa em út trong gia đình Điều đó cũng lý giải vì sao truyện cổ tích về người
con riêng lại xuất hiện khá phổ biến đến như vậy trong kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam
1.2.3 Đặc điểm nội dung kiểu truyện
1.2.3.1 Phản ánh nỗi thống khổ của người con riêng - thành viên “thấp
cổ bé họng” trong gia đình phụ quyền:
Người con riêng cũng giống như người mồ côi, người em út, người đi ở,
là những con người bất hạnh, chịu đau khổ mọi bề Họ bị ghẻ lạnh, bạc đãi cả
về vật chất lẫn tinh thần, bị tước đoạt quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc
Những người con riêng trong Tấm Cám, Gồng Nao và Trâu đầu đàn, đều
Trang 18bị người dì ghẻ đẩy vào cảnh sống lẻ loi không tài sản, không nơi nương tựa,
có địa vị thấp kém, bị thua thiệt và bị ức hiếp Nhân dân lao động đã lí tưởng hoá nhân vật của mình và thể hiện ý thức về sự công bằng dân chủ, tâm lý luyến tiếc thời kì cộng đồng bộ tộc đã qua, mượn yếu tố thần kì để giảm nỗi
đau, giành lại chân lý
Trong 25 truyện mà chúng tôi khảo sát, nhân vật người con riêng luôn xuất hiện trong tuyến trung tâm tức là trong toàn bộ câu chuyện tập trung đi vào miêu tả xung đột dì ghẻ - con chồng từ đơn giản đến phức tạp Như vậy, trước khi trở thành một môtíp hay một hệ thống môtíp trong cấu trúc truyện cổ thì vấn đề xung đột mẹ ghẻ - con chồng trong gia đình đã là một vấn đề phổ biến trong đời sống xã hội thời bấy giờ Mâu thuẫn lớn nhất, thậm chí là duy nhất trong một truyện, cũng có nghĩa mâu thuẫn ấy là trực diện, quyết liệt có
sự lặp đi, lặp lại Vì thế, bản thân kiểu truyện và kết thúc của nó sẽ để ấn tượng và có tác động mạnh về cả phương diện nhận thức lẫn phương diện giáo dục Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy hầu hết truyện xuất hiện người con riêng là tuyến hành động chính thường xung đột về sự ghen ghét sắc đẹp, tài năng giữa người con riêng và con đẻ, xung đột trong mối quan hệ ngôi thứ trong hạnh phúc lứa đôi (con đẻ của dì ghẻ tị hiềm khi con riêng của chồng có được hạnh phúc), chỉ có hai truyện xung đột về tài sản
(Người dì ghẻ ác nghiệt và Mẹ kế con chồng)
1.2.3.2 Phản ánh mối xung đột gay gắt giữa mẹ kế – con chồng
Trong số 25 truyện khảo sát, chúng tôi không tìm thấy bất cứ một mối quan hệ tốt đẹp nào giữa dì ghẻ và con chồng, quan hệ giữa con riêng của chồng và con riêng của dì ghẻ chỉ có duy nhất một truyện là hai anh em tình cảm thắm thiết, khi mẹ (tức dì ghẻ) sai con trai giết anh thì người em, đã không làm như vậy, báo cho anh biết và sau này khi anh công thành danh toại
Trang 19trở về, hai anh em đã sống với nhau rất hoà thuận, trong truyện Người dì ghẻ
ác nghiệt
Thực chất, xung đột trong gia đình phụ quyền nảy sinh là do có sự tranh chấp quyền lợi, gia tài , địa vị cụ thể trong xung đột dì ghẻ - con chồng, xung đột con riêng - con đẻ được nhắc đi nhắc lại khá đậm nét trong thế giới truyện cổ và muôn mặt của cuộc sống ấy được quy về chủ yếu ở xung đột hôn nhân, tài sản, sắc đẹp, qua đó bản chất giữa các lực lượng đối lập được bộc lộ một cách chân thực, rõ nét Những người con riêng bao giờ cũng là nạn nhân của sự áp bức, bức hại Nhưng dù cho ở hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, trung thực, thơm thảo , còn những người dì ghẻ là những kẻ tham lam, độc ác, xảo quyệt Họ lợi dụng vai trò chính (có thể chồng đã mất hoặc người chồng đó quá nhu nhược nghe lời họ) để giành mọi quyền lợi, áp bức đè nén những đứa con chồng ngoan ngoãn, khéo léo nhưng không có ai bênh vực Không chỉ bắt con riêng của chồng làm lụng vất vả, đầu tắt mặt tối mà còn mưu giết hại để tước đoạt quyền hạnh phúc của đứa
con riêng như trong truyện Tấm cám, Hai chị em Vùi và Lu, Inh và ính ,
trong các truyện khảo sát, chúng tôi thấy mâu thuẫn xung đột chủ yếu giữa dì ghẻ và người con gái riêng của chồng Điều này thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian, thứ nhất trong chế độ phụ quyền, người đàn ông bao giờ cũng giữ một vai trò khá lớn, do đó khi tạo xung đột giữa dì ghẻ với con trai chồng sẽ ít làm nổi bật nếu không giành một sự dụng công nghệ thuật lớn Hơn nữa, người con gái nhỏ trong gia đình phụ quyền ít có vai trò, và yếu
đuối sẽ dễ tạo được xung đột mâu thuẫn
Mối quan hệ đối kháng giữa dì ghẻ - con chồng một mặt phản ánh sắc nét một thực tế đang diễn ra trong gia đình phụ quyền và xã hội phân chia giai cấp Mặt khác hàm chứa những ước mơ, khát vọng hạnh phúc của nhân dân lao động Những người dì ghẻ, con của dì ghẻ tham lam luôn giành giật,
Trang 20chiếm đoạt những gì đứa con riêng xứng đáng được hưởng và vì thế nên tự dẫn mình đến kết cục bi thảm như: Bị chết, bị biến thành loài vật, ngược lại những
đứa con riêng tốt bụng, nhận phần thiệt thòi ban đầu, bị chèn ép, bóc lột ban
đầu, cuối cùng được bù đắp một kết cục có hậu trọn vẹn
Tóm lại: Tiến hành khảo sát 25 truyện cổ tích thuộc kiểu truyện người con riêng, chúng tôi nhận thấy: Đây là một kiểu truyện khá tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, nó xuất hiện trong rất nhiều truyện cổ tích của các dân tộc Là sản phẩm tất yếu của những biến động kinh tế và xã hội, kiểu truyện thường đi vào mô tả số phận của người con riêng - thành viên yếu thế trong gia đình và phản ánh nhưng xung đột gay gắt giữa người con riêng với các nhân vật đối lập (dì ghẻ, con của dì ghẻ) Điều này cho thấy giá trị hiện thực và ý nghĩa xã hội của kiểu truyện ẩn chứa sau mỗi câu chuyện là sự cảm thông, bênh vực của tác giả dân gian đối với những số phận thiệt thòi, đau khổ như người con riêng Đồng thời, việc lên án, tố cáo những kẻ có quyền lực như người dì ghẻ đã cho thấy sự phản kháng mãnh liệt của người lao động đối với những bất công trong gia đình giai đoạn này
Trang 21Chương 2 Khảo sát các môtíp đặc trưng của kiểu truyện người con riêng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là: “hệ thống sự kiện cụ
thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành một
bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [8]
Trong truyện cổ dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng, cốt
truyện giữ vai trò đặc biệt quan trọng Có thể nói: “Sự hấp dẫn của cốt truyện
đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân tác phẩm trong không gian và thời gian Chức năng của cốt truyện phản ánh hiện thực xã hội bằng hình tượng nghệ thuật nhưng theo đặc trưng riêng của Folklore” [14]
Cốt truyện của truyện cổ tích nhằm diễn tả cuộc đời, sự phát triển hành
động của nhân vật chính, qua đó phản ánh quan điểm tư tưởng và thẩm mỹ
của nhân dân lao động đối với hiện thực xã hội Song, “cốt truyện là sự đan
dệt hàng loạt những môtíp quen thuộc theo một hệ thống nhất định” [Dẫn theo
22], “Cốt truyện trước hết là tập hợp các dãy môtíp” [Dẫn theo 22], “môtíp
được xem như là hạt nhân của cốt truỵên”[dẫn theo 28], môtíp phát triển
thành cốt truyện Vì vậy, muốn hiểu được nhân vật của kiểu truyện người con riêng, hiểu được quan điểm tư tưởng và thẩm mỹ gửi gắm trong mỗi câu chuyện, chúng tôi đi khảo sát các môtíp đặc trưng
Trong các truyện cổ tích nói chung và kiểu truyện người con riêng nói riêng, mỗi môtíp mang một nội dung nhất định và đảm nhận những chức năng nhất định Nhưng đều thể hiện được tư duy nghệ thuật, lí tưởng đạo đức, thẩm
mỹ của người xưa Qua khảo sát kiểu truyện, chúng tôi đã tìm thấy các môtíp
Trang 22đặc trưng: Môtíp con người riêng bị hành hạ bạc đãi, môtíp con người riêng
bị bức hại, môtíp con người riêng báo thù Ngoài ra còn có hai môtíp khá
độc đáo là: môtíp thử hài, môtíp miếng trầu Với việc tìm hiểu các môtíp đặc
trưng của kiểu truyện người con riêng sẽ thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và quan điểm thẩm mỹ của dân gian xưa
2.1 Môtíp người con riêng bị hành hạ bạc đãi
Khi công xã thị tộc tan rã thì cùng với sự xuất hiện giai cấp trong xã hội loài người là sự xuất hiện những gia đình nhỏ Gia đình có tính chất phụ quyềnvới chế độ tư hữu là tế bào của xã hội phong kiến, với sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, với việc người bóc lột người Người bóc lột người không những chỉ là hiện thực chủ yếu của xã hội phong kiến mà còn là một trong những hiện thực của gia đình phong kiến Xét cho cùng thì những mâu thuẫn trong gia đình cũng chỉ phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội dưới một hình thức khác, với một khuôn khổ khác
Kiểu truyện người con riêng cũng xuất phát từ cơ sở hình thành xã hội
và kinh tế đó Chế độ phụ quyền được xác lập thay thế cho chế độ mẫu quyền, xã hội có giai cấp thay thế cho xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã tạo ra nhiều xung đột và xung đột dì ghẻ - con chồng là một hiện tượng đặc hữu và tiêu biểu của chế độ đó, của xã hội đó Khi người mẹ đẻ mất đi, người cha lấy vợ
lẽ, người cha hoặc độc ác, hoặc nhu nhược, hoặc sau đó cũng qua đời thì dì ghẻ giữ quyền quyết định tối cao trong gia đình Khảo sát 25 truyện cổ tích thần kì của các dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có 25/25 truyện (100%) đều xuất hiện hình ảnh mụ dì ghẻ độc ác, nham hiểm, tìm mọi cách
đày đoạ con riêng của chồng, hòng nắm mọi quyền hành, tước đoạt mọi quyền lợi của người con riêng
Trang 23Trong số 25 truyện chúng tôi khảo sát chỉ có 5 truyện: Người dì ghẻ
độc ác (Dân tộc Dao), Ba anh em (Dân tộc Ca Tu), Người dì ghẻ ác nghiệt hay là sự tích con dế (Dân tộc Kinh) và Mẹ kế con chồng (Dân tộc Tày
Nùng), Con ông, con tôi (Dân tộc Cao Lan), người con riêng là con trai
(chiếm 20%) Với số lượng người con riêng là con trai được thể hiện ít trong kiểu truyện, điều này có thể được hiểu trước hết dựa theo cơ sở xã hội, đây là xã hội phụ quyền nên ít nhiều vai trò của người con trai (con riêng) vẫn được khẳng định Do đó muốn đẩy mâu thuẫn, xung đột lên cao, tác giả dân gian phải dành một dụng công nghệ thuật lớn, với cốt truyện phức tạp, tình tiết đa dạng (điều này sẽ khó thực hiện với một tác phẩm dân gian - truyền miệng) Hơn nữa, người con gái nhỏ trong gia đình phụ quyền (nhất là người con riêng
mồ côi) ít có vai trò, vị thế trong gia đình, do đó sẽ dễ tạo ra được xung đột, mâu thuẫn
Trong kiểu truyện người con riêng, việc mẹ con dì ghẻ ghen tức về nhan
sắc với người con riêng có thể thấy trong 10 truyện (chiếm 40%) như: Con
ông con tôi (Dân tộc Cao Lan) Tuagia Tuanhi (Dân tộc Tày), Gầu Nà (Dân
tộc H’Mông), Hai chị em Vùi là Lu (Dân tộc Lô Lô), ó ché và Hùm Tinh (Dân tộc Nùng), Tấm Cám (Dân tộc Kinh) , ghen tức về địa vị (chị trở thành
vợ hoàng tử, trở thành hoàng hậu hay anh được cha truyền ngôi) gồm 12
truyện (chiếm 48%) như: Truyện Saogia Saonhi (Dân tộc Tày), Sự tích nhện
nước (Dân tộc Dao), Gầu Nả (Dân tộc H’Mông), Tấm Cám (Dân tộc Kinh);
ghen tức về của cải, tài sản gồm 4 truyện (chiếm 16%) như truyện Mụ phù
thuỷ và hai cô gái (Dân tộc H’Mông), Mẹ kế con chồng (Dân tộc
TàyNùng)
Trong mỗi truyện, sự ghen tức của mẹ con dì ghẻ có thể biểu hiện ở một khía cạnh là nhan sắc, địa vị, hay tài sản, nhưng cũng có thể ở cả hai hoặc ba khía cạnh: nhan sắc, địa vị, tài sản Chính vì mâu thuẫn giữa quyền lợi và
Trang 24không (ít) quyền lợi, giữa địa vị và không địa vị đã khiến cho dì ghẻ thẳng tay hành hạ bạc đãi con riêng nhằm đạt được mục đích đặt ra của mình Khảo
sát kiểu truyện người con riêng chúng tôi nhận thấy người con riêng bị hành
hạ bạc đãi là một môtíp đặc trưng
Người con riêng ngoan hiền, chăm chỉ, tốt bụng Song luôn luôn bị thiệt thòi và bất hạnh Sự bất hạnh đó được thể hiện ngay trong cách đối xử của người dì ghẻ với con riêng Nếu như dì ghẻ và con của dì ghẻ dư thừa, no
đủ về vật chất, được ăn ngon mặc đẹp, được nhàn hạ tấm thân thì người con
riêng lại trái ngược hoàn toàn, phải làm việc quần quật suốt ngày, “ăn uống
lại toàn cơm thừa canh cặn, mà cũng không được ăn no”, “ngủ dưới gầm nhà sàn, chỗ trâu bò ở” (Truyện Tuagia - Tuanhi) “Vùi không những không được chiều chuộng mà còn phải làm lụng rất khổ cực Bao nhiêu công việc trong nhà, từ bếp núc củi lửa đến chăm nom lợn, gà, cũng như những công việc đồng
áng như trồng ngô, chăn bò, kiếm củi, lấy nước, đều trút lên đôi vai bé Vùi
mồ côi mẹ” (Hai chị em Vùi và Lu) “Khi Tiu lên chín, lên mười, mụ dì ghẻ bắt Tiu phải đi ra suối gánh nước, phải vào rừng lấy củi”, “Việc thì làm vất vả quần quật, em không có lúc nào được nghỉ ngơi, luôn luôn phải mặc áo rách,
ăn đói, ngày càng gầy đét xanh xao mà lại luôn luôn bị chửi mắng, bị đánh
đòn” (Cô gái có lòng thảo) Những cô Tuagia, Cô Vùi, cô Mùi Mụi, cô ý
Ưởi là những hình tượng tiêu biểu và tập trung của đứa trẻ mồ côi bị dì ghẻ
áp bức bách hại Những truyện cổ tích về kiểu truyện người con riêng đã nhấn mạnh vào một vấn đề quan trọng và chưa hề được giải quyết của gia đình ngày trước Trong xã hội cũ, trong gia đình cũ, đứa trẻ mồi côi, con riêng là một trong những kẻ đau khổ nhất Có lẽ người xưa cảm thấy rằng nếu số mệnh của mọi người chìm nổi khó lường thì số mệnh của đứa con riêng lại càng đầy sóng gió, lại càng mờ mịt Tác phẩm văn học của nhân dân muốn đặt ra số mệnh đứa con riêng và giải quyết nó theo quan điểm của nhân Vì vậy chủ đề
Trang 25dì ghẻ - con chồng là chủ đề chính và môtíp người con riêng bị hành hạ bạc
đãi là một môtíp đặc trưng
Dì ghẻ là người có quyền lực trong gia đình, hơn nữa lại tham lam, độc
ác và xảo quyệt, đứng trước những người con riêng xinh đẹp, nết na hơn con mình được nhiều người yêu qúi thì mụ dì ghẻ căm phẫn và quyết tâm làm hại
bằng được để cho hả dạ, để thực hiện được mưu đồ của mình “Thấy Tuagia
đẹp hơn con mình, mụ ghét cay ghét đắng và bắt Tuagia làm việc suốt ngày Ngoài ra, mụ còn tìm mọi cớ để hành hạ Tuagia cho hả dạ” ”Vì Tuagia đẹp
đẽ hiền hậu nên nhiều người đến hỏi nàng làm vợ Nhưng mụ dì ghẻ không nhận lời một ai, vì mụ không muốn Tuagia lấy chồng trước Tuanhi” (truyện Tuagia - Tuanhi); “Còn Gơ liu thì vừa đẹp người lại vừa đẹp nết làng trên bản dưới ai cũng yêu mến” (truyện Gơliu - Gơlát) Hành hạ về thể xác, bắt
làm lụng vất vả, cực nhọc để cho xấu đi hoặc ốm yếu mà chết đó là mưu đồ của dì ghẻ Qua 25 truyện khảo sát, chúng tôi thấy có 17 truyện người con riêng bị hành hạ bạc đãi về mặt thể chất (chiếm 68%), chiếm số lượng nhiều
Điều này thể hiện được nỗi nhọc nhằn, cay cực của người con riêng, đồng thời thấy được bản chất xấu xa, bạc ác của dì ghẻ
Bên cạnh đó, có một số truyện dì ghẻ tuy chưa trực tiếp hành hạ, dày vò
về thể xác song thể hiện thái độ ghen ghét ngấm ngầm và đẩy người con riêng vào rừng sâu hoặc khiến con riêng phải tự bỏ nhà ra đi, sau đó bằng những hành động tàn bạo tước đoạt cuộc sống của họ (vấn đề này lại thuộc môtíp
khác, một mức độ cao hơn đó là môtíp người con riêng bị bức hại mà chúng
tôi sẽ tìm hiểu sau)
Không dừng lại nỗi khổ bị đày đoạ về thể chất, bị biến thành kẻ hầu người hạ phục vụ cho mẹ con dì ghẻ, mà người con riêng còn bị hành hạ, bị rơi vào hố sâu của nỗi đau đớn về tinh thần Những đứa trẻ với tâm hồn mỏng manh, yếu đuối sớm phải lìa xa người mẹ, mất đi chỗ dựa về tinh thần, mất đi
Trang 26vòng tay chở che, yêu thương của mẹ, tưởng rằng sẽ có được hạnh phúc mới,
sự bao bọc mới bên người bố và dì kế Song không phải vậy, người bố hoặc nhu nhược nghe vợ mới hoặc độc ác, ruồng rẫy, hành hạ thậm chí còn tiếp tay cho dì ghẻ giết chết đứa con của mình Vì thế người con riêng, mồ côi, cô đơn, lạc lõng ngay chính giữa mái ấm gia đình mình
Người con riêng lớn lên xinh đẹp, đảm đang, tháo vát được nhiều người yêu mến, những tưởng hạnh phúc từ đây sẽ được xây đắp, vun trồng song vì lòng tị hiềm, ghen tức dì ghẻ cũng không để yên, không cho người con riêng
hưởng hạnh phúc chính đáng Đó là số phận của Vùi trong truyện Hai chị
emVùi và Lu: “Thấy Vùi càng ngày càng xinh đẹp, bà dì ghẻ lại ghen với sắc
đẹp của vùi Bà sợ rằng vùi đẹp hơn con bà , nếu ai đến hỏi vợ có khi chỉ lấy Vùi chứ chắc gì đã lấy con bà Cứ để nó như vậy con bà sẽ khó mà lấy được chồng ” Là cô Inh trong Inh và ính, mặc dù ăn mặc bình dị song hiện lên
với bộ mặt cân đối, đôi mắt dịu dàng đã thu hút sự chú ý của người nhà trời và
được họ chọn làm vợ, điều đó khiến “Nhìn sắc đẹp của Inh mụ dì ghẻ càng
lồng lộn ghen tuông” Nàng Tuagia trong truyện Tuagia Tuanhi cũng vậy:
“Vì Tuagia đẹp đẽ hiền hậu nên nhiều người đến hỏi nàng làm vợ Nhưng mụ
dì ghẻ không nhận lời ai, vì mụ không muốn Tuagia lấy chồng trước Tuanhi”
Chính vì nhận thức được sự thua kém về sắc đẹp, tài năng và phẩm chất đạo
đức mà mẹ con dì ghẻ đã quyết tâm tước đoạt đi hạnh phúc chính đáng của người con riêng, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình Người con riêng nhỏ
bé, yếu đuối chấp nhận sự an phận trong cuộc sống gia đình, thể hiện sự bất lực trước sự áp bức của dì ghẻ và luôn giải toả nỗi đau đớn bằng nước mắt Bằng trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo độc đáo, tác giả dân gian đã không để người con riêng cô đơn, lạc lõng bằng cách tạo ra những người bạn
tinh thần như: con cá bống (Truyện Tấm Cám), Hùm Tinh trong truyện ò ché
và Hùm Tinh; con gà trong truyện Saogia - Saonhi, Sự tích nhện nước
Trang 27Tuagia Tuanhi; con bò trong truyện Gầu Nà (Con bò là sự hoá thân của người
mẹ) Những con vật này như người bạn tâm tình, giúp cho người con riêng vượt qua nỗi đau về tinh thần Thế nhưng với tâm địa độc ác, mẹ con dì ghẻ lại tiếp tục đoạt nốt hạnh phúc giản đơn nhỏ bé của con riêng Trước sự áp bức của mẹ con dì ghẻ, tác giả dân gian thể hiện sự xót xa, đau đớn về tinh thần của người con riêng Dường như, dân gian đang rơi vào sự bế tắc, không lối thoát nào khác bằng sự chịu đựng
Những điều tưởng như, dường như ấy lại không phải vậy, ẩn sau vẻ chịu
đựng, sự im lặng trong tâm hồn người con riêng còn sáng lên niềm tin, khát khao về cuộc sống tốt đẹp, một cuộc sống của tình yêu và hạnh phúc Mùa xuân ở nước ta, nhất là tháng giêng, là mùa hội hè đình đám Hội mùa xuân trai gái gặp gỡ vui chơi tự do, lễ giáo của chế độ phong kiến dầu khắc nghiệt cũng không thể đi ngược lại phong tục hồn hậu của nhân dân Là một con người, nhất là một người bị đày đoạ, hành hạ, bạc đãi, sống trong sự thiếu thốn tình cảm, người con riêng cũng cảm nhận được cái rộn rã, vui say của ngày hội, cũng khao khát được hoà mình trong niềm vui, hạnh phúc ngày hội Tác giả dân gian đã diễn tả được cái náo nức của cảnh vật cũng như náo nức
của lòng người: “Năm cũ qua đi ,xuân mới đã về Hội xuân náo nức lòng
người xóm bản Ai cũng mặc quần áo đẹp nhất đi dự hội Năm nào ngày hội cũng như vườn hoa tươi thắm vì trang phục lộng lẫy của các thiếu nữ Năm
ấy, hội còn vui hơn vì có tin trời sẽ xuống chơi hội với người mặt đất ”
(Truyện Inh và ính) Ngày hội không chỉ đem đến tinh thần nhẹ nhõm, thoải
mái mà còn là nơi bắc những nhịp cầu giao duyên, nhịp cầu hạnh phúc Người con riêng cũng giống bao người mong muốn có được hạnh phúc thực sự, hạnh phúc chân chính trong cuộc đời mình.Song dì ghẻ lại tiếp tục tước đi khát khao, hi vọng ấy Bằng hành động gian xảo mụ đã tạo ra lí do để bắt người
con riêng phải ở nhà ở truyện Tuagia Tuanhi: “ Mụ liền đem trộn liền hai
Trang 28thúng vừng và gạo với nhau, bắt Tuagia chọn hai thứ đó riêng ra, xong rồi mới được đi dự hội” Với truyện Gầu Nà “Mụ để ở nhà cho Gầu Nà một thùng
đậu lẫn với gạo, bắt Nà phải nhặt hết mới được đi”, “Riêng Mùi Mụi phải ở nhà nhặt hạt kê đen trộn lẫn với đậu, với tro mà mụ mẹ kế đã đổ nháo nhào với nhau ” (Truyện Sự tích nhện nước) Đối với nàng Sao gia, để bắt con
riêng ở nhà mụ dì ghẻ lần thứ nhất bắt “lên núi cắt một gánh cỏ non về nhà
cho trâu ăn rồi mới đi hội”, lần thứ hai “Mụ trộn gạo với vừng rồi bảo Sao gia nhặt riêng gạo, riêng vừng xong mới được đi” (Truyện Saogia Saonhi)
Truyện Tấm Cám “Đến ngày hội, mẹ Cám lấy một đấu thóc trộn lẫn vào
thúng gạo bắt Tấm nhặt xong rồi mới được đi”
Như vậy qua khảo sát “kiểu truyện người con riêng” qua môtíp “người
con riêng bị hành hạ bạc đãi” đã cho thấy sự độc ác, tàn nhẫn của mụ dì
ghẻ Không chỉ đày đoạ về thể xác mà còn dày vò về tinh thần, đẩy người con riêng rơi vào sự cô đơn , lạc lõng, không có tình thương, không có hạnh phúc Tước đoạt mọi ước muốn, khát khao, hi vọng dù chỉ là nhỏ nhất
Phản ánh sâu sắc sự hành hạ bạc đãi của dì ghẻ với con chồng và coi nó
là sự tồn tại hiển nhiên và bất biến của những thế lực có quyền hành trong xã hội có giai cấp, tác giả dân gian không chỉ nói lên hoàn cảnh, số phận hẩm hiu
bi đát của người con riêng - thành viên “thấp cổ bé họng” trong xã hội phụ
quyền, mà còn nêu lên một nghịch lý bất công trong thực tế cuộc sống của những con người càng hiền lành bao nhiêu càng bị vùi dập bấy nhiêu Khi tìm hiểu kiểu truyện người con riêng, nếu cho rằng chủ đề của các truyện người con riêng chỉ là, hoặc chủ yếu chỉ là xung đột dì ghẻ - con chồng thì sẽ không thể lí giải được sự phát triển hợp lí của cốt truyện, sự nhất quán và hài hoà về nội dung và hình thức tác phẩm ở kiểu truyện người con riêng, khi người mẹ
đẻ qua đời, bố lấy vợ mới thì vợ mới hoặc cũng có con riêng hoặc sau đó có thêm con (cùng cha khác mẹ), từ đây đã có thêm một mối quan hệ mới và trực
Trang 29tiếp làm đảo lộn quan hệ gia đình cũng như quan hệ giữa con riêng của chồng với con riêng của vợ, con riêng của chồng với con chung của chồng và vợ mới Nếu xem nhẹ hoặc bỏ qua xung đột giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hay nói một cách chung nhất là xem nhẹ hay bỏ qua xung đột giữa những người cùng thế hệ sẽ làm đơn giản hoá chủ đề và nội dung của tác phẩm Khi khảo sát kiểu truyện người con riêng trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam chúng tôi thấy rằng sự đối lập giữa những đứa con là hoàn toàn và liên tục từ đầu chí cuối, là xung đột trực tiếp và quyết liệt
Tuy nhiên, ở môtíp người con riêng bị hành hạ bạc đãi, chúng tôi chỉ
khai thác hành động, xung đột ở mức độ thấp giữa truyện người con riêng và con đẻ Điểm qua một số truyện để thấy được mối quan hệ giữa chị - em, anh -
em cùng cha khác mẹ, thấy sự hành hạ bạc đãi của người em với chị, anh (con
riêng) Trong truyện Tấm Cám mở đầu bằng việc mụ dì ghẻ sai hai con ra bắt tép ai đầy giỏ thì được thưởng “yếm đỏ” Khách quan và công bằng thì lúc này
chưa xuất hiện sự thiên vị bất công hay âm mưu độc ác nào cả Sau đó, kẻ đã
lừa dối và cướp công Tấm, bảo Tấm “hụp cho sâu” và trút sạch giỏ tép của
Tấm là Cám Cám hoàn toàn tự ý và chủ động, không hề có sự đắn đo, sai khiến nào của mẹ nó Như vậy đã bắt đầu xuất hiện lòng tham, sự ích kỉ ở Cám, tước đi phần thưởng của Tấm Tiếp theo, chính Cám đã rình mò, theo
dõi việc “nuôi cá bống” của Tấm và báo cho mụ dì ghẻ biết Cùng với mẹ,
Cám đã đày đoạ Tấm cả về thể xác lẫn tinh thần và chính Cám đã năm lần bảy lượt giết hại Tấm, trực tiếp nhúng tay vào tội ác, liên tục tấn công, truy đuổi, hãm hại và cướp đoạt quyền lợi của Tấm, càng về sau càng quyết liệt, dã man (ở môtíp người con riêng bị bức hại, chúng tôi sẽ nói kĩ hơn về những hành
động trực tiếp dã man của Cám) Nếu trước kia, mọi công việc hai chị em thay
phiên nhau làm thì nay “ính được mẹ bênh sinh ra lười, chỉ quanh quẩn ở nhà
với mẹ, không động chân, động tay” “Mẹ con ính làm chủ gia đình, còn ính
Trang 30càng lên mặt với chị ” (Truyện Inh và ính) “Thấy mẹ hay mắng chửi Gồng Nao, Gồng Sinh cũng thường gắt chị và luôn luôn gây sự cãi nhau với chị”
(Truyện Gồng Nao và Trâu đầu đàn) Với truyện Mẹ kế con chồng, Sừ Hung
và mẹ đối xử với Hàn Hung một cách tệ bạc “Coi Hàn Hung như một cái gai
mặc dầu Hàn Hung không làm gì trái ý của hai mẹ con mụ kế”, mẹ con Sừ
Hung chiếm đoạt của cải của Hàn Hung chỉ để cho Hàn Hung “dăm đám
ruộng cằn và một con trâu già gầy gò yếu ớt”, “ Lúc nhà vua còn sống mẹ con
Sừ Hung đối xử với Hàn Hung chẳng ra gì Sau khi nhà vua chết, mẹ con Sử
Hung càng đối xử tệ với Hàn Hung và “coi Hàn Hung không ra một con người
nữa” Như vậy, với lòng đố kị, sự ghen ghét, từng bước từng bước một những
Cám, Inh, Gồng sinh, Tuanhi, Sừ Hung đã cùng với mẹ tạo thành một lực lượng đối lập, thù địch để hành hạ, bạc đãi người con riêng
Môtíp người con riêng bị hành hạ bạc đãi được thể hiện rõ nét qua
xung đột mẹ ghẻ - con chồng, qua xung đột chị em gái cùng cha khác mẹ, anh
em trai cùng cha khác mẹ Qua những xung đột này đã dựng lên được bức tranh hiện thực xã hội rộng lớn, đã phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa thế lực áp bức (mẹ con dì ghẻ) và kẻ bị áp bức (người con riêng) Và đằng sau tấm màn cuộc đời bất hạnh của thân phận người con riêng là tiếng nói cảm thông sâu sắc của tác giả dân gian,là ước mơ cháy bỏng của nhân dân về một cuộc sống tươi sáng hơn
2.2 Môtíp người con riêng bị bức hại
Những người mẹ kế trong truyện là những kẻ táng tận lương tâm Khi người con riêng còn sống chung dưới một mái nhà, đã phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ do chính những người mẹ kế gây ra, thái độ thù địch càng quyết liệt hơn, khi người con riêng vượt ra khỏi vòng kiềm toả của mụ đó là họ được kết hôn, hoặc đã tự lập được cuộc sống
Trang 31Việc người con riêng lấy được những người chồng có địa vị cao (vua, hoàng tử ) đẹp trai, tài giỏi và hưởng một cuộc sống giàu sang phú quí hay người con riêng đạt được danh thơm vang lừng khắp nước, đã khiến cho mẹ con mụ dì ghẻ vô cùng căm tức và tìm đủ mọi cách để bức hại đứa con chồng Nếu như ở môtíp đầu tiên chúng ta thấy sự bóc lột áp bức được biểu hiện dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh Đó là sự tước đoạt từ vật chất đến tinh thần, từ thể xác đến tâm hồn Song là sự đày đoạ, dày vò của dì ghẻ không chỉ dừng lại ở mức độ thấp mà còn tăng tiến các cấp bậc các mức độ và cao nhất đó là hành động tàn bạo hãm hại bằng mọi mưu kế gian xảo tước đi sự sống của người con riêng Sự bức hại này đã tạo nên môtíp thứ hai của kiểu truyện
người con riêng môtíp người con riêng bị bức hại
Khảo sát 25 truyện, chúng tôi thấy có hai truyện (8%) mụ dì ghẻ không trực tiếp giết hại người con riêng song mượn tay người chồng đẩy con riêng
vào nơi rừng thiêng nước độc, không một bóng người (Truyện Gầu Nà, Mụ
phù thuỷ và hai cô gái) với mong muốn “vào rừng sâu để hổ, báo ăn thịt cho hết tức tối”, đó là biện pháp tuyệt đường sinh sống của con riêng đẩy đến con
đường cùng đó là cái chết
Có một truyện Mẹ kế con chồng (4%) mẹ con dì ghẻ với âm mưu xảo
quyệt, dùng lời ngon ngọt dụ dỗ Hàn Hung về sống cùng để dễ bề trừ khử nhưng không thành Vẫn nuôi trong lòng ý định giết hại con riêng, mẹ con Sừ Hung đã đánh vào lòng hiếu nghĩa của Hàn Hùng và đã đẩy Hàn Hung xuống
giếng sâu và khiến chàng “không bao giờ lên khỏi đây được nữa” Đây là sự
bức hại ở một kiếp người tức là đẩy Hàn Hung đến cái chết là kết thúc sự bức hại Song qua các truyện khảo sát chúng tôi nhận thấy: Mẹ con dì ghẻ bàn mưu tính kế đẩy người con riêng đến cái chết một cách nhanh chóng và sự hãm hại, đày đoạ kết hợp thành một chuỗi, thành sợi dây hành động độc ác liên tiếp Khi người con riêng bị chết biến thành một sinh linh khác thì mẹ con